SKKN: Giáo dục đạo đức cho học sinh bằng phương pháp cảm hóa
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là giúp các em biết tôn trọng bản thân và xác định được việc học sẽ phục vụ cho chính bản thân các em. Sau đó, tạo điều khiện giúp đỡ gia đình và đóng góp một phần nhỏ bé vào xây dựng quê hương đất nước. Thông qua việc giáo dục để các em nhận thấy công lao to lớn của các bậc làm cha, làm mẹ nuôi con ăn học. Sự vất vả của các thầy cô trong việc truyền đạt tri thức và giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho các em. Từ đó các em biết làm gì để thay những lời tri ân đầy ý nghĩa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Giáo dục đạo đức cho học sinh bằng phương pháp cảm hóa
- MỤC LỤC CỦA ĐỀ TÀI 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phụ huynh bị cuốn hút trong vòng xoáy của cơ chế thị trường, một số phụ huynh thì đi làm ăn xa gửi con cái cho ông bà, nên ít có thời gian chăm sóc tới việc học hành của con, chẳng mấy phụ huynh cùng học với con, cùng thức với con khi chúng trải qua các kỳ thi gay go, quyết liệt cho nên đa số phụ huynh nghĩ chỉ cung cấp đầy đủ cho con mình nhu cầu vật chất để học hành, còn học như thế nào? Học để làm gì? Thì thường trăm sự nhờ vào thầy cô. Với một thực trạng xã hội và gia đình như vậy thì những người thầy, người cô như chúng ta đều nhận thấy vấn đề ở các trường THPT học sinh là đối tượng đang trong giai đoạn phát triển và ổn định nhân cách để trở thành người công dân có ích cho đất nước. 1/18
- Học sinh ngày nay có hai loại rất rõ rệt, phần lớn các em biết chăm lo cho việc học của mình, cần mẫn, chịu khó trong việc học tập. Thành phần đó giáo viên chủ nhiệm đã sớm nhận ra và không phải lo lắng gì, ở bên cạnh đó một số không nhỏ các em còn thiếu cố gắng, chỉ muốn ăn chơi, thường xuyên bỏ giờ, thiếu tập trung trong học tập, lại hay đua đòi thói hư tật xấu ngoài xã hội như chơi game, gây gổ đánh nhau, đọc truyện, nô đề, đánh cờ bạc trong lớp… Gây nhiều phiền toái cho lớp, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. Nếu chúng ta chỉ thay đổi phương pháp giảng dạy thôi mà không thay đổi phương pháp rèn luyện học sinh theo xu thế hiện nay thì hiệu quả giáo dục sẽ chưa đạt được kết quả cao. Đất nước sẽ thiếu những nhân lực, phát triển toàn diện để phục vụ cho việc Công nghiệp hóa Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Tôi thiết nghĩ để có những thế hệ học sinh phát triển toàn diện về trí dục và đức dục, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên, gia đình, nhà trường và xã hội. Vì vậy không thể xem nhẹ vai trò của giáo viên chủ nhiệm nhất là trong việc giáo dục học sinh "cá biệt". Một thầy cô giáo có tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của mình bằng mọi cách như giúp đỡ các em có được nhận thức đúng đắn trong lao động, học tập, phải uốn nắn các em từ người "xấu" trở thành người "tốt". Nếu không khéo sẽ làm hỏng cả một thế hệ đồng thời sẽ là một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trước tình hình trên với cương vị là giáo viên thường xuyên được phân công chủ nhiệm những lớp có những học sinh “cá biệt” với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Tôi luôn trăn trở rất nhiều và cũng dùng nhiều biện pháp khác nhau để rèn luyện các em. Nhưng tôi nhận thấy một điều giáo dục các em bằng phương pháp cảm hóa toàn tập thể lớp, theo từng cá thể và hoàn cảnh của học sinh là đạt kết quả hữu hiệu nhất. Vì vậy trong năm học 2014 – 2015 tôi đã nghiên cứu đề tài: “ Giáo dục đạo đức cho học sinh bằng phương pháp cảm hóa”. 2. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục đích 2/18
- Với đề tài trên, bản thân tôi luôn muốn làm thế nào để giúp học sinh phát triển một cách toàn diện. Đối với những học sinh "cá biệt" thì từng bước thay đổi thái độ của mình trong học tập và rèn luyện theo hướng tích cực. Giúp các em biết tôn trọng bản thân và xác định được việc học sẽ phục vụ cho chính bản thân các em. Sau đó, tạo điều khiện giúp đỡ gia đình và đóng góp một phần nhỏ bé vào xây dựng quê hương đất nước. Thông qua việc giáo dục để các em nhận thấy công lao to lớn của các bậc làm cha, làm mẹ nuôi con ăn học. Sự vất vả của các thầy cô trong việc truyền đạt tri thức và giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho các em. Từ đó các em biết làm gì để thay những lời tri ân đầy ý nghĩa. Bên cạnh đó giúp các thầy cô quan tâm hơn về vai trò trách nhiệm của mình đối với nghề nghiệp trong công tác chủ nhiệm. Nghề dạy học là chuyện thiêng liêng cao cả không phải thầy cô nào cũng làm được như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Nghề dạy học là một nghề cao cả nhất trong những nghề cao cả". Đồng thời, giúp một số ít thầy cô giáo không khắt khe, kỳ thị và phân biệt đối với những học sinh không ngoan mà phải xác định "tất cả vì đàn em thân yêu". Để từ đó gần gũi yêu thương và cảm hóa các em trở thành con ngoan trò giỏi, có ích cho xã hội. Góp phần vào việc xây dựng môi trường học tập "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" 2.2. Yêu cầu Giáo viên chủ nhiệm ngoài việc dùng các phương pháp giáo dục thông thường với môi trường giáo dục như hiện nay theo tôi cần dùng thêm phương pháp cảm hóa học sinh thì hiệu quả giáo dục mới cao. Giáo viên phải dùng nhiều biện pháp tâm lý để cảm hóa học sinh theo từng hoàn cảnh, từng tính cách của học sinh thì mới có hiệu quả. 3/18
- 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đối tượng là lớp 12A6 năm học 2014 – 2015. Đề tài này được áp dụng từ tháng 8/2014 đến 5/2015. 4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4.1. Cơ sở lý luận Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò vô cùng quan trọng trong trường phổ thông. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa gia đình – nhà trường – xã hội. Là người thừa lệnh của Hiệu trưởng – BGH để quản lý học sinh của lớp mình vì vậy giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều tới nhân cách, kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh. Tôi luôn nhận thức đúng, đủ về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THPT. Phân tích được nội dung và yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT giai đoạn hiện nay. Xác định được các hoạt động cơ bản trong thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp và cách tiến hành. Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp cụ thể, khả thi. Tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm hiệu quả. Xây dựng được các mối quan hệ với cá nhân và tập thể bên trong, bên ngoài nhà trường để phối hợp giáo dục một cách toàn diện học sinh lớp chủ nhiệm. Kiên trì hợp tác, chủ đông, thân thiện, tích cực trong thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh. Tận tâm, trách nhiệm cao, quan tâm sâu sát đến mọi đối tượng học sinh trong lớp chủ nhiệm. Chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt động của lớp mình được phân công. Điều phối, hướng dẫn mọi hoạt động của lớp. Truyền thụ các kiến thức và giúp học sinh rèn luyện để hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cả về trí dục và đức dục. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp cùng với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác, để rèn luyện học sinh học tập và hình thành, phát triển nhân cách một cách toàn diện. 4/18
- Để có một kết quả học tập tốt cho học sinh thì giáo viên chủ nhiệm phải hướng cho học sinh phát triển cả 2 mặt giáo dục đạo đức và chất lượng học tập. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong lớp đồng thời, điều phối, quan sát và điều chỉnh các hoạt động trong quá trình các học sinh thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Không lên làm thay học sinh cũng không hoàn toàn đứng ngoài phó mặc cho các em. Đánh giá khách quan và công bằng kết quả học tập, rèn luyện của từng học sinh và động viên kịp thời các phong trào của lớp. Tự hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của một giáo viên xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Không ngừng trao dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để trở thành nhà giáo – nhà sư phạm giỏi. Dạy và tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ cho học sinh. Là trung tâm hạt nhân trong việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ trong và ngoài trường. Cố vấn cho học sinh, xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể lớp tốt, mang tính giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự giác, tự quản cho học sinh. Hiểu rõ từng đối tượng học sinh trong lớp để có phương pháp giáo dục thích hợp, nhất là học sinh cá biệt. Chủ động là người đi đầu trong công việc kết hợp các lực lượng giáo dục. Nhận định, đánh giá chính xác học sinh. 4.2. Cơ sở thực tiễn Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 12A6 năm học 2014 – 2015 Lớp 12A6 với đặc điểm học sinh thuộc nhiều Xã và Thị trấn khác nhau các em chủ yếu được sinh ra trong các gia đình khá giả, nhà nằm trên các trục đường chính của Huyện. Về học lực không có học sinh học lực giỏi đa số học sinh có học lực trung bình, trung bình khá và yếu. Qua nhận xét của các giáo viên đã từng tham gia giảng dạy lớp có nhiều em rất thông minh, nhận thức tốt nhưng lười học, hay nói neo, vô tổ chức trong các hoạt động, tự ý làm một số việc mà không 5/18
- thông qua giáo viên chủ nhiệm, lớp đặc biệt có một học sinh có cá tính bướng bỉnh hay đầu trò trong các việc, khi em làm việc gì thì cả lớp làm theo. Qua đặc điểm tình hình của lớp như tôi đã nêu trên ngay khi nhận lớp tôi nhận định vấn đề sẽ không quá nặng nề về kiểm điểm, kỷ luật các em chưa tiên bộ. Tôi tiến hành dùng các biện pháp tâm lý như cởi mở khi nhận lớp, hòa đồng cùng các hoạt động tập thể, gần gũi phân tích cho các em những thiếu sót để các em hoàn thiện hơn trong việc phát triển nhân cách. Ngoài ra tôi còn kết hợp với giáo viên bộ môn, nắng nghe những nhận xét của giáo viên về lớp để điều chỉnh cách học cũng như tâm lý cho các em trong các giờ học. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, xã hội và các tổ chức khác để các em hoàn thiện hơn về sự phát triển nhân cách. * Trước khi chưa thực hiện đề tài: Kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của lớp 12A6 năm học 2013 – 2014 Hạnh kiểm: + Tốt: 10 học sinh + Khá: 26 học sinh + Trung bình: 9 học sinh Học lực: + Giỏi: 0 học sinh + Khá: 16 học sinh + Trung bình: 22 học sinh + Yếu: 7 học sinh. Với những thực trạng về kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của lớp chưa cao. Khi nhận lớp tôi quyết định dùng phương pháp “giáo dục học sinh bằng cách cảm hóa”. 4.3. Nội dung chính Để giáo dục học sinh có hiệu quả và phát triển toàn diện thì giáo viên chủ nhiệm phải là người có tâm với học sinh, thương yêu chúng thực sự. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần phải đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân minh, kịp thời, công bằng đối với tất cả học sinh trong lớp. Điều mà giáo viên chủ nhiệm không lên làm là trù úm học sinh, lạnh nhạt và phân biệt đối xử với 6/18
- học sinh khi chúng mắc lỗi lầm. Nhiều giáo viên mặc định trong đầu, một em học sinh "hư" thì sẽ mãi mãi là học sinh "hư" tôi thì không nghĩ vậy. Tôi nghĩ tuổi học sinh THPT, là tuổi của sự bồng bột, suy nghĩ chưa chắc chắn, các em học sinh vi phạm hay thường gọi "cá biệt" hoàn toàn có thể giáo dục định hướng uốn nắn để trở thành con ngoan trò giỏi. Như chúng ta thấy không có công thức chuẩn nào cho công tác chủ nhiệm, mà người giáo viên phải thực sự có cái tâm, lòng nhiệt tình và điều quan trọng nhất là phải biết dùng các phương pháp hợp lý thì mới đem lại thành công. Với 15 năm công tác trong ngành giáo dục và 14 năm làm công tác chủ nhiệm, với lòng yêu nghề, yêu trẻ và đầy lòng nhiệt tình và tận tâm trong công việc cùng với biện pháp cảm hóa học sinh theo từng lĩnh vực và từng cá thể tôi đã đạt được một số thành công trong công tác chủ nhiệm bằng các bước sau: Bước 1: Khảo sát học sinh theo từng đối tượng để tìm hiểu hoàn cảnh, tâm lý của học sinh, tính cách của từng học sinh, sở thích để tôi có thể hỗ trợ vể tâm lý tác động bằng con đường nhận thức. Tôi dùng các ba con đường để khảo sát sau: * Khảo sát thông tin qua phiếu điều tra Giới thiệu bản thân 1. Họ và tên:……………………………………………………………….. 2. Là con thứ mấy …………..trong gia đình 3. Hoàn cảnh gia đình……………………………………………………… 4. Kết quả học tập năm lớp 11A6 ( Giỏi, Khá, Trung bình) …………………. 5. Môn học yêu thích………………………………………………………… 6. Môn học cảm thấy khó ……………………………………………………. 7. Góc h ọc tập ở nhà ( không có,…) …………………………………………. 8. Những người bạn thân nhất trong lớp…………………………………….. 9. Sở thích…………………………………………………………………… 7/18
- 10. Ai trong gia đình em dễ tâm sự và nói chuyện nhất……………………… 11. Địa chỉ gia đình: SN………, Thôn……………., Xóm………………… Số điện thoại Bố: ……………………………………………………… Số điện thoại mẹ: ……………………………………………………… Văn nghệ: Bạn …………………………lĩnh vực………………………… Bạn………………………….lĩnh vực…………………………. Thể thao: Bạn………………………….lĩnh vực…………………………. Bạn………………………….lĩnh vực………………………….. * Khảo sát thông qua hồ sơ, học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua các thầy cô đã từng giảng dạy, qua học sinh trong lớp, ngoài lớp và qua các đoàn thể và phụ huynh học sinh. * Gặp gỡ trao đổi trực tiếp với học sinh. Gặp gỡ trao đổi trực tiếp với học sinh là con đường khó nhất nhưng hiệu quả nhất nó tốn rất nhiều thời gian công sức của giáo viên. Không những vậy giáo viên phải là người tâm lý, có trình độ hiểu biết, được trải nghiệm, nhạy cảm, biết cách trò chuyện giao tiếp nhưng điều quan trọng nhất phải biết cách gợi mở để học sinh có thể cởi mở tâm sự, được chia sẻ và nhận sự đồng cảm từ cô. Để đạt được điều này nguyên tắc giao tiếp của tôi là gặp gỡ nhiều lần đến khi các em có thể tin tưởng để chia sẻ và thay đổi được. Bước 2: Từ những khảo sát trên tôi bắt đầu nghiên cứu và sau đó tôi phân loại đối tượng học sinh để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm như sau: + Học sinh có lực học tốt . + Học sinh có học lực trung bình. 8/18
- + Học sinh yếu. + Học sinh có hoàn cảnh khó khăn. + Học sinh cá biệt về đạo đức. + Học sinh ít nói, khó giao tiếp. Sau khi phân loại đối tượng học sinh, tôi bắt đầu dùng các biện pháp cảm hóa học sinh theo cách phân loại trên. Để có thể cảm hóa được học sinh, tôi dùng tâm lý tác động. Bước 3: Dùng tâm lý tác động nhận thức của học sinh theo từng đối tượng bằng các con đường: Giáo viên chủ nhiệm tác động trực tiếp. Học sinh tác động học sinh. Tác động thông qua giáo viên bộ môn. Kết hợp với phụ huynh để tác động học sinh. Xây dựng mối quan hệ thầy – trò và bạn bè trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm tác động trực tiếp. * Đối với nhóm học sinh tốt Tôi động viên khích lệ trao đổi và hướng cho các em phương pháp và ý thức học tập ngày càng cao hơn. Đối với các em học sinh ở nhóm này tôi thường hướng tới kết quả rèn luyện học tập và đạo đức cao và có thể thi đỗ vào các trường Đại học tốp cao. * Đối với học sinh yếu Tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó có học lực yếu, yếu môn nào. Có nhiều nguyên nhân như do hoàn cảnh gia đình bố mẹ bỏ nhau hay bố mất sớm… hoặc em bị hổng kiến thức vì mải chơi hoặc nghiện đọc chuyện Giáo viên chủ nhiệm lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng với những việc cụ thể như sau: 9/18
- + Nhờ giáo viên bộ môn dạy lại những kiến thức hổng chó các em ngoài giờ trên lớp, danh sách cho tôi quản lý dưới sự theo dõi của giáo viên dạy học sinh, nghỉ học tôi báo cho phụ huynh kết hợp nhắc nhở các cháu. Nhờ giáo viên bộ môn đó thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp từ việc làm bài tập, mang sách giáo khoa, viết bài để tôi có hình thức nhắc nhở kịp thời. Thông qua sổ ghi chép lớp do lớp trưởng giữ để kịp thời uốn nắn. Phân chia chỗ ngồi trong lớp đồng đều từ học sinh khá, trung bình, yếu để tạo ra các nhóm học tập, theo tổ để các em giỏi khá giúp đỡ các em yếu kém cùng tiến bộ Luôn trao đổi với phụ huynh về sự cố gắng và tiến bộ của các em trong học tập để có sự động viên và giúp đỡ của gia đình giúp các em học tập tốt hơn. Tuyệt đối không lên miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em xấu hổ trước bạn bè. * Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn và khuyết tật (không có). * Đối với học sinh cá biệt về đạo đức. Tìm hiểu nguyên nhân để dẫn tới tính cách cá biệt của em như gia đình, bạn bè, kẻ xấu lôi kéo… hoặc cá tính xấu mà gia đình chưa giáo dục được. Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc nhưng không cứng nhắc và phải mềm dẻo trong mọi tình huống xảy ra, đối với đối tượng học sinh này không được phép vội vàng, nóng nảy thì mới có kết quả tốt. Ở nhóm đối tượng học sinh “cá biệt” tôi thường xử dụng một số biện pháp sau: VD1: Nếu trường hợp em đó bố mẹ mất sớm, ở với ông bà ngoại tôi sẽ đến nhà bằng tấm lòng của mình như mua cho em một chiếc áo đồng phục, mua đồ thắp hương cho bố mẹ em, tiếp xúc với ông bà ngoại của em để hiểu hơn hoàn cảnh và tính cách của em để dùng biện pháp cho hợp lý như: + Gần gũi em, động viên em khi cần thiết nhất là khi em bị ốm đau, tôi mua thuốc cho em. + Tôi đón nhận từng những hành động tình cảm nhỏ của em như bông hoa nhân ngày 20/11 tôi trân trọng món quà nhỏ đó trước mặt em 10/18
- + Tôi có thể là Thanh Tâm của em trong mọi hoàn cảnh tôi thường nói với học sinh của tôi rằng Thanh Tâm của tôi mở 24/24h mong các em ghé qua khi cần đến hỗ trợ của tôi. Trong trường hợp em cá biệt về tính cách và do nhận thức tôi lại dùng phương pháp cảm hóa sau: VD: Năm học 2014 – 2015 lớp 12A6 của tôi có một học sinh thật sự nổi trội về cá tính điều đó được thể hiện qua cách em có thể tham gia vào những vụ đánh nhau. Các bạn học sinh gọi em là “khủng long”. Em luôn đầu trò trong mọi hoạt động vì vậy khi em làm gì thì cả lớp tôi làm theo, cũng có trường hợp cả khối học cùng đua theo. Nhưng khi nhận lớp nhìn các em tiếp xúc với tôi thấy em là một nhân tài thực sự trong việc quản lý lớp. Vì vậy tôi quyết định giúp em định hướng tốt trong công tác lớp trưởng và nhận thức đúng đắn những việc mình làm cụ thể như sau: + Đầu năm em đã từng tham gia vào một vụ sô sát giữa các em học sinh trong khối nhưng em không nhận. Tôi đã phải tìm bằng chứng để khuất phục em nhưng sau đó chính tôi lại là người đứng ra xin BGH cho em và tôi hứa và khẳng định với BGH một điều tôi sẽ làm em thay đổi và là một lớp trưởng tốt. Điều này tôi làm để em thấy em dần thay đổi và tôi có cảm nhận em bắt đầu có sự yêu quý và kính trọng tôi. Tôi tiếp tục thuyết phục em bằng các việc như giao cho em quản lý nhắc nhở các bạn giúp tôi trong tất cả các việc thời gian là nửa tháng 8. Sau đó, tôi tiếp tục phân tích và nhận định cho em thấy em rất có khả năng lãnh đạo em không nên bỏ qua cơ hội này. Sau đó em đã giúp tôi trong việc quản lý lớp ở mọi góc độ như: + Phân công các bạn bê ghế giờ chào cờ. + Theo dõi các bạn mắc lỗi trực nhật. + Hoàn thành tốt mọi công việc của lớp trưởng. + Quản lý đôn đốc các bạn trong những hoạt động tập thể. VD: Ngày 20/11 lớp tôi phải trực tuần kê toàn bộ bàn ghế trang trí cho lễ kỷ niệm, tôi bận không đến đôn đốc được nhưng em vẫn cùng các bạn được phân công hoàn thành xuất sắc công việc và lớp tôi được tuyên dương. Sau sự tuyên dương của trường em có tâm sự với tôi: "Năm trước cũng vào buổi trực 11/18
- tuần, em và cả lớp chống đối cô chủ nhiệm không đi trực. Nên khi cả trường được ngồi chào cờ còn lớp mình phải đứng cả giờ cô ạ". Tôi lại nhận định vấn đề cho các em qua làm việc đó. Từ đó lớp tôi dần tiến bộ lên trong mọi việc. * Học sinh ít nói khó giao tiếp Tôi dùng biện pháp tiếp cận dần dần Nhắc nhở các em từng việc một Khi cần thiết phải bảo các em cả cách giao tiếp chào hỏi Gần gũi với các em nhiều hơn giúp các em cởi mở hơn, hòa đồng hơn có thể động viên các em tham gia nhiều vào các hoạt động tập thể. Học sinh tác động với học sinh Trong cuốc sống của con người thì ai cũng có người thân trong gia đình và bạn bè để chia sẻ. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em dễ chia sẻ và giúp đỡ cùng nhau tiến bộ. Nhưng thực tế trong một lớp học thường xuất hiện nhiều nhóm học trò, đặc biệt là những lớp cuối cấp như các em. Các em chia bè phái, phân biệt giàu nghèo, hay nói xấu hoặc châm chọc nhau… là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn quan tâm đến vấn đề này. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì mới có môi trường học tập thân thiết. Từ môi trường học tập thân thiết đó, chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao. Để xây dựng được một tập thể thân thiết thì tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh cụ thể như sau: + Tôi chia nhóm ngẫu nhiên trong các giờ sinh hoạt để vui chơi. + Tôi kết hợp những học sinh hay để giúp nhau thành cặp đôi khi chơi trò chơi hai người. + Tôi kết hợp 2 nhóm không thích nhau để cùng lao động. + Khi có chuyện xích mích giữa học sinh để trao đổi sự tốt, xấu trong vấn đề phân chia nhóm chơi trong lớp. + Tôi phân tích cho các em thấy tuổi đẹp nhất là tuổi học trò nhất là những bạn nữ. Vì vậy các em phải biết tận dụng nó vui chơi đúng cách. + Giúp các em tạo lên những kỷ niệm đẹp và sâu sắc của tuổi học trò. 12/18
- + Tổ chức sinh nhật cho các em theo tháng, việc này giao cho 2 thành viên trong lớp có tài dẫn chương trình và hài. + Ngoài ra tôi còn tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. Xây dựng mối quan hệ thầy – trò và bạn bè trong lớp * Xác định mối quan hệ thầy trò Thường thì giáo viên chủ nhiệm và học trò thường có mối quan hệ trên dưới – giảng giải – ghi nhớ, áp đặt cứng nhắc trong hình thức kỷ luật và không có sự gần gũi vì hai thế hệ khác nhau. Nhưng thay đổi những quan niệm trên tôi bằng cách xây dựng mối quan hệ thầy trò thân thiện, gần gũi yêu thương, kính trọng nhưng đúng mực. Đúng là đúng từ việc làm, nghiên là nghiên trong việc làm chứ không phải là thái độ khắt khe, gay gắt. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan hệ hợp tác. Tôi giao việc học sinh làm. Tôi phân tích học sinh phải nắng nghe. Tôi nhận định học sinh phải tiếp thu. Khi học sinh có thái độ chưa đúng với giáo viên bộ môn tôi giải thích, phân tích để học sinh nhận thấy cái sai và điều quan trọng là phải biết xin lỗi và sửa chữa khuyết điểm. Tôi còn dùng các câu chuyện đời thường kể cho học sinh nghe để giáo dục đạo đức lối sống, cách cư xử. Cần thiết tôi có thể lấy dẫn chứng từ những học sinh cũ của rôi đã ra trường. Tôi thường hay kể chuyện với các lớp sau nghe về một tập thể đầu tay khi tôi về công tác tại trường với đầy vui, buồn, hạnh phúc, nhớ thương, để rồi một giáo viên như tôi không thích thơ ca, không biết hát hò mà có thể làm được một bài thơ về lớp chủ nhiệm của mình, một cảm giác thật sự. Tôi xin mạo muội viết ra bài thơ chứa đầy kỷ niệm về 12B2 của tôi: 13/18
- LỚP 12B2 Mùa hè đến đến rồi Bằng lăng nở tím Hoa phượng chói chang Ve kêu râm gian Thế là sắp phải Tạm biệt B2 Nhiều trò quỷ quái Tổ tôm bằng hộp Đánh nhau bằng dao Áo quần chào mào Toàn hoa với pháo Học thì náo nháo Chỉ nghịch là tài 12B2 Liên hoan nhiều nhất Cắm trại giải nhất Gọi cô bằng u Nghỉ học lu bù Ăn quà cả đám Nhưng rất tình cảm Cả trường mệnh danh Đàn anh của khối Với một tập thể như vậy nhưng khi tôi chủ nhiệm với phương pháp cảm hóa trong công tác chủ nhiệm tôi đã thành công trong việc giúp tập thể 12B2 của tôi năm học 2003 – 2006 hoàn thiện về trí dục và phát triển nhân cách đúng mực. Ngoài ra khi nói chuyện, khi giảng giải, khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học trò. Theo một quy luật phản hồi của tâm lý, tình 14/18
- cảm của thầy trước sau cũng được đáp lại, tình cảm của trò. Lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh “ thân yêu của mình” chỉ có được khi người thầy phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một giáo viên chủ nhiệm như vậy thì chắc chắn sẽ có một đàn con ngoan tích cực và ham học, thích đến trường để học hỏi và giao lưu. Kết hợp với phụ huynh để tác động học sinh. * Cuộc họp phụ huynh lần một Bầu ban đại diện cha mẹ phụ huynh ( giữ nguyên hoặc thay đổi) Số điện thoại của phụ huynh để liên lạc khi cần thiết Đề nghị phụ huynh có thái độ hợp tác tốt khi giáo viên chủ nhiệm gọi đến nhà. Nếu cần thiết phải đến trường gặp giáo viên Không được phép nghỉ quá 3 ngày trừ trường hợp đặc biệt khi học sinh nghỉ học phải có phép theo mẫu in của giáo viên chủ nhiệm và đồng thời phụ huynh phải gọi điện xin nghỉ, tránh giấy phép có chữ ký giả. 15/18
- * Mẫu đơn xin nghỉ học CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – tự do – hạnh phúc ĐƠN XIN NGHỈ HỌC Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp …… Cùng toàn thể các thầy cô giáo bộ môn Tôi là phụ huynh học sinh:…………………………………………………… Lý do: ………………………………………………………………………… Xin cho cháu được nghỉ họ c ngày …………………………………………… Tôi xin hứa đôn đốc con em mình…………………………………………… Ngày … tháng… năm … Phụ huynh học sinh Học sinh ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên) 16/18
- Khi họp phụ huynh tôi phát cho mỗi phụ huynh một bản để phôtô Mong các phụ huynh không lên thô bạo khi học sinh mắc lỗi. Nếu cần thiết sự tư vấn của giáo viên chủ nhiệm hãy gọi theo số điện thoại của tôi............. Bớt chút thời gian nhắc nhở con em mình học bài, làm bài trước khi đến lớp. Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm qua trò chuyện trực tiếp điện thoại kịp thời đôn đốc các em trong học tập và rèn luyện. Không phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm. 5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Với những biện pháp tôi đã làm ở trên cũng rất bình thường như những giáo viên chủ nhiệm khác, nhưng với lòng yêu nghề, yêu trẻ và sự kết hợp hài hòa giữa kỷ luật với tình thương tôi đã cảm hóa dần từng đối tượng trong lớp tôi chủ nhiệm để rồi sau một năm học thì tôi lại nhận được kết quả đạt được là rất khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi tất cả vất vả, mệt nhọc. Điều đó được thể hiện bằng kết quả học tập của các em ở cuối năm học 2014 – 2015 như sau: Hạnh kiểm: Tốt 44 Khá 1 Học lực: Giỏi 4 Khá 41 Học sinh đủ 100% được dự thi kỳ thi THPT và xét Đại học. Số học sinh mắc học sinh khá giảm xuống rõ rệt, chỉ còn lại một học sinh do sức khỏe không đảm bảo len em nghỉ học nhiều. Đã có học sinh đạt loại học lực: Giỏi. Không còn học sinh có kết quả học tập trung bình. Cuối năm học 2014 – 2015, tập thể 12A6 của tôi ngoài kết quả học tập đạt được ở trên thì lớp tôi nhận được các lời khen ngợi từ các thầy cô giáo và sự ngưỡng mộ của các học sinh trong trường vì sự thay đổi của lớp. 17/18
- 6. KẾT LUẬN Trong cuộc đời của mỗi nhà giáo khi giảng dạy cũng như làm công tác chủ nhiệm, được tiếp xúc và giáo dục nhiều đối tượng học sinh với nhiều hoàn cảnh và tính cách khác nhau. Nhưng mỗi thầy cô chủ nhiệm cần cố gắng nỗ lực và tâm huyết để đạt dược yêu thương cho mình và mang yêu thương hạnh phúc đến với mọi người. Việc dạy học đã khó nhưng việc giáo dục nhân cách cho học sinh còn vô cùng khó. Nhưng với lương tâm nghề nghiệp chúng ta không bao giờ được buông xuôi. Chúng ta hãy dùng biện pháp cảm hóa các em để các em phát triển toàn diện trí dục và đức dục trong môi trường THPT và con đường tiếp theo trong cuộc đời. Thành quả đạt được của các em là niềm tự hào của mỗi giáo viên trong cuộc đời làm giáo dục. Như vậy người giáo viên chủ nhiệm khác giáo viên bình thường khác ở chỗ: ngoài việc phải biết vận dụng sáng tạo vào thực tiễn để giáo dục cho thế hệ trẻ, làm tốt công tác giáo dục trang bị tri thức khoa học phát triển trí tuệ cho học sinh. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm còn góp phần không nhỏ vào việc giáo dục những phẩm chất đạo đức, rèn luyện năng lực để học sinh trở thành những công dân tốt giúp cho đất nước phát triển và hội nhập với quốc tế. Trong thời gian thực hiện đề tài tôi còn nhiều thiếu sót mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài của tôi hoàn thiện hơn. 7. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT Để tạo điều kiện cho giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm đề nghị các cấp cần có những hình thức để khuyến khích giáo viên chủ nhiệm Thường xuyên tổ chức các hội thảo về công tác chủ nhiệm để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Có hình thức khen thưởng đối với giáo viên chủ nhiệm là tốt công tác để động viên khuyến khích. 18/18
- Mong hội đồng khoa học của Sở GDĐT Hà Nội phổ biến những “sáng kiến kinh nghiệm” về công tác chủ nhiệm hay để giáo viên được tham khảo, áp dụng trong công tác giáo dục trong công tác giáo dục học sinh. 8. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài sáng kiến kinh nghiệm trên của tôi hoàn toàn không sao chép. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng khoa học. 19/18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
18 p | 1194 | 178
-
SKKN: Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh “chưa ngoan” ở lớp 5
17 p | 764 | 69
-
SKKN: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh của trường THCS Mai Thủy
26 p | 489 | 65
-
SKKN: Một số kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
18 p | 685 | 62
-
SKKN: Giáo dục đạo đức cho đội viên nhi đồng trong trường Tiểu học
22 p | 402 | 46
-
SKKN: Kể chuyện Bác Hồ trong tiết sinh hoạt dưới cờ để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học
24 p | 529 | 46
-
SKKN: Giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT
42 p | 531 | 43
-
SKKN: Tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
47 p | 526 | 41
-
SKKN: Một số phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS
21 p | 416 | 41
-
SKKN: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học viên bậc THPT ở Trung tâm giáo dục thường xuyên số 1 thành phố Lào Cai
20 p | 196 | 39
-
SKKN: Giáo dục đạo đức học sinh THPT thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội
29 p | 242 | 38
-
SKKN: Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú
55 p | 417 | 37
-
SKKN: Giải pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường phổ thông qua chuyên đề kể chuyện đạo đức chủ đề “Dưới cờ Tổ quốc - Em hứa làm theo lời Bác”
16 p | 205 | 20
-
SKKN: Một số giải pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT số 2 Sa Pa
22 p | 143 | 15
-
SKKN: Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT Huyện Đắk Song hiện nay
39 p | 80 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9
28 p | 90 | 3
-
SKKN: Giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở
9 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn