SKKN: Biện pháp quản lí của gia đình – Nhà trường – xã hội nhằm tăng cường giáo dục đạo đức học sinh
lượt xem 21
download
Thực hiện lời dạy của Bác, đường lối đổi mới của Đảng mục tiêu giáo dục của nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. Vì vậy việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh là vấn đề mang tính thời sự trong giai đoạn hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo bài SKKN về giáo dục đạo đức học sinh này nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Biện pháp quản lí của gia đình – Nhà trường – xã hội nhằm tăng cường giáo dục đạo đức học sinh
- Biện pháp quản lí của gia đình – Nhà trường – xã hội nhằm tăng cường giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông Dương Quảng Hàm 1
- 1. Lý do chọn đề tài: Nền giáo dục Việt Nam từ rất xa xa, ông cha ta đã đề cao và coi trọng giáo dục đạo đức “Tiên học lễ, hậu học văn”. Ngày nay Đảng ta đã quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, mục tiêu của giáo dục là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc’. Chủ tịch Hồ Chí Minh- Người anh hùng giải phóng dân tộc- Danh nhân văn hoá thế giới - Nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc ta, thời đại ta, lúc sinh thời cũng rất coi trọng việc giáo dục toàn diện. Người chỉ rõ:“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Đó là những con người có lí tưởng cách mạng vững vàng, đạo đức trong sáng, có kiến thức văn hoá, khoa học kĩ thuật và kĩ năng lao động, có sức khoẻ, có ý chí vươn đến cái chân, thiện, mỹ. Bác xem đạo đức là cái gốc để nên người, làm người: “Cũng như sông, có nguồn mới có nước, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến đâu cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Trước lúc đi xa Người còn căn dặn Đảng ta: Cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành những người kế thừa chủ nghĩa xã hội vừa“ hồng” vừa “chuyên”. Thực hiện lời dạy của Bác, đường lối đổi mới của Đảng mục tiêu giáo dục của nhà nư- ớc nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nhiệp hoá- Hiện đại hoá, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xó hội. Vì vậy việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh là vấn đề mang tính thời sự trong giai đoạn hiện nay. Đạo đức là tổng hợp các qui tắc xử sự giữa con người với con người, cho dù ở giai đoạn nào của lịch sử thì nét chung của đạo đức vẫn là hướng đến cái thiện chống lại cái ác, hướng đến những quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng. Giáo dục đạo đức là trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng trọng trách ấy lại đặt lên vai các nhà trường, đặc biệt là trường trung học phổ thụng. Trường trung học phổ thông phải biết gắn liền việc “dạy chữ” và “ dạy người”. 2
- Hiện nay trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập giao lưu, hợp tác quốc tế chúng ta đã tận dụng được trình độ khoa học - kĩ thuật và công nghệ để tiến hành xây dựng đất nước. Bên cạnh những thuận lợi ấy thì nguy cơ diễn biến hoà bình, nguy cơ làm băng hoại đạo đức, mờ nhạt lí tưởng trong học sinh, những tệ nạn xã hội, lối sống thực dụng, chỉ thích hưởng thụ đang tác động vào nhà trường, làm cho một bộ phận học sinh sa vào lối sống trụy lạc, thiếu văn hoá, hư hỏng, phạm pháp. Thực tế công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông hiện nay ở Hưng Yên tuy đã đạt được một số tiến bộ đáng kể, từng bước khắc phục tình trạng thiên về “Dạy chữ”, xem nhẹ “Dạy người”, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng giáo dục đạo đức ở các trường trung học phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Vì vậy hơn bao giờ hết, nhận thức và hành động của việc giáo dục đạo đức cho học sinh phải chiếm vị trí hàng đầu trong công tác giáo dục, đặc biệt là bậc trung học phổ thụng, giai đoạn cuối vị thành niên chuẩn bị cho các em bước vào Đại học, cao đẳng hay đi vào cuộc sống. Để đảm bảo hiệu quả của nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh, yếu tố then chốt là phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm giáo dục đạo đức học sinh Từ những lí luận và thực tiễn đã khái quát trên tôi chọn đề tài: “Biện phỏp quản lí của gia đỡnh – Nhà trường – xó hội nhằm tăng cường giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông Dương Quảng Hàm’’ 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thụng Dương Quảng Hàm tỉnh Hưng Yên, đề xuất các biện pháp phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3.1. Khách thể nghiên cứu : Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông 3.2. Đối Tượng nghiên cứu : Biện pháp phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thụng 4. Giả thuyết khoa học : 3
- Nếu xây dựng được biện pháp phối hợp các lực lượng giáo dục đối với công tác giáo dục đạo đức trong tình hình hiện, thì chất lượng, hiệu quả, giáo dục toàn diện trong nhà trường sẽ được nâng cao. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông . 5.2. Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thụng Dương Quảng Hàm 5.3. Đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông Dương Quảng Hàm 6. Phương pháp nghiên cứu : 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết : Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá các tài liệu có liên quan đến đề tài. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn : Phương pháp phỏng vấn, điều tra nhằm thu thập thông tin; đánh giá thực trạng đạo đức học sinh trung học phổ thông ở địa bàn nghiên cứu 6.3. Nhóm các phương pháp bổ trợ: thống kê. 7. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu, các biện pháp phối hợp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh, trung học phổ thông Dương Quảng Hàm tỉnh Hưng Yên trong thời kì đổi mới. 4
- Chương 1 cơ sở lí luận của việc xác lập các biện pháp QUẢN Lí NHẰM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở trường TRUNG HỌC PHỔ THễNG 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Đạo đức là một hình thái ý thức xó hội, được hình thành, phát triển cùng với lịch sử xó hội loài người và luôn được mọi tầng lớp, mọi giai cấp, mọi thời đại quan tâm. ở Việt Nam từ khi có Đảng Cộng sản ra đời, Đảng, Bác Hồ thường xuyên quan tâm đến vấn đề đạo đức, đó là đạo đức cách mạng, đạo đức xó hội chủ nghĩa, là “Cần- kiệm- Liêm - Chính, chí công vô tư”, là “Nhân- Nghĩa -Trí- Dũng- Liêm”, Bác đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, nhằm giúp cho họ có được những phẩm chất và năng lực để kế tục sự nghiệp cách mạng. Nhìn thẳng vào sự thật chúng ta thấy rằng trong quá trình hội nhập quốc tế, trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, đạo đức, nhân cách của con người có nhiều biểu hiện thiếu lành mạnh, trong sáng, phần nào làm ảnh hưởng đến đạo đức xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta và Bác Hồ đã dày công vun đắp. Những biểu hiện tiêu cực thiếu văn hoá, mất đạo đức của một bộ phận trong cộng đồng dân cư, trong xã hội đã làm ảnh hưởng đến nhà trường đặc biệt là trường trung học phổ thụng . Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu những biện pháp phối hợp quản lớ công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thụng Dương Quảng Hàm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, một tỉnh giàu truyền thống cách mạng và có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế . 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài : Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý, tác giả tổng hợp và trình bày theo quan điểm của mình - Quản lí : Quản lí là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lí lên khách thể quản lí thông qua các cơ chế quản lí, nhằm sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực bên trong và bên ngoài, trong điều kiện môi trường luôn luôn có biến động, để cho hệ thống ổn định và vận động theo chiều hướng phát triển tích cực, đạt được những mục tiêu đề ra . 5
- - Quản lí giáo dục: Quản lí giáo dục là hoạt động quản lí điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội, nhằm thúc đẩy công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. - Quản lí nhà trường: Quản lí nhà trường thực chất là quản lớ của Hiệu trưởng trên tất cả các hoạt động diễn ra trên trường đó, như quản lí dạy - học, quản lí hoạt động giáo dục đạo đức, hoạt động giỏo dục ngoài giờ lên lớp, quản lớ hoạt động xó hội, đồng thời quản lí việc sử dụng cơ sở vật chất, kĩ thuật, tài chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của xã hội. Vậy quản lí nhà trường là quản lí quá trình “dạy chữ” và “dạy người ”, đưa hoạt động này ngày càng dần đến mục tiêu giáo dục của Đảng. - Đạo đức: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, chuẩn mực, nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi của con người trong mối quan hệ với nhau, quan hệ xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội . Đạo đức có ba chức năng cơ bản đó là: Nhận thức, giáo dục và điều chỉnh hành vi, trong đó chức năng điều chỉnh hành vi là quan trọng nhất. - Giáo dục đạo đức: Giáo dục đạo đức là quá trình tác động của con người giáo dục đến đối tượng được giáo dục, nhằm biến hệ thống các chuẩn mực đạo đức, từ đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân, thành những đòi hỏi bên trong, thành nhu cầu, niềm tin và thói quen của cá nhân đó - Cá nhân được giáo dục. Đó là quá trình hình thành những quan điểm cơ bản, những nguyên tắc chuẩn mực của xã hội, nhờ vậy mà con người có khả năng lựa chọn, đánh giá đúng đắn các hiện - tượng đạo đức trong cộng đồng cũng như tự đánh giá các hành vi của bản thân mình. Công tác giáo dục đạo đức góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách con người, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể. Trước đây nhiều người cho rằng khi kinh tế phát triển, xã hội văn minh thì các mối quan hệ xã hội sẽ tốt đẹp hơn, quan hệ giữa con người với con người mang tính nhân văn hơn. Thế nhưng ngày nay, khi xã hội 6
- phát triển, đời sống tương đối ổn định thì những dấu hiệu, suy thoái đạo đức lại xuất hiện ngày càng nhiều thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay có không ít những người không thống nhất giữa nhận thức và hành động, biết việc sai, việc phi đạo đức mà vẫn cứ làm, biết việc đúng, việc nghĩa nhưng vẫn không làm, tạo thành thói quen “Hành vi không hành động, kìm hãm sự phát triển của xã hội ” . . Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm nhiều tác động, của nhiều nhân tố khách quan, chủ quan, bên ngoài lẫn bên trong. Có thể nói rằng có bao nhiêu mối quan hệ ở trong nhà trường và xã hội mà học sinh tham gia, hoạt động, giao tiếp, thì có bấy nhiêu tác động giáo dục đạo đức. Những tác động này có thể thống nhất nhằm tăng cường, hỗ trợ cho nhau, tạo nên sức mạnh trong quá trình giáo dục, nhưng cũng có thể mâu thuẫn, làm vô hiệu hoá, suy yếu các kết quả tác động Ngày nay giáo dục đạo đức cho học sinh là đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, yêu quê hương, đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù, tiết kiệm, liêm khiết, công minh, chính trực. Đó là giáo dục truyền thống tốt đẹp của ông cha ta qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, giáo dục bản sắc văn hoá của các dân tộc Việt Nam . 1.3. hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông là hoạt động có ý nghĩa then chốt trong nhà trường: - Tầm quan trọng của trường trung học phổ thông trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục đạo đức cho học sinh là công việc của toàn xã hội, kết hợp chặt chẽ của ba lực lượng giáo dục, Song nhà trường vẫn là lực lượng quan trọng nhất. Bởi lực lượng giáo dục trong nhà trường là một đội ngũ thầy cô giáo đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, và giáo dục nhà trường luôn có tổ chức, có phương pháp, có chương trình, mục tiêu. Giáo dục đạo đức trong trường trung học phổ thông là một bộ phận quan trọng trong quá trình giáo dục tổng thể, có quan hệ biện chứng với các bộ phận : Đức-Trí-Thể-Mỹ và lao động, giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. - Một số đặc điểm tâm lí, nhân cách, hoạt động của học sinh trung học phổ thông + Về mặt thể lực và trí lực. Có thể nói đây là thời kì hoàn kim của quá trình phát triển thể lực và trí lực. Khả năng phân tích, tổng hợp, phán đoán và suy luận được nâng cao, thân hình phát triển, 7
- chuyển hoá cơ thể mạnh mẽ, sinh lực dồi dào, hiếu động chân tay, trong hoạt động thi đua luôn thể hiện tính ganh đua, thách đố, cùng với sự tự cao, ý thức hơi thái quá, nôn nóng, tạo ra sự bất kham. + Về mặt tính cách: Là thời kì của sự bộc lộ hết sức mạnh mẽ về tính cách, các trạng thái tâm lí rất không ổn định, dễ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác từ tích cực sang tiêu cực, yêu và ghét, vui vẻ và buồn chán luôn đan xen, thay đổi thất th- ường. + Về mặt phát triển ý thức đạo đức: Đây là giai đoạn các em đã có cảm nghĩ mình là người lớn vì vậy tính tự giác cũng đựơc nâng cao nhanh chóng luôn hướng về phía trước, về lẽ phải, có ý thức tìm kiếm cái cốt lõi của cuộc sống. í thức xã hội cũng đựơc thể hiện rõ nét, rất nhạy bén với những biến động xã hội, dám nghĩ dám làm, dám nói lên ý kiến và nhận định của bản thân, khao khát được mọi người đánh giá cao về mình, khả năng tự kiềm chế dần được nâng cao, nhưng vẫn còn dễ bị ảnh hưởng những tác động xấu của ngoại cảnh . + Về mặt tâm lí giới tính: Hiện tượng phát dục ở các em đã đưa đến những biến đổi về mặt sinh lí, dẫn đến những biến đổi về tâm lí, các em ý thức được sự khác biệt về giới tính và nảy sinh “tình cảm” trong quan hệ, ngưỡng mộ nhau trong giao tiếp. Qua những đặc điểm tâm lí, tính cách trên cho ta nhận thấy nếu chỉ có giáo dục từ một phía nhà trường, thì không thể quán xuyến hết toàn bộ cuộc sống, sinh hoạt và hoạt động của chủ thể đang trưởng thành, không thể loại trừ được các nhóm tự phát với những đặc tính lứa tuổi, mà cần có sự kết hợp giáo dục của nhiều lực lượng, tác động từ nhiều phía với những hoạt động đa dạng, nhằm thúc đẩy và phát huy được tính tích cực của thế hệ trẻ. dục tài năng và có tâm huyết, có tấm lũng nhõn ỏi, hiểu biết tõm lý học sinh, của thầy giỏo, xử lý tỡnh huống sư phạm có hiệu quả. - Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học phổ thông Mục tiêu chung: Điều 23 luật giáo dục nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản hình thành nhân cách con người Việt 8
- Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư, trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, bảo vệ Tổ quốc ”. Chương 2 Thực trạng công tác quản lí giáo dục đạo đức học sinh trường trung học phổ thông DƯƠNG QUẢNG HÀM 2.1. Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông Dương Quảng Hàm. Để hiểu được suy nghĩ của các em về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức tôi đó lấy ý kiến của 300 học sinh nhà trường, kết quả được thống kê như sau: Bảng 1: ý kiến của học sinh về sự cần thiết của giáo dục đạo đức ( 300 ý kiến) Vai trò của đạo đức trong học sinh Số ý kiến Tỷ lệ % Rất cần thiết 243 81 % Cần thiết 54 18 % Có cũng được không có cũng được 3 1% Không cần thiết 0 0% Qua bảng thống kê trên ta thấy phần lớn các em học sinh đều có nhu cầu được giáo dục đạo đức trong nhà trường, có đến 81% số học sinh cho rằng đạo đức là rất cần thiết, chỉ có 1% số học sinh trả lời có cũng được không cũng được. Có lẽ đây là những học sinh hư hoặc thiếu nhân cách. Bảng 2: Ý kiến xếp loại đạo đức theo tiờu chuẩn của học sinh ( 300 ý kiến) TT Tiờu chuẩn Số ý Tỷ lệ kiến 1 Quan hệ với những người xung quanh thông qua thái độ, hành 170 56,6% vi đạo đức 2 Vi phạm nội qui của nhà trườn, qui định của Đoàn, của lớp 93 31% 3 Vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hoá xó hội 37 12,4% 9
- Như vậy đa số học sinh cho rằng việc đánh giá đạo đức của con người, phải chú trọng đến mối quan hệ giữa những người trong gia đỡnh, thầy cụ giỏo, bạn bố, trong cộng đồng,..Trong quá trỡnh giao tiếp, giao lưu, con người phải thể hiện nếp sống văn minh, lịch sự, truyền thống tôn sư trọng đạo đó cú từ lõu của dõn tộc Việt Nam. Bảng 3: Nhận thức của học sinh về phẩm chất đạo đức cần được giáo dục trong nhà trường trung học phổ thông( Khảo sỏt 300 học sinh) Mức độ TT Nội dung phẩm chất Rất quan Quan Ít quan trọng trọng trọng 1 Tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ, có động cơ 204 85 11 học tập đúng đắn 2 Hiếu thảo với ụng bà, cha me, thầy cụ 215 77 8 3 Tinh thần vượt khó trong học tập 187 60 53 4 í thức kỉ luật 175 69 56 5 í thức bảo vệ của cụng 94 166 40 6 Tham gia các hoạt động tập thể, xó hội 123 159 18 7 Tham gia công tác từ thiện nhân đạo 82 134 84 8 Tính khiêm tốn khả năng kiềm chế 74 181 45 Trong các phẩm chất, đạo đức đó nờu, phần lớn các em đều cho rằng rất quan trọng. Như vậy các em học sinh có nhu cầu rất lớn trong quá trỡnh giáo dục đạo đức ở nhà trường. Trong những đức tính như: Siêng năng, cần cù, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thầy cô được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên những phẩm chất như bảo vệ của công, sẵn sàng tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xó hội, tham gia từ thiện nhõn đạo, tính khiêm tốn, khả năng tự kiềm chế thỡ học sinh ớt quan tõm. Để có thêm cơ sở kết luận về quan niệm đạo đức tôi tiếp tục điều tra và cú kết quả ở Bảng 4. Bảng 4: Thái độ của học sinh với các quan niệm về đạo đức( 300 ý kiến) Thái độ TT Các quan niệm về đạo đức Đồng ý Phõn Không 10
- võn đồng ý 1 Đạo đức con người là do mỗi con người tự quyết định 214 78 8 2 Đạo đức do gia đỡnh quyết định 210 83 7 3 Đạo đức do xó hội quyết định 209 84 7 4 Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền 182 27 91 5 Ai có thân người ấy lo 163 120 17 6 Thật thà là cha đứa dại 123 140 37 7 Cha mẹ sinh con trời sinh tớnh 116 59 125 8 Sống phải biết hưởng thụ 78 19 203 9 Thời buổi này tin ai được 49 70 181 10 Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy 50 60 190 11 Đạt được mục đích bằng mọi giá 21 60 219 12 Sống vỡ mỡnh bất cần đời 14 18 168 Qua phõn tớch tổng hợp 300 ý kiến của học sinh về các quan niệm đạo đức, tôi thấy rằng đa số học sinh có thái độ đồng tỡnh với cỏc quan điểm: Đạo đức con người là do cá nhân, do gia đỡnh và xó hội quyết định, phù hợp với nguyên lí giáo dục của Đảng: Giáo dục nhà trường, giáo dục gia đỡnh, giỏo dục xó hội và cú sự cố gắng của bản thõn. Tuy nhiờn vẫn cũn một bộ phận học sinh có quan điểm sai lệch. Đây là điều mà những người làm công tác giáo dục phải suy ngẫm. Để tỡm hiểu thực trạng về nhận thức và thỏi độ của học sinh trung học phổ thông về vai trũ, vị trí của phạm trù đạo đức và giáo dục đạo đức trong nhà trường, tôi tiến hành khảo sát và nhận được kết quả ở Bảng 5. Bảng 5: Ý kiến của học sinh về vị đạo đức và giáo dục đạo đức trong trường trung học phổ thụng Mức độ (% ) Rất Rất Đồng Không Phõn TT Vị trí đạo đức – Giáo dục đạo đức đồng không ý đồng ý võn ý đồng ý 1 Trong mỗi con người đạo đức quan trọng 26 30 12 19 13 11
- hơn tài năng Trong mỗi con người tài năng quan trọng 2 21 32 10 25 12 hơn đạo đức Trong mỗi con người phải coi trọng cả tài 3 64 36 0 0 0 lẫn đức Trong mỗi con người cần cố gắng học tập 4 32 46 0 14 8 để thành tài Trong mỗi con người cần cố gắng học tập 5 37 49 3 5 6 để có đạo đức Giáo dục đạo đức chỉ có trong môn học 21 6 29 26 9 15 công dân Giáo dục đạo đức có cả trong các mụn học 17 7 26 33 10 14 xó hội Giáo dục đạo đức là trách nhiệm của giáo 8 12 49 16 21 2 viên chủ nhiệm 5 9 Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của gia đỡnh 16 34 27 18 Giáo dục đạo đức không có trong các môn 10 25 27 13 16 19 khoa học tự nhiên. Giỏo dục đạo đức không có trong hoạt 11 7 18 42 29 4 động thể dục thể thao Giáo dục đạo đức không có trong hoạt động 12 14 19 21 26 20 tham quan du lịch Giáo dục đạo đức không có trong trong các 13 11 18 24 31 16 ngày lễ hội Giáo dục đạo đức không có trong sinh hoạt 14 0 3 56 41 0 Đoàn -hội Giáo dục đạo đức không phải là nhiệm vụ 15 0 0 58 42 0 chính của nhà trường 16 Giáo dục đạo đức không phải là trách 9 17 31 23 20 12
- nhiệm của giáo viên bộ môn Giáo dục đạo đức phải kết hợp giữa gia 17 47 53 0 0 0 đỡnh, nhà trường và xó hội Từ số liệu khảo sát thực trạng được thống kê ở bảng trên ta thấy: Có đến trên 50 % số học sinh cho rằng tài năng quan trọng hơn đạo đức. Có lẽ các em cho rằng trong nề kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xu hướng để cạnh tranh và phát triển, trong thời kỡ cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá đũi hỏi con người có tài năng để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. nhận thức ấy không sai nhưng chưa toàn diện, chưa đầy đủ. Cũng cú trờn 50 % ý kiến cho rằng giỏo dục đạo đức chỉ có trong môn giáo dục công dõn, khụng cú trong cỏc mụn học khoa học tự nhiờn. Chứng tỏ rằng trong quỏ trỡnh dạy học chỳng ta chưa chú ý đến việc “dạy chữ” và “dạy người”, chưa thực hiện tốt các chức năng của người làm công tác giáo dục, phải tạo ra một thế hệ công dân mới có đầy đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực và sức khoẻ để kế tục sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới. Một bộ phận khá lớn học sinh cho rằng việc giáo dục đạo đức không có trong các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch, trong các ngày lễ hội,…Các em không hiểu rằng trong các hoạt động xó hội ấy làm cho con người được giao lưu, học hỏi và hoàn thiện nhân cách. Thật đáng lo ngại cho một bộ phận học sinh cho rằng giáo dục đạo đức không phải là trách nhiệm của giáo viên bộ môn, mà chỉ là nhiệm vụ của gia đỡnh. Đây là một quan điểm quá sai lệch mà chúng ta cần chấn chỉnh, không những chấn chỉnh từ nhận thức của học sinh, mà chấn chỉnh ngay trong đội ngũ thầy cô giáo trong quá trỡnh dạy lồng ghộp ở bộ mụn của mỡnh. Trong quỏ trỡnh lồng ghộp để giáo dục đạo đức cho học sinh, trong các môn học cần được quan tâm bao nhiêu thỡ sẽ làm thay đổi nhận thức, những lệch lạc của học sinh nêu trên tốt bấy nhiêu. Đặc biệt có đến 3% các em cho rằng giáo dục đạo đức không có trong sinh hoạt Đoàn và Hội thanh niên. Những em này chưa thấy tác dụng của Đoàn- Hội trong quá trỡnh hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Đây là vấn đề chúng ta phải suy nghĩ, xem xét. 2.2. Thực trạng về hành vi đạo đức của học sinh trung học phổ thông 13
- Để biết thêm thông tin về hành vi đạo đức của học sinh tôi khảo sát 300 học sinh trong nhà trường và đó thu nhận được kết quả ở Bảng 6 Bảng 6. Thực trạng về hành vi đạo đức của học sinh Mức độ ( % ) Rất Thường Thỉnh Khụng Khụng TT Nội dung điều tra thường xuyên thoảng bao giờ trả lời xuyên 1 Đi học muộn 0 0.8 8.1 91.1 0 2 Trốn tiết vỡ lớ do khụng khụng chớnh 0 1.5 13.2 86.3 0 đáng 3 Hay núi chuyện trong giờ học 5.6 14.4 32.9 47.1 0 4 Quay cúp trong kiểm tra thi cử 1.2 20.7 58.8 19.3 0 5 Phản đối hành vi gian lận trong thi cử 0 0 0.5 86.5 13 6 Thực hiện nghiêm túc nội qui nhà trường 18.4 80.2 1.4 0 0 7 Bao che thói hư tật xấu của mỡnh, của 0 75.9 12.1 2.7 9.3 bạn 8 Sẵn sàng giúp đỡ bạn hết lũng 21.5 39.8 31.2 5.4 2.1 9 Nói tục chửi thề trước bạn bè 0.2 3.6 58.2 48.0 0 10 Lễ phộp với ụng bà cha mẹ, thầy cụ 57.3 41.1 1.6 11 Cố gắng hết sức để giúp đỡ bố mẹ 18.9 50.2 30.2 0.7 0 12 Núi dối với cha mẹ, thầy cụ, bạn bố 0 4.6 52.4 42.6 0.4 13 Có hành vi đũi hỏi vật chất làm cho cha 1.8 31.2 61.7 5.3 mẹ buồn 14 Cú hành vi hỗn lỏo làm thầy cụ buồn 0 0 18.3 81.5 0.2 15 Thương cảm, chia sẻ với người gặp hoàn 11.6 72.8 15.6 0 0 cảnh khó khăn 16 Có tinh thần giúp đỡ người già, trẻ em nơi 8.2 21.6 66.4 2.1 3.7 công cộng 17 Hành vi sống sạch, đẹp 4.7 81.2 12.1 0.8 1.2 14
- 18 Quan tâm đến lợi ích người khác 6.2 42.1 50.7 0.8 0.3 19 Có hành vi tham lam của người khác 0 0 14.6 83.1 2.3 20 Cú hành vi phạm luật giao thụng 0 0 6.1 91.5 2.4 21 Tham gia đua xe trái phép 0 0 0.1 97.5 2.4 22 Liên quan đến các tệ nạn xó hội 0 0 1.2 95.8 4.0 23 Tự giác nhận khuyết điểm khi có lỗi 0 6.8 15.4 75.3 2.5 24 Tự xấu hổ khi cú hành vi vi phạm 16.7 60.9 15.2 5.8 1.4 25 Khiêm tốn học hỏi mọi người 8.3 79.8 7.7 0.0 4.2 26 í thức rốn luyện đạo đức cá nhân 42.4 51.9 5.7 0 0 Qua khảo sát thực trạng về hành vi đạo đức của học sinh ta nhận thấy đa số các em vẫn giữ được chuẩn mực đạo đức của xó hội, trờn 90% số học sinh cú ý thức tự giỏc trong học tập, phấn đấu vươn lên không ngừng để hoàn thiện nhân cách, trên 80% các em cho rằng cần phải cú lũng trắc ẩn, thương xót chia sẻ những khó khăn với những người gặp nạn, có đến 98% các em biết lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Đó là những đức tính quí báu mang tính truyền thống của dân tộc, chúng ta cần trân trọng và phát huy. Tuy nhiờn vẫn cũn trờn 80% cỏc em cú hiện tượng quay cóp trong kiểm tra, thi cử mà trong đó có đến trên 20% thường xuyên vi phạm, và cũng có đến 86% không bao giờ phản đối hành vi sai phạm đó, gần 76% các em che dấu thói hư của mỡnh, bao che tật xấu của bạn, một số khỏc thỡ thường xuyên hay thỉnh thoảng nói dối thầy cô, cha mẹ, bạn bè, thường xuyên trốn tiết, bỏ giờ, không có tinh thần bảo vệ của công.... Như vậy vẫn cũn một bộ phận học sinh chưa có nhận thức đúng về chuẩn mực đạo đức xó hội, giỏ trị cuộc sống, thường xuyên có những hành vi sai trái, ảnh hưởng xấu đến cá nhân và tập thể, cho xó hội và gia đỡnh, phiền lũng thầy cụ giỏo. Những học sinh cú hành vi sai phạm thường tập trung vào những em có năng lực học tập yếu, sinh ra chán học, cắp sách đến trường nhưng không vào lớp mà thích chơi bời, lêu lổng, rượu chè, cờ bạc... Là nhà giáo dục, ai cũng bâng khuâng, trăn trở những kết quả khảo sát hành vi của học sinh, ai cũng muốn có một biện pháp hữu hiệu để làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của những học sinh này, giúp họ trở thành người công dân có ích, trở thành người chủ nhân thực sự của đất nước trong một ngày không xa. 15
- 2.3. Nhận thức của giáo viên trung học phổ thụng Dương Quảng Hàm về công tác giáo dục đạo đức học sinh Để có cơ sở đánh giá quỏ trỡnh nhận thức của giỏo viờn về việc giỏo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông, tôi khảo sát 65 giáo viên và thu được kết quả có ở Bảng 7. Bảng 7: Nhận thức của giáo viên về việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thụng Mức độ (%) Rất Rất Vai trũ đạo đức và giáo dục đạo Đồng Không Phõn TT đồng không đức học sinh ý đồng ý võn ý đồng ý 1 Đạo đức quan trọng hơn tài năng 69 30 0 1 0 2 Tài năng quan trọng hơn đạo đức 1 60 39 0 3 Coi trọng cả tài lẫn đức 100 0 0 0 0 4 Học tập để thành tài 71 22 2 5 0 5 Học tập để có đức 67 24 3 16 0 Giáo dục đạo đức chỉ có trong môn 6 91 9 giáo dục công dân Giáo dục đạo đức có cả trong các 7 10 63 27 môn khoa học xó hội Giáo dục đạo đức là trách nhiệm 8 2 86 12 của giáo viên chủ nhiệm Giáo dục đạo đức là nhiệm vụ của 9 8 56 46 gia đỡnh Giáo dục đạo đức không có trong 10 9 9 32 các môn khoa học tự nhiên Giáo dục đạo đức không có trong 11 hoạt động văn nghệ thể dục thể 57 43 thao Giáo dục đạo đức không có trong 12 51 49 tham quan du lịch 13 Giáo dục đạo đức không có trong 74 26 16
- các ngày lễ hội Giáo dục đạo đức không có trong 14 96 4 sinh hoạt Đoàn-Hội Giáo dục đạo đức không phải 15 89 11 nhiệm vụ chính của nhà trường Giáo dục đạo đức không phải là 16 68 32 trách nhiệm của giỏo viờn bộ mụn Giáo dục đạo đức phải kết hợp 17 giữa gia đỡnh, nhà trường và xó 100 0 0 0 0 hội Từ số liệu trên ta thấy rằng 100% số giáo viên được hỏi đều cho rằng tài, đức đều rất quan trọng, trong đó thiên về mặt đức nhiều hơn tài. Điều này rất phù hợp với truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam. Hầu hết giáo viên cũng cho rằng giáo dục đạo đức không chỉ có ở môn giáo dục công dân, các môn học xó hội, ở giỏo viờn chủ nhiệm lớp hay ở gia đỡnh mà cú cả ở tất cả cỏc mụn học, trong hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, lễ hội ....Đặc biệt là 100% số người được hỏi đều cho rằng giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải kết hợp tốt giữa các lực lượng: Nhà trường, gia đỡnh và xó hội. Qua số liệu khảo sát đó thống kê được, tôi thấy rằng hầu hết các giáo viên trong nhà trường đều có nhận thức và thái độ đúng và cũng xác định được vai trũ, vị trớ của đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh là rất quan trọng. Nhưng tại sao hiện nay vẫn cũn một bộ phận học sinh vụ ý thức tổ chức kỉ luật, suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lí tưởng, không có động cơ học tập rèn luyện, cố tỡnh đi ngược lại lợi ích của tập thể và cá nhân, làm phương hại đến uy tín, danh dự của bản thân, gia đỡnh, nhà trường và xó hội. 2.4. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên + Nguyên nhân chủ quan Hiện nay một bộ phận học sinh không tiếp thu kịp kiến thức của các môn học nên chán học, bỏ giờ, bỏ tiết, mà khi đã trốn học thì “Nhàn cư vi bất thiện”, cờ bạc, rượu chè, điện tử,…Chờ cho đến giờ tan trường để cùng về với bạn mà gia đỡnh khụng hề hay biết. Một bộ phận khác thì không có ước mơ, hoài bão, không xác định được mục đích học tập để ngày mai lập nghiệp, chỉ biết đũi hỏi quỏ nhiều ở gia đỡnh và xó hội mà chưa ý 17
- thức được những trách nhiệm ngược lại của mỡnh. Một số học sinh khác thì do gặp những hoàn cảnh khó khăn, như khó khăn về mặt kinh tế, thiếu thốn tình cảm như cha mẹ chia tay, cha mẹ không làm gương cho con cái, không nhận được sự quan tâm kịp thời của người thân, của xó hội, dẫn đến sự sai lệch trong nhận thức, có thái độ bất cần đời, mất niềm tin và ý chớ, cú nhu cầu thấp hốn dẫn đến những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xó hội. Mặt khỏc, xột về thuộc tính sinh vật qui định nhân cách thì các yếu tố như khí chất, giới tính, lứa tuổi, bệnh lớ,.. cũng là những nguyên nhân khiến học sinh dễ lâm vào tình trạng không điều chỉnh, không chiến thắng về hành vi của mình. Những học sinh này cần được phát hiện sớm, phải biết cách giáo dục và điều trị mới có kết quả. Một lí do nữa là do sự tác động ồ ạt của văn hoá nước ngoài như phim ảnh, sách báo, thông tin trên mạng, những tiêu cực ngoài xó hội khiến cho một bộ phận học sinh chưa có thái độ chín chắn trong suy nghĩ, không phân biệt được cái đúng, cái sai, dẫn đến những hành động bộc phát, thái quá, thiếu trách nhiệm, không lường trước được hậu quả của mỡnh. Chúng ta không thể không nói đến nguyên nhân từ nhà trường như: Cơ sở vật chất còn quá thiếu thốn, đội ngũ giáo viên chưa mang hết nhiệt huyết phục vụ cho giáo dục, cán bộ quản lí giáo dục chưa có những biện pháp thích hợp và nội dung sinh động trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Đây là kết quả khảo sát về những nguyên nhân dẫn đến sai phạm của học sinh Bảng 10: Những nguyên nhân dẫn đến hành vi sai phạm của HS TT Nguyờn nhõn Tỷ lệ (%) 1 Do buồn vỡ cha mẹ 6.5 2 Do gia đỡnh khụng quan tõm 23.4 3 Do thầy cụ khụng nhắc nhở, uốn nắn 14.9 4 Do thích bắt chước mọi người 25.5 5 Do bạn bố lụi kộo 29.7 18
- Từ những kết quả thăm dũ trờn ta thấy nguyờn nhõn dẫn đến hành vi sai phạm hầu hết bắt nguồn từ bản thân các em, có đến 55.2% trả lời là do bắt chước người khác hay do người khác lôi kéo, các em không làm chủ được mỡnh. Trong khi đó nguyên nhân do gia đỡnh khụng quan tõm chiếm trờn 23%, do thầy cụ khụng nhắc nhở chiếm 14.9%, buồn vỡ cha mẹ 6.5%. Như vậy phần lớn các em do nhận thức chưa đúng đắn, tính cách không ổn định, suy nghĩ và hành động thiếu lành mạnh dẫn tới dễ bị cám dỗ, không có sức đề kháng trước những thói hư, tật xấu, dần dần hỡnh thành những hành vi tiờu cực, tạo ra sự biến đổi về nhân cách. * Những nguyên nhân khách quan + Về phớa xó hội: Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đã kéo theo sự biến đổi hệ thống định hướng giá trị đạo đức của con người trong xã hội, ảnh hưởng định hướng giá trị đạo đức của học sinh. Mặt khỏc đất nước ta vừa thoát khỏi tỡnh trạng nghốo nàn, lạc hậu, bao cấp cho nờn một bộ phận thế hệ trẻ dễ cú tõm lớ hưởng thụ. Sự bùng nổ thông tin, sự giao lưu và hội nhập kéo theo những tác động tiêu cực, những độc hại của văn hoá phương tây, làm lu mờ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tạo ra lối sống buông thả trong lớp trẻ. Những văn hoá đồi truỵ ấy hằng ngày, hằng giờ tác động đến học sinh, những người chưa có đủ chín chắn về nhận thức và hành động, nên dễ bị lôi kéo vào những hành vi phạm pháp, phá vỡ niềm tin, tỡnh cảm và thúi quen đạo đức tốt đẹp của các em mà đó được gia đỡnh, nhà trường dày công xây dựng. Nói đến xó hội, chỳng ta khụng thể nào bỏ qua vai trũ của phỏp luật, Nhà nước chưa tăng cường pháp chế xó hội chủ nghĩa, nhân dân chưa “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”, sự điều hành, quản lí xó hội chưa nghiêm, tạo ra những bất công trong xã hội, làm mất niềm tin trong thế hệ trẻ. Xó hội cú sự phõn cấp giàu nghốo một cỏch sõu sắc, làm cho cỏc em cú những suy nghĩ khỏc nhau, những học sinh con nhà khỏ giả thỡ sống theo cỏc bậc đàn anh, tự kiêu, tự đại, xem thường pháp luật, những học sinh trong hoàn cảnh khó khăn thỡ tự ti, mặc cảm, cỏc em dễ cú cỏc hành vi sai trỏi, bất cẩn. Nhỡn chung cỏc em học sinh ở tuổi học trũ dự con nhà giàu hay con nhà nghốo đều, cần được sống trong môi trường lành mạnh, được xó hội quan tõm chu đáo, nếu không thỡ dễ dàng bị cơn lốc của cơ chế thị trường cuốn trụi. + Về phớa gia đỡnh: 19
- Gia đỡnh là cỏi nụi, là chỗ dựa vững chắc và là mụi trường sống gần gũi nhất của các em. Nhưng trên thực tế không phải gia đỡnh nào cũng được êm ấm, hạnh phúc, sum họp mà có nhiều gia đỡnh gặp những bất trắc, thiếu sự hũa thuận. Trong cỏch giỏo dục con cỏi, thỡ khụng phải gia đỡnh nào cũng cú được phương pháp phù hợp cho từng lứa tuổi. Có gia đỡnh thỡ quỏ nghiờm khắc, gia đỡnh khỏc thỡ quỏ nuụng chiều, hoặc thiếu sự quan tõm chăm sóc, giáo dục, thiếu tỡnh thương và trách nhiệm đối với con cái, tuổi trẻ mất đi tổ ấm, mất niềm tin với người lớn, và như vậy các em mất tất cả, muốn xa lánh người quen và dễ bị hư hỏng. Gia đỡnh là một trong ba lực lượng dục, đồng thời cũng là môi trường sống của các em. Ông cha ta đó núi “ Ở bầu thỡ trũn, ở ống thỡ dài”, hay “Gần mực thỡ đen , gần đền thỡ sỏng”. Những cõu tục ngữ ấy đó núi lờn tầm quan trọng của gia đỡnh, việc nờu gương, mẫu mực trong nhân cách của cha mẹ để con cái học tập nên người là cần thiết. Đối với những gia đỡnh bị nền kinh tế thị trường xâm nhập quá sâu, chi phối những giá trị chuẩn mực, có những biểu hiện tiêu cực, những mánh khóe, tiểu xảo trong thương trường sẽ ảnh hưởng xấu đến việc hỡnh thành phẩm chất, đạo đức của các em. Trên thực tế ta thấy rằng phần lớn học sinh hư hỏng đều xuất phát từ những gia đỡnh khụng thuận hũa, thiếu hạnh phỳc, khụng cú sự thương yêu đùm bọc, không có “Tam cương”, “Ngũ thường”, mải mê làm ăn không quan tâm đến con cái hoặc chưa có biện pháp giáo dục đúng hướng. Sự cởi mở, quan tõm đến con cái, kiểm tra chặt chẽ, khắt khe với những hành vi sai phạm của con, là những việc làm thường xuyên của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên việc uốn nắn các hành vi sai phạm của con cũng phải bằng các biện pháp thích hợp, trong tâm trạng bỡnh tĩnh và phải trong vũng tay yờu thương của cha mẹ, trong mái ấm gia đỡnh. Để tỡm hiểu thờm về sự quan tõm của gia đỡnh đối với con cái tôi đó làm phiếu thăm dũ ý kiến ( Nhõn buổi họp phụ huynh toàn trường) của 100 phụ huynh và có kết quả ở Bảng 11. Bảng 11: Mối quan hệ và sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái TT Mức độ quan tâm Tỷ lệ (%) 1 Thân thiện, cởi mở và quan tâm đến con cái 65 2 Thỉnh thoảng mới quan tõm 25 3 Khụng cú thời gian quan tõm 8 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc quản lí và chỉ đạo công tác chuyên môn Trường Tiểu học
14 p | 537 | 95
-
SKKN: Một số biện pháp quản lí chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
8 p | 309 | 75
-
SKKN: Một số biện pháp quản lí và chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ khối chuyên môn
14 p | 307 | 75
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo quản lí nhóm/lớp cho giáo viên mầm non
17 p | 1602 | 74
-
SKKN: Biện pháp quản lí, chỉ đạo của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
38 p | 223 | 60
-
SKKN: Biện pháp quản lí của Hiệu trưởng nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học
37 p | 114 | 22
-
SKKN: Biện pháp quản lí, chỉ đạo của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục NGLL ở trường Tiểu học
45 p | 156 | 22
-
SKKN: Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường PTDT Nội trú huyện Sốp Cộp
34 p | 163 | 21
-
SKKN: Một số biện pháp giúp cho việc quản lí, bảo quản và sử dụng phòng Tin học có hiệu quả ở trường tiểu học
29 p | 115 | 16
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
26 p | 101 | 14
-
SKKN: Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học
20 p | 100 | 9
-
SKKN: Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2; 3 trường Tiểu học Tình Thương
26 p | 62 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả Quản lý sử dụng Thiết bị dạy học trường THPT Nguyễn Viết Xuân trong giai đoạn hiện nay
58 p | 42 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường tiểu học.
19 p | 51 | 6
-
SKKN: Phó hiệu trưởng với công tác quản lí thiết bị đồ dùng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học
28 p | 41 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo việc sử dụng ĐDDH của giáo viên khi lên lớp ở trường tiểu học Lê Hồng Phong
22 p | 49 | 3
-
SKKN: Một số giải pháp quản lý hoạt động học của học sinh khối 2, 3 tại trường Tiểu học Tình Thương
24 p | 49 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn