intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm

Chia sẻ: Trần Văn Gan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

64
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của nghiên cứu đề tài là nghiên cứu thực trạng của việc dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm ở trường THPT Phong Thổ từ đó đưa những giải pháp hữu hiệu trong giảng dạy phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh, giúp học sinh có hiểu biết thêm về lịch sử, đất nước, con người, nền văn hóa không những của đất nước mình mà còn của các nước khác trên toàn thế giới, đồng thời còn hỗ trợ thêm cho học sinh củng cố kiến thức của môn Ngữ Văn, môn Địa Lý và các môn học có liên quan khác góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cũng là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước trong trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> <br /> <br /> DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT<br /> <br /> <br /> Stt Hình thức viết tắt Hình thức đầy đủ<br /> <br /> 1 CTC Chương trình chuẩn<br /> <br /> 2 HS Học sinh<br /> <br /> 3 GV Giáo viên<br /> <br /> 4 PTTH Phổ thông trung học<br /> <br /> 5 SGK Sách giáo khoa<br /> <br /> 6 TƯ Trung ương<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 1<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> PHẦN I. MỞ ĐẦU<br /> <br /> I. Lý do chọn đề tài.<br /> 1.1. Cơ sở lí luận của việc chọn đề tài.<br /> Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, tiếng Anh ngày càng chứng tỏ vai trò<br /> quan trọng với tư cách là một ngôn ngữ quốc tế, là môn ngoại ngữ, là môn văn<br /> hoá cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận<br /> không thể thiếu của học vấn phổ thông cung cấp cho học sinh một công cụ giao<br /> tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền<br /> văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng<br /> quốc tế, góp phần phát triển tư duy và hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Việt. Cùng<br /> với các môn học khác, môn tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển nhân<br /> cách của học sinh, giúp cho việc hình thành nhân cách của học sinh, giúp cho<br /> việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông. Chính bởi vậy<br /> trong dạy học ngoại ngữ nói chung, giảng dạy tiếng Anh nói riêng hiện nay đang<br /> tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học<br /> sinh; coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích<br /> cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học nhằm tạo khả năng nhận biết và<br /> giải quyết vấn đề cho học sinh. Do đó trong quá trình giảng dạy việc luyện tập<br /> giúp học sinh có cơ hội sử dụng ngôn ngữ mới vừa được giới thiệu dưới sự<br /> hướng dẫn của giáo viên để nắm vững cấu trúc ngữ pháp và hiểu thêm ý nghĩa<br /> của ngữ pháp, khắc phục được sự ảnh hưởng của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, phát<br /> triển và nâng cao hơn nữa về khả năng tư duy, trí sáng tạo và khả năng giao tiếp<br /> cho học sinh là rất cần thiết.<br /> Patel (2008 p.28) cho rằng: Để có một kỹ năng ngôn ngữ hoàn thiện đòi<br /> hỏi người học bắt buộc phải trải qua bốn bước nghe, nói, đọc và viết. Nếu bỏ<br /> qua một trong bốn kỹ năng này thì không thể cung cấp cho người học một<br /> ngôn ngữ chính xác. Trong bốn kỹ năng trên đọc và nghe được xếp vào nhóm<br /> kỹ năng lĩnh hội; nói và viết được xếp vào nhóm kỹ năng truyền thụ. Các kỹ<br /> năng này có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Trong đó, đọc là phương tiện hữu<br /> hiệu và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở<br /> rộng vốn từ vựng cũng như hiểu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mà<br /> mình đang học.<br /> 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc chọn đề tài.<br /> Trường THPT Phong Thổ đặt trên địa bàn thị trấn Phong Thổ huyện<br /> Phong Thổ là huyện khó khăn nhất của Tỉnh Lai Châu. Học sinh người dân tộc<br /> chiếm khoảng 84,2%. Đa số các em sinh sống ở các xã vùng sâu, vùng xa như:<br /> Lản Nhì Thàng, Huổi Luông, Ma Ly Pho của huyện Phong Thổ, xã Pa Tần của<br /> huyện Sìn Hồ... sự hiểu biết của các em về môn học còn nhiều hạn chế, tư duy<br /> trìu tượng của các em hầu như không phong phú thường bị động và hiểu vấn đề<br /> rất sơ sài đặc biệt việc vận dụng các phương pháp đọc để nắm bất thông tin rất<br /> chậm. Do đó hằng năm học sinh có học lực khá, giỏi bộ môn chiếm khoảng 30%<br /> còn lại là trung bình, yếu. Bởi vì, trong thực tế giảng dạy các tiết dạy đọc hiểu<br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 2<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi đa phần các giáo viên hoặc là chưa hiểu rõ bản<br /> chất của việc dạy kỹ năng đọc hiểu hoặc là chưa làm chủ được các thủ thuật dạy<br /> đọc hiểu. Thông thường các giáo viên thường biến những tiết dạy đọc hiểu thành<br /> tiết dạy đọc "Thành tiếng" không truyền tải được nội dung và ngữ liệu mới dẫn<br /> đến tình trạng học sinh chán nản, thụ động.<br /> Theo quan điểm giáo dục hiện nay, mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm<br /> hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng<br /> Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc<br /> sống lao động. Vì vậy SGK tiếng Anh THPT mới từ lớp 10 đến lớp 12 đều được<br /> biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ<br /> điểm (thematic approach) và đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động<br /> của học sinh. Cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được quan tâm và được<br /> phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp. Tuy nhiên kỹ năng đọc là<br /> một trong những kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học<br /> Ngoại ngữ. Đọc vừa là mục đích vừa là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học<br /> sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng<br /> như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ đang học. Do đó, mỗi bài<br /> đọc hiểu ở lớp 10 được đề cập ở mức độ vừa phải sau này mới nâng lên mức khó<br /> dần ở lớp 11 và 12. Bởi vậy, để hiểu được nội dung chủ đề của các bài đọc hiểu<br /> đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng đọc hiểu tốt kết hợp với vốn kiến thức ngôn<br /> ngữ tương đối đầy đủ để nắm bắt được những yêu cầu của sách giáo khoa đưa<br /> ra.<br /> Trên thực tế, để có được kỹ đọc hiểu tiếng Anh thì người học Ngoại ngữ<br /> phải có quá trình luyện tập đọc thường xuyên, lâu dài với những hình thức và<br /> nội dung đọc khác nhau. Việc dạy và học kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh tuy<br /> không còn mới mẻ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh bậc THPT.<br /> Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại trường THPT tôi nhận<br /> thấy: nếu giáo viên đầu tư sâu, biết cách khai thác bài đọc hiểu và cung cấp đầy<br /> đủ những vấn đề liên quan đến chủ điểm của bài đọc hiểu thì giờ học tiếng Anh<br /> đạt hiệu quả rất tốt. Xuất phát từ thực tế trên tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm<br /> mang tên: “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn<br /> Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm".<br /> Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo<br /> viên dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy đọc môn tiếng Anh có<br /> hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến<br /> thức của bài học.<br /> II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br /> 2.1. Đối tượng được nghiên cứu.<br /> Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh lớp<br /> 10 hệ 7 năm.<br /> Các bài đọc hiểu trong chương trình SGK tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm.<br /> 2.2. Phạm vi nghiên cứu.<br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 3<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> Học sinh lớp 10 trường THPT Phong Thổ, huyện Phong Thổ, Tỉnh Lai<br /> Châu.<br /> III. Mục đích nghiên cứu.<br /> Mục đích của nghiên cứu đề tài là nghiên cứu thực trạng của việc dạy kỹ<br /> năng đọc hiểu môn tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm ở trường THPT Phong Thổ từ đó<br /> đưa những giải pháp hữu hiệu trong giảng dạy phù hợp với từng bài, từng đối<br /> tượng học sinh, giúp học sinh có hiểu biết thêm về lịch sử, đất nước, con người,<br /> nền văn hóa không những của đất nước mình mà còn của các nước khác trên<br /> toàn thế giới, đồng thời còn hỗ trợ thêm cho học sinh củng cố kiến thức của môn<br /> Ngữ Văn, môn Địa Lý và các môn học có liên quan khác góp phần vào việc thực<br /> hiện mục tiêu giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ công<br /> nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cũng là góp phần nâng cao chất lượng<br /> nguồn nhân lực cho đất nước trong trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới.<br /> Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.<br /> IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.<br /> Đọc là kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại<br /> ngữ tuy nhiên thực tế giảng dạy kỹ năng đọc chưa thực sự đạt được hiệu quả tối<br /> ưu do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu đó là giáo<br /> viên chưa có phương pháp dạy đọc đúng.<br /> Bởi vậy, đề tài “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu<br /> môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm” đã đưa ra giải pháp giảng dạy hiệu quả, tích<br /> cực phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh kỹ năng đọc hiểu môn tiếng<br /> Anh lớp 10 hệ 7 năm nói riêng kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh nói chung: Đó<br /> chính là dạy kỹ năng đọc hiểu với khung ba giai đoạn, ở mỗi giai đoạn tác giả đề<br /> cập đến mục đích và gợi ý một số giải pháp giúp người dạy thiết kế được các<br /> hoạt động phù hợp với từng đối tượng học sinh, không chỉ kích thích được hứng<br /> thú của học sinh mà còn giải quyết được các vấn đề về ngôn ngữ thông qua các<br /> bài tập và các câu hỏi được đưa ra một cách hiệu quả hơn nhằm góp phần nâng<br /> cao hiệu quả của quá trình dạy kỹ năng này.<br /> Đề tài đã xác định và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận phương pháp dạy<br /> học "Lấy học sinh làm trung tâm", kết hợp với việc vận dụng sáng tạo, linh<br /> hoạt các phương pháp trong giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh từng<br /> bước nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh lớp 10 hệ<br /> 7 năm nói riêng và chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh ở trường phổ thông nói<br /> chung, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 4<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> <br /> PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br /> I. Cơ sở lý luận<br /> 1.1. Khái niệm đọc hiểu<br /> Đọc là một kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại<br /> ngữ. Đọc vừa là mục đích, vừa là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh<br /> có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ mở rộng vốn từ vựng cũng như<br /> hiểu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mà mình đang học. Trải qua các<br /> giai đoạn nghiên cứu khác nhau, nhiều nhà ngôn ngữ học đưa ra các quan niệm<br /> khác nhau về định nghĩa về đọc hiểu:<br /> Đầu tiên, đọc hiểu được coi là quá trình người đọc, nhìn, giải mã và hiểu<br /> các ký tự được viết ra William (1984). Tuy nhiên, quan điểm này không được<br /> nhiều nhà ngôn ngữ tán thành do nó coi đọc hiểu là một quá trình thụ động và<br /> chưa nhận thức được tầm quan trọng của người học và kiến thức nền mà họ có.<br /> Vào năm 1989, Dorit Sasson định nghĩa đọc hiểu là: Sự phỏng đoán<br /> mang tính ngôn ngữ tâm lý trong đó người đọc chủ động sử dụng kiến thức nền<br /> và phỏng đoán của mình, để “tương tác” với văn bản thay vì dựa hoàn toàn vào<br /> việc dựng nghĩa từ các ký tự sẵn có trong văn bản. Quan điểm này đã nhận được<br /> sự ủng hộ của nhiều độc giả cũng như nhiều nhà ngôn ngữ học tuy nhiên khái<br /> niệm này đã phủ định hoàn toàn tầm quan trọng của các yếu tố ngôn ngữ như từ<br /> vựng, cú pháp và cấu trúc câu.<br /> Đầu những năm 1990, một định nghĩa rất mới về đọc hiểu được coi là<br /> bước tư duy đột phá của ngành ngôn ngữ và nhận được nhiều sự đồng tình nhất<br /> “đọc hiểu là quá trình trong đó người đọc vận dụng linh hoạt các kiến thức<br /> dưới đây để có thể đọc tốt”:<br /> Top- down<br /> <br /> Mối quan hệ xã hội<br /> Kiến thức chung<br /> Loại diễn ngôn<br /> Cấu trúc diễn ngôn<br /> Chức năng diễn ngôn<br /> Cơ chế hội thoại<br /> Liên kết văn bản<br /> Ngữ pháp và từ vựng<br /> Âm và chữ cái<br /> Bottom- up<br /> <br /> 1.2. Vị trí của kỹ năng Đọc hiểu<br /> Đọc hiểu là một trong những kỹ năng được quan tâm trong SGK tiếng<br /> Anh 10 - chương trình chuẩn. Tầm quan trọng của đọc được thể hiện ở chỗ nó<br /> được thiết kế như là điểm xuất phát của mỗi đơn vị bài đọc và được xếp ở tiết<br /> đầu tiên của mỗi đơn vị bài đọc. Nội dung bài đọc thường thể hiện chủ đề chính<br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 5<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> của đơn vị bài học ấy.<br /> 1.3. Mục đích<br /> Phát triển kỹ năng đọc hiểu cho HS thông qua đọc lướt, đọc quét để lấy<br /> thông tin (thông tin chính, thông tin chi tiết), v.v., cung cấp ngữ liệu và giúp học<br /> sinh làm quen với chủ đề và những nội dung ngôn ngữ để dựa vào đó các em có<br /> thể nói, nghe, và viết được về những vấn đề liên quan đến chủ đề bài học ở các<br /> tiết học sau.<br /> 1.4. Cấu trúc<br /> Một bài đọc trong chương trình môn tiêng Anh lớp 10 hệ 7 năm thường<br /> bao gồm một đoạn văn (độc thoại hay đối thoại) có độ dài khoảng 190 - 230 từ.<br /> 1.5. Tầm quan trọng của việc dạy kĩ năng đọc hiểu<br /> Việc dạy đọc ở những lớp Trung học phổ thông có tầm quan trọng đặc<br /> biệt đối với các mục tiêu dài hạn sau này. Việc dạy đọc mang lại nhiều lợi ích<br /> thiết thực cho HS như: đọc hiểu những lời hướng dẫn viết bằng tiếng Anh trong<br /> khi vận hành máy móc, thiết bị, sử dụng các vật dụng thường ngày, dùng máy<br /> tính, truy cập mạng Internet, đọc các tài liệu thông tin khoa học, đọc sách, báo,<br /> truyện, v.v., nắm bắt thông tin, để kiểm tra lại các dữ liệu để tìm câu hỏi trả lời<br /> cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một số vấn đề nào đó. Nếu không đọc được<br /> thì học sinh sẽ khó tiếp thu và ghi nhớ được dữ liệu và thông tin lâu dài;<br /> Học đọc có nghĩa là người học được rèn luyện để nhận ra mặt chữ và ý<br /> nghĩa của thông tin đang được đọc. Do đó, khi dạy đọc hiểu không chỉ đơn<br /> thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong một đoàn văn nào đó mà còn phải<br /> tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành các kỹ năng đọc giúp<br /> học sinh hiểu được những đoạn văn khác nhau cho những mục đích khác nhau.<br /> Vì vậy giáo viên không trình bày giới thiệu nội dung mà học sinh phải tự đọc để<br /> nắm bắt nội dung, vai trò giáo viên chỉ là hỗ trợ, gợi ý, hướng dẫn, ra yêu cầu.<br /> 1.6. Các loại đọc cơ bản<br /> Để phương pháp dạy đọc đạt được hiệu quả tối đa, giáo viên cần giúp<br /> người học phân biệt được những loại đọc cơ bản và mục đích của từng loại. Có<br /> rất nhiều quan điểm khác nhau về các loại đọc cơ bản, nhưng nếu dựa trên tiêu<br /> chí cách thức đọc người ta phân thành các loại như sau:<br /> 1.6.1. Đọc to và đọc thầm ( Reading aloud and silent reading)<br /> Khi muốn đọc để hiểu, để nhận biết thông tin thường dùng kỹ năng đọc<br /> thầm tức là nhìn vào con chữ và nhận biết thông tin không nhất thiết phải đọc to<br /> thành lời.<br /> Đọc thành lời nhằm mục đích là để truyền đạt lại thông tin của một người<br /> khác đã được viết ra như đọc báo, đọc tin, đọc thư… kỹ năng đọc này trong dạy<br /> ngoại ngữ chỉ giúp HS luyện phát âm, trọng âm, ngữ liệu và kỹ năng đọc để<br /> thông báo.<br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 6<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> <br /> 1.6.2. Đọc nhanh để hiểu ý tổng quát. ( Skimming for gist).<br /> Là cách đọc lướt tổng quát để nắm ý chính và nắm được nội dung chính<br /> của đoạn văn và tìm ra một tựa đề phù hợp với nội dung của đoạn văn trong một<br /> thời gian nhất định.<br /> 1.6.3. Đọc lướt để tìm thông tin cụ thể. ( Scanning for specific information )<br /> Là cách đọc lướt để lấy thông tin cần thiết trong một thời gian nhất định;<br /> là cách đặt câu hỏi về một thông tin cụ thể có trong đoạn văn; là những trò chơi<br /> tìm thông tin trong thời gian ngắn nhất.<br /> 1.6.4. Hiểu mối liên quan giữa các câu và mệnh đề. (Understading the<br /> relationship between sentences and clauses)<br /> Là cách sắp xếp lại câu hay đoạn văn tìm những yếu tố có chức năng nối<br /> kết với những yếu tố khác trong văn bản (Ví dụ: từ nối, đại từ, động từ thay thế<br /> do, does, did.); cung cấp từ nối cho một văn bản; đoán trước dòng tiếp theo từ<br /> nối trong một văn bản là gì.<br /> 1.6.5. Đọc thêm (Extensive reading)<br /> Là cách sử dụng cho các bài đọc trong các bài ôn tập hoặc đọc thêm hoặc<br /> qua các truyện ngắn được viết lại phù hợp với trình độ của học sinh.<br /> 1.6.6. Đọc sâu (Intensive reading)<br /> Là các dạng bài tập chuyển dịch thông tin; ghi lại diễn tiến sự việc xảy ra<br /> trong văn bản; trả lời câu hỏi đúng - sai. (True-False question); đọc để bổ sung<br /> cho nhau (Jigsaw reading).<br /> Ngoài các kỹ năng trên khi dạy đọc hiểu giáo viên cần quan tâm một số<br /> loại đọc khác như: kỹ năng đọc to thành lời để rèn phát âm, kỹ năng phán đoán<br /> để xác định nội dung chính, kỹ năng đoán từ chưa biết qua ngữ cảnh của bài<br /> đọc, kỹ năng sử dụng từ điển...<br /> 1.7. Qui trình dạy đọc hiểu<br /> Quy trình dạy đọc theo 3 giai đoạn (The Three-stage process) thể hiện ở<br /> các cách:<br /> Cách1: Pre-task (introduction to topic and task) → Through-task<br /> (language analyisis and task) → Post-task (application);<br /> Cách2: Pre-task (introduction to topic and task) → Task cycle (task and<br /> planning report) → Language focus (analysis and practice).<br /> Quan điểm này được thể hiện trong SGK qua các tiêu đề Before you read,<br /> While you read, và After you read. Đây gọi là ba giai đoạn của tiết dạy kỹ năng<br /> Đọc hiểu.<br /> Mục đích chung từng giai đoạn:<br /> Before you read nhằm cho học sinh làm quen với chủ đề và nội dung bài<br /> đọc, giới thiệu một số từ ngữ mới các em có thể gặp phải trong khi đọc bài khoá;<br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 7<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> While you read nhằm phát triển các kĩ năng đọc hiểu của học sinh. Mục<br /> này thường gồm từ 2 đến 3 nhiệm vụ, yêu cầu học sinh đọc và thực hiện các<br /> nhiệm vụ để mở rộng khối từ ngữ, phát triển các kĩ năng đọc hiểu và để cuối<br /> cùng hiểu được nội dung bài đọc;<br /> After you read nhằm củng cố khả năng đọc hiểu của học sinh thông qua<br /> các hình thức hoạt động như tóm tắt hay kể lại bài đọc dưới hình thức nói hoặc<br /> viết (sản sinh ngôn ngữ), liên hệ chủ đề các em đang đọc với đời sống thực.<br /> III. Thực trạng của việc dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 ở<br /> trường THPT Phong Thổ<br /> 1. Thực trạng chung<br /> Trường THPT Phong Thổ thành lập năm 2003 đến nay đã đi vào hoạt<br /> động được 10 năm. Trường được đặt tại trung tâm thị trấn Phong Thổ huyện<br /> Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới với 17 xã và 01 thị trấn, trong đó có 13<br /> xã biên giới, 15 xã đặc biệt khó khăn. Kinh tế của huyện Phong Thổ hiện nay<br /> chủ yếu là kinh tế nông - lâm nghiệp, lao động trong ngành nông nghiệp vẫn<br /> chiếm tỷ lệ cao 88,7% mức thu nhập thấp trên địa bàn dân cư chủ yếu là dân tộc<br /> thiểu số, điạ hình phức tạp đi lại khó khăn; thời tiết, khí hậu khắc nhiệt. Dân trí<br /> thấp, phong tục tập quán lạc hậu.<br /> 1.1. Thuận lợi.<br /> Cơ sở vật chất khá bảm bảo, trường lớp khang trang sạch đẹp cơ bản đáp<br /> ứng được hoạt động dạy và học.<br /> Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh:<br /> + Đủ về số lượng, đảm bảo theo biên chế;<br /> + Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên phần lớn còn trẻ, có sức<br /> khỏe, nhanh nhẹn tiếp cận nhanh chóng với công việc;<br /> + Phần lớn học sinh là người địa phương, lại là dân tộc thiểu số (84 %)<br /> các em ngoan hiền nên công tác giáo dục và rèn về ý thức đạo đức thuận lợi.<br /> Trang thiết bị giảng dạy và đồ dùng dạy học môn tiếng Anh được trang bị<br /> khá đầy đủ gồm 01 phòng học tiếng, 03 bộ tranh tiếng Anh 10 và 02 máy<br /> cassette.<br /> 1.2. Khó khăn.<br /> Đội ngũ giáo viên tiếng Anh trong nhà trường là giáo viên trẻ vì vậy gặp<br /> nhiều khó khăn trong việc trao đổi kinh nghiệm, phương pháp dạy học<br /> Đa số các em học sinh ở trường THPT Phong Thổ là người dân tộc<br /> (chiếm tỉ lệ trên 80%), hoàn cảnh gia đình khó khăn. Có những học sinh vừa học<br /> vừa lo làm kinh tế để phụ giúp gia đình hoặc kiếm tiền chi cho việc học. Một số<br /> phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình mà phó thác cho nhà<br /> trường.<br /> 2. Thực trạng việc dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh lớp 10 hệ 7<br /> năm tại trường THPT Phong Thổ<br /> 2.1. Ưu điểm<br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 8<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> Giáo viên tổ chức hoạt động dạy học theo hướng dạy học tích cực. Điều<br /> chỉnh một số bài tập trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với đối tượng học<br /> sinh đang giảng dạy, bổ sung các bài tập thực hành phù hợp với chương trình<br /> nhằm đáp ứng các đối tượng học sinh khác nhau và cập nhật nội dung kiến thức<br /> và phương pháp dạy học.<br /> Sử dụng có hiệu quả các phương tiện hổ trợ dạy học, các thiết bị nghe<br /> nhìn phục vụ việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc trong giờ<br /> học ngoại ngữ. Tích cực đầu tư vào việc sáng tạo sử dụng đồ dùng thật chung<br /> quanh môi trường sống để phục vụ bài dạy, từng bước ứng dụng công nghệ<br /> thông tin trong giảng dạy. Việc sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học được<br /> coi là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của các giờ dạy.<br /> Đã tổ chức vận dụng có hiệu quả nội dung các chuyên đề được bồi dưỡng.<br /> Mỗi tháng bố trí ít nhất một buổi sinh hoạt chuyên môn, từng bước rút kinh<br /> nghiệm, bàn biện pháp để thực hiện tốt nội dung chương trình sách giáo khoa và<br /> dạy học tự chọn để có phương pháp giảng dạy phù hợp và đạt hiệu quả.<br /> 2.2. Hạn chế<br /> Tuy nhiên, giờ dạy kỹ năng đọc hiểu tại trường THPT Phong Thổ thường<br /> chưa đạt được hiệu quả cao:<br /> Hầu hết các giáo viên thường dạy đọc theo phương pháp cũ đó là cung<br /> cấp tất cả từ mới xuất hiện trong bài đọc cho học sinh, sau đó học sinh làm các<br /> phần bài tập như: trả lời câu hỏi, True/ False, điền từ và hoạt động cuối cùng mà<br /> học sinh thực hiện đó là dịch đoạn văn đó sang tiếng Việt. Cách dạy này khiến<br /> cho người học bị thụ động, sẽ không thể hoàn thành được các bài tập nếu như<br /> giáo viên không cung cấp và giải thích các từ mới dẫn đến hầu hết giáo viên khá<br /> vất vả trong việc quản lý lớp, không đảm bảo tốt nội dung của tiết học theo yêu<br /> cầu.<br /> Bởi vậy, trong các giờ đọc hiểu học sinh hoàn toàn thụ động, học máy<br /> móc, học đối phó chỉ trông chờ thầy giáo đọc giải thích từ, dịch nghĩa và giải<br /> thích các bài tập hoặc chỉ trông chờ vào các bạn học khá làm bài tập và chép.<br /> Một số học sinh dựa vào sách học tốt để dịch và làm các Tasks trong sách<br /> giáo khoa khá nhanh nhưng thực chất chỉ là học vẹt, học xong tiết đó mọi kiến<br /> thức có thể quên ngay, không nhớ được từ mới, sang phần After you read hoàn<br /> toàn không thực hành được dẫn đến nội dung bài đọc hiểu chưa sâu.<br /> Một yếu tố khác thường gặp đặc biệt đối với những học sinh yếu đó là gặp<br /> loại bài tập đoán nghĩa, xác định đúng sai hay các dạng bài tập tổng quát thì học<br /> sinh hay có tư tưởng làm qua loa, đôi lúc làm bừa cho xong chuyện nhưng thực<br /> chất thì không hiểu bản chất của hoạt động đọc mà giáo viên đưa ra; Đa số các<br /> em chưa biết cách đọc một bài đọc hiểu, không nhớ được thông tin trong bài<br /> đọc; Không nắm được cấu trúc ngữ pháp cơ bản và trả lời các câu hỏi trong<br /> đoạn văn. Do đó, học sinh thường chán nản với giờ học kỹ năng đọc hiểu, các<br /> giờ học thường trầm, không hiệu quả. Hơn nữa hầu hết học sinh ngại giờ học<br /> đọc, vì nhiều từ mới do học một cách thụ động, đọc kém dẫn tới các khả nghe,<br /> nói, đọc, viết cũng kém.<br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 9<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> Từ những vẫn đề đã được nêu trên, đa số học sinh lớp 10 không thể đọc<br /> được một bài đọc. Một số em nhìn vào bài đọc đã sợ hoặc đọc mà không hiểu<br /> nội dung, không làm được bài tập dẫn đến học sinh sợ phải học môn Anh văn.<br /> 3. Chất lượng bộ môn tiếng Anh<br /> Sau đây là kết quả khảo sát về mức độ đọc hiểu của học sinh lớp 10 trong<br /> tiết học hiểu chưa được áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy:<br /> Điểm kiểm tra kỹ năng đọc (Reading skill)<br /> đầu năm học 2012-2013<br /> Sĩ<br /> Lớp 0-2 3-4 5-6 7-8 9 - 10<br /> số<br /> SL % SL % SL % SL % SL %<br /> 10 120 60 50% 42 35% 14 11,7% 4 3,3 0 0<br /> <br /> Qua các bài kiểm tra về kỹ năng đọc hiểu chúng tôi thấy học sinh còn biểu<br /> hiện non yếu về kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng. Đặc biệt những yếu kém về kỹ<br /> năng đọc và làm các bài tập sau khi đọc. Qua thực tiễn chỉ đạo và giảng dạy, quá<br /> trình trao đổi với đồng nghiệp và học sinh đã đi đến kết luận một số nguyên<br /> nhân cơ bản sau:<br /> 3. Nguyên nhân<br /> 3.1. Về phía giáo viên<br /> Có thể khẳng định rằng đây là một trong những kiểu bài khó đối với giáo<br /> viên. Nhìn một cách tổng thể chương trình SGK Tiếng Anh 10 (CTC) THPT có<br /> khối lượng kiến thức ngôn ngữ rất “nặng”, đặc biệt là ở kỹ năng Đọc hiểu. Với<br /> sự phong phú và đa dạng về đề tài và các lĩnh vực khác nhau (xã hội, văn hoá,<br /> lịch sử, địa lý, thể thao, âm nhạc,…), SGK Tiếng Anh 10 (CTC) THPT đã cung<br /> cấp một số lượng kiến thức không nhỏ nhằm hỗ trợ, phát triển và mở rộng thêm<br /> sự hiểu biết của học sinh trong quá trình hình thành nền tảng kiến thức cơ bản.<br /> Nhưng chính sự phong phú và đa dạng của các chủ đề này lại là nguyên nhân<br /> gây ra không ít khó khăn cho một số thầy, cô giáo trong quá trình tổ chức các<br /> hoạt động dạy và học (nhiều thầy, cô giáo còn hạn chế về phương pháp giảng<br /> dạy, thiếu thông tin về một số chủ đề, gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tư liệu<br /> cho chủ đề đó dẫn đến bị hạn chế trong quá trình dẫn dắt vào bài (warm-up),<br /> hoặc sử dụng những câu hỏi gợi mở (open-ended questions) để khai thác bài<br /> một cách có hiệu quả). Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy<br /> và học giáo viên còn gặp phải một số khó khăn nhất định cụ thể như sau:<br /> Thứ nhất, trình độ giữa các học sinh không đồng đều.<br /> Thứ hai, nhiều bài đọc dài trong khi thời gian giới hạn nên giáo viên<br /> thường phải dạy lướt ở một số phần trong quá trình thực hiện kỹ năng đọc nên<br /> không có nhiều thời gian để sử dụng những câu hỏi gợi mở dẫn đến không khai<br /> thác được năng lực và khả năng tư duy của học sinh.<br /> Thứ ba, một số câu hỏi hoặc tranh ảnh trong SGK Tiếng Anh 10 dùng để<br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 10<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> dẫn dắt vào bài, hoặc một số Tasks (nhiệm vụ) chưa hợp lý hoặc không có sự<br /> liên quan logic với chủ đề của bài học.<br /> 3.2. Về phía học sinh<br /> Đa số học sinh trường THPT Phong Thổ là người dân tộc miền núi vốn<br /> tiếng Việt các em vẫn còn rất hạn chế, theo như một số phụ huynh đã phản ánh:<br /> "học tiếng Việt còn chưa song huống hồ học tiếng nước ngoài". Thế nên việc<br /> tiếp nhận một ngoại ngữ mới là điều rất khó khăn đối với học sinh. Hầu hết các<br /> em còn hạn chế hiểu biết về thế giới quan xung quanh, ít có khả năng khái quát<br /> hóa kiến thức do vậy thường gặp khó khăn trong việc xác định nội dung chính<br /> của bài đọc, chỉ có khả năng hiểu được những vấn đề cụ thể còn nhiều hạn chế<br /> trong tư duy trìu tượng, thường hay dập khuôn, máy móc, ít sáng tạo. Các em<br /> thường có tâm lý ngại và thiếu tích cực khi gặp loại bài đọc dài, nhiều chữ in<br /> dày đặc với những từ ngữ không quen thuộc xuất hiện trong bài đọc, cách sử<br /> dụng ngữ pháp phức tạp và khó hơn các dạng bài đã học trước. Hầu hết các em<br /> có khuynh hướng tập trung nỗ lực vào giải nghĩa các từ đơn lẻ và hạn chế sự tập<br /> trung vào việc xác định nghĩa của toàn bài đọc. Bởi vậy, đối với học sinh để đạt<br /> được mục tiêu của bài học là một vấn đề khó khăn. Điều này là do các nguyên<br /> nhân chính sau:<br /> Một là, vốn từ vựng của học sinh quá ít, đặc biệt vốn hiểu biết về lịch sử,<br /> đất nước con người, về nền văn hóa xã hội của chính đất nước mình và của các<br /> nước khác còn hạn chế.<br /> Hai là, kiến thức về ngữ pháp của học sinh yếu, việc hiểu bản chất và vận<br /> dụng ngữ pháp theo ngữ cảnh thường hay nhầm lẫn.<br /> Ba là, học sinh còn bị ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ dẫn đến hiểu sai và sử<br /> dụng sai tiếng Anh; khả năng nhận thức tư duy trìu tượng còn hạn chế.<br /> Bốn là, Chất lượng đầu vào thấp. Trình độ nhận thức của học sinh rất hạn<br /> chế, lại bị hổng kiến thức từ những cấp học dưới. Nhiều em chưa xác định được<br /> mục đích cũng như động cơ học tập không thể hiện được ý trí phấn đấu, vươn<br /> lên nên còn lười học và bỏ học nhiều.<br /> Bên cạnh đó do hạn chế trong khả năng suy luận, khả năng nghiên cứu<br /> tình huống, vốn hiểu biết về các khái niệm như từ, cụm từ, câu, âm, và các khái<br /> niệm khác dẫn đến việc nhận biết mẫu câu, ngữ liệu mới xuất hiện trong bài đọc<br /> rất chậm v.v., cũng gây tâm lý không tích cực khi tiếp thu bài dạy đọc hiểu của<br /> giáo viên.<br /> 3.3. Về phía gia đình.<br /> Sự phối kết hợp của phụ huynh với nhà trường chưa thường xuyên và chặt<br /> chẽ. Một bộ phận không nhỏ phụ huynh chưa thực sự quan tâm và kết hợp với<br /> nhà trường trong việc quản lý, giáo dục con em mình<br /> Điều kiện kinh tế gia đình của nhiều học sinh còn nhiều khăn, hầu hết các<br /> em học sinh đang ở độ tuổi đến trường lại là nguồn lao động chính trong gia<br /> đình vì thế các em vừa phải học, vừa phải làm, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến<br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 11<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> quá trình học tập của học sinh<br /> Đa số trình độ học vấn của bậc cha, mẹ thấp không thể kèm cặp được con<br /> em mình trong học tập mà chỉ kèm được về mặt thời gian.<br /> 3.4. Về phía nhà trường.<br /> Trong những năm gần đây, hầu hết giáo viên đã chú trọng đổi mới<br /> phương pháp dạy học Tiếng Anh, nhưng chưa đi sâu vào thực chất và chưa có<br /> chiều sâu, chưa triệt để. Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên chỉ chú ý đến<br /> việc truyền thụ khối lượng kiến thức mà chưa tìm hiểu xem học sinh còn thiếu<br /> gì, yếu gì để từ đó đưa hệ thống kiến thức nào là phù hợp cho đối tượng mà<br /> mình phụ trách.<br /> Trong quá trình quản lý, giảng dạy, tôi nhận thấy có nhiều giáo viên<br /> chuẩn bị bài rất công phu, bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chuẩn bị nội<br /> dung và bài giảng chưa đúng với trọng tâm, chưa thật chu đáo. Trong quá trình<br /> giảng dạy chưa khơi dậy được niềm say mê và hứng thú học tập. Chưa góp phần<br /> tích cực vào việc xác lập động cơ học tập đúng đắn cho học sinh.<br /> 3.5. Nguyên nhân xã hội.<br /> Một số học sinh bị ảnh hưởng tiêu cực của nhóm bạn bè xấu: Bỏ học đi<br /> chơi dẫn đến việc nhận thức và tiếp thu các kiến thức còn rời rạc, không hiểu<br /> bản chất.<br /> Tác động hai mặt của cơ chế thị trường tạo sự phân hoá giàu, nghèo trong<br /> xã hội, một số gia đình học sinh các em nghèo hay mặc cảm tự ty trong học tập.<br /> Các cấp chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến sự nghiệp<br /> giáo dục của nhà trường.<br /> Việc phối kết hợp và giúp đỡ của các ban ngành, tổ chức đoàn thể và cá<br /> nhân trong huyện rất ít.<br /> IV. Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh<br /> lớp 10 hệ 7 năm<br /> Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tác giả nhận thấy rằng nếu giáo viên có<br /> phương pháp giảng dạy hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh, kết hợp với<br /> việc chuẩn bị nội dung bài giảng đúng với trọng tâm, thật chu đáo thì trong quá<br /> trình giảng dạy sẽ khơi dậy được niềm say mê và hứng thú học tập, góp phần<br /> tích cực vào việc xác lập động cơ học tập đúng đắn cho học sinh.<br /> Bởi vậy, trong thời gian vừa qua tôi đã thực hiện một số giải pháp khá<br /> hiệu quả trong quá trình giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7<br /> năm đó là: thay đổi phương pháp dạy đọc hiểu sao cho người học có thể đoán<br /> được nghĩa một số từ mới, đọc lướt để tìm thông tin mà mình cần hoặc vẫn hiểu<br /> được ý nghĩa của đoạn văn trong khi không biết hết nghĩa các từ mới. Khi dạy<br /> kỹ năng đọc hiểu thực hiện qua ba bước chính: Before you read (trước khi đọc),<br /> While you read (trong khi đọc), After you read (sau khi đọc). Mỗi phần đều có<br /> mục đích rõ ràng, phương pháp cụ thể được liên kết chặt chẽ với nhau nhằm<br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 12<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> mục đích hướng dẫn học sinh kỹ năng đọc có tập trung. Điều này giúp người<br /> đọc hướng được sự chú ý vào đúng nội dung cần thiết, do vậy giúp học sinh nắm<br /> được vấn đề một cách chính xác hơn.<br /> Tuy nhiên trước khi thực hiện ba bước chính trong bài dạy đọc hiểu như<br /> đã nêu trên, trước tiên giáo viên nên tạo ra cho học sinh một tâm lý thoải mái,<br /> nhẹ nhàng, hứng thú vào bài học sắp tới thông qua một số trò (games) đơn giản<br /> và phù hợp như: brainstorming, word square, hangman, kim’s game, v.v, nhằm<br /> hướng học sinh vào bài đọc. Đây là bước mà ta gọi là “khởi động” (warm up).<br /> 4.1. Warm up<br /> 4.1.1. Mục đích chung<br /> Ổn định lớp, cho phép học sinh thích nghi với bài học mới; gây hứng thú<br /> và tạo môi trường cho bài học mới; lôi cuốn học sinh vào mỗi buổi học.<br /> 4.1.2. Cách thực hiện<br /> Tùy theo mục đích và đặc thù của giờ dạy, tùy theo đố tượng học sinh cụ<br /> thể của mình, giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động thủ thuật vào bài cho<br /> phù hợp.<br /> VD: Dạy bài đọc Unit 1: A DAY IN THE LIFE OF ... (SGK tiếng Anh 10 -<br /> trang 12)<br /> Giáo viên sử dụng trò chơi Kim’game chơi giúp học sinh luyện trí nhớ,<br /> qua đó học sinh có thể tự tìm thông tin cho bài học mới.<br /> Các bước thực hiện chung: Giáo viên chia lớp ra thành 2 nhóm, cho các em<br /> xem 8 bức tranh giới thiệu về các nghề nghiệp trong vòng 20 giây. (Yêu cầu học<br /> sinh không viết mà chỉ ghi nhớ) Sau đó giáo viên cất tranh đi, học sinh đại diện<br /> lên viết về các nghề nghiệp vừa xem. Nhóm nào có nhiều từ nhất sẽ là nhóm<br /> thắng cuộc.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> worker / doctor peasant<br /> teacher<br /> mechanic<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> taxi driver architecture singer actor<br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 13<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> VD: Dạy bài đọc Unit 6: AN EXCURSION (SGK tiếng Anh 10 - trang 63)<br /> Giáo viên sử dụng trò chơi Networks: Yêu cầu học sinh làm việc theo<br /> cặp, liệt kê các địa danh nổi tiếng ở Việt Nam trong 2 phút. Cặp nào liệt kê được<br /> nhiều nhất sẽ giành chiến thắng. Sau đó giáo viên có thể hỏi học sinh một số câu<br /> hỏi: Have you ever gone on an excursion? When? Where? Do you think that<br /> excursion was very interesting?<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Famous places<br /> in Vietnam<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> VD: Dạy bài đọc Unit 7: THE MASS MEDIA (SGK tiếng Anh 10 – trang 75)<br /> Giáo viên sử dụng trò chơi: Guessing Game<br /> Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp dựa vào các bức ảnh đoán<br /> hai từ gồm 9 chữ cái liên quan đến các phương tiện thông tin đại chúng.<br /> M A S S M E D I A<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Giáo viên giới thiệu nội dung bài mới: Today, we are having a lesson<br /> about one of the most popular mass media. Do you want to know what it is?<br /> <br /> VD: Dạy bài đọc Unit 8: THE STORY OF MY VILLAGE (SGK tiếng Anh 10 -<br /> trang 82)<br /> Giáo viên sử dụng thủ thuật: Hỏi và trả lời, kết hợp với miêu tả tranh.<br /> GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp trong nghiên cứu các bức tranh rồi<br /> trả lời câu hỏi của giáo viên:<br /> GV: What are all the pictures related to?<br /> HS: They are related to the changes in a countryside.<br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 14<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Giáo viên giới thiệu bài mới: Today, we are going to read a passage<br /> about the changes in a countryside.<br /> VD: Dạy bài đọc Unit 13: FILMS AND CINEMA (SGK tiếng Anh 10 - trang<br /> 132)<br /> GV yêu cầu HS nghiên cứu các bức tranh và trả lời câu hỏi về chủ đề của<br /> bài học.<br /> English 10<br /> English 10 UNIT 13: FILMS AND CINEMA - LESSON 1: READING<br /> <br /> <br /> What are all the pictures related to?<br /> They are related to the films and cinema<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 4.2. Giai đoạn 1: Before you read<br /> 4.2.1. Mục đích chung<br /> Giai đoạn before you read được thực hiện trước khi học sinh bắt đầu đọc<br /> đoạn văn, giai đoạn này nhằm các mục đích sau:<br /> Thứ nhất, giúp học sinh làm quen với chủ đề và nội dung chính được đề<br /> cập trong bài đọc; gây hứng thú, thu hút học sinh vào bài đọc;<br /> Thứ hai, chuẩn bị hoặc trang bị một số hiểu biết, kinh nghiệm của học<br /> sinh có liên quan đến nội dung của bài đọc như giới thiệu một số từ vựng và cấu<br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 15<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> trúc khó xuất hiện trong bài đọc; giải quyết các khó khăn về ngôn ngữ hoặc kiến<br /> thức văn hoá, đất nước học;<br /> Thứ ba, giúp học sinh phát triển kỹ năng phán đoán (thông qua một số<br /> hoạt động trước khi đọc yêu cầu học sinh đoán nội dung chính của bài đọc)<br /> Thứ 4, kích thích hứng thú đọc của học sinh<br /> 4.1.2. Cách thực hiện<br /> Bước 1, Giáo viên giới thiệu tổng quát về đề tài sắp đọc, dùng các dữ kiện<br /> có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh qua một số hoạt động như: Đặt<br /> câu hỏi gợi mở và giúp học sinh đoán trước được nội dung tổng quát của bài<br /> khóa. Giáo viên đặt các câu hỏi gợi mở theo trình tự các diễn biến của sự kiện<br /> hay trình tự lý luận trong bài khóa. Các câu hỏi này thể hiện cấu trúc cơ bản của<br /> bài đọc và là phương tiện để giúp học sinh đoán trước được nội dung của bài<br /> đọc, từ đó các em chuyển sang việc đọc bài văn một cách tự nhiên hơn thông<br /> qua một số dạng bài tập trước khi đọc: Ordering statements/pictures; True/False<br /> statements prediction; Pre questions; Open prediction; Picture dictation/Listen<br /> and draw; Jigsaw dictation…(Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vụ của bài đọc để<br /> các em dự đoán trước (prediction), tạo lý do cần thiết để đọc khi có chủ định.<br /> Phần này nhất thiết giáo viên phải yêu cầu học sinh phải gấp sách lại).<br /> VD: Dạy bài đọc Unit 14: THE WORLD CUP (SGK tiếng Anh 10 - trang 142)<br /> GV sử dụng dạng bài tập Open prediction giúp học sinh đoán nội dung<br /> của bài học: Choose the correct answers<br /> 1. How often is the World Cup held?<br /> A. Every year B. Every 4 years<br /> C. Every 2 years D. Every 3 years<br /> 2. Where was the 2002 World Cup held?<br /> A. In Japan B. In Argentina<br /> C. In Uruguay D. In Japan and South Korea<br /> 3.………was the champion of the 2002 World Cup.<br /> A. Italy B. Germany C. Brazil D. Japan<br /> 4.………was the runner-up of the 2002 World Cup.<br /> A. Italy B. Germany C. Holland D. Japan<br /> Bước 2, Giáo viên có thể đặt thêm các câu hỏi, gợi có ý liên quan đến chủ<br /> đề của bài đọc để giúp học sinh có thêm các thông tin hoặc hiểu sâu thêm chủ đề<br /> của bài đọc. Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh tham gia các hoạt động như<br /> động não, thảo luận, đố vui gắn với nội dung bài đọc. Các câu trả lời của học<br /> sinh có thể không đúng với nội dung bài đọc, điều đó không quan trọng vì mục<br /> đích chính của hoạt động này là gây hứng thú, cung cấp thông tin, những hiểu<br /> biết và kinh nghiệm giúp học sinh hiểu được chủ đề của bài đọc, giúp học sinh<br /> có hứng thú với bài đọc, có tư duy về chủ đề đó và khiến cho các em có ý thức<br /> muốn đọc bài.<br /> Bước 3, Tìm từ, cấu trúc khó, mới liên quan đến bài đọc. Đây là hoạt<br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 16<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> động không thể thiếu được trong một tiết đọc. Phần này giúp học sinh sẽ đọc<br /> hiểu bài một cách dễ dàng hơn, giúp các em tập chung được vào vấn đề mình sẽ<br /> đọc gì. Tuy nhiên chúng ta không cần thiết phải giới thiệu tất cả các từ mới<br /> trong bài đọc trước khi học sinh đọc bài. Các em có thể đoán nghĩa của từ vựng<br /> phụ thuộc vào văn cảnh. Giáo viên chỉ cần dạy những từ quan trọng trong bài<br /> liên quan trực tiếp đến nội dung của bài đọc.<br /> VD: Dạy bài đọc Unit 1: A DAY IN THE LIFE OF ... (SGK tiếng Anh 10 -<br /> trang 12)<br /> *Mục đích: Tạo hứng thú cho HS chuẩn bị vào bài đọc với chủ đề: “A day in<br /> the life of ...”; Dạy những cấu trúc mới cần thiết giúp học sinh hiểu bài hơn<br /> * Thời gian: 10 phút<br /> * Phương pháp:<br /> Activity 1: Complete the table<br /> GV phát cho học sinh các tờ phiếu có mẫu sau hoặc chép lên bảng:<br /> Questions You Your friend<br /> 1. What time do you get up?<br /> 2. What time do you have breakfast?<br /> 3. What time do you do to school?<br /> 4. What time do you have lunch?<br /> 5. What time do you have lunch?<br /> 6. What time do you go to bed?<br /> 7. What do you often do in the morning?<br /> 8. What do you often do in the afternoon?<br /> 9. What do you often do in the evening?<br /> <br /> GV yêu cầu HS tự điền câu trả lời vào phiếu của mình sau đó hỏi bạn<br /> những câu hỏi tương tự về một ngày bình thường của bạn. HS ghi câu trả lời của<br /> bạn vào bảng của mình.<br /> GV có thể gọi một vài học sinh nói về sự khác biệt trong ngày giữa mỗi<br /> học sinh đó.<br /> Activity 2: GV có thể giới thiệu vào bài đọc bằng cách yêu cầu HS nhìn vào<br /> tranh và trả lời một số câu hỏi: How many people are there in the picture? Who<br /> are they? Where are they now? What are they doing?<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 17<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> -> Giáo viên giới thiệu bài mới: Today, we are going to read a passage<br /> about a farm and the work that people on the farm often do.<br /> Activity 3: Vocabulary pre-teach: GV giới thiệu một số từ và cấu trúc khó trong<br /> bài để chuẩn bị cho việc dạy đọc hiểu cho học sinh<br /> <br /> English 10 UNIT 1: A DAY IN THE LIFE OF … - LESSON 1: READING<br /> English 10<br /> <br /> <br /> Vocabulary:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Leading buffalo Repairing the banks<br /> transplanting<br /> to the field of the plot of land<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Peasant / farmer<br /> Pumping water<br /> Plot of land<br /> GV hướng dẫn học sinh luyện đọc. Để kiểm tra khả năng ghi nhớ từ vựng<br /> của HS giáo viên có thể sử dụng một số thủ thuật như: Rub out and remember;<br /> slap board; what and where ...<br /> <br /> VD: Dạy bài đọc Unit 6: AN EXCURSION (SGK tiếng Anh 10 - trang 63)<br /> Activity 1: Matching<br /> Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, đọc những thông tin cho<br /> sẵn và xếp đúng thông tin vào đúng tranh (Giáo viên có thể giải thích từ và các<br /> thông tin được ghi một cách vắn tắt). Học sinh nêu tên các địa danh đó.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> a. Built in 1049, in the shape of a lotus<br /> b. Picturesque site, wonder of the world, 165 kilometres from Hanoi<br /> c. Mountain resort (altitude: 1,500 m) with some wonderful places to visit: Xuan<br /> Huong Lake, pine forests, waterfalls...<br /> d. On the left bank of the Huong River, 6 kilometres from Hue City<br /> Activity 2: Q &A (Hỏi và trả lời)<br /> Giáo viên một số cặp trả lời. GV chữa bài, đưa đáp án đúng (nếu cần<br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 18<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> thiết) rồi yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin về những địa danh trên, đặt câu<br /> về những địa danh đó:<br /> Example: Number 1 is Thien Mu pagoda. It's on the left bank of the river<br /> Huong, 6 kilometres from Hue City.<br /> Với đối tượng học sinh khá, giáo viên có thể hỏi thêm một số câu hỏi:<br /> (nếu có thời gian)<br /> 1. In what cities are they located?<br /> 2. What more do you know about these places?<br /> 3. What should we do there? Which places should we visit? Why?<br /> Giáo viên giới thiệu bài mới: Today, we are going to read a letter from<br /> Lan to her friend, Minh about his recent fantastic excursion to a cave near<br /> Hanoi. You read the letter and do the tasks followed.<br /> VD: Dạy bài đọc Unit 12: MUSIC (SGK tiếng Anh 10 - trang 124)<br /> * Mục đích: Hướng chú ý và lôi cuốn HS vào chủ đề bài học; Giới thiệu khái<br /> niệm về một số thể loại nhạc<br /> * Thời gian: 10 phút<br /> * Phương pháp<br /> Activity 1: Khai thác tranh<br /> GV yêu cầu HS nghiên cứu các bức tranh và đặt câu hỏi khai thác các bức<br /> tranh:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1. What are the people in each picture doing?<br /> 2. What kind of music do you think they are playing?<br /> HS làm việc theo nhóm nghiên cứu các bức tranh và thảo luận câu hỏi<br /> Câu trả lời gợi ý:<br /> 1. They are playing music / performing music.<br /> 2. Perhaps, the lady/ girl/ woman in picture 1 is playing folk music; the<br /> band …<br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 19<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> <br /> Activity 2: Liệt kê một số thể loại nhạc.<br /> GV yêu cầu HS xem một video và trả lời câu hỏi:<br /> English 10<br /> UNIT 12: MUSIC – LESSON 1: READING<br /> <br /> Watch the video and answer these questions:<br /> 1. How many kinds of music in this video?<br /> 2. What are they?<br /> Suggested answers:<br /> <br /> Classical<br /> Rock ’n’ roll<br /> (Nhạc cổ điển)<br /> KINDS OF<br /> MUSIC<br /> <br /> Pop Jazz<br /> Folk (Dân ca)<br /> <br /> <br /> Activity 3: Matching: Giáo viên yêu cầu HS làm việc theo cặp ghép tên các thể<br /> loại nhạc ở cột A (đã được nêu ở hoạt động 2) với các mô tả ở cột B.<br /> GV gọi một số HS ở các cặp lên bảng ghi câu trả lời. GV kiểm tra đáp án,<br /> sau đó có thể giúp HS dịch nhanh các mô tả các loại âm nhạc nếu cần.<br /> Activity 4: Vocabulary pre-teach: GV giới thiệu một số từ và cấu trúc khó trong<br /> bài để chuẩn bị cho việc dạy đọc hiểu cho học sinh<br /> <br /> DDE SO<br /> <br /> Vocabulary:<br /> <br /> 1. communicate (v): giao tiếp<br /> 2. funeral (n): đám tang, lễ tang<br /> 3. mournful (adj): tang tóc, đau buồn<br /> 4. Emotion (n): tình cảm, cảm xúc<br /> 5. integral (adj): thiết yếu, cần thiết<br /> 6. delight (v) : làm vui<br /> 7. lull (v): ru (ngủ)<br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 20<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> GV hướng dẫn học sinh luyện đọc. Để kiểm tra khả năng ghi nhớ từ vựng<br /> của HS giáo viên có thể sử dụng một số thủ thuật như: Rub out and remember;<br /> slap board ...<br /> -> Giáo viên giới thiệu bài mới: Today, we are going to read a passages<br /> about the important of music in our lives. You read them and do the following<br /> tasks.<br /> VD: Dạy bài đọc Unit 13: FILMS AND CINEMA (SGK tiếng Anh 10 - trang<br /> 132)<br /> Activity 1: Matching<br /> GV yêu cầu HS đóng sách, làm việc theo cặp các bức ảnh với các thể loại<br /> phim; Gọi một số HS lên bảng ghi câu trả lời. GV kiểm tra đáp án và giới thiệu<br /> nội dung bài mới:<br /> Match the words with the pictures<br /> A. action film B. romantic film E. comedy<br /> C. horror film D. historical film<br /> 1- D 5- C<br /> <br /> <br /> Kinds of films<br /> <br /> <br /> 2- B 3-A<br /> 4- E<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Activity 4: Vocabulary pre-teach: GV giới thiệu một số từ và cấu trúc khó trong<br /> bài để chuẩn bị cho việc dạy đọc hiểu cho học sinh<br /> Vocabulary:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> scene (n)<br /> character (n) audience (n)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> motion (n) discover (v)<br /> Eg: Columbus discovered America<br /> decade (n) = 10 years Thập kỷ<br /> <br /> <br /> <br /> Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga 21<br /> Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu<br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm”<br /> <br /> <br /> 4.3. Giai đoạn 2: While you read<br /> 4.3.1. Mục đích chung<br /> Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình dạy kỹ năng đọc hiểu.<br /> Nunan (1993) đã khẳng định mục đích của giai đoạn này nhằm:<br /> Một là, giúp học sinh hiểu được các từ/cụm từ có trong bài và ý nghĩa bài<br /> học được tác giả gửi gắm trong đoạn văn.<br /> Hai là, giúp học sinh hiểu sâu nội dung bài đọc thông qua việc vận dụng<br /> linh hoạt tất cả các kiến thức mà mình có để phát triển toàn diện nhất kỹ năng<br /> đọc hiểu.<br /> Ba là, giúp học sinh hiểu bao quát nội dung bài đọc thông qua việc hoàn<br /> thành các nhiệm vụ, học sinh có thể mở rộng vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp.<br /> 4.3.2. Cách thực hiện<br /> Thông thường ở giai đoạn While you read, học sinh sẽ phải thực hiện<br /> một số dạng bài tập sau:<br /> Dạng bài 1: Tìm nghĩa của một số từ, cụm từ trong đoạn văn hoặc tìm từ<br /> hoặc cụm từ trong bài có nghĩa gần với các từ, cụm từ cho sẵn. Dạng bài này<br /> nhằm mục đích giúp học sinh hiểu nghĩa của các từ, cụm từ mới và khó xuất<br /> hiện trong bài, đồng thời cũng góp phần rèn luyện và phát triển kỹ năng đoán<br /> nghĩa của từ thông qua ngữ cảnh cụ thể. Ở dạng bài tập này giáo viên yêu cầu<br /> học sin
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2