SKKN: Một số biện pháp quản lí chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
lượt xem 75
download
Sáng kiến tìm các giải pháp quản lí chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học. Tạo điều kiện để người trực tiếp phụ trách và người thực hiện phát huy năng lực sở trường của mình một cách sáng tạo, năng động. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp quản lí chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Ở trường Tiểu học cùng với việc thực hiện phân phối chương trình dạy học trên lớp , hoạt động ngoài giờ lên lớp giữ một vị trí hết sức quan trọng, là hoạt động song song trong quá trình hình thành nhân cách cho học sinh. Hoạt động này góp phần hình thành bổ sung hỗ trợ để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện , rèn luyện thể chất, kĩ năng sống, nâng cao hiểu biết cho học sinh. Hiểu như vậy để chúng ta có cách tổ chức thực hiện hoạt động này một cách hữu hiệu nhằm hiện thực hóa mục tiêu đào tạo con người mới thích ứng với xã hội hiện đại. II. NỘI DUNG : 1. Cơ sở lý luận - Về mặt tâm lí học sinh tiểu học sức chú ý kéo dài không được lâu. quan hệ giữa học và chơi , chơi và học phải luôn được đan xen một cách hài hòa . Vì vậy ngoài việc học tập, nhu cầu chơi là vô cùng cần thiết với các em : học để mà vui chơi , vui chơi để tiếp thu kiến thức để học tập. - Nhằm giảm áp lực học tập căng thẳng, giãn thời gian cho các em. Bộ chủ trương học 2buổi/ ngày. Nội dung hoạt động ngoài giờ trên lớp ( 4 tiết/ tháng) được thực hiện tích hợp vào các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Kĩ thuật. Coi trọng thực hành vận dụng giảm các yêu cầu mang tính chuyên nghiệp… Sau những giờ học căng thẳng các hoạt động ngoài giờ lên lớp được các em tiếp nhận một cách thích thú. Các em thích được hát thích được múa, thích được tập thể dục, thích được tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích khác . Chúng ta thử hình dung nếu học sinh tiểu học đến trường chỉ làm mỗi nhiệm vụ học tập. Cứ triền miên như thế, chắc chắn sẽ không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và một điều tất yếu xảy ra là sức tập trung học tập ít, khả năng tiếp thu bài giảm sút và đương nhiên chất lượng học tập sẽ không như mong muốn.
- 2 . Cở sở thực tiễn Những năm gần đây trong phương hướng chỉ đạo từ Bộ giáo dục và đào tạo, đã rất quan tâm đến hoạt động ngoài giờ lên lớp . Tuy nhiên một thực tế là điều kiện cơ sở vật chất của các trường tiểu học còn quá nghèo nàn, đặc biệt trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp còn quá thiếu thốn . Một số ít trường còn chưa quan tâm đúng mức hoạt động này . Đội ngũ Giáo viên tổng phụ trách Đội đa số chưa được đào tạo bài bản, kiêm nhiệm, giáo viên phụ trách lớp theo đó ít chịu khó đầu tư chuyên sâu nên các nội dung, hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp còn nghèo nàn tẻ nhạt đơn điệu, đôi khi mang tính hình thức chiếu lệ. Đây là những lý do để thấy rằng chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học chưa đạt hiệu quả cao . Từ những lí do trên tôi đề xuất áp dụng :''Một số biện pháp quản lí chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học”. Và đã áp dụng thử nghiệm trong năm học 2010- 2011. Đây là một mảng hoạt động lớn và cũng khó thực hiện rất mong sự trao đổi ý kiến với các bạn đồng nghiệp gần xa , góp phần đa dạng hóa hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học có chất lượng ngày một nâng cao. 3.Mục đích,Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Tìm các giải pháp quản lí chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động NGLL ở trường tiểu học. - Cán bộ ,giáo viên, nhân viên ,học sinh trong trường học và các lực lượng xã hội trên địa bàn. - Thời gian thực hiện: Từ tháng 9-2010 đến hết tháng 4-2011 tại trường tiểu học Lê Hồng Phong, thành phố Đông Hà, Quảng trị. 4. Các công việc đã tiến hành: A/ Lập kế hoạch phân công giao việc: i. Lập kế hoạch: Căn cứ những văn bản công văn hướng dẫn của cấp trên liên quan tới việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hiệu trưởng lập chương trình định hướng tổ chức thực hiện chung cho cả năm học để hội đồng thảo luận thống nhất sau đó
- được trình bày trước hội nghị cán bộ viên chức để thực hiện. Cụ thể gồm những vấn đề chủ yếu như sau: +Về giáo dục theo chủ đề năm học: Mỗi năm học thường có một chủ đề khác nhau theo đó cụ thể hóa thành các chủ điểm theo các tháng học.Trong các tháng bố trí thời gian để tổ chức các ngày cao điểm ( hoạt động ngoài giờ lên lớp) . Tháng 9: “Vui hội khai trường” cao điểm là tổ chức ngày khai giảng năm học mới (05 tháng 9) bao gồm phần lễ và phần hội. Tháng 10: chủ đề “Vâng lời Bác Hồ dạy” cao điểm là ngày 15 tháng 10. Tháng 11: “ Kính yêu thầy cô giáo” cao điểm là ngày 20 tháng 11 Tháng 12: “ Anh bộ đội của em” cao điểm là ngày 22 tháng 12 Tháng 1 : “ Nối vòng tay lớn” cao điểm là ngày 09 tháng 01 Tháng 2 : “ Mừng Đảng mừng xuân” cao điểm là ngày 03 tháng 02 Tháng 3 : “ Tiến lên đoàn viên” cao điểm là ngày 26 tháng 03 Tháng 4 : “ Đội ta lớn lên cùng đất nước” cao điểm là ngày 28- 4 và 30- 4 Tháng 5 : “Ngàn bông hoa đẹp dâng Bác kính yêu” cao điểm là ngày 15 và 19 tháng 5. + Về tổ chức công tác thiếu niên nhi đồng theo chương trình hoạt động của hội đồng đội các cấp. + Về thực hiên nếp sống văn hóa theo tiêu chí của đơn vị văn hóa. + Về phát triển năng khiếu theo 3 chương trình của công tác Đội và phong trào thiếu nhi thành phố. + Về các hoạt động nhân đạo từ thiện. + Về tổ chức lao động vừa sức làm vệ sinh trường lớp, chăm sóc cây hoa trong trường học. Tùy điều kiện và hoàn cảnh các nội dung trên có thể tổ chức nhiều hình thức khác nhau như hội thi, hội khỏe, sân chơi ngoài trời, lao động tập thể…và lồng ghép tuyên truyền về tấm gương đạo đức Bác Hồ, thực hiện an toàn giao thông, kĩ năng sống, các trò chơi dân gian truyền thống văn hóa văn nghệ địa phương… ii. Phân công giao việc: Cử phó hiêu trưởng và giáo viên tổng phụ trách Đội phụ trách mảng lao động vệ sinh và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Từ chương trình tổng thể hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được thông qua trong hội nghị CBCC người phụ trách phải cụ thể hóa cho từng chủ điểm từng tháng từng tuần để cùng với tập thể hội đồng phân công tổ chức thực hiện. Sau mỗi lần tổ chức có theo dõi đánh giá rút kinh nghiệm trong các phiên họp hội đồng hàng tháng đồng thời thông báo công tác trong tháng tiếp theo. B. Đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, trồng cây: Cùng với nguồn ngân sách được cấp cần tham mưu với địa phương, Hội phụ huynh học sinh, kêu gọi sự chung tay của các cơ quan đơn vị trên địa bàn, cựu học sinh của trường…nhằm huy động kinh phí tăng thêm cơ sở vật chất phục vụ học tập khi ngân sách chưa đáp ứng. Chỉ đạo bộ phận phụ trách ngoài giờ lên lớp đề xuất kế hoạch xây dựng và mua sắm theo yêu cầu. Hiệu trưởng họp bàn với các bộ phận để tìm phương án thực thi. i. Xây dựng sân chơi bãi tập: Theo qui hoạch tiến hành xây dựng Đường đi lối lại, lát ô bê tông sân chào cờ, sân tập đá cầu ,cầu lông. làm mặt bằng sân tập bóng đá 5 người, sân cỏ để phục vụ các trò chơi dân gian truyền thống. ii. Mua sắm những dụng cụ thiết yếu: - Hệ thống âm thanh loa máy tốt lắp đặt cố định ở vị trí thích hợp để sử dụng cho nhiều hoạt động. (nên sắm loại microphone không dây cho tiện). - Những dụng cụ thiết yếu như lưới đá cầu lưới cầu lông cầu môn bóng đá, cột bóng rổ, các loại bóng, cầu… -Dụng cụ vệ sinh như chổi có cán, chổi đót, xúc rác,sọt rác,thùng chứa rác loại 200 lít có bánh xe, các loại chất tẩy rửa, giấy vệ sinh… - Đầu tư thêm sách vào thư viện hàng năm đặc biệt quan tâm sách thiếu nhi, báo nhi đồng, báo đội các tập san chăm học… Xây dựng tủ sách Bác Hồ đặt ở phòng hoạt động đội. iii. Theo qui hoạch tổ chức trồng cây bóng mát, khu vực hoa cây cảnh, hòn non bộ.
- C. Phối hợp với các lực lượng: Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động phong phú đa dạng. Muốn đạt hiệu quả tốt cần phối hợp nhiều lực lượng. i. Trong nhà trường : Thông thường sau giờ học là các giáo viên về phòng nghỉ còn các hoạt động trong giờ ra chơi của học sinh phó mặc cho GV TPT . Do vậy Lãnh đạo nhà trường phải phối hợp với các đoàn thể như chi đoàn thanh niên, công đoàn cơ sở để động viên mọi người cùng tham gia. Có qui định chặt chẽ như vậy đến giờ thể dục đồng diễn, hát múa tập thể ngoài trời học sinh rất hào hứng, thích thú vì được cùng với các thầy cô giáo tham gia sinh hoạt, cùng theo dõi giúp đỡ các em một cách thường xuyên, gắn bó. ii. Ngoài nhà trường: Học sinh tiểu học là những Đội viên thiếu niên , nhi đồng ngoài hoạt động ở trường các em còn được tham gia những hoạt động tại các khu phố. Đoàn thanh niên các khu phố quản lý chỉ đạo các em vì vậy cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường với Đoàn phường, các chi đoàn khu phố. Nhà trường cần có danh sách học sinh của từng khu phố theo từng lớp đưa về các chi đoàn khu phố theo dõi hoạt động của học sinh . Phối hợp với Ban chấp hành Đoàn phường tổ chức ngoại khoá vui chơi cắm trại hội diễn văn nghệ hoặc lao động công ích quét dọn đường làng ngõ xóm , chăm sóc các phần mộ ở nghĩa trang liệt sĩ…Phối hợp với hội cựu chiến binh , mời các cựu chiến binh kể chuyện về anh bộ đội cụ Hồ, những chiến công vang dội của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm giải phóng quê hương đất nước. Phối hợp với hội phụ nữ và các đoàn thể khác tổ chức các hoạt động ngoại khoá vui chơi , thể dục thể thao cho học sinh . D. Kiểm tra duy trì tổ chức có nề nếp: Bất kể hoạt động nào cũng cần kiểm tra đánh giá , đây là chức năng cơ bản cần thiết trong công tác quản lý. Phải đưa các chỉ số của hoạt động ngoài giờ lên lớp vào một trong những tiêu chí thi đua. Sau mỗi lần triển khai một hoạt động, hiệu trưởng cần theo sát, cần có kế hoạch kiểm tra đánh giá một cách nghiêm túc
- công bằng và dân chủ. Mục tiêu kiểm tra là để uốn nắn giúp đỡ rút kinh nghiệm cho các hoạt động sau được tốt hơn. 5. Kết quả i. Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm - Vệ sinh trường , lớp, vệ sinh cá nhân còn chưa bảo đảm , Các nề nếp chưa được thực hiện đồng bộ, chưa thể hiện được văn hóa học đường. Cây xanh bóng mát chưa nhiều, không được chăm sóc chu đáo, hoa cây chậu cảnh không có . - Các hoạt động tập thể cũng tương tự, giờ chào cờ, tập thể dục giữa giờ, hát múa tập thể chưa đẹp chưa có tác dụng thiết thực. - Các đợt sinh hoạt chủ điểm chất lượng chưa như mong muốn. - Phong trào đội và thiếu niên nhi đồng kết quả còn hạn chế . -Thành tích về văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao còn ở mức khiêm tốn. ii. Kết quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Qua triển khai áp dụng các biện pháp quản lí chỉ đạo đã nêu. Công tác tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường đã được cải thiện rất đáng phấn khởi. a.Cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động ngoài giờ lên lớp được cải thiện tốt: - Đường đi lối lại, sân đá cầu, cầu lông, sân chào cờ được cứng hóa và khá đầy đủ trang thiết bị. - Cảnh quan sư phạm, cây xanh, thảm cỏ, hòn Non bộ được chỉnh trang làm mới theo hướng thân thiện . Cây bóng mát xanh tốt hơn do được chăm bón thường xuyên, hoa cây cảnh đã có mặt nhiều hơn ở sân trường và trong từng lớp học. - Hệ thống âm thanh loa đài, dụng cụ vệ sinh thùng rác, chậu rửa…được bổ sung . - Các lớp học đều có bảng trưng bày sản phẩm của các em. b. Các nề nếp, chất lượng đào tạo được cải thiện tốt hơn: - Trường lớp sân chơi bãi tập nói chung được giữ vệ sinh thường xuyên, vệ sinh cá nhân và công cộng tốt hơn trước. Các giờ chào cờ, thể dục giữa giờ, ca
- múa hát tập thể được tiến hành bằng nhiều hình thức đa dạng chất lượng tốt lên từng ngày. - Các buổi sinh hoạt chủ điểm,, văn nghệ thể dục thể thao, dã ngoại được tổ chức chu đáo hơn, tiến hành suôn sẻ có tác dụng thiết thực. - Chất lượng đào tạo toàn diện được khẳng định: Kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết công việc, kĩ năng hoạt động tập thể của đa số học sinh được nâng lên rõ rệt không còn rụt rè, e ngại như trước. Quan hệ bạn bè thầy cô trở nên thân thiện, tích cực. III. KẾT LUẬN Từ một số biện pháp đã thực hiện có hiệu quả như trên có thể rút ra một số bài học thiết thực để :" Nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học ". như sau : - BGH phải quan tâm quản lí chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách sâu sắc vì đây là một hoạt động chính song song với hoạt động nội khóa. - Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất đủ để tổ chức tốt hoạt động này. - Tạo điều kiện để người trực tiếp phụ trách và người thực hiện phát huy năng lực sở trường của mình một cách sáng tạo, năng động. - Phối kết hợp với nhiều lực lượng, nhiều người cùng tham gia để cùng góp sức người sức của phục vụ hoạt động này. - Theo dõi kiểm tra đánh giá, sâu sát công bằng, động viên kịp thời đúng người đúng việc để duy trì chất lượng hoạt động này xuyên suốt cả năm học./. Đông Hà, ngày 25 tháng 5 năm 2011. Người thực hiện Võ Ngoạn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn
9 p | 980 | 164
-
SKKN: Một số biện pháp xây dựng nhà trường văn hoá ở trường THPT số 2 Bắc Hà
30 p | 1278 | 121
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
13 p | 635 | 119
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Gò Quao
19 p | 753 | 85
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
27 p | 438 | 81
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Mầm non Liên Thủy
10 p | 1772 | 74
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Bảo Khê
32 p | 1078 | 47
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
17 p | 250 | 39
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm đổi mới PPDH ở trường THPT số 2 Bảo Yên trong giai đoạn hiện nay
31 p | 203 | 25
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Họa Mi
26 p | 586 | 25
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời - Trường mầm non Hoa Hồng
32 p | 230 | 20
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả của Hiệu trưởng
28 p | 174 | 18
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT số 1 Bảo Thắng năm học 2010-2011
14 p | 179 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học
20 p | 99 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực tại trường Tiểu học Khương Đình
39 p | 62 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý chỉ đạo việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc trường tiểu học Dray Sáp
28 p | 56 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường tiểu học.
19 p | 51 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý các lớp LKĐT ở Trung tâm GDTX-HN tỉnh
26 p | 55 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn