SKKN: Vận dụng thực tiễn vào bài giảng nhằm giáo dục ý thức Quốc phòng - An ninh cho học sinh
lượt xem 86
download
Hiện nay tình hình tội phạm ở nước ta rất phức tạp và các thế lực thù địch đang tìm cách phá hoại nước ta bằng nhiều biện pháp đặc biệt là chiến lược “Diễn biến hoà bình”. Việc vận dụng kiến thức thực tiễn vào bài giảng nhằm giáo dục và nâng cao kiến thức QP-AN cho học sinh THPT là điều cần thiết. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Vận dụng thực tiễn vào bài giảng nhằm giáo dục ý thức Quốc phòng - An ninh cho học sinh”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Vận dụng thực tiễn vào bài giảng nhằm giáo dục ý thức Quốc phòng - An ninh cho học sinh
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG THỰC TIỄN VÀO BÀI GIẢNG NHẰM GIÁO DỤC Ý THỨC QUỐC PHÒNG – AN NINH CHO HỌC SINH
- Sở GD&ĐT Đồng Nai CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THPT Bình Sơn Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN : 1. Họ và tên : Lê Viết Tiến 2. Ngày tháng năm sinh : 01-11-1982 3. Nam, nữ : Nam 4. Địa chỉ : Ấp Long Đức 1 - Tam phước – Biên Hòa – Đồng Nai 5. Điện thoại : Cơ quan : 0613.533100 ĐTDĐ : 0938.370313 6. E-mail : tienlethpt@gmail.com 7. Chức vụ : Giáo viên 8. Đơn vị công tác : Trường THPT Bình Sơn II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : - Học vị : Cử nhân - Năm nhận bằng : 2006 - Chuyên ngành đào tạo : GDTC – GDQP.AN III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : GDTC – GDQP.AN - Số năm có kinh nghiệm : 5 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : 1. “Thể lực – Vấn đề cần quan tâm đối với học sinh nữ THPT” 2. Một số biện pháp nhằm khắc phục những sai sót thường mắc và nâng cao thành tích trong kỹ thuật nhảy cao “kiểu nằm nghiêng”.
- Sở GD&ĐT Đồng Nai CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THPT Bình Sơn Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Long Thành, ngày 19 tháng 10 năm 2011 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2011 – 2012 Tên sáng kiến kinh nghiệm : “ VẬN DỤNG THỰC TIỄN VÀO BÀI GIẢNG NHẰM GIÁO DỤC Ý THỨC QUỐC PHÒNG – AN NINH CHO HỌC SINH ” Họ và tên tác giả : Lê Viết Tiến Tổ : Vật lí – Thể dục – GDQP.AN Lĩnh vực : Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác 1. Tính mới : - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2. Hiệu quả : - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 3. Khả năng áp dụng : - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách : Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống : Tốt Khá Đạt
- - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng : Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : “Tự học - tự đào tạo là con đường phát triển của mỗi con người. Đó cũng là truyền thống quí báu của dân tộc Việt Nam. Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi tạo ra khả năng sáng tạo của người học, người dạy khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục ...”. Nghị quyết Hội nghị lần II của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) đề cập đến vấn đề tự học là “Đảm bảo điều kiện thời gian tự học, tự nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ phong trào tự học - tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân nhất là thanh niên ...”. Trong những năm gần đây Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản hướng dẫn về vấn đề tự học, đổi mới phương pháp dạy học. Mục II - Điều 28 - Luật Giáo dục năm 2005 có ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông, phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của người học, phù hợp đặc điểm từng lớp, từng môn; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, từ thực tiễn vào bài học; Tác động đến tình cảm làm niềm vui hứng thú học tập của học sinh ...”. Nội dung chương trình môn học Giáo dục Quốc phòng & An ninh cấp THPT kèm theo Quyết định số 79/2007/QĐ-BGD&ĐT có tỉ lệ lý thuyết chiếm khoảng 60% nội dung chương trình. Những nội dung lý thuyết chứa nhiều kiến thức xã hội và nhân văn, kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học quân sự. Vậy cần phải có sự liên hệ kiến thức thực tiễn vào bài giảng để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh và giúp các em có sự liên hệ chặt chẽ giữa bài học và thực tiễn, thực tiễn và bài
- học từ đó các em sẽ hiểu biết hơn về kiến thức Quốc phòng - An ninh. Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin thì việc tìm hiểu và khai thác những kiến thức thực tiễn và đưa những kiến thức đó vào bài giảng là điều mà mỗi giáo viên đều có thể làm được (tìm hiểu và khai thác kiến thức từ phương tiện thông tin đại chúng và trên mạng, đưa kiến thức vào bài giảng nhờ sự hỗ trợ của máy tính). Hơn nữa hiện nay tình hình tội phạm ở nước ta rất phức tạp và các thế lực thù địch đang tìm cách phá hoại nước ta bằng nhiều biện pháp đặc biệt là chiến lược “Diễn biến hoà bình”. Tôi thấy rằng việc vận dụng kiến thức thực tiễn vào bài giảng nhằm giáo dục và nâng cao kiến thức QP-AN cho học sinh THPT là điều cần thiết. Với lí do trên, tôi lựa chọn đề tài “Vận dụng thực tiễn vào bài giảng nhằm giáo dục ý thức Quốc phòng - An ninh cho học sinh” . Với hy vọng được đóng góp ý kiến nhỏ bé của mình vào công cuộc đổi mới phương pháp giảng dạy với phương châm: “học sinh chủ động, giáo viên là người hướng dẫn” mà tòan ngành giáo dục đã đề ra. II. THỰC TRẠNG TRUỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI : 1. Về phía giáo viên: a. Thuận lợi: - Được sự động viên, giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, bộ phận thư viện. - Được sự góp ý nhiệt tình của các đồng nghiệp, nhất là các giáo viên cùng chuyên môn. - Về phía gia đình: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài. - Giờ dạy môn giáo dục quốc phòng – an ninh thực sự đã mang lại cho tôi niềm say mê và muốn tìm tòi, học hỏi nhiều hơn nữa. b. Khó khăn:
- - Khả năng viết văn chuyên môn của người nghiên cứu còn hạn chế. - Số năm công tác ít, kinh nghiệm giảng dạy chưa có nhiều mà trường thì không có giáo viên giảng dạy cùng môn lâu năm, nên việc dự giờ học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chuyên môn là không có. - Trang thiết bị đồ dùng dạy học còn hạn chế, vẫn còn thiếu nhiều về tài liệu có liên quan đến bộ môn. 2. Về phía học sinh: a. Thuận lợi: - Đa số học sinh trong trường ngoan ngõan, hiếu học, có ý thức tốt. Tích cực hợp tác với giáo viên để nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy. b. Khó khăn: - Trường thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa nên chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh và huyện Long Thành. - Đa số học sinh của trường là gia đình khó khăn, nhà ở xa nên việc tìm tòi tư liệu trên mạng Internet còn hạn chế. PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẬN DỤNG THỰC TIỄN VÀO BÀI GIẢNG 1. Cơ sở lý luận : a. Cơ sở lý luận: Vận dụng thực tiễn vào bài giảng là chúng ta đưa những thông tin có thật vào bài giảng thông qua thông tin tư liệu, hình ảnh, băng video để học sinh có sự liên hệ, so sánh giữa thực tiễn và kiến thức đang được học, kiến thức đang học với thực tế thông qua các phương tiện dạy học (PTDH), thiết bị dạy học (TBDH). Sử dụng PTDH, TBDH phải coi đó là phương tiện để nhận thức không chỉ thuần tuý
- là sự minh hoạ. Đây là nguồn thông tin cực kì quan trọng giúp học sinh hứng thú tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. Coi trọng phân tích, quan sát nhận xét dẫn đến hình thành khái niệm. Giáo viên nắm vững tư tưởng này để truyền đạt kiến thức đầy đủ, đúng yêu cầu về mức độ nhận thức, sử dụng PTDH, TBDH hiện đại trong điều kiện có thể sẽ tác động sâu vào trong nhận thức. Tận dụng PTDH, TBDH sẵn có, chỉnh sửa cải tiến cho phù hợp sẽ kích thích được sự hứng thú học tập cho học sinh. Vận dụng đưa kiến thức thực tế vào bài giảng bằng công nghệ thông tin sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, hiện đại hoá PTDH và TBDH theo quan điểm thông tin, học là một quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin; dạy là phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu quả. Để đổi mới phương pháp dạy học người ta tìm những “phương pháp làm tăng giá trị lượng tin trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình dạy học đã được vận dụng phương tiện dạy học như: Sử dụng phim chiếu với đèn chiếu Overhead, phần mền hỗ trợ bài giảng minh hoạ trên Projector, sử dụng thông tin trên mạng Internet. b. Cơ sở thực tiễn Trong các nội dung hiểu biết chung về nền Quốc phòng- An ninh trong chương trình kèm theo Quyết định số 79/2007/QĐ-BGD& ĐT. Mỗi nội dung ở mỗi khối lớp đều có những câu hỏi về trách nhiệm của học sinh như: - Khối 10: Bài 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM Câu hỏi: Trách nhiệm của học sinh đối với việc phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? Bài 7: TÁC HẠI CỦA MA TUÝ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ
- Câu hỏi: Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma tuý? - Khối 11: Bài 2: LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH Câu hỏi: Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện luật nghĩa vụ quân sự nói chung và đăng ký nghĩa vụ quân sự nói riêng? Bài 3: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA Câu hỏi: Trách nhiệm của công dân trong xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia? - Khối 12: Bài 2: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN Câu hỏi: Học sinh có trách nhiệm gì để góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh? Bài 3: TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM Câu hỏi: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ xây dựng Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam? Bài 5: LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN Câu hỏi: Học sinh THPT phải có trách nhiệm gì để tham gia xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội và Công an? Bài 9: TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC Câu hỏi: Trách nhiệm của học sinh đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc? Chính vì vậy trong mỗi nội dung hiểu biết về nền Quốc phòng - An ninh giáo viên cần vận dụng những kiến thức thực tiễn thu thập từ các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng, trong thực tế tại địa phương vào bài giảng để từ đó học sinh
- sẽ nâng cao kiến thức Quốc phòng - An ninh và xác định rõ hơn nhiệm vụ của mình trong các câu hỏi mỗi bài đưa ra. c. Cơ sở pháp lý - Mục 3 - Điều 3 Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/7/2007 về GDQP&AN nêu rõ; Nguyên lý giáo dục quốc phòng, bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh thực hiện đúng đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có tính nhân dân, dân tộc, hiện đại. Lý thuyết đi đôi với thực hành; Giáo dục trong nhà trường kết hợp với tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư... - Trong Điểm 4 - Mục III - Quan điểm và lịch sử phát triển của chương trình trong chương trình GDQP&AN cấp THPT kèm theo Quyết định số 79/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: Môn học GDQP&AN cấp THPT trong giai đoạn hiện nay cần coi trọng việc giáo dục nhận thức về Quốc phòng - An ninh cho học sinh, giáo dục lịch sử và truyền thống dân tộc gắn với lịch sử truyền thống địa phương gắn với phần thực hành kỹ năng quân sự, an ninh và tổ chức hội thao Quốc phòng - An ninh theo qui định. 2. Một số biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài : Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi áp dụng một số phương pháp như: - Phương pháp sưu tầm nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu khai thác thông tin trên mạng và trên phương tiện thông tin đại chúng. - Phương pháp điều tra (phiếu hỏi ý kiến học sinh). - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Phương pháp quan sát, theo dõi ghi chép(qua công tác dự giờ thăm lớp). - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm. Chương 2:
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP VẬN DỤNG THỰC TIỄN VÀO BÀI GIẢNG NHẰM GIÁO DỤC Ý THỨC QUỐC PHÒNG - AN NINH CHO HỌC SINH Qua nghiên cứu, lý luận và thực trạng vấn đề học tập môn học Giáo dục Quốc phòng & An ninh của Trường THPT Bình Sơn tôi nhận thấy rằng: Để nâng cao chất lượng học của học sinh (đặc biệt là có ý thức và khả năng tự học) giáo dục nhận thức về Quốc phòng - An ninh cho học sinh, giáo dục truyền thống và lịch sử dân tộc gắn với truyền thống và lịch sử địa phương, nâng cao kiến thức Quốc phòng - An ninh cho học sinh tôi tập trung vào một số nội dung thực tế từ địa phương, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng đưa vào nội dung bài giảng các khối lớp như sau. 1. Ở chương trình lớp 10 * Bài 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM Ngoài những nội dung được trình bày trong sách giáo khoa giáo viên có thể đưa thêm một số nội dung vận dụng thực tế để làm sáng tỏ trách nhiệm của học sinh đối với việc phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc như: Thống kê các địa danh, các đường phố, các khu di tích lịch sử của đất nước nói chung và của tỉnh Đồng Nai, huyện Long Thành nói riêng. Những cái tên được ghi lại trong sử sách gắn với truyền thống hào hùng của dân tộc. Tại huyện Long Thành có các tuyến đường mang tên các vị anh hùng của dân tộc như: Đường Tôn Đức Thắng, Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Đường Lê Duẩn, Khu di tích lịch sử căn cứ tỉnh ủy Biên Hòa,… Giáo viên lồng ghép kể những câu truyện về tiểu sử các vị anh hùng, Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ông cha ta, lịch sử về chiến khu D để học sinh hiểu được về truyền thống của dân tộc và lịch sử địa phương. Ngoài ra giáo viên có thể giới thiệu về việc thanh niên lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc của tỉnh hàng năm để giữ vững trang sử vàng về miền đất Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng, bởi lẽ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc lớp lớp thanh niên tỉnh
- Đồng Nai nối tiếp nhau đi nhập vào Quân đội, hàng trăm nghìn thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến tham gia phục vụ ở khắp các chiến trường. - Ví dụ giáo viên có thể đưa một số hình ảnh tư liệu, câu chuyện nhân vật lịch sử về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam như: + Anh hùng liệt sĩ: Võ Thị sáu (1935-1953) tên thật Nguyễn Thị Sáu, sinh tại làng Đất Đỏ, tỉnh Đồng Nai. Mới 12 tuổi, chị Sáu đã được anh trai giác ngộ cách mạng, rồi theo anh trốn lên chiến khu. Năm 14 tuổi, nhận nhiệm vụ chị trở về hoạt động tại quê nhà, dùng lựu đạn giết chết một tên quan ba Pháp và làm thương nhiều tên khác. Sau đó chị ở lại Bà Rịa điều tra tình hình địch và liên lạc cho chiến khu. Lần thứ hai, năm 1950, chị lại mang lựu đan về làng giết Cai Tổng Tòng, tên tay sai đại gian ác của địch trong vùng. Lần này chị đã bị giặc Pháp bắt. Gần ba năm, chúng đã giam giữ chị hết nhà tù này đến nhà tù khác, cùm kẹp, tra tấn dã man, đôi khi lại dụ dỗ, mong chị khai báo ra tổ chức và cán bộ của cách mạng. nhưng trước sau chị kiên định như một, không để lộ bí mật cách mạng. Cuối cùng, kẻ thù đã xử bắn chị tại Côn Đảo. Chị ra pháp trường với nụ cười chiến thắng, không chịu để kẻ thù bịt mắt, người con gái miền Đất Đỏ hiên ngang nhìn thẳng vào nòng súng của kẻ thù, hô vang trước khi ngã xuống: “ Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất muôn năm! Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!” Mộ chị nay đặt tại nghĩa trang Hàng Dương trên Côn Đảo và chị được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. + Liệt sĩ: Phan Đình Giót (1920-1954) quê huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Đã dùng thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ. +… Thông qua những câu chuyện về lịch của dân tộc, những tấm gương anh hùng liệt sĩ, từ đó giúp các em học sinh nâng cao nhận thức và có trách nhiệm với việc giữ gìn và pháp huy truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam.
- Hình ảnh Bác Hồ và các đồng chí đang ở chiến khu Việt Bắc Hình ảnh bộ đội đang tập kết chuẩn bị trong chiến dịch điện biên phủ
- Hình ảnh thể hiện sức mạnh của quân đội nhân Việt Nam * Bài 7: TÁC HẠI CỦA MA TUÝ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ Ngoài những nội dung đã được trình bày trong sách giáo khoa giáo viên có thể đưa thêm các nội dung về vận dụng thực tế để học sinh hiểu hơn về tác hại của ma tuý từ đó học sinh sẽ có trách nhiệm hơn trong việc phòng, chống ma tuý như: - Thống kê các vụ án lớn về buôn bán,vận chuyển và tàng trữ ma tuý. - Thống kê những vụ án hình sự do người nghiện ma tuý gây ra. - Thống kê số người nghiện ma tuý trên cả nước và trong tỉnh Đồng Nai hàng năm. - Thống kê số người chết do nghiện ma tuý, tội phạm ở tuổi vị thành niên. Ví dụ: Bắt 16 đối tượng liên quan đến ma túy Cập nhật lúc 20:56, Thứ Tư, 28/03/2012 (GMT+7)Khoảng 1 giờ ngày 27-3, khi bất ngờ kiểm tra hành chính nhà nghỉ Phương Ly (KP2, phường Tân Mai, TP.Biên Hòa), Công an TP.Biên Hòa phát hiện quả tang 7 đối tượng đang sử dụng trái phép chất ma túy. Trước đó, ngày 26-3, Công an TP.Biên Hòa bắt quả tang Nguyễn Thị Thanh An (SN 1990, ngụ ở tỉnh Bình Dương) đang bán 2 bịch ma túy tổng hợp cho một con nghiện trên đường Đồng Khởi (thuộc KP3, phường Tam Hòa, TP.Biên Hòa). Tại cơ quan công an, An khai số ma túy trên do Trần Văn Nắm (SN 1987, ngụ ở tỉnh Bình Dương) cung cấp. Cùng ngày, Công an TP.Biên Hòa đã thi hành lệnh bắt và khám xét khẩn cấp đối với Trần Văn Nắm, thu giữ trong người Nắm một bịch ma túy tổng hợp. Qua điều tra mở rộng vụ án, cơ quan công an đã tạm giữ hành chính 6 đối tượng có hành vi mua ma túy của Nắm để sử dụng. Một số hình ảnh về sử dụng và buôn bán, tàng trữ ma túy:
- 2. Ở chương trình lớp 11
- Học sinh đã được nhận thức cao hơn một bước về kiến thức Quốc phòng - An ninh. Ở lứa tuổi các em chuẩn bị thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, các em cần có thêm kiến thức về trách nhiệm của bản thân tham gia xây dựng quân đội, công an, xây dựng lực lượng vũ trang để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. * Bài 2- LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH Ngoài những nội dung đã được trình bày trong sách giáo khoa giáo viên có thể lồng ghép một số nội dung trong thực tế ở địa phương về việc thực hiện luật nghĩa vụ quân sự. Đưa những hình ảnh về những buổi lễ lên đường của tân binh, những bài hát thôi thúc thanh niên lên đường nhập ngũ làm tròn nghĩa vụ công dân của người Việt Nam để bảo vệ vững chắc Tổ quốc để thế hệ trẻ xác định đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện luật nghĩa vụ quân sự và nâng cao hơn nữa về kiến thức Quốc phòng - An ninh cho học sinh: - Việc tổ chức đăng kí nghĩa vụ quân sự ở các địa phương. - Việc gọi nhập ngũ ở các địa phương hàng năm. - Việc thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự của học sinh đang theo học tại các trường. - Sử dụng phim tư liệu về buổi lễ tiễn tân binh lên đường nhập ngũ - Sử dụng ảnh về tinh thần phấn khởi của thanh niên khi nhập ngũ và sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với thanh niên nhập ngũ. - Thống kê về số anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong kháng chiến chống Mĩ (với trên 1.5 triệu người), số thương binh bệnh binh (với trên 3 triệu người). Những lá đơn tình nguyện viết bằng máu của những thanh niên mới 17 tuổi để được vào bộ đội đánh giặc cứu nước... để học sinh hiểu sâu sắc hơn về vinh dự và trách nhiệm trong việc nhập ngũ, làm nghĩa vụ quân sự và gắn trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện luật nghĩa vụ quân sự. Ví dụ : Một số hình ảnh về lễ ra quân:
- Hình ảnh về Đ/c lãnh đạo tỉnh đến động viên tân binh trước lúc lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Lãnh đạo huyện Cẩm Mỹ tặng hoa cho tân binh trước lúc lên đường
- Hình ảnh những tân binh đang sinh hoạt tập thể trước lúc lên đường. Hình ảnh những tân binh đang phấn khởi lên đường để làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
- * Bài 3 - BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA Ngoài những nội dung đã được trình bày trong sách giáo khoa giáo viên có thể sử dụng một số nội dung thực tế để giúp học sinh hiểu rõ hơn về biên giới, lãnh thổ để học sinh xác định rõ hơn về trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia. - Sử dụng phim tư liệu về biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Phim tư liệu về việc tuần tra canh gác của bộ đội biên phòng Việt Nam tại khu vực biên giới. - Hình ảnh về buôn bán qua đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Lào. - Giới thiệu việc phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn thành ngày 31 tháng 12 năm 2008 với 1991 cột mốc trên 1400 km biên giới đất liền. - Giới thiệu hình ảnh về bảo vệ chủ quyền Tổ quốc Việt Nam XHCN
- Hình ảnh biểu tình bảo vệ 2 quần đảo Trường sa và Hoàng sa của sinh viên Việt Nam 3. Chương trình lớp 12 Các em học sinh lớp 12 đã có được sự nhận thức tốt hơn về Quốc phòng - An ninh. Chương trình cũng đã đề cập nhiều hơn đến lĩnh vực An ninh và kế hoạch, biện pháp xây dựng nền Quốc phòng toàn dân - An ninh nhân dân cụ thể hơn. * Bài 2- MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN - AN NINH NHÂN DÂN
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin vào dạy văn
41 p | 983 | 161
-
SKKN: Xây dựng câu hỏi theo hướng phát huy năng lực tự lực của học sinh khi dạy học bài 12, 13, 14, 16 - Sinh học 6 – THCS
29 p | 646 | 146
-
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy học môn GDCD lớp 9 ở trường THCS Sơn Thuỷ
18 p | 960 | 127
-
SKKN: Áp dụng công nghệ thông tin vào bài trung điểm của đoạn thẳng - Hình học 6
19 p | 611 | 110
-
SKKN: Rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 7 phần Hình học
13 p | 681 | 106
-
SKKN: Vận dụng linh hoạt các phương pháp và sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
31 p | 431 | 96
-
SKKN: Bước đầu thực hiện thử nghiệm phương pháp dạy học theo dự án đối với môn Sinh học 10
31 p | 373 | 70
-
SKKN: Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy bài 10, 11, 12 Sinh lớp 12 - Ban cơ bản
20 p | 267 | 69
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh tiểu học sử dụng ngữ liệu vào đàm thoại Tiếng Anh
14 p | 207 | 59
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ nghe nhìn vào dạy học môn ngữ văn ở trường THPT
23 p | 338 | 58
-
SKKN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong các tiết dạy văn thơ Hồ Chí minh ở lớp 11,12
20 p | 394 | 49
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm xây dựng liên đội vững mạnh xuất sắc
7 p | 417 | 37
-
SKKN: "Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy một số bài trong chương virut và bệnh truyền nhiễm- sinh học 10"
14 p | 268 | 28
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy - học
32 p | 192 | 26
-
SKKN: Chỉ đạo, quản lý việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy
21 p | 176 | 24
-
SKKN: Vận dụng tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng thiết kế tiết đọc – hiểu Văn học Việt Nam trong trường THPT
21 p | 125 | 20
-
SKKN: Góp phần rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh lớp 12 trường THPT Số 2 TP Lào Cai trong giờ đọc - hiểu tác phẩm Văn học
15 p | 225 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn