Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
Mục lục 1<br />
<br />
A. Mở đầu 2<br />
<br />
I. Đặt vấn đề 2<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu 3<br />
<br />
B. Giải quyết vấn đề 4<br />
<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề 4<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 5<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành 9<br />
<br />
IV. Tính mới của giải pháp 22<br />
<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến 23<br />
<br />
C. Kết luận, kiến nghị 23<br />
<br />
Tài liệu tham khảo 26<br />
<br />
Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện 27<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 1<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
A. MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Trong đời sống xã hội, nói đến những lĩnh vực có vai trò quan trọng đối <br />
với sự phát triển của quốc gia, dân tộc thì không thể không kể đến Giáo dục <br />
– Đào tạo. Bởi Giáo dục góp phần nâng cao dân trí, góp phần bảo vệ chế độ <br />
chính trị quốc gia, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển <br />
kinh tế và đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ <br />
chuyên môn, tay nghề cao. Chính vì những lí do đó mà Giáo dục được xác <br />
định là quốc sách hàng đầu đối với sự phát tiển đất nước.<br />
Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục Tiểu học được xác định <br />
là bậc học hết sức quan trọng bậc học “nền móng” để xây dựng một nền <br />
tảng vững chắc cho sự phát triển về đạo đức, nhân cách, tư duy cũng như kĩ <br />
năng của trẻ. Với mục tiêu: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình <br />
thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, <br />
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học <br />
trung học cơ sở” (khoản 2 Điều 27 Luật Giáo dục năm 2005), Giáo dục Tiểu <br />
học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển những <br />
phẩm chất tốt đẹp cũng như những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống của trẻ.<br />
Trong chương trình Giáo dục Tiểu học được thống nhất trên toàn quốc <br />
thì Tiếng Việt và Toán là nền tảng cho các môn học khác. Bên cạnh môn <br />
Toán giúp học sinh phát triển các năng lực trí tuệ : phân tích, tổng hợp, trừu <br />
tượng hóa, khái quát hóa, … rèn luyện cho các em tư duy logic, tính cẩn thận, <br />
chính xác, kỉ luật, tính sáng tạo, óc thẩm mĩ thì môn Tiếng Việt cũng không <br />
kém phần quan trọng. Bởi môn Tiếng Việt giúp học sinh hình thành và phát <br />
triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, học sinh sẽ học được cách <br />
giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu <br />
cảm. Cụ thể, môn Tiếng Việt ở Tiểu học:<br />
Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt <br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 2<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
(nghe, nói, đọc, viết) để hoạt động và giao tiếp trong các môi trường hoạt <br />
động của lứa tuổi.<br />
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác <br />
của tư duy.<br />
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và <br />
những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn <br />
học của Việt Nam và nước ngoài.<br />
Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong <br />
sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt <br />
Nam xã hội chủ nghĩa.<br />
Đối với học sinh lớp 5, chương trình các môn học nói chung và môn <br />
Tiếng Việt nói riêng được thực hiện với mục tiêu cao hơn, hoàn thiện hơn. Ở <br />
giai đoạn này, các em được cung cấp những khái niệm cơ bản về một số đơn <br />
vị ngôn ngữ và quy tắc sử dụng Tiếng Việt làm nền móng cho việc phát triển <br />
kĩ năng. Cụ thể: ngoài việc rèn luyện các kĩ năng về nghe, nói, đọc, viết các <br />
em còn được học các bài về kiến thức Tiếng Việt (từ vựng, ngữ pháp, văn <br />
bản, phong cách, …)<br />
Một mạch kiến thức mà bản thân tôi nghĩ rằng không thể không nhắc <br />
đến khi muốn học sinh của mình dùng từ, đặt câu một cách chính xác đó là <br />
kiến thức về Luyện từ và câu. Bởi Luyện từ và câu có nhiệm vụ cung cấp <br />
kiến thức sơ giản về từ và câu, giúp học sinh hoàn thiện kĩ năng sử dụng <br />
Tiếng Việt hướng tới phát triển ngôn ngữ văn hóa và trí tuệ. Một bộ phận <br />
kiến thức không thể thiếu nhằm giúp đạt được mục tiêu Luyện từ và câu đó <br />
chính là quan hệ từ. Quan hệ từ được biết đến như là chất keo dính nối kết <br />
các từ ngữ, các câu văn, đoạn văn lại với nhau một cách chặt chẽ và có ý <br />
nghĩa hơn.<br />
Sử dụng tốt các quan hệ từ học sinh sẽ hoàn thiện hơn cho mình kĩ <br />
năng dùng từ đặt câu, giúp các em học tốt hơn ở các môn học khác và làm nền <br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 3<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
tảng giao tiếp trong cuộc sống.<br />
Hiểu được tầm quan trọng của môn Tiếng Việt cũng như tầm quan <br />
trọng của quan hệ từ, do đó tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp <br />
giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ”. <br />
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu<br />
Giúp học sinh khắc phục một số lỗi thường gặp, hướng tới việc h ọc <br />
tốt và sử dụng thành thạo các quan hệ từ cũng như cặp quan hệ từ.<br />
Giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức về quan hệ từ để dùng từ, đặt <br />
câu chính xác phù hợp với từng tình huống, hoàn cảnh.<br />
Trang bị cho các em công cụ vững chắc để học tốt các môn học khác, <br />
học tốt ở các cấp học cao hơn và kiến thức cơ bản để bước vào cuộc sống.<br />
Hình thành ở các em niềm say mê, hứng thú đối với kiến thức Luyện <br />
từ và câu, thói quen học tập tự giác, tích cực.<br />
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
Theo từ điển Tiếng Việt, từ là đơn vị sẵn có trong ngôn ngữ, là đơn vị <br />
nhỏ nhất có cấu tạo ổn định, mang nghĩa hoàn chỉnh. Câu là một đơn vị ngữ <br />
pháp gồm một hay nhiều từ có liên kết ngữ pháp với nhau. Từ đó có thể thấy, <br />
từ và câu là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Việc <br />
nắm vững kiến thức về từ và câu góp phần quyết định việc đạt được mục <br />
tiêu trong dạy kiến thức Luyện từ và câu.<br />
Để dạy tốt mạch kiến thức về quan hệ từ cũng như muốn giúp các em <br />
khắc phục khó khăn trong vấn đề lựa chọn chính xác quan hệ từ cần hiểu rõ <br />
các yếu tố sau:<br />
Quan hệ từ là những từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ, các cụm <br />
từ, giữa các bộ phận câu hoặc giữa các vế câu với nhau. Chúng không thể <br />
đảm nhiệm được vai trò thành tố chính lẫn vai trò thành tố phụ trong cụm từ, <br />
chúng cũng không thể đảm nhiệm được chức năng của các thành phần câu. <br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 4<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
Chúng chỉ thực hiện được chức năng liên kết các từ, các cụm từ hay các câu <br />
với nhau. Vì thế chúng còn được gọi là các từ nối, kết từ hoặc từ quan hệ.<br />
Cặp quan hệ từ là những quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong một <br />
câu.<br />
Có bốn loại cặp quan hệ từ thường gặp là:<br />
+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả.<br />
+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả, điều kiện – kết <br />
quả.<br />
+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản.<br />
+ Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến.<br />
Trong chương trình lớp 5, quan hệ từ được liên kết chặt chẽ với phần <br />
liên kết câu bằng cách sử dụng từ ngữ nối. Nếu không sử dụng thành thạo <br />
quan hệ từ thì học sinh rất khó để tiếp cận với kiến thức về liên kết câu như <br />
đã nêu trên.<br />
Có thể thấy quan hệ từ là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong <br />
chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, bởi các yếu tố này sẽ hỗ trợ các em <br />
trong việc thực hiện nối các từ, các cụm từ, các vế câu trong một câu hay nối <br />
các đoạn văn với nhau. Qua đó giúp các em học tốt môn Tiếng Việt cũng như <br />
các môn học khác. Không những vậy, việc học tốt quan hệ từ còn giúp các em <br />
biết cách giao tiếp, cư xử với mọi người trong cuộc sống hằng ngày một cách <br />
lịch sự, nhã nhặn hơn. <br />
Chính vì vậy, việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng thành thạo <br />
các quan hệ từ, cặp quan hệ từ là một nhiệm vụ cần thiết, cấp bách và mang <br />
tính lâu dài.<br />
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Chúng ta không thể đưa ra hướng giải quyết bất cứ một vấn đề nào <br />
nếu như chúng ta không nắm rõ được thực trạng của vấn đề và nguyên nhân <br />
dẫn đến thực trạng đó. Khi chưa áp dụng biện pháp của sáng kiến kinh <br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 5<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
nghiệm, tôi đã tổ chức khảo sát chất lượng học sinh lớp 5D sau khi dạy xong <br />
kiến thức về quan hệ từ (giữa học kì II năm học 2016 2017) nhìn chung kết <br />
quả còn rất thấp. Kết quả khảo sát như sau:<br />
Tổng số học sinh là 24 em Số lượng Tỉ lệ<br />
Tổng số bài hoàn thành tốt 4 16,66%<br />
Tổng số bài hoàn thành 13 54,17%<br />
Tổng số bài chưa hoàn thành 7 29,17%<br />
Với kết quả như vậy, bản thân tôi rất trăn trở, suy nghĩ, tự tìm hiểu <br />
những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.<br />
1. Thuận lợi <br />
* Từ mô hình VNEN<br />
Với mô hình VNEN, cấu trúc một bài học được chia thành ba phần: <br />
hoạt động cơ bản (giúp học sinh trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, phát hiện <br />
kiến thức mới thông qua các hoạt động), hoạt động thực hành (giúp học sinh <br />
áp dụng kiến thức đã học rèn luyện kĩ năng) và hoạt động ứng dụng (giúp <br />
học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cùng với sự giúp đỡ của cha <br />
mẹ và người lớn). <br />
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc áp dụng mô hình VNEN <br />
đem lại một số thuận lợi nhất định trong việc giúp học sinh rèn kĩ năng sử <br />
dụng quan hệ từ, như sau:<br />
Mỗi bài học trong sách hướng dẫn học Tiếng Việt đều có phần mục <br />
tiêu rõ ràng để học sinh xác định được mình nắm được bao nhiêu phần kiến <br />
thức; có kênh hình, kênh chữ rõ ràng. Mỗi hoạt động đều có logo để học sinh <br />
tự giác biết mình phải làm gì. <br />
Học tập theo mô hình VNEN, học sinh phát huy được tính tự học, tự <br />
giác, tự quản, sáng tạo, sự tự tin và hứng thú trong học tập.<br />
Với phương pháp dạy học mới này các em phát triển được kĩ năng <br />
hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học.<br />
* Từ Nhà trường<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 6<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, được sự giúp đỡ của <br />
lãnh đạo nhà trường lớp học đầy đủ đồ dùng dạy học, phòng học khang trang <br />
rộng rãi, số lượng học sinh trên mỗi lớp đảm bảo phù hợp với điều kiện dạy <br />
mô hình mới.<br />
Nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề, tập huấn rút kinh <br />
nghiệm theo mô hình mới.<br />
* Từ giáo viên<br />
Giáo viên giảng dạy một cách nhiệt tình, tận tâm, luôn cố gắng tìm <br />
tòi, sáng tạo những phương pháp giảng dạy sao cho học sinh có thể tiếp thu <br />
bài một cách hiệu quả nhất.<br />
Luôn học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.<br />
* Từ phụ huynh học sinh<br />
Đa số phụ huynh đều quan tâm đến việc học của con em mình, luôn <br />
động viên, nhắc nhở con em trong việc học.<br />
Thường xuyên trao đổi với giáo viên về các vấn đề liên quan đến việc <br />
học cũng tâm lí của học sinh.<br />
Tạo điều kiện cho giáo viên hiểu học sinh hơn và đồng thời tạo ra <br />
mối liên hệ giữa phụ huynh với giáo viên và Nhà trường.<br />
2. Khó khăn<br />
* Từ mô hình VNEN<br />
Mô hình VNEN đòi hỏi học sinh phải có khả năng giao tiếp tốt, tuy <br />
nhiên học sinh của chúng tôi là học sinh nông thôn, các em ít có cơ hội tiếp <br />
xúc bên ngoài nên kĩ năng giao tiếp của các em còn hạn chế.<br />
Mô hình này đòi hỏi các em phải tự tìm tòi, khám phá kiến thức nhưng <br />
khả năng phân tích của các em còn hạn chế nên một số em có dấu hiệu “theo <br />
không kịp” dẫn đến chán nản hoặc lười làm việc.<br />
* Từ giáo viên<br />
Giáo viên tiếp xúc với chương trình VNEN lớp 5 chưa nhiều nên còn <br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 7<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong quá trình giảng dạy.<br />
Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong dạy học mô hình mới.<br />
* Từ học sinh<br />
Ở lứa tuổi này, tâm lí của học sinh vẫn còn ham chơi, ít tập trung nên <br />
khó khăn trong việc học thuộc các quan hệ từ và vận dụng một cách linh hoạt <br />
các quan hệ từ vào những trường hợp cụ thể. Đôi khi các em học thuộc <br />
nhưng lại rất mau quên.<br />
Việc học ngồi theo nhóm cả buổi học tạo điều kiện cho một bộ phận <br />
học sinh nói chuyện riêng. <br />
Làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng khiến một số em ỷ lại <br />
vào nhóm trưởng không tập trung học.<br />
* Từ phụ huynh<br />
Một số phụ huynh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải đi làm ăn xa <br />
nên ít có thời gian quan tâm đến việc học của con em dẫn đến tình trạng giao <br />
hẳn việc học của con mình cho giáo viên.<br />
Sự tiếp cận của phụ huynh đối với mô hình mới còn nhiều hạn chế <br />
nên việc giúp đỡ con em khi ở nhà còn gặp khó khăn.<br />
3. Nguyên nhân<br />
Qua quá trình tìm hiểu cũng như trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy <br />
việc học sinh gặp khó khăn trong việc sử dụng quan hệ từ là do những <br />
nguyên nhân sau:<br />
* Nguyên nhân khách quan<br />
Trong chương trình Tiểu học thì đến lớp 5 học sinh mới được làm <br />
quen với quan hệ từ . Phân phối chương trình cho phần này rất ít mà yêu cầu <br />
học sinh nắm được nhiều quan hệ từ và cặp quan hệ từ cũng như sử dụng <br />
chúng một cách linh hoạt thì tương đối khó khăn đối với các em. <br />
Học sinh Tiểu học thì có đặc điểm nhanh nhớ nhưng cũng rất mau <br />
quên. Các bài tập được phân bố không tập trung, xen lẫn nhiều nội dung trong <br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 8<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
một tiết học dễ khiến học sinh nhầm lẫn nội dung này với nội dung kia.<br />
Một số học sinh có khả năng tiếp thu chưa tốt lại rơi những gia đình <br />
có hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh ít có thời gian quan tâm đến việc học của <br />
con nên giao hết việc học của con cho giáo viên.<br />
Trong thực tế giảng dạy cho thấy tình trạng học sinh tiếp thu kiến <br />
thức <br />
còn thụ động, ít chịu khó suy nghĩ, tìm tòi cách học để nhớ lâu kiến thức.<br />
Học sinh chưa thuộc kỹ các quan hệ từ.<br />
Học sinh chưa thành thạo khi xác định mối quan hệ mà mỗi quan hệ <br />
từ biểu thị. <br />
Học sinh nhầm lẫn mối quan hệ giữa quan hệ từ này với quan hệ từ <br />
khác.<br />
* Nguyên nhân chủ quan<br />
Một số học sinh có khả năng tiếp thu chậm, kĩ năng phân tích chưa tốt <br />
nên không theo kịp các bạn dẫn đến chán và lười học.<br />
Tư duy của lứa tuổi Tiểu học chịu ảnh hưởng nhiều bởi trực quan <br />
sinh động nhưng yếu tố quan hệ từ đòi hỏi các em phải nắm được thuộc tính <br />
bên trong nó dẫn đến các em hay nhầm lẫn khi sử dụng.<br />
Khả năng tập trung ghi nhớ của học sinh chưa vững nên dễ nhớ <br />
nhưng rất nhanh quên.<br />
Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, bản thân tôi nhận thấy việc <br />
giúp học sinh học thuộc các quan hệ từ và sử dụng chúng một cách linh hoạt, <br />
phù hợp với hoàn cảnh nhất định là vô cùng quan trọng. Qua thời gian tìm tòi, <br />
học hỏi và đúc rút kinh nghiệm, tôi đã tìm được một số giải pháp giúp giải <br />
quyết vấn đề nêu trên.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành<br />
Qua nghiên cứu, tìm hiểu về nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 5 <br />
cùng với những khó khăn mà học sinh mắc phải. Qua kết quả khảo sát đầu <br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 9<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
năm cũng như tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học sinh sử dụng sai quan <br />
hệ từ và xác định sai mối quan hệ mà quan hệ từ đó biểu thị, tôi đưa ra một <br />
số giải pháp nhằm giải quyết khó khăn, giúp học sinh lớp 5 hạn chế việc <br />
nhầm lẫn trong xác định quan hệ từ như sau:<br />
Giải pháp 1: Giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ.<br />
Giải pháp 2: Giúp học sinh học tốt quan hệ từ thông qua trò chơi <br />
1. Giải pháp 1: Giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ.<br />
2.1 Hình thành khái niệm quan hệ từ<br />
Muốn học sinh sử dụng quan hệ từ đúng thì việc giúp các em nắm chắc <br />
khái niệm “quan hệ từ” là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.<br />
Để thực hiện nhiệm vụ trên, khi hình thành kiến thức cho học sinh về <br />
quan hệ từ ở hoạt động 2 bài 11C: Môi trường quanh ta, tôi cho học sinh phân <br />
tích thật kĩ và cho biết từ in đậm dùng để làm gì trong các ví dụ sau:<br />
Ví dụ:<br />
Rừng say ngay và ấm nóng.<br />
Ma Văn Kháng<br />
Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc <br />
nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.<br />
Võ Quảng<br />
Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng <br />
cành mai uyển chuyển hơn cành đào.<br />
Theo Mùa xuân và phong tục Việt Nam<br />
Bước 1: Tôi giao việc cho tất cả các cá nhân đọc, phân tích ví dụ và tìm <br />
câu trả lời.<br />
Bước 2: Cá nhân trao đổi với bạn bên cạnh về câu trả lời của mình.<br />
Bước 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thống nhất ý kiến trong <br />
nhóm rồi báo cáo với giáo viên.<br />
Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ câu trả lời của mình <br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 10<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
trước lớp: Các từ in đậm dùng để nối các từ ngữ và biểu thị quan hệ giữa <br />
các từ ngữ được nối.<br />
Tôi yêu cầu học sinh thảo luận và cho biết các từ in đậm đó dùng để <br />
nối các từ ngữ nào với nhau?<br />
Sau khi thảo luận, tôi cho học sinh chia sẻ câu trả lời và chốt lại câu trả <br />
lời đúng:<br />
Từ và nối từ say ngay với từ ấm nóng<br />
Từ của nối từ tiếng hót với từ Họa Mi<br />
Từ như nối từ hoa mai với hoa đào<br />
Từ nhưng: trường hợp này khác những trường hợp trước, tôi giúp học <br />
sinh phân tích: từ nhưng đứng ở đầu một câu nên nó không nối các từ ngữ với <br />
nhau mà nó nối nội dung của hai câu văn với nhau.<br />
Từ những ví dụ trên, học sinh dễ dàng rút ra được khái niệm về quan <br />
hệ từ.<br />
2.2 Một số lỗi học sinh thường mắc phải<br />
Muốn giải quyết được một vấn đề nào đó thì bắt buộc chúng ta phải <br />
tìm hiểu được vấn đề phát sinh từ đâu, như vậy chúng ta mới có hướng giải <br />
quyết đúng đắn và hiệu quả. Đối với vấn đề học sinh học tập chưa tốt phần <br />
quan hệ từ, căn cứ vào các bài làm của học sinh, tôi thống kê được những lỗi <br />
thông thường mà học sinh mắc phải như sau:<br />
Thứ nhất: Lỗi dùng sai quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.<br />
Thứ hai: Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.<br />
Thứ ba: Lỗi dùng thừa quan hệ từ.<br />
Thứ tư: Lỗi dùng thiếu quan hệ từ.<br />
Thứ năm: Lỗi dùng sai quan hệ từ trong viết văn.<br />
2.3 Cách khắc phục lỗi khi sử dụng quan hệ từ<br />
a) Lỗi dùng sai quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 11<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1 & 2: Bài làm của học sinh mắc lỗi sử dụng sai quan hệ từ, cặp quan <br />
hệ từ<br />
Từ những ví dụ trên ta có thể thấy nguyên nhân dẫn đến học sinh làm <br />
bài sai là vì chưa thuộc quan hệ từ.<br />
Học sinh muốn làm đúng các bài tập về quan hệ từ thì trước hết các em <br />
cần phải thuộc tên các quan hệ từ và các cặp quan hệ từ.<br />
Vì vậy, để giúp học sinh ghi nhớ các quan hệ từ một cách bền vững tôi <br />
dành thời gian cho các cá nhân học thuộc tại lớp, đọc cho bạn bên cạnh nghe, <br />
thi đọc thuộc trong nhóm, tổ chức cho các nhóm thi đọc thuộc các quan hệ từ <br />
và nêu tên các mối quan hệ mà chúng biểu thị. Ngoài ra, tôi còn yêu cầu các <br />
em kiểm tra bài nhau vào đầu giờ mỗi buổi học. Đây cũng là một biện pháp <br />
giúp học sinh rèn luyện thêm trí nhớ của mình.<br />
Đối với những học sinh khó khăn trong học tập, khả năng ghi nhớ <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 12<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
chậm, tôi áp dụng cách cho các em lập bảng các quan hệ từ vào những tờ <br />
giấy bìa cứng sau đó kẹp vào bìa cuốn vở Tiếng Việt, khi nào quên có thể lấy <br />
ra xem. Trong trường hợp các em thay vở thì chỉ cần lấy tờ giấy đó kẹp sang <br />
vở mới tránh mất công phải viết lại nhiều lần.<br />
Với cách làm như trên, tôi nhận thấy học sinh đã có thể ghi nhớ tên của <br />
các quan hệ từ và cặp quan hệ từ một cách bền vững.<br />
b) Lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Bài làm của học sinh mắc lỗi dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa <br />
Ví dụ trên cho ta thấy học sinh dùng đúng quan hệ từ nhưng lại chọn <br />
vế câu chưa phù hợp với quan hệ từ. Nguyên nhân là vì các em chưa chú ý <br />
đến nghĩa của câu văn và chưa nắm rõ mối quan hệ mà mỗi quan hệ từ biểu <br />
thị.<br />
Với ví dụ trên ta có thể thấy việc học sinh hiểu được mối quan hệ mà <br />
mỗi quan hệ từ biểu thị và sử dụng chúng vào đúng trường hợp, đúng ngữ <br />
cảnh cũng không kém phần quan trọng. Do đó, tôi dẫn dắt học sinh tìm hiểu <br />
mối quan hệ mà một số quan hệ từ thường gặp như sau:<br />
Trước khi kết thúc hoạt động cơ bản của bài 20C tiết 1 hướng dẫn học <br />
Tiếng Việt 5: Hoạt động tập thể. Học sinh đọc xong phần ghi nhớ về các <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 13<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
quan hệ từ và cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu trong câu ghép. Tôi giúp <br />
học sinh diễn giải về nghĩa của một số từ ngữ hay một số mối quan hệ mà <br />
quan hệ từ đó biểu thị để khi nối các vế trong câu ghép học sinh biết các phân <br />
tích và sử dụng quan hệ từ chính xác hơn. Chẳng hạn: <br />
Quan hệ từ “của” dùng để nối các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, <br />
hoạt động, … của bản thân sự vật đó hay nói cách khác quan hệ từ “của” <br />
dùng để biểu thị quan hệ “sở hữu”.<br />
Quan hệ từ “nhưng” dùng để biểu thị quan hệ “tương phản” nghĩa là <br />
hai sự vật, hiện tượng … có tính chất trái ngược, đối chọi nhau rõ rệt.<br />
Quan hệ từ “rồi” dùng để nối các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt <br />
động, … theo một trình tự “trước – sau”.<br />
Đối với các cặp quan hệ từ, sách hướng dẫn học Tiếng Việt đã cung <br />
cấp cho các em một số cặp quan hệ từ và mối quan hệ mà chúng biểu thị. <br />
Tuy nhiên để giúp học sinh sử dụng thành thạo và làm tốt một số bài tập <br />
chẳng hạn : Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm – dạng bài tập <br />
này rất hay dùng trong nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.<br />
Đối với dạng bài tập này, học sinh phải phân tích được nội dung, ý <br />
nghĩa của các vế câu thì mới có thể lựa chọn được quan hệ từ thích hợp. Do <br />
đó, tôi hướng dẫn đồng thời cung cấp cho học sinh một số khái niệm như <br />
sau:<br />
Cặp quan hệ từ : Vì … nên … ; Do … nên … ; Nhờ … mà … ( biểu thị <br />
quan hệ nguyên nhân – kết quả)<br />
+ Nguyên nhân là nhân tố tạo ra kết quả hoặc làm phát sinh sự việc <br />
đang nói đến.<br />
+ Kết quả là cái do một hay nhiều hiện tượng khác gọi là nguyên nhân <br />
gây ra, tạo ra trong quan hệ với các hiện tượng ấy.<br />
Cặp quan hệ từ : Nếu… thì … ; Hễ … thì … ( biểu thị quan hệ giả thiết <br />
– kết quả, điều kiện – kết quả)<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 14<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
+ Giả thiết: điều coi như là có thật, nêu ra để phân tích, suy luận.<br />
+ Điều kiện là cái cần phải có để cho một cái khác có thể có hoặc có <br />
thể xảy ra.<br />
+ Kết quả là cái do một hay nhiều hiện tượng khác gọi là nguyên nhân <br />
gây ra, tạo ra trong quan hệ với các hiện tượng ấy.<br />
Cặp quan hệ từ: Tuy… nhưng … ; Mặc dù … nhưng … ( biểu thị quan <br />
hệ tương phản).<br />
+ Tương phản là hai sự vật, sự việc, hiện tượng, … có tính chất trái <br />
ngược nhau, đối chọi nhau rõ rệt.<br />
Cặp quan hệ từ: Không những… mà còn … ; Không chỉ … mà còn … <br />
( biểu thị quan hệ tăng tiến)<br />
+ Tăng tiến nghĩa là tiến hơn, vượt hơn so với trước một cách rõ rệt.<br />
Với những khái niệm này, tôi cũng yêu cầu học sinh học thuộc và cũng <br />
lưu trữ vào sổ tay tài liệu của mình như đã làm ở mục a phần 2.3a.<br />
Ngoài ra, tôi giúp học sinh phân tích mẫu một số ví dụ:<br />
Tôi cho học sinh làm phiếu bài tập bổ sung:<br />
PHIẾU BÀI TẬP<br />
Tìm và nêu tác dụng của quan hệ từ trong các câu sau bằng cách thực <br />
hiện các yêu cầu bên dưới:<br />
Hoa hồng lung linh và rực rỡ.<br />
Bạn Lan học giỏi và hát hay.<br />
Trần Quốc Khái là người truyền cho dân ta nghề thêu và nghề làm <br />
lọng.<br />
Yêu cầu 1: Quan hệ từ trong các câu trên là quan hệ từ ….<br />
Yêu cầu 2: Gạch chân dưới những từ ngữ được nối với nhau bởi quan <br />
hệ từ vừa tìm được.<br />
Yêu cầu 3: Chọn từ trong ngặc đơn điền vào chỗ chấm:<br />
Yêu cầu 4: Các từ ngữ vừa gạch chân chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt <br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
động của ( cùng một sự vật, nhân vật; hai hay nhiều sự vật, nhân vật) <br />
………………………<br />
Các nhóm thực hiện theo các bước sau:<br />
Bước 1: Cá nhân đọc, phân tích ví dụ và tìm câu trả lời.<br />
Bước 2: Cá nhân trao đổi với bạn bên cạnh về câu trả lời của mình.<br />
Bước 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thống nhất ý kiến trong <br />
nhóm rồi báo cáo với giáo viên.<br />
Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ câu trả lời của mình <br />
trước lớp.<br />
Sau khi học sinh chia sẻ nội dung câu hỏi, chốt lại ý kiến đúng, tôi giúp <br />
học sinh đi đến kết luận về tác dụng của quan hệ từ và bằng cách đặt câu <br />
hỏi: Qua các ví dụ trên, em nào có thể cho biết quan hệ từ “và” có tác dụng <br />
gì?<br />
Học sinh trả lời: quan hệ từ “và” dùng để nối các từ ngữ chỉ đặc điểm, <br />
tính chất, hoạt động … của cùng một sự vật.<br />
Giáo viên bổ sung thêm cho học sinh: mối quan hệ mà từ “và” biểu thị <br />
được gọi là quan hệ “liên hợp”.<br />
Với cách làm như vậy, học sinh sẽ biết cách phân tích, lựa chọn quan <br />
hệ từ, cặp quan hệ từ phù hợp với nghĩa của câu. Đồng thời giúp học sinh sử <br />
dụng từ ngữ đúng hơn trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.<br />
c) Lỗi dùng thừa quan hệ từ.<br />
Ví dụ: Khi thực hiện hoạt động 3 trang 18 của bài 11C: Môi trường quanh <br />
ta<br />
Đề bài yêu cầu: Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của. Có học <br />
sinh đặt câu như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 16<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4: Bài làm của học sinh mắc lỗi dùng thừa quan hệ từ<br />
Với việc đặt câu như vậy, tôi gọi học sinh khác nhận xét. Kết quả chỉ <br />
được một vài em phát hiện ra lỗi của bạn là dùng “thừa quan hệ từ”. Điều đó <br />
chứng tỏ việc sử dụng thừa quan hệ từ còn khá phổ biến trong học sinh. <br />
Để khắc phục lỗi vừa nêu, tôi hướng dẫn học sinh như sau:<br />
Bước 1: Tôi cho hai câu văn sau: <br />
+ Bạn Mai, bạn Lan và bạn Hồng đều là những học sinh giỏi.<br />
+ Bạn Mai và bạn Lan và bạn Hồng đều là những học sinh giỏi.<br />
Bước 2: Tôi yêu cầu học sinh nhận xét: Trong hai câu văn trên, cách sử <br />
dụng từ ngữ có gì khác nhau?<br />
Học sinh trả lời: trong hai câu văn trên, cách sử dụng từ ngữ khác <br />
nhau ở chỗ: một câu dùng một “dấu phẩy” và một từ “và” còn câu kia dùng <br />
hai từ “và”.<br />
Khi đọc lên, ta thấy câu nào hay hơn? Vì sao?<br />
Học sinh trả lời: Khi đọc lên, ta thấy câu thứ nhất hay hơn. Vì ở <br />
câu thứ nhất, lời văn mạch lạc, rõ ràng; câu thứ hai dùng hai từ và làm cho câu <br />
văn lặp từ ngữ dẫn đến không hay.<br />
Giáo viên chốt lại câu trả lời đúng và lưu ý học sinh: Trong một <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 17<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
câu văn, ta không nên dùng hai hoặc nhiều quan hệ từ giống nhau sẽ dẫn đến <br />
lỗi lặp từ ngữ làm cho câu văn không hay.<br />
d) Lỗi dùng thiếu quan hệ từ.<br />
Ví dụ: khi thực hiện hoạt động 2 trang 159 của bài 28A: Ôn tập 1<br />
Đề bài yêu cầu: Tìm ví dụ điền vào bảng tổng kết. Đối với câu ghép <br />
dùng cặp quan hệ từ. Có học sinh đặt câu như sau:<br />
Hoa phượng không những đẹp chúng còn tượng trưng cho lứa tuổi học <br />
trò.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5: Bài làm của học sinh mắc lỗi dùng thiếu quan hệ từ <br />
Với ví dụ này, ta thấy học sinh đã sử dụng thiếu một quan hệ từ để tạo <br />
thành cặp quan hệ từ.<br />
Cách khắc phục:<br />
Bước 1: Tôi cho học sinh đọc lại kĩ yêu cầu của bài tập.<br />
Đề bài yêu cầu viết câu ghép sử dụng cặp quan hệ chứ không <br />
phải một quan hệ từ.<br />
Bước 2: Tôi cho học sinh nhắc lại kiến thức về các cặp quan hệ từ.<br />
….<br />
Quan hệ từ “không những” đi với quan hệ từ “mà còn”.<br />
Bước 3: Tôi yêu cầu học sinh đọc lại câu văn trên và xác định quan hệ <br />
từ còn thiếu.<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 18<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
Với cách làm này, học sinh sẽ tự phát hiện ra lỗi và sửa lỗi. Từ đó giúp <br />
học sinh rút được kinh nghiệm và ghi nhớ lâu hơn. <br />
e) Lỗi dùng sai quan hệ từ trong viết văn.<br />
Việc sử dụng quan hệ từ không những giúp học sinh làm tốt các bài tập <br />
về luyện từ và câu mà cao hơn chúng còn được học sinh thể hiện trong bài <br />
văn của mình. Khắc phục được lỗi sử dụng quan hệ từ cũng góp phần làm <br />
cho cách dùng từ của học sinh trong viết văn được chính xác, câu văn được rõ <br />
ý và logic hơn. Tuy nhiên, trên thực tế các bài làm văn của học sinh mắc lỗi <br />
sử dụng quan hệ từ tương đối nhiều. Chẳng hạn:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6: Bài văn tả cây cối của học sinh mắc lỗi dùng sai quan hệ từ trong viết văn<br />
Có thể thấy trong ví dụ trên, học sinh mắc lỗi sử dụng quan hệ từ rơi <br />
vào nhiều trường hợp, có thể là lỗi chưa thuộc quan hệ từ, có thể là lỗi dùng <br />
quan hệ từ chưa phù hợp nghĩa của câu, … và một lỗi học sinh thường mắc <br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 19<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
phải là sử dụng quan hệ từ để liên kết các đoạn văn với nhau.<br />
Để giúp học sinh khắc phục lỗi sử dụng không đúng quan hệ từ trong <br />
liên kết đoạn văn, tôi thường làm như sau:<br />
Sau mỗi bài viết của học sinh sẽ có một tiết trả bài văn. Tôi sẽ dành <br />
thời gian tiết này đọc các bài văn của học sinh trước lớp và lựa chọn những <br />
bài có lỗi gần giống nhau để phân tích, giúp học sinh nhận ra tồn tại của mình <br />
từ đó khắc phục.<br />
Hoặc trong bài văn của học sinh có những câu sử dụng quan hệ từ chưa <br />
đúng, tôi sử dụng những câu đó làm ví dụ khi dạy bài liên quan đến quan hệ <br />
từ để học sinh phân tích, tìm ra lỗi của mình.<br />
Có như vậy mới giúp các em nhớ được lâu và không mắc phải lỗi ấy <br />
nữa.<br />
2. Giải pháp 2: Giúp học sinh học tốt quan hệ từ thông qua trò <br />
chơi<br />
Để học sinh học tốt môn Tiếng Việt trong đó phải kể đến quan hệ từ <br />
thì mỗi người giáo viên không chỉ tổ chức hướng dẫn cho học sinh theo các <br />
tài liệu sẵn có của sách giáo khoa, sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng mà <br />
còn phải tích cực tìm hiểu, vận dụng đổi mới phương pháp gây hứng thú học <br />
tập, kích thích các em tìm tòi, sáng tạo.<br />
Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em <br />
bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học <br />
tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung về <br />
từ ngữ lý thú và bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua <br />
các trò chơi các em sẽ lĩnh hội những kiến thức của ngữ pháp Tiếng Việt một <br />
cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các <br />
em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra <br />
được các trò chơi học tập một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn <br />
chất lượng dạy học sẽ ngày một nâng cao.<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 20<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7: Trò chơi học tập<br />
Trên thực tế, phần lớn học sinh không ham thích khi học kiến thức <br />
Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt bởi các em cho rằng môn học này có <br />
nhiều quy tắc rườm rà, khó nhớ và dễ nhầm lẫn. Để giúp học sinh không nảy <br />
sinh cảm giác không hứng thú khi học các kiến thức liên quan đến quan hệ từ, <br />
tôi thường tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi học tập sau các tiết học có <br />
nội dung về quan hệ từ, nhằm giúp các em vừa củng cố vừa khắc sâu kiến <br />
thức hơn để các em nhớ được lâu hơn. <br />
*Ví dụ: Trò chơi Đi chợ : Trước khi kết thúc Bài 11C tiết 1 hướng dẫn <br />
học Tiếng Việt 5: Môi trường quanh ta.<br />
+ Đối tượng: Học sinh lớp 5<br />
+ Mục tiêu<br />
- Ôn luyện cho học sinh cách xác định quan hệ từ cặp quan hệ từ và <br />
mối quan hệ mà cặp quan hệ từ đó biểu thị.<br />
- Rèn tính nhanh nhẹn, suy nghĩ độc lập, tinh thần đồng đội và tạo hứng <br />
thú học tập.<br />
+ Chuẩn bị<br />
Giáo viên chuẩn bị một số phiếu mua hàng :<br />
Ví dụ:<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 21<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín <br />
đáo và lặng lẽ.<br />
Bạn Trang không những học giỏi mà còn rất hiếu thảo với ba mẹ.<br />
Tuy trời mưa rất to nhưng các bạn vẫn đến lớp đúng giờ.<br />
- …..<br />
+ Thời gian : khoảng 5 phút đến 7 phút.<br />
+ Luật chơi :<br />
CTHĐTQ (Chủ tịch hội đồng tự quản) nêu cách chơi, luật chơi (phần <br />
này giáo viên chuẩn bị trước cho học sinh). Sau đó bốc phiếu, đọc nội dung <br />
phiếu mua hàng, học sinh nào có kết quả nhanh và chính xác thì thưởng một <br />
bông hoa điểm tốt đồng thời được quyền bốc thăm câu hỏi.<br />
Sau khi trò chơi kết thúc, giáo viên tổng kết tuyên dương những học sinh <br />
có thành tích xuất sắc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8: Trò chơi học tập<br />
*Ví dụ: Trò chơi Ai nhanh ai đúng (thực hiện vào phần khởi động Bài <br />
13C tiết 1 hướng dẫn học Tiếng Việt 5: Cải tạo môi trường.<br />
Tổ chức tương tự theo quy trình cho các em tham gia. Nội dung thi đố <br />
nhau giữa các nhóm để kiểm tra và củng cố lại kiến thức đã học. Chẳng hạn: <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 22<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
để giành quyền đố trước các nhóm trưởng sẽ bốc thăm, sáu nhóm tương ứng <br />
với 6 cái thăm trong đó chỉ có một thăm đánh dấu x còn 5 thăm trống. Nhóm <br />
nào bốc được thăm có dấu x sẽ đố trước. Ví dụ:<br />
Mời bạn Huy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan <br />
hệ nguyên nhân – kết quả.<br />
Em Huy thực hiện xong yêu cầu, cả lớp sẽ nhận xét. Trả lời xong, nếu <br />
đúng nhóm em Huy sẽ đưa ra câu hỏi cho các nhóm khác.<br />
Cho câu văn: “Nếu không chăm chỉ học tập thì thành tích cuối năm của <br />
bạn sẽ không cao.” Mời nhóm bạn Trường xác định cặp quan hệ từ trong câu <br />
trên và cho biết chúng biểu thị mối quan hệ gì?<br />
………<br />
Trò chơi này giúp học sinh nắm vững kiến thức mới đưa ra được câu <br />
hỏi chính xác đồng thời tạo ra sự nhanh nhẹn cho các nhóm trả lời. <br />
Cứ như vậy sẽ tạo được không khí vui vẻ trong giờ học, các em sẽ <br />
thích thú hơn khi học quan hệ từ, không còn cảm thấy khô khan và nhàm chán <br />
nữa.<br />
Việc học sinh thích thú khi học quan hệ từ sẽ giúp các em tiếp thu kiến <br />
thức ở những bài sau một cách nhẹ nhàng hơn và cũng góp phần làm giảm <br />
tình trạng lười học ở một số em.<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Trong dạy học, việc giúp học sinh nắm vững kiến thức góp phần đạt <br />
được mục tiêu giáo dục là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do đó, trong quá <br />
trình dạy học nói chung và khi dạy phần kiến thức về quan hệ từ nói riêng, <br />
tôi đều tìm tòi, nghiên cứu để đưa các giải pháp nhằm giúp các em lĩnh hội <br />
kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Cụ thể:<br />
Khi thực hiện đề tài này, trước tiên tôi áp dụng giải pháp “giúp học sinh <br />
rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ”.<br />
Với giải pháp này, tôi hướng dẫn thật kĩ để học sinh hình thành khái <br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 23<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
niệm “quan hệ từ” và ghi nhớ một cách bền vững. Tiếp theo, tôi hệ thống <br />
một số lỗi sai thường gặp của học sinh về kiến thức quan hệ từ. Với mỗi <br />
dạng lỗi của học sinh, tôi phân tích nguyên nhân dẫn đến việc học sinh làm <br />
sai, phân tích ví dụ và đưa ra cách khắc phục. Cách làm này giúp các em có <br />
thể nhìn thấy lỗi sai của mình, biết được nguyên nhân vì sao mình sai và nắm <br />
được cách khắc phục. Từ đó, học sinh sẽ nắm kiến thức vững hơn. <br />
Ngoài ra, tôi áp dụng một số trò chơi về quan hệ từ trong dạy học. Đây <br />
là một biện pháp mang tính hỗ trợ. Tuy nhiên, nó cũng góp phần đáng kể giúp <br />
đạt được mục tiêu tiết học; nó tạo tâm lí thoải mái, hứng thú học tập cho học <br />
sinh.<br />
Với việc đưa ra hai giải pháp trên, tôi đã áp dụng chúng vào thực tiễn <br />
giảng dạy của bản thân. Điều tôi nhận thấy sau khi áp dụng các giải pháp <br />
trên là học sinh lớp tôi giảng dạy đã hứng thú hơn khi học Tiếng Việt đặc <br />
biệt là các hoạt động thuộc kiến thức Luyện từ và câu. Các em đã khắc sâu và <br />
nắm chắc khái niệm quan hệ từ cũng như hiểu được mối quan hệ mà mỗi <br />
quan hệ từ, cặp quan hệ từ biểu thị. Từ việc nắm chắc kiến thức, các em vận <br />
dụng vào thực hành tốt, sử dụng thành thạo và linh hoạt các quan hệ từ, cặp <br />
quan hệ từ đối với từng bài tập cũng như trong những hoàn cảnh giao tiếp <br />
nhất định. Điều đó giúp các em tự tin hơn trong việc dùng từ, đặt câu, trong <br />
giao tiếp, và đặc biệt cung cấp cho các em công cụ để các em học tốt ở các <br />
môn học khác. Đó là một mục đích mà không một giáo viên nào trong chúng ta <br />
không muốn tiến đến.<br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm<br />
Sau thời gian tìm hiểu vấn đề và đưa ra được các giải pháp nêu trên, tôi <br />
đã áp dụng sáng kiến này vào trong thực tế giảng dạy tại lớp 5D trường Tiểu <br />
học Nguyễn Văn Trỗi (năm học 2017 – 2018). Vào giữa học kì II năm học <br />
2017 – 2018, sau khi cơ bản học sinh đã học xong phần quan hệ từ, cặp quan <br />
hệ từ cũng như sử dụng quan hệ từ để nối các vế câu trong câu ghép, tôi đã ra <br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 24<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
một bài tập tổng hợp tất cả các dạng bài tập có liên quan đến quan hệ từ để <br />
khảo sát chất lượng học sinh qua quá trình rèn luyện. Kết quả thu được như <br />
sau:<br />
Tổng số học sinh là 24 em Số lượng Tỉ lệ Tỉ lệ so với năm <br />
học<br />
2016 2017<br />
Tổng số bài hoàn thành tốt 9 37,5% Tăng 20,84%<br />
Tổng số bài hoàn thành 15 62,5% Tăng 8,3%<br />
Tổng số bài chưa hoàn 0 0% Giảm 29,17%<br />
thành<br />
Với việc thực hiện các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh <br />
sử dụng thành thạo quan hệ từ tăng lên rõ rệt. Cụ thể số học sinh đạt hoàn <br />
thành tốt tăng 5 em tỉ lệ 20,84% , số học sinh đạt hoàn thành tăng 2 em tỉ lệ <br />
8,3%, và đặc biệt là số học sinh chưa hoàn thành giảm 7 em tỉ lệ 29,17%. Bên <br />
cạnh đó, hứng thú và niềm say mê đối với môn Tiếng Việt trong các em cũng <br />
được bộc lộ rõ rệt. Cụ thể, các em rất mong chờ đến giờ học Tiếng Việt, <br />
học tập một cách tự giác, tích cực, thoải mái và vui vẻ hơn.<br />
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Thông qua quá trình thực hiện các biện pháp trên, tôi nhận thấy các kĩ <br />
năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh được phát triển góp phần làm cho việc <br />
sử dụng các quan hệ từ trở nên linh hoạt và thành thạo hơn. Các em nắm <br />
vững hơn kiến thức về quan hệ từ và mối quan hệ mà mỗi quan hệ từ biểu <br />
thị, vận dụng kiến thức để thực hiện các dạng bài tập cũng vững vàng hơn.<br />
Hơn nữa, tôi còn nhận thấy được ở học sinh sự cẩn thận, hình thành <br />
thói quen tìm hiểu và suy nghĩ kĩ càng trước khi làm bài; niềm say mê, hứng <br />
thú đối với môn Tiếng Việt cũng tăng lên trong các em.<br />
Việc áp dụng các biện pháp trên đã mang lại thành công trong việc dạy <br />
– học quan hệ từ ở lớp 5D trường TH Nguyễn Văn Trỗi. Thiết nghĩ, với <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Hằng 25<br />
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 khắc phục lỗi sử dụng quan hệ từ theo mô hình <br />
VNEN<br />
những cách làm trên cũng có thể mang lại thành công nếu được áp dụng ở <br />
những lớp 5 còn lại tại trường TH Nguyễn Văn Trỗi bởi chúng phù hợp với <br />
tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học.<br />
Là một môn học mang tính chất bắt buộc trong chương trình Tiểu học, <br />
Tiếng Việt ngoài những nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ <br />
năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết); rèn luyện các thao tác của tư <br />
duy; cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Vi ệt và những <br />
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của <br />
Việt Nam và nước ngoài, … còn là hành trang để các em bước vào tương lai <br />
thì việc đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng mô hình mới mang lại những <br />
hiệu quả thiết thực.<br />
Để đạt được hiệu quả trong quá trình nghiên cứu nhằm giúp học sinh <br />
sử dụng thành thạo quan hệ từ, giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình, nội <br />
dung bài dạy, chuẩn kiến thức kĩ năng; nắm được trình độ và phân loại đối <br />
tượng học sinh chính xác; Ngoài ra giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo và vận <br />
dụng một cách linh hoạt những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối <br />
tượng học sinh. <br />
2. Kiến nghị<br />
Xuất phát từ thực tế giảng dạy cùng với mong muốn nâng cao hiệu <br />
quả dạy