MỤC LỤC<br />
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT <br />
......................................................2<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU <br />
.......................................................................................3<br />
<br />
I. Đặt vấn đề <br />
.........................................................................................................3<br />
<br />
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu <br />
........................................................................4<br />
<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ <br />
....................................................................4<br />
<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề <br />
....................................................................................4<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề <br />
............................................................................................5<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề <br />
..............................................7<br />
<br />
1. Giải pháp 1: Tạo hứng thú cho học sinh ngay từ đầu tiết học <br />
.............................7<br />
<br />
2. Giải pháp 2: Phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh qua việc thay <br />
đổi trình tự phân tích kĩ thuật <br />
.................................................................................8<br />
<br />
3. Giải pháp 3: Phân tích kĩ thuật một cách ngắn gọn, xúc tích thông qua hệ thống <br />
các câu hỏi và tranh ảnh <br />
..........................................................................................8<br />
<br />
4. Giải pháp 4: Sử dụng hệ thống bài tập phù hợp <br />
.............................................11<br />
<br />
IV. Tính mới của giải pháp <br />
..................................................................................14<br />
<br />
V. Phạm vi áp dụng <br />
.............................................................................................14<br />
<br />
VI. Phạm vi ảnh hưởng <br />
.......................................................................................14<br />
<br />
I. Kết luận <br />
...........................................................................................................16<br />
<br />
II. Kiến nghị <br />
........................................................................................................17<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
.....................................................................................18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
STT Kí hiệu, chữ viết Nội dung<br />
tắt<br />
<br />
1 THCS Trung học sơ sở<br />
2 TW Trung ương<br />
3 GDĐT Giáo dục đào tạo<br />
4 SL Số lượng<br />
5 TL Tỉ lệ<br />
6 TB Trung bình<br />
7 VĐV Vận động viên<br />
8 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa con người là mục tiêu, là động <br />
lực của sự phát triển. Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi thì <br />
yếu tố con người là yếu tố cơ bản, quyết định. Khi xã hội ngày càng phát triển, để <br />
đạt hiệu quả cao trong công việc bắt buộc chúng ta phải nắm vững kiến thức để <br />
vận dụng linh hoạt vào thực tế. Mục tiêu của nền giáo dục hiện đại là đào tạo ra <br />
những chủ thể phát triển toàn diện, chủ động, tích cực lĩnh hội những kiến thức và <br />
vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong cuộc sống nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển <br />
không ngừng của xã hội. Đó cũng chính là những cơ hội, những thách thức mới đòi <br />
hỏi nền giáo dục nước ta phải có sự đổi mới không ngừng về chương trình tổng <br />
thể, sách giáo khoa và đặc biệt là đổi mới về phương pháp dạy học. Vậy để đạt <br />
được mục tiêu đó thì mỗi giáo viên phải tự xây dựng cho mình những phương pháp <br />
dạy học phù hợp với học sinh và đặc thù bộ môn. <br />
Giáo dục thể chất nói chung và Thể dục nói riêng là một môn học trong <br />
chương trình giáo dục tổng thể và có vai trò hết sức quan trọng, giúp cho học sinh <br />
phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Nó được coi là một bộ môn đặc <br />
thù: Việc dạy học diễn ra ở ngoài sân là chủ yếu; Hình thức tổ chức và phương <br />
pháp dạy học chủ yếu là tổ chức các hoạt động vận động, tập luyện và thi đấu; Có <br />
sự gắn kết giữa lí thuyết và thực hành nhưng chung qui lại vẫn nhằm rèn luyện kĩ <br />
năng là chủ yếu. Nhưng chính những nét riêng của bộ môn này vô tình tạo ra một <br />
số quan điểm sai lầm trong dạy và học của một bộ phận không nhỏ giáo viên và <br />
học sinh, họ chỉ chú trọng vào việc rèn kĩ thuật động tác quên mất rằng việc giúp <br />
học sinh nắm bắt kiến thức về kĩ thuật chính là tiền đề để hình thành kĩ thuật đó. <br />
Khi nắm vững được cách thực hiện động tác mới hạn chế được những sai lầm <br />
trong khi tập luyện kĩ thuật. Một khi kĩ thuật đã hình thành sai thì việc sửa kĩ thuật <br />
đó cho người học là vô cùng khó khăn vì vậy việc giúp học sinh nắm vững kĩ thuât <br />
để có thể thực hiện đúng kĩ thuật ngay từ lúc bắt đầu học kĩ thuật mới là rất quan <br />
trọng. <br />
Bộ môn Thể dục trong trường học bao gồm nhiều nội dung như nhảy cao, <br />
nhảy xa, đá cầu, chạy bền,... Trước đây, đá cầu là nội dung nằm trong phần tự <br />
3<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
chọn của bộ môn thể dục, nhưng trong những năm gần đây nó được đưa vào làm <br />
nội dung học chính, trở thành môn thi đấu chính thức trong hội thi học sinh giỏi <br />
TDTT, hội khỏe phù đổng các cấp,..nên nội dung này được hầu hết các trường, <br />
học sinh quan tâm, tập luyện. Mặc dù vậy, chất lượng nội dung đá cầu vẫn chưa <br />
cao thể hiện ở việc thực hiện kĩ thuật của học sinh, chất lượng bộ môn và thành <br />
tích tại các cuộc thi. Nguyên nhân của tình trạng này là do học sinh chưa thấy được <br />
tầm quan trọng của môn đá cầu; học sinh không nắm được các kĩ thuật căn bản; <br />
các kĩ thuật của môn đá cầu tương đối khó; phương pháp giảng dạy của giáo viên <br />
chưa hiệu quả, chưa hấp dẫn được người tập,... Vì thế rất cần phải có những <br />
phương pháp cụ thể đề ra để khắc phục những khó khăn trên nhằm giúp học sinh <br />
nắm vững kiến thức, phát huy tính tích cực của học sinh, thực hiện tốt các kĩ thuật, <br />
đáp ứng việc nâng cao chất lượng bộ môn, bồi dưỡng học sinh giỏi. Xuất phát từ <br />
những yêu cầu đó tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi và mạnh dạn đưa ra sáng <br />
kiến kinh nghiệm với đề tài "Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến <br />
thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong môn Thể dục 8". <br />
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu<br />
Tìm ra được các giải pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ <br />
cầu bằng ngực một cách hiệu quả, tích cực, chủ động nhằm thực hiện tốt kĩ thuật <br />
đỡ cầu bằng ngực, tiến tới học tốt nội dung đá cầu, góp phần nâng cao chất lượng <br />
bộ môn và đạt kết quả cao trong các kì thi; Giúp giáo viên phân tích kĩ thuật mới <br />
một cách ngắn gọn, hiệu quả cao. <br />
Tôi hy vọng đề tài này có thể giúp tôi giảng dạy tốt hơn. <br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
Kiến thức là các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lí luận, các kĩ năng khác <br />
nhau đạt được bởi một con người thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua <br />
sự giáo dục đào tạo, là các hiểu biết về lí thuyết hay thực tế về một đối tượng, <br />
một vấn đề, có thể lí giải được về nó.<br />
Trong bộ môn thể dục ta có thể hiểu rằng kiến thức của một kĩ thuật nào đó <br />
bao gồm những hiểu biết về kĩ thuật và cách thực hiện kĩ thuật đó. Do đó, nắm <br />
vững kiến thức về kĩ thuật động tác giúp chúng ta có thể thực hiện đúng kĩ thuật, <br />
hạn chế những sai lầm có thể mắc phải.<br />
<br />
<br />
4<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
Đá cầu là môn thể thao thường được chơi nhiều ở Châu á, trong đó người <br />
chơi tìm cách điều khiển một quả cầu ở trên không sao cho không bị rơi xuống đất <br />
bằng các bộ phận của cơ thể trừ tay.<br />
Kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực là một trong các kĩ thuật cơ bản của đá cầu, nó <br />
sử dụng phần diện tích trước ngực để khống chế những đường cầu của đối <br />
phương đá sang ở tầm trên hông và dưới cầu, hoặc để chắn cầu sát trên lưới. <br />
Một phương pháp dạy học tốt là phương pháp phát huy được tính tích cực, <br />
chủ động của người học, giúp người học chủ động tìm hiểu nội dung kiến thức <br />
mới, từ đó vận dụng những nội dung kiến thức mới vào giải quyết vấn đề.<br />
Dựa vào mục tiêu giáo dục quy định trong chương trình góp phần nâng cao <br />
chất lượng giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường theo tinh thần <br />
của các nghị quyết trung ương, các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT: Công văn số <br />
5555/BGDDTGDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt <br />
chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; Nghị quyết <br />
TW 2 khóa VIII khẳng định: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, <br />
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. <br />
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, đảm bảo điều kiện và thời gian tự <br />
học, tự nghiên cứu cho học sinh..."; Trong điều 24, mục 2 Luật giáo dục đã chỉ rõ: <br />
"Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo <br />
của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học". Đây là định <br />
hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên và cũng là yếu tố quyết định tới <br />
hiệu quả giờ dạy. Phương pháp giáo dục phù hợp tạo điều kiện, tâm lí tốt trong <br />
giảng dạy và nắm bắt kiến thức của học sinh. <br />
Qua tham khảo, tôi nhận thấy nhiều đồng nghiệp ở nhiều địa phương đã <br />
nghiên cứu về kĩ thuật đá cầu. Tuy nhiên, họ chỉ mới tập trung nghiên cứu về các <br />
bài tập nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và thành tích trong các hội thi. Theo tôi, <br />
bên cạnh việc tìm ra các bài tập phù hợp thì việc nắm vững kiến thức là tiền đề để <br />
thực hiện tốt kĩ thuật nhằm nâng cao thành tích bộ môn. Vậy nên tôi đã mạnh dạn <br />
nghiên cứu về vấn đề này từ năm 2016 – 2017, 2017 – 2018, 2018 – 2019 cho học <br />
sinh khối 8 trường THCS Dur Kmăn và đạt được một số kết quả khả quan.<br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
Hiện nay, đa số học sinh và phụ huynh vẫn chưa hiểu hết được tầm quan <br />
trọng của bộ môn thể dục trong hệ thống giáo dục cũng như sức ảnh hưởng của <br />
bộ môn trong đời sống con người. Trong quá trình học việc nắm bắt kiến thức của <br />
5<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
học sinh chưa thực sự được chú trọng, các em nghĩ rằng các kĩ thuật động tác trong <br />
môn thể dục chỉ cần nhìn và bắt chước là có thể thực hiện được. Nhưng thực tế <br />
thì không phải vậy, khi nắm vững kiến thức về kĩ thuật sẽ giúp ta tập luyện kĩ <br />
thuật một cách nhanh hơn, chính xác hơn; hạn chế được những sai xót ngay từ khi <br />
kĩ thuật mới được hình thành; nắm được những điểm mấu chốt của kĩ thuật cũng <br />
sẽ giúp chúng ta tránh được những chấn thương, những rủi ro không đáng có trong <br />
quá trình tập luyện; mặt khác nó còn giúp chúng ta có thể nâng cao thành tích của kĩ <br />
thuật đó.<br />
Đá cầu là nội dung được khá nhiều học sinh yêu thích vì điều kiện, yêu cầu <br />
phục vụ cho tập luyện không phức tạp và khi thực hiện được các kĩ thuật thì học <br />
sinh có thể chơi ở bất cứ đâu, kể cả những nơi có không gian hẹp. Do là môn học <br />
đặc thù nhằm rèn luyện kĩ năng nên nội dung của mỗi tiết học thường được lặp đi <br />
lặp lại, điều đó dẽ gây ra sự nhàm chán cho học sinh. Điều đó luôn thôi thúc tôi <br />
phải tìm ra những biện pháp để học sinh có thể chủ động lĩnh hội kiến thức, kĩ <br />
thuật một cách tích cực mà không gây nhàm chán cho học sinh. Trong quá trình <br />
giảng dạy tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm phục vụ cho công tác giảng dạy <br />
của mình và đã mạnh dạn áp dụng trong giảng dạy bộ môn và đã nhận được một <br />
số phản hồi tích cực từ đồng nghiệp, và hiệu quả học tập của học sinh cũng được <br />
cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, không có biện pháp dạy học nào là tối ưu nên trong <br />
quá trình giảng dạy tôi vẫn không ngừng học hỏi, chỉnh sửa, hoàn thiện các biện <br />
pháp mà bản thân tôi xây dựng.<br />
Để thực hiện đề tài này tôi đã nghiên cứu về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực qua <br />
các tài liệu, sách báo, giáo trình, video của các vận động viên; Nghiên cứu về các <br />
phương pháp giảng dạy,... Trong quá trình giảng dạy, khi quan sát học sinh thực <br />
hiện kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực tôi nhận thấy đa số học sinh không thực hiện được <br />
động tác ưỡn ngực để đỡ cầu. Trong số đó có một số ít là học sinh nam, còn đa <br />
phần là học sinh nữ. Nguyên nhân của tình trạng này là do các em chưa biết được <br />
tầm quan trọng của động tác ưỡn ngực trong kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực; chưa nắm <br />
được cách thực hện kĩ thuật này; học sinh nữ ở giai đoạn này đang phát triển về <br />
tâm sinh lí đặc biệt là sự phát triển về hình thể nên các em ngại ngùng, không chịu <br />
thực hiện động tác này; hoặc do phương pháp dạy học của giáo viên chưa phù hợp. <br />
Trong đề tài này tôi trình bày các giải pháp chính như sau: Tạo hứng thú cho <br />
học sinh ngay từ đầu tiết học; Phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh <br />
qua việc thay đổi trình tự phân tích kĩ thuật; Phân tích kĩ thuật một cách ngắn gọn, <br />
xúc tích thông qua hệ thống các câu hỏi và tranh ảnh; Sử dụng hệ thống bài tập phù <br />
<br />
6<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
hợp nhằm giúp học sinh nắm vững được kiến thức để có thể thực hiện tốt kĩ thuật <br />
động tác.<br />
Trước khi thực hiện các giải pháp này thì kết quả đỡ cầu của học sinh khối <br />
8 trường THCS Dur Kmăn chưa cao, thể hiện ở kết quả đỡ cầu của học sinh khối <br />
8 năm 2015 – 2016 như sau:<br />
Bảng 1: Kết quả nội dung đỡ cầu của học sinh khối 8<br />
<br />
Lớ Đạt (Giỏi) Đạt (Khá) Đạt (TB) Chưa đạt<br />
Năm học SL<br />
p SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)<br />
<br />
2015 2016 8 87 18 20,7% 37 42,5% 26 29,9% 6 6,9%<br />
<br />
Trong đó: <br />
Đạt (Giỏi): Thực hiện kĩ thuật động tác ở mức đúng và đạt thành tích qui <br />
định.<br />
Đạt (Khá): Thực hiện kĩ thuật động tác ở mức tương đối đúng và đạt thành <br />
tích qui định.<br />
Đạt (TB): Thực hiện kĩ thuật động tác ở mức cơ bản đúng. <br />
Chưa đạt: Thực hiện sai kĩ thuật động tác.<br />
Vì kết quả trên chưa đạt được theo mong muốn của bản thân nên tôi đã áp <br />
dụng các giải pháp này từ năm 2016 – 2017.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
1. Giải pháp 1: Tạo hứng thú cho học sinh ngay từ đầu tiết học<br />
Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung <br />
hoạt động nào đó. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt <br />
động nào đó, làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động <br />
nhận thức, tăng sức làm việc. Một ai đó đã nói "Dù có dắt ngựa đến bờ sông cũng <br />
không thể bắt nó uống nước được". Vấn đề học tập của học sinh cũng vậy, nếu <br />
bắt chúng ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu chúng không hứng thú, không phối <br />
hợp thì chúng cũng không nắm bắt được kiến thức cần học. Có rất nhiều nguyên <br />
nhân dẫn đến việc học sinh không hứng thú với việc tiết học như: học sinh không <br />
nắm được tầm quan trọng của kĩ thuật cần học, nội dung bài học quá đơn điệu, <br />
phương pháp giảng dạy nhàm chán, lặp đi lặp lại một mô tuýp cũ,... Vì vậy, việc <br />
7<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
tạo hứng thú trong quá trình học để học sinh có thể nắm bắt được kiến thức là vô <br />
cùng quan trọng. <br />
Để tạo hứng thú cho học sinh tôi có thể sử dụng một số biện pháp sau để <br />
dẫn dắt học sinh vào bài mới :<br />
Chọn một vài học sinh có năng khiếu biểu diễn để tạo tình huống có vấn <br />
đề.<br />
Sử dụng một số tranh ảnh sinh động trong quá trình giảng dạy kích thích sự <br />
tò mò, ham muốn tìm tòi của học sinh.<br />
Cho học sinh xem các trận đấu, đoạn video về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực.<br />
2. Giải pháp 2: Phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh qua <br />
việc thay đổi trình tự phân tích kĩ thuật<br />
Việc học sinh lĩnh hội kiến thức như thế nào, chủ động hay thụ động phụ <br />
thuộc rất nhiều phương pháp cũng như trình tự các bước giảng dạy của giáo viên. <br />
Để tránh việc học sinh tiếp nhận kiến thức và kĩ thuật một cách thụ động như <br />
trước đây(Giáo viên làm mẫu Phân tích kĩ thuật Học sinh làm mẫu) tôi đã tiến <br />
hành thực hiện giảng dạy kĩ thuật mới theo trình tự như sau: <br />
<br />
+ Cho học sinh quan sát tranh đỡ <br />
cầu bằng ngực trong 1 phút. <br />
<br />
+ Sau đó yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện động tác theo tranh 3 4 lần <br />
theo cách hiểu và nhìn nhận của mình về bức tranh .<br />
+ Mời 2 – 3 học sinh lên thực hiện động tác vừa quan sát.<br />
+ Giáo viên phân tích kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực thông qua hệ thống các câu <br />
hỏi và tranh ảnh.<br />
+ Giáo viên làm mẫu để chốt kĩ thuật chính xác nhất cho học sinh.<br />
3. Giải pháp 3: Phân tích kĩ thuật một cách ngắn gọn, xúc tích thông <br />
qua hệ thống các câu hỏi và tranh ảnh<br />
Để thực hiện giải pháp này tôi phải thực hiện các biện pháp sau: <br />
3.1: Xây dựng hệ thống câu hỏi dựa trên tranh ảnh liên quan đến kĩ thuật <br />
cần giảng dạy:<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
Trong sách giáo viên Thể dục 8 có phần câu hỏi rất hữu ích mà người viết <br />
sách đưa ra với dụng ý tạo ra các tình huống mà với các kiến thức đã biết trước đó <br />
của học sinh không thể giải thích được hoặc chỉ trả lời được một phần. Đó là một <br />
gợi ý rất hay nhưng không phải giáo viên nào cũng tận dụng tốt được điều này.<br />
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nếu xây dựng được hệ thống câu <br />
hỏi phù hợp với từng giai đoạn kĩ thuật sẽ giúp cho việc phân tích kĩ thuật được <br />
ngắn gọn, bật lên được những điểm mấu chốt mà học sinh cần nắm, giúp học sinh <br />
nắm được cách thực hiện kĩ thuật một cách chủ động hơn. Sau đây tôi xin đưa ra <br />
hệ thống một số câu hỏi dẫn dắt học sinh trong quá trình phân tích kĩ thuật mà tôi <br />
đã sử dụng trong tiết dạy bài mới Đỡ cầu bằng ngực và tạo được hiệu quả cao: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1 Hình 2<br />
<br />
Câu 1: Quan sát tư thế 1 (Hình 1) và cho biết VĐV đang làm gì?<br />
Câu 2: Ở tư thế 2 (Hình 1) chân sau và thân trên của vận động viên như thế nào?<br />
Câu 3: Quan sát tư thế 3 (Hình 1) và cho biết cầu tiếp xúc vào vị trí nào của cơ thể?<br />
Câu 4: Để đỡ được cầu , theo em nên ưỡn ngực hay hóp ngực?<br />
Câu 5: Khi cầu bay đến nhưng cách xa người ta phải làm gì?<br />
Câu 6: Em hãy nêu thao tác chính khi thực hiện động tác đỡ cầu bằng ngực?<br />
Câu 7: Em hãy quan sát hình 2 và cho biết VĐV đã sử dụng kĩ thuật đỡ cầu bằng <br />
ngực để làm gì?<br />
3.2: Tiến hành phân tích kĩ thuật bằng nhiều hình thức khác nhau:<br />
Tùy thuộc vào đối tượng học sinh và mục đích của người dạy để sử dụng <br />
hình thức giảng dạy phù hợp.<br />
<br />
<br />
9<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
Sử dụng phương pháp trò chơi: Tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh <br />
tiếp thu bài một cách chủ động, sáng tạo.<br />
Cách chơi: Quan sát hình và trả lời câu hỏi. Chia lớp thành 2 nhóm, bốc thăm <br />
và trả lời câu hỏi. Mỗi đội bốc thăm 3 lần. Nếu trả lời đúng thì sẽ đáp án sẽ được <br />
lật ra. <br />
Luật chơi: câu trả lời đúng được cộng 10 điểm, trả lời sai trừ 5 điểm, trả lời <br />
đúng câu chốt kiến thức được 20 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.<br />
Câu 1: Quan sát tư thế 1 (Hình 1) và cho biết VĐV đang làm gì?<br />
Câu 2: Ở tư thế 2 (Hình 1) chân sau và thân trên của vận động viên như thế nào?<br />
Câu 3: Quan sát tư thế 3 (Hình 1) và cho biết cầu tiếp xúc vào vị trí nào của cơ thể?<br />
Câu 4: Để đỡ được cầu , theo em nên ưỡn ngực hay hóp ngực?<br />
Câu 5: Khi cầu bay đến nhưng cách xa người ta phải làm gì?<br />
Câu 6: Em hãy quan sát hình 2 và cho biết VĐV đã sử dụng kĩ thuật đỡ cầu bằng <br />
ngực để làm gì?<br />
Câu chốt kiến thức: Em hãy nêu thao tác chính khi thực hiện động tác đỡ cầu bằng <br />
ngực?<br />
Cuối cùng giáo viên chốt lại kiến thức cho học sinh.<br />
Sử dụng phương pháp hỏi đáp: giúp học sinh nắm được bài một cách có <br />
hệ thống<br />
<br />
GV: Quan sát tư thế 1 và cho biết VĐV <br />
đang làm gì?<br />
HS: Chuẩn bị đỡ cầu<br />
GV gỡ miếng dán ở dưới bức tranh để đối TTCB<br />
chiếu câu trả lời của học sinh<br />
<br />
GV: Ở tư thế 2 chân sau và thân trên của <br />
vận động viên như thế nào?<br />
HS: Trùng gối chân sau Ngả thân trên <br />
GV gỡ miếng dán ở dưới bức tranh để đối <br />
chiếu câu trả lời của học sinh TTCB Trùng gối chân sau<br />
<br />
<br />
10<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
ngả thân trên <br />
<br />
GV: Quan sát tư thế 3 và cho biết cầu tiếp <br />
xúc vào vị trí nào của cơ thể?<br />
HS: Ngực<br />
GV: Để đỡ được cầu, theo em nên ưỡn <br />
ngực hay hóp ngực? TTCB Trùng gối chân sau Ưỡn ngực <br />
HS: Ưỡn ngực ngả thân trên đỡ cầu<br />
<br />
GV gỡ miếng dán ở dưới bức tranh để đối <br />
chiếu câu trả lời của học sinh<br />
<br />
GV: Đỡ cầu bằng ngực được sử dụng <br />
nhiều trong trường hợp nào?<br />
HS: Đỡ phát cầu, chắn cầu<br />
GV gỡ miếng dán ở dưới bức tranh để đối <br />
chiếu câu trả lời của học sinh<br />
<br />
Chắn cầu<br />
<br />
GV: Khi cầu bay đến nhưng cách xa người ta phải làm gì?<br />
HS: Di chuyển đến vị trí cầu rơi<br />
Khi các miếng dán được gỡ ra thì đó cũng chính là phần kiến thức cô đọng học <br />
sinh cần nắm.<br />
GV: Em hãy nêu thao tác chính khi thực hiện động tác đỡ cầu bằng ngực?<br />
HS: Chuẩn bị Ngả thân trên – nhún chân – Ưỡn ngực đỡ cầu<br />
GV chốt kiến thức bằng các khâu quyết định của kĩ thuật: Đón điểm rơi Ngả <br />
thân trên – nhún chân – Ưỡn ngực đỡ cầu .<br />
<br />
4. Giải pháp 4: Sử dụng hệ thống bài tập phù hợp <br />
Lí thuyết phải đi đôi với thực hành. Muốn "hành" tốt thì phải "học" tốt và <br />
ngược lại, muốn học tốt, nhớ lâu, nắm vững thì buộc người học phải áp dụng <br />
những lí thuyết đã học vào thực tế, vào quá trình tập luyện kĩ thuật. Vì vậy, việc <br />
xây dựng hệ thống bài tập phù hợp là từng bước đưa lí thuyết vào thực tế và <br />
<br />
11<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
ngược lại khi kĩ thuật đã hình thành sẽ giúp kiến thức được khắc sâu hơn. Để thực <br />
hiện giải pháp này tôi thực hiện các biện pháp sau:<br />
4.1: Xây dựng hệ thống bài tập cho tiết học kĩ thuật mới:<br />
+ Mô phỏng kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực.<br />
+ Tự tung cầu và thực hiện động tác đỡ cầu bằng ngực.<br />
+ Một người tung cầu đến, người kia hất ngực đỡ cầu.<br />
+ Tập đỡ cầu bằng ngực sau đó chuyền cầu<br />
Nếu trong quá trình tập luyện học sinh còn mắc một số sai lầm thì ta có thể <br />
sử dụng 1 số bài tập phù hợp với mức độ sai để sửa: <br />
+ Đánh ngực ít, chạm cầu yếu do thân trên ngả ra sau không hợp lí; Không <br />
chạm được cầu, hoặc chạm không chính xác, giáo viên có thể áp dụng các bài tập:<br />
+ Mô phỏng động tác hất ngực<br />
+ Treo quả cầu lên cao ngang tầm ngực tự tập động tác hất ngực chạm cầu.<br />
4.2: Đưa vào tập luyện trong tiết học đầu tiên của nội dung đỡ cầu bằng <br />
ngực:<br />
+ Mô phỏng kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực: 4 lần/ hs<br />
+ Tự tung cầu và thực hiện động tác đỡ cầu bằng ngực (Hình 3): 3 lần/ hs<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3<br />
+ Một người tung cầu đến, người kia hất ngực đỡ cầu (Hình 4): 5 lần/ hs<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4<br />
<br />
13<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
+ Tập đỡ cầu bằng ngực sau đó chuyền cầu: 5 lần/ hs<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Đã có những cuốn sách, những sáng kiến kinh nghiệm viết về kĩ thuật đỡ <br />
cầu bằng ngực song những tài liệu này chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu các bài <br />
tập để nâng cao thành tích bộ môn. Còn những giải pháp để nắm vững kiến thức <br />
về kĩ thuật thì rất ít được đề cập.<br />
Một số giải pháp được đề xuất trong đề tài này không hẳn là những giải <br />
pháp mới, nhưng nó là những kinh nghiệm được đúc rút trong những đợt học tập, <br />
bồi dưỡng chuyên môn và được vận dụng một cách khoa học vào quá trình giảng <br />
dạy và công tác chuyên môn. Các biện pháp này đã được bổ sung, sáng tạo thêm <br />
một số điểm mới phù hợp với bộ môn, điều kiện cơ sở vật chất, đối tượng học <br />
sinh trường THCS Dur Kmăn. Cụ thể: <br />
Trình tự các bước giảng dạy kĩ thuật mới được sắp xếp lại nhằm giúp học <br />
sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, phát huy tính tích cực của học sinh. <br />
Điểm mới này được phân tích rõ trong giải pháp thứ 2 của đề tài.<br />
Phân tích kĩ thuật mới thông qua hệ thống câu hỏi do tôi tự biên soạn phù <br />
hợp với từng nội dung kĩ thuật giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách ngắn gon, <br />
xúc tích. Những kĩ thuật động tác thể dục với độ khó khác nhau, nếu đơn thuần chỉ <br />
dựa vào sách, vào những động tác, những bài tập, câu hỏi mà chương trình gợi ý thì <br />
chưa thể nắm vững kiến thức, chưa thể thực hiện tốt kĩ thuật động tác. Đa số giáo <br />
viên vẫn áp dụng một cách máy móc cách phân tích kĩ thuật theo gợi ý của chương <br />
trình, thường dài dòng, chưa thật sự cô đọng. Mặt khác đối tượng học sinh rất đa <br />
dạng nên sự nhận thức của học sinh cũng khác nhau, đặc biệt là đối tượng học sinh <br />
người dân tộc thiểu số tại trường THCS Dur Kmăn. Nên tôi đã mạnh dạn xây dựng <br />
hệ thống câu hỏi và kết hợp phân tích kĩ thuật dựa trên những câu hỏi đó dưới <br />
nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hỏi – đáp,... Giải pháp này sẽ giúp học sinh <br />
tự lĩnh hội kiến thức của bản thân. <br />
V. Phạm vi áp dụng<br />
Áp dụng dạy học môn Thể dục đối với học sinh khối 8 trường THCS Dur <br />
Kmăn năm học 2016 – 2017; 2017 – 2018; 2018 – 2019.<br />
VI. Phạm vi ảnh hưởng<br />
Qua quá trình áp dụng các giải pháp của đề tài vào tiết giảng dạy kĩ thuật <br />
mới, tôi nhận thấy đã có những thay đổi đáng kể từ phía học sinh, các em học tập <br />
14<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
một cách vui vẻ, phấn khởi, tích cực phát biểu xây dựng bài, kiến thức được các <br />
em lĩnh hội một cách chủ động, ngắn gọn hơn . <br />
Qua các tiết tôi thực hiện chuyên đề, thao giảng, hay trong các tiết giảng dạy <br />
bình thường...tôi đã nhận được sự đồng tình, những phản hồi tích cực từ phía đồng <br />
nghiệp, giáo viên cùng chuyên môn trong nhà trường cũng như giáo viên bộ môn <br />
thể dục trong cụm chuyên môn. <br />
Những giải pháp này có thể áp dụng trong các tiết giảng dạy kĩ thuật mới <br />
của bộ môn Thể dục ở các trường THCS, áp dụng trong việc huấn luyện học sinh <br />
giỏi TDTT.<br />
VII. Hiệu quả SKKN <br />
Tôi đã áp dụng sáng kiến này trong quá trình giảng dạy kĩ thuật đỡ cầu bằng <br />
ngực cho học sinh khối 8 tại trường THCS Dur Kmăn. Qua thời gian áp dụng <br />
những giải pháp trên đối với học sinh khối 8 tôi nhận thấy :<br />
Học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức.<br />
Khả năng ghi nhớ kiến thức lâu hơn, cô đọng hơn.<br />
Học sinh thực hiện kĩ thuật với thành tích tốt hơn.<br />
Giáo viên phân tích kĩ thuật một cách sinh động, ngắn gọn, hiệu quả hơn.<br />
Kết quả này đã góp phần nâng cao chất lượng bộ môn thể dục trong nhà trường. <br />
Tôi đã tiến hành kiểm tra kết quả phần nội dung đỡ cầu sau khi áp dụng các <br />
giải pháp của đề tài trong năm học 2016 – 2017, 2017 – 2018 và thu được kết quả <br />
cụ thể như sau:<br />
Bảng 2: Kết quả nội dung đỡ cầu của học sinh khối 8<br />
<br />
Năm học Lớ SL Đạt (Giỏi) Đạt (Khá) Đạt (TB) Chưa đạt<br />
p HS<br />
SL TL % SL TL% SL TL% SL TL%<br />
<br />
2015 2016 8 87 18 20,7% 37 42,5% 26 29,9% 6 6,9%<br />
<br />
2016 2017 8 113 30 26,5% 58 51,3% 23 20,4% 2 1,8%<br />
<br />
2017 2018 8 88 28 31,8% 50 56,8% 10 11,4% 0 0%<br />
<br />
Trong đó: <br />
<br />
15<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
Đạt (Giỏi): Thực hiện kĩ thuật động tác ở mức đúng và đạt thành tích qui <br />
định.<br />
Đạt (Khá): Thực hiện kĩ thuật động tác ở mức tương đối đúng và đạt thành <br />
tích qui định.<br />
Đạt (TB): Thực hiện kĩ thuật động tác ở mức cơ bản đúng. <br />
Chưa đạt: Thực hiện sai kĩ thuật động tác.<br />
Kết quả năm 2015 – 2016 là kết quả khi chưa áp dụng giải pháp<br />
Tôi vẫn đang tiếp tục tiến hành áp dụng đề tài trong năm học 2018 – 2019.<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận<br />
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này giúp tôi nâng cao được chất <br />
lượng giảng dạy, chất lượng bộ môn, chất lượng mũi nhọn; rút ra được nhiều bài <br />
học kinh nghiệm cho bản thân trong công tác giảng dạy; Khi tìm tòi tài liệu để <br />
nghiên cứu đề tài tôi trau dồi thêm được nhiều kiến thức chuyên môn không chỉ về <br />
nội dung nghiên cứu mà còn về nhiều nội dung khác; Lựa chọn được những <br />
phương pháp phù hợp với nội dung bài dạy, đối tượng học sinh, điều kiện nhà <br />
trường,...; Nắm bắt được xu thế phát triển chung của thời đại để kịp thời thay đổi <br />
phương pháp phù hợp với xu thế, tránh tụt hậu; Giúp tôi trao đổi, học hỏi kinh <br />
nghiệm với đồng nghiệp;.... <br />
Đề tài "Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ <br />
thuật đỡ cầu bằng ngực trong môn Thể dục 8" đã đề ra một số giải pháp giúp <br />
học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong tiết giảng dạy kĩ <br />
thuật mới như: Tạo hứng thú cho học sinh ngay từ đầu tiết học; Phát huy tính tích <br />
cực, tự giác, sáng tạo của học sinh qua việc thay đổi trình tự phân tích kĩ thuật; <br />
Phân tích kĩ thuật một cách ngắn gọn, xúc tích thông qua hệ thống các câu hỏi và <br />
tranh ảnh; Sử dụng hệ thống bài tập phù hợp nhằm giúp học sinh nắm vững được <br />
kiến thức để có thể thực hiện tốt kĩ thuật động tác và trong mỗi giải pháp có đề <br />
xuất một số biện pháp mà bản thân tôi đã sử dụng trong các tiết dạy trên lớp. Các <br />
giải pháp được đưa ra trong đề tài đã được thực nghiệm qua thực tế và đạt được <br />
một số hiệu quả nhất định. Theo tôi, đề tài này có thể được áp dụng đối với học <br />
sinh khối 8 của tất cả các trường THCS trên địa bàn toàn huyện. <br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
Qua quá trình áp dụng các giải pháp này, bản thân tôi rút ra được những kinh <br />
nghiệm như sau:<br />
Khi giảng dạy kĩ thuật mới, hệ thống câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ <br />
hiểu.<br />
Lựa chọn phương pháp giảng dạy có hiệu quả, phát huy tính tích cực, chủ <br />
động, sáng tạo của học sinh.<br />
Giáo viên phải có vốn hiểu biết về chuyên môn và xã hội<br />
Giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh phát huy được năng lực của bản <br />
thân<br />
Để làm được điều đó, bản thân tôi phải luôn học hỏi, tìm tòi, trau dồi kiến <br />
thức. <br />
<br />
II. Kiến nghị<br />
<br />
Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn thể dục, từ thực tế giảng dạy tôi mạnh <br />
dạn đề xuất một số ý kiến như sau:<br />
Đối với giáo viên:<br />
Không ngừng tự học, trau dồi kiến thức chuyên môn, tìm hiểu và nghiên cứu <br />
các phương pháp giảng dạy phù hợp với bộ môn.<br />
Đối với lãnh đạo các trường: <br />
Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia dự giờ, thăm lớp, học hỏi kinh nghiệm <br />
của giáo viên trường bạn.<br />
Nhà trường cần trang bị đầy đủ dụng cụ tập luyện, đảm bảo về sân bãi cho <br />
học sinh. Trang bị thêm sách tham khảo về bộ môn đá cầu nói riêng và các môn thể <br />
thao nói chung.<br />
Đối với phòng giáo dục và đào tạo:<br />
Thường xuyên tổ chức các tiết chuyên đề, bồi dưỡng năng lực chuyên môn <br />
cho giáo viên.<br />
Dur Kmăl, ngày 1 tháng 03 năm 2019<br />
NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
Lê Thị Hồng Hạnh <br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
HIỆU TRƯỞNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP HUYỆN<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
STT Tên tài liệu Nguồn tài liệu<br />
<br />
1 Giảng dạy và huấn luyện đá cầu Nhà xuất bản TDTT<br />
<br />
2 Sách giáo viên Thể dục 8 Nhà xuất bản giáo dục<br />
<br />
3 Sáng kiến kinh nghiệm về môn đá cầu Nguồn trên Internet<br />
<br />
18<br />
Một số biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức về kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực trong <br />
môn Thể dục 8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />