SKKN: Giáo dục đạo đức học sinh THPT thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội
lượt xem 38
download
Đề tài quan tâm tới việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội” tập trung nghiên cứu một vấn đề nhỏ đó là giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Giáo dục đạo đức học sinh THPT thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA VIỆC RA ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
- A. Mở đầu I. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, phẩm chất đạo đức là một phần quan trọng tạo nên giá trị của một con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Thế nhưng có một thực tế đau lòng hiện nay là tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức, niềm tin, lý tưởng của một bộ phận học sinh, đặc biệt là học sinh THPT. Việc học sinh lừa dối ông bà, cha mẹ, vô lễ đối với thầy, cô, bỏ học, la cà quán xá, gây gổ đánh nhau, sa vào các tệ nạn xã hội, thậm chí phạm tội không phải là hiếm gặp ở các trường. Nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều. Nhưng điều dễ nhận thấy là ở tuổi đang "tập" làm người lớn, nhận thức của các em thường chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường xung quanh. Trong khi đó thực tế xã hội hiện nay vẫn còn xảy ra nhiều hiện tượng suy thoái về đạo đức dưới tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường. Điều này đã tác động xấu tới việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lứa tuổi học trò. Vì vậy việc tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay là vấn đề vô cùng quan trọng, là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. đây là công việc không hề đơn giản, đòi hỏi phải có chủ trương, biện pháp thích hợp, có sự đồng lòng, nhất trí của cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Là một giáo viên dạy văn trực tiếp giảng dạy trong nhà trêngTHPT tôi tự nhận thấy việc chú trọng tới giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay không chỉ là việc làm cần thiết mà còn là trách nhiệm lớn lao, nặng nề. Do vậy trước vấn đề này tôi đã chọn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: "Giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội". Tôi hy vọng rằng những nghiên cứu bước đầu của mình sẽ góp phần tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh. Bởi qua thực tế kiểm nghiệm của bản thân đã thấy có những tác dụng nhất định. II. Lịch sử vấn đề Việc dạy học và ra đề văn nghị luận xã hội những năm trước cải cách giáo dục dường như được chú trọng hơn hiện nay. Qua tìm hiểu tôi thấy thời kỳ đó nhiều đề thi học sinh giỏi và đề thi Đại học- Cao đẳng có những đề văn Nghị luận xã hội rất sâu sắc. Trong thực tế hiện nay cũng đã có một số nhà nghiên cứu và một số giáo viên viết bài đề cập đến vấn đề
- trên. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, không gian tôi chưa có điều kiện tiếp cận hết. Năm 2002 khi bàn về "Đề văn Học sinh giỏi THPT và một số vấn đề cần lưu ý", Tiến sü Đỗ Ngọc Thống cũng đã dành một phần nhỏ bài viết của mình chỉ ra những hạn chế trong việc ra đề cần khắc phục. "Đó là hiện tượng nghịch lý khi hầu hết các đề văn đều là nghị luận văn học còn nghị luận xã hội thì rất ít khi ra". Trên cơ sở những nghiên cứu đó, tôi đã phát triển thêm ở đề tài này và chú ý hơn đến vấn đề giáo dục đạo đức học sinh. III. Đối tượng, phạm vi nghiªn cứu Đề tài quan tâm tới việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung nghiên cứu một vấn đề nhỏ đó là giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này cần nêu được một số vấn đề mang tính chất lý luận về: giáo dục; giáo dục đạo đức; Vai trò của Giáo dục đạo đức; Nghị luận xã hội; Vai trò, tác dụng của đề văn nghị luận xã hội trong việc giáo dục đạo đức. Đề cập đến yêu cầu, cách thức ra đề, hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và việc chấm bài, trả bài đối với những đề văn nghị luận xã hội. Cuối cùng là một số kết quả thử nghiệm trong quá trình nghiên cứu. V. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp thử nghiệm, phân loại, thống kê kết hợp với việc sưu tầm, khảo sát của bản thân trong quá trình giảng day từ năm 2000 đến nay. B. Phần nội dung I. Cơ sở lý luận 1. Khái niệm và vai trò của giáo dục đạo đức. a. Khái niệm Giáo dục là khái niệm cơ bản quan trọng trong các khoa học nghiên cứu về con người. Theo Từ điển Tiếng Việt (Trang 345 NXB Đà N½ng- Viện Ngôn ngữ học) thì: "Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một nc¸ch có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng đó dần dần có được những phẩm chất, năng lực theo yêu cầu".
- Giáo dục đạo đức là một bộ phận của Giáo dục và là sự tác động đến đối tượng giáo dục để họ dần dần có được những quan điểm, quan niệm chung về công bằng, bÊt công, về cái thiện, cái ác, về lương tâm, danh dự và những phạm trù khác thuộc lĩnh vực đạo đức tinh thần của xã hội. Các tiêu chuẩn về đạo đức xã hội tồn tại bất thành văn nhưng được xã hội thừa nhận và mỗi cá nhân buộc phải tuân theo thì mới có thể trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Đó là các chuẩn mực đạo đức như: "Yêu quê hương đất nước"; "Kính trọng ông bà, cha mẹ"; Kính trên, nhường dưới"; "Tôn sư, trọng đạo"… b. Vai trò của giáo dục đạo đức Sản phẩm của giáo dục là con người. Vậy nên việc hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho con người là một phần rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Khi nói về vai trò của Giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Ngủ thì ai cũng như lương thiÔn Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên" Trong một xã hội có giáo dục, quan hệ giữa người với người dựa trên những chuẩn mực xã hội sẽ là tiền đề cho ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo nên cuộc sống vui tươi hạnh phúc, cho tất cả mọi người. Trong nhà trường, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những vấn đề trọng tâm. Bởi các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. NỊu được giáo dục tốt, các em sẽ trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội. Ngược lại các em sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội trong tương lai. Vì vậy: "Tiên học LÔ, hậu học Văn" không chỉ là khẩu hiệu mà cũng chính là nhiệm vụ của thầy và trò trong suốt quá trình dạy- học. 2. Nghị luận xã hội và vai trò của nghị luận xã hội trong Chương trình Dạy- học bộ môn văn hiện nay a. Lý thuyết về Nghị luận xã hội Các sách giáo khoa Làm văn và hướng dẫn giảng dạy đều khẳng định: "Nghị luận xã hội là dạng văn mà người viết đi vào bàn bạc các vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị xã hội có liên quan tới hoạt động của con người".
- Đối tượng của nghị luận xã hội là những vấn đề nảy sinh trong đời sống chính trị xã hội như đạo đức, lẽ sống, lý tưởng, hạnh phúc, lao động, tình bạn, tình yêu…thường được thể hiện cô đọng trong các câu tục ngữ, danh ngôn, các ý kiến nhận định tổng quát. Mục đích của nghị luận xã hội là đưa những vấn đề trên ra để bàn bạc, làm sáng tỏ đúng, sai, tốt, xấu…Nhằm tuyên truyền, giáo dục, cổ động, kêu gọi mọi người tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống chính trị- xã hội. "Góp phần làm cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú, tạo cho mỗi người có ý thức chăm sóc cuộc sống của bản thân mình và xây dựng mối quan hệ trong xã hội, trong cộng đồng ngày một bền vững hơn, văn minh, tốt đẹp hơn" (Sách giáo khoa Làm văn Lớp 10- Trang 40- NXB Giáo dục năm 2000). Việc học làm văn nghị luận xã hội giúp học sinh có năng lực trí tuệ phát triển, hình thành tư duy hợp lý, khoa học, biết cách tìm tòi và xác định chân lý; biết cách diễn đạt, phát biểu ý kiến của mình một cách rõ ràng. SGK Làm văn Lớp 10 còn viết: "Học làm văn nghị luận xã hội còn xây dùng cho học sinh phương pháp tư duy đúng đắn để hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ. Biết đánh giá đúng các hiện tượng xã hội, biết ứng xử đẹp trong các mối quan hệ với người khác, biÕt hướng cuộc sống của mình vào những mục tiêu cao cả". Đây chính là những vốn sống vô cùng quan trọng trong hành trang mà các thầy cô chuẩn bị cho các em khi bước vào đời. Bởi sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học không phải ai cũng theo nghiệp văn chương nhưng bất kỳ ai cũng phải đối mặt với những vấn đề xã hội. Và phải giải thích, chứng minh, thể hiện quan điểm, lập trường, tư tưởng, tình cảm của mình trước các vấn đề đó. Vì vậy càng phải rèn luyện cho các em làm tốt loại văn này. Phạm vi của nghị luận xã hội rất rộng, được chia thành các chủ điểm lớn: - Nghị luận về vấn đề đạo đức - nhân sinh - Nghị luận về vấn đề chính trị - Nghị luận về vấn đề tư tưởng- văn hóa - Nghị luận về vấn đề kinh tế - Nghị luận về vấn đề lịch sử - Nghị luận về vấn đề địa lý- môi trường… Trong các nội dung trên vấn đề đạo đức- nhân sinh là nội dung cần được quan tâm đặc biệt.
- b. Vị trí của nghị luận xã hội trong chương trình dạy học môn văn hiện nay ở bậc học Trung học cơ sở, việc học văn nghị luận xã hội đã được quan tâm ở tất cả các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Từ năm 2000 khi chương trình văn THPT có sự chỉnh lý hợp nhất thì Vụ THPT đã đưa ra yêu cầu về việc giảng dạy và ra đề nghị luận xã hội cho cả ba khối học 10, 11, 12. Điều này cũng đã được cụ thể hóa ở các SGK và phân phối chương trình của cả ba khối: - Khối 10: + Bài nghị luận xã hội 3 tiết + Phát biểu thảo luận 2 tiết - Khối 11: + Hội thảo khoa học xã hội 2 tiết - Khối 12: Bình luận xã hội 2 tiết Cuối tháng 10/2003 trong chuyên đề về việc bồi dưỡng Học sinh giỏi văn ông Hà Bình Trị (Vụ THPT) cũng đã đề cập đến việc ra đề văn Nghị luận xã hội thường xuyên ở các tiết kiểm tra dành cho các khối học. Như vậy vấn đề dạy học văn nghị luận xã hội trong nhà trường THPT cũng đã được đề cập đến. Và chắc chắn là tất cả các giáo viên dạy văn ở cấp học này cũng đã thực hiện đúng yêu cầu của chương trình phân môn. Nhưng ở đây tôi xin nhÂn mạnh hơn đến việc ra đề văn nghị luận xã hội để có thể có những tác động nhất định đối với việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức của học sinh THPT. Thông qua một số khảo sát tôi nhận thấy: Sau cải cách giáo dục mà nhất là những năm gần đây (từ 1999 đến nay) dường như ở hầu hết các kỳ thi nh kiểm tra chất lượng, thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT và thi vào §H- C§- THCN không hề có các đề văn nghị luận xã hội, chỉ nặng về nghị luận văn học. Đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng đã lưu ý đến việc ra đề văn nghị luận xã hội cho cả ba khối học theo yêu cầu của chương trình môn học nhưng thực hiện chưa thường xuyên hoặc chỉ chiếu lệ mỗi năm một bài. Về phía bản thân học sinh, thường có tâm lý ngại làm những đề văn nghị luận xã hội vì nhiều nguyên nhân: Thứ nhất: là do các em còn thiếu kiến thức hiểu biết xã hội. Thứ hai: là do các em còn ngại thể hiện tư tưởng tình cảm của mình (Trong khi đó văn nghị luận xã hội phải trực tiếp bộc lộ điều này). Thứ ba: còn là do không có tài liệu hoặc là ít tài liệu để tham khảo thậm chí là để sao chép.
- 3. Vai trò, tác dụng của đề văn nghị luận xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh: a. Đối với người được giáo dục (học sinh): Việc ra đề văn nghị luận xã hội liên quan đến phạm trù đạo đức sẽ giúp cho học sinh phải suy nghĩ, soi lại mình và nói lên tâm tư của mình trước mỗi vấn đề cụ thể. Rồi tự đó mà tự điều chỉnh hành vi, cách cư xử sao cho đúng đắn phù hợp. SGK làm văn 10 đã khẳng định: "Trước những đề bài nghị luận xã hội, học sinh phải suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh các vấn đề đạo lý, nhân cách con người. Từ đó phát triển ý thức tự trau dồi, xây dùng cho mình một nhân cách tốt đẹp". b. Đối với người giáo dục (giáo viên): Vấn đề trên sẽ giúp giáo viên có thể nắm được tâm tư, tình cảm của học sinh. Từ đó có thể rót ra những nhận xét về con người các em. Và cũng từ đó có căn cứ và biện pháp để giáo dục các em. Bởi như người ta thường nói: "Văn là người". Bài văn cho chúng ta nh÷ng thông tin đầy đủ để từ đó ta hiểu thêm về con người. Con người như thế nào thì có ý nghĩ như thế ấy. Thường ngày các em có những suy nghĩ gì, quan tâm tới cuộc sống ra sao và cách ứng xử như thế nào… tất cả những cái đó vẫn có sẵn trong các em, gặp cơ hội là được bộc lộ ra bên ngoài (qua bài viết). Ngày xưa các thầy đồ cũng thường mượn đề văn, câu đối để nhận định về học trò của mình. Đã có rất nhiều giai thoại hấp dẫn được lưu truyền. Chẳng hạn câu chuyện thầy giáo Đàm Huy Thận một hôm nhân trời mưa to, học xong mà học trò không thể ra về được, bèn đọc một vỊ đối bảo học trò đối lại: "Vị vô kiềm tỏa năng lưu khách". (Nghĩa là mưa không có then khóa gì mà có thể (đóng cửa) giữ khách lại không cho về). Có ba học trò đã đối lại như sau: Ngêi thứ nhất:"Sắc bất ba đào dị nịch nhân" (Sắc đẹp không có sóng gió gì mà làm đắm được người) Người thứ hai:"Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân" (Trăng có cung mà không ai bắn) Người thứ ba:"phẩn bất uy quyền dị sử nhân" (Cục phân kia chẳng có uy quyền gì mà đuổi được người) Thầy giáo ấy đã nhận thấy ở học trò: Người thứ nhất say đắm trong tình trường, người thứ hai thì đôn hậu không muốn gây chiến tranh. Còn người thứ ba - sao anh ta không nghĩ đến cái gì khác mà lại nghĩ ngay đến bãi phân?.
- Từ suy nghĩ ấy thầy giáo đã đoán được tư cách và tương lai của mỗi học trò. Như vậy việc ra đề văn nghị luận xã hội và yêu cầu làm văn nghị luận xã hội đối với học sinh bậc THPT sẽ có tác dụng nhất định đối với qóa trình tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của các em và đối với quá trình giáo dục dạy, dỗ, uốn nắn đạo đức học sinh của giáo viên. Nếu hai quá trình này kết hợp với nhau một cách hài hòa thì hiệu quả thu được sẽ rất khả quan. II. Yêu cầu, cách thức ra đề và định hướng cho học sinh tìm hiểu đề. Đối với giáo viên, một trong những c«ngviÖc gian khó nhất vẫn là làm thế nào ra được nhiều đề văn phù hợp với đối tượng học sinh. Đặc biệt là dưới dạng đề văn nghị luận xã hội. Trên thực tế vì số lượng bài kiểm tra có sử dụng đề văn nghị luận xã hội không nhiều nên phần lớn giáo viên và người chịu trách nhiệm ra đề trong các kỳ thi thường dựa vào các đề có sẵn, in trong các sách. Chẳng hạn như: * Bình luận câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" * Ông cha ta thường nói: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Em hãy giải thích câu tục ngữ trên. Những đề này sẽ có tình trạng học sinh lười suy nghĩ, chỉ tìm cách chép tài liệu hoặc khuôn theo một mẫu nào đó. Vì vậy dù đề văn có đề cập đến phạm vi đạo đức lối sống … thì cũng ít có hiệu quả trong việc gÝup học sinh tự nhận thức và cũng rất khó khăn đối với mục đích giáo dục của giáo viên là có thể sát hơn trong việc uốn nắn học sinh. Vì vậy trước vấn đề này tôi mạnh dạn đề xuất một số yêu cầu trong việc ra đề và định hướng học sinh tìm hiểu đề. 1. Yêu cầu của việc ra đề Các vấn đề đặt ra trong nghị luận xã hội thường rất rộng nên chúng ta có thể vận dụng tục ngữ, ca dao, danh ngôn, những sự kiên nổi bật trong đời sống chính trị xã hội để ra đề. Và theo tôi, ta có thể ra đề kiểm tra nghÞ luận xã hội thường xuyên theo yêu cầu của môn học cho cả cấp học chứ không nên chiếu lệ mỗi năm một bài. Mới đây báo An ninh thế giới và chương trình "Người đương thời" (VTV3- Đài truyền hình Việt Nam) có nói về một vị Đại tá quân đội về hưu đã dùng số tiền gần 2 tư đồng của mình để xây dựng một Bảo tàng về chiến tranh ở Đồng Híi- Quảng Bình. Bảo tàng đã lưu giữ, làm tái hiện lại
- Chiến tranh- những năm tháng khốc liệt xảy ra ở mảnh đất này. Đó là những khẩu súng đã gỉ sét, những chiếc ba lô đã cũ nát, những chiếc mò lỗ chỗ vỊt đạn, những hầm, hào… Bảo tàng ấy được dựng lên, rất nhiều người đã đến thăm: người hiếu kỳ có, người muốn sống lại kû niệm một thời có và có cả những người ham tìm hiểu về lịch sử. Những dòng chữ mà du khách ghi lại trên Sổ lưu niệm của Bảo tàng đã cho thấy Bảo tàng ấy có giá trị giáo dục rất lớn. Một học sinh đã viết: "Cháu từng được nghe, được đọc nhiều về chiến tranh. Có những điều cháu đã không thể tin. Có những điều cháu tưởng tượng phải là một cái gì đó thật to tát. Thế nhưng khi đến đây thì cháu đã hiểu thỊ nào là chiến tranh. Và chiến thắng của chúng ta bắt đầu từ những cái gì rất giản dị mà lớn lao… Cháu cảm ơn bác". ThỊ đấy! Vị Đại tá- Người lính của cuộc chiến tranh năm xưa, nay vừa là một công dân đầy tâm huyết đối với lịch sử của dân tộc, vừa là người bạn nghĩa tình đối với đồng đội, lại vừa là một nhà giáo dục rất âm thầm lặng lẽ. Câu chuyện này khiến tôi nhận ra rằng tất cả những gì xung quanh ta đều có thể có tác dụng giáo dục. Vì vậy chúng ta nên sưu tầm, vận dụng những câu ca dao, tục ngữ, những câu danh ngôn, châm ngôn về cuộc sông, những sự kiện chính trị -xã hội… để có thÓ có "Vốn" cho việc ra đề văn góp phần vào việc giáo dục. Đồng thời cũng nên hướng dẫn cho các em biết về công việc trên để các em có thể tự nhận thức, tự chiêm nghiệm và ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Quay trở lại với yêu cầu của việc ra đề văn nghị luận xã hội, tôi xin được đề cập một cách cụ thể như sau: Thứ nhất: Đề văn cần phải thể hiện tính đúng đắn chính xác và phù hợp. Điều này có nghĩa là đề ra phải trích dẫn đúng câu chữ và đúng quy cách. Nếu không sẽ khiến cho học sinh khó hiểu hoặc hiểu sai lệch vấn đề. Hơn nữa là đề văn phải phù hợp với trình độ, năng lực học sinh. Không ra những đề văn vượt khó tầm hiểu biết của các em. Đề văn đúng kiểu bài với những yêu cầu rõ ràng, sáng sủa cũng là một phẩm chất cần có của yêu cầu này. Thứ hai: Đề văn nghị luận xã hội phải đánh trúng đối tượng, tức là khi ra đề giáo viên phải nắm bắt trước tình hình học sinh để hướng vào những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức mà ở tập thể hoặc cá nhân học sinh đang có những biểu hiện tiêu cực. Thứ ba: Đề ra phải "vừa quen vừa lạ". Đề văn quen tức là học sinh có thể hiểu được, tự mình suy nghĩ và tự mình nói lên tâm tư tình cảm
- hoặc cách đánh giá của mình. Còn đề lạ tức là đề văn phải kích thích được sự suy nghĩ độc lập và khả năng sáng tạo của học sinh - ngăn chỈ được tình trạng sử dụng tài liệu và bắt trước máy móc. Chẳng hạn cùng một vấn đề bàn luận là tinh thần đoàn kết nhất trí có thể ra những đề như: Đề 1: Ông cha ta có câu: "Mét cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao" Em hãy chứng minh. Đề 2: Người xưa có câu: "Nhiều chống càng tốt, nhiều cột càng bền" Em hãy chứng minh. Đề 3: Người xưa từng quan niệm: "Một hòn bắt chẳng nên non. Ba hòn chụm lại nên cồn Thái Sơn" Em hãy chứng minh. Hoặc cùng bàn luận về vấn đề biết ơn những người đã tạo dựng những thành quả cho mình hëing thụ có thể có các đề như: Đề 1: Em hãy suy nghĩ về đạo lý: "Uống nước nhớ nguồn" Đề 2: Ông cha ta từng dạy rằng: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kĨ cho dây mà trồng" Em hãy giải thích. Đề 3: Em hãy bình luận câu tục ngữ : "Uống nước sông nhớ mạch suối". Một điểm cần lưu ý là khi ra đề văn Nghị luận xã hội hướng tới mục đích giáo dục đạo đức, giáo viên phải chú ý đến cả mục đích rèn luyện kỹ năng, thao tác cho học sinh theo yêu cầu của văn nghị luận nói chung như: giải thích, chứng minh, bình luận… 2. Cách thức ra đề văn nghị luận xã hội: Khi ra đề giáo viên sử dụng phương pháp phân loại để có thể ra những đề văn phù hợp vừa phát huy tính tích cực lại cũng có thể ngăn chặn đẩy lùi những tiêu cực. a. Phân loại đối tượng: Đối tượng được đề cập đến để phân loại ở đây là học sinh.
- *) Đối với tập thể học sinh: Ta nªn chọn những vấn đề cập nhật, nóng hổi bức thiết nhất cảu đời sống xã hội- Đặc biệt có liên quan đến đạo đức, lối sống, niềm tin, lý tưởng… của học sinh để ra đề. Nhưng cũng cần quan tâm đến những vấn đề chung cho nhận thức của tất cả học sinh. Theo quan điểm cá nhân thì qua việc ra đề phải làm thế nào giúp học sinh tái hiện lại được những gì mà các em đã thấy về đời sống xã hội. Từ đó giúp các em tự nhận thức. Vấn đề tái hiện lại rất quan trọng, nó giúp cho con người ta lâu nay có thể là thê ¬, không hiểu… sẽ đi đến nhận thức được nhiều điều từ những vấn đề tưởng chừng như là rất cũ. Và từ đó mà có sự vận động thay đổi trong chính bản thân mình. Chẳng hạn: Đề 1: Có người đã cho rằng: "Tất cả những gì trong phim, truyện avµ trên sân khấu đều đáng để cho chúng ta học tập". Em có suy nghĩ như thế nßa về vấn đề này? Tác dụng của đề giáo dục cho học sinh cách nhìn nhận, đánh giá và cách thức học hỏi khi tiếp cận những vấn đề xã hội. Đề 2: Em có suy nghĩ gì về nghề nghiệp tương lai của mình? Đề văn giúp cho việc giáo dục định hướng nghề nghiệp. Đề 3: Ông cha ta có câu: "Tiên học lÔ hậu học văn" Em hãy giải thích và bình luận câu nói trên. Tác dụng của đề giáo dục cho học sinh về đạo đức lễ nghĩa. *). Đối với học sinh cá biệt: Những biểu hiện ở đối tượng học sinh này đang là một vấn đề nhức nhối hiện nay. Các em thường vi phạm đạo đức, bê trễ việc học hành, sa vào những tệ nạn xã hội…vì vậy với bộ môn văn (và cả ở những bộ môn khác) việc các em làn bài kiểm tra kém chất lượng hoặc thiếu bài kiểm tra là điều thường xuyên xảy ra. Trong những treêng hợp này chúng ta nên yêu cầu các em làm đủ bài kiểm tra bằng những đề văn nghị luận xã hội xã hội. Nhưng cũng têy vào từng đối tượng học sinh để ra đề văn phù hợp. Chẳng hạn như: - Với đối tượng học sinh gặp nhiều chuyện đau buồn dẫn đến bi quan, chán nản, có suy nghĩ tiêu cực, ta có thể ra những đề như: Đề 1: Em hãy bình luận câu nói sau đây của L.Lª«nốp: "Tất cả mọi chiến thắng đều bắt đầu từ sự chiến thắng bản thân mình" Đề 2: A.Xªlèt người ý quan niệm rằng: "Người ta làm cho cuộc đời thành cao quý ở ngay trong lò đào luyện của tai ương".
- Em suy nghĩ như thế nào về vấn đề này. Những đề văn thuộc dạng này, theo tôi có thể giúp các em nhìn nhận về xã hội, gia đình, con người và chính bản thân mình để từ đó mà sống, học tập và l;µm việc một cách có ích. - Với những học sinh ngổ ngáo hay bỏ giờ, la cà quán xá, vô lễ với ông bà, cha mẹ, thầy cô, hay gây gỗ đánh nhau, cờ bạc rượu chè… ta cần nắm bắt những "điểm yếu" của các em để "tấn công" giúp cho các em nhận ra sai lầm của mình. Ví dụ: Đề 1: Thang Nhược Sü từng quan niệm: "Không lÂy bậy - tay thơm, không nói bậy - miệng thơm, không nghĩ bậy - tâm thơm". Em hãy giải thích về quan niệm trên. Đề 2: Có người đã cho rằng: "Tiền bạc là phương tiện của những người thông minh, là mục đích của những kẻ ngu ngốc" Em hãy giải thích và chứng minh câu nói trên. Đề 3: £-Pic-Tét (HyL¹p) đã từng dạy con rằng: "Không được cho phép mình hưởng bất kỳ thú vui nào mà chỉ được hưởng những thú vui không có gì xấu". Hãy giải thích tại sao ông ấy lại dạy con như thế. b. Phân loại đề để phù hợp với đối tượng và mục đích của việc ra đề (kể cả mục đích rèn luyện kỹ năng thao tác như giải thích, chứng minh, bình luận). Khi phân loại đề, giáo viên phải căn cứ vào tình trạng đạo đức của học sinh hiện nay để có thể phân ra thành những nhóm đề phù hợp. Qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy học sinh THPT hiện nay có nhiều biểu hiện sa sút về mặt đạo đức lối sống như: không vâng lời ông bà, cha mẹ, nói dối gia đình lấy tiền la cà quán xá, vô lễ với thầy cô… Không coi trọng việc học hành, tu dìng đạo đức, có tư tưởng sống gấp rất cá nhân, ích kû. Có một béphËn học sinh hiểu rất mơ hồ về lĩnh vực chính trị- xã hội. Chẳng hạn như về chiến tranh, về lịch sử dân tộc. Có em còn cho rằng: "Đó là bịa thêm chứ không hoàn toàn là sự thật". Về nghề nghiệp các em không biết cách định hướng. Điều đáng buồn là có những học sinh sống, học tập mà không hề biết đến mục đích sống, lý tưởng sống là gì? Khi được hỏi mục đích đi học của em là gì thì nhiều em trả lời một cách rất tự nhiên rằng: "Đi học để lấy cái bằng lớp 12 "; "Đi học để sau này khỏi phải làm ruộng". Một thực tế nữa là có những học sinh không may vấp ngã thì lâm vào tình trạng bi quan chán nản, không tự mình đứng dậy
- được nên đành tặc lưỡi: "Mặc kệ… đến đâu thì đến". Đó là những biểu hiện rất nguy hại, nếu không có sự can thiệp, giúp đỡ kịp thời thì tương lai các em sẽ như thế nào? Trước thực tế đó (Trên cơ sở vấn đề mình đang quan tâm) tôi đã tiến hành phân loại được một số nhóm đề như sau: Nhóm 1: Giáo dục học sinh chăm chỉ, cần cù chống thói lười biếng, dựa dẫm. Đề 1: B.Phran klin đã nói rằng: "Lười biếng làm mòn rỉ trí tuệ và thân thể". Em hãy chứng minh. Đề 2: Em hiểu như thế nào về câu ngạn ngữ sau: "Người ở không giết thì giờ rồi thì giờ sẽ giết lại người ở không" Đề 3: Nhà văn Lỗ TÊn (Trung Quốc) đã nói rằng: "Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng" Em hãy bình luận câu nói trên. Đề 4: Ông cha ta thường nói: " Đời người có một gang tay, ai hay ngủ ngày còn một n¶ gang" Em hãy giải thích câu tục ngữ trên. Đề 5: Em hãy bình luận câu nói của V.Huy- gô: "Lười biếng là mẹ đẻ của thói ăn cắp và sự đói rét" Nhóm 2: Giáo dục tình cảm gia đình, thầy- trò, tình yêu quê hương đất nước. Đề 1: Ngạn ngữ có câu: "Chiếc áo máng mẹ ta khâu mặc vào vẫn Âm, chiếc áo dày người ta may, mặc vào vẫn lạnh". Em hiểu như thế nào về câu ngạn ngữ trên?. Đề 2: Người Nhật có câu tục ngữ: " Thói xấu nhất là buông tuồng, đức quý nhất là đạo làm con" Em hãy bình luận về điều đó. Đề 3: Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: "Con cái ngoan làm cho cha mẹ hạnh phúc, con cái hư là kẻ đào mồ chôn cha mẹ chóng" Em hãy cho biết ý kiến của mình về câu ngạn ngữ trên? Đề 4: Ông cha ta thường nói: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Quan niệm đó có còn đúng với xã hội hiện nay không?
- Đề 5: Bài thơ "Quê hương" của tác giả Đỗ Trung Quân có đoạn: "Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người" Dựa vào ý thơ trên, hãy bình luận về vai trò của quê hương, đất nước đối với đời sống tâm hồn của mỗi con người. Đề 6: Tục ngữ Việt Nam có câu: "Con hơn cha là nhà có phúc" Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên? Nhóm 3: Giáo dục lối sống lành mạnh, sống có niềm tin, mục đích lý tưởng. Đề 1: Em có suy nghĩ gì về hiện tượng đua đòi ăn chơi của một số bạn trong trường? Đề 2: Nhà thơ Tố Hữu thường căn dặn thanh niên: "Thanh niên phải biết ước mơ và hành động" Em hiểu như thế nào về lời căn dặn đó? Đề 3: Theo em, sống như thế nào là có lý tưởng? Đề 4: Em có suy nghĩ gì về những câu thơ sau: -"Trên đời này chỊt chẳng có gì là mới Nhưng sống trên đời cũng chẳng mới gì hơn" (£ xê nin) và: - "Trên đời này chỊt chẳng có gì là mới Nhưng gây dựng cuộc đời còn gian khó hơn nhiều" (Maiac«pxki) Đề 5: Một học giả đã nói rằng: "Những đam mê hỗn loạn là nguồn gốc của mọi tai họa mà người sáng suốt cần phải tránh xa" . Em hãy giải thích và bình luận ý kiến trên. Đề 6: "Có những kẻ đeo kính khi mắt còn rất tốt. Tôi gọi đó là sự học đòi ngu xuẩn". (Ban z¨c). Em có đồng ý với ý kiến trên không? Nhóm 4: Giáo dục lòng nhân từ, tính tiết kiệm, sự thận trọng, chín chắn trong mọi việc: Đề 1: Lão Tư có câu: "Ta có ba của báu cần phải giữ: Một là nhân từ, hai là tằn tiện, ba là không vội trước thiên hạ. Vì nhân từ nên mới
- mạnh, tằn tiện nên mới rộng rãi, không vội vàng nên mới đứng trước người". Em hãy giải thích và bình luận câu nói trên. Đề 2: Người Việt Nam có câu: "Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" Em hiểu như thế nào về câu nói này? Đề 3: Uèc- ban người Hungari cho rằng: "Nếu ta suy nghĩ hai lần trước khi nói, ta sẽ nói hay gấp đôi". Em hãy giải thích câu nói trên? Đề 4: Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ: "Ăn có nhai nói có nghĩ". Đề 5: Hãy bình luận và chứng minh ý kiến sau: "Sự chăm chỉ siêng năng là của báu vô giá cũng như sự thận trọng là cái bùa để giữ mình". Đề 6: Giải thích câu tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim" Nhóm 5: Giáo dục ý thức tự lập, tự chủ và sức mạnh chiến thắng bản thân. Đề 1: Có người đã cho rằng: "Trên đường vốn đã có bao nhiêu dấu chân. Vấn đề là ở chỗ mình phải mạnh dạn bước tới, tìm thấy đường đi cho riêng mình". Em hiểu như thế nào về câu nói trên? Đề 2: L.Lê-«-nèp cho rằng: "Tất cả mọi chiến thắng đều bắt đầu từ sự chiến thắng bản thân". Em hãy chứng minh Đề 3: Người Anh có câu ngạn ngữ: "Nhượng bộ không phải là bạn mình; nhận lỗi không phải là nhục nhã". Em hãy cho biết ý kiến của em về vấn đề này? Đề 4: Có người đã cho rằng: "Giữ được đạo đức trong thành công còn quan trọng hơn trong cơn hoạn nạn". Em hãy cho biết suy nghĩ của mình về vấn đề này? Đề 5: Người Nga có câu ngạn ngữ: "Sự kiềm chế là bắt đầu của lịch sự và đạo đức". Em hãy chứng minh. Nhóm 6: Giáo dục tinh thần học tập, ý thức học hái Đề 1: Ngạn ngữ có câu: "Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người" Hãy bình luận câu ngạn ngữ trên.
- Đề 2: "Cần phải coi việc học tập là điều kiện bình thường cho trí tuệ giống như người ta phải thở cho thân thể tồn tại" (S. An tô nèp) Em có suy nghĩ gì về câu nói này? Đề 3: Ông B. Fran klin đã cho rằng: "Đầu tư cho kiến thức là đầu tư sinh lợi nhiều nhất" Em hãy giải thích tại sao? Đề 4: Có ý kiến cho rằng: "Con người càng phát triển cao về trí tuệ và đạo đức, càng trở nên tự do hơn và cuộc sống càng thú vị hơn đối với họ". Em suy nghĩ như thế nào về nhận định này? Đề 5: Khổng Tử cho rằng: "Kẻ ham học hỏi thì gần được đức Trí, kẻ cố gắng làm chuyện phải gần được đức Nhân, kẻ biết xấu hổ gần được đức Dòng". Em hãy giải thích vấn đề trên? Nhóm 7: Giáo dục ý thức trân trọng quá khứ, lịch sử của cha ông Đề 1: "Đừng đánh mất quá khứ vì với quá khứ người ta xây dựng tương lai" (Fr¨ng xơ). Em hãy phát biểu ý kiến của mình về vấn đề này? Đề 2: Franklin có nói: "Những kẻ rò bỏ quá khứ thường chẳng mÂy khi thành công ở tương lai" Em hãy bình luận câu nói trên. Đề 3: Có người đã cho rằng: "Những gì đã qua đều trở nên cũ kỹ, lỗi thời, không có giá trị và chẳng đáng học tập" Em hãy cho biết ý kiến của mình về vấn đề này? Đề 4: Giải thích câu tục ngữ : "Uống nước sông nhớ mạch suối" Nhóm 8: Giáo dục tính trung thực, sự khiêm tốn… 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề (Định hướng) a. Mục đích Tìm hiểu đề là bước đầu tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận. Là bước xác định phương hướng, tìm ra một cái đích mà trong quá trình làm bài học sinh phải đạt cho được. Nói một cách rõ ràng hơn học sinh phải tìm hiểu đề để xác định đúng đắn hướng làm bài, nội dung, thể loại (kiểu bài) và phạm vi tư liệu sử dụng theo yêu cầu của người ra đề.
- Việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề thể hiện rất rõ vai trò của người thầy. Sách dàn bài tập làm văn 10 có viết: "Có những đề mới trông qua cứ tưởng là khó, song nếu thầy giáo biªt khơi gợi, giải thích cho học sinh hiểu được, đồng thời biết yêu cầu vừa phải đối với học sinh thì từ những nhận thức và năng lực đầu tiên còn nhỏ bé, học sinh có thể nhanh chóng và phấn khởi vươn lên trình độ cao hơn" Những đề văn nghị luận xã hội đặc biệt là đề bài đề cập đến vấn đề đạo đức thường được diễn đạt dưới những cách nói bóng bẩy, hình ảnh. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho học sinh. Nhưng nếu có sự gợi ý, hướng dẫn của thầy cô trong quá trình tìm hiểu đề thì chắc chắn các em sẽ tự nhận thức rồi suy ngẫm để nói lên được tâm tư nguyện vọng của mình. b. Hướng dẫn cụ thể để học sinh tìm hiểu đề. Thứ nhất: Cần hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu nội dung, đây là yêu cầu khó xác định nhất. Thực chất của yêu cầu này là học sinh phải xác định cho được mình phải viết cái gì trong bài văn. Chẳng hạn với đề bài: "Thanh niên phải biết ước mơ và hành động" thì định hướng về nội dung là: Bàn về phương hướng sống của thế hệ trẻ: Phải biết ước mơ và hành động. Muốn xác định được yêu cầu về mặt nội dung, người viết có thể dựa vào mặt ngôn ngữ của đề như những từ ngữ quan trọng, những hình ảnh hoặc sử dụng từ ngữ một cách hình ảnh để tìm hiểu nghĩa đen của chúng. Chẳng hạn: Đề 1: Em hãy bình luận câu tục ngữ : "Có chí thì nên" Những từ cần chú ý là: Từ "Chí" nói lên lòng quyết tâm, sự kiên trì. Từ "Nên" nói về sự thắng lợi, thành công có được. Từ đó rót ra nội dung của đề là: Yêu cầu bàn về bản lĩnh sống nếu kiên trì, quyết tâm thì sẽ thắng lợi, thành công. Đề 2: Em hãy giải thích câu tục ngữ : "Uống nước sông nhớ mạch suối" Sông hình thành từ nhiều con suối, do đó uống nước sông (Hưởng thụ thành quả) cần nhớ tới nguồn cội ( Người làm ra thành quả đó). Yêu cầu nội dung của đề: Bàn về vấn đề tư tưởng, đạo lý đó là lòng biết ơn những người đã làm nên thành quả cho mình hưởng thụ. Đề 3: Hãy giải thích câu tục ngữ: "Ăn như thuyền chở mã Làm như ¶ chơi trăng" Xác định nội dung của đề thông qua lối so sánh trực tiếp:
- - Ăn như thuyền chở mã: ăn khỏe - Làm như ¶ (chị) chơi trăng: Làm thì nhởn nhơ, không hiệu quả Do đó yêu cầu nội dung cần phê phán thói lười biếng siêng ăn, nhác làm. Thứ hai: Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu về mặt hình thức. Đây thực chất là định hướng về phương pháp làm bài, thể loại làm bài. Thông thường thì yêu cầu này thường được diễn đạt bằng những từ ngữ cụ thể như: Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích nhưng cũng có thể được thể hiện ở các dạng khác như : hãy làm sáng tỏ, hãy minh họa (kiểu bài chứng minh); Em hiểu như thế nào? Tại sao lại nói như vậy? Thế nào là? (kiểu bài giải thích); Hãy cho biết ý kiến? Y kiến của en như thế nào? Em có suy nghĩ gì?...(kiểu bài bình luận)…Có một số trường hợp yêu cầu thể loại bị giấu kín (để chìm). Chẳng hạn như: Đề 1: Tác hại của thuốc lá Đề 2: Không thầy đố mày làm nên Những đề này khó khuôn vào một thao tác nghị luận cụ thể, người viết cần phải sử dụng hỗn hợp các thao tác, chủ yếu là giải thích, chứng minh và bình luận. Có những đề yêu cầu nội dung đã rõ nhưng không thuộc các kiểu bài nghị luận đã học. Ví dụ: "So sánh mối quan hệ thầy- trò ở thời phong kiến và thời hiện đại". So sánh là một thao tác của tư duy logic nhằm chỉ ra những nét giống và khác nhau của sự vật hiện tượng thông qua nh÷ng tiêu chí so sánh cụ thể. Trong văn nghị luận kiểu bài này hàm chứa các thao tác : giải thích, đối chiếu, liên hệ, chứng minh, bình luận. Những dạng đề trên rất cần sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên, nếu không học sinh sẽ khó nắm bắt dẫn đến xác định sai phương pháp làm bài. Thứ ba: Hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu tài liệu (Còn gọi là phạm vi dẫn chứng). Đa số các đề văn nghị luận xã hội không thể hiện rõ yêu cầu này. Do đó việc lấy dẫn chứng không bị bó hẹp, có thể lấy bất kỳ dẫn chứng nào trong đời sống. Chẳng hạn: Đề 1: Giải thích câu tục ngữ "Chí thấy sóng cả mà ngã tay chèo" Phạm vi tài liệu: Dẫn chứng trong đời sống. Đề 2: "Cách sử dụng thời gian rỗi là thước đo chân chính sự giàu có của con người" (K. Marx) Em có suy nghĩ gì về câu nói trên? Phạm vi tài liệu: Dẫn chứng trong đời sống thực tế.
- Tất nhiên vẫn có những đề nêu rõ yêu cầu này. Chẳng hạn : Đề 1: Từ thực tế học tập, tu dưỡng của bản thân em hãy chứng minh rằng: "Không thầy đố mày làm nên" Phạm vi tài liệu: Từ thực tế học tập, tu dưỡng của bản thân. Đề 2: Hãy nói lên ý kiến của em về tình trạng học sinh bỏ giờ, trốn tiết ở trường em Phạm vi tài liệu: Dẫn chứng từ trường học của mình. Đề 3: Qua những hiểu biết về thực tế và lịch sử, em hãy chứng minh: "Chiến tranh đã gây nên và để lại những hậu quả hết sức nặng nề và thảm khốc" Phạm vi tài liệu: Dẫn chứng từ thực tế và lịch sử trong và ngoài nước. Trong ba nội dung trên thì việc hướng dẫn cho học sinh xác định yêu cầu về mặt nội dung là quan trọng nhất. Vì yêu cầu này khó xác định, nếu không hướng dẫn, khơi gợi thì học sinh dễ phạm lỗi viết lan man, không tập trung hoặc lạc đề. Đồng thời đây cũng là cơ hội để giáo viên thực hiện được một phần nào đó mục đích của việc ra đề là tập trung vào giáo dục đạo đức học sinh bởi định hướng để học sinh tự nhận thức cũng là một khâu của quá trình giáo dục. III. về việc chÂm, trả bài. Đây là dịp tốt nhất để chúng ta nắm được đời sống tâm lý, cách nhìn nhận của học sinh về các vấn đề xã hội và những bộc lộ thuộc về cá tính hay đạo đức của từng em để từ đó có phương pháp, biện pháp giáo dục thích hợp. 1. Chấm bài: Ngoài việc đánh giá chất lượng và chữa những sai phạm trong bài làm của học sinh theo yêu cầu của công tác giảng dạy Văn, Giáo viên cần chú trọng đến việc phát hiện, phân loại bài làm của học sinh để có hướng giáo dục phù hợp. Cụ thể: a. Phân loại bài làm về mặt hình thức: (Bố cục, kết cấu, chữ viết, cách dùng từ, diễn đạt…) thành các loại sau: - Bài làm có hình thức tốt - Bài làm có hình thức trung bình
- - Bài làm chưa đạt yêu cầu về hình thức. b. Phân loại bài làm về mặt nội dung: - Bài làm đảm bảo yêu cầu nội dung, có thiên hướng tích cực - Bài làm thể hiện rõ cá tính hoặc bộc lộ những tâm sự thầm kín của các nhân học sinh. - Bài làm chưa đạt về nội dung hoặc thể hiện những nhận thức sai lầm. Khi ra đề văn Giáo viên nên thể hiện dụng ý của mình. Chẳng hạn trong lớp học sinh có hiện tượng bỏ học, bỏ giờ, cần phải tìm hiểu nguyên nhân. Nếu ra đề văn đề cập đến vấn đề đó khi chÂm bài chóng ta sẽ nắm bắt được nguyên nhân hoặc ít ra cũng có thể tìm hiểu được tâm tư tình cảm của đối tượng về vấn đề mà giáo viên đang quan tâm. ¥ lớp 11C khóa học 2002-2005 Trường THPT Lê Văn Linh khi tôi ra đề văn "Suy nghĩ của em về nghề nghiệp tương lai", em Lê Ngọc TÊn- một học sinh cá biệt, hay bỏ giờ đã viết: "Em rất thích trở thành bác sü thú y để chữa bệnh cho những con vật. Nhưng đã muộn mất rồi. Em đành để cho mình trượt dài, trượt mãi sang thế giới bên kia" Đây là bài viết thể hiện tâm lý bi quan, chán nản, tuyệt vọng do có những nhận thức sai lầm. Nếu không kịp thời phát hiện "Chữa trị" thì hậu quả sẽ khôn lường. Như vậy việc phân loại bài làm nhất là về phương diện nội dung có thể nói là việc làm hữu ích vì thực chất cũng chính là sư phân loại đối tượng học sinh để tìm ra các đối tượng cần quan tâm giúp đỡ, giáo dục. Một vấn đề nữa là khi chấm bài làm văn Nghị luận xã hội, Giáo viên nên chú ý đánh giá những bài làm thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm đúng đắn, chân thật. Có thể bài làm đó có những điểm chưa đạt về hình thức nhưng rất cần trân trọng những nhận thức đúng đắn và tình cảm chân thật của các em. Nếu vì lỗi hình thức mà cho điểm kém thì chưa chắc đã là một biện pháp giáo dục hay. Mặc dù việc cho điểm bài làm văn của học sinh hiện nay còn nhiều điều đáng bàn nhưng theo tôi khi chấm điểm ta nên đặt ra những yêu cầu nhất định cả về nội dung và hình thức đối với bài làm của học sinh. Thực hiện đúng yêu cầu đó thì cho điểm 10. Không thực hiện được bao nhiêu % thì trừ đi. Như nhà giáo Đỗ Kim Hồi đã nói: "Nên xuất phát từ điểm 10 để suy ra điểm 5, chứ không nên từ điỈm 5 để suy ngược mãi lên điểm 10". Việc cho điểm không phải là cách để cải thiện chất lượng học văn cũng như đạo đức học sinh. Nhưng chúng ta phải cho điểm để làm sao lần sau học sinh vẫn mạnh dạn viết ra được những điều các em đã nghĩ, đã nhận thức.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường học trong công tác giáo dục đạo đức học sinh
21 p | 1507 | 251
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS
12 p | 2095 | 197
-
SKKN: Giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
18 p | 1194 | 178
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường THPT Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
27 p | 441 | 81
-
SKKN: Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh “chưa ngoan” ở lớp 5
17 p | 764 | 69
-
SKKN: Giáo dục đạo đức cho đội viên nhi đồng trong trường Tiểu học
22 p | 402 | 46
-
SKKN: Giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT
42 p | 531 | 43
-
SKKN: Một số phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS
21 p | 416 | 41
-
SKKN: Tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
47 p | 526 | 41
-
SKKN: Một vài giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT số 3 Văn Bàn
20 p | 201 | 29
-
SKKN: Biện pháp quản lí của gia đình – Nhà trường – xã hội nhằm tăng cường giáo dục đạo đức học sinh
36 p | 79 | 21
-
SKKN: Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh
10 p | 134 | 18
-
SKKN: Một vài giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT số 1 Văn Bàn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai
26 p | 107 | 18
-
SKKN: Một số giải pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT số 2 Sa Pa
22 p | 143 | 15
-
SKKN: Quản lý đạo đức học sinh ở trường THPT
22 p | 88 | 13
-
SKKN: Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh - Trần Văn Lý
22 p | 105 | 9
-
SKKN: Biện pháp để quản lý và giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả
7 p | 110 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn