SKKN: Cách tính nhẩm nhanh bình phương các số tự nhiên từ 0 đến 100 – Trường THCS Đông Thanh
lượt xem 43
download
Giải pháp này giúp các em biết cách tính nhẩm nhanh bình phương các số tự nhiên từ 0 đến 100 một cách dễ dàng, nhanh chóng. Thông qua giải pháp này cũng nhằm giúp các em học sinh ngày càng cảm thấy hứng thú hơn nũa trong việc học môn Toán, một môn có thể là nền tảng cho các môn học khác và điều quan trọng hơn giải pháp “Cách tính nhẩm nhanh bình phương các số tự nhiên từ 0 đến 100 – Trường THCS Đông Thanh” này mong muốn các em thấy được tính kì diệu trong cách tính nhẩm trong Toán học, vì trong đời sống thường ngày hoăc trong những tình huống nào đó không phải lúc nào ta cũng có máy tính để sử dụng. Qua giải pháp này có thể các em thấy rằng môn Toán không phải là môn học khó như một số các em nghĩ, mà nó là một môn học mênh mông, phong phú, đầy tính hấp dẫn và lí thú. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Cách tính nhẩm nhanh bình phương các số tự nhiên từ 0 đến 100 – Trường THCS Đông Thanh
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁCH TÍNH NHẨM NHANH BÌNH PHƯƠNG CÁC SỐ TỰ NHIÊN TỪ 0 ĐẾN 100 - THCS ĐÔNG THANH
- LỜI mở ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ Đối với bộ môn Toán nói chung là một môn học hiện nay được coi là khó đặc biệt là trong cách tính toán của nó thì rất đa dạng và càng đặc biệt quan trọng hơn Toán học đóng vai trò then chốt, nền tảng trong toàn bộ kiến thức, nó góp phần tiếp thu tốt hơn những bộ môn học khác như Vật lý, Hoá học, Sinh học…, nó là nền tảng cho các ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất và các lĩnh vực khác. Mặc dù là môn học khó, nhưng cũng có rất nhiều, rất nhiều những học sinh lại hăng say với môn học được coi là “khô khan” bậc nhất này. Lý do là vì sao? Hẳn các em đã tìm thấy ở bộ môn này một nét đẹp riêng, sự thú vị riêng? Hay các em đã được thầy cô bộ môn trang bị cho một cách tính toán thú vị khác từ đó đã làm thay đổi đi cái nhìn của các em đối với bộ môn Toán. Vì vậy việc giảng dạy bộ môn Toán rất được các nhà quản lý giáo dục và đặc biệt là giáo viên trực tiếp giảng dạy quan tâm và tìm cách như thế nào để giáo viên truyền tải kiến thức theo phương pháp mới nhằm giúp học sinh tự phát hiện ra kiến thức và lĩnh hội kiến thức theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong học tập. Để hổ trợ cho việc dạy và học môn Toán theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm phát huy tính sáng tạo, ham thích môn học của học sinh thì mỗi bản thân một người giáo viên không ngừng tìm tòi các cách dạy, các phương pháp dạy mới, cách tính mới nhằm làm hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động, các bài dạy của mình. Với mục tiêu của việc dạy toán là giúp cho học sinh có kỹ năng cơ bản trong việc tính toán như một công cụ trong việc học tốt môn Toán cũng như đối với những môn học khác từ đó giúp các em có những cái nhìn khác với môn học luôn được coi là hóc búa này. Chính vì thế nên qua quá trình giảng dạy môn toán ở trường THCS Đông Thanh tôi đã mạnh dạn đưa giải pháp “CÁCH TÍNH NHẨM NHANH BÌNH PHƯƠNG CÁC SỐ TỰ NHIÊN TỪ 0 ĐẾN 100 – TRƯỜNG THCS ĐÔNG THANH” với mong muốn giúp học sinh nơi đây ít nhất có một cách tính thú vị đối vối môn học này. Giải pháp này tôi đã áp dụng hầu hết các khối lớp ở trường THCS Đông Thanh qua hai năm học 2007-2008 và 2008-2009 và được đông đảo học sinh hưởng ứng thực hiện.
- Phần II: NỘI DUNG. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: Giải pháp này giúp các em biết cách tính nhẩm nhanh bình phương các số tự nhiên từ 0 đến 100 một cách dễ dàng, nhanh chóng. Thông qua giải pháp này cũng nhằm giúp các em học sinh ngày càng cảm thấy hứng thú hơn nũa trong việc học môn Toán, một môn có thể là nền tảng cho các môn học khác và điều quan trọng hơn giải pháp “CÁCH TÍNH NHẨM NHANH BÌNH PHƯƠNG CÁC SỐ TỰ NHIÊN TỪ 0 ĐẾN 100” này mong muốn các em thấy được tính kì diệu trong cách tính nhẩm trong Toán học, vì trong đời sống thường ngày hoăc trong những tình huống nào đó không phải lúc nào ta cũng có máy tính để sử dụng. Qua giải pháp này có thể các em thấy rằng môn Toán không phải là môn học khó như một số các em nghĩ, mà nó là một môn học mênh mông, phong phú, đầy tính hấp dẫn và lí thú. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Để thực hiện công tác đổi mới chương trình, đổi mới nội dung sách giáo khoa thì một nhiệm vụ cấp thiết cần đặt ra là đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp ở đây là lấy người học làm trọng tâm, học sinh được thực hành nhiều, luyện tập nhiều, tạo không khí hứng khởi trong các tiết học nhất là trong các tiết học luyện tập có liên quan tính toán đối với những con số “khô khan”. Song song với người học là chủ thể của các hoạt động, giáo viên là người giúp đỡ, hướng dẫn, điều khiển học sinh học tập tích cực chủ động và kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Với khoảng thời gian giảng dạy ở trường THCS Đông Thanh tôi đặc biệt quan tâm đến rèn kĩ năng tính toán cho học sinh và luôn luôn đưa ra cho các em những cách tính toán cô đọng nhất giúp các em có thể áp dụng vào tính toán nhanh nhất có thể sau mỗi bài học. Qua quá trình theo dõi các em học tập và dự giờ đồng nghiệp cũng như trao đổi kinh nghiệm tôi nhận thấy tình hình của việc áp dụng tính toán trong học toán của học sinh trường THCS Đông Thanh là do thực trang như sau: 1. VỀ PHÍA GIÁO VIÊN: a. Thuận lợi: - Các giáo viên thuộc môn đều có năng lực, trình độ chuyên môn đạt chuẩn. Tâm lí vững vàng khi lên lớp. - Có tâm huyết nghề nghiệp, tinh thần làm việc hăng say, trách nhiệm. Luôn phấn đấu trong chuyên môn, nâng cao tay nghề và tất cả vì học sinh thân yêu. - Luôn trăn trở trước những khó khăn của học sinh để ra những phương pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. b. Khó khăn: - Đội ngũ giáo viên thuộc môn của những năm trước còn rất trẻ, luôn thay đổi không ổn định, kinh nghiệm giảng dạy còn ít.
- - Giáo viên mới ra trường nên khả năng định hướng trọng tâm bài dạy chưa sát, thường tản mạn không nhấn mạnh trọng tâm. - Trong các tiết học có tính toán giáo viên ít rèn cho học sinh kĩ năng tính nhẩm, chủ yếu cho các em tính tự do miễn sao ra kết quả và quá lạm dụng máy tính. Bên cạnh đó chủ yếu là cho các em thực hiện bài tập ở SGK. - Giáo viên ít hướng dẫn các em tìm hiểu mục “Có thể em chưa biết” để hướng dẫn cách tính khác mà chỉ hướng dẫn gò bó trong phạm vi bài học. 2. VỀ PHÍA HỌC SINH: a. Thuận lợi: - Học sinh chịu học hỏi, yêu thích cái mới lạ. - Cầu thị, vâng lời. b. Khó khăn: - Có một bộ phận học sinh còn e dè, ít phát biểu, ít hoạt động. - Học sinh ít tự tìm tòi, khảng năng tự đọc hiểu không cao. - Các em học lí thuyết theo xu hướng học thuộc lòng. Từ những thực trạng trên dẫn đến kết quả của việc thực các phép tính đòi hỏi sự linh hoạt nhanh nhạy của các em chưa cao, từ đó làm các em thiếu tự tin trong những khi tính toán dần dẫn đến sự chán nản… III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 1. Nhìn lại cách tính bình phương các số tự nhiên trong phạm vi 100: Ví dụ: Tính 92; 152; 282; 712; 922; 982; … (không dùng máy tính bỏ túi). a. Đối với học sinh lớp 6 và lớp 7: * Học sinh thực hiện: 92 = 9.9 = 81 152 = 15.15 = 225 282 = 28.28 = 784 712 = 71.71 = 5041 922 = 92.92 = 8464 982 = 98.98 = 9604 * Nhận xét: ü Đối với học sinh Khá, Giỏi cách tính này đơn điệu học sinh nhàm chán. ü Đối với học sinh Trung bình trở xuống khi tính bình phương những số trong khoảng 30 đến 100 là các em cảm thấy khó. ü Nói chung các em chỉ trông đợi vào máy tính. b. Đối với học sinh lớp 8 và lớp 9: * Học sinh thực hiện: 92 = 81 152 = (10 + 5)2 =102 +2.10.5 + 52 = 100 + 100 + 25 = 225 282 = (30 – 2)2 = 302 – 2.30.2 + 22 = 900 – 120 + 4 = 784 712 = (70 + 1)2 = 702 + 2.70.1 +12 = 4900 + 140 + 1 = 5041 922 = (90 + 2)2 = 902 + 2.90.2 + 22 = 8100 + 360 + 4 = 8464 982 = (100 – 2)2 = 1002 -2.100.2 + 22 = 10000 – 400 + 4 = 9604 * Nhận xét:
- ü Đối với học sinh Khá, Giỏi khi đã học 7 hằng đẳng thức đáng nhớ các em vận dụng 2 hằng đẳng thức (A ± B)2 = A2 ± 2AB +B2 để tính. ü Khi tính nhẩm bình phương các số có chữ số tận cùng là 5 các em các 2 em có thể tính theo công thức: a5 = 100.a(a + 1) + 25 với a là số chục của số a5 . Ta có thể phát biểu nôm na qui tắc này là: “Muốn tính bình phương một số có chữ số tận cùng là 5, ta lấy số chục nhân với số chục cộng 1 rồi ghi số 25 vào bên phải kết quả vừa thực hiện” ü Đối với học sinh Trung bình trở xuống khả năng áp dụng 2 hằng đẳng thức (A ± B)2 = A2 ± 2AB +B2 nhẩm là rất thấp. Thường các em vẫn áp dụng cách tính như những học sinh ở các khối lớp 6 và 7. ü Phần đông các em cũng trông chờ vào máy tính. Qua đó ta cần có một giải pháp hữu hiệu hơn trong cách tính nhẩm những con số trên và giải pháp “CÁCH TÍNH NHẨM NHANH BÌNH PHƯƠNG CÁC SỐ TỰ NHIÊN TỪ 0 ĐẾN 100” sẽ giải quyết được sự trông đợi đó. 2. Giải pháp thực hiện “CÁCH TÍNH NHẨM NHANH BÌNH PHƯƠNG CÁC SỐ TỰ NHIÊN TỪ 0 ĐẾN 100” a. Cho học sinh quan sát bảng tính bình phương các số tự nhiên từ 0 đến 100 để các em quan sát, thông qua đá hướng dẫn các em tìm qui luật thực hiện. 12 = 1 112 = 121 212 = 441 312 = 961 412 = 1681 22 = 4 122 = 144 222 = 484 322 = 1024 422 = 1764 32 = 9 132 = 169 232 = 529 332 = 1089 432 = 1849 42 = 16 142 = 196 242 = 576 342 = 1156 442 = 1936 52 = 25 152 = 225 252 = 625 352 = 1225 452 = 2025 62 = 36 162 = 256 262 = 676 362 = 1296 462 = 2116 72 = 49 172 = 289 272 = 729 372 = 1369 472 = 2209 82 = 64 182 = 324 282 = 784 382 = 1444 482 = 2304 92 = 81 192 = 361 292 = 841 392 = 1521 492 = 2401 102 = 100 202 = 400 302 = 900 402 = 1600 502 = 2500 512 = 2601 612 = 3721 712 = 5041 812 = 6561 912 = 8281 522 = 2704 622 = 3844 722 = 5184 822 = 6724 922 = 8464 532 = 2809 632 = 3969 732 = 5329 832 = 6889 932 = 8649 542 = 2916 642 = 4096 742 = 5476 842 = 7056 942 = 8836 552 = 3025 652 = 4225 752 = 5625 852 = 7225 952 = 9025 562 = 3136 662 = 4356 762 = 5776 862 = 7396 962 = 9216 572 = 3249 672 = 4489 772 = 5929 872 = 7569 972 = 9409 582 = 3364 682 = 4624 782 = 6084 882 = 7744 982 = 9604 592 = 3481 692 = 4761 792 = 6241 892 = 7921 992 = 9801 602 = 3600 702 = 4900 802 = 6400 902 = 8100 1002 = 1000
- b. Nêu công thức cách tính nhẩm nhanh bình phương các số tự nhiên từ 0 đến 100. Chúng ta có thể thực hiện theo các bước sau: * Bước 1: Ta bình phương chữ số hàng đơn vị của số tự nhiên lên: Ví dụ: 262 lấy 6 bình phương lên bằng 36 viết 6 nhớ 3 =…6 2 38 lấy 8 bình phương lên bằng 64 viết 4 nhớ 6 =…4 2 77 lấy 7 bình phương lên bằng 49 viết 9 nhớ 4 =…9 2 89 lấy 9 bình phương lên bằng 81 viết 1 nhớ 8 =…1 * Bước 2: Ta lấy chữ số hàng chục và hàng đơn vị của số tự nhiên nhân với nhau, được bao nhiêu nhân với 2 rồi cộng với nhớ ở bước 1: Ví dụ: 262 lấy 2 x 6 x 2 cộng nhớ 3 bằng 27 viết 7 nhớ 2 = …76 2 38 lấy 3 x 8 x 2 cộng nhớ 6 bằng 54 viết 4 nhớ 5 = …44 2 77 lấy 7 x 7 x 2 cộng nhớ 4 bằng 102 viết 2 nhớ 10 = …29 2 89 lấy 8 x 9 x 2 cộng nhớ 8 bằng 152 viết 2 nhớ 15 = …21 * Bước 3:(bước cuối) ta bình phương chữ số hàng chục của số tự nhiên lên được bao nhiêu cộng với nhớ ở bước 2: Ví dụ: 262 lấy 2 bình phương lên bằng 4 cộng nhớ 2 bằng 6 =676 2 38 lấy 3 bình phương lên bằng 9 cộng nhớ 5 bằng 14 =1444 2 77 lấy 7 bình phương lên bằng 49 cộng nhớ 10 bằng 59 =5929 892 lấy 8 bình phương lên bằng 64 cộng nhớ 15 bằng 79 =7921 c. Khảo sát quá trình áp dụng công thức tính nhanh của học sinh: Từ công thức đã có hãy điền số thích hợp vào bảng sau: 672 = 592 = 262 = 342 = 722 = 502 = 512 = 382 = 722 = 862 = 512 = 842 = 432 = 992 = 692 = 3. Kết quả: Kết quả trước và sau khi học sinh được biết đến “CÁCH TÍNH NHẨM NHANH BÌNH PHƯƠNG CÁC SỐ TỰ NHIÊN TỪ 0 ĐẾN 100”. a. Trước: Số học sinh có hứng Số học sinh có xu Số học sinh thực Số học sinh tính chính Số học sinh thực hiện thú với dạng tính bình hướng sử dụng hiện cách tính lớp 6; xác dạng toán này. cách tính lớp 8; 9 phương của một số máy tính hỗ trợ 7 (từ 0 đến 100) b. Sau: Số học sinh có hứng Số học sinh có xu Số học sinh thực Số học sinh thực Số học sinh tính chính Số học sinh có thú với dạng tính bình hướng sử dụng hiện cách tính lớp hiện cách tính lớp xác dạng toán này. hứng thú với cách phương của một so máy tính hỗ trợ 6; 7 8; 9 (từ 0 đến 100) tính này
- PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: Qua giải pháp hữu ích “CÁCH TÍNH NHẨM NHANH BÌNH PHƯƠNG CÁC SỐ TỰ NHIÊN TỪ 0 ĐẾN 100” này tôi thấy: - Trong quá trình giảng dạy việc làm cho học sinh có hứng thú với môn học phần lớn là do sự tổ chức của giáo viên (gồm cả nội dung, phương pháp, vốn kiến thức không chỉ trong sách giáo khoa mà còn phải am hiểu thực tế về môn mình phụ trách). Nó là cơ sở từng bước để giáo viên có được sự điều chỉnh hợp lí trong quá trình giảng dạy, sử lí các tình huống sư phạm khi gặp những đối tượng học sinh có lực học yếu, kém, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp để từng bước nâng cao chất lượng môn học. - Giáo viên cần mạnh dạn hơn nữa trong việc đưa những cách tính hợp lí, phù hợp với đối tượng học sinh mình phụ trách qua đó giúp các em có được vốn kiến thức đa dạng hơn. Từ đó các em có tâm lí thoải mái hơn trong tính toán. 2. KIẾN NGHỊ: Trong quá trình giảng dạy ở trường cũng như tham gia công tác giáo dục ở địa phương mặc dù với thời gian không dài và thông qua giải pháp này tôi cũng xin có một số kiến nghị sau: - Nhà trường cần có tủ sách cho giáo viên và học sinh với các đầu sách tham khảo phong phú hơn nữa. - Hàng năm Phòng GD và ĐT cần cho các trường được tham khảo các Giải Pháp Hữu Ích hoặc các Sáng Kiến Kinh Nghiệm có chất lượng cao trong các cuộc thi để giáo viên học tập cọ sát. - Phòng giáo dục nên tổ chức các buổi chuyên đề về chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, những kinh nghiệm hay trong môi trường sư phạm để giáo viên học hỏi… *****Trên đây là giải pháp “CÁCH TÍNH NHẨM NHANH BÌNH PHƯƠNG CÁC SỐ TỰ NHIÊN TỪ 0 ĐẾN 100”, nó chỉ là một trong vô vàn những cách tính nhẩm trong Toán học, nhưng với giải pháp này tôi cũng mong muốn giúp học sinh phần nào giải quyết tốt hơn vấn đề tính toán khi học Toán… Nhà bác học Newton đã từng nói: “Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước còn những điều chúng ta chưa biết là cả một đại dương”**** Đông thanh, ngày 17 tháng 11 năm 2008 Phạm Ngọc Huyến
- TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tên sách Nhà xuất bản Tác giả SGK Số học 6 (tập 1;2) Nhà xuất bảngiáo dục Sách giáo viên 6 (tập 1; 2) SGK Đại số 7 (tập 1; 2) Sách giáo viên 7 (tập 1; 2) SGK Đại số 8 (tập 1; 2) Sách giáo viên 8 (tập 1; 2) SGK Đại số 9 (tập 1; 2) Sách giáo viên 9 (tập 1; 2) Những điều kì diệu trong Nhà xuất bản Hải Phòng Trần Công Bình tính nhẩm. Toán học những điều Nhà xuất bảngiáo dục Lê Bá Khánh Trình không thể.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn