SKKN: Vận dụng tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng thiết kế tiết đọc – hiểu Văn học Việt Nam trong trường THPT
lượt xem 20
download
Việc cụ thể hóa nhận thức về Chuẩn vào thiết kế bài dạy và tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học trên lớp còn nhiều lúng túng càng phát lộ những mâu thuẫn ở không ít giáo viên. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Vận dụng tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng thiết kế tiết đọc – hiểu Văn học Việt Nam trong trường THPT”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Vận dụng tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng thiết kế tiết đọc – hiểu Văn học Việt Nam trong trường THPT
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG TÀI LIỆU CHUẨN KIẾN THƯC, KĨ NĂNG THIẾT KẾ TIẾT ĐỌC – HIỂU VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG TRƯỜNG THPT GV Huỳnh Quang Sơn
- A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI iệc nhận thức về tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng còn có nhiều ngộ nhận Khái niệm Chuẩn kiến thức, kĩ năng nên hiểu thế nào ? Nên dạy đúng Chuẩn V để HS dễ hiểu hay nên phát triển thêm kiến thức, dạy đúng cấu trúc trong sách Chuẩn để an toàn cho GV hay nên phá vỡ cấu trúc ? Chỉ đạo từ phía thanh tra chuyên môn có sức thuyết phục hay chỉ đạo của HĐBM có sức thuyết phục hơn ?... Mặt khác, chưa có sự đồng thuận cao ở nội bộ từng tổ chuyên môn và các tổ chuyên môn Ngữ văn THPT trong tỉnh. Việc cụ thể hóa nhận thức về Chuẩn vào thiết kế bài dạy và tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học trên lớp còn nhiều lúng túng càng phát lộ những mâu thuẫn ở không ít GV. Thống nhất việc thiết kế bài dạy – học môn Ngữ văn đã được HĐBM Ngữ văn đặt ra một cách cấp thiết. Vì thế, chúng tôi tham gia vào việc giải quyết vấn đề soạn và dạy Ngữ văn qua sáng kiến Vận dụng tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng thiết kế tiết Đọc – hiểu văn học Việt Nam trong trường THPT. B. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Đề xuất những giải pháp cụ thể cho việc dạy – học chương trình Chuẩn rất cần sự chia sẻ những thuận lợi, khó khăn và những cách khắc phục khó khăn của GV dạy Ngữ văn. I. Một số thuận lợi, khó khăn cơ bản khi thực hiện Chuẩn 1) Thuận lợi Ý kiến của một số truờng trong tỉnh Đồng Nai: Thiết kế bài dạy theo Chuẩn có nhiều thuận lợi + Nội dung ngắn gọn, định hướng được trọng tâm, dễ nhớ, dễ truyền đạt, tạo mối liên hệ giữa GV và HS tốt hơn. Chuẩn bị thi tốt. HS thực hành ở nhà nhiều hơn. + Kiến thức hay, tạo sự đồng bộ, phát huy tích cực + Gọn sâu, phù hợp các đối tượng + GV không dạy quá tải. + Bên cạnh đó, trong dự thảo, Bộ GD - ĐT hướng dẫn với những phần kiến thức được điều chỉnh “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những phần kiến thức không yêu cầu HS phải ghi nhớ, các trường không được tổ chức kiểm tra, đánh giá. Những kiến thức đã lược bỏ cũng sẽ không có trong nội dung đề thi của các kì kiểm tra học kì, cuối năm, kì thi tốt nghiệp THPT…; phát huy chất xám của toàn ngành nhằm thực hiện giảm tải, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, tạo cơ sở quan trọng cho việc đổi mới chương trình – SGK phổ thông vào năm 2015; Tỉ lệ GV dạy có uy tín ngày càng cao, nhiều GV trẻ đã phát huy sở trường và sớm có uy tín trong trường, trong ngành GD – ĐT; Tâm huyết, đức hi sinh của thầy cô giáo dạy Ngữ văn luôn dành cho các em HS, cho nghề dạy học.
- + Thực tế trong chương trình hiện nay có những bài học nội dung ít nhưng dành thời gian nhiều, ngược lại có những bài nội dung nhiều nhưng thời gian rất ít, vì vậy chủ trương giảm tải đã tháo gỡ được khó khăn này. 2) Khó khăn Thiết kế bài dạy theo Chuẩn có không ít bất lợi. Có những hạn chế khi lập kế hoạch bài dạy do chủ quan từ phía GV. Một số thầy cô giáo hiểu trách nhiệm cá nhân chưa thấu đáo; có những khó khăn từ phía cán bộ quản lí giáo dục; từ phía phân phối chương trình… Nhưng chung quy lại, những khó khăn từ nhiều nguyên nhân là có thực. Xin nêu lại một vài thực trạng : + Một số GV thiếu tầm xác định và bám sát chuẩn tối thiểu, luôn thụ động trong cách truyền thụ, không biết “đãi cát tìm vàng” (...). Hậu quả là người học bị nhồi nhét kiến thức, luôn phải chịu áp lực quá tải. + Có nhiều GV tích cực suy nghĩ, tìm tòi, cải tiến và đổi mới PPDH với nhiều cách thức sáng tạo nhưng không được sự hưởng ứng vì đồng nghiệp sợ không sát đáp án thi… sinh ra bất lợi. Khi đánh giá một tiết dạy người dự coi trọng tính bài bản của từng bước thực hiện ( Nội dung – nghệ thuật – ý nghĩa văn bản... ) mà xem nhẹ khả năng sáng tạo của người dạy. Kết cấu bài học theo kiểu kịch “tam duy nhất ( Nội dung – nghệ thuật – ý nghĩa văn bản... ) phá vỡ nguyên tắc Đọc – hiểu văn bản nói chung, Đọc – hiểu văn bản theo loại thể nói riêng. Thực tế để ứng xử với điều này GV an ủi nhau : dạy cho kịp giờ, tròn bài, đủ ý để an toàn. Nhiều giờ đánh giá loại giỏi lại từ cái gọi là tiêu chí này. Khoảng cách giữa GV có năng lực thật sự và GV kinh nghiệm còn khiêm tốn vô hình trung bị xóa nhòa, rút ngắn. + Khâu biên soạn SGK, phân phối khung chương trình THPT là do Vụ Trung học quyết định, khâu ra đề thi lại do Cục Khảo thí làm. Hai khâu này dường như vẫn chưa tìm được tiếng nói chung”. + GV chỉ dừng lại ở việc trình bày những kiến thức đơn giản, tối thiểu ( mà HS dễ dàng tự học ) thì dễ gây hiện tượng nhàm chán, chủ quan ở HS. + Khái niệm “quá tải” không được diễn giải một cách rõ ràng, nếu không muốn nói là còn mơ hồ. + Học Chuẩn không học SGK cũng không đủ, ngược lại học SGK cũng sợ thiếu kiến thức. Nói gì ? Bỏ gì ? Cho ghi thế nào là đủ kiến thức ? Theo chuẩn không thực sự an tâm. Khổ vì Chuẩn và sách “đá”nhau. + Bài soạn theo chuẩn không đủ kiến thức cho HS thi TN THPT. + Sự cố “lệch pha” giữa đáp án và hướng dẫn ôn tập của Bộ. Thí sinh trả lời theo chuẩn đã bị thiếu đơn vị kiến thức trong khi Bộ GD - ĐT yêu cầu GV không “quá lệ thuộc vào SGK” ( mà phải “bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng” ). Vẫn còn đó nỗi ám ảnh của GV và HS. - Hiện nay, GV dạy Ngữ văn có những bức xúc trong việc thực hiện chương trình Chuẩn kiến thức, kĩ năng Bộ GD-ĐT yêu cầu GV bám sát “Chuẩn kiến thức - kĩ năng”, “không quá lệ thuộc vào SGK”. Vậy thế nào là “quá lệ thuộc vào SGK”, trong khi Luật Giáo dục 2005 đã quy định “Yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng quy định trong
- chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành SGK ở giáo dục phổ thông” ( khoản 3, điều 6 ). - Nhiều GV không đồng tình tên gọi của bộ tài liệu này : Đã gọi là tài liệu Chuẩn, nội dung, kiến thức biên soạn trong đó phải đạt đến độ hoàn hảo, chính xác. Những gì trong tài liệu này lại cho thấy chưa đúng như tên gọi thật sự của nó. Thậm chí, GV còn dùng các kiến thức của SGV và nhiều tài liệu khác để nhặt lỗi và sửa sai cho sách Chuẩn. 3) Số liệu thống kê : KHỐI TỔNG SỐ TRƯỚC TÁC ĐỘNGSAU TÁC ĐÔNG 12 93 36 (38.7%) 57 (61.3 %) 11 80 27 (33,8 %) 53 (66.2 %) 10 79 23 (29.1 %) 56 (70,9 %) 3 KHỐI 252 86 (34.1 %) 166 (65.9 %) Như vậy, khi áp dụng chuẩn kiến thức vào dạy học, đa số HS thỏa mái học tập hơn. Điều này cũng đúng với các trường trong 2 huyện lân cận. Có lẽ nói, đó là cơ sở thực tiễn của vấn đề. C. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I- Cơ sở lí luận - Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân theo những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu, mong muốn của thầy cô giáo... Một trong những lí do khiến GV chưa hiểu về Chuẩn là GV không đọc kĩ Giới thiệu chung về Chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông ở những trang đầu mỗi cuốn tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, dẫn đến điều từng được kì vọng thành điều bất an. Theo ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ GD – ĐT thì mục đích của việc giảm tải lần này là cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh cũng như các câu hỏi, bài tập, đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lý thuyết, để giáo viên và học sinh dành thời gian cho các nội dung khác nhau. Tạo thêm điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông năm học 2011 – 2012. Các Sở sẽ triển khai nội dung tới các trường và hướng dẫn GV thực hiện. Để đảm bảo chương trình, Bộ sẽ phối hợp với các Sở kiểm tra, đánh giá. Những phần nào không dạy, đọc thêm sẽ không nằm trong chương trình kiểm tra”. Như vậy, trọng tâm giảm tải đã được lưu ý, ghi chú, sửa chữa, loại bỏ những kiến thức những sai sót, dư thừa trong SGK phát hành trước 2011. GV chỉ cần đối chiếu và thực hiện đúng hướng dẫn để đảm bảo tính thống nhất của chủ trương. - Quan điểm của lãnh đạo ngành giáo dục và các nhà nghiên cứu, chương trình Chuẩn kiến thức, kĩ năng
- - Quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT. Đó là những “ Yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà HS cần phải và có thể đạt được…”; “ là cơ sở để biên soạn SGK, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục…”. Bộ GD-ĐT không hề chỉ đạo GV phải dạy hết những nội dung trong SGK, mà cả việc dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá đều phải bám sát chương trình. Tình trạng GV dạy ôm đồm tất cả những gì ở SGK là do GV chưa hiểu sâu yêu cầu chương trình, do chất lượng tập huấn GV dạy chương trình mới không đạt hiệu quả và cán bộ quản lí giáo dục các cấp không hướng dẫn rõ ràng, cụ thể cho GV khi triển khai chương trình - SGK mới. GV hiểu chưa đúng thì HS cũng như vậy. - Quan điểm giảm tải nêu trên đã định hướng tổng quát về phương pháp : Ông Vũ Nho phát triển thêm khái niệm Chuẩn để làm rõ mức độ khác nhau của khái niệm Chuẩn. Có 3 loại chuẩn : Chuẩn tối thiểu, Chuẩn thông dụng, Chuẩn tối đa. Chuẩn tối thiểu ( Thể hiện điều cần thiết và cơ bản mà mọi HS tại một trình độ nhất định ở một môn nhất định phải biết và nắm vững được; Thể hiện mục tiêu của GV và của trường để đưa tất cả HS tới trình độ này ). Chúng ta đã xây dựng chương trình và viết SGK theo cả ba mức Chuẩn. Chúng ta dạy học và kiểm tra đánh giá cũng kết hợp cả ba mức Chuẩn. Tùy từng vùng miền, tùy từng lớp học cụ thể, người GV sử dụng phối hợp tỉ lệ ba mức Chuẩn đó sao cho hiệu quả nhất. Để thực hiện định hướng giảm tải, bản thân GV phải cụ thể hoá, chi tiết hoá, tường minh hoá những nội dung, những căn cứ để dạy học, kiểm tra, đánh giá chất lượng. Phải biết dừng, lướt qua một số đơn vị trí thức và kĩ năng HS đã thật sự thông hiểu để mở rộng, nâng cao… Giảng dạy là một nghệ thuật hợp tác. GV không cung cấp, nhồi nhét kiến thức có sẵn cho HS mà phải hình dung trước công việc mà thầy cô giáo sẽ tổ chức cho HS học tập trên lớp. Điều đó chứng tỏ thầy mới thật sự là “sư”, trò mới được tôn trọng… , hiệu quả tiết dạy mới phát huy tính tích cực. Cần phối hợp các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học ( HĐBM Ngữ văn Đồng Nai đã hướng dẫn kĩ )… Khai thác sâu phương pháp bình văn, thảo luận nhóm và nêu vấn đề… nhằm phát huy cao nhất phương pháp chủ động, tích cực. II. Nội dung và giải pháp cụ thể 1) Xác định đúng mục tiêu bài học Căn cứ vào Chuẩn kiến thức đã định hướng. Ngoài ra cần bổ sung mục tiêu bài dạy – học qua tích hợp giáo dục (KNS, bảo vệ môi trường, giới tính…); tích hợp ba phân môn : Tiếng Việt – Làm văn – Văn học). Tùy từng bài để khéo léo chọn lựa nội dung tích hợp. Mũi tên bắn không trúng đích thường đi xa hơn đích; Bài dạy thường kéo dài nếu mục đích xác định không sát hợp.
- Mở đầu tiết dạy, GV hỏi HS : Chúng ta học bài hôm nay để đạt được điều gì ?. GV giúp HS phải trả lời được điều này. Khi tự học, HS có thói quen suy nghĩ về mục tiêu bài học để các em xác định được nội dung, cách học bài… 2) GV phải hiểu và cảm bài dạy - học thật sâu. Hiểu đời và hiểu người, có kiến thức thực tế phong phú, chúng ta sẽ dễ dàng thuyết phục HS hơn Với tư cách bạn đọc, nhất là với tư cách người dạy GV phải sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn, bằng toàn bộ sự hiểu biết của mình qua đó cảm nhận được cái thông điệp thẩm mĩ - ý đồ sáng tạo của nghệ sĩmà nghệ sĩ muốn gửi đến cho độc giả. Chỉ có hiểu biết mới gợi được hiểu biết, chỉ có tình yêu mới gợi được tình yêu. 3) Vai trò của người thầy trong việc dạy học theo phương pháp tích cực: Vai trò của GV vô cùng quan trọng trong sự nghiệp đổi mới giáo dục. Đó là vai trò đạo diễn, mặt khác phải quán triệt rõ ý nghĩa của việc dạy học vì bản chất của dạy học là dạy người khác, hướng dẫn người khác học cái gì và học như thế nào cho có hiệu quả. Hơn bao giờ hết, người GV rất cần : phải trang bị kiến thức và các kĩ năng quản lí chất lượng dạy học như: soạn bài – lên lớp – chấm bài, đánh giá kết quả học tập của HS – rút kinh nghiệm, cải tiến phương pháp dạy học… theo một lịch trình, hợp lí và hiệu quả. Từ đó, họ mới thực sự trở thành “lực lượng quyết định chất lượng giáo dục” của nhóm, tổ bộ môn, của từng trường học, và rộng hơn, của cả nền giáo dục. Bên cạnh tri thức sâu rộng, người GV ngày nay, khi chuẩn bị cho giờ lên lớp ở các khâu: soạn bài, nhất thiết phải thiết kế, lựa chọn, tổ chức sắp xếp nội dung kiến thức và hệ thống phương pháp dạy học sao cho vừa tuân thủ tính chặt chẽ và logic của tri thức khoa học, vừa đạt những yêu cầu sư phạm phù hợp với các quy luật dạy học và quy luật nhận thức của HS; khi dạy học trên lớp lại phải tổ chức, thiết kế các tình huống hoạt động giữa thày và trò, tổ chức, điều hành, hướng dẫn, khích lệ, động viên các hoạt động của HS một cách sinh động sao cho các em được làm việc tích cực, được nghĩ, được nói, được thể hiện khả năng và bản sắc riêng của mình, được tạo nhiều cơ hội nhằm phát triển việc học của họ. Tiến trình đổi mới phương pháp dạy học ngày nay đòi hỏi người GV còn phải kết hợp sử dụng các phương tiện, thiết bị, giáo dục hỗ trợ cho phương pháp dạy học của mình, tổ chức các hình thức, biện pháp kiểm tra nhằm nắm vững kết quả học tập, tu dưỡng. Từ đó, đánh giá đúng chất lượng học tập của HS mình dạy, còn phải phát hiện những điểm mạnh, yếu trong cả việc dạy của mình để đề xuất những cải tiến và chương trình rèn luyện Không cho phép bản thân mình là nguồn tri thức để nhồi vào tâm trí hồn nhiên của HS. GV lâu năm đã từng phát biểu : Thức dậy khát vọng học trò trong những giờ giảng văn là tạo ra bầu không khí văn chương. Đó là một bầu không khí cởi mở dân chủ, bầu không khí đối thoại. Bước vào giờ giảng là bước vào một không khí được sẻ chia, được trao đổi, tâm tư, ở đó, thầy và trò bình đẳng với nhau trong quá trình khám phá và sáng tạo. Mọi áp đặt, mọi thiên kiến chủ quan, mọi bài xích và thoá mạ sẽ giết chết không khí văn chương. Bao
- nhiêu năm đi dạy, chúng tôi đã kiên nhẫn, đã khuyến khích để lắng nghe được ý kiến từ học trò. Một câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ, vừa sức; một ánh mắt thiện cảm, một lời động viên khích lệ, một sự chờ đợi không nôn nóng, một sự tranh thủ thêm nhiều ý kiến, một giả định, một nhận xét thoả đáng, đó là những gì ngoài văn chương hết sức cần thiết để nhen lên khát vọng từ học trò vốn dĩ đã nguội lạnh. Văn chương hấp dẫn người đọc bởi tính hình tượng, tính gợi hình gợi cảm của nó. Dạy đúng chưa phải là cái đích của môn văn mà còn phải dạy sao cho có hồn, cho sinh động, cho hay. 4) Vấn đề tiến trình tổ chức hoạt động của thầy và trò Việc thực hiện các bước lên lớp phải thật mềm dẻo. Không nhất nhất phải là 5 bước và phải theo đúng trình tự có tính chất truyền thống. Kiểm tra bài cũ đồng thời kiểm tra việc chuẩn bị bài mới. Với lớp yếu, việc kiểm tra bài cũ đầu giờ đối với HS không thuộc bài, thầy bực mình la mắng… trò hồn kinh phách lạc, giờ học không thể thực hiện theo hướng Vui để học mà chỉ là nghĩa vụ phải dạy và nghĩa vụ phải học. Có thể kiểm tra đan xen vào quá trình dạy một cách khéo léo; có thể kiểm tra vào cuối giờ học. Khi hướng dẫn HS học tại nhà, GV cần gợi ý cách tìm hiểu, phát hiện vấn đề song song với yêu cầu nắm các đơn vị kiến thức. Ngay cả việc thực hiện từng bước cũng phải linh hoạt về hình thức tổ chức và dung luợng kiến thức truyền thụ vì chương trình và SGK mới đã được thiết kế theo lối dạy và học... "động". . 5) Tìm hiểu chung cần tinh giản, linh hoạt, có không khí văn chương. Không chờ tới bước Đọc - hiểu văn bản mới thể hiện điều này. Giới thiệu tác giả, sách Chuẩn kiến thức, kĩ năng nhấn mạnh ở yếu tố con người và vị trí của tác giả. Đó là ý đồ của người viết sách ( Xem lại quan niệm về Chuẩn ). GV không nên cho rằng người viết sách chưa viết đủ kiến thức. Phần tiểu sử, con người; Quan điểm sáng tác; sự nghiệp sáng tác; phong cách tác giả đã có trong tiểu dẫn – sách HS, sách GV, tư liệu tham khảo của thầy cô giáo. Theo chúng tôi, hoạt động này nên tạo điều kiện cho HS thể hiện dưới sự điều khiển của thầy cô giáo. HS ghi chép kết hợp gạch chân bằng bút đỏ vào sách. GV cần gợi dẫn cho HS. Ví dụ : Tại sao tác giả lại viết văn lãng mạn mà không viết văn hiện thực ? Yếu tố nào thuộc tiểu sử, con người tác giả có tác động tích cực cho việc ra đời tác phẩm (mối quan hệ của các yếu tố quê hương, gia đình, bản thân). Không đặt vấn đề này HS không chịu động não. Phần giới thiệu – phân tích khái quát tác phẩm cần Xác định thể loại ( Nhận diện đặc điểm thể loại, phân tích vai trò và tác dụng của thể loại ) Không bỏ sót, không cho là dễ mà lướt qua. Tác giả chọn thể loại không hề ngẫu nhiên. GV không nên cho rằng giảm tải thì muốn cắt xén kiến thức thế nào thì cắt. Việc đọc tác phẩm cần hướng dẫn về âm hưởng, tiết tấu và giải thích từ khó, từ có vai trò ngữ pháp nòng cốt, từ Hán – Việt, điển tích, điển cố, hư từ… có nhiều ý nghĩa trong biểu hiện. Giải nghĩa từ và nhóm từ giúp HS mạnh dạn khai thác nghĩa văn cảnh, mạnh dạn phát biểu cảm nhận ngôn từ…
- Tìm bố cục của văn bản trong phạm vi nhà trường là cần thiết ( Khác phân tích văn học ngoài nhà trường ). Ví dụ tìm bố cục cho bài thơ trữ tình GV hỏi HS bài thơ có mấy chặng cảm xúc chính.? 6) Đặc biệt là buớc Đọc – hiểu ( phần phân tích trực tiếp tác phẩm ). GV và HS phải đi sâu vào xác định và phân tích các tín hiệu thẩm mĩ của văn bản văn học bằng một hệ thống câu hỏi. Dạy chuẩn kiến thức, kĩ năng càng phải biết đặt câu hỏi. Cũng như việc thiết lập hệ thống câu hỏi trước khi có chương trình Chuẩn, tránh hỏi để hỏi hay hỏi nhiều câu tái hiện khiến HS tri nhiều mà thức ít. Câu hỏi hay là kết quả của khoa học, nghệ thuật và sư phạm. Chú trọng câu hỏi có tính chất vừa sức lại có sự tạo sức; Câu hỏi trên lớp có quan hệ với câu hỏi trong SGK và trong Thiết kế … của GV. Câu hỏi còn phải phong phú và hấp dẫn và có vấn đề… Hỏi hướng vào các yếu tố của văn bản, yếu tố ngoài văn bản và hỏi về vai trò của người tiếp nhận. Hỏi là quyền, biết hỏi là biến. Hỏi là thứ quyền biến trong tay người thầy. 7) Vấn đề bình văn Cần chủ động bình cái gì, bình như thế nào, kết hợp với giảng ra sao thì mới khai thác cái hay, cái đẹp của nội dung, của nghệ thuật và mối quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật. HS có hứng thú hay không phụ thuộc vào phương pháp này rất nhiều. Qua bình văn các em có hạnh phúc trí tuệ, hạnh phúc thẩm mĩ và biết vận dụng diễn đạt – hành văn khi nói – viết. 8) Vấn đề ghi bảng và trình bày thiết kế bài dạy – học Ví dụ : 1/- Phố huyện lúc chiều tàn Chiều êm như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng… Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị… mùi ẩm bốc lên. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo lom khom nhặt nhạnh… Mẹ con chị tí dọn hàng Ngọn đèn Hoa kì vặn nhỏ, leo lét Sau đó ta phân tích và khái quát bức tranh thiên nhiên; Cách miêu tả ( Nghệ thuật ) => Ý nghĩa phản ánh. Còn ý nghĩa biểu hiện là vấn đề trao đổi và HS tự ghi. HS biết cách dạy của thầy sẽ biết cách ghi bài. (…) Chúng tôi chia sẻ với tác giả viết Chuẩn kiến thức, kĩ năng ở cách trình bày ( Nội dung - hình thức – ý nghĩa văn bản ) : Vì mục đích đưa ra kiến thức tối thiểu cho HS cấp THPT nên không yêu cầu cao. Vì thế, GV cứ nghĩ Chuẩn kiến thức, kĩ năng là giáo án – Giáo án thì phải kĩ lưỡng cả về nội dung cần đạt, hoạt động từng phần. GV không nhìn thấy khi viết sách tác giả phải thỏa mãn nhiều giới hạn nên cần có kiến thức vừa khách quan, vừa trung dung. Và vì thế ghi theo cấu trúc : Nội dung – Nghệ thuật – Ý nghĩa văn bản để khái quát các kiến thức.
- Chúng tôi không chấp nhận khi dạy học lại trói cột GV theo cấu trúc đó, bởi đứng ở góc độ chuyên môn cấu trúc đó hoàn toàn không khả thi. Có chăng chỉ phù hợp với định hướng chuẩn hay ôn tập kiến thức. Đó không phải là Thiết kế của người dạy. Nên chăng có thể ghi: Tìm hiểu chung – Đọc hiểu văn bản – Ghi nhớ. 9) Vấn đề đánh giá giờ dạy của GV Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS, mà còn đánh giá cả quá trình dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy học. Một đến hai tiết dự giờ đánh giá cả quá trình một năm học hoặc hơn thế nữa. Vì vậy cần hướng vào tính hiệu quả, nghiệp vụ sư phạm ( Xử lí tình huống ). Một giờ dạy không có hồn nhưng đúng giờ là kém ý nghĩa, nhưng thực tế người dự giờ thường đánh giá cao. Trên phiếu đánh giá không thể hiện sự mềm hóa trong đánh giá – nặng về định lượng, nảy sinh sự thiếu công bằng, thiếu thân ái. Cũng cần phải công nhận rằng : Tiến hành giờ dạy hoàn hảo cả về kiến thức, kĩ năng, tạo dấu ấn… và đúng thời gian … thì quá tuyệt vời. 10) Vấn đề kiểm tra, đánh giá HS Kiểm tra đánh giá được quan niệm là việc học tập dưới hình thức mới hay là cách để điểu chỉnh dạy và học… Nói cách khác đó là khâu kiểm soát các yếu tố đầu ra của quá trình dạy – học. Kiểm tra để rút kinh nghiệm lần sau tốt hơn. Kiểm tra thường xuyên và định kì theo hướng vừa đánh giá được đúng Chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa có khả năng phân hoá cao ; kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, thay vì chỉ kiểm tra học thuộc lòng, nhớ máy móc kiến thức. GV không tự trói cột mình vào hệ thống câu hỏi và bài tập trong tài liệu Chuẩn kiến thức, kĩ năng - đã giảm tải, rồi khen chê thiên về sự chủ quan. Thầy cô là nhà sư phạm, nhà nghiên cứu khoa học, nhà tâm lí, ngừơi dạy nghệ thuật phải bổ sung bài tập sau tiết dạy tùy trình độ của đối tác – HS, tùy vùng miền… Thêm một lần nữa, chúng tôi muốn nhắc lại : Đơn vị kiến thức đã tối thiểu thì đừng để thiếu, còn mức độ kiến thức mở rộng, đào sâu… là tùy GV – HS. Quả thật HS đã giỏi có thể các em viết chuyên đề đuợc chứ không chỉ trả lời câu hỏi củng cố, mở rộng và nâng cao. 11) Vấn đề giáo dục tư tuởng Vấn đề giáo dục tư tuởng đan xen trong quá trình dạy học. Kết hợp khi khai thác thông điệp của tác giả qua chi tiết tiêu biểu, qua điểm sáng nghệ thuật… Không biến cách liên hệ - rút ra bài học theo một công thức. Giáo dục tư tưởng của giờ văn khác với giờ giáo dục công dân. Vốn dĩ văn chương là nghệ thuật. Giáo dục không khéo sẽ tạo sự phản cảm. Ví dụ : Dạy bài Mộ - Hồ Chí Minh trong lúc cả dân tộc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, cần nhận thức : Bác – nhân vật trữ tình trong bài thơ quả là bậc trí nhân mới có thể quên đi những nỗi đau khổ tột độ của riêng mình để trìu mến từng cánh chim trời, từng đám mây trôi, để nặng tình thương
- cho một kiếp sống cần lao, hay còn vĩ đại hơn nữa nếu được hiểu rằng – để chia sẻ với những niềm vui rất đỗi bình thường của người dân mà Bác không hề quen biết… Biết rằng nói thì dễ, làm thì khó nhưng không khởi động thì sao có chuyển động, chuyển động tích cực. Hi vọng gieo lúa thì gặt lúa ( đôi khi phải gặt cỏ ) nhưng gieo cỏ thì không thể gặt lúa. D- KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1 HS có học lực trung bình tự tin hơn khi học môn Ngữ văn. Thậm chí còn thuộc cả bài dạy và làm được nhiều câu hỏi và bài tập. HS khá đã tăng lên kể cả lớp học yếu. 2 Tổ bộ môn Văn không phải bàn luận quá nhiều về việc dạy cái gì ? và dạy như thế nào cho đúng Chuẩn. 3 Việc thi cử đã sát với trọng tâm hơn. Công bằng, khách quan hơn. 4 Ban giám hiệu bớt phần lo lắng về chất lượng bộ môn E- BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1 Phải đọc tài liệu Chuẩn thật kĩ mới thực sự hiểu tầm khái quát vấn đề của người viết tài liệu. Qua đó thấy độ hàm súc của vấn đề. 2 HS sẽ phải chuẩn bị kĩ trước khi học trên lớp vì chủ quan sẽ không cụ thể hóa được bài học. GV cũng không thể chủ quan vì thấy bài ghi trong tài liệu ngắn, bởi làm cho bài dạy có chiều sâu và sôi nổi không đơn giản. 3 Nên soan bài từ dịp hè mỗi năm may ra mới kịp tiến độ. Nước ngoài họ cũng làm như vậy. 4 Trước khi có tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Ngữ văn, GV thường dựa trên hai nguồn chủ yếu sau để xác định mục tiêu bài học : Kết quả cần đạt trong SGK và Mục tiêu bài học trong Sách Giáo viên. Nay, khi đã có tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Ngữ văn, GV cần dựa vào phần Mức độ cần đạt và Trọng tâm kiến thức kĩ năng của tài liệu này (có đối chiếu với các nguồn trong SGV và SGK) để xác định mục tiêu bài học, tiết học. 5 Nhìn chung, giữa các tài liệu này không có sự mâu thuẫn nào cả. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Ngữ văn cũng được biên soạn trên cơ sở CT GDPT môn Ngữ văn và đã có đối chiếu, thống nhất với SGK và SGV. Trong trường hợp có sự vênh lệch nhất định nào đó thì Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Ngữ văn chính là căn cứ pháp lý cuối cùng mà người GV cần phải dựa vào để xác định mục tiêu tiết học, bài học. 6 Cũng giống như trên, trước khi tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT- KN môn Ngữ văn ra đời, nhiều GV và cán bộ chỉ đạo chuyên môn chủ yếu dựa vào phần Trọng tâm bài học (SGV) và Ghi nhớ (SGK) để xác định và thống nhất những KT-KN căn bản, tối thiểu của bài học, tiết học. Tuy nhiên, nội dung KT-KN được trình bày ở các tài liệu trên cũng rất khái
- quát, gây không ít khó khăn cho GV nhất là khi phải minh định thật chi tiết các đơn vị kiến thức của bài học. 7 Sự ra đời của cuốn Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Ngữ văn giúp GV giải quyết vướng mắc đó, song cũng đòi hỏi người sử dụng phải khai thác tài liệu này thật sự khoa học và sáng tạo. Một mặt, cần bám sát Chuẩn KT-KN, nhất là các mục II. Trọng tâm KT-KN và III. Hướng dẫn thực hiện để thiết kế dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu của giờ học, tránh lệ thuộc hoàn toàn vào SGK hay cố dạy hết toàn bộ nội dung mà SGV nêu ra dẫn đến thiếu thời gian, quá tải, nặng về thuyết trình. Mặt khác, cần căn cứ vào khả năng tiếp thu của HS, vào mục tiêu bồi dưỡng HS năng khiếu... để điều chỉnh, bổ sung, dạy vượt chuẩn, trên chuẩn, chứ không cứng nhắc và máy móc chỉ dừng lại ở chuẩn. 8 Chuẩn KT-KN, trước hết là “đề cương chi tiết” để người GV xuất phát từ đó xác định các tri thức cụ thể trong SGK hoặc trong các tài liệu tham khảo. Nói cách khác, việc khai thác tri thức nào của bài học trong SGK hay trong tài liệu tham khảo là dựa trên các đơn vị kiến thức đã được nêu ra trong Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Ngữ văn. F- KẾT LUẬN 1. Để dạy và học theo Chuẩn HS phải làm việc nhiều hơn, nhất định phải nghiên cứu trước các dữ liệu, từ đó các em tự rút ra kiến thức cho mình. 2. GV còn phải nghiên cứu tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Ngữ văn để xác định những phạm vi KT-KN mà HS cần phải đạt được sau tiết học. Điều này có nghĩa là trong hồ sơ dạy học của mình, kể từ bây giờ, người GV có thêm một công cụ thường trực và đắc lực giúp cho việc dạy học một cách hiệu quả. Về phía cơ quan chỉ đạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo các bộ phận chức năng, NXB Giáo dục nhanh chóng in và phát hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN môn Ngữ văn để mỗi GV có một bộ (03 quyển) và các bậc phụ huynh có thể mua giám sát việc học tập của con em mình. 3. Công việc dạy Ngữ văn là công việc luôn đòi hỏi chúng ta không ngừng tận tâm, tận lực một cách say mê với nghề; công việc đầy nhọc nhằn ngày đêm nhưng cũng chính vì thế mà dạy Văn đem lại cho cuộc đời ta bao hạnh phúc tinh thần. Ta có quyền tự hào về điều đó. 4. GV dạy Ngữ văn đã có quá nhiều nỗ lực trong công việc của mình, nay cần nỗ lực hơn nữa để bắt kịp yêu cầu mới; Phải khiêm tốn học hỏi đồng nghiệp qua các cuộc họp tổ chuyên môn, qua trao đổi thông tin, tư liệu với đồng nghiệp xa gần. 5. Tình yêu văn học, ý chí phấn đấu là điều kiện cần nhưng còn cần lắm sự chia sẻ của các cấp lãnh đạo qua các tiết dự giờ thăm lớp, thao giảng cấp trường. Điều này rất quan trọng vì nó tác động đến hứng thú, hiệu quả học văn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thi cử. bên cạnh đó sự cảm thông và chỉ đạo chuyên môn kịp thời sẽ giúp thầy cô giáo dạy Văn để họ giữ lửa tốt hơn, góp phần đắc lực hơn nữa trong việc thực hiện thiên chức dạy chữ và dạy Người.
- 6. Nhà trường cần mua sắm các thiết bị phục vụ thiết thực, kịp thời cho bộ môn Văn. 7. Môn Ngữ văn là môn khoa học và nghệ thuật. Vì thế các cấp quản lí cần có sự nhìn nhận, đánh giá linh hoạt hơn, thỏa đáng hơn đối với khâu lập kế hoạch bài dạy cũng như thực hiện trên lớp. THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM Là thiết kế cụ thể để minh họa chuyên đề, không phải là thiết kế mẫu. Đồng nghiệp sẽ tham khảo được điều gì đó và sẽ rút được kinh nghiệm từ sự chưa vừa ý của bản thân. Tiết : 82 ĐÂY THÔN VĨ DẠ ( HÀN MẶC TỬ ) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt và đầy uẩn khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế; - Nhận biết đuợc sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1) Kiến thức - Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống. - Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ : Một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo. 2) Kĩ năng - Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại - Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ. 3) Thái độ : Tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1) Ổn định tổ chức lớp 2) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 3) Dẫn vào bài mới ( HS mở sách vở xong, GV nói chậm lời vào bài. ) Trời hỡi nhờ ai cho khỏi đói Gió trăng có sẵn làm sao ăn Làm sao giết đuợc nguời trong mộng Để trả thù cho duyên kiếp phũ phàng. Hàn Mặc Tử thầm yêu Hoàng Cúc, một thiếu nữ xinh đẹp ở thôn Vĩ Dạ - Huế. Rồi xa cách. Rồi lâm bệnh. Lâu chưa về Vĩ Dạ… Khoảnh khắc kì diệu của tâm linh, thi nhân đã để cho đời một bài thơ bất tử - Đây thôn Vĩ Dạ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- I HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ Hoạt động 1 : TÌM HIỂU KHÁI QUÁT HS đọc tiểu dẫn và tóm tắt 1- Tác giả Hàn * GV hỏi : Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Hàn Mặc Tử - Nguyễn Mặc Tử có gì đặc biệt ? Trọng Trí ( 1912 – HS trả lời 1940 ) * GV nhấn mạnh : - Là người có số Cuộc đời đầy bất hạnh và ngắn ngủi. Càng tự tuyệt phận bất hạnh ( bị giao với xã hội, tình nhớ thương càng mãnh liệt, quằn bệnh phong hành hạ quại đến kinh dị (Sống 28 năm, 4 năm cuối đời sống xa => Chủ động tuyệt lánh mọi người, tình duyên trắc trở, ở Quy Hòa…). giao với tất cả * GV cho HS xem 1 số hình ảnh về Hàn Mặc Tử, Vĩ Dạ, nhưng không tuyệt Huế. tình.) * GV hỏi : Vị trí của Hàn Mặc Tử trong phong trào - Có sức sáng tạo Thơ mới ? mãnh liệt trong HS trả lời phong trào Thơ mới; * GV nhấn mạnh : -Sức sáng tạo mạnh mẽ - Hiện tuợng Ngôi sao chổi trên thơ lớn và kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới. Bút bầu trời thơ Việt danh Phong Trần, Lệ Thanh… Nam. 2- Tác phẩm HS trình bày lại Hoàn cảnh sáng tác ? * GV bổ sung ngắn gọn và chốt lại : Tác giả a) Hoàn cảnh sáng tác tặng cô gái thôn Vĩ tập Gái quê, sau khi xuất Viết năm 1938, in trong tập bản. Hoàng Cúc nhận tập thơ và biết tác giả lâm thơ Điên – tập thơ được khơi bệnh hiểm nghèo, cô đã gửi bức ảnh phong nguồn cảm hứng từ mối tình cảnh Huế và lời hỏi thăm => Duyên cớ để viết đơn phương của Hàn Mặc Tử bài thơ này. với Hoàng Thị Kim Cúc. * GV hướng dẫn HS đọc văn bản (Giọng hân hoan – bồi hồi; trầm ngâm - sâu lắng; Trách b) Thể thơ móc - nghi ngờ. GV nhận xét 2 HS đọc và Giải Thất ngôn trường thiên ( 3 thích từ - nhóm từ : Vĩ Dạ, sông trăng, khách,) khổ / bài, mỗi khổ 4 câu ). Thơ điên ( trạng thái sáng tạo từ đau thương bên trong, hưng phấn cực điểm, tâm tư c) Bố cục xé rào vượt biên giới thông thường, không phải 3 đoạn = 3 chặng cảm xúc. trạng thái bệnh lí . ) - Cảnh ban mai thôn Vĩ và Vĩ Dạ ngày nay : tình người Nhà ai ở tuốt sâu trong hẽm - Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và Bỗng chốc xông ra giữa mặt tiền. tâm trạng của tác giả. Hình ảnh Vĩ Dạ không còn nguyên như lúc tác - Nỗi niềm thôn Vĩ giả sáng tác do đô thị hóa. HoạT động 2 : ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1- Khổ 1 : Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người HS đọc 4 câu đầu - Câu đầu là câu hỏi tu từ * GV hỏi HS : Qua 4 câu thơ đầu, em cho mang nhiều sắc thái :
- biết dạng thức và chủ thể của từng câu thơ ? Cô gái trách nhẹ nhàng HS trả lời (7chữ, 6 thanh bằng, âm điệu * GV định hướng: trách cứ dịu nhẹ đi; có thương - Câu thơ đầu là lời hỏi bức xúc của cô gái đối mới trách ) – lời mời gọi ân với chàng trai => khơi tỏa một tình thế: Mong cần ( như một cây cầu để nhà anh về đã lâu mà sao không thấy. Bức xúc tâm thơ trở về mảnh vườn xưa ). trạng tạo nên bức xúc thi ca. Bài thơ ra đời từ Thực chất là lời tác giả tự đó. vấn mình : Sao không về Vĩ Dạ => Khao khát ( vừa hỏi, vừa nhắc đến việc cần làm, đáng làm ) Tự vấn ( chẳng bao - 3 câu sau cả thế giới thơ mộng cũng để nhấn giờ có cơ hội để thực hiện ). mạnh cảnh đẹp thế mà sao anh không về ? ( Câu 2 hướng lên trời cao; Câu 3 - 4 đưa ta về - Ba câu sau : với đất. Câu 3 là sắc, câu 4 là hình). Một kiểu Thiên nhiên Vĩ Dạ buổi sớm tạo hình không tả mà gợi, câu thơ đầy e ấp. mai Gợi lên vẻ đẹp hữu tình Không gian : trong trẻo, * GV hỏi : Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ như chưa hề vướng bụi trần, trong tưởng tượng của nhà thơ hiện lên như tinh khiết…/ Rời rợi sắc thế nào ( Thời gian, cảnh sắc ) ? Tác dụng xanh…/ trong buổi bình minh của điệp từ nắng, từ mướt và so sánh xanh ngà ngọc, càng trở nên ấm áp như ngọc ? khi xuất hiện con người ( nắng HS tái hiện, trình bày cảm nhận hàng cau, nắng mới lên, mướt, * GV định hướng: xanh như ngọc ). Thời gian : Lúc bình minh. Cảnh đuợc tái hiện, tái tạo trong hồi tuởng, tuởng tượng từ nét bút gợi tả và quan sát tinh tế. Cảnh sắc : nắng hàng cau thanh tân..., nắng mới lên tinh khiết, thanh sạch như chưa hề vướng bụi trần… mướt quá, xanh như ngọc : mỡ màng, mềm mại, tràn trề nhựa sống => đảo ngọc. Cảnh như hư, như thực. * GV hỏi : Mặt chữ điền là khuôn mặt như Người thôn Vĩ thế nào ? Mặt của ai ? Vì sao ? Hình ảnh - Mặt chữ điền : Đẹp, phúc mặt chữ điền thấp thoáng qua màn lá trúc hậu… gợi lên cảm xúc gì ? - Lá trúc che ngang : Tạo HS trả lời (1- 2 em) hình, không tả mà gợi vẻ đẹp * GV định hướng : Có nhiều cách hiểu về mặt kín đáo, dịu dàng. chữ điền trong đó có 2 cách hiểu chính: Mặt => Hình ảnh cách điệu hóa : của cô gái thôn Vĩ phúc hậu, thủy chung; mặt Thiên nhiên và con người Huế của chính chủ thể trữ tình – chàng trai. Lá trúc hài hòa trong vẻ đẹp dịu dàng, che ngang mặt chữ điền : Vẻ đẹp kín đáo, dịu kín đáo, bí ẩn và khêu gợi dàng. * GV hỏi : Đặt bức tranh thôn Vĩ ( đẹp, Đằng sau bức tranh phong
- trong trẻo, gợi cảm, đầy sức sống ) trong nỗi cảnh thôn Vĩ đẹp là tâm hồn niềm của thi nhân hướng về nguời con gái Vĩ nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu Dạ mà tác giả đang thầm yêu, trộm nhớ em con người tha thiết cùng niềm hình dung tâm trạng của nhà thơ trong khổ day dứt, băn khoăn . này như thế nào ? ( Niềm vui, hi vọng lóe sáng khi bắt được tín Cảnh ban mai thôn Vĩ hiệu tình cảm. ) tươi sáng, ấm áp, sống động * GV hỏi : Hãy khái quát vẻ đẹp của mảnh và tình người tha thiết trở về vườn Vĩ Dạ trong hoài niệm, sống trọn vẹn với kí ức đẹp đẽ nhất. Khổ 2 : Cảnh hoàng hôn và tâm trạng của tác giả * GV hỏi : Phạm vi không gian và thời gian có gì Hai câu đầu : thay đổi ? Phân tích bức tranh thiên nhiên ở hai Bao quát toàn cảnh với : câu thơ đầu ? - Hình ảnh gió mây chia HS đọc và trả lời lìa đôi ngả; * GV bổ sung - nhấn mạnh : - Dòng nước buồn thiu Không gian : Cảnh ban mai thôn Vĩ nhường lại cho hoa bắp lay gợi nỗi buồn cảnh trời, mây, sông, nước Huế. hiu hắt. Thời gian : Buổi ban mai ở Vĩ Dạ đã chuyển vào => Mặc cảm chia lìa bỏ ngày rồi sang đêm. Thiên nhiên ban ngày mở ra buồn vào sông nước, chia trước hết là một thiên nhiên đứt gãy… Tứ thơ vận lìa cả gió, mây. động từ thực sang ảo. Lời thơ tách thành hai vế tiểu đối => Ừ thì Huế đẹp thơ nhưng mà Huế trắc trở lắm thay. Hai câu sau Hương giang như một sinh thể có tâm trạng - Tả dòng Hương giang buồn. Dòng sông lững lờ hay chính dòng đời mệt trong đêm trăng lung linh, mỏi. Nỗi buồn sông nuớc xâm chiếm cả vào hồn huyền ảo, vừa thực, vừa bắp bên sông Thiên nhiên ảm đảm nhuốm màu mộng. Mộng mà vẫn thực chia lìa, sự sống mệt mỏi, yếu ớt. ở tấm lòng. - Đằng sau cảnh vật, vượt * GV hỏi : Em cảm nhận đuợc điều gì về Huế lên tất cả là tâm trạng vừa qua hai câu thơ tiếp ? đau đớn, khắc khoải; vừa HS cảm nhận khát khao cháy bỏng hạnh * GV bình : dòng sông hiện thực đã thành dòng phúc đến với nhà thơ. sông mơ mộng, huyền ảo, đẹp lung linh… Cuộc đời Cảnh xứ Huế và niềm hay giấc mơ ? câu dưới thảng thốt : Có chở trăng/ đau cô lẻ, dự cảm hạnh về/ kịp tối nay; câu thơ đầy phấp phỏng : Có chở phúc chia lìa trăng; thấp thỏm, hi vọng : có chở trăng về. Da diết , ngóng trông : có chở trăng về kịp. Khắc khoải, lo âu vì sợ muộn màng. Một niềm khát vọng thật đau đớn (…) Khổ 3 : Nỗi niềm thôn Vĩ * GV gọi 1 HS đọc và phát hiện sự khác biệt về cảnh vật và Cảnh, người con người ở khổ thơ thứ 3 so với khổ 2 ? trong mộng HS đọc và so sánh (mơ). Thiên
- * GV nêu vấn đề để thảo luận nhóm ( Tổ ). Thời gian : 4 nhiên nhường phút. Cả khổ thơ xoáy vào hình bóng của ai ? Hình bóng chỗ cho sự hiện ấy xuất hiện trong mộng ảo như thế nào ? ( phân tích cái diện của con ảo của một giấc mơ, cái ảo của một sắc áo, cái ảo của một người. lời giải thích ). G- HS thảo luận – đại diện nhóm phát biểu – các nhóm nhận xét lẫn nhau . * GV bổ sung, cho điểm mỗi nhóm, nhấn mạnh: Thế giới ảo tràn ngập khổ thơ, chồng chất ba tầng - Hai câu đầu Thứ nhất – Cái ảo của một giấc mơ : Giấc mơ được cắt ra Bóng dáng hai cõi người xa hiện + Mơ : Cõi chủ thể, ngóng đợi đau đáu đến mộng mị lên mờ ảo, xa + Khách đường xa : Cõi khách thể, phép điệp ngữ đẩy vời trong sương bóng mĩ nhân xa dần… xa dần… rồi hút bóng. Chủ thể hướng khói mờ nhân tới, khách thể lùi xa. Phép điệp ngữ như tiếng gọi cuống quýt ảnh trong cảm bất lực của thi nhân. nhận của khách Thứ hai – Cái ảo của một sắc áo đường xa. Vì mĩ nhân xa hút, hình ảnh thành ảo ảnh. Sắc áo không còn mà chỉ có một ấn tượng ghê gớm : Áo em trắng quá nhìn không ra. ( sắc trắng làm nhòa thi giác ), chỉ còn ấn tượng cảm giác ( trắng quá ). Thị giác bất lực trước sắc trắng không bình thường, trong một cái nhìn không bình thường, tất cả run lên trong một câu thơ quá hồi hộp, quá đam mê, quá ngưỡng vọng cho nên quá xót xa. Một vẻ đẹp quá tầm tay, một khát vọng quằn quại vì bất lực, một niềm yêu và nỗi đau thật riêng Hai câu cuối tư, bức bối. Mang chút Thú ba – Cái ảo của một lời giải thích hoài nghi mà lại Tại sao sắc áo nhìn không ra ? Vì khách quan ( sương chan chứa niềm khói mờ nhân ảnh ) ? hay vì chủ quan ( Ai biết tình ai…) ? thiết tha với Thì ra trái tim mĩ nhân mới chính là thiên đường bí mật nằm cuộc đời. trong tà áo trắng. Đâu phải chuyện không nhìn ra sắc áo mà Bỏ cái thực, là chuyện không nhìn ra sắc lòng. Cái bí mật này mới là cội chạy theo cái nguồn đích thực của bài thơ. Tình thế ở khổ 1 hóa ra là tình đẹp mơ ảo là bi thế giả. Đến câu kết của bài thơ ta mới nhận ra nơi ẩn náu của kịch riêng của tình thế thật của bài thơ : tình thế tương tư. Bảng lảng trong Hàn Mặc Tử và bài thơ là một tà áo kì lạ, như có, như không. Cái đẹp là thế : của các nhà thơ Vừa quyến rũ cao sang để ta đam mê, ngưỡng vọng, vừa quá lãng mạn nói tầm tay, đầy bí ẩn để ta suốt đời theo đuổi rồi hụt hẫng. chung. Hoạt động 3 : III - TỔNG KẾT * HS đọc Ghi nhớ và tóm tắt 1- Nghệ thuật * GV hỏi : Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ? - Trí tuởng tượng phong phú.
- HS trả lời - Nghệ thuật so sánh, nhân * GV giải thích thêm: hóa, thủ pháp lấy động gợi Bài thơ đan cài hư – thực, tỉnh – say… tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ… trong bút pháp lãng mạn giàu màu sắc siêu - Hình ảnh sáng tạo, có sự thực, với nhiều đột biến bất ngờ, rất đặc trưng hòa quyện giữa thực và ảo. cho hồn thơ Hàn Mặc Tử. 2- Ý nghĩa văn bản * GV hỏi HS trung bình : Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ nói lên điều gì ? Bức HS ( 1 - 2 em ) trả lời tranh * GV hỏi HS giỏi : Nêu những cách hiểu khác về ý nghĩa văn phong cảnh bản? Vĩ Dạ và HS trả lời, GV định hướng, cho HS điểm lòng yêu * GV chốt lại : Thiên nhiên trong bài thơ chưa phải là chủ ý chính, đời, ham dường như Hàn Mặc Tử muốn hướng tới một cái Đẹp tổng hợp sống mãnh hơn. Cái Đẹp của tình đời, tình người vừa cao khiết, vừa thánh liệt mà đầy thiện. Nhưng dễ mấy ai trong đời nắm được trong tay một cái Đẹp uẩn khúc như thế. Cái Đẹp là bí ẩn, đó là sức hút vô tận của thơ ca và của của nhà cuộc đời này. thơ. * GV mở dĩa DVD – Hồng Vân ngâm bài Đây thôn Vĩ Dạ Hoạt động 4 : IV - HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1/- Tại lớp * Vì sao nói Hàn Mặc Tử là một hiện tượng lạ trong thi ca Việt Nam hiện đại ? HS trả lời ( Từ 1- 2 HS ) - GV bổ sung và cho HS điểm. - Phân tích cấu tứ độc đáo của bài thơ và mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong Đây thôn Vĩ Dạ HS trả lời * GV gợi dẫn và cho HS điểm 2/- Tại nhà - Học thuộc lòng bài thơ - “Đây thôn Vĩ Dạ” vừa đem đến cho người đọc bức tranh thiên nhiên đặc trưng cho hoa cỏ, núi sông một vùng miền Trung nước Việt, vừa cho người ta thấy được vẻ đẹp lãng mạn của tình yêu thời Thơ mới”. Anh ( chị ) hiểu như thế nào về ý kiến trên. Thiết kế ( Đại cương) Tiết 67 - 68 NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Trích – Nguyễn Thi)
- I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hiểu được nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ . Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức Phẩm chất tốt đẹp của những con người trong gia đình Việt, nhất là Chiến và Việt. ( SGV yêu cầu giúp HS hiểu hiện thực đau thương, đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường, bất khuất của nhân dân miền nam trong những năm chống Mĩ, cứu nước ). Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, nghệ thuật xây dựng tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc Nam Bộ. ( SGV và SHS có nhấn mạnh tư tưởng và phong cách Nguyễn Thi ) 2. Kĩ năng Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ : Biết trân trọng yêu thương và cảm phục những con người bình thường mà giàu lòng trung hậu, vô cùng dũng cảm, đã đem máu xương giữ gìn đất nước. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 3. Dẫn vào bài mới (Giao quyền chủ động cho HS giới thiệu bài mới để tạo tâm thế) GV định hướng : Cái sâu sắc của Nam Cao, cái châm biếm của Nguyễn Công Hoan, cái mới lạ của Trần Đăng, cái tinh tế của Bùi Hiển… ít nhiều đều có dấu ấn trong Nguyễn Thi… Nguyễn Thi cho ta thấy bao nhiêu là tình sâu nghĩa nặng trong một từ gia đình, nó là nỗi niềm sâu thẳm của người chiến sĩ ra trận lần đầu. Chúng ta cùng chia sẻ điều đó với tác giả qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái quát I- TÌM HIỂU KHÁI QUÁT GV cho HS chuẩn bị ở nhà trên cơ sở 1. Tác giả Nguyễn Thi (1928 – 1968) dựa vào tiểu dẫn (nhất là câu văn khái quát – Là một trong những cây bút văn về sự nghiệp văn học của Nguyễn Thi) và xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng các nguồn tài liệu khác. miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. GV gọi 2 HS giới thiệu tác giả, sau đó – Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân GV nhận xét và chốt lại và cho HS gạch Nam Bộ. Nguyễn Thi cũng là cây bút chân 1 số ý quan trọng (Tên tác phẩm; giải có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo. thưởng…). 2. Tác phẩm Những đứa con trong HS : Thực hiện chỉ dẫn gia đình
- là một tác phẩm xuất sắc nhất của Hoạt động 2 : Đọc và kể tóm tắt văn bản Nguyễn Thi được sáng tác trong những GV :Yêu cầu đọc : Giọng hồi ức. ngày chiến đấu ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. GV nêu tiêu đề từng đoạn; HS nêu a) Nhan đề : Vừa có ý nghĩa cụ thể giới hạn đoạn hoặc ngược lại (…); vừa có ý nghĩa khái quát (…). HS làm theo yêu cầu của GV b) Xuất xứ : Là một trong những sáng tác xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được GV : Tác giả chọn cách trần thuật kể viết ngay trong những ngày chiến đấu chuyện nào ? tác dụng của cách không ác lệt, khi nhà văn công tác ở Tạp chí theo sự việc một cách trình tự. Văn nghệ quân đội GV có thể chiếu sơ đồ hóa cốt truyện c) Thể loại : Truyện ngắn để HS theo dõi (…) – Phương thức biểu đạt : Tự sự (Miêu tả + biểu cảm) và trần thuật ( Từ HS suy nghĩ trả lời điểm nhìn của nhân vật Việt – Ngôi thứ => Tác dụng của cách trần thuật : Đồng hiện; Trữ tình; tự nhiên; cốt truyện linh hoạt. d) Tóm tắt cốt truyện e) Bố cục đoạn trích Những hồi ức của Việt khi Việt tỉnh dậy lần thứ tu: 3 đoạn Hoạt động 3 : Đọc – hiểu chi tiết II- ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT GV : Hãy khái quát tính cách và vai 1- Nhân vật Việt trò của nhân vật Việt? - Là một thanh niên mới lớn, rất hồn HS thảo luận và trả lời nhiên (không sợ chết nhưng lại rất sợ ma, hay giành với chị, đi chiến đấu vẫn mang súng cao su trong người,…); - Có một tình yêu thương gia đình sâu GV : Hãy khái quát tính cách và vai đậm, một tính cách anh hùng, tinh thần trò nhân vật Chiến ? chiến đấu gan dạ, kiên cường. - Trong anh có dòng máu của những GV: Đặc điểm chung của hai chị em con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì Chiến, Việt? độc lập, tự do của Tổ quốc (còn nhỏ mà HS trả lời dám tấn công kẻ giết cha, xin đi tòng GV chốt lại: quân và chiến đấu rất dũng cảm,…) GV : Là độc giả, em sẽ ghi những gì 2- Nhân vật Chiến về tình cảm của mình vào phiếu học tập, - Là cô gái mới lớn, tính khí vẫn khi cầm trên tay cuốn sổ gia đình? còn nét trẻ con nhưng cũng là một HS ghi cảm nhận… người chị biết nhường em, biết lo toan, tháo vát; - Vừa có những điểm giống mẹ, vừa có những nét riêng: Chiến căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, lập được nhiều tấn công.
- Đặc điểm chung của hai chị em Chiến, Việt? Chiến và Việt là hai “khúc sông” trong “dòng sông truyền thống” của gia đình. Hai chị em là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mất dấu ấn riêng của thế hệ trẻ miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Hoạt động 4 : III - TỔNG KẾT III - TỔNG KẾT GV : Em hãy khái quát những thành 1- Nghệ thuật công tiêu biểu về mặt nghệ thuật của Tình huống truyện: Việt – một truyện ngắn Những đứa con trong gia chiến sĩ Quân giải phóng – bị thương đình? phải nằm lại chiến trường. HS ( Thảo luận 3 phút. Mỗi tổ một Truyện kể theo dòng nội tâm của nhóm – Sau đó cử đại diện trả lời khái Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián quát.) đoạn (lúc ngất) của “người trong cuộc” làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; GV hỏi (Dành cho HS giỏi) : có thể thay đổi đối tượng, không gian, Qua câu chuyện Những đứa con trong thời gian, đan xen tự sự và trữ tình. gia đình, em lí giải như thế nào về sức Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể mạnh kì diệu của dân tộc ta thời cả nước vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. đánh Mĩ? Ngôn ngữ bình dị, phong phú, HS trả lời giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái GV định hướng (…) Nam Bộ. GV : Em hãy đọc kĩ Ghi nhớ 2- Ý nghĩa văn bản HS đọc và nhập tâm. Sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền GV : Qua câu chuyện về những con thống gia đình và truyền thống dân tộc người trong một gia đình nông dân Nam đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù của con người Việt Nam, dân tộc Việt giặc, thủy chung với quê hương, với cách Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mạng, nhà văn khẳng định điều gì ? cứu nước. HS : 1 em trả lời, 1 em nhận xét GV định hướng Hoạt động 5 : Hướng dẫn tự học 1/- Cảm nhận của em về nhân vật chú Năm (chú ý câu nói, điêu hò và lời bình điệu hò…). Có thể so sánh với nhân vật cụ Mết trong Rừng xà nu. 2/- Khái quát về tính cách và vai trò của má Việt trong truyện? 3/- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Những đứa con trong gia đình. 4/- So sánh kĩ hai nhân vật Chiến và Việt 5/- Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa 6/- GV hỏi ( Dành cho HS giỏi ) : Đọc và trình bày cảm nhận của em về một đoạn văn mà em thấy xúc động
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tài liệu, tổ chức ôn tập môn Sinh học, học kì I, cho học sinh lớp 12 - Ban KHTN ở trường THPT Sông Ray
7 p | 220 | 48
-
SKKN: Phần mềm hỗ trợ dạy - học Ngữ Văn 12 (học kỳ II)
32 p | 179 | 23
-
SKKN: Sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn)
23 p | 51 | 3
-
SKKN: Một số kinh nghiệm vận dụng máy tính cầm tay để giải một lớp các phương trình vô tỷ
25 p | 29 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn