SKKN: Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa Ngữ văn THPT
lượt xem 16
download
Hiện nay, tình trạng "học chay" ở các trường THPT là không còn nữa. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn THPT do Bộ Giáo dục biên soạn đã được lưu hành rộng rãi. Những vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế còn nghèo thì đã được cấp phát. Tuy nhiên học sinh có đủ sách giáo khoa không có nghĩa là học tốt. Mời các bạn tham khảo bài SKKN về các sử dụng sách giáo khoa Ngữ văn THPT này nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa Ngữ văn THPT
- Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa Ngữ văn THPT
- PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Bàn về tác dụng của sách nhà triết học vĩ đại người Đức Các Mác đã từng nói: " Sách là bậc thang cao quý nhất của nhân loại". Sách cung cấp cho con người những chân trời tri thức, những hiểu biết về tự nhiên và xã hội. Thông qua sách mà chúng ta có thể hiểu được "thế giới đó đây', vũ trụ xa xăm mà ta không cần đặt chân tới. Con người không có sách chẳng khác nào cuộc sống thiếu cây xanh. Sách có vai trò to lớn trong việc bồi bổ tinh thần, hình thành nhân cách và trình độ học vấn của mỗi người. Ở trường THPT, sách giáo khoa chính là tài liệu tối quan trọng và vô cùng quý báu đối với việc học của học sinh. Sách giáo khoa vừa cung cấp những kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội vừa là "nhịp cầu nối" giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Đồng thời sách giáo khoa cũng chính là phương tiện để giúp cho giáo viên và học sinh thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong những năm gần đây. Là một giáo viên Ngữ văn đã hơn 10 năm gắn bó với nghiệp dạy học. Bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở và cố gắng tìm tòi phát hiện ra những phương pháp hay, những sáng kiến mới để áp dụng vào từng bài giảng, tiết học sao cho một giờ học văn đạt hiệu quả cao nhất. Lâu nay những phương pháp dạy học văn ở THPT được giáo viên sử dụng hữu ích đó là: Phương pháp thuyết trình, phương pháp giảng bình, phương pháp đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi mà giáo viên đặt ra cho học sinh ... Tuy nhiên nếu chỉ chú ý đến những phương pháp đặc trưng của môn học mà không chú ý đến việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa thì đó là một quan niệm sai lầm trong quá trình dạy học. Hơn nữa văn học là một môn nghệ thuật. Dạy văn học văn cũng phải có tính nghệ thuật - thứ nghệ thuật sáng tạo. Nó vốn không ưa sự lặp lại, nhàn chán mà cần đế sự linh hoạt về cách thức, mới mẻ về phương pháp. Hướng dẫn cho học sinh tiếp cận và tìm hiểu sách giáo khoa cũng là một cách đa dạng hóa phương pháp dạy và học, tạo nên sức hấp dẫn cho môn học. Nhờ việc sử dụng sách giáo khoa, học sinh sẽ phát huy được một cách hiệu quả những kỹ năng mà môn học đem lại như: tư duy sáng tạo, tư duy phân tích, khả năng tự học, tự nghiên cứu và tự chiếm lĩnh kiến thức khoa học. Bên cạnh đó học sinh còn được "tập dượt" khả năng diễn đạt, lập luận ... Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa ngữ văn THPT. Với phương pháp này tôi hy vọng có thể đem đến cho học sinh một hướng tiếp cận mới trong quá trình học tập môn ngữ văn và giúp các em có thêm niềm tin, niềm say mê với môn học lâu nay được xem là "khó, khô, khổ". 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Hiện nay, tình trạng "học chay" ở các trường THPT là không còn nữa. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn THPT do Bộ Giáo dục biên soạn đã được lưu hành rộng rãi. Những vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế còn nghèo thì đã được cấp phát. Tuy nhiên học sinh có đủ sách giáo khoa không có nghĩa là học tốt. Thực tế ở các trường THPT tình trạng HS sử dụng sách giáo khoa sai mục đích, GV hướng dẫn HS sử dụng chưa tận tình là khá phổ biến. Thứ nhất: Giáo viên bộ môn chưa giải thích cho học sinh hiểu rõ SGK chỉ là phương tiện trang bị kiến thức cho học sinh ở mức độ cơ bản nhất chứ không phải là một tài liệu để khi kiểm tra học sinh mang ra chép (Hiện tượng này đối với các môn xã hội là khá phổ biến) Thứ hai: Học sinh thích đọc các tài liệu tham khảo của các giáo sư, tiến sĩ mà xem nhẹ đọc kiến thức SGK hoặc bài giảng tren lớp. Sách tham khảo của môn Ngữ văn như: 135 bài văn mẫu của tác giả Nguyễn Xuân Lạc, Phân tích bình giảng tác phẩm văn chương của đồng tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Chu Văn Sơn, Nguyễn Quang Trung. Những bài văn hay, những bài văn mẫu trong
- trường THPT, những bài văn đạt giải quốc gia, những bài văn nghị luận mẫu ... Học sinh không hiểu được để có thể lĩnh hội được lượng kiến thức trong các tài liệu tham khảo nêu trên thì các em phải nắm được kiến thức chuẩn, cơ bản trong SGK. Kiến thức trong SGK chính là nền tảng, là gốc rễ ban đầu phải nhớ. Kiến thức nâng cao, khó chỉ có thể có được dựa trên nền tảng của kiến thức cơ bản. Thứ ba: Trong các giờ học trên lớp phần củng cố dặn dò học sinh về nhà học bài thời gian phân bố còn ít, chỉ từ 3 - 5 phút. Giáo viên chỉ dặn dò chung chung đại loại như: " Về nhà các em nhớ học thuộc lòng bài Tây Tiến, chuẩn bị bài mới giờ tiếp theo ta học bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Nếu giáo viên nào cẩn thận hơn có chăng thì dặn dò thêm: Về nhà học phần hướng dẫn hoc bài trong sách giáo khoa. Thứ tư: Chỉ đến giờ thao giảng chọn giáo viên có giờ dạy giỏi hoặc thi giáo viên giỏi cấp trường hoặc thanh tra Sở về kiểm tra dự giờ thì giáo viên mới dặn dò chu đáo. Còn lại là để cho học sinh " trôi nổi". Thứ năm: Các công trình nghiên cứu và đề tài sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên về vấn đề này chưa được đề cập đến. Như vậy chứng tỏ việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa để phục vụ cho việc học tập còn chưa được chú trọng, hời hợt và xem nhẹ. Trong phạm vi đề tài này, tôi hi vọng có thể tạo ra một cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này với quan điểm hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa như một phương pháp dạy môn Ngữ văn góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Bộ sách giáo khoa Ngữ văn THPT do Bộ GD&ĐT biên soạn của nhà xuất bản giáo dục (cải cách) - Học sinh các khối lớp mà tôi được phân công giảng dạy từ năm 2007 trở lại đây cụ thể như sau: + Lớp 12A11, 12A10, 10A5, năm học 2007 - 2008 + Lớp 12A1, 12A2, 12A6, 11A5, 11A8 năm học 2008 - 2009 + Lớp 12A5, 10A1, 10A5, 10A8 năm học 2009 - 2010 4. Phạm vi nghiên cứu: - Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10.11.12 của Nhà xuất bản giáo dục từ năm 2006, 2007, 2008. - Sách bài tập Ngữ văn 10.11.12 của nhà xuất bản giáo dục từ năm 2006, 2007, 2008. 5. Thời gian nghiên cứu: - Từ tháng 4/2007 đến tháng 4/2010. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thực nghiệm (thông qua thực tế dạy học, hướng dẫn học sinh học tập trong sách giáo khoa, giao bài tập, kiểm tra đánh giá) 7. Bố cục của sáng kiến kinh nghiệm - Phần I Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu, thời gian, phương pháp nghiên cứu - Phần II Nội dung 1. Chương 1: Những vấn đề chung 2. Chương 2: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa Ngữ văn THPT - Phần III Kết luận
- 1. Những kết quả ban đầu 2. Một số bài học kinh nghiệm 3. Những đề xuất kiến nghị 4. Lời cảm ơn. Phần II. NỘI DUNG I. Quan niệm về sử dụng sách giáo khoa Ngữ văn THPT Tôi quan niệm sử dụng sách giáo khoa Ngữ văn nói riêng và sách giáo khoa các môn học khác nói chung chỉ là một phương pháp lên lớp trong giờ học của giáo viên bộ môn. Xong nếu cả giáo viên và học sinh làm tốt khâu này sẽ mang lại hiệu quả trong mỗi giờ học. Hướng dẫn sử dụng hiệu quả sách giáo khoa Ngữ văn có nghĩa là giáo viên chỉ định hướng, chỉ cho học sinh cách tự chuẩn bị bài mới, tự ôn bài cũ, tự làm những bài tập ở cả giờ học trên lớp và giờ học ở nhà. Ngoài một vài phút trong phần củng cố dặn dò cuối mỗi tiết học, để có thể thực hiện được biện pháp này tôi thường hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa trong các tiết ôn tập, tiết tự chọn hoặc một số buổi học bồi dưỡng. II. Những ưu điểm và hạn chế. 1. Ưu điểm: - Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa giúp học sinh chủ động hơn trong việc học tập. ưu điểm lớn nhất là giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm, khắc sâu và ghi nhớ kiến thức cơ bản. Củng cố và mở rộng kiến thức nâng cao. Giúp học sinh giải được các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập ngữ văn. - Học sinh có thể tự ôn bài, tự rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua các phần luyện tập trong sách giáo khoa. Từ đó giúp các em hiểu bài hơn và bồi đắp niềm hứng thú , sự say mê đối với môn học 2. Hạn chế. - Do thời lượng quá ngắn cho nên giáo viên chưa đủ thời gian để dặn dò, hướng dẫn chu đáo cho HS ở trên lớp. - Những HS có học lực yếu, không chịu khó học, lười học sẽ không chú ý lắng nghe, tiếp thu hoặc nghe nhưng về nhà không chịu học bài, ôn bài và làm bài. Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN THPT Dưới đây là một số biện pháp Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa Ngữ văn mà tôi thường áp dụng cho học sinh trong thực tế giảng dạy. Tôi tạm phân chia thành 3 biện pháp. Trong phạm vi của đề tài này, tôi xin trình bày sơ lược về yêu cầu nội dung, biện pháp thực hiện và cách thức kiểm tra đánh giá, đối với từng biện pháp sử dụng sách giáo khoa Ngữ văn THPT. 1. Sử dụng sách giáo khoa để chuẩn bị bài mới. Để một tiết học trên lớp đạt được mục đích yêu cầu và kết quả đề ra thì giáo viên phải soạn bài chuẩn bị các phương tiện dạy học như giáo án, sách giáo khoa và đồ dùng dạy học có liên quan, còn học sinh phải đọc sách giáo khoa để chuẩn bị bài mới. Với môn Ngữ văn lâu nay ta vẫn hay gọi là soạn văn. Một hình thức soạn phổ biến của học sinh hiện nay là chép từ sách "để học tốt" vào trong vở soạn hoặc "thủ sẵn" "để học tốt" trên lớp, đến khi giáo viên đặt câu hỏi và gọi trả lời thì lôi "bảo bối" ra ứng phó. Như vậy không gọi là chuẩn bị bài mà là đối phó. Chuẩn bị cho qua quýt chiếu lệ. Nhằm khắc phục tình trạng chuẩn bị bài cho có nói trên tôi thường cố gắng tận dụng thời gian ít ỏi khoảng 3 - 5 phút trong phần củng cố dặn dò để hướng dẫn học sinh về nhà đọc sách giáo
- khoa và trả lời vào vở soạn những câu hỏi mà sách giáo khoa yêu cầu. Hoặc cũng có thể cho học sinh những câu hỏi mà sách giáo khoa không có. Ví dụ để chuẩn bị bài Tây Tiến tôi thường hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa vào những công việc sau + Về nhà đọc kĩ sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau: - Câu hỏi 1: Nét đặc trưng của thơ Quang Dũng là gì? - Câu hỏi 2: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ (chú ý thời gian sáng tác, viết về ai, địa bàn hoạt động) - Câu hỏi 3: Việc tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ giúp em hiểu gì về nhà thơ và bài thơ Tây Tiến? + Đọc kỹ phần văn bản trong sách giáo khoa. Thông thường phần này trong phần "Hướng dẫn học bài" sách giáo khoa đã nêu một số câu hỏi liên quan đến nội dung chính của bài thơ. Do vậy tôi chỉ cần nhắc học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa là được. Trường hợp sách giáo khoa chưa đề cập đến nội dung nào mà giáo viên cho là quan trọng, cần thiết thì có thể bổ sung một số câu hỏi cho học sinh. Đối với bài Tây Tiến câu hỏi có thể là: - Câu hỏi 1: Cảm nhận chung của em sau khi đọc xong bài thơ Tây Tiến? - Câu hỏi 2: Nêu một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ? - Câu hỏi 3: Tìm các từ " hoa" có trong bài thơ và cho biết cách hiểu nghĩa của chúng. Đối với những bài tiếng việt tôi thường hướng dẫn học sinh xem sách giáo khoa và nhấn mạnh 2 yêu cầu: học lý thuyết và thực hành. Chẳng hạn chuẩn bị bài "thực hành một số phép tu từ cú pháp" phải trả lời các câu hỏi sau: + Câu hỏi : Phép lặp cú pháp là gì? Phép liệt kê là gì? Phép chêm xen là gì? + Câu hỏi 2: Trả lời các câu hỏi phần bài học trong sách giáo khoa. Tìm thêm một số ví dụ về phép lặp, phép liệt kê và phép chêm xen Với những tác phẩm văn xuôi thì việc sử dụng sách giáo khoa để đọc văn bản rất quan trọng. Vì tác phẩm dài, thời lượng học trên lớp chỉ 2 - 3 tiết. Do đó nếu giáo viên không hướng dẫn học sinh đọc trước ở nhà thì không thể tiếp thu được. Những tác phẩm lớn và khó hiểu như: Người lái đò Sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Rừng xà nu, Vợ chồng A Phủ ... Ví dụ, chuẩn bị bài Người lái đò Sông Đà tôi thường hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa để chuẩn bị bài mới như sau: + Đọc kĩ phần tiểu dẫn và trả lời các câu hỏi sau: - Câu hỏi 1: Nguyễn Tuân có sở trường viết về thể loại gì/Tùy bút là gì? Phong cách ùy bút của Nguyễn Tuân - Câu hỏi 2: Xuất xứ thiên tùy bút " Người lái đò Sông Đà" + Đọc đi đọc lại 2 - 3 lần tác phẩm trong sách giáo khoa (vì bài này hay nhưng lại khó) gợi mở cho học sinh một số câu hỏi - Câu hỏi 1: Người lái đò Sông Đà viết về những hình tượng nào? - Câu hỏi 2: Hình tượng Sông đà được miêu tả với những nét tính cách như thế nào? Hãy dùng bút và thước gạch chân những từ, câu văn mà tác giả miêu tả về nó trong sách giáo khoa. - Câu hỏi 3: Hình tượng ông lái đò được miêu tả như thế nào? Hãy dùng bút và thước gạch chân những từ, câu văn mà tác giả miêu tả về nhân vật này trong sách giáo khoa. Như vậy, qua việc đọc sách giáo khoa để chuẩn bị bài mới học sinh đã nắm được những nội dung cơ bản nhất của bài là: Xuất xứ tùy bút Người lái đò Sông Đà là kết quả mà Nguyễn Tuân thu được trong chuyến đi thực tế gian khổ tới miền Tây Bắc rộng lớn xa xôi. Phong cách tùy bút của Nguyễn Tuân uyên bác tài hoa, lịch lãm ... Hình tượng con sông Đà hung bạo và trữ tình. Hình tượng ông lái đò dũng cảm mưu trí, tài hoa.
- Muốn hoạt động này được diễn ra liên tục và có hiệu quả thì giáo viên phải thường xuyên kiểm tra dưới nhiều hình thức như. Kết hợp với kiểm tra bài cũ. Thu vở của học sinh để chấm, kiểm tra. Nhắc nhở kịp thời những học sinh không có sự chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Tuyên dương những học sinh chuẩn bị bài tốt. 2. Sử dụng sách giáo khoa để học bài trên lớp - Sách giáo khoa đối với giáo viên và học sinh ở trên lớp là một " vật bất ly thân". Giáo viên không thể dạy ngoài sách giáo khoa mà học sinh cũng khóa cảm nhận, khó lĩnh hội nếu như không có sách giáo khoa. Sử dụng sách giáo khoa vào bài học trên lớp thực ra là một sự tiếp nối liền mạch quá trình học sinh chuẩn bị bài mới ở nhà, lên lớp giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức trong sách giáo khoa. Hướng dẫn cho học sinh bộc lộ những cảm xúc, những suy nghĩ và những chíh kiến của mình mang tính chất kích thích trí tưởng tượng và sự rung động trong tâm hồn học sinh. - Học văn trước hết là phải đọc. Thông thường trên lớp tôi hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa. Ngoài việc yêu cầu đọc đúng, đọc diễn cảm tôi thường yêu cầu học sinh đọc để phát hiện và hiểu + Ví dụ: học sinh đọc phần tiểu dẫn và cho biết trong phần tiểu dẫn sách giáo khoa nêu lên những nội dung nào? Đọc phần tác phẩm thơ, văn xuôi và cho biết: Cảm xúc bao trùm bài thơ Tràng Giang là gì? Bài Đất nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) được chia là mấy phần? Nêu đại ý từng phần? Tóm tắt truyện ngắn Rừng xà nu, Vợ chồng A Phủ. + Ví dụ: Học sinh đọc bài " chữ ta" trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập 2 NXBGD trang 110 và cho biết: Bài văn trên bàn về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào? Bài văn có bao nhiêu luận điểm? Tìm các luận điểm đó? - Sử dụng sách giáo khoa để theo dõi bố cục bài học: Ngoài phần ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ thì phần nội dung dạy bài mới ở trên lớp là " trùng khít" giữa giáo án với sách giáo khoa. Giáo viên chuẩn bị bài dạy cũng phải bám vào các đơn vị kiến thức cơ bản (cụ thể là các đề mục) trong sách giáo khoa. Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa trên lớp không có nghĩa là lúc nào học sinh cũng " chăm chăm" theo dõi vào sách giáo khoa mà quên mất lời giảng của thầy. Vấn đề ở đây là học sinh theo dõi xem sách giáo khoa viết gì? Thầy cô đã giảng cho mình hiểu và nắm được kiến thức chưa? Hoặc có những em học sinh khá giỏi còn có thể phát hiện thầy cô dạy sai sách giáo khoa Thông thường bố cục bài giảng một tiết văn trên lớp được trình bày như sau: I/ 1.2 ... II/ 1.2 ... Căn cứ vào bố cục đó, tôi linh hoạt hướng dẫn học sinh các cách thức khác nhau để sử dụng sách giáo khoa. + Ví dụ: Dạy bài Nỗi thương mình (lớp 10) I/ Tiểu dẫn: Hướng dẫn bằng câu hỏi: Hoàn cảnh của Kiều trước đó như thế nào? II/ Đọc hiểu văn bản: 1. Hướng dẫn học sinh đọc chia bố cục, nêu đại ý: Câu hỏi: Đọc đoạn trích trong sách giáo khoa, chia bố cục và nêu đại ý? Bố cục chia 3đoạn. Đoạn 1: 4 câu đầu (cảnh sống trớ trêu ở chốn lầu xanh của Tú Bà ). Đoạn 2: 8 câu tiếp (nỗi niềm thương thân xót phận). Đoạn 3: 8 câu cuối (Ý thức về nhân phẩm của Kiều) 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các điển tích, điển cố trong sách giáo khoa bằng cách giải thích một số từ ngữ khó qua câu hỏi gợi mở. Ví dụ: Lả lơi là một từ chỉ những người như thế nào? Bướm lả ong lơi dùng chỉ những hạng người nào? Thái độ, cử chỉ người đó ra sao? 3. Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa.
- Câu hỏi: Một câu thơ có 3 từ " mình" (Giật mình mình lại thương mình xót xa) Em có nhận xét gì về 3 từ đó? + Ví dụ dạy bài tiếng việt: Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối (Ngữ văn 10) I/ Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ). Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa II/ Luyện tập về phép đối: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa III/ Hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập hoặc bài tập về nhà + Ví dụ dạy bài làm văn: Lập luận trong văn nghị luận I/ Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ví dụ sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi và rút ra khái niệm lập luận là gì? II/ Cách xây dựng lập luận III/ Lựa chọn phương pháp lập luận IV/ Luyện tập Như vậy bố cục một bài giảng văn nói chung trên lớp không thể tách rời sách giáo khoa. Nhiệm vụ của giáo viên là phải linh hoạt sáng tạo điều khiển học sinh học tập một cách nhịp nhàng nhưng hiệu quả giữa " kịch bản" của mình với sách giáo khoa để cho học sinh dễ hiểu bài. Tránh tình trạng thầy dạy "cao quá" tới mức " xa rời" sách giáo khoa khiến cho học sinh không thể hiểu bài. 3. Sử dụng sách giáo khoa để ôn luyện bài cũ và làm bài tập. 3.1 Ôn bài cũ: Ôn luyện bài cũ là một khâu quan trọng trong quá trình học của mỗi người. Ôn luyện chính là củng cố, là khắc sâu để ghi nhớ. Đối với môn văn ôn luyện bài cũ còn là một hình thức rèn luyện kỹ năng viết bài, kỹ năng thực hành văn học. Nếu học thuộc, học nhớ kiến thức rồi mà không biết viết bài có nghĩa là không biết hành văn, không có khả năng sản sinh ra văn bản. Ôn luyện bài cũ cũng chính là tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm đúng như chủ chương của giáo dục nước nhà: Học đi đôi với hành. Lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Việc ôn luyện này chủ yếu là phần việc của học sinh làm ở nhà. Giáo viên chỉ định hướng. Thông thường tôi hướng dẫn học sinh ôn luyện như sau. + Ôn lại nội dung cơ bản đã học ở trên lớp. (phần lý thuyết) Phần này thường yêu cầu học sinh học theo dạng đề cương để nắm được các ý chính. Học thuộc các khái niệm, các đề mục tương ứng với các đơn vị kiến thức. + Học thuộc các bài thơ, đoạn thơ. Các đoạn, câu, từ ngữ chi tiết, hình ảnh nói đến các nhân vật, hình tượng đối với các tác phẩm văn xuôi. 3.2 Làm bài tập. Bài tập trong sách giáo khoa Ngữ văn 10.11.12 chủ yếu là các dạng câu hỏi. Với sách giáo khoa thì nằm ở phần luyện tập cuối mỗi bài, còn sách bài tập ngữ văn là bài tập 1, bài tập 2 ... Có klhi đó là những câu hỏi trong phần luyện tập sách giáo khoa hoặc những câu hỏi bổ sung nhưng vẫn không nằm ngoài trọng tâm bài học. Ở phần này rất quan trọng nhưng dường n hư thường bị giáo viên và học sinh bỏ quên. Rất ít học sinh để ý phần này. Vì đây là phần câu hỏi khái quát toàn bài hoặc một phần có những câu hỏi khó dành cho những học sinh khá, giỏi. Nói nó rất quan trọng bởi dạng bài tập này vừa có tác dụng ôn lại kiến thức vừa rèn luyện được kỹ năng viết bài cho học sinh . Sau mỗi câu hỏi phần bài tập ( trong sách bài tập ) thường có phần gợi ý làm bài. Để giúp cho học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào viết bài tôi thường hướng dẫn học sinh làm theo các bước như sau.
- + Với những câu hỏi luyện tập trong sách giáo khoa mà không có trong sách bài tập. Tôi thường gợi ý cho học sinh thảo luận, trả lời trên lớp (nếu còn thời gian). Nếu không thì gợi ý cho học sinh về nhà làm thành dàn ý chi tiết. Trên cơ sở dàn ý đã lập viết thành bài hoàn chỉnh. Ví dụ: Qua số phận hai nhân vật Mị và A Phủ hãy phát biểu ý kiến của anh chị về giá trị nhân đạo của tác phẩm. (câu hỏi phần luyện tập sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 2 trang 15). + Hướng dẫn học sinh trả lời những ý sau: - Cảm thông sâu sắc đối với người dân lao động vùng cao Tây Bắc. - Phê phán gay gắt bọn quan lại thống trị, ở đây là bọn thực dân, chúa đất áp bức bóc lột đầy đọa con người. - Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người. + Không cam chịu mà vùng lên phản kháng + Sức sống tiềm tàng mãnh liệt - Trân trọng đề cao những khát vọng chính đáng của con người: khát vọng tự do, tình yêu hạnh phúc. - Chỉ ra con đường giải phóng người lao động coa cuộc đời tăm tối và số phận thê thảm. + Với những câu hỏi có trong sách bài tập, tôi thường yêu cầu học sinh về nhà nắm chắc những phần gợi ý làm bài trong sách bài tập. Coi đó như một dàn ý chi tiết để viết bài. Ví dụ: Bài tập 1. Anh chị có ấn tượng sâu sắc nhất với nhân vật nào, với chi tiết nào trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ"? Vì sao? Trang 101 sách giáo khoa Ngữ văn 11 Tập 1 Trả lời: - Các nhân vật gây ấn tượng sâu sắc là: Liên, An, Chị Tí, bác Siêu. Những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu là: đoàn tàu, bóng tối và ánh sáng, âm thanh, hình ảnh Hà Nội xa xăm, ngọn đèn ở hàng nước chị Tí ... - Phân tích ngọn đèn ở hàng nước chị Tí: Trong truyện, trở đi trở lại rất nhiều lần hình ảnh ngọn đèn con ở hàng nước của chị Tí. Anh chị cần đọc kỹ mới có thể tìm ra các chi tiết này. + Chị em Liên " lại cúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí" + " Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa" + "Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ" - Hình ảnh ngọn đèn ở hàng nước của chị Tí " chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ" trước hết có ý nghĩa như một biểu tượng về những kiếp người nhỏ bé, sống leo lét, quẩn quanh, không tương lai, không hạnh phúc trong đêm trường của xã hội cũ. Ngoài ra hình ảnh này còn có tác dụng tô đậm thêm sự tối tăm, nghèo khổ của phố huyện khi chiều buông. + Hoặc nếu muốn bồi dưỡng thêm cho học sinh khá, giỏi thì có thể ra đề cho học sinh làm hoặc làm những bài tập trong sách bài tập Ngữ văn mà không có trong sách giáo khoa. Ví dụ: Anh chị cảm nhận như thế nào về đoạn văn miêu tả; " Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" ở cuối truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân? Hoặc phân tích nhân vật Thị Nở trong truyện ngẵn Chí phèo của Nam Cao. + Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng việc hướng dẫn học sinh sách giáo khoa để làm bài tập có hiệu quả khi giáo viên tích cực kiểm tra, đánh giá. SOng song với việc kiểm tra miệng trên lớp là thu bài chấm bài và sửa bài cho học sinh. Có như vậy thì việc học tập mới dạt kết quả cao. PHẦN III. KẾT LUẬN
- I. Những kết quả ban đầu. Sau một thời gian dài nghiên cứu và áp dụng biện pháp " Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa Ngữ văn" nói trên dù chưa thật đồng đều ở các khối lớp, các đối tượng học sinh song tôi cũng đã bước đầu thu được những kết quả đáng ghi nhận cụ thể như: 1.Học sinh các lớp tôi dạy đều hưởng ứng và tỏ ra hứng thú . Các em có ý thức học môn Ngữ văn hơn. 2.Tiếp xúc với phương pháp này học sinh có sự chuẩn bị bài tốt hơn, cách tiếp cận môn học rễ hơn. Các giờ học ở trên lớp các em say sưa hoc jtaapj và sôi nổi xây dựng bài. Về nhà không còn lúng túng với cách học, cách loàm bài mà chăm chỉ, chuyên cần hơn. Đây chính là điều mà tôi mong muốn hơn cả. 3. ngoài việc nắm vững được kiến thức cơ bản, học sinh còn có nhiều cơ hội để rèn giũa kỹ năng viết bài. So với các lớp thường thì các em có vẻ thích thú với phương pháp 1 và 2 còn ở các lớp theo khối C thi thích thú với phương pháp 3. Các em siêng viết bài thì được giáo viên chấm, phê, sửa bài nhiều. Vừa củng cố, khắc ghi được kiến thức vừa rèn luyện khả năng viết. 4. Cũng từ việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa vào học tập và viết bài nên ở những kỳ thi Học sinh giỏi Văn cấp tỉnh gần đây tôi thường xuyên được giải cao: Năm học 2007 - 2008 đạt 2 giải trong đó 1 giải ba và 1 giải KK. Năm học 2009 - 2010 đạt 4 giải trong đó 1 giải Nhì và 3 giải KK. II. Một số bài học kinh nghiệm. Từ thực tiễn giảng dạy, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm quý báu cho việc áp dụng phương pháp Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa Ngữ văn THPT như sau: 1. Dạy học văn cũng như những môn học khác, phải bám sát kiến thức sách giáo khoa. Đây là nội dung kiến thức chuẩn mà phải truyền đạt cho học sinh. 2. Cần đưa ra những câu hỏi phù hợp gắn liền với kiến thức trọng tâm bài học. 3. Các dạng câu hỏi phải được áp dụng linh hoạt đối với các khối lớp và các đối tượng học sinh khác nhau. 4. Giáo viên phải tận dụng tốt thời gian ít ỏi cuối mỗi tiết học để hướng dẫn học sinh học bài trong sách giáo khoa cẩn thận chu đáo và có hiệu quả. 5. Tăng cường khâu kiểm tra đánh giá, chấm bài, tuyên dương cho điểm, khuyến khích học sinh học tập III. Những đề xuất kiến nghị. 1. Phối hợp với giáo viên chủ niệm đôn đốc nhắc nhở học sinh học tập 2. Đề nghị với gia đình phụ huynh hoc sinh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các em học tập. 3. Nhà trường cần tổ chức các cuôc thi có liên qua đến kiến thức môn Ngữ văn trong chương trình THPT.Ví dụ Thi chọn HS đi dự thi Âm vang xứ Thanh, Đêm thơ nhân các ngày lễ lớn như Kỷ niệm ngày 20/11, Sinh nhật Bác 19/05... IV. Lời cảm ơn Đề tài này đã được nghiên cứu công phu song không tránh khỏi những hạn chế và bất cập. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường để đề tài này được hoàn thiện hơn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu nhà trường, tổ Văn và các bạn đồng nghiệp, các em học sinh các khối lớp những năm qua đã luôn quan tâm, nhiệt tình hưởng ứng và giúp tôi thực hiện đề tài này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn 10.11.12 của Nhà xuất bản giáo dục
- 2. Bộ sách bài tập Ngữ văn 10.11.12 của Nhà xuất bản giáo dục 3. Tuyển tập " Sáng kiến kinh nghiệm" đạt giải của các giáo viên trong toàn tỉnh năm học 2006 - 2007. 4. Sáng kiến kinh nghiệm đạt giải B cấp tỉnh của đ/c Phạm Ngọc Hà tổ Văn trường THPT bán công Triệu Sơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy tìm hướng chứng minh bài tập Hình học 7
18 p | 879 | 275
-
SKKN: Khắc phục một số sai lầm cho học sinh lớp 10 khi giải phương trình và bất phương trình
14 p | 868 | 193
-
SKKN: Dạy giải toán, dạng điển hình: Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó, ở lớp 4 trường Tiểu học An Tảo
17 p | 733 | 98
-
SKKN: Một số phương pháp rèn kỹ năng sử dụng kênh hình môn Sinh học
11 p | 376 | 84
-
SKKN: Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hiện tốt bài tập đọc nhạc
13 p | 785 | 84
-
SKKN : Hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng Atlat trong học tập Địa lí
11 p | 660 | 75
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả biểu đồ khí hậu trong giảng dạy Địa lí 7 ở trường trung học cơ sở
16 p | 426 | 69
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trực quan ở trên lớp môn Lịch sử ở trường THCS
8 p | 461 | 65
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ đọc Văn lớp 10 trung học phổ thông
20 p | 561 | 60
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh tiểu học sử dụng ngữ liệu vào đàm thoại Tiếng Anh
14 p | 207 | 59
-
SKKN: Rèn luyện kỹ năng nghe – nói môn Anh Văn
16 p | 253 | 58
-
SKKN: Sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục những sai sót thường mắc phải của học sinh khối 10 trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng
17 p | 310 | 58
-
SKKN: Sơ đồ hóa các dạng toán chuyển động để ôn tập và bồi dưỡng học sinh giỏi
12 p | 209 | 50
-
SKKN: Tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự từ khía cạnh nội tâm nhân vật
10 p | 272 | 19
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn
14 p | 228 | 15
-
SKKN: Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh yếu kém ghi nhớ kiến thức và sự kiện lịch sử ở trường THPT Triệu Sơn 5
13 p | 155 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng sử dụng hệ số cao nhất để giải nhanh bài toán xét dấu biểu thức và các bài toán liên quan cho học sinh lớp 10
19 p | 64 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn