Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
TT NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
1 Phần mở đầu 3<br />
<br />
<br />
2 Lý do chọn đề tài 3<br />
<br />
<br />
3 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 5<br />
<br />
<br />
4 Đối tượng, phạm vi và phương pháp 5<br />
nghiên cứu<br />
<br />
<br />
5 Cơ sở lý luận 6<br />
<br />
<br />
6 Thực trạng 8<br />
<br />
<br />
7 Giải pháp, biện pháp 10<br />
<br />
<br />
8 Kết quả 20<br />
<br />
<br />
9 Kết luận, kiến nghị 21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 1<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tên đề tài: Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực <br />
trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
Lĩnh vực: Quản lý<br />
Họ và tên tác giả: Hồ Thị Mỹ Hạnh<br />
Đơn vị: Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 2<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
I. Phần mở đầu<br />
"Kỷ luật là tự do". Có thể nhiều người không đồng ý với câu nói này, <br />
chắc chắn là như thế bởi với hầu hết mọi người, kỷ luật là một điều gì đó <br />
gò bó, nặng nề và nó đồng nghĩa với việc thiếu tự do. Nhưng trên thực tế, <br />
điều ngược lại mới đúng. Stephen R. Covey từng nói: “Những người không <br />
có kỷ luật là nô lệ cho cảm xúc, dục vọng, và đam mê“. Và xét về lâu dài, <br />
những người không có kỷ luật sẽ không có được sự tự do đi kèm với một <br />
số kỹ năng và năng lực cụ thể nào cả.<br />
Vì sao lại như thế? Bởi hiện nay, nhiều người, nhiều thầy cô hiểu rằng kỷ <br />
luật là trừng phạt. Kỷ luật học sinh là trừng phạt các em. Trừng phạt thân thể, <br />
trừng phạt tinh thần. Trừng phạt thân thể thì đánh, véo, tát, dùng thước, roi để <br />
đánh, bắt quỳ gối, úp mặt vào tường,...Trừng phạt tinh thần thì nạt nộ, la mắng, <br />
chưởi rủa, làm cho nhục, làm cho bị tổn thương, làm cho khó xử,...<br />
Tất cả các biện pháp trên đều đưa học sinhvào một trạng thái cảm xúc vô <br />
cùng xấu, khiến các em đau đớn, mặc cảm, buồn chán, căm phẫn, tức giận,...<br />
Nhưng nếu không có kỷ luật, nếu lớp học, trường học không áp dụng bất <br />
cứ hình thức kỷ luật nào tì làm sao để giáo dục học sinh. Thế kỷ luật là gì? Kỷ <br />
luật tích cực là gì và làm sao để áp dụng kỷ luật với học sinh chúng ta vừa hiệu <br />
quả, vừa nhẹ nhàng và phù hợp với học sinhTiểu học?<br />
Kỷ luật trong trường học hiện nay là vấn đề nhức nhối, đó cũng là vấn đề <br />
muôn thuở và cấp bách. Làm sao để giáo dục học sinh hiệu quả, nhẹ nhàng và <br />
phù hợp nhất với các em mà không dùng đến bạo lực. Làm sao để tất cả các em <br />
có kỷ luật và tự giác chấp hành kỷ luật. Làm sao để giáo viên lên lớp nhẹ nhàng <br />
mà không phải trừng phạt, không phải dùng bạo lực với học sinh và vẫn có <br />
được những tiết dạy hiệu quả nhẹ nhàng và để lại nhiều kỷ niệm tốt đẹp trong <br />
lòng các em.<br />
Lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường đã chứng minh giáo dục có <br />
vai trò to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đối với sự hình thành và phát <br />
triển nhân cách của con người. Thế nhưng làm sao để giáo dục tất cả các đối <br />
tượng học sinh có hiệu quả, điều đó luôn là câu hỏi khiến nhiều giáo viên trăn <br />
trở, đặc biệt đối với những em thường được coi là bướng bỉnh, hay mắc lỗi. <br />
Trong nhiều trường hợp học sinh mắc lỗi giáo viên thường dùng các hình phạt <br />
hà khắc như đánh đập, trách mắng để mong muốn các em thay đổi, sửa chữa. <br />
Thế nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại, không như mong muốn của giáo <br />
viên. Thay vì làm theo ý của giáo viên thì các em trở nên khó bảo hơn, chống đối, <br />
khép mình hơn hoặc trầm cảm, thiếu tự tin. Kết quả các em thường học tập <br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 3<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
kém, phát triển không toàn diện về thể chất và tinh thần. Mối quan hệ giữa học <br />
sinh và giáo viên ngày càng trở nên căng thẳng. Nhiều khi các em bị dồn ép gây <br />
tâm lý chống đối, bỏ học. <br />
Từ thực tiễn những chú trọng gần đây của ngành Giáo dục và Đào tạo về <br />
sự quan tâm đổi mới phương pháp giáo dục cũng như đi tìm kiếm những <br />
phương pháp giáo dục học sinh hiệu quả. Thì việc giáo dục học sinh bằng <br />
phương pháp kỷ luật trách phạt không còn phù hợp nữa khi mà nó không tạo ra <br />
kỹ năng xã hội, kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ làm các em thiếu tự tin vào giá <br />
trị bản thân mình. Thực tế hiện nay trong nhà trường đã có một số học sinh nảy <br />
sinh những hành vi tiêu cực mà nhà giáo dục cần có biện pháp để phòng ngừa, <br />
ngăn chặn kịp thời nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vậy phải <br />
làm thế nào để giáo dục học sinh một cách toàn diện mà không làm tổn thương <br />
đến thể xác và tinh thần đang trở thành mối quan tâm lớn của ngành giáo dục nói <br />
chung, của mỗi trường, mỗi thầy cô giáo nói riêng.<br />
Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng đảm nhận công tác giáo dục học sinh <br />
trong địa bàn buôn ÊCăm và Thôn I thị trấn Buôn Trấp, học sinh trong trường <br />
gồm con em người Kinh và người Êđê bản địa. Ngoài việc truyền thụ kiến thức, <br />
việc quan trọng không kém đó là giáo dục nhân cách và đạo đức, giáo dục các <br />
truyền thống dân tộc để đảm bảo các em phát triển toàn diện. Môi trường sống <br />
của các em không được tốt đẹp, an toàn như một số địa bàn trong Thị trấn. Hiện <br />
tượng anh chị đi trước hư hỏng, thiếu ý thức kỷ luật còn nhiều, bố mẹ thiếu sự <br />
quan tâm chăm sóc và dạy dỗ con cái. Việc định hướng phát triển nhân cách và <br />
nghề nghiệp cho con cái không được toàn diện. Giáo dục từ môi trường ảnh <br />
hưởng không tốt đến sự phát triển của đa số các em.<br />
Giáo viên trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng không đồng đều về trình độ <br />
chuyên môn cũng như nhận thức. Nhiều giáo viên có kỹ năng sư phạm hạn chế <br />
dẫn đến việc quản lý lớp học không tốt, không biết áp dụng hình thức kỷ luật <br />
tích cực với học sinh, không rèn học sinh vào nề nếp tốt dẫn đến bức xúc trong <br />
lúc dạy và đã áp dụng các hình thức trừng phạt không hợp lý đối với học sinh <br />
mình.<br />
Là người làm công tác quản lý nhà trường, bản thân tôi vô cùng bức xúc với <br />
các hành động trừng phạt học sinh không phù hợp này. Tôi cũng đã nhắc nhở, <br />
điều chỉnh nhiều lần. Rất trăn trở với vấn đề áp dụng kỷ luật thế nào để hiệu <br />
quả hơn, phù hợp hơn mà không phải là trừng phạt học sinh. Làm sao để không <br />
còn bất kỳ em nào bị làm cho đau cả về tinh thần và thể xác. Làm sao để những <br />
tháng ngày tuổi thơ bên thầy cô, bạn bè trường lớp là khoảng thời gian đẹp <br />
nhất, đáng nhớ nhất đối với tuổi thơ của mỗi em. làm sao để các em thấy rằng, <br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 4<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
bản thân mình, cá nhân mình là niềm vui của ba mẹ, thầy cô, là mầm xanh đáng <br />
yêu của đất nước để các em có động lực phấn đấu làm tốt mọi việc trên cả khả <br />
năng của mình. Làm sao để khi rời xa mái trường Tiểu học, các em thấy yêu <br />
bạn, yêu thầy cô, yêu mái trường mình đã gắn bó và quan trọng hơn, các em <br />
được lớn lên, mang trong mình một hành trang đầy ắp kỷ niệm tuôit thơ ngọt <br />
ngào để bước vào đời.<br />
Với thực tế một số ít giáo viên áp dụng không đúng phương pháp kỷ luật <br />
học sinh cũng đã dẫn đến nhiều hệ lụy xấu trong trường, trong cộng đồng phụ <br />
huynh, Bản thân tôi đã trực tiếp xử lý, nhắc nhở, hướng dẫn và phổ biến Kỷ <br />
luật tích cực trong dạy học đến toàn thể giáo viên. Thời gian áp dụng cũng chưa <br />
phải đã triệt để, cũng chưa được như mong muốn nhưng trong giáo viên đã có <br />
nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động. Tình trạng bạo lực học <br />
sinh không còn, việc la hét, chưởi mắng học sinh giảm đáng kể và thay vào đó là <br />
việc các thầy cô đã áp dụng hiệu quả các hình thức kỷ luật tích cực. Các biện <br />
pháp, hình thức đã áp dụng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Tôi <br />
cũng mong muốn phổ biến để nhiều người, nhiều giáo viên rút kinh nghiệm <br />
cũng như bổ sung nhiều cách làm hay hơn, hiệu quả hơn. Chính vì thế, lần này <br />
tôi mạnh dạn chọn đề tài Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực để làm đề <br />
tài nghiên cứu và phổ biến chút kinh nghiệm mình đã tích lũy và áp dụng hiệu <br />
quả.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu: Giáo viên áp dụng hiệu quả các kỷ luật tích cực trong trường <br />
học để thay thế kỷ luật trừng phạt học sinh.<br />
Nhiệm vụ: <br />
Chỉ ra được điểm hạn chế của việc dùng bạo lực và trừng phạt học sinh <br />
dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc trong giáo dục.<br />
Phân tích được thế nào là kỷ luật tích cực trong giáo dục. Các hình thức kỷ <br />
luật tích cực có thể áp dụng hiệu quả trong dạy học. Các kỹ năng cơ bản cần có <br />
để áp dụng hiệu quả nhất các hình thức kỷ luật tích cực để thay thế kỷ luật <br />
trừng phạt học sinh.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các biện pháp kỷ luật tích cực.<br />
Một số kỷ luật tích cực áp dụng hiệu quả trong nhà trường.<br />
Mối quan hệ giữa kỷ luật tích cực và sự phát triển nhân cách học sinh.<br />
Các kỹ năng áp dụng biện pháp kỷ luật tích cực trong dạy học.<br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 5<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng các năm học 20152016, 2016<br />
2017 và 20172018.<br />
Giáo viên trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng các năm học 20152016, 2016<br />
2017 và 20172018<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập;<br />
Phương pháp điều tra, khảo sát;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; <br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Kỷ luật là các quy tắc, quy định, luật lệ mà con người phải chấp hành và <br />
tuân theo. Chủ nghĩa Mác – Lênin coi kỷ luật là hiện tượng xã hội đặc biệt; các <br />
yêu cầu về kỷ luật của xã hội và các tổ chức là khách quan; song mức độ giáo <br />
dục và duy trì nó phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của từng giai cấp. Chính thế, <br />
kỷ luật là điều cần áp dụng với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Với trẻ, một <br />
biện pháp , một hình thức kỷ luật phù hợp sẽ rèn giũa cho trẻ nhiều thói quen <br />
tốt.<br />
Đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả đề cập nghiên cứu về trẻ em, <br />
tâm lý lứa tuổi, tác dụng tiêu cực của việc trừng phạt trẻ em và trang bị cho họ <br />
những kiến thức, kỹ năng nhằm giáo dục, kỷ luật trẻ em một cách tích cực và <br />
hiệu quả. Và đề ra các cách thức giúp phụ huynh, giáo viên làm thế nào để con <br />
em, học sinh của mình trở nên ngoan ngoãn, học giỏi mà không phải dùng tới các <br />
hình phạt. <br />
Tác giả Maria Montessori đã có những nghiên cứu về vấn đề này. Ở <br />
đây tác giả tập trung nghiên cứu phương pháp tôn trọng sự khám phá độc lập, <br />
thử nghiệm ở trẻ tạo điều kiện cho trẻ tự do trong học tập và bình đẳng. Bà <br />
coi đây là nguyên tắc chỉ đạo trong phương pháp giáo dục vì nó vận dụng sự <br />
sáng tạo của trẻ chính là sự bổ sung cho hoạt động tổ chức của người lớn. <br />
Nhìn chung các tác giả đều đưa ra các kiến thức, kỹ năng nhằm giáo dục trẻ <br />
một <br />
cách hiệu quả mà không sử dụng kỷ luật trừng phạt. Coi trọng việc học qua <br />
hành động và tôn trọng sự khám phá độc lập của trẻ. <br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 6<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, <br />
thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn <br />
cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự <br />
của trẻ em đều bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.<br />
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê <br />
chuẩn Công ước về Quyền trẻ em, vào ngày 20/2/1990. Từ đó đến nay, mặc dù <br />
còn nhiều khó khăn, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh thần và <br />
nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội và luật pháp <br />
quốc gia. Ví dụ: như Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập <br />
giáo dục, Luật lao động, Luật dân sự, Luật tố tụng hình sự... được ban hành hay <br />
sửa đổi đều quan tâm thích đáng đến quyền lợi của trẻ em. Một số nội dung cụ <br />
thể đã thực hiện như quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân <br />
phẩm và danh dự trẻ em đã và đang góp phần tích cực trong việc bảo vệ trẻ em.<br />
Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục <br />
toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng <br />
nghiệp cho trẻ em; chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong <br />
việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.<br />
Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển <br />
nhân cách mà còn tổ chức dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của Học <br />
sinh theo chiều hướng đó. Thực tiễn giáo dục cũng đã chứng minh sự phát triển <br />
tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của <br />
dạy học và giáo dục.<br />
Đảng và nhà nước ta đã khẳng định “giáo dục đào tạo là quốc sách <br />
hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân”. Theo Luật giáo dục tháng <br />
12 năm 1999 quy định ở điều 2 đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo <br />
con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm <br />
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình <br />
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu <br />
cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. <br />
Điều 23 Luật giáo dục năm 1999 cũng nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ <br />
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù <br />
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, <br />
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, <br />
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho Học sinh”. <br />
Không có trẻ em hư, chỉ có người lớn đã thành công hay chưa thành công <br />
trong công tác giáo dục mà thôi. Điều đó cho thấy việc áp dụng đúng đắn các <br />
biện pháp giáo dục có vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá <br />
trình giáo dục. Xuất phát từ bối cảnh xã hội hiện nay đang có những biến đổi <br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 7<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
mạnh mẽ, việc giáo dục Học sinh ở nhà trường đang ngày càng đặt ra nhiều khó <br />
khăn và thách thức đối với nhà giáo dục. Đa số phụ huynh và giáo viên đều <br />
mong muốn học sinh có ý thức kỷ luật, giữ gìn nề nếp tốt, tự tin chủ động học <br />
giỏi…Tuy nhiên làm thế nào để đạt được điều đó là cả một quá trình.<br />
Chỉ thị số 2737/CT – BGDĐT cũng đã bàn về vấn đề này và được nhấn <br />
mạnh trong nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông năm học 2012 – <br />
2013, Bộ trưởng bộ GD – ĐT chỉ thị về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt <br />
động giáo dục đã nêu “Tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an <br />
ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong <br />
học sinh, sinh viên. Áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực, xây dựng mối <br />
quan hệ thân thiện giữa thầy và trò”. <br />
John Medina chỉ ra rằng: não bộ của trẻ chỉ có thể phát triển tối ưu khi trẻ <br />
cảm nhận được rằng mình "an toàn". Khi trẻ bị trừng phạt và đe dọa, chức năng <br />
“học hỏi” của não bị tắt đi; thứ duy nhất trong não trẻ phát triển là sự đối phó <br />
để bảo vệ bản thân, trong đó có cả việc hình thành sự chống đối, nói dối, hoặc <br />
lầm lì.<br />
Vậy để giáo dục học sinh đạt kết quả như mong muốn thì không thể không <br />
có kỷ luật. Nếu không có bất cứ mọt hình thức kỷ luật nào áp dụng trong <br />
trường, trong lớp thì rõ ràng giáo viên không thể nào tổ chức được lớp học, nhà <br />
trường không thể nào vận hành. Nhưng nếu áp dụng các biện pháp, các hình <br />
thức kỷ luật trừng phạt thì rõ ràng phản tác dụng giáo dục. Vì thế, một hình <br />
thức kỷ luật phù hợp, hình thức kỷ luật tích cực, hiệu quả, nhẹ nhàng mà tất cả <br />
học sinh để chấp nhận và mong muốn thực hiện là điều vô cùng quan trọng để <br />
thực hiện thành công công tác giáo dục trong nhà trường. <br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
Số học sinh và giáo viên trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng những năm gần <br />
đây ổn định và có dao động nhẹ khoảng từ 300 330 em và từ 2022 giáo viên. <br />
Số học sinh hư, học sinh cá biệt không nhiều. Đa số các em học sinh người Kinh <br />
rất ngoan và gương mẫu, một số em học sinh người Ê đê chưa ngoan, lý do chủ <br />
yếu là do gia đình. Hầu hết những em này rơi vào các gia đình có cha mẹ đã ly <br />
dị, ly thân hay cha hoặc mẹ mất, cha mẹ đi làm ăn xa,...Các em thiếu sự chỉ bảo <br />
trực tiếp của bố mẹ và hay bị ảnh hưởng xấu từ bên ngoài. Trong lớp học, các <br />
em thường có biểu hiện thiếu lễ phép với thầy cô dẫn đến việc không được <br />
thầy cô thương yêu. Hay nghịch nên hay bị la mắng.<br />
Một số em có khả năng tiếp thu chậm hơn bạn bè. Trong lớp học ít chú ý <br />
nghe giảng, hay làm việc riêng, hay chọc phá bạn, nói chuyện gây mất trật tự <br />
trong lớp, nhiều em có khả năng chú ý kém, khả năng hợp tác với bạn chưa tốt <br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 8<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
nên việc chú ý và tập trung vào bài gảng không được như giáo viên mong muốn <br />
nên thường bị giáo viên áp dụng các kỷ luật trừng phạt.<br />
Một số giáo viên kỹ năng tổ chức lớp học và thu hút học sinh chú ý hạn <br />
chế, ngôn ngữ nói thiếu cuốn hút, khó nghe nên không làm cho học sinh hứng thú <br />
trong việc xây dựng bài học. Từ đó học sinh không hợp tác trong giờ học dẫn <br />
đến bị giáo viên áp dụng hình thức kỷ luật nặng nhẹ khác nhau.<br />
Phần lớn giáo viên vẫn còn ảnh hưởng tư tưởng phong kiến rằng đã dạy <br />
dỗ là phải đòn roi. "nếu không phạt học sinh thì làm thế nào để học sinh nghe <br />
lời?", thậm chí còn cho rằng không có biện pháp nào ngoài trừng phạt, nếu <br />
không phạt thì học sinh sẽ nhờn, coi thường thầy cô giáo, cho rằng, đối với học <br />
sinh mà không nghiêm khắc là không thể nào dạy được. Có thầy cô còn thở dài: <br />
Bây giờ dạy học nhiều áp lực quá, nếu đi dạy mà không được đánh học sinh thì <br />
chịu, không thể nào dạy được, nói không ai nghe, học sinh không sợ cô sẽ không <br />
chú ý nghe giảng, học sinh không sợ cô về nhà sẽ không học bài, học sinh mà <br />
không sợ cô thì không bao giờ khá lên được,...Nhưng chưa chịu khó tìm cách làm <br />
thế nào các em vẫn sợ nhưng vẫn thương yêu và nghe lời chứ không ghét bỏ, thù <br />
oán cô.<br />
Một số giáo viên đổ lỗi việc học sinh hư hỏng do bố mẹ chiều, không cho <br />
cô phạt,... Nhiều giáo viên lẫn nhiều phụ huynh đang thiếu kiến thức và công cụ <br />
để giải quyết các vấn đề về mối quan hệ với học trò và phụ huynh. Trong đó, <br />
giáo viên vừa phải cân bằng các vấn đề trong cuộc sống riêng với gia đình, đồng <br />
nghiệp, nhưng lại vừa phải cân bằng với hàng trăm em học sinh, phụ huynh với <br />
nhiều tính cách, nhiều hoàn cảnh, nhiều vấn đề khác nhau nên việc xử lý trong <br />
nhiều tình huống sư phạm không được khéo léo.<br />
Đã có nhiều giáo viên đem cả bực tức với chồng, với con, với hàng xóm hay <br />
thậm chí với đồng nghiệp lên trút hết vào học sinh. Có cô, vì bực tức mà buổi <br />
học đó đã đánh nhiều em, không giảng, không nói, không tổ chức hoạt động để <br />
học sinh tham gia. Nhiều cô, sau khi nóng nảy, ra tay với học sinh rồi phân bua, <br />
đỗ lỗi do bức xúc chồng, bức xúc việc gia đình nên không kìm chế được.<br />
Toàn trường có 22 giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy, trong đó giáo <br />
viên bộ môn là 06, giáo viên tiểu học là 16. <br />
Hầu hết giáo viên bộ môn là giáo viên trẻ, có trình độ đào tạo tốt, có trình <br />
độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng sư phạm xuất sắc và khả năng xử lý các <br />
tình huống sư phạm phù hợp, được học sinh yêu thương, gần gũi.<br />
Trong 16 giáo viên tiểu học thì độ tuổi trên 45 tuổi có 7 giáo viên, chiếm <br />
43,8%. Độ tuổi 40 đến 45 là 4 giáo viên, chiếm 25%. Số giáo viên trẻ dưới 40 là <br />
5 giáo viên, chiếm 31,2%. Khả năng ứng xử và mức độ áp dụng khéo léo các <br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 9<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
hình thức kỷ luật học sinh phân định rõ ràng theo độ tuổi. <br />
Tất cả các giáo viên trẻ dưới 40 tuổi đều chưa lần nào bị cha mẹ học sinh <br />
phàn nàn về cách đối xử với học sinh. Khả năng làm công tác chủ nhiệm lớp ở <br />
nhóm giáo viên này rất tốt. Học sinh thường gần gũi và thân thiện với thầy cô, <br />
giữa giáo viên và học sinh có sự chia sẻ, giúp đỡ, yêu thương.<br />
Nhóm giáo viên có độ tuổi từ 40 đến 45 là những giáo viên có chuyên môn <br />
vững vàng. Có khả năng ứng xử tốt. Các giáo viên này thường nghiêm khắc với <br />
học sinh nhưng rất quan tâm, gần gũi học sinh. Đặt biệt nhóm giáo viên này rất <br />
được cha mẹ học sinh và cộng đồng tín nhiệm. Họ đủ chín mùi về chuyên môn, <br />
đủ khéo léo trong ứng xử và đủ yêu thương, cảm thông sâu sắc từng hoàn cảnh <br />
học sinh mình chủ nhiệm. Các thầy cô ở nhóm lứa tuổi này là các thầy cô cốt <br />
cán trong trường. Nhóm thầy cô này không hòa đồng lắm với học sinh nhưng là <br />
nhóm giáo viên rất được học sinh tin yêu, cảm mến.<br />
Trong số các thầy cô ở lứa tuổi trên 45 thì có một số thầy cô có khả năng <br />
chuyên môn tốt, vững vàng nhưng cũng có nhiều người còn hạn chế về năng lực <br />
sư phạm. Đa số có khả năng áp dụng các hình thức kỷ luật học sinh không phù <br />
hợp. Nhiều người hay dùng hình thức kỷ luật trừng phạt hay thậm chí là bạo <br />
lực. Cá biệt có một số ít thầy cô thường xuyên vi phạm, thường bị cha mẹ học <br />
sinh phàn nàn về cách thức đối xử, trách phạt con họ. Về việc làm cho học sinh <br />
bị tổn thương, bị sợ không dám đến lớp, bị chán nản không muốn học hay thậm <br />
chí ghét thầy cô đó, không muốn đến trường, không muốn vào lớp lúc thầy cô đó <br />
dạy.<br />
Đặc biệt, đối với học sinh là người Êđê thì biện pháp giáo dục cần phải <br />
nhẹ nhàng và khéo léo hết sức bởi các em không có bất kỳ một nguồn động viên <br />
hay một áp lực nào từ phái gia đình là phải đi học. Chỉ cần có một điều phật ý, <br />
các em sẵn sàng bỏ học. Các em bỏ học ở nhà, cha mẹ không bao giờ có ý kiến. <br />
Các em thường thích các hoạt động vận động, vui chơi, giải trí bên cạnh việc <br />
học. Từ thực tế đội ngũ giáo viên và học sinh trường mình, tôi đã bố trí hài hòa <br />
các giáo viên nhiều độ tuổi vào một khối lớp để có sự chia sẻ kinh nghiệm <br />
giảng dạy với nhau. Trong việc vận dụng, mỗi người cũng đã có những cố gắng <br />
nhất định để việc dạy học đạt được hiệu quả cao nhất, để nhà trường có đội <br />
ngũ giáo viên và học sinh có ý thức kỷ luật tốt nhất.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Đưa ra được các hình thức kỷ luật tích cực để thay thế kỷ luật trừng phạt <br />
học sinh. Tất cả các giải pháp đều nhằm một mục tiêu là giáo viên có kỹ năng <br />
áp dụng các hình thức kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh. Học sinh có ý <br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 10<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
thức kỷ luật tốt. <br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
Biện pháp 1. Thay đổi nhận thức của giáo viên<br />
Muốn thay đổi hành động, trước hết phải thay đổi nhận thức của giáo viên. <br />
Rất nhiều giáo viên phàn nàn: nếu không đánh, làm sao học sinh nghe lời hay <br />
“thương cho roi cho vọt”. Có đánh, có la thì mới dạy được. Trước đây khi đi <br />
học, cô thầy đánh mình như thế giờ mình mới nên người. Không đánh học sinh <br />
thì các em coi thường mình, nhờn mặt lắm. Không đánh học sinh thì không thể <br />
nào dạy được.<br />
Hiện nay, bạo hành trong nhà trường hay tâm lý “thương cho roi cho vọt” là <br />
không sai hay không phương hại của nhiều người, nhiều thầy cô vẫn tồn tại. <br />
Một số thầy cô còn thiếu hiểu biết về pháp luật, nhất là nghĩa vụ và quyền hạn <br />
của thầy cô giáo trong việc giáo dục chăm sóc trẻ em đã được quy định trong các <br />
chính sách, luật pháp.<br />
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp còn được một số giáo viên coi nhẹ. Một số <br />
giáo viên không quan tâm nhiều đến cảm xúc của học sinh, cho mình được <br />
quyền đánh, mắng, la, hét, dọa nạt học sinh.<br />
Vì vậy, vấn đề quan trọng là phải thay đổi nhận thức của giáo viên về việc <br />
kỷ luật học sinh, phải làm sao cho giáo viên tự nhận thấy được rằng bản thân <br />
mình cần phải thay đổi các hình thức kỷ luật để đạt hiệu quả tích cực nhất <br />
trong dạy học.<br />
Để thay đổi nhận thức của giáo viên, trước hết tôi đã tổ chức các buổi <br />
chuyên đề về các vấn đề liên quan đến bạo lực học đường, kỷ luật trừng phạt <br />
học sinh, về các vấn đề liên quan đến kỹ năng tổ chức dạy học và các vấn đề <br />
về đạo đức nhà giáo. <br />
Qua các buổi chuyên đề, giáo viên nhận thức sâu sắc các việc làm của mình <br />
là đúng hay sai. Từ việc đưa ra các ví dụ thực tế đã được lan truyền trên mạng, <br />
các vấn đề nóng đã gây nhiều bức xúc trong dư luận, các vấn đề bạo lực học <br />
sinh đã bị xã hội lên án để so sánh với việc giáo viên thường làm từ đó các cô <br />
thầy rút kinh nghiệm cho bản thân. <br />
Trước tiên, giáo viên sẽ cùng xem và nhận xét về những hành động bạo lực <br />
học sinh mà mọi người đã vô tình hay cố ý ghi lại được và đưa lên mạng <br />
internet. 100% người xem đều lên án các tình huống như dùng dép đánh vào đầu <br />
học sinh, dùng thước, roi, cây vụt vào mông, tay, chân gây thâm, bầm tím các em, <br />
tát và mặt, véo tai, kéo tai học sinh,...<br />
Sau đó giáo viên sẽ được liên hệ bản thân. Nhớ lại một số hành động, một <br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 11<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
số biện pháp kỷ luật trừng phạt mình đã áp dụng với học sinh mình. Mặc dù <br />
không có hành động nào quá đáng như một số hình ảnh đã nêu nhưng nếu các <br />
việc làm của mình đều được ghi lại và được đưa lên mạng xã hội liệu hậu quả <br />
mang lại cho các thầy cô giáo chúng ta sẽ thế nào. Phân tích xem bản thân mình <br />
làm như thế đúng hay sai. <br />
Tiếp theo, giáo viên sẽ được thảo luận và đưa ra cách giải quyết các tình <br />
huống mà mọi người đã và đang lên án gay gắt đó. Mỗi người sẽ được đưa ra <br />
nhận định và nêu cách giải quyết các tình huống tái hiện. Ví dụ như có một em <br />
học sinh nói chuyện riêng trong lớp bị cô giáo vụt thước làm cho tím bầm mông, <br />
nếu là bản thân mình trong trường hợp đó, giáo viên sẽ xử lý thế nào? Ví dụ <br />
một em quay sang nói cuyện với bạn trong lúc cô đang giảng bài, cô đã bắt em <br />
đó quỳ suốt buổi học. Hay một em rất nghịch và đã lấy trộm tiền của bạn bị cô <br />
dọa sẽ gọi công an đến, vì quá sợ chú công an, em đó đã bỏ học, cô xử lý thế <br />
nào? <br />
Giáo viên phải phân tích được đúng sai, nêu lên, phân tích sau đó cùng thống <br />
nhất một số cách thức xử lý tình huống, cách giải quyết tối ưu, hiệu quả để <br />
không làm tổn thương học sinh. Sau mỗi lần chuyên đề, sau các tình huống thực <br />
tế đã áp dụng hiệu quả và tạo chuyển biến tích cực trong suy nghĩ, hành động <br />
của học sinh đối với mình, mỗi giáo viên đã có nhận thức đúng, có chuyển biến <br />
mạnh mẽ tích cực trong nhận thức và tình cảm đối với học sinh. Mọi người đều <br />
nhận thấy rằng, các em học sinh đáng yêu hơn là đáng trách. Tất cả các hành <br />
động, việc làm của các em là tấm gương phản chiếu cách giáo dục của mỗi <br />
chúng ta. Nếu được yêu thương, các em sẽ đáp lại bằng tình yêu thương, nếu <br />
được tôn trọng, sẽ nhận được ở các em sự kính yêu, nếu được quan tâm chăm <br />
sóc, giúp đỡ tận tình, chúng ta sẽ nhận lại được ở các em một tình yêu thương <br />
trong sáng, quan tâm đặt biệt, nếu bị đối xử bằng bạo lực, sẽ nhận lại từ các em <br />
một tính cách lầm lì, ngang bướng, nếu bị bỏ rơi, sẽ nhận lại được ở các em <br />
một sự lạnh nhạt, xa lánh. <br />
Mỗi ngày như thế, giáo viên sẽ tìm thấy vô vàn niềm vui bên học trò của <br />
mình. Giáo viên sẽ nhận thấy, không phải chỉ có la mắng, đánh đập, gây áp <br />
lực,... thì người khác mới chú ý lắng nghe mình. Không phải chỉ có phải đánh thì <br />
mới dạy được, không phải roi vọt mới giải quyết được vấn đề mà trong việc <br />
giáo dục một con người thì điều quan trọng là phải khéo léo, phải có những kỷ <br />
luật tích cực phù hợp hơn. <br />
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng phải được liên tục nhắc đi nhắc lại, các <br />
giáo viên phải ký cam kết mỗi năm học về việc không sử dụng bạo lực đối với <br />
học sinh. Không thể nói đây là việc biết rồi, nói mãi vì rõ ràng là với giáo viên <br />
lâu năm, nhiều kinh nghiệm là những giáo viên hay mắc phải sai lầm nhất. <br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 12<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
Trong không gian sư phạm của nhà trường, giáo dục đạo đức nhà giáo phải <br />
được đặt lên hàng đầu, trọng tâm và thường xuyên... Giải quyết tốt công tác này <br />
chính là thiết thực góp phần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ “dạy tốt, học tốt”. <br />
Ngoài ra, tôi còn luôn quan tâm tới vấn đề tâm lý nghề nghiệp, góp phần <br />
định hướng, giải tỏa cho giáo viên trong các buổi họp cơ quan, trao đổi kinh <br />
nghiệm về các tình huống sư phạm. <br />
Biện pháp 2. Thay đổi thói quen. Áp dụng kỷ luật tích cực thay thế cho <br />
kỷ luật trừng phạt học sinh<br />
Các tình huống rất nhiều, rất đa dạng và gần gũi với tình huống giáo viên <br />
gặp hằng ngày và hầu như tất cả các tình huống đều được giáo viên xử lý một <br />
cách khéo léo và hợp lý nhưng vì sao khi áp dụng thực tế, các thầy cô chúng ta <br />
lại không làm được như thế?<br />
Vấn đề nảy sinh tiếp theo ở đây là thói quen hành động. Thói quen hành <br />
động liên quan đến nhiều yếu tố. Trước hết, nói đến thói quen là phải nói đến <br />
việc luyện tập thường xuyên, liên tục, tạo cho mình nhận thức đúng và buộc <br />
mình phải làm theo hằng ngày, hằng giờ. Tạo cho mình một thói quen tốt trong <br />
hành xử với học sinh và bỏ các thói quen tự mình thấy không phù hợp.<br />
Thực tế đã có một số giáo viên, cứ không bằng lòng, bực tức học sinh là ra <br />
tay đánh, tát, miệng chửi, nạt, hăm dọa,...Để thay đổi được thói quen đó, giáo <br />
viên cũng cần phải cố gắng nhiều và phải bình tỉnh, kiên trì, kìm nén để giải <br />
quyết. Giáo viên phải thay đổi cách cư xử trong lớp học dựa trên cơ sở động <br />
viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy học sinh, khiến cho học <br />
sinh tự giác chấp hành và hình thành ở các em thói quen tích cực.<br />
Tất cả giáo viên đều không có khó khăn gì để phân biệt đâu là kỷ luật tích <br />
cực, đâu là kỷ luật không tích cực và mọi người đều nhận biết rằng, kỷ luật <br />
trừng phạt hay dùng bạo lực đối với học sinh đều mang đến kết quả không như <br />
mong muốn. Hơn nữa, việc dùng kỷ luật trừng phạt học sinh đang bị xã hội lên <br />
án. Hầu hết hiện nay không ai sinh nhiều con kể cả là người Kinh hay người Ê<br />
đê. Vì vậy, nếu thấy con có biểu hiện bị bạo hành, họ sẽ phản ứng rất quyết <br />
liệt. Mọi hậu quả tiếp theo đối với giáo viên đều sẽ rất khó lường. Thế nên, tất <br />
cả giáo viên đều mong muốn mình có kỹ năng áp dụng các biện pháp kỷ luật <br />
tích cực trong giáo dục học sinh.<br />
Đầu tiên, phải xây dựng các hình thức kỷ luật tích cực. Các hình thức kỷ <br />
luật tích cực đối với học sinh sau đây là các biện pháp mà tôi đã hướng dẫn giáo <br />
viên phổ biến, áp dụng có hiệu quả tại trường. <br />
a) Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán<br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 13<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
Vào đầu năm học, sau khi phổ biến cho học sinh quy tắc ứng xử trong <br />
trường, kỷ luật của nhà trường,... Giáo viên sẽ cùng học sinh xây dựng một số <br />
quy tắc, thảo luận và thống nhất thực hiện. Giáo viên phải kiên trì áp dụng, phải <br />
linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh và phải kiên quyết trong các tình <br />
huống. Quy định chế độ thưởng và phạt rõ ràng.<br />
Giáo viên phải để cho học sinh đươc thảo luận, xây dựng quy chế. Phải <br />
cho các em nêu lên điều gì các em thích hay không thích trong cách ứng xử của <br />
cô. <br />
Đầu năm học, tôi đã cho học sinh điền mẫu có sẵn, kết quả thu được khá đáng <br />
yêu. Qua đây cũng có thể giúp mọi người điều chỉnh ứng xử của mình để phù <br />
hợp hơn.<br />
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH<br />
Hãy điền điều em yêu cầu, mong muốn vào ô tương ứng.<br />
<br />
thầy cô các thầy thầyTPTĐ, các bạn trường thư viện Ý kiến <br />
chủ nhiệm cô khác côHT,PHT chúng ta y tế khác<br />
<br />
<br />
<br />
Sau khi khuyến khích các em bày tỏ yêu cầu, mong muốn của mình, tôi thu <br />
được nhiều ý kiến khá dễ thương, có nhiều ý kiến rất ngây ngô như mong <br />
muốn cô không kiểm tra bài cũ, không muốn làm việc với nhóm,... thì có khá <br />
nhiều ý kiến trùng lặp lại rất thiết thực và đáng yêu như:<br />
* Về thầy cô, các bạn:<br />
Em mong cô chủ nhiệm hiền hơn, hay cười với chúng em hơn.<br />
Em mong cô dạy dễ hiểu hơn.<br />
Em mong giờ ra chơi cô ở lại chơi với chúng em.<br />
Em mong các thầy cô yêu thương chúng em hơn.<br />
Em mong thầy cô hiểu em, mong thầy cô tổ chức nhiều trò chơi hơn và <br />
chơi với chúng em.<br />
Em mong cô ....( Xin phép không ghi tên) không đánh các bạn, hiền hơn.<br />
Em mong cô..... đừng có lúc nào cũng nói to.<br />
Em mong các bạn đừng ăn quà vặt, các bạn không đánh nhau, các bạn <br />
phải biết giữ vệ sinh lớp,... Mong các bạn không làm phiền các thầy cô khác khi <br />
đang dạy.<br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 14<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
* Về Tổng phụ trách đội và Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng: <br />
Em mong muốn thầy An tổ chức nhiều trò chơi hơn. Mong được vào đội <br />
bóng đá. Em mong được chơi trò chơi cùng các thầy cô.<br />
Em mong cô Hiệu trưởng/ Phó hiệu trưởng dạy lớp em nhiều hơn. Khi <br />
nào cũng cười với chúng em, vào lớp em và nhắc nhở các bạn nhiều hơn,...<br />
Em mong cô Hiệu trưởng tổ chức nhiều buổi văn nghệ hơn. <br />
* Về trường chúng ta, về thư viện:<br />
Em mong trường chúng ta xây mới, to hơn, đẹp hơn.<br />
Em mong muốn xây thêm nhà vệ sinh nam/ nữ cho chúng em.<br />
Em mong trường ta trồng nhiều cây xanh hơn, nhiều hoa hơn.<br />
Em muốn có nhiều bộ bàn để ngoài sân để ra chơi chúng em họp nhóm.<br />
Em mong thư viện có nhiều truyện tranh hơn,...<br />
Tất cả điều các em bày tỏ đều rất thiết thực. Trong đó, nhóm yêu cầu mong <br />
muốn về thầy cô là nhiều nhất và tha thiết nhất. Hầu hết, em nào cũng muốn <br />
thầy cô hiền lành hơn, nhẹ nhàng hơn. Các em muốn có một môi trường học tập <br />
lành mạnh, muốn được vui chơi, muốn được mọi người yêu thương, gần gũi và <br />
tôn trọng.<br />
Từ những mẫu như trên, giáo viên có thể thăm dò ở học sinh một số nội <br />
dung khác để phục vụ cho việc dạy học của mình và để xây dựng quy chế làm <br />
việc chung cho lớp. Với từng lớp, giáo viên cần dành thời gian để các em được <br />
thảo luận nhiều rồi mới thống nhất.<br />
Sau khi thống nhất, giáo viên sẽ ban hanh nôi quy, thông bao/dan công khai<br />
̀ ̣ ́ ́ <br />
ở nơi học sinh luôn nhin thây v<br />
̀ ́ ới hinh th<br />
̀ ức hâp dân.<br />
́ ̃<br />
̣<br />
Giáo viên cũng nên thông bao đên phu huynh h<br />
́ ́ ọc sinh đê cung giám sat viêc<br />
̉ ̀ ́ ̣ <br />
thực hiên.<br />
̣ Trong việc thực hiện nội quy, học sinh được tham gia, học sinh được <br />
cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến, ý kiến của các em được lắng nghe và <br />
tôn trọng. Sự tham gia của học sinh trong việc xây dựng nội quy lớp học là cần <br />
thiết vì điều đó sẽ giúp các em hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính <br />
các em đề ra. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội giúp mọi học sinh rèn cho mình kỹ <br />
năng g giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định vấn đề. Phát <br />
huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người.<br />
Quy chế phải phù hợp với điều kiện từng lớp và sẽ được thay thế, bổ sung <br />
khi cần thiết. Các quy tắc phải phù hợp dựa vào các năng lực và phẩm chất cần <br />
đạt của mỗi lớp. Ví dụ một số điều sau:<br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 15<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
Phải lắng nghe khi người khác nói.<br />
Không bao giờ nói dối.<br />
Sẵn sàng giúp đỡ các bạn.<br />
Giữ gìn bàn học và khu vực xung quanh luôn gọn gàng, ngăn nắp.<br />
Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp sạch sẽ.<br />
Sau khi xây dựng được các quy tắc, giáo viên và học sinh phải cùng thực <br />
hiện. Giáo viên phải khéo léo động viên các em thực hiện. kịp thời khen ngợi <br />
động viên học sinh. Đặc biệt là phải nhất quán thực hiện các quy tắc đã thực <br />
hiện.<br />
Việc đề ra được quy tắc và tự giác thực hiện nhất quán các quy tắc đó đã <br />
rèn luyện cho học sinh thói quen kỷ luật và chấp hành kỷ luật. Xây dựng được ở <br />
học sinh việc sống, học tập và làm việc có nguyên tắc, không tùy tiện.<br />
b) Khuyến khích, nêu gương, động viên tích cực<br />
Tất cả mọi học sinh đều có mong muốn được tiến bộ, được khen. Điều <br />
này là chắc chắn và giáo viên nào cũng biết. Giáo vên cần thường xuyên áp dụng <br />
việc khuyến khích, nêu gương, đông viên học sinh để các em tiến bộ.<br />
Phải nghiêm khắc và nhất quán thực hiện các cam kết, quy tắc lớp đã xây <br />
dựng dựa trên nguyên tắc sau:<br />
- Dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, nhằm thúc đẩy học <br />
sinh có thái độ cư xử, hành vi đúng.<br />
Khen bằng nhiều hình thức như: một nụ cười, một cái xoa đầu, một lời <br />
khen, lời động viên trước lớp, khen trước cờ; tặng phiếu khen; thư khen gửi về <br />
gia đình, cá nhân, ghi lời nhận xét tốt về bạn, hộp thư vui, công nhận và khuyến <br />
khich các đ<br />
́ ặc điểm tốt,…<br />
Ngoài việc giáo viên khen ngợi học sinh, phải lưu ý khuyến khích những <br />
đối tượng khác như Cha mẹ, thầy cô khác, người thân, bạn bè, …của học sinh <br />
cùng hợp tác. <br />
Việc khen thưởng, động viên có hiệu quả nhất khi học sinh có hành vi tốt <br />
được hưởng một số quyền lợi, còn những HS mắc lỗi nhiều lần bị tước bỏ <br />
quyền hưởng quyền lợi đó.<br />
Những quyền lợi phải là những điều học sinh thích và trân trọng.<br />
Cần khen thưởng động viên từng tiến bộ nhỏ nhất của học sinh.<br />
Việc khen thưởng, động viên phải kịp thời và được mọi em khác thấy, <br />
muốn được như bạn mình.<br />
<br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 16<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
Khen ngợi ngay sau khi các em hoàn thành nhiệm vụ. K hi một bạn nào đó <br />
làm được điều gì tốt đẹp, có ý nghĩa thì lời khen của bạn mới thật sự chân <br />
thành. Nó khiến học sinh vui thích và mong muốn được làm tốt hơn sau đó.<br />
Miêu tả cụ thể quá trình và việc mà học sinh đã nỗ lực. K hi học sinh làm <br />
được một việc mà bản thân cảm thấy rất tốt, trong lòng sẽ có cảm giác rất vui <br />
và hy vọng người khác sẽ khen ngợi mình. Vì vậy hãy thừa nhận sự cố gắng <br />
của các em từ những điều nhỏ nhặt nhất. Như vậy, tất cả học sinh chứ không <br />
phải chỉ có những em giỏi giang mới được khen. <br />
c) Áp dụng những hình thức phạt phù hợp, công bằng và nhất quán<br />
Phải cương quyết với học sinh mắc lỗi, nghiêm khắc nhưng mềm dẻo chỉ <br />
ra cho các em biết đã mắc lối gì, mắc lỗi như thế nào và lần sau cần phải làm gì <br />
để sửa chữa.<br />
Khi phạt, giáo viên cần nói rõ sai phạm của học sinh với thái độ khoan <br />
dung, nhân ái, độ lượng và bình tĩnh. Các biện pháp xử phạt phải giúp học sinh <br />
biết rằng thái độ/hành vi của các em là sai, trái như thế nào. Chỉ ra được nên làm <br />
thế nào mới đúng.<br />
Tuyệt đối không sử dụng hình phạt mang tính bạo lực.<br />
Các hình phạt phải phù hợp với mức độ vi phạm<br />
Tránh gây căng thẳng, đối đầu với học sinh.<br />
Áp dụng hình thức xử phạt một cách công bằng.<br />
Không phạt học sinh vì những lỗi do những nguyên nhân khách quan.<br />
Không phạt học sinh vì những quy định chưa được thỏa thuận trước.<br />
Trong việc thực hiện các kỷ luật, phải có thưởng, có phạt, có khen, có chê <br />
nhưng việc phạt học sinh, chê học sinh là điều cần phải cẩn thânh hơn cả. Hình <br />
thức phạt ở đây là hình thức làm cho học sinh tự nhận thức được việc làm sai <br />
của mình để tự giác sửa. Việc chê học sinh hoàn toàn không thể tùy tiện. hạn <br />
chế nhất có thể việc buông lời chê bai. Cẩn trọng với những lời chê trách học <br />
sinh. Vì ai trong chúng ta đều có thể diện của mình, và luôn dễ dàng bị tổn <br />
thương lòng tự trọng với những lời chê trách. Nên thay thế việc chê bằng các <br />
hình thức khác có thể.<br />
d. Hãy thay việc chê bằng những lời khen ngợi<br />
Việc này cũng rất khó, trong gia đình, các bà mẹ áp dụng với một, hai đứa <br />
con chính mình sinh ra đã khó huống gì áp dụng cho một lớp mấy chục học sinh. <br />
Thế nhưng không có quả ngọt nào mà không cần có sự chăm sóc đặt biệt. Kết <br />
quả ngọt ngào sẽ đến sau những nổ lực và cố gắng. <br />
Hồ Thị Mỹ Hạnh, trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng 17<br />
Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
Không phải một học sinh bị phạm lỗi mà bạn thay vì chê lại khen, như vậy <br />
là phản tác dụng. Thay chê bằng khen ở đây tương tự biện pháp nêu gương. Một <br />
học sinh lớp một không thể ngồi yên nghe giảng, cứ ngọ nguậy. Thực ra, nếu <br />
cứ la, nhắc em nhiều lần, giáo viên cũng mệt, em đó chưa chắc thực hiện tốt mà <br />
lại ảnh hưởng đến cả lớp. Thay vì mất thời gian nhắc, la, sửa từng em bạn chỉ <br />
cần khen một số em khác. Như Cô thấy bạn Nam hôm nay thật ngoan, bạn ngồi <br />
yên nghe giảng, Bạn Nam sẽ được ghi tên trong sổ bạn bè gương mẫu. Ai ngoan <br />
như bạn Nam hôm nay sẽ được như thế. Lập tức sẽ có rất nhiều em chú ý ngay <br />
và mong muốn được cô thấy mình cũng ngoan.<br />
Không chê một số em chưa giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đầu giờ, cô sẽ <br />
khen, gọi lên lớp một số bạn ăn mặc sạch, đẹp. Yêu cầu các bạn nêu nhận xét, <br />
cảm nghĩ khi đứng trước một bạn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. sau đó cô khen, <br />
nhân rộng những hình ảnh bạn bè biết ăn mặc sạch đẹp cho cả lớp noi theo.<br />
Khen một học sinh nghĩa là chúng ta đã công nhận các em, điều đó làm cho <br />
các em tự tin. Các em khác vì muốn được thầy cô công nhận, vì muốn chứng tỏ <br />
mình cũng có thể như thế hoặc hơn như thế nên luôn cố gắng.<br />
Chúng ta ai chẳng muốn nhận những lời khen, những đánh giá tích cực từ <br />
mọi người xung quanh. Hoan hỷ khi thấy mọi người hài lòng với công việc của <br />
mình và khi đón nhận lời khen là điều hết sức tự nhiên. Hơn nữa, khi được khen, <br />
học sinh cảm nhận mình được yêu thương, được thuộc về, được tôn trọng và có <br />
động lực hoàn thiện bản thân hơn.<br />
e) Phải quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh<br />
Tất cả học sinh trong lớp không thể giống nhau về gia đình, điều kiện <br />
sống, điều kiện d