intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Sử dụng tình huống pháp luật trong dạy bài Thực hiện pháp luật

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:62

68
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Từ những tình huống vi phạm pháp luật trong thực tiễn, sẽ đem lại không khí học tập mới, từ đó nâng cao hứng thú cho học sinh trong việc học. Đồng thời nâng cao kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm, khắc phục được các lỗi thường mắc phải. Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào việc giải quyết tốt các tình huống thực tiễn, góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Sử dụng tình huống pháp luật trong dạy bài Thực hiện pháp luật

  1. MỤC LỤC Nội dung Trang Phần 1: Lời giới thiệu 2 Phần 2: Tên sáng kiến kinh nghiệm 3 Phần 3: Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh ngiệm 3 Phần 4: Ngày sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng lần đầu 3 Phần 5: Mô tả bản chất của sáng kiến kinh nghiệm 4 – 52 5.1. Cơ sở lí luận, cơ sở  4 thực tiễn 5.2. Thực trạng vấn đề 4 5.3. Nội dung sáng kiến 4 Phần 6: Thông tin bảo mật 55 Phần 7: Các điều kiện cần thết để áp dụng sáng kiến 55 Phần 8: Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp  55 dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá  nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu  có). Phần 9: Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp  55 dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Phần 10: Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do  57 áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Phần 11: Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến  58 lần đầu 1
  2. Phần 1: LỜI GIỚI THIỆU Môn Giáo dục công dân là một môn khoa học xã hội, nhằm trang bị cho học sinh kiến   thức cơ bản về pháp luật, kinh tế chính trị ­ xã hội và các phạm trù đạo đức. Có vai trò quan  trọng trong việc hình thành các giá trị  cơ  bản, các kỹ  năng, phẩm chất và năng lực mà mỗi  công dân cần phải có. Trên thực tế do sức ép của thi cử và khối lượng lớn kiến thức của các môn học và tư  tường   còn coi đây là môn phụ trong nhà trường. Do vậy môn học ít được quan tâm, chú trọng. Năm  2017 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn Giáo dục công dân vào thi trung học  phổ thông Quốc gia với hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Nội dung thi năm đầu tiên nằm  ở toàn bộ ở chương trình lớp 12, hai năm tiếp theo nội dung thi kiến thức lớp 12 (90%), lớp   11 tập trung ở 5 bài đầu (10%). Tuy nhiên, vì bộ môn mới đưa vào thi nên ngân hàng câu hỏi  còn ít, kinh nghiệm ôn thi của giáo viên còn hạn chế. Việc trao đổi phương pháp ôn thi và xây  dựng các chuyên đề ôn thi chưa được triển khai sâu rộng. Các câu hỏi và tình huống đưa vào  trong học và ôn thi chỉ là các tình huống giả thiết, mô phỏng một hoàn cảnh thực tiễn cụ thể,  do đó không thu hút được sự húng thú của người học và độ  ghi nhớ  kiến thức một cách tốt   nhất.  Bản thân là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân nhiều năm dạy ôn thi, tôi đã rút ra  được một số  kinh nghiệm về quá trình dạy học, đặc biệt là đối với dạy học về  kiến thức   pháp luật. Đối với kiến thức pháp luật vốn dĩ khô khan, một số nội dung dài và khó hiểu, mà   bản thân giáo viên lại chỉ  thuyết trình hay truyền đạt kiến thức một chiều sẽ  làm học sinh  chán, gây mệt mỏi trong học. Do đó để phát huy sự tích cực của học sinh, năng lực pháp luật  cũng như  khả  năng hiểu và vận dụng được kiến thức pháp luật vào thực tiễn, tôi đã mạnh   dạn làm đề  tài dạy học và ôn thi trung học phổ  thông Quốc gia:  “Sử  dụng các tình huống   pháp luật trong dạy bài Thực hiện pháp luật”. Trong đề  thi trung học phổ  thông Quốc gia của ba năm vừa qua, phần lớn câu hỏi   được đưa ra ở bài 2. Thực hiện pháp luật trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12. Bởi  đây là phần nội dung quan trọng gắn liền với đời sống thực tiễn pháp luật mà mỗi giáo viên   và cả  học sinh cần nắm được. Hơn nữa việc sử  dụng phương pháp truyền thụ  kiến thức  theo phương pháp truyền thống, khó nhấn mạnh được nội dung trọng tâm, không mở  rộng  kiến thức khó liên quan đến bài học. Đặc biệt là học sinh không hứng thú với bài dạy. Xu hướng đề của Bộ ra là gộp nhiều vi phạm pháp luật trong một tình huống buộc học sinh  phải hiểu và nắm chắc kiến thức mới làm được bài. Để  giúp học sinh hiểu biết đầy đủ  về  pháp luật và vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập trong đề  thi đạt kết quả  cao, tôi đã  nghiên cứu, tìm hiểu và đã áp dụng nội dung đề tài “Sử dụng tình huống pháp luật trong dạy   bài Thực hiện pháp luật”.  2
  3. Phần 2: TÊN ĐỀ TÀI “SỬ   DỤNG   TÌNH   HUỐNG   PHÁP   LUẬT   TRONG   DẠY   BÀI   THỰC   HIỆN   PHÁP  LUẬT” Bản thân tác giả Phần 3: LĨNH VỰC ÁP DỤNG ­ Dạy học (môn Giáo dục công dân cho học sinh THPT) ­ Vấn đề  mà sáng kiến giải quyết: Từ những tình huống vi phạm pháp luật trong thực tiễn,   sẽ  đem lại không khí học tập mới, từ  đó nâng cao hứng thú cho học sinh trong việc học.   Đồng thời nâng cao kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm, khắc phục được các lỗi thường mắc  phải. Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào việc giải quyết tốt các tình huống thực tiễn, góp  phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Phầ   4:   NGÀY   ÁP   DỤNG   LẦN  ĐẦU Ngày: 10 / 9 / 2017 3
  4. Phần 5: MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG  KIẾN 5.1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn a. Cơ sở lí luận. ­ Để quản lí xã hội, mỗi nhà nước cần phải xây dựng hệ thống quy tắc xử sự chung áp dụng   cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội, làm cho mọi hoạt động của cá  nhân, tổ chức diễn ra trong vòng một trật tự ổn định. Hệ thống quy tắc xử sự đó là pháp luật. Pháp luật là hệ  thống quy tắc xử  sự  chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực  hiện bằng sức mạnh của nhà nước. ­ Toàn bộ  chương trình giáo dục công dân lớp 12 là kiến thức về  pháp luật cơ  bản mà mỗi   công dân cần phải biết, hiểu và vận dụng được.  ­ Học về pháp luật vốn dĩ khô khan, khó hiểu, do vậy phương pháp đưa tình huống pháp luật   thực tiễn vào giảng dạy là một trong những cách dạy nhằm tăng hứng thú và hiệu quả  cần   đạt được. ­ Tình huống trong dạy và ôn tập cho học sinh thi trung học phổ  thông thường là các tình   huống giả, mô phỏng thực tiễn chứ chưa áp dụng tình huống thực tiễn (vụ  việc pháp luật)   vào trong dạy và ôn tập. Vậy tình huống là gì?  Tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian, trên thực  tế buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, giải quyết. Vậy tình huống được đưa vào trong giảng dạy là các tình huống xảy ra trên thực tế, được sử  dụng làm tư liệu trong giảng dạy, nhằm giải thích nội dung kiến thức, ghi nhớ kiến thức và  giải bài tập. b. Cơ sở thực tiễn *. Thuận lợi:  ­ Học sinh ngoan có ý thức học, trường có chất lượng đầu vào cao nên khả năng học và nắm   bắt nội dung nhanh. ­ Được nhà trường quan tâm tạo điều kiện để có thời gian ôn tập và giảng dạy cho học sinh. ­ Nhiều năm thi Trung học phổ thông Quốc gia, môn GDCD của trường đạt điển cao, cụ thể: + Năm học 2016 – 2017 và năm học 2018 – 2019 đạt điểm cao đứng thư hai của tỉnh. + Năm học 2018 – 2019 , đạt điểm cao nhất tỉnh. ­ Đội ngũ giáo viên phụ trách môn có trình độ và kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy. *. Khó khăn: ­ Trong phạm vi nhà trường THPT, kiến thức pháp luật truyền dạy cho học sinh chỉ dừng lại  ở những nội dung kiến thức cơ bản nhất, thiết thực nhất nên không có nhiều các tài liệu hay  các phương tiện hỗ trợ học tập khác. 4
  5. ­ Nhiều học sinh chưa thực sự đầu tư, chú tâm trong việc học vì còn nghĩ đây chỉ là môn học   “điều kiện” để qua tốt nghiệp. ­ Trình độ chuyên môn của giáo viên không phải là những giáo viên chuyên pháp luật, do vậy   còn khó khăn trong việc giải thích một số kiến thức pháp luật thực tiễn. ­ Thời gian ôn tập cho thi Trung học phổ thông Quốc gia còn ít, do vậy khó khăn trong việc   hệ thống các kiến thức trong tâm. 5.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến   Khảo sát học sinh  ở  lớp 12D1; 12D2; 12D3; 12D4  ở  trường THPT Yên Lạc cho   thấy % số học sinh xử lý chưa làm tốt các các câu hỏi trắc nghiệm, các câu hỏi tình huống và  các lỗi còn mắc phải như sau: Lớp 12D1 12D2 12D3 12D4 % 33,5% 41,6% 52,9% 57,1%  Giáo viên ở các trường THPT nói chung và trường THPT Yên Lạc nói riêng chưa có   nhiều tài liệu tham khảo về pháp luật và tình huống pháp luật. 5.3. Nội dung sáng kiến Đề tài: Sử dụng tình huống pháp luật trong dạy bài Thực hiện pháp luật a. Thực hiện pháp luật *. Kiến thức cơ bản ­ Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến   hành phù hợp với quy định của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ  mà  pháp luật đã quy định. Thực hiện pháp luật có thể  là việc thực hiện một thao tác nào đó  nhưng đó cũng có thể là việc không thực hiện thao tác bị pháp luật cấm. ­ Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp   luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức. ­ Sơ đồ hóa khái niệm: 5
  6. ­  Nhà nước ban hành pháp luật để  hướng dẫn hành vi, điều chỉnh cách xử  sự  của mỗi cá   nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật, cách thức hoạt động phù hợp với yêu cầu của nhà   nước. Các ví dụ VD1: Khi tham gia giao thông, mọi người đi xe máy, xe đạp, ô tô đều tự giác dừng lại đúng  nơi quy định khi có đèn đỏ, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, các phương tiện tham gia giao   thông đi đúng làn đường theo quy định. VD2: Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt người tham gia giao thông vi phạm. Việc   áp dụng pháp luật của cảnh sát giao đối với người vi phạm luật giao thông là thực hiện pháp   luật. VD3:  Người tham gia kinh doanh sản xuất,   không  kinh doanh, sản xuất hàng giả, hàng  cấm  ­Từ  những việc làm trên thể  hiện công dân tuân theo quy định của pháp luật, đảm bảo cho   những quy định đó được thực thi trong đời sống thực tiễn xã hội. Điều đó có nghĩa là pháp  luật chỉ  thực sự đi vào đời sống nếu mỗi cá nhân, tổ  chức khi tham gia vào các quan hệ  xã  hội cụ thể, trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể đều lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định   của pháp luật. *. Kiến thức mở rộng của thực hiện pháp luật  Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống,   trở  thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ  chức. Trong đó thực hiện pháp luật là giai đoạn   tiếp theo sau khi văn bản pháp luật được ban hành và có hiệu lực. Nếu như việc xây dựng và   ban hành pháp luật là quá trình đưa đời sống thực tiễn xã hội vào pháp luật, thì việc thực  hiện pháp luật là quá trình ngược lại: Đưa pháp luật trở lại đời sống thực tiễn xã hội. b. Các hình thức thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật là quá trình thường xuyên trong cuộc sống, với sự tham gia của cá   nhân,   tổ   chức,   cơ   quan   được   thể   hiện   dưới   4   hình   thức   sau:  *.  Sử dụng pháp luật 6
  7. ­ KN: Là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những gì mà pháp   luật cho phép làm.   Việc công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những gì mà pháp luật cho phép là   đã cụ thể hóa các quyền của mình trong thực tiễn. Đối với hình thức sử dụng pháp luật khác với các hình thức thực hiện pháp luật khác ở chỗ:   Chủ  thể  pháp luật có thể  thực hiện hoặc không thực hiện quyền pháp luật cho phép theo ý  chí của mình. Các ví dụ. VD1: Công dân đủ 18 tuổi được phép điều khiển xe máy 50cm3 trở lên.  VD2: Công dân nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi có quyền được kết hôn.  VD3: Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tham gia kinh doanh.  + Đối với các quyền đó công dân có thể thực hiện hoặc không thực hiện tùy theo theo mong   muốn và ý trí của bản thân.  *. Thi hành pháp luật ­ KN: Là các cá nhân, tổ  chức thực hiện đầy đủ  nghĩa vụ, chủ  động làm những gì mà pháp  luật quy định phải làm. Thi hành pháp luật là cá nhân, tổ  chức chủ động, tích cực thực hiện  nghĩa vụ dưới hình thức “hành vi hành động” và cũng là những quy phạm mang tính bắt buộc  đối với chủ thể phải làm. Các ví dụ. VD1: Trong đợt tuyển nghĩa vụ  quân sự  năm 2019 của huyện Yên Lạc, tại xã Bình Định  những thanh niên nhận được lệnh gọi đã tự giác thực hiện khám sức khỏe sơ tuyển nghĩa vụ  quân sự.  VD2: Người tham gia giao thông tự giác đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy, xe mô tô   trên đường. VD3: Người tham gia kinh doanh nộp thuế đúng kỳ hạn theo quy định của pháp luật. ­ Trong các trường hợp trên chủ  thể  đã thực hiện hình thức thi hành pháp luật . Ngược lại  chủ  thể  không thực hiện nghĩa vụ  pháp luật phải làm theo quy định là không thi hành pháp   luật. *. Tuân thủ pháp luật ­ KN: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm. + Thực hiện nghĩa vụ  một cách thụ  động, được thể  hiện dưới dạng “hành vi không hành   động” dưới dạng các quy phạm cấm đoán. Tức là những quy định buộc chủ thể không được   thực hiện những hành vi, việc làm nhất định. Các ví dụ VD1: Những người sản xuất, kinh doanh không sản xuất, kinh doanh hàng giả. VD2: Người tham gia giao thông không lái xe đi ngược đường một chiều, không lái xe khi   đã uống rượu bia. Gọi là tuân thủ pháp luật. + Các chủ thể làm những điều mà pháp luật cấm là không tuân thủ pháp luật. 7
  8. *. Áp dụng pháp luật ­ KN: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết   định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá   nhân, tổ chức. + Là một hình thức vừa là thực hiện pháp luật của cơ  quan nhà nước vừa là một hình thức  thực hiện pháp luật và cũng là một giai đoạn mà các cơ  quan nhà nước có thẩm quyền tiến   hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy định của pháp luật. + Là một hình thức mà chỉ  các cá nhân, tổ  chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật   mới thực hiện. Các ví dụ VD1: Cán bộ tư pháp xã tiến hành làm thủ tục đăng kí kết hôn cho các cặp đôi nam, nữ đủ  điều kiện kết hôn. Khi thủ tục kết hôn có hiệu lực thì khi đó quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa  vợ  và chồng chính thức được bắt đầu (làm phát sinh quyền và nghĩa vụ  giữa vợ  và chồng).  Khi vợ chồng không còn khả năng chung sống với nhau tòa án tiến hành thủ tục li hôn cho hai  vợ chồng, khi đó quyền và nghĩa vụ vợ, chồng giữa hai người sẽ chấm dứt. + Trong trường hợp đó cá nhân, tổ chức chỉ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua   hình thức áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước. VD2: Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt người vi phạm luật giao thông  VD3: Công an tỉnh ký quyết định cấp giấy phép lái xe cho công dân. + Các quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức không tự phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi nếu   không có các văn bản, quyết định áp dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tình huống 1: Ngày 21 / 2 / 2019, phát hiện nhóm thanh niên nam, nữ điều khiển xe mô tô   trên đường phố, không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng. Hai đồng   chí cảnh sát Nguyễn Quốc Đạt và Thiếu úy Lê Ngọc Tiến, thuộc Đội Cảnh sát giao thông   Công an huyện Hoa Lư, yêu cầu dừng phương tiện, nhưng nhóm thanh niên không chấp  hành và có hành động bấm còi inh ỏi, rú ga thách thức lực lượng làm nhiệm vụ. Nhóm thanh   niên này sau đó kéo ga phóng vù vù trên đường. Trung úy Đạt và Thiếu úy Tiến xác định,   nếu không ngăn chặn kịp thời hành vi của các đối thượng sẽ  gây nguy hiểm cho người và  phương tiện tham gia giao thông nên đã quyết định truy bắt bằng được các đối tượng. Truy   đuổi khoảng 2km, xe của hai chiến sĩ CSGT đã đuổi kịp và dừng 1 mô tô vi phạm, trên xe có   2 thanh niên. Lúc này, hai thanh niên trên xe xuống chống đối người làm nhiệm vụ, đồng  thời hô hoán, vu vạ “công an đánh người”. Chiến sĩ Đạt và Tiến đã giữ  bình tĩnh, đúng tư  thế, lễ  tiết, tác phong người Công an nhân  dân trong khi thi hành nhiệm vụ. Hai thanh niên này sau đó đã kêu nhóm bạn đến, có hành vi  chống đối, thách thức các chiến sĩ CSGT để  giải cứu bạn. Trước thái độ  thách thức chửi   bới, vu khống của 2 đối tượng vi phạm cùng nhóm bạn đi cùng, hai chiến sĩ CSGT vẫn   cương quyết lập biên bản, tạm giữ phương tiện để xử lý theo quy định của pháp luật.       Ngày 24 /2/ 2019, Đại tá Đinh Ngọc Khoa, Phó Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình biểu   dương, đánh giá cao tinh thần, thái độ ý thức, kiên quyết đấu tranh với hành vi vi phạm pháp   luật vì sự  bình yên, an toàn của người dân của cán bộ  chiến sỹ  lực lượng CSGT Hoa Lư.   Thay mặt Giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Khoa đã trao giấy khen cho Trung úy Đạt và Thiếu  úy Tiến 8
  9. Câu hỏi:  1. Hành vi vi phạm của nhóm thanh niên đã vi phạm các hình thức pháp luật nào? 2. Việc Cảnh sát giao thông lập biên bản, thu giữ phương tiện đã thực hiện hình thức pháp  luật nào? 3. Với mỗi hành vi vi phạm nhóm thanh niên sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí như thế nào? Trả lời 1. Trước hết hành vi vi phạm của nhóm đối tượng được xét ở các lỗi vi phạm như sau:  ­ Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển mô tô và khi cảnh sát giao thông yêu cầu   dừng xe còn phóng vù ga bỏ chạy là không thi hành pháp luật ( không thực hiện nghĩa vụ mà  công dân phải làm). ­ Các hành vi lạng lách, đánh võng, rú ga thách thức, chửu bới, vu khống lực lượng chức năng  là không tuân thủ pháp luật (làm những điều pháp luật cấm). 2. Phía cảnh sát giao thông:  ­ Sau khi nhóm thanh niên rú ga bỏ chạy, hai đồng chí đã đuổi theo và kịp thời ngăn chặn. Về  góc độ cá nhân hai đồng chí đã thực hiện nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy   định phải làm (Thi hành pháp luật). ­ Trước thái độ  thách thức chửi bới, vu khống của 2 đối tượng vi phạm cùng nhóm bạn đi  cùng, hai chiến sĩ CSGT vẫn cương quyết lập biên bản, tạm giữ phương tiện để  xử  lý theo  quy định của pháp luật. Việc cảnh sát giao thông căn cứ quy định của pháp luật tiến hành lập   biên bản người vi phạm phạm là thực hiện hình thức áp dụng pháp luật. 3. Căn cứ theo Nghị định 46/2016/NĐ­CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực   giao thông đường bộ, đường sắt với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng.  Theo quy định tại Khoản 10 của Điều 6 của Nghị định 46, người điều khiển xe mô tô, xe gắn  máy nếu gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành   công vụ khi lạng lách, đánh võng thì có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 14 triệu đồng. Ngoài việc xử  phạt tiền, lái xe còn có thể  bị  áp dụng hình thức xử  phạt bổ  sung là bị  tước  quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần   (Theo Điểm c, Khoản 12, Điều 6) ­ Đối với hành vi chửu bới, chống đối, hô hoán vu khống cảnh sát đánh người. Căn cứ  theo  Điều 20, Nghị định 167/2013/NĐ­CP, ngày 12/1/2013 của Chính phủ. Điều luật này xác định:  “Hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi  hành công vụ; có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người  thi hành công vụ; xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh   tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ bị phạt tiền từ 2­3 triệu đồng”. *. So sánh 4 hình thức thực hiện pháp luật ­ Giống nhau: Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi   hợp pháp của người thực hiện.  9
  10. ­ Khác nhau: Các hình thức  Tuân thủ pháp  Thi hành pháp  Áp dụng pháp  Sử dụng pháp         Nội dung luật luật luật luật Các cá nhân, tổ  Cá nhân, tổ  Các cơ quan,  là các cá nhân,  chức không  chức thực hiện  công chức nhà  tổ chức sử dụng  làm những  đầy đủ nghĩa  nước có thẩm  đúng đắn các  điều pháp luật  vụ, chủ động  quyền căn cứ  quyền của mình  cấm làm những gì mà  vào pháp luật để  làm những gì mà  pháp luật quy  ra các quyết  pháp luật cho  định phải làm định làm phát  phép làm Khái niệm sinh, chấm dứt  hoặc thay đổi  việc thực hiện  các quyền, nghĩa  vụ cụ thể của  cá nhân, tổ  chức. Là hoạt động  thực hiện pháp  luật của các cơ  quan nhà nước,  Các chủ thể lựa  là nghĩa vụ mà  chọn xử sự  Thực hiện pháp  các cơ quan, tổ  những điều  luật có tính  Chủ động, tích  chức nhà nước  pháp luật cho  chất thụ  có thẩm quyền  cực thực hiện  phép. Đó có thể  động và thể  Bản chất pháp luật dưới  tiến hành tổ  là “hành vi hành  hiện dưới  hình thức “hành  chức cho các  động” hoặc  dạng “hành vi  chủ thể pháp  vi hành động”. “hành vi không  không hành  luật khác thực  hành động” tùy  động”. hiện các quy  quy định pháp  định pháp luật. luật cho phép. Mang tính  quyền lực nhà  nước. Ví dụ Pháp luật cấm  Pháp luật quy  Khi A khởi kiện  Ông Y viết bài  lái xe sau khi  định về nghĩa  B ra tòa, tòa án  tuyên truyền  uống rượu, bia.  vụ đóng thuế  đó có trách  kinh nghiệm  Cấm sản xuất,  thu nhập cá  nhiệm xem xét  phòng chống  tàng trữ pháo nổ  nhân/ thuế thu  và thụ lý đơn  cháy nổ cho bà  trái phép. Do đó  nhập doanh  khởi kiện của  con. Anh T đủ  không làm  nghiệp. A. 18 tuổi được  những điều cấm  Do đó, nếu  Theo đó, tòa án  điều khiển  nói trên là tuân  không thuộc  được xem là cơ  phương tiện xe  10
  11. trường hợp  máy, xe mô tô có  miễn thuế thì  dung tích 50cm3  chủ thể đóng  trở lên. Trong  thủ pháp luật. thuế được xem  quan “áp dụng  những trường  là “thi hành pháp  pháp luật” hợp trên công  luật”. dân sử dụng    pháp luật. Chỉ cá nhân, cán  Chủ thể thực  bộ, cơ quan nhà  Mọi chủ thể Mọi chủ thể hiện nước có thẩm  quyền Tất cả các loại  quy phạm vì nhà  Thường được  Thường được  Thường được  nước có nghĩa  thể hiện dưới  thể hiện dưới  thể hiện dưới  vụ cũng như  những quy  Hình thức thể  dạng những quy  dạng những quy  quyền hạn tổ  phạm trao  hiện phạm cấm đoán. phạm bắt buộc. chức cho các  quyền. chủ thể khác  các quyền của  thực hiện pháp  công dân. luật. Các chủ thể có  thể thực hiện  hoặc không thực  Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp  hiện quyền  Bắt buộc  luật là những hình thức mà mọi chủ thể đều bắt buộc  được pháp luật  thực hiện phải thực hiện theo quy định pháp luật mà không có sự  cho phép tùy  lựa chọn. theo ý chí của  mình, phụ thuộc  vào sự lựa chọn  của mình. ­ Sơ đồ tư duy các hình thức thực hiện pháp luật: 11
  12. c. Vi phạm pháp luật *. Kiến thức cơ bản ­ Vi phạm pháp luật có 3 dấu hiệu cơ bản Thứ nhất: là hành vi trái pháp luật.  ­ Hành vi trái pháp luật tức là cá nhân, tổ chức xử sự trái với quy định của pháp luật. Hành vi  trái pháp luật đó được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động ­ Ví dụ về hành vi vi phạm thể hiện bằng hành động là “Lái xe đi ngược đường một chiều”. ­ Ví dụ về hành vi vi phạm thể hiện bằng không hành động là “Tôi không t ̣ ố giác tội phạm”. Thứ hai: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện Người có năng lực pháp lý  Thứ ba: Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật có thể gây hậu quả không   tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho nó xảy ra. ­ Ví dụ về lỗi cố ý: cố ý vượt đèn đỏ. ­ Ví dụ về lỗi vô ý: y tá tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân. *. Kiến thức mở rộng ­ Hành vi vi phạm pháp luật thể hiện bằng không hành động Điêu 390 ̀ ̣ ̣ ̀ ự 2015 quy đinh về hành vi không tố giác tội phạm như sau:  ­ Bô luât hinh s “1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ  luật này đang   được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố  giác, nếu không thuộc trường hợp quy   định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì  bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03   năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội   phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.” 12
  13. Như  vậy một hành vi phạm pháp luật phải được thể  hiện ra bằng hành động cụ  thể  hoặc không   hành động ­ không làm điều pháp luật quy định phải làm. Trong trường hợp chủ thể  mới có ý định   nhưng chưa thực hiện ra bằng hành động thì không bị coi là vi phạm pháp luật. ­ Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện + Đối với cá nhân năng lực trách nhiệm pháp lý được hiểu là khả  năng của người đạt một độ  tuổi   nhất định theo quy định của pháp luật, có thể  nhận thức và điều chỉnh được hành vi của mình, tự  quyết định cách cư xử của mình, do đó phải độc lập chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện. + Năng lực trách nhiệm hình sự của cá nhân bao gồm năng lực nhận thức hành vi nguy hiểm cho xã   hội của mình, khả năng điều khiển hành vi đó và khả năng gánh lấy hậu quả pháp lý là trách nhiệm   hình sự từ  hành vi nguy hiểm gây ra. Như vậy, năng lực trách nhiệm hình sự được hợp thành từ  hai   yếu tố: Khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi, tuổi chịu trách nhiệm hình sự. + Năng lực trách nhiệm hình sự được hình thành trên hai cơ sở: sự phát triển sinh học của cơ thể và   đời sống xã hội. Bộ luật Hình sự không quy định một người như thế nào là thoả  mãn điều kiện về  khả năng nhận thức và khả  năng điều khiển hành vi mà chỉ đề  cập đến trường hợp người mất khả  năng nhận thức và mất khả  năng điều khiển hành vi. Dấu hiệu để  nhận biết một người không có   năng lực trách nhiệm hình sự ở góc độ này là: dấu hiệu y học (bệnh lý) và dấu hiệu tâm lý. Điều 13 Bộ luật Hình sự quy định:  “Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự 1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh   khác làm mất khả  năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu   trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định   tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau   khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.” +  Độ tuổi phải chịu trách nhiệm pháp lí nhà nước ta quy định như sau:  + Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, chịu trách nhiệm hành   chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. + Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố  ý, phải chịu trách nhiệm hành chính do cố ý thực hiện vi phạm hành chính. Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về tuổi chịu trách nhiệm  hình sự: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm   mà Bộ luật này có quy định khác.2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình   sự  về  tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều   123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266,   286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”. ­ Người vi phạm có lỗi ­ Lỗi thể hiện dưới các hình thức sau: + Thứ nhất: Lỗi cố ý trực tiếp; lỗi cố ý trực tiếp được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình   sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. “Theo đó người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi   cố  ý trực tiếp nếu người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy   trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.” Ví dụ: Ngày 15/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hà Nội đã hoàn tất kết luận điều   tra vụ  anh trai thảm sát gia đình em trai khiến 4 người chết, 1 người bị  thương tại huyện  Đan   Phượng, đồng thời đề  nghị  truy tố  bị  can Nguyễn Văn Đông (Sinh năm 1966, trú tại xã Hồng Hà,  13
  14. huyện Đan Phượng, Hà Nội) tội danh giết người. Bị can Đông đã trực tiếp cầm dao chém vào những  người nhà ông Hải (em trai ông Đông) làm hai vợ chồng ông Hải, con gái và cháu nội ông Hải chết.   Con dâu ông Hải bị thương nặng cấp cứu kịp thời nên qua khỏi. Trong tình huống, hành vi vi phạm pháp luật của ông Đông thể  hiện động cơ  giết người rất   rõ ràng. Hành vi vi phạm pháp luật của ông Đông thể  hiện lỗi cố ý trực tiếp gây hậu quả  đặc biệt   nghiêm trọng. + Thứ hai: Lỗi cố ý gián tiếp Lỗi cố  ý gián tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ   hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra tuy không   mong muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra.  Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự: “2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm   cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý   thức để mặc cho hậu quả xảy ra.” VD: Trong vụ án nữ  sinh đi giao gà bị  sát hại. Đối tượng Nguyễn Thị  Thu biết rõ các đối tượng  Bùi Văn Công, Vì Văn Toán, Vương Văn Hùng,… bắt, giam giữ  và hãm hiếp nữ  sinh Cao Mỹ  D.  Nhưng Thu đã không ngăn cản hay làm gì đó cứu giúp Cao Mỹ D và hậu quả là D bị chết. Việc làm  của Thu không trực tiếp gây hậu quả, không mong muốn hậu quả xấu sảy ra nhưng đã để mặc cho   nó xảy ra. Trong tình huống này Thu có lỗi và là lỗi cố ý gián tiếp. + Thứ ba: Lỗi vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có   thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.  Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự:  “2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể  gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội,   mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.” Về  mặt lý chí: người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể  gây hậu quả  nguy   hiểm cho xã hội. Về  ý chí chủ  quan: người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra “phải thấy trước và có thể   thấy trước” hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.  Ở hình thức lỗi vô ý do cẩu thả, người phạm tội không nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã   hội do hành vi của mình gây ra. Người phạm tội không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả từ  hành vi của mình và cũng không nhận thức được hậu quả xảy ra.  VD1: Bảo vệ ngủ quên dẫn đến tài sản của công ty bị mất trộm. Người đi ngang qua rừng vứt tàn  thuốc lá làm cháy rừng. Người phạm tội có thể nhận thức khả năng gây ra hậu quả  từ  hành vi của   mình nhưng không nhận thức được hậu quả xảy ra.  VD2: Một người băng ngang đường một cách vô thức (không nhìn trước nhìn sau) làm cho hai xe   chạy ngược chiều nhau vì tránh người này mà xảy ra tai nạn làm hai người lái xe tử vong. Lỗi vô ý do cẩu thả còn được xác định với điều kiện là người phạm tội “phải thấy trước” và “có thể  thấy trước” hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra. “Phải thấy trước”  ở đây là quy định của pháp  luật buộc họ khi  ở vào hoàn cảnh, điều kiện đó bắt buộc phải thấy hành vi của mình là nguy hiểm   cho xã hội. “Có thể thấy trước” có thể hiều là với độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý, trình độ văn   hoá,  khả  năng  chuyên  môn,  kinh nghiệm  nghề   nghiệp, kiến  thức  xã  hội,…của  một  người  bình   thường, thì người thực hiện hành vi có thể thấy trước hậu quả của hành vi đó. + Thứ tư: Lỗi vô ý do quá tự tin. 14
  15. Khoản 1 Điều 11 Bộ  luật Hình sự. Lỗi vô ý do quá tự  tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy  trước hành vi của mình có thể  gây ra hậu quả  nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả  đó sẽ  không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.  Dấu hiệu của lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin Về  lí trí: Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của   mình, thể hiện ở chỗ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra. Tuy nhiên, lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin và lỗi cố ý có sự giống nhau một cách tương đối bởi người   phạm tội  ở  trường hợp vô ý vì quá tự  tin thấy trước hậu quả  nguy hiểm cho xã hội có thể  xảy ra   nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả  đó không xảy ra. Như  vậy, thấy trước hậu quả  nguy hiểm  cho xã hội ở đây thực chất chỉ là sự cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra hay không và kết quả  người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. Đối với người phạm tội ở trường hợp vô ý vì  quá tự  tin khả  năng hậu quả  xảy ra và khả  năng hậu quả  không xảy ra đều là khả  năng thực tế  nhưng người phạm tội tin vào khả năng hậu quả không xảy ra khi quyết định xử sự. Chính sự  tin tưởng này thể  hiện người phạm tội đã không nhận thức được một cách đầy đủ  tính   chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho   xã hội. Sự không mong muốn này có điểm khác so với sự không mong muốn ở trường hợp cố ý gián   tiếp. Nếu trường hợp cố  ý gián tiếp người phạm tội không mong muốn nhưng đã chấp nhận khả  năng hậu quả  xảy ra khi lựa chọn và thực hiện hành vi thì  ở  trường hợp lỗi vô ý vì quá tự  tin, sự  không mong muốn hậu quả  của người phạm tội gắn liền với việc người đó đã loại trừ  khả  năng   hậu quả xảy ra. Người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin đã cân nhắc, tính toán và đã cho rằng hậu   quả sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Sự cân nhắc, tính toán này có thể  dựa vào những   căn cứ như tin tưởng vào sự khéo léo, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ  kĩ thuật của   mình hoặc tin vào những tình tiết khách quan bên ngoài khác. VD1: Người lái xe tin rằng mình sẽ  vượt qua được đường sắt trước khi tàu đến, và vội vàng cố  gắng vượt nên bị mắc bánh xe vào đường ray. VD2: Người thợ  săn tin rằng mình sẽ  bắn trúng con thú, không để  mũi tên lạc vào người nhưng  cuối cùng mũi tên không trúng vào đích mà lại trúng vào người và gây thương tích… Sự tin tưởng này   của người phạm tội tuy có căn cứ nhưng những căn cứ đó đều không vững chắc. Người phạm tội đã   đánh giá không đúng tình hình thực tế. Sự tin tưởng của họ là sự tin tưởng quá mức so với thực tế. Từ những dấu hiệu được phân tích trên đây, có thể rút ra kết luận: Vi phạm pháp luật là hành   vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ   xã hội được pháp luật bảo vệ.  d. Trách nhiệm pháp lý ­ Trách nhiệm pháp lý được hiểu là những nghĩa vụ  pháp lý được đề  cập đến trong một quan hệ  pháp luật được  phát sinh.  VD1: Anh A vay tiền của bà B số tiền là 200.000.000 đồng, như vậy khi xác lập giao dịch vay tiền   anh A đã có trách nhiệm dân sự là phải trả tiền cho bà B với thời hạn do hai bên thoả thuận. ­ KN: Trách nhiệm pháp lí là việc chủ thể  phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi được quy   định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật. Chủ thể phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý theo   nghĩa này khi họ  vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân khác được   pháp luật quy định. ­ Trách nhiệm pháp lý được thể hiện trong sơ đồ tư duy sau: 15
  16. ­ Từ  đó giáo dục  ở  họ  ý thức tôn trọng pháp luật, củng cố  niềm tin tính nghiêm minh của  pháp luật, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật. ­ Mỗi hành vi vi phạm pháp luật thì bị  xử  phạt một lần  ở tại thời điểm vi phạm (vi phạm   nhiều lần thì bị phạt nhiều lần) và có thể phải chịu nhiều trách nhiệm pháp lí về một hành vi   vi phạm. VD2: Hành vi vượt đèn đỏ  sẽ  bị  xử  phạt hành chính, nếu đâm vào người khác làm họ  bị  thương thì phạt thêm hình phạt dân sự đó là bồi thường. ­ Ngay sau khi vi phạm đã bị lập biên bản xử phạt mà tiếp tục vi phạm mới thì sẽ  áp dụng   hình thức xử phạt mới cộng lại.  Tình huống 2:  Cảnh sát giao thông phạt hai bố  con bạn A vì cả  hai đều lái xe máy đi  ngược đường một chiều. Bố bạn A không chịu nộp phạt vì lí do ông không nhận ra biển  báo đường một chiều, bạn A mới 16 tuổi, còn nhỏ, chỉ biết đi theo ông nên không đáng bị  phạt. Câu hỏi:  1. Lí do mà bố bạn A đưa ra có xác đáng không?  2. Cảnh sát giao thông phạt cả hai bố con bạn A có đúng không? 3. Bạn A có phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình không? 4. Họ chưa gây ra tai nạn gì, vậy cảnh sát căn cứ vào đâu để phạt tiền họ? Trả lời 1. Bạn A mới 16 tuổi chưa đủ tuổi được điều khiển xe máy.    Hành vi lái xe máy đi ngược đường một chiều được quy định tại Điểm i khoản 4 Điều 6  Nghị định 46/2016/NĐ – CP. 16
  17. “Phạt tiền từ 300 ­ 400 nghìn đồng với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy   điện), các loại xe tương tự  xe mô tô và xe gắn máy: Nếu đi ngược chiều trên đường một   chiều và đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều". ­ Như vậy căn cứ quy định của Nghị định 46 của Chính phủ  thì hành vi lái xe máy đi ngược   đường một chiều của hai bố con bạn A là hành vi vi phạm pháp luật và được thể hiện bằng   hành động cụ thể.  ­ Lỗi vi phạm của hai bố con bạn A là lỗi vi phạm do cố ý. Do vậy lí do mà bố bạn A đưa ra  là không xác đáng   Cảnh sát giao thông phạt hai bố  con bạn A là đúng theo quy định của   pháp luật. 2. Người đủ từ 14 đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm hành chính do cố ý.  Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.   Do đó bạn A đủ 16 tuổi và phải chịu trách nhiệm pháp lí về  hành vi vi phạm hành chính do  mình gây ra.  3. Hành vi đi ngược đường một chiều của hai bố con chưa gây ra tai nạn nhưng đó là hành vi  vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí trước Nhà nước, phải chấp hành nghiêm  chỉnh quyết định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông.  Cụ thể là họ phải gánh chịu thiệt hại về vật chất, nộp tiền phạt.  Việc cảnh sát lập biên bản xử  phạt kịp thời, đã chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật ngăn  chặn không để họ tiếp tục vi phạm hoặc gây tai nạn. Cảnh sát căn cứ vào quy định của pháp luật để ra quyết định xử phạt đối người có hành vi vi  phạm. Tình huống 3: Ngày 20/ 5 2018, chị Th trên đường đón con đi học về, chị nhìn gương hậu  thấy cảnh sát giao thông phía sau. Lúc ấy chị Th không đội mũ bảo hiểm. Do đường đông  và tắc nên khi chị  Th chạy xe được 1 km và đến điểm dừng chị  Th xuống xe (trong thời   gian trước khi xuống xe, chị Th vừa đi vừa với mũ bảo hiểm và đội lên đầu). Khi xuống xe  có nhiều người dân nhìn thấy chị Th có đội mũ bình thường. Khoảng 3 phút sau, cảnh sát  giao thông đuổi theo mới đến được chỗ  chị  Th. Khi  ấy chị  Th lại cởi mũ, tháo quai bỏ  xuống xe rồi.  Câu hỏi:  1. Trường hợp chị Th có bị coi là vi phạm pháp luật không? 2. Cảnh sát giao thông có được phép bắt và lập biên bản chị Th không? 3. Chị Th chưa gây ra tai nạn gì, cảnh sát giao thông nhân danh ai và căn cứ vào đâu để phạt  tiền chị? Trả lời 1.  Tại thời điểm chị  Th điều khiển xe máy là không đội mũ bảo hiểm, đã bị  công an giao  thông phát hiện. Do vậy, dù sau đó, tại thời điểm công an dừng xe để  xử  lý, chị  đã đội mũ   bảo hiểm thì chị vẫn bị xử phạt về hành vi không đội mũ bảo hiểm trước đó. Pháp luật giao   17
  18. thông quy định người tham giao thông khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm, đây là quy định   bắt buộc cho tất cả mọi người ai cũng phải thực hiện. Trong tình huống chị Th không đội mũ  bảo hiểm ngay từ khi bắt đầu điều khiển xe, mà chỉ khi gặp công an giao thông mới đội mũ  bảo hiểm.  2. Vì vậy, trong trường hợp này, cảnh sát giao thông hoàn toàn có quyền bắt và lập biên  bản xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Th. 3. Mặc dù chị Th chưa gây ra tai nạn gì nhưng cảnh sát giao thông nhân danh pháp luật, căn   cứ  vào quy định của pháp luật để   xử  phạt  hành chính đối với hành vi không đội mũ bảo  hiểm khi đi xe máy. Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ­CP như sau: “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe   mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự   xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội muc không cài quai, cài quai không đúng cách.” *. Bảng tổng hợp các lỗi vi phạm Các lỗi Vô ý do quá tự  Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp Vô ý do cẩu thả     Tiêu  tin chí Căn cứ  Khoản 1 Điều  Khoản 2 Điều  Khoản 2 Điều  Khoản 1 Điều  pháp lý 10 Bộ luật Hình  10 Bộ luật Hình  11 Bộ luật Hình  11 Bộ luật Hình  sự 2015 sự 2015 sự 2015 sự 2015 Người phạm tội  Người thực hiện  Người phạm  Lỗi vô ý do quá  nhận thức rõ hành  hành vi nguy hiểm  tội không  tự tin là trường  vi của mình là  cho xã hội nhận  thấy trước hành vi  hợp người  nguy hiểm cho xã  thức rõ hành vi  của mình có thể  phạm tội tuy  hội, thấy trước  của mình là nguy  gây ra hậu quả  thấy trước hành  hậu quả của hành  hiểm cho xã hội,  nguy hại cho xã  vi của mình có  vi đó và mong  thấy trước hậu  hội, mặc dù phải  thể gây ra hậu  Khái  muốn hậu quả  quả của hành vi đó  thấy trước và có  quả nguy hại  niệm xảy ra. có thể xẩy ra,  thể thấy trước  cho xã hội  tuy không mong  hậu quả đó. nhưng cho rằng  muốn nhưng vẫn  hậu quả đó sẽ  có ý thức để mặc  không xảy ra  cho hậu quả xảy  hoặc có thể  ra ngăn ngừa    được. Về mặt  Nhận thức rõ tính  Nhận thức rõ tính  Phải thấy trước  Người phạm tội  lý trí chất nguy hiểm  chất nguy hiểm  hậu quả nhưng  nhận thức được  cho xã hội của  cho xã hội của  lại không  tính chất nguy  hành vi mà mình  hành vi mà mình  thấy trước được  hiểm cho xã hội  18
  19. thực hiện, thấy  thực hiện, thấy  hậu quả đó của hành vi của  trước hành vi đó  trước hành vi đó  mình, thể hiện  có thể gây hậu  có thể gây hậu  ở chỗ thấy  quả nghiêm trọng  quả nghiêm trọng  trước hậu quả  cho xã hội cho xã hội nguy hại cho xã  hội mà hành vi  của mình có thể  gây ra. Nhưng  đồng thời lại  cho rằng hậu  quả đó không  xảy ra Sự lựa chon hanh  ̣ ̀ Người phạm  Người phạm tội  Người phạm tội  ̣ ̣ ̀ vi pham tôi la  tội không mong  khi thực hiện hành  với lỗi vô ý vì  sự lựa chon duy  ̣ muốn hậu quả  vi đáng ra phải  quá tự tin đã cân  ̉ ̉ ựa  nhât, chu thê l ́ xảy ra, tuy nhiên  thấy trước và có  nhắc, tính toán  ̣ chon hanh vi pham ̀ ̣   để thực hiện mục  thể thấy  và đã cho rằng  Về mặt  ̣ ̀ ̉ ̉ mong  tôi vi chu thê đích này, người  trước hậu quả  hậu quả sẽ  ý chí muôń  hanh vi đo ̀ ́ phạm tội để mặc  nguy hiểm cho xã  không xảy ra  hậu quả nguy  hội sẽ xảy ra hoặc có thể  hiểm cho xã hội  ngăn ngừa  mà hành vi của  được. mình có thể gây ra Nguyên  Do cố ý Do cố ý Do cẩu thả Do quá tự tin nhân Trách  nhiệm  Cao nhất Cao hơn Thấp hơn Thấp hơn hình sự Ví dụ Nguyễn Viết  Anh B thợ trở tôn  Anh A là kế toán  Chị H bán sữa  Quyết, sinh năm  lợp nhà, do vô tình  doanh nghiệp, khi  đã hết hạn sử  1994, tại thành  đã để tấm tôn  nhập dữ liệu, anh  dụng cho người  phố Vinh , tỉnh  quyệt vào cháu bé  A đã sơ ý bỏ sót  dùng, chị nghĩ  Nghệ An đã bóp  T đang đi xe đạp.   một số 0 trong số  rằng sữa mới  cổ người vợ sắp  Hậu quả là cháu T  tiền cần chuyển  hết hạn một vài  cưới của mình là  bị tôn cứa vào cổ  cho đối tác, hành  ngày uống sẽ  chị Ng. T. Ph. T.  đứt mạnh máu  vi của anh A đã  không ảnh  cho đến chết. Lý  dẫn đến tử vong.  khiến công ty  hưởng gì.  do, Quyết xem  Trong trường hợp  thiệt hại về tài  Nhưng sự tự tin,  được tin nhắn với  trên lỗi cố ý gián  sản. sự tính toán của  lời lẽ ngọt ngào từ  tiếp chị H vượt quá  một thanh niên tên  thực tế đã dẫn  D nhắn đến điện  đến người sử  thoại của vợ  dụng sữa bị ngộ  mình.  độc, ảnh hưởng  19
  20. sức khỏe. e. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí  Trên thực tế, các loại vi phạm pháp luật xảy ra khá đa dạng. Căn cứ vào đối tượng bị  xâm   phạm, mức độ và tính chất nguy hiểm do hành vi gây ra cho xã hội, vi phạm pháp luật được   chia thành bốn loại vi phạm pháp luật và tương ứng với mỗi loại vi phạm là loại trách nhiệm   pháp lí. *. Vi phạm hình sự  Kiến thức cơ bản ­ KN: Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được quy định tại   bộ luật hình sự. ­ Tính chất: Là hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm ­ Hành vi phạm tội được coi là tội phạm khi có đủ  các dấu hiệu vi phạm và bị  truy tố  trách  nhiệm hình sự.  Kiến thức mở rộng + Tội phạm: Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự + Phạm tội: Là một người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng có phải là tội phạm  hay không thì cần phải căn cứ  vào độ  tuổi và năng lực trách nhiệm pháp lí. Giả  sử  cháu B   phạm tội giết người khi mới 13 tuổi, không thể  trở  thành tội phạm mặc dù đó là hành vi   phạm tội (tội giết người) ­ Tội phạm chia làm 4 loại:  Tội phạm ít nghiêm trọng: Là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội.  VD1: Tội giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng, … trái pháp luật. “Quy  định tại Điểm a, khoản 1 Điều 176 – Bộ luật Hình sự”. VD2: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp “Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều   171 Bộ luật Hình sự”. Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến ba năm  tù.  Tội phạm nghiêm trọng: Là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội.  VD1: Tội mua bán phụ nữ “Quy định tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Hình sự” VD2: Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản  “ Quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình   sự”. VD3: Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em. “Quy định tại khoản 2 Điều 228   Bộ luật Hình sự”… Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là đến bảy năm   tù.  Tội phạm rất nghiêm trọng: Là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội.  VD1: Tội vô ý làm chết người. “Quy định tại khoản 2 Điều 98 Bộ luật Hình sự” VD2: Tội hiếp dâm. “Quy định tại khoản 2 Điều 111 Bộ luật Hình sự”,  VD3: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2