BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
<br />
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:<br />
<br />
Điều 23 Luật giáo dục Việt Nam ghi rõ: “ Mục tiêu của giáo dục phổ <br />
thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm <br />
mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã <br />
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh <br />
tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ <br />
tổ quốc.” <br />
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị <br />
quyết số 29NQ/TW) với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào <br />
tạo cũng xác định mục tiêu cụ thể của giáo dục Việt Nam là : “ Nâng cao chất <br />
lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, <br />
lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức <br />
vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt <br />
đời.”<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “ Người có tài mà không có đức là người <br />
vô dụng, người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” <br />
Có thể khẳng định công tác giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm quan <br />
trọng hàng đầu trong công tác giáo dục của các trường phổ thông. Tuy nhiên <br />
trong những năm gần đây, quá trình hội nhập toàn cầu, sự bùng nổ của công <br />
nghệ thông tin đã và đang tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế, xã hội của nước <br />
ta phát triển mạnh mẽ. Mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng không <br />
nhỏ đến mọi mặt đời sống xã hội của Việt Nam, nhiều vấn đề tiêu cực đã nảy <br />
sinh: bản sắc văn hóa bị đe dọa, hiện tượng xói mòn và băng hoại đạo đức của <br />
một bộ phận giới trẻ, trong các nhà trường phổ thông tình trạng học sinh vi <br />
phạm đạo đức ngày càng có chiều hướng gia tăng... Tình trạng bạo lực học <br />
1<br />
đường, vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ, bỏ học trốn tiết, nghiện <br />
game, thậm chí bỏ nhà, sống thử.. khá phổ biến, đã trở thành vấn đề nhức nhối <br />
không chỉ của những người làm công tác giáo dục mà còn là của toàn xã hội.<br />
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần tích cực vào công tác <br />
giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, qua thực tiễn công tác <br />
quản lý và giảng dạy học sinh ở trường THPT Mỹ Lộc, tôi nhận thấy việc nắm <br />
rõ thực trạng , nguyên nhân và đề ra những biện pháp về công tác giáo giáo dục <br />
đạo đức cho học sinh THPT Mỹ Lộc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của <br />
người cán bộ quản lý. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài “ thực trạng và giải <br />
pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT <br />
Mỹ Lộc”<br />
<br />
<br />
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP: <br />
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: <br />
Sự nghiệp “ trồng người” thiêng liêng và cao quý luôn luôn được Đảng và <br />
Nhà nước ta quan tâm chăm sóc. Không thể kể hết các công trình nghiên cứu, các <br />
bài tiểu luận, các sáng kiến kinh nghiệm.... đề cập tới các biện pháp giáo dục <br />
đạo đức học sinh. Hầu hết các tác giả đã đề cập tới các phương pháp giáo dục <br />
đạo đức học sinh khoa học, tuy nhiên những phương pháp đó chưa thực sự phù <br />
hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế tại trường THPT Mỹ Lộc. <br />
Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế tại trường THPT Mỹ Lộc: trong nhiều <br />
năm qua công tác giáo dục đạo đức học sinh luôn được nhà trường quan tâm, tuy <br />
nhiên do những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, do những biến động về <br />
tâm sinh lý tuổi mới lớn của học sinh, công tác giáo dục đạo đức học sinh vẫn <br />
còn những tồn tại cần khắc phục. Là nhà quản lí giáo dục, bản thân tôi nhận <br />
thấy cần phải có những giải pháp cụ thể phù hợp với môi trường sư phạm <br />
<br />
2<br />
THPT Mỹ Lộc để công tác giáo dục đạo đức học sinh ngày càng đạt hiệu quả <br />
cao hơn. <br />
<br />
<br />
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:<br />
* Đối tượ ng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: <br />
Nghiên cứu thực tr ạng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo <br />
dục đạo đức học sinh tại tr ường THPT M ỹ L ộc <br />
*Mục đích nghiên cứu của đề tài<br />
Đánh giá được thực trạng của c ông tác giáo d ục đạo đức học sinh ở <br />
trườ ng THPT Mỹ Lộc, thông qua đó đề ra biện ph áp giáo đạo đức học sinh <br />
một cách có hiệu quả gi úp cho các em tr ở thành những người công dân tốt.<br />
*Phươ ng pháp nghiên cứu<br />
Để phục vụ cho đề tài trên chúng tôi đã tiến hành các phươ ng pháp <br />
nghiên cứu cơ bản sau:<br />
Phươ ng pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết<br />
Phươ ng pháp quan sát khoa học <br />
Phươ ng pháp điều tra, tổng h ợp và phân loại<br />
Phươ ng pháp thực nghiệm khoa h ọc<br />
* Thời gian th ực hi ện đề tài: từ năm học 2010 đế n năm học 2016.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Chương I<br />
NHỮNG KHÁI LUẬN CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠO ĐỨC<br />
1. Một số khái niệm chung<br />
1.1. Khái niệm đạo đức<br />
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: đạo đức là một từ Hán Việt, được <br />
dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. <br />
Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một <br />
người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về <br />
đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.<br />
Trong tâm lý học, đạo đức có thể được định nghĩa theo các khía cạnh sau:<br />
Nghĩa hẹp: "Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui <br />
tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi <br />
của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ <br />
xã hội trong quan hệ cá nhân cá nhân và quan hệ cá nhân xã hội ".<br />
Nghĩa rộng: Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự <br />
giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, <br />
với tự nhiên và với cả bản thân mình.<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Nghĩa rộng hơn: Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm <br />
điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã <br />
hội và quan hệ với tự nhiên.<br />
Theo từ điển Tiếng việt của Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng <br />
2002: “Đạo đức là những nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, qui định <br />
hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội”, “là phẩm chất <br />
tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những chuẩn mực đạo đức mà có”.<br />
Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó <br />
thuộc về vấn đề tốtxấu, hơn nữa xem như l à đúngsai, được sử dụng trong 3 <br />
phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc <br />
còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân <br />
văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.<br />
Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui <br />
tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với <br />
nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai <br />
chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của <br />
dư luận xã hội.<br />
1.2. Giáo dục đạo đức cho học sinh .<br />
Giáo dục đạo đức cho học sinh là giáo dục lòng trung thành đối với Đảng, <br />
hiếu với Dân, yêu quê hương đất nước, có lòng vị tha, nhân ái, cần cù liêm khiết <br />
và chính trực. Đó là đạo đức xã hội chủ nghĩa là đạo đức của cá nhân, tập thể và <br />
chủ nghĩa nhân đạo mang tính chân thực tích cực, khác với đạo đức vị kỷ, cá <br />
nhân. Giáo dục đạo đức học sinh gắn chặt với giáo dục tư tưởng chính trị, giáo <br />
dục truyền thống và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục pháp luật nhà <br />
nước xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng <br />
đắn trước vấn đề của xã hội,…. giúp cho các em có khả năng tự kiểm soát được <br />
<br />
5<br />
hành vi của bản thân một cách tự giác, có khả năng chống lại những biểu hiện <br />
lệch lạc về lối sống.<br />
1.3. Vai trò của giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường<br />
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách rất sâu sắc kinh nghiệm về giáo <br />
dục "Tiên học lễ, hậu học văn ", "Lễ " ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội <br />
và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, với phương châm " Dạy <br />
người, dạy chữ, dạy nghề " cũng thể hiện rõ vai trò của hoạt động giáo dục đạo <br />
đức học sinh trong nhà trường. Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú <br />
trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu <br />
thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống <br />
xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”. Ngoài ra, Chủ <br />
tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói " Có tài không có đức chỉ là người vô dụng. <br />
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ". Bởi vậy, giáo dục đạo đức <br />
học sinh trong trường học có vai trò hết sức quan trọng. Nó góp phần đào tạo, <br />
bồi dưỡng, rèn luyện các em, để các em trở thành người có nhân cách, vừa có <br />
đức vừa có tài đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại <br />
hoá, hội nhập quốc tế của đất nước và đó cũng chính là nhiệm vụ hàng đầu của <br />
thanh niên, học sinh trong giai đoạn hiện nay<br />
2. Quan điểm của MácLênin về đạo đức<br />
Trước Mác – Lê Nin, đã có nhiều quan điểm, tư tưởng khác nhau về đạo <br />
đức. Những tư tưởng về đạo đức học đã xuất hiện khá sớm trong triết học của <br />
Ấn Độ, Trung Quốc và Hi Lạp cổ đại. Tuy nhiên phải đến với triết học Mác – <br />
Lê nin thì những khái niệm về đạo đức mới khá đầy đủ và biện chứng. Theo <br />
quan điểm của của triết học biện chứng đạo đức là một hình thái ý thức xã hội <br />
phản ánh tồn tại xã hội, phán ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội, sự phát <br />
sinh và phát triển của đạo đức, xét đến cùng là một quá trình do sự phát triển của <br />
<br />
6<br />
phương thức sản xuất quyết định. Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành <br />
vi của con người. Loài người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành <br />
vi con người: phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức…Đối với đạo <br />
đức, sự đánh giá hành vi con người theo khuôn khép chuẩn mực và qui tắc đạo <br />
đức biểu hiện thành những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa <br />
và phi nghĩa. Bất kỳ trong thời đại lịch sử nào, người ta cũng đều được đánh giá <br />
như vậy. Các khái niệm thiện ác, khuôn khép và qui tắc hành vi của con người <br />
thay đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác.<br />
3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức<br />
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người <br />
cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách <br />
mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm <br />
vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người <br />
viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. <br />
Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, <br />
không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.<br />
Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng <br />
lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt <br />
hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt <br />
đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng Có tài mà không có đức là <br />
người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó . Cho nên, <br />
đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách <br />
mạng.<br />
Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách <br />
mạng Việt Nam gồm những điểm sau: Trung với nước hiếu với dân; yêu thương <br />
con người; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng.<br />
<br />
7<br />
4. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục đạo đức học sinh<br />
4.1.Chủ trương của Đảng<br />
Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư <br />
tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc giáo dục tư <br />
tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học...”.<br />
Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã xác định: <br />
"Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo là nhằm xây dựng con <br />
người mới và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa <br />
xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; <br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa <br />
của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng <br />
của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích <br />
cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy <br />
sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức <br />
kỷ luật, có sức khỏe, là những người kế thừa và xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa <br />
"hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ ".<br />
Đại hội Đảng lần thứ XI đã định hướng phát triển, nâng cao chất lượng <br />
nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố <br />
quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện <br />
nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương <br />
trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào <br />
tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo <br />
đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề <br />
đáp ứng yêu cầu của đất nước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết <br />
hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, <br />
tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.<br />
<br />
8<br />
Ngoài ra, Nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: Giáo <br />
dục thế hệ trẻ yêu quê hương, tổ quốc xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô <br />
sản, ý thức làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao <br />
động, yêu khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính <br />
thật thà, khiêm tốn, dũng cảm,…<br />
4.2.Chủ trương của Nhà nước<br />
Chỉ thị 3131 về nhiệm vụ trọng tâm năm học 20152016 của giáo dục <br />
mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên nêu rõ: tiếp tục triển <br />
khai thực hiện tốt, có hiệu quả Chỉ thị số 03CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp <br />
tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo <br />
dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho đội ngũ <br />
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối <br />
sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh gắn với việc <br />
đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành thành hoạt <br />
động thường xuyên trong mỗi đơn vị, cơ sở giáo dục.<br />
Ngoài ra, theo thông tư số 13/2012/TTBGDĐT ban hành quy định về tiêu <br />
chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường <br />
trung học phổ thông có nhiều cấp học, đưa ra tiêu chuẩn về hoạt động giáo dục <br />
học sinh như sau: Giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ra <br />
quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng ứng phó, <br />
kiềm chế, kỹ năng hợp tác và kỹ năng làm việc theo nhóm cho học sinh; Giáo <br />
dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua giáo dục ý thức chấp hành <br />
luật giao thông, cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai <br />
nạn thương tích khác, thông qua việc thực hiện các quy định về cách ứng xử có <br />
văn hóa, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau; Giáo dục và tư vấn về sức khỏe, <br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
thể chất và tinh thần, giáo dục về giới tính, tình yêu, hôn nhân, gia đình phù hợp <br />
với tâm lý lứa tuổi học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chương II<br />
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH<br />
TẠI TRƯỜNG THPT MỸ LỘC <br />
<br />
<br />
1. Đặc điểm tình hình nhà trường <br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Trường THPT Mỹ Lộc được thành lập năm 1972 tại thôn Vạn Đồn, xã <br />
Mỹ Hưng, phía Nam ga Đặng Xá thuộc Km số 6 quốc lộ 21A, với 6 phòng học <br />
tranh tre. Năm học 19731974 mang tên Trường cấp 3 thành phố Nam Định. <br />
Đến năm học 1976 1977 ,vở thời điểm sát nhập 2 tỉnh Nam Hà, Ninh Bình vào <br />
thành tỉnh Hà Nam Ninh, xã Mỹ Hưng cùng một số xã thuộc ngoại thành Nam <br />
Định chuyển cắt về huyện Bình Lục nên trường đổi tên thành Trường cấp 3 C <br />
Bình Lục.Trong suốt thời gian từ khi thành lập đến trước năm 1995, trường gặp <br />
khó khăn về mọi mặt: cơ sở vật chất nhà trường có cải thiện nhưng chậm, từ <br />
tranh tre lá nứa chuyển dần sang làm nhà cấp 4 và 1 dãy phòng học mái bằng với <br />
quy mô 15 lớp.<br />
Với sự cố gắng của BGH nhà trường, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo <br />
Tỉnh, Huyện, Sở GD& ĐT, trường được chuyển sang xây dựng ở địa điểm mới <br />
tại Km số 5 xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc và đi vào hoạt động từ tháng 11 năm <br />
1995. Đó là vị trí nhà trường hiện nay. Khi đó cơ sở vật chất của nhà trường <br />
gồm có: 10 phòng học cao tầng mới xây, 2 phòng cấp 4 xây mới và 1 dãy nhà <br />
cấp 4 cũ của công ty Dược Huyện Bình lục còn để lại làm phòng học và phòng <br />
hiệu bộ của nhà trường. Khi ra vị trí mới CSVC của nhà trường được cải thiện <br />
từ bàn ghế đến các phương tiện làm việc, các trang thiết bị phục vụ dạy và học <br />
và các hoạt động . Giáo viên, phụ huynh học sinh yên tâm phấn khởi, địa điểm <br />
bên đường quốc lộ thuận tiện hơn so với địa điểm cũ nên thu hút được học sinh <br />
và GV yên tâm giảng dạy , học tập. Tháng 4 năm 1997, thực hiện Nghị Định <br />
của chính phủ về việc tách tỉnh Nam Hà thành 2 tỉnh Nam Định, Hà Nam, huyện <br />
Mỹ Lộc được tái lập sau hơn 30 năm chia tách, nhà trường được đổi tên từ <br />
THPT C Bình Lục thành THPT Mỹ Lộc. <br />
2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh tại trường THPT Mỹ <br />
<br />
<br />
11<br />
Lộc<br />
2.1. Những kết quả đã đạt được<br />
Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng <br />
lên về mọi mặt và đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Chất lượng trí <br />
dục và đức dục đều tăng, tỷ lệ học sinh lớp 12 tốt nghiệp hàng năm đều đạt <br />
97% đến 100%, số học sinh đạt hạnh kiểm Tốt, Khá chiếm tỷ lệ cao<br />
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả rèn luyện Đức dục và <br />
Trí dục của học sinh từ năm học 2010 2011 đến năm học 20142015, kết quả <br />
được thể hiện qua các bảng thống kê sau: <br />
Bảng tổng hợp kết quả Đức dục từ năm 20102015<br />
<br />
XL Tốt XL Khá XL TB XL Yếu<br />
Năm học Tổng số HS T.S T.S T.S<br />
% % % T.Số %<br />
ố ố ố<br />
2010 2011 1319 1008 76,4 259 19,6 50 3,7 2 0,2<br />
2011 2012 1312 1085 82,7 200 15,2 25 1,9 2 0,2<br />
2012 2013 1319 1112 84,3 177 13,4 27 2,0 3 0,2<br />
20132014 1306 1118 85,6 148 11,3 35 2,7 5 0,4<br />
87,1<br />
20142015 1259 1097 141 11,2 18 1,43 3 0,24<br />
3<br />
<br />
<br />
Bảng tổng hợp kết quả Trí dục từ năm 20102015<br />
<br />
XL Giỏi XL Khá XL TB XL Yếu XL Kém<br />
Tổng số<br />
Năm học T.S<br />
HS T.Số % T.Số % T.Số % T.Số % %<br />
ố<br />
2010 2011 1307 43 3,3 664 50,8 533 40,8 67 5,1 0 0<br />
2011 2012 1312 44 3,4 605 46,3 583 44,4 72 5,5 2 0,2<br />
2012 2013 1319 55 4,2 681 51,6 481 36,5 93 7,1 0 0<br />
20132014 1306 90 6,9 704 53,9 429 32,8 82 6,2 02 0,2<br />
20142015 1259 106 8,42 798 63,38 284 22,56 67 5,32 04 0,32<br />
<br />
<br />
12<br />
Nguyên nhân đạt được kết quả:<br />
Có được những kết quả trên do nhiều nguyên nhân. Có thể kể tới các <br />
nguyên nhâncơbảnsau: <br />
Từ khi thành lập đến nay, trường THPT Mỹ Lộc luôn nhận được sự quan <br />
tâm chỉ đạo của Sở GD và ĐT Nam Định, Huyện Ủy, UBND huyện Mỹ Lộc, <br />
chính quyền địa phương, sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể, nhất là <br />
sự giúp đỡ của Phòng Tư pháp, Công an huyện Mỹ Lộc, xã Mỹ Hưng về công <br />
tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về pháp luật, đạo đức học sinh.<br />
Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên nhà trường luôn tâm huyết, gắn bó, nhiệt <br />
tình với công việc. Năm học 2015 2016 trường có tổng số 80 cán bộ, giáo viên <br />
và công nhân viên, tất cả đều đạt chuẩn và trên chuẩn về đào tạo. Đa số giáo <br />
viên nhà trường, nhất là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm luôn nhiệt tình, giàu lương <br />
tâm trách nhiệm, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo học sinh<br />
Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng phát triển khang trang hơn, đáp ứng <br />
tốt cho công tác dạy và học. Hiện tại nhà trường có 4 khu nhà cao tầng, 2 khu <br />
nhà học văn hóa của học sinh gồm 30 phòng, 1 khu nhà học chức năng gồm các <br />
phòng học bộ môn như Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ, Thư viện..., 1 khu nhà <br />
Hiệu bộ. Khuôn viên nhà trường rộng rãi, thoáng mát với tổng diện tích trên <br />
22.000 m2, hệ thống cây xanh đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp.<br />
Công tác giáo dục đạo đức học sinh luôn được nhà trường quan tâm. Đa <br />
phần các em học sinh trường THPT Mỹ Lộc có hạnh kiểm tốt, chăm ngoan, có <br />
động cơ và thái độ học tập đúng đắn, có ý thức vươn lên trong học tập và rèn <br />
luyện<br />
2.2. Những hạn chế và tồn tại: <br />
Bên cạnh những thành tích trên, công tác giáo dục đạo đức học sinh còn <br />
gặp nhiều khó khăn, hạn chế, hiện tượng học sinh có những hành vi vi phạm <br />
<br />
13<br />
đạo đức còn khá phổ biến. Để phục vụ cho đề tài, chúng tôi đã tiến hành tổng <br />
hợp những hành vi vi phạm đạo đức tiêu biểu của học sinh trường THPT Mỹ <br />
Lộc trong 3 năm học gần đây nhất. Kết quả như sau: <br />
<br />
<br />
Bảng tổng hợp vi phạm đạo đức của học sinh<br />
Năm học Năm học Năm học<br />
<br />
Hành vi<br />
20122013 20132014 20142015<br />
S vi phạm ĐĐ<br />
Lượt Lượt Lượt<br />
<br />
TT<br />
của HS Vi Tỷ lệ Vi Tỷ lệ Vi Tỷ lệ <br />
phạm % phạ % phạm %<br />
m<br />
1 Bỏ giờ trốn tiết 31 2.37 37 2.93 42 3.44<br />
2 Đi học muộn 250 19.1 286 22.7 301 24.7<br />
3 Vi phạm luật AT giao thông 42 3.2 53 4.2 55 4.5<br />
4 Vi phạm luật PCTH thuốc lá 12 0.9 16 1.3 15 1.2<br />
5 Xích mích, gây rối trật tự 8 0.6 7 0.5 11 0.9<br />
6 Vô lễ với GV, CB, CNV 0 0 1 0.07 2 0.2<br />
7 Hủy hoại tài sản, CSVC tập 0 0 1 0,07 1 0,8<br />
thể<br />
Tổng hợp 343 26,3 401 31,9 427 35,0<br />
<br />
<br />
Nhìn vào bảng tổng hợp trên có thể thấy bên cạnh những thuận lợi, công <br />
tác giáo dục đạo đức học sinh cũng còn nhiều hạn chế và tồn tại: <br />
Vẫn còn một bộ phận học sinh chưa chấp hành nghiêm túc những quy <br />
định của pháp luật, nội quy trường lớp, ý thức học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo <br />
đức còn yếu. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Vẫn còn hiện tượng học sinh vi phạm luật An toàn giao thông như không <br />
đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện, hoặc đi xe mô tô tới <br />
trường<br />
<br />
<br />
Vẫn còn một số học sinh nam vi phạm luật phòng chống tác hại của <br />
thuốc lá<br />
Một số học sinh cá biệt thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp, đã <br />
giáo dục nhắc nhở nhiều lần vẫn không thay đổi. <br />
Hiện tượng học sinh tham gia tụ tập xích mích, gây rối trật tự an ninh, <br />
bạo lực học đường vẫn tồn tại<br />
Nguyên nhân của những tồn tại trên: <br />
Để tìm hiểu những nguyên nhân tác động đến quá trình tu dưỡng rèn luyện <br />
đạo đức của học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra ý kiến của 300 <br />
người: gồm CB, GV, CNV, Phụ huynh học sinh và học sinh. Kết quả như sau: <br />
Số<br />
STT Các nguyên nhân ý Tỷ lệ Xếp <br />
kiến % thứ<br />
1 Ảnh hưởng của môi trường xã hội 254 84.6 2<br />
2 Do đặc điểm tâm lý tuổi mới lớn 272 90.6 1<br />
3 Giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự quan tâm 55 18.3 7<br />
HS<br />
4 Ảnh hưởng tiêu cực từ gia đình 67 22.3 6<br />
5 Việc đánh giá, khen thưởng và kỷ luật chưa 102 34 3<br />
kịp thời<br />
6 Sự phối hợp giữa nhà trườnggia đình xã 94 31.3 4<br />
hội chưa chặt chẽ<br />
7 Biện pháp quản lí, giáo dục đạo đức của 83 27.6 5<br />
nhà trường chưa thực sự hiệu quả<br />
<br />
15<br />
Những hạn chế, tồn tại trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách <br />
quan. Có thể kể đến các nguyên nhân cơ bản sau: <br />
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường kéo theo những mặt trái của <br />
xã hội đã và đang len lỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống, nhân cách của học <br />
sinh<br />
Trường THPT Mỹ Lộc nằm trên địa bàn khá phức tạp: trường đóng trên địa bàn <br />
xã Mỹ Hưng, nằm trên trục quốc lộ 21A đường Nam Định Hà Nội, cạnh Công <br />
ty Cổ phần Daum & Jung an, xung quanh nhiều tụ điểm hàng quán ảnh hưởng <br />
trực tiếp đến lối sống, đạo đức của học sinh nhà trường ( cạnh ngay cổng <br />
trường là 2 quán nước nơi thường xuyên trở thành tụ điểm cho những học sinh <br />
cá biệt , trong phạm vi bán kính 200m có tới 2 quán kinh doanh internet – nơi tụ <br />
tập của những học sinh bỏ giờ, trốn tiết. ngay sát bên trái cổng trường là những <br />
nhà dân mở dịch vụ trông giữ xe cho học sinh trái phép….) <br />
Về phía gia đình học sinh, trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, trong những năm gần <br />
đây do sự phát triển của kinh tế thị trường, nhiều làng nghề đã phát triển mạnh <br />
mẽ như khu làng nghề may mặc của xã Mỹ Thắng…Nhiều gia đình mải làm ăn, <br />
thiếu sự quan tâm chăm sóc đến công việc học tập, rèn luyện đạo đức của học <br />
sinh, thái độ buông xuôi bất lực trước thói hư tật xấu của 1 số cha mẹ. tư tưởng <br />
“ trăm sự nhờ thầy” của một số phụ huynh học sinh khiến cho công tác giáo dục <br />
đạo đức học sinh của nhà trường gặp không ít khó khăn, trở ngại. <br />
Về phía nhà trường: một số giáo viên chủ nhiệm trẻ thiếu kinh nghiệm quản <br />
lí, giáo dục đạo đức học sinh; một số giáo viên bộ môn chưa coi công tác giáo <br />
dục đạo đức là nhiệm vụ: chỉ chú trọng dạy chữ , chưa quan tâm dạy người.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Đặc điểm tâm sinh lý: các em học sinh còn hiếu động, thích khẳng định mình, <br />
đặc điểm“ già trẻ con non người lớn”, việc thiếu kỹ năng sống cơ bản cũng là <br />
nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến đạo đức học sinh <br />
Sự phối hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội đôi lúc còn lỏng lẻo, chưa có <br />
sự phối hợp chặt chẽ. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chương III<br />
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC <br />
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT MỸ LỘC<br />
Khi đề cập đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, các nhà nghiên thường <br />
nhắc đến các phương pháp cơ bản sau: <br />
Phương pháp thuyết phục: Là những phương pháp tác động vào lý trí, <br />
tình cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức, phương pháp này <br />
gồm các nội dung sau:<br />
Giảng về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công dân <br />
cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ…<br />
Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể <br />
chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, <br />
nêu gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường.<br />
Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên <br />
những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt <br />
chưa tốt.<br />
Phương pháp rèn luyện: Là những phương pháp tổ chức cho học sinh <br />
hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được <br />
nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế:<br />
17<br />
Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà <br />
trường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập <br />
thể.<br />
<br />
Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là <br />
biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích <br />
bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có <br />
đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên <br />
học sinh tham gia tốt phong trào này.<br />
Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt <br />
động có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt <br />
động của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư tật xấu nào đó <br />
bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt động mới bổ ích, lôi kéo trẻ <br />
ra ngoài những tác động có hại.<br />
Phương pháp thúc đẩy: Là phương pháp dùng những tác động có tính chất <br />
“cưỡng bách đạo đức bên ngoài” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ <br />
kích thích bên trong” của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh.<br />
Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học <br />
sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo <br />
để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường.<br />
Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh <br />
làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các <br />
em khác noi theo.<br />
Xử phạt: là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có <br />
tính chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe <br />
những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và <br />
những học sinh khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng <br />
<br />
18<br />
phương pháp này. Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, <br />
khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên <br />
học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng <br />
không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm <br />
đến thân thể học sinh<br />
<br />
<br />
Xuất phát từ thực trạng đạo đức của học sinh trường THPT Mỹ Lộc trong <br />
những năm gần đây, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm giáo dục đạo <br />
đức của những người đi trước, cộng với thực tiễn kinh nghiệm quản lí của bản <br />
thân, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả <br />
công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Mỹ Lộc trong giai đoạn <br />
hiện nay. <br />
<br />
<br />
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ CB, GV, CNV và học sinh <br />
về công tác giáo dục đạo đức<br />
Muốn cho công tác giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả cao nhất, thiết <br />
nghĩ điều đầu tiên phải làm cho tập thể CB, GV, CNV và học sinh hiểu rõ tầm <br />
quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, từ đó nâng cao ý thức, tinh <br />
thần trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất <br />
lượng GDĐĐ cho học nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà <br />
trường nói chung.<br />
1.1. Đối với Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường<br />
Hàng năm cần phải:<br />
Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cụ thể, khoa học, phù hợp với <br />
thực tiễn của nhà trường<br />
<br />
<br />
19<br />
Quán triệt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy định <br />
của Bộ GD ĐT, của Sở GD ĐT Nam Định về công tác giáo dục đạo đức cho <br />
học sinh tới tất cả các tổ chức, tập thể và cá nhân trong nhà trường. <br />
Muốn vậy, nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, tăng <br />
cường công tác kiểm tra, đánh giá đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh. Từ <br />
kinh nghiệm quản lí của bản thân, chúng tôi nhận thấy: Ban Giám hiệu nhà trường <br />
không chỉ xây dựng, phổ biến các văn bản liên quan đến giáo dục đạo đức học sinh <br />
như: Nội qui trường lớp, 10 điều giao tiếp văn minh, những qui định về bảo vệ tài <br />
sản tập thể...Ban Giám hiệu còn phải thường xuyên, trực tiếp kiểm tra công tác <br />
thực hiện của từng tập thể và cá nhân học sinh. Ví dụ để có biện pháp giáo dục <br />
đạo đức học sinh kịp thời, các đồng chí trong Ban Giám hiệu nhà trường phải <br />
thường xuyên kiểm tra công tác quản lí đạo đức học sinh thông qua các sổ theo dõi <br />
như Sổ trực tuần, Sổ theo dõi nền nếp học sinh, Sổ theo dõi, kiểm diện sĩ số học <br />
sinh... thông qua những sổ sách theo dõi đó, BGH mới phát hiện ra những học sinh <br />
cá biệt, những học sinh thường xuyên vi phạm nền nếp, những học sinh chưa có <br />
tiến bộ trong rèn luyện đạo đức.<br />
Nhà trường cần đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh <br />
thông qua các hoạt động tập thể phong phú, các giờ học ngoại khóa như Tuyên <br />
truyền về phòng chống HIV AIDS vào tháng 12, Giáo dục phòng chống ma túy, tệ <br />
nạn xã hội thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, tổ chức các hội thi do cấp <br />
trên tổ chức như: tìm hiểu về biển đảo quê hương, các cuộc thi tìm hiểu về sức <br />
khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục giới tính, tìm hiểu về luật an toàn giao thông...<br />
<br />
<br />
1.2 Đối với Đoàn thanh niên<br />
Trong trường học, Đoàn thanh niên là một tổ chức có vai trò hết sức quan <br />
trọng đối với công tác quản lí, giáo dục đạo đức học sinh. Muốn công tác giáo <br />
<br />
20<br />
dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả cao nhất, phải phát huy vai trò tích cực của <br />
Ban chấp hành đoàn trường, chi đoàn cơ quan, cùng toàn bộ lực lương thanh niên <br />
xung kích của nhà trường. <br />
Đoàn trường phải nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, <br />
chính quyền, chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tổ <br />
chức tốt phong trào thi đua học tập, rèn luyện. Thường xuyên tổ chức các sân <br />
chơi lành mạnh để thu hút và giáo dục đạo đức học sinh như : phối hợp với <br />
GVCN tổ chức giờ sinh hoạt dưới cờ; các hoạt động ngoại khóa; các hoạt động <br />
Giáo dục ngoài giờ lên lớp sinh động theo hướng đổi mới của nhà trường, phong <br />
phú về nội dung và đa dạng hình thức. Trong năm học 20152016 Đoàn thanh <br />
niên trường THPT Mỹ Lộc đã tổ chức thành công nhiều chương trình hoạt động <br />
bổ ích góp phần tích cực trong công tác giáo dục đạo đức học sinh như: tổ chức <br />
chương trình “ Hành trang vào tương lai” vào sáng thứ 2 hàng tuần cho học sinh <br />
khối 10,11; tổ chức hội trại thanh niên nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập đoàn <br />
26//3; tổ chức thành công hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh 3 khối tại <br />
khu di tích lịch sử văn hóa đền thờ thầy giáo Chu Văn An; phát động và tổ chức <br />
thành công các cuộc thi vẽ tranh cổ động tuyên truyền về An toàn giao thông, <br />
sáng tác báo tường nhân dịp 20/11…<br />
Song song với công tác tổ chức các hoạt động trên, muốn công tác giáo <br />
dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả cao, Đoàn trường còn cần làm tốt công tác <br />
kiểm tra việc chấp hành nội quy, nề nếp học tập, vệ sinh môi trường của học <br />
sinh. Trong năm học 20152016 Đoàn trường đã làm tốt công việc này như: <br />
thường xuyên kiểm tra nền nếp, vệ sinh các lớp đầu giờ học, phân công nhóm <br />
cờ đỏ trực cổng 15 phút đầu giờ, tổ chức kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ <br />
vào các dịp quan trọng như đầu học kỳ, cuối học kỳ, cuối năm học…<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
1.3 Đối với giáo viên chủ nhiệm<br />
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thay mặt nhà trường giáo dục học <br />
sinh về các mặt đức dục và trí dục, là cầu nối giữa nhà trường gia đình học <br />
sinh giáo viên bộ môn...Trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, giáo viên chủ <br />
nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng. GVCN chính là người có ảnh hưởng trực <br />
tiếp đến quá trình tu dưỡng rèn luyện đạo đức của học sinh, chính vì vậy GVCN <br />
phải là người có đủ đức, đủ tài thay mặt Hiệu trưởng quản lý HS một lớp học. <br />
GVCN phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu giáo dục THPT và tầm quan <br />
trọng của việc GDĐĐ cho học sinh, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh <br />
nghiệm, phương pháp GDĐĐ học sinh và hết lòng chăm lo giáo dục thế hệ trẻ.<br />
Để công tác giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả, trong những năm qua <br />
trường THPT Mỹ Lộc đã xây dựng kế hoạch, lựa chọn phân công những giáo <br />
viên có kinh nghiệm, có tâm huyết có phương pháp chủ nhiệm tốt. Nhà trường <br />
quy định giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể ngay từ <br />
đầu năm, thông qua sự phê duyệt của Ban giám hiệu, mỗi tuần một GVCN ít <br />
nhất 3 lần lên lớp đầu giờ học. GVCN phải phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh <br />
niên, liên lạc thường xuyên với cha mẹ học sinh thông qua các hình thức phong <br />
phú như: điện thoại, sổ liên lạc điện tử SMAS, các buổi họp phụ huynh, xuống <br />
thực tế gia đình những học sinh cá biệt, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. <br />
Trong năm học 2015 2016 nhiều giáo viên chủ nhiệm được đánh giá là những <br />
thầy cô năng nổ, nhiệt tình, tâm huyết, thực sự là những người cha, người mẹ <br />
thứ hai của học sinh như: cô giáo Trương Thị Bích Ngọc chủ nhiệm lớp 12 <br />
A10, thầy giáo Trần Đình Huy GVCN lớp 11A8; cô giáo Trần Thị Tươi chủ <br />
nhiệm lớp 12A6; cô Nguyễn Thị Hằng chủ nhiệm lớp 11A10….<br />
1.4 Đối với giáo viên bộ môn<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Như trên đã nói, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến công tác <br />
giáo dục đạo đức học sinh chưa thực sự hiệu quả chính là một số giáo viên bộ <br />
môn chưa coi công tác giáo dục đạo đức là nhiệm vụ: chỉ chú trọng dạy chữ , <br />
chưa quan tâm dạy người. Muốn nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức <br />
học sinh cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên bộ môn <br />
nhất là các bộ môn có ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục đạo đức như <br />
môn Giáo dục công dân, môn Ngữ văn, môn Lịch sử…. Giáo viên bộ môn chính <br />
là những người thường xuyên tiếp xúc với học sinh, họ trở thành tấm gương, <br />
những người có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tri thức và nhân cách sống <br />
của học sinh. Học sinh trọng thầy vì đạo đức của thầy, phục thầy vì kiến thức <br />
của thầy, quý mến thầy vì lòng độ lượng của thầy. Giáo viên bộ môn cần thông <br />
qua các bài giảng trên lớp tích hợp việc hình thành, giáo dục đạo đức cho học <br />
sinh. <br />
<br />
<br />
2. Tăng cường sự phối hợp với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục <br />
đạo đức học sinh<br />
Nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh không chỉ là trách nhiệm của riêng <br />
tập thể, hay cá nhân nào, càng không phải chỉ là nhiệm vụ của giáo dục trong <br />
nhà trường. Muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lí và giáo dục đạo <br />
đức học sinh, nhất thiết cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trường Gia <br />
đình – Xã hội, đây là ba môi trường quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và <br />
phát triển nhân cách của học sinh. Nhà giáo dục học lỗi lạc người Nga <br />
A.X.Makarenko cho rằng: "Trong giáo dục, không có những học sinh hư hỏng <br />
hoàn toàn, không có những học sinh bỏ đi, mà chỉ có những giáo viên, những bậc <br />
cha mẹ chưa làm hết trách nhiệm và chưa yêu thương các em hết lòng…". Sinh <br />
thời chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng dạy : “ Giáo dục trong nhà trường chỉ là <br />
<br />
23<br />
một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho <br />
việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến <br />
đâu, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không <br />
hoàn toàn”<br />
<br />
<br />
2.1 Với gia đình học sinh<br />
Đối với gia đình học sinh, để phụ huynh học sinh phối hợp chặt chẽ với <br />
nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức, nhà trường đã tiến hành các biện <br />
pháp sau: <br />
Kiện toàn Ban thường trực Hội cha mẹ học sinh theo đúng điều lệ <br />
trường phổ thông ngay từ đầu các năm học.<br />
Tổ chức các buổi họp phụ huynh theo định kỳ ( đầu năm học, cuối học <br />
kỳ I và cuối năm học) hoặc các buổi họp đột xuất. <br />
Mời đại diện Hội cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động lớn, các ngày <br />
lễ.... để phụ huynh học sinh có điều kiện gặp gỡ tiếp xúc với nhà trường, giáo <br />
viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn... để chung tay góp sức với nhà trường trong <br />
công tác giáo dục đạo đức. <br />
Thường xuyên liên lạc với cha mẹ học sinh thông qua các hình thức <br />
phong phú như: điện thoại, sổ liên lạc điện tử SMAS.<br />
Tuyên truyền, thuyết phục cha mẹ học sinh, phân tích để cho họ thấy vai <br />
trò, trách nhiệm to lớn của mỗi gia đình đối với học sinh là: thường xuyên liên <br />
lạc với nhà trường, GVCN, giáo viên bộ môn để nắm bắt sự thay đổi về tâm lí, <br />
tình cảm của con em trong nhà trường, cùng phối hợp với nhà trường để quản lí, <br />
giáo dục, uốn nắn học sinh.<br />
2.2. Với các đoàn thể xã hội <br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
“Bản chất con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Ngoài nhà <br />
trường, gia đình, môi trường xã hội có ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành và <br />
phát triển nhân cách của mỗi con người. Để công tác giáo dục đạo đức học sinh <br />
đạt hiệu quả cao nhất, trong nhiều năm qua trường THPT Mỹ Lộc đã phối hợp <br />
chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể xã hội trên địa bàn như: <br />
Đoàn trường phối hợp với huyện đoàn Mỹ Lộc, Đoàn xã Mỹ Hưng làm <br />
tốt công tác giáo dục đạo đức, chính trị cho học sinh như: phối hợp với huyện <br />
đoàn Mỹ Lộc nhận chăm sóc và tôn tạo đền thờ Trần Quang Khải tại xã Mỹ <br />
Thành; tổ chức thăm hỏi và tặng quà động viên các gia đình chính sách vào các <br />
dịp 27/7 , 22/12... nhận chăm sóc và phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng <br />
Nguyễn Thị Chắt tại xã Mỹ Hà. Phối hợp với đoàn xã Mỹ Hưng tổ chức làm lễ <br />
thắp nến tri ân vào dịp 27/7 hằng năm<br />
Nhà trường kết hợp chặt chẽ với công an huyện Mỹ Lộc để tổ chức <br />
tuyên truyền giáo dục về pháp luật, luật an toàn giao thông, an ninh trật tự trên <br />
địa bàn huyện.<br />
<br />
<br />
3. Đổi mới phương thức quản lí, giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc <br />
ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ thông tin<br />
Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát <br />
triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời <br />
sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. ứng dụng công nghệ thông <br />
tin trong QLGD nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh <br />
thần của người CBQLGD, thúc đẩy đổi mới GD. <br />
Ứng dụng công nghệ thông tin trong GDĐĐ cho HS THPT góp phần nâng <br />
cao hiệu quả GD. Một số nội dung, hình thức GDĐĐ cho HS THPT sẽ được <br />
thực hiện tốt hơn nhờ có ứng dụng CNTT như:<br />