TÊN ĐỀ TÀI<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC, VIẾT <br />
CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ<br />
I, Phần mở đầu:<br />
1, Lý do chọn đề tài.<br />
Với học sinh người dân tộc thiểu số, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai để <br />
tiếp thu kiến thức và trao đổi với xã hội một cách thuận lợi hơn. Khi đến <br />
trường các em phải làm quen với một ngôn ngữ khác hoàn toàn tiếng mẹ đẻ <br />
nên trong quá trình học tập cũng bị ảnh hưởng không ít. Rào cản tiếng Việt <br />
đối với học sinh người dân tộc thiểu số khi tiếp cận chương trình giáo dục <br />
quốc gia là vấn đề khiến cho những người làm công tác giáo dục ở địa bàn các <br />
Buôn của đồng bào dân tộc thiểu số luôn trăn trở bấy lâu nay. Những học sinh <br />
ở bậc mầm non chuẩn bị lên lớp 1, vốn Tiếng Việt vẫn còn rất mới mẻ với <br />
các em. Chính điều này đã làm cho các giáo viên ở bậc tiểu học gặp nhiều khó <br />
khăn trong việc giảng dạy. Đây cũng là thực trạng chung ở các địa bàn vùng <br />
sâu, vùng đồng bào dân tộc thiêu số nói chung và hs trường TH Lê Hồng Phong <br />
nói riêng. Khi kiểm tra chất lượng đọc viết học sinh tiểu học từ lớp 2 đến <br />
lớp 5 thì có gần 50% học sinh chưa đọc, viết đúng tốc độ theo chuẩn kiến <br />
thức, kĩ năng. Còn chuyện đọc sai lỗi chính tả, sai dấu thì gần như 100%. Với <br />
những học sinh đầu cấp khi đến lớp, nhiều em vẫn còn chưa thông thạo Tiếng <br />
Việt nên tiếp thu kiến thức cũng khó khăn hơn.<br />
<br />
Mặc dù các đã tăng cường nhiều biện pháp để cải thiện kết quả, song <br />
do vốn Tiếng Việt của học sinh người dân tộc thiểu số còn hạn chế, nên các <br />
em tiếp thu bài học khá chậm. Vì vậy, khi thầy, cô giáo giảng bài, các em <br />
không hiểu được nghĩa của từ nên mau quên. Vấn đề này cứ kéo dài năm này <br />
qua năm khác và chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng học sinh <br />
người dân tộc thiểu số lên các lớp trên bỏ học ngày càng nhiều. Vì vậy trong <br />
quá trình làm công tác quản lý tôi tich lũy một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
chất lương đọc viết cho học sinh dân tộc thiểu số. giúp các em đọc thông viết <br />
thạo để học tốt môn tiếng Việt và các môn học khác.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ <br />
<br />
Tiếng Việt vừa là môn học cơ bản, vừa là môn học công cụ để học sinh <br />
chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng của các bộ môn khác trong chương trình giáo <br />
dục. Tuy nhiên, do sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy <br />
học, chất lượng học tiếng Việt của học sinh dân tộc chưa cao, kéo theo sự hạn <br />
chế về phát triển năng lực tư duy, ít nhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến <br />
những chuẩn mực trong mục tiêu giáo dục của bậc học tiểu học.<br />
<br />
Đối với học sinh người dân tộc, việc tiếp thu những tri thức và kỹ năng <br />
tiếng Việt là hoàn toàn mới bởi tiếng mẹ đẻ của các em và tiếng Việt là hai <br />
ngôn ngữ khác nhau. “Trẻ em dân tộc từ lúc lọt lòng mẹ đã được tiếp xúc nói <br />
tiếng mẹ đẻ là tiếng dân tộc. Tiếng Việt là tiếng phổ thông nhưng vẫn là ngôn <br />
ngữ thứ hai. Tiếng Việt vẫn không phải là tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc, <br />
các em vẫn không thể có những ưu điểm bẩm sinh như học sinh Kinh học <br />
tiếng Việt” (Mông Ký Slay). Do vậy, việc nghiên cứu tìm cách khắc phục <br />
nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt nói chung và cụ thể chất lượng <br />
đọc, viết nói riêng cho học sinh dân tộc là giúp giáo viên căn cứ cụ thể vào <br />
thực trạng từng học sinh đọc, viết chưa đạt chuẩn để có nhiều phương pháp <br />
dạy học, vận dụng linh hoạt giúp các em phát huy tính tích cực trong học tập; <br />
giúp các em đọc, viết tốt hơn. Tạo tiền để để các em lĩnh hội tri thức ở các <br />
môn học khác của bậc tiểu học và các cấp học tiếp theo, góp phần nâng cao <br />
chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững.<br />
<br />
3.Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Các phương pháp dạy đọc, viết cho học sinh dân tộc thiểu số (HSDTTS) <br />
của giáo viên, cách đọc, viết của học sinh và các sản phẩm của học sinh thông <br />
qua các bài luyện tiếng Việt như : tập đọc, tâp viết, chính tả, các giờ tập đọc <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
trên lớp.<br />
<br />
Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục, giáo dục <br />
học sinh dân tộc thiểu số. <br />
<br />
4.Giới hạn của đề tài.<br />
<br />
Học sinh từ khối 1 đến khối 5 điểm trường buôn Drai thuộc trường Tiểu <br />
học Lê Hồng Phong (100 % học sinh là dân tộc Ê đê)<br />
<br />
5.Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp điều tra;<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
<br />
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;<br />
<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
<br />
Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
II.Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận: <br />
<br />
Căn cứ vào Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp <br />
hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị <br />
quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương <br />
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐTTg ngày <br />
27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương <br />
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.<br />
<br />
Quyết định số 16/2006/QĐ BGD ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ <br />
Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành chương trình giáo dục phổ thông.<br />
<br />
Công văn 896/BGD ĐTGDTH ngày 13 tháng 02 năm 2006 của Bộ Giáo <br />
dục về việc hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho HSDTTS.<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Công văn 8114/BGD ĐTGDTH ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Bộ Giáo <br />
dục về nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho HSDTTS.<br />
<br />
Thông tư sô 55/ 2011/TTBGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ <br />
Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh<br />
<br />
Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLTBGDĐTBCA về việc hướng dẫn <br />
phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an <br />
toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong <br />
ngành giáo dục<br />
<br />
Tiếng việt là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng ở bậc tiểu học, là <br />
phương tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức ở các môn học khác. Môn <br />
tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh <br />
thể hiện ở bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Do đó môn tiếng Việt có một vị trí <br />
rất quan trọng đối với học sinh tiểu học, trong đó vấn đề chú trọng để học tốt <br />
môn tiếng Việt học sinh DTTS cần phải đọc được, viết được theo yêu cầu <br />
chuẩn kiến thức, kĩ năng từng lớp; vì đọc được, viết được là một công cụ hữu <br />
hiệu trong hoạt động giao tiếp của học sinh, giúp học sinh tự tin, tích cực chủ <br />
động hòa nhập trong các hoạt động học tập, giúp các em hình thành và rèn <br />
luyện các kĩ năng cơ bản ở tiểu học đồng thời nó chi phối kết quả học tập ở <br />
các môn học khác. <br />
<br />
2.Thực trạng <br />
<br />
Về giáo viên: có một số thuận lợi và khó khăn như sau:<br />
<br />
Tổng số CBGV của trường: 43; trong đó CBQL: 3, Giáo viên: 40<br />
<br />
40 giáo viên: Trong đó giáo viên tiểu học: 31, giáo viên dạy chuyên các <br />
môn ( Mỹ thuật: 2, Âm nhạc:1; TD:1; Ê đê:01; Tiếng anh:2; Tin học: 1; TPT <br />
đội:1); đủ giáo viên cho tổ chức dạy 9buổi/tuần, đạt tỉ lệ 1,5 giáo viên/lớp. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Có 100% CBGV đạt trình độ chuẩn; có 41 CBGV đạt trình độ trên <br />
chuẩn ( 20 ĐH, 21 CĐ), đạt tỉ lệ 95,6 %. Số lượng Đảng viên 22 đồng chí, <br />
đạt tỉ lệ 53,3 %.<br />
<br />
Số lượng CBGV là đảng viên và có trình độ trên chuẩn nhiều, luôn được <br />
bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; nắm bắt được chủ trương của Đảng, <br />
chính sách của nhà nước đối với HSDTTS. Nhà trường có 01 giáo viên dạy <br />
tiếng Ê đê, năng lực chuyên môn tốt, phương pháp dạy học linh hoạt phù hợp <br />
với HSDTTS; giáo viên nhiệt tình, năng động có tinh thần trách nhiệm cao.<br />
<br />
Công ty VNPT có chương trình hỗ trợ phần mềm VNEdu và sim điện <br />
thoại cho CBQL, cha mẹ học sinh để tăng cường mối quan hệ thường xuyên <br />
giữa nhà trường – giáo viên và học sinh.<br />
<br />
Trường đang thực mô hình trường học mới (VNEN), sự phối hợp của <br />
nhà trường với địa phương, cộng đồng, cha mẹ học sinh rất hiệu quả trong <br />
công tác giáo dục học sinh. Năm học 20162017 trường được dự án Room to <br />
Rread hỗ trợ dự án Thư viện thân thiện nên nguồn sách đọc cho học sinh đọc <br />
thêm rất dồi dào.<br />
<br />
Về giáo viên: Một số giáo viên do phương ngữ địa phương là Hà Tĩnh, <br />
Nghệ An, Huế nói hơi nặng, nhanh đôi lúc giáo viên nói học sinh và cha mẹ <br />
học sinh khó nắm bắt hết các nội dung thông tin. Đa số giáo viên dạy ở buôn <br />
Drai đều ở các nơi khác đến dạy, không biết tiếng Ê đê, nếu biết thì cũng chỉ <br />
được ít từ ở mức độ nhất định; giáo viên không thể so sánh, đối chiếu, liên <br />
hệ khi gặp những tình huống cần thiết trong dạy học tiếng Việt cho học sinh. <br />
Mặt khác giáo viên ít có dịp tìm hiểu về phong tục, tập quán, đời sống của các <br />
em ở trong buôn vì vậy việc gần gũi giữa giáo viên và học sinh ngoài giờ học <br />
còn rất hạn chế. Biện pháp của giáo viên hỗ trợ học sinh đọc, viết yếu chưa <br />
quyết liệt.<br />
<br />
Về học sinh có một số thuận lợi, khó khăn như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Tổng số học sinh của trường: 539 Trong đó HSDTS: 158<br />
<br />
Tổng số học sinh điểm trường buôn Drai: 90; HSDTTS: 90; Nữ <br />
HSDTTS: 41<br />
<br />
Một số học sinh được cha mẹ rất quan tâm mua đầy đủ sách, vở và đồ <br />
dùng học tập, học sinh đi học chuyên cần, mối quan hệ giữa giáo viên với cha <br />
mẹ học sinh gần gũi thân thiện, liên lạc thường xuyên qua điên thoại bằng <br />
sim Vina do VNPT hỗ trợ.<br />
<br />
Một số học sinh vào lớp 1 nói tiếng Việt khá lưu loát.<br />
<br />
Chất lượng học sinh đọc đúng tốc độ, viết đúng tốc độ ở các giờ tập <br />
đọc, chính tả chưa cao.<br />
<br />
Số lượng từ của hoc sinh (nhất là học sinh vào học lớp 1) sử dụng <br />
được trong giao tiếp không nhiều, học sinh chỉ nói được những từ, câu rất đơn <br />
giản như: Thầy giáo, cô giáo, bạn,… hay các sự vật gần gũi như: Quyển vở, <br />
bút chì, cái bảng,... Có thể nói số lượng từ mà các em sử dụng được chỉ tương <br />
đương với một trẻ em 3 hoặc 4 tuổi học sinh dân tộc kinh. Khả năng chú ý và <br />
tập trung vào bài học của học sinh không bền. Học sinh yếu đi học học chưa <br />
chuyên cẩn.<br />
<br />
Từ thực trạng nêu trên ở địa phương, trên cơ sở khảo sát, phân tích thực <br />
trạng và từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đọc, viết cho học <br />
sinh dân tộc thiểu số; trong những năm học qua, tôi đã áp dụng thành công một <br />
số giải pháp:<br />
<br />
3.Nội dung và hình thức của giải pháp <br />
<br />
a.Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Đối với phân công chuyên môn:<br />
<br />
Hàng năm phân công đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững, có <br />
kinh nghiệm dạy từng khối lớp; có trách nhiệm cao, nhiệt tình, có khả năng <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
giao tiếp tốt với học sinh, cha mẹ học sinh để dạy học sinh ở điểm trường <br />
buôn Drai. Khi nhận bàn giao học sinh từ trường mầm non E Tung vào lớp <br />
1/buôn Drai phải cử những giáo viên có kinh nghiệm dạy lớp 1 đi nhận bàn <br />
giao học sinh.<br />
<br />
Sau khi tuyển sinh phải phân công giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt cho <br />
học sinh làm quen với lớp 1 và 2 tuần 0 để học sinh làm quen với lớp, có thêm <br />
vốn từ tiếng Việt.<br />
<br />
Bố trí giáo viên dạy tiếng Ê đê nhiệt tình, có trình độ chuyên môn và trách <br />
nhiệm cao, thông thạo tiếng địa phương hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm lớp, phân <br />
công nhân viên thư viện cho học sinh mượn truyện, báo thiếu nhi… để học <br />
sinh có thêm nguồn tư liệu học,<br />
<br />
Phân công nhân viên thư viện 1 ngày/tuần đi phân hiệu cho học sinh mượn <br />
truyện để tạo hứng thú trong học tập của học sinh, làm cho học sinh nhận <br />
thấy học tiếng Việt là có ích và thực sự cần thiết, tạo niềm đam mê trong học <br />
tập của các em, tạo môi trường thân thiện để các em tham gia, tạo động cơ <br />
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đối với học sinh để từng bước nâng <br />
cao hơn nữa chất lượng dạy học.<br />
<br />
Đối với chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ<br />
<br />
Chỉ đạo giáo viên dạy học theo Chuẩn kiến thức và kỹ năng, lựa chọn nội <br />
dung, phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với <br />
địa phương, dạy học tới từng học sinh; tăng cường việc chấm, chữa bài tại <br />
chỗ học sinh ngồi để giáo viên chỉ ra những lỗi sai của học sinh để giúp các <br />
em tự sửa những lỗi của mình; kịp thời động viên, khích lệ những cố gắng dù <br />
nhỏ nhất của học sinh. <br />
<br />
Giáo viên điều chỉnh thời gian dạy học của các môn học khác để tăng thêm <br />
thời gian cho môn Tiếng Việt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Tăng cường tích hợp dạy Tiếng Việt trong các môn học, các hoạt động <br />
giáo dục. Vận dụng các phương pháp dạy học Tiếng Việt với tư cách dạy học <br />
ngôn ngữ thứ hai; tăng thời gian luyện đọc, luyện viết cho học sinh. <br />
Đối với công tác phối hợp với các đoàn thể và chính quyền địa phương<br />
Tăng cường sự phối hợp với chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh <br />
trong việc huy động học sinh ra lớp và xây dựng cơ sở vật chất cho các <br />
trường. <br />
Phối hợp với đội thanh niên tình nguyện; Đoàn thanh niên của buôn để <br />
giúp đỡ nhà trường trong việc tăng cường công tác sinh hoạt Đội Sao để học <br />
sinh được tham gia các hoạt động tập thể từ đó giúp các em tự tin, mạnh dạn <br />
hơn trong giao tiếp, động viên các em đi học chuyên cần.<br />
<br />
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
Các giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng đọc, <br />
viết của HSDTTS: Cần kiểm tra, thống kê cụ thể số học sinh đọc, viết yếu:<br />
Vào đầu năm học sau khi phân công chuyên môn, lãnh đạo nhà trường đi <br />
dự giờ trên lớp, nắm bắt chất lượng sơ bộ đọc , viết của học sinh; từ thực <br />
tiễn dự giờ đột xuất trên lớp ngay từ đầu năm học chỉ đạo bộ phận chuyên <br />
môn phát phiếu cho giáo viên chủ nhiệm thông kê số học sinh đọc viết yếu:<br />
Thống kê số học sinh đoc, viết yếu/điểm trường buôn Drai theo các <br />
thứ tự cột, mục sau:<br />
+ Khối/lớp/Tổng số học sinh/ Tổng số HSDTTS/ Nữ HSDTTS/ s ố hs <br />
đọc yếu/số học sinh viết yếu.<br />
+ Sau khi nắm bắt số lượng cụ thể học sinh; yêu cầu giáo viên chủ <br />
nhiệm lập danh sách học sinh đọc, viết yếu để có biện pháp giáo dục, phối <br />
hợp:<br />
STT/Họ và tên hs/năm sinh/Chỗ ở/Con ông/Con bà/ hoàn cảnh gia <br />
đình( kinh tế, sự quan tâm chăm sóc của bố, mẹ).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Khi đã thống kê cụ thể số học sinh trên yêu cầu bộ phận chuyên môn <br />
tập huấn lại các văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, Hướng dẫn dạy <br />
học sinh dân tộc thiểu số<br />
Đặc điểm của giáo viên nắm bắt các văn bản chỉ đạo rất chung chung, <br />
nếu CBQL không chú ý cụ thể hóa các văn bản thì việc nắm bắt các yêu cầu <br />
về dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng lớp giáo viên không nắm chắc <br />
vì vậy thực hiện nhiều lúc còn mang tính cảm tính, hình thức; vì vậy cần yêu <br />
cầu tập huấn trọng tâm mốt số văn bản sau để giáo viên nắm chắc yêu cầu <br />
chuẩn kiến thức đọc, viết/các khối lớp; giáo viên phải ghi vào sổ tích lũy <br />
chuyên môn:<br />
Quyết định số 16/2006/QĐ BGD ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ <br />
Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành chương trình giáo dục phổ thông.<br />
Riêng về tốc độ đọc (đọc thông), tốc độ viết (Viết chính tả) căn cứ vào <br />
các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đà tạo; tài liệu chuẩn <br />
môn Tiếng Viêt từng lớp đều có bảng xác định mức độ cần đạt theo từng giai <br />
đoạn để giáo viên xác định rõ “ mốc” cần đạt, cụ thể như sau:<br />
<br />
Giai <br />
đoan/ Giữahọc kì Cuối học kì <br />
Giữahọc kì I Cuốihọc kì 1<br />
Tốc độ II II<br />
cần đạt<br />
Lớp 1<br />
Khoảng Khoảng Khoảng Khoảng<br />
Đọc<br />
15 tiếng/phút 20 tiếng/phút 25 tiếng/phút 30 tiếng/phút<br />
Khoảng 15 Khoảng 20 Khoảng 25 Khoảng 30 <br />
Viết<br />
chữ/15 phút chữ/15 phút chữ/15 phút chữ/15 phút<br />
Lớp 2<br />
Khoảng Khoảng Khoảng Khoảng<br />
Đọc<br />
35 tiếng/phút 40 tiếng/phút 45 tiếng/phút 50 tiếng/phút<br />
Viết Khoảng 35 Khoảng 40 Khoảng 45 Khoảng 50 <br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
chữ/15 phút chữ/15 phút chữ/15 phút chữ/15 phút<br />
Lớp 3<br />
Khoảng Khoảng Khoảng Khoảng<br />
Đọc<br />
55 tiếng/phút 60 tiếng/phút 65 tiếng/phút 70 tiếng/phút<br />
Khoảng 55 Khoảng 60 Khoảng 65 Khoảng 70 <br />
Viết<br />
chữ/15 phút chữ/15 phút chữ/15 phút chữ/15 phút<br />
Lớp 4<br />
Khoảng Khoảng Khoảng Khoảng<br />
Đọc<br />
75 tiếng/phút 80 tiếng/phút 85 tiếng/phút 90 tiếng/phút<br />
Khoảng 75 Khoảng 80 Khoảng 85 Khoảng 90 <br />
Viết<br />
chữ/15 phút chữ/15 phút chữ/15 phút chữ/15 phút<br />
Lớp 5<br />
Khoảng Khoảng Khoảng Khoảng<br />
Đọc<br />
100 tiếng/phút 110 tiếng/phút 115 tiếng/phút 120 tiếng/phút<br />
Khoảng 100 Khoảng 100 Khoảng 115 Khoảng 120 <br />
Viết<br />
chữ/15 phút chữ/15 phút chữ/15 phút chữ/15 phút<br />
Các giải pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ<br />
. Những giải pháp cụ thể cho từng phân môn:<br />
Tổ chức cho lớp 1 dạy Tiếng Việt – Công nghệ giáo dục, tăng khả năng <br />
thực hành của học sinh được đọc, viết nhiều hơn.<br />
Phân môn Học vần: Là phân môn chiếm nhiều thời lượng nhất của môn <br />
Tiếng Việt. Nếu học sinh không thuộc được các chữ cái, biết ghép các vần thì <br />
học sinh không thể đọc, viết cũng như học các môn học khác được. Vì vậy <br />
trong công tác chỉ đạo, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau:<br />
Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp tạo mọi điều kiện về thời gian <br />
và tài liệu, thiết bị dạy học để học sinh được thực hành các kỹ năng đọc, viết, <br />
nghe, nói và phát triển nhiều nhất hai kỹ năng đọc, viết.<br />
Tăng thời lượng dạy học phân môn Học vần từ 2 tiết lên 3 tiết. Sử dụng <br />
nhiều hình thức dạy học sinh động để tạo hứng thú cho học sinh trước khi <br />
bước vào bài học mới: Hội thoại tự nhiên giữa giáo viên và học sinh; vào bài <br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
bằng một bài hát, một câu chuyện nhỏ, một câu đố vui, tổ chức nhiều trò chơi <br />
học tập cho học sinh tham gia,… <br />
Sử dụng triệt để các đồ dùng được cấp phát trong dạy học, giáo viên <br />
tăng cường làm và sưu tầm các đồ dùng dạy học đơn giản, có sẵn ở địa <br />
phương.<br />
Rèn cho học sinh đọc đúng, viết đúng các âm, vần, tiếng dễ lẫn do ảnh <br />
hưởng của cách phát âm địa phương: Phụ âm đầu: b/v; dấu thanh: hỏi/nặng; <br />
<br />
ngã/sắc. Cho các em đọc liên tục các câu đơn giản: Bố bế bé, bé vẽ bò bê,… <br />
<br />
Để việc rèn kỹ năng phát âm cho HSDTTS đạt hiệu quả, trước hết giáo <br />
viên phải chuẩn về phát âm tiếng Việt, nếu giáo viên phát âm không chuẩn thì <br />
sẽ làm các em phát âm sai.<br />
Việc sửa lỗi phát âm cho các em phải được chú trọng và thực hiện trong <br />
mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các giờ học, môn học. Giáo viên đứng lớp phải <br />
tạo không khí thân thiện, môi trường giao tiếp thuận lợi để khuyến khích các <br />
em phát huy khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Tổ chức các hình <br />
thức dạy học phong phú cho các em có nhiều cơ hội được đọc, viết. Trong giờ <br />
học, cần đặt những câu hỏi gợi mở, ngắn gọn, đưa ra các tình huống giao tiếp <br />
thuận lợi giúp các em chủ động phát triển vốn ngôn ngữ tiếng Việt. Đặc biệt, <br />
giáo viên phải biết động viên, khuyến khích các em nói, khéo léo chỉnh sửa khi <br />
nghe các em phát âm sai hoặc dùng từ, đặt câu chưa đúng<br />
Tăng cường sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động, các hình thức dạy <br />
học phát huy tính tích cực của học sinh. <br />
Không giải nghĩa từ bằng từ điển mà nên giải nghĩa từ bằng các hình <br />
ảnh trực quan, các vật thật hoặc đưa các từ vào trong văn cảnh cụ thể để học <br />
sinh hiểu được nghĩa của từ. <br />
Sử dụng ngữ liệu chứa nội dung hấp dẫn, sưu tầm các câu đồng giao, <br />
thơ để giúp học sinh dễ thuộc, viết đúng các chữ cái. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Hoặc sử dụng một số câu đố vui để giới thiệu một số âm, vần thay cho việc <br />
yêu cầu học sinh quan sát tranh để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. <br />
Hạn chế tối đa sử dụng tiếng địa phương trong dạy học. Chỉ sử dụng <br />
khi thật sự cần thiết với học sinh.<br />
Phân môn Tập đọc.<br />
Kết hợp nhiều hình thức, biện pháp tổ chức dạy đọc thích hợp để huy <br />
động được nhiều học sinh đọc. Một trong những hình thưc tối ưu đó là chia <br />
nhóm, đọc nối tiếp. Tăng số lần học sinh đọc/ 1 tiết.<br />
Chú ý cho học sinh luyện đọc nhiều và sửa sai kịp thời cho học sinh <br />
những phương ngữ địa phương.như đọc thiếu dấu, sai dấu<br />
Thực hiện quy trình dạy tập đọc linh hoạt phù hợp với từng thể loại văn <br />
bản và với từng giai đoạn học tập của học sinh.<br />
Tăng thời lượng đối với tốc độ đọc của từng em; cho những em đọc yếu<br />
Phân môn Tập viết đối với các lớp 1, 2,3<br />
Giáo viên viết chữ mẫu đúng và đẹp từng kiểu chữ, mẫu chữ.<br />
Dạy học sinh viết đúng các nét chữ cơ bản như nét gạch ngang, nét xiên <br />
phải, cong tròn,... Dạy viết theo nhóm các chữ có nét cơ bản giống nhau.<br />
Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập với số chữ, số dòng theo trình độ <br />
học sinh: Giáo viên hướng dẫn học sinh cụ thể về các yêu cầu kỹ thuật viết <br />
từng nét chữ, điểm đặt bút, điểm dừng bút trên dòng kẻ ly để hình thành nên <br />
một chữ cái, rồi đến tiếng, từ, cụm từ và cả câu. Đối với học sinh lớp 1 giáo <br />
viên cần viết lại chữ mẫu nhiều lần để học sinh bắt chước viết theo.<br />
Sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị hỗ trợ dạy học Tập viết: <br />
Bảng cài, bảng lớp, bảng con...; Rèn tư thế ngồi viết đúng cho học sinh.<br />
Phân môn Chính tả.<br />
Chính tả là phân môn yêu cẩu tổng hợp nhiều kĩ năng: nghe, nói, đọc, <br />
viết và làm các bài tập chính tả; rèn các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng viết <br />
chính tả thực sự cần thiết không chỉ đối với học sinh tiểu học mà còn đối với <br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
tất cả mọi người. Khi đọc một văn bản đúng chính tả người đọc có cơ sở hiểu <br />
đúng văn bản đó, trái lại một văn bản mắc quá nhiều lỗi chính tả người đọc <br />
khó nắm bắt hết nội dung hoặc có thể hiểu sai hoặc không đầy đủ văn bản.<br />
HSDTTS viết sai do các em đọc chưa tốt, các em đọc yếu viết càng sai <br />
nhiều hơn nhiều tiếng giáo viên phải dừng lại để đánh vần và hướng dẫn học <br />
sinh đọc nhẩm theo rồi viết; các em quên dấu chữ ghi âm, vần, tiếng, từ dẫn <br />
đến việc thông hiểu nội dung còn hạn chế. <br />
Học sinh không nhớ luật chính tả đã học nên viết còn tùy tiện, nghĩ sao <br />
viết vậy, sáng tạo ra các chữ mới, lạ: unh, ing, âch<br />
Căn cứ vào các nguyên nhân trên tôi đã cùng với các phó hiệu trưởng, các <br />
tổ chuyên môn tư vấn thêm cho giáo viên một số biện pháp nâng cao chất <br />
lượng viết chính tả<br />
Phát huy tính tích cực của học sinh khi viết chính tả: Chuẩn bị cho bài <br />
viết chính tả giáo viên phối hợp với cha mẹ học sinh cho các em luyện viết bài <br />
vào vở rèn viết ở nhà, yêu cầu các em đọc đi đọc lại bài viết, tìm trong bài các <br />
từ khó đọc, khó viết, khó hiểu thì liệt kê ra giấy và đánh vần, tập viết một lần <br />
nữa. Khi đến lớp trước giờ chính tả giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của các em <br />
và phải khen kịp thời các em chuẩn bị tốt; yêu cầu học sinh đem các từ mình đã <br />
liệt kê ra đối chiếu với sự hướng dẫn đọc, viết các từ khó của giáo viên <br />
hướng dẫn viết bài chính tả; học sinh đã chuẩn bị kĩ rất tích cực tham gia vào <br />
hoạt động này; giáo viên cho học sinh đọc, viết bảng lớp và tuyên dương trước <br />
lớp cho học sinh thêm hứng thú, tự tin để viết bài chính tả tốt hơn.<br />
Rèn kĩ năng đọc đi đôi với viết chính tả: Giảm bớt phần trả lời một số <br />
câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết, dành thời gian cho học sinh yếu đọc kĩ bài <br />
chính tả và luyện viết các từ khó, dễ lẫn lộn theo đặc điểm phát âm của lớp, <br />
của từng em (Thực hiện theo công văn 896/BGD ĐTGDTH). Phần đọc chính <br />
tả cho học sinh viết, căn cứ vào tốc độ viết của học sinh chung cả lớp và học <br />
sinh yếu để điều chỉnh tốc độ đọc của giáo viên, khi đọc cho cả lớp viết giáo <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
viên có thể đứng cạnh học sinh yếu, vừa đọc vừa theo dõi, giúp đỡ những em <br />
này đọc nhẩm – đánh vần viết để kịp tốc độ của học sinh cả lớp Trong <br />
hoạt động này nhiều học sinh đọc viết khá đã viết xong phải chờ các bạn viết <br />
yếu các em rất khó chịu, giáo viên có thể động viên các em học sinh khá giỏi <br />
rèn viết cẩn thận, nắn nót bài viết đẹp hơn. Cứ như vậy giáo viên phải thật sự <br />
kiên trì, động viên các em viết yếu nâng dần tốc độ đạt chuẩn;<br />
Chú ý: Khi đọc chính tả cho học sinh viết giáo viên phải cố gắng phát <br />
âm thật chậm, chuẩn xác, đọc từng cụm từ, câu ngắn ( diễn đạt một ý nhỏ) <br />
nhắc học sinh phải tập trung nghe hiểu nghĩa của từ để viết đúng chính tả.<br />
Hướng dẫn học sinh thuộc một số qui tắc chính tả đơn giản vè các học <br />
sinh đọc yếu, viết yếu rất dễ nhầm lẫn một số qui tắc sau:<br />
Qui tắc viết k/c/q<br />
Qui tắc viết g/gh; ng/ngh<br />
Chữ ghi âm y/i<br />
Sau khi viết xong bài chính tả giáo viên cho học sinh đổi vở chéo để giúp <br />
nhau nhận xét và sửa lối, riêng các học sinh viết yếu giáo viên phải trực tiếp <br />
chấm bài tại chỗ và giúp các em sửa sai.Đây là khâu rất quan trọng vì đa số <br />
giáo viên bỏ qua, sợ tốn thời gian, ảnh hưởng các tiết học tiếp theo và nghĩ <br />
trước sau gì mình cũng chấm. Tuyệt đối phải thực hiện nghiêm túc khâu này. <br />
Học sinh được tự soát lỗi bài, được thực hiện tự đọc từng câu kết hợp với sự <br />
hướng dẫn cụ thể của giáo viên các em được đọc lại,viết lại; thông qua việc <br />
này giúp học sinh nắm chắc bài hơn, viết đúng hơn.<br />
Tuyên dương khen thưởng học sinh kịp thời những cố gắng nhỏ nh ất <br />
của các em. Học sinh rất thích được giáo viên chấm chính tả, nhận xét khen <br />
ngợi , rất thích đọc những lời giáo viên phê vào vở khen ngợi sự tiến bộ của <br />
các em; đặc biệt những giáo viên viết chữ đẹp, lời nhận xét hay được các em <br />
viết lại, bắt chước. các em rất thích khoe với bố mẹ những lời nhận xét của <br />
giáo viên, có thể các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học chính <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
tả nhưng các em rất thích được thầy cô, bố mẹ khen; nhờ đó mà học sinh có <br />
hững thú học tập, thích đến trường (trái lại nếu giáo viên không kiên trì giúp <br />
các em đoc, viết hoặc chê bài nặng lời học sinh sẽ mất hết hứng thú, nghỉ <br />
học thường xuyên vì thế chất lượng đọc, viết của các em không tốt chưa nói <br />
đến đạt chuẩn kiến thức , kĩ năng từng lớp). Hiểu được tâm lý học sinh thích <br />
được khen ngợi giáo viên phải kiên trì, thương yêu học sinh theo dõi quá trình <br />
học tập của học sinh đọc, viết yếu thường xuyên hàng ngày, kịp thời động <br />
viên khuyến khích các em dù cố gắng hoặc những tiến bộ nhỏ nhất về thái độ <br />
học tập, kết quả học tập.<br />
Giáo viên chuẩn bị và hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt các phương tiện <br />
viết bài chính tả (vở, bút, bảng lớp, bảng phụ).<br />
Giáo viên chú ý cách đọc: Đọc to, rõ ràng, điều chỉnh tốc độ đọc cho <br />
phù hợp với trình độ học sinh.<br />
Có thể thay đổi bài tập chính tả cho phù hợp với lỗi của học sinh trong <br />
lớp.<br />
<br />
Thường xuyên chấm bài, chữa lỗi cho học sinh, hướng dẫn học sinh cách <br />
tự chấm bài, chữa lỗi cho nhau.<br />
<br />
Ban giám hiệu, tổ chuyên môn tăng cường dự giờ tất cả các lớp 1, 2,3, 4 <br />
và lớp 5/ các giờ tập đọc, viết chính tả, quan sát tốc độ học sinh viết, so sánh <br />
với tốc độ yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng để tư vấn cho giáo viên về <br />
phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động, giúp giáo viên vận dụng <br />
phương pháp linh hoạt hơn, phù hợp với từng em.<br />
<br />
Đối với công tác phối hợp với các đoàn thể và chính quyền địa phương, <br />
mục đích phối hợp để làm tốt công tác duy trì sĩ số, giúp đỡ học sinh hoàn <br />
cảnh khó khăn để cùng vời nhà trường làm tốt công tác giáo dục tại địa <br />
phương.<br />
<br />
Nghi quyết số 29NQ/TW Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
về đổi mới căn bản, toàn diện dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp <br />
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ <br />
nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là <br />
giáo dục con người Việt Nam phát triên toàn diện và phát huy nhất tiềm năng, <br />
khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; <br />
sống tốt và làm việc hiệu quả. <br />
<br />
Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao, muốn thực hiện <br />
được mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh cần phải coi trọng cả giáo dục nhà <br />
trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chỉ riêng nhà trường, chỉ riêng <br />
ngành giáo dục thì không thể làm tốt công tác giáo dục toàn diện được<br />
<br />
Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 29NQ/TW về đổi mới căn bản, <br />
toàn diện giáo dục và đào tạo đã tiếp tục khẳng định “ Giáo dục nhà trường <br />
kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”.<br />
<br />
Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo dục tháng 6/1957, <br />
Bác Hồ căn dặn “ Phải nhất thiết liên hệ mật thiết với gia đình học sinh. Bởi <br />
vì giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có giáo dục ngoài xã hội <br />
và trong gia đình để giúp cho giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo <br />
dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài <br />
xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.<br />
<br />
Để thực hiện có hiệu quả nâng cao chất lượng đọc, viết cho HSDTTS <br />
trong công tác phối hợp giữa 3 môi trường nhà trường, gia đình và xã hội tôi <br />
chỉ đạo tập trung vào một số giải pháp sau:<br />
<br />
Nhà trường<br />
<br />
Nâng cao nhận thức về tầm quan trong của công tác phối hợp 3 môi <br />
trường giáo dục, lãnh đạo nhà trường, giáo viên phải nắm được các cán bộ <br />
của buôn Drai: Bí thư chi bộ, buôn trưởng, buôn phó, chi hội trưởng phụ nữ, <br />
cán bộ đoàn thanh niên, công an viên..; Lãnh đạo nhà trường viết giấy mời họp <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
trong các cuộc họp của nhà trường như họp Cha mẹ học sinh, họp về công tác <br />
duy trì sĩ số…; phối hợp thường xuyên , liên tục, mọi thời điểm trong quá trình <br />
dạy học; xây dựng qui chế phối hợp tạo sự đồng thuận cao và huy động sự <br />
tham gia của cộng đồng buôn vào công tác giáo dục, giảng dạy tại địa phương. <br />
<br />
Nhà trường cần thiết lập và duy trì mối liên hệ chặt chẽ, thường <br />
xuyên giữa nhà trường, giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học <br />
sinh qua điện thoại, gặp gỡ trực tiếp trong các buổi họp cha mẹ học sinh, đến <br />
tận gia đình học sinh để thông báo kịp thời cho gia đình về tình hình học tập, <br />
rèn luyện và các vấn đề liên quan đến học sinh cần sự phối hợp của gia đình.<br />
<br />
Mặt khác nhà trường phân công nhân viên thư viện thiết lập thư viện <br />
thân thiện, một tuần 2 lần mang sách xuống phân hiệu Buôn Drai để cho học <br />
sinh mượn; chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm nâng cao hiệu quả của Tiết đọc thư <br />
viện (tại lớp). Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc bằng nhiều hình thức: Cùng <br />
đọc, đọc to nghe chung, đọc theo nhóm để nâng cao tốc độ đọc của các em; sau <br />
các truyện hay khuyến khích các em viết ra các nhân vật yêu thích, hoặc vẽ <br />
tranh, thông qua các hoạt động này các em rất tích cực tham gia và nâng dần <br />
tốc độ đọc nhanh hơn, viết nhanh hơn.<br />
<br />
Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học, hiệu trưởng <br />
giao cho giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền nhiệm vụ và quyền hạn của Ban <br />
đại diện cha mẹ học sinh lớp, sau khi đại hội cha mẹ học sinh lớp, hiệu <br />
trưởng phối hợp với trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường tổ chức <br />
đại hội cha mẹ học sinh trường; hiệu trưởng có trách nhiệm tuyên truyền <br />
nhiệm vụ và quyền hạn của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường biết để <br />
Ban đại diện cha mẹ học sinh trường nắm được, để công tác phối hợp giữa <br />
nhà trường và cha mẹ học sinh hiệu quả hơn, cụ thể như sau:<br />
<br />
Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các <br />
hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học <br />
của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường; <br />
<br />
Phối hợp với Hiệu trưởng hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, <br />
chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao <br />
trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh; <br />
<br />
Phối hợp với Hiệu trưởng tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu tiếp <br />
tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương;<br />
<br />
Phối hợp với Hiệu trưởng giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, <br />
khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, <br />
học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác; vận động học <br />
sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục đi học; <br />
<br />
Hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha <br />
mẹ học sinh lớp.<br />
<br />
Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:<br />
<br />
Quyết định triệu tập các cuộc họpsau khi đã thống nhất với Hiệu trưởng; <br />
<br />
Căn cứ ý kiến của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp để kiến nghị với <br />
Hiệu trưởng về những biện pháp cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ <br />
năm học của trường và về quản lý, giáo dục học sinh;<br />
<br />
Quyết định chi tiêu phục vụ các hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học <br />
sinh từ nguồn ủng hộ, tài trợ tự nguyện.<br />
<br />
Gia đình: <br />
<br />
Gia đình thường xuyên chủ động nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện <br />
của con em mình, đồng thời cung cấp thông tin về tình hình học tập, rèn luyện <br />
của các em ở nhà, diễn biến tâm lý, tình cảm của con em mình ở nhà cho giáo <br />
viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm,và nhà trường bằng các kênh khác nhau như: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh, qua điện thoại,,gặp gỡ trực tiếp, các <br />
dịp khác với yêu cầu của nhà trường. Gia đình cần tạo điều kiện thuận lợi <br />
nhất cho con em tham gia vào các hoạt động cộng đồng; Giáo viên có thể tư <br />
vấn thêm cho các gia đình trong Buôn Drai chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con <br />
thông qua mối liên hệ, thông qua các hoạt động trong buôn như họp buôn, các <br />
ngày lễ, tết; mối liên hệ các gia đình học sinh càng gần gũi, thân mật thì quan <br />
hệ bạn bè của học sinh càng thêm khăng khít, nhiều khi còn giúp các em về <br />
mặt kinh tế hoặc động viên các em về mặt tình cảm. Để thiết lập, duy trì và <br />
tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội thì vai trò của gia đình <br />
là vô cùng quan trọng; các bậc cha mẹ học sinh cần chủ động xây dựng mối <br />
quan hệ và thường xuyên duy trì liên lạc, tránh tình trạng khoán trắng việc giáo <br />
dục con em mình cho nhà trường thì việc hỗ trợ con học tập và rèn luyện mới <br />
đạt kết quả cao.<br />
<br />
Gia đình có thể phối hợp với nhà trường thông qua Ban đại diện cha mẹ <br />
học sinh của lớp hoặc người giám hộ. Thông qua các cuộc họp cha mẹ học <br />
sinh giáo viên tuyên tuyền Thông tư sô 55/ 2011/TTBGDĐT ngày 22 tháng 11 <br />
năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ Ban đại <br />
diện cha mẹ học sinh.<br />
<br />
Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:<br />
<br />
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức <br />
các hoạt động giáo dục học sinh; <br />
<br />
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc <br />
họp cha mẹ học sinh trong năm học;<br />
<br />
Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học <br />
sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp <br />
tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn <br />
cảnh khó khăn khác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Địa phương<br />
<br />
Địa phương cần phải thường xuyên nắm bắt tình hình học sinh bỏ học, <br />
lưu ban, học sinh gặp khó khăn trên địa bàn để kịp thời hỗ trợ trong ngăn chặn <br />
học sinh bỏ học, vận động học sinh đã bỏ học trở lại lớp tiếp tục học tập, <br />
hình thành các quĩ học bổng để hỗ trợ học sinh nghèo gặp khó khăn, khen <br />
thưởng học sinh giỏi. Giữa nhà trường và công an địa phương cần có qui chế <br />
phối hợp trong giữ gìn an ninh, trật tự trong và ngoài nhà trường, ngăn chặn tệ <br />
nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, ngăn chặn bạo lực học đường. Triển <br />
khai tốt thông tư số 06/2005/TTLTBGDĐTBCA về việc hướng dẫn phối <br />
hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ trật tự ,an toàn xã <br />
hội, đấu trnh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành giáo <br />
dục; giữa nhà trường và các đoàn thể khác với các đoàn thể ,tổ chức xã hội <br />
cùng kí qui chế phối hợp trong hỗ trợ, nâng cao chất lượng giáo dục, huy động <br />
các nguồn hỗ trợ cho nhà trường. Định kì họp giao ban giữa nhà trường với <br />
chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn để cùng <br />
phối hợp trong công tác giáo dục học sinh, cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục<br />
<br />
c.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp <br />
Để nâng cao chất lượng đọc, viết cho học sinh dân tộc thiểu số đạt tốc độ chuẩn <br />
kĩ năng đọc, kĩ năng viết trong từng giai đoạn của lớp cần phải có sự phối hợp giữa 3 môi <br />
trường giáo dục nhà trường – gia đình và xã hội; trong đó vai trò của nhà trường đóng vai <br />
trò chủ đạo<br />
Tăng cường sự lãnh đạo sát sao của chi bộ nhà trường, của Ban giám hiệu tổ <br />
chức phối hợp giữa các đoàn thể, đặc biệt là chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hện tốt kế <br />
hoạch.<br />
Tổ chức các đợt tập huấn tăng cường tiếng Việt cho HSDTTS bằng nhiều hình <br />
thức, trong đó việc dạy cho học sinh đọc được, viết được là quan trọng hàng đầu.<br />
Tổ chức cho khối 1 dạy học Tiếng Việt 1 Cộng nghệ giáo dục hiệu quả để học <br />
sinh chắc kiến thức từ khối 1, thực hiện tăng cường tiếng Việt trong các môn học<br />
Bổ sung đầy đủ bàn ghế, trang thiết bị cho dạy và học, tăng cường tiếng Việt, tố <br />
chức lựa chọn sách bổ sung vào thư viện, đồ dùng dạy học phù hợp cho khối lớp..<br />
Giáo viên tăng cường đồ dùng trực quan dạy trong các tiết học tiếng Việt để học <br />
sinh hiểu cụ thể từ, mở rộng vốn từ cho học sinh<br />
Nắm chắc các em đọc yếu, viết yếu; đầu tư nhiều thời gian, vận dụng nhiều <br />
phương pháp để học sinh đọc đúng, viết đúng lên từng bước đọc nhanh, viết nhanh đạt tốc <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
độ chuẩn từng lớp.<br />
Phối hợp với nhân viên thư viện cho học sinh mượn nhiều sách, báo, truyện cho <br />
học sinh đọc ở nhà; tư vấn cho cha mẹ học sinh đọc cùng các em.<br />
a. Kết quả khảo nghiệm<br />
Đánh giá sự tiến bộ của các em học sinh đến giai đoạn giữa học kì II, cụ <br />
thể như sau:<br />
<br />
Khối/lớp Tống số Tốc độ Tốc độ viết của HS so với chuẩn <br />
HS đọc của KTKN giữa kì II<br />
HS so với <br />
chuẩn <br />
KTKN <br />
giữa kì II<br />
<br />
Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt<br />
<br />
Khối 1 23 73% 25 % 75 % 25%<br />
<br />
Khối 2 21 80% 20 % 80% 20 %<br />
<br />
Khối 3 20 80% 20 % 80 % 20%<br />
<br />
Khối 4 14 90% 10 % 90% 10 %<br />
<br />
Khối 5 12 93% 10 % 90 % 10%<br />
<br />
Nhờ áp dụng các biện pháp trên nên các em học sinh đọc yếu, viết <br />
yếu của nhà đến thời điểm này có sự tiến bộ hơn rõ rệt. <br />
<br />
III.Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1.Kết luận:.<br />
<br />
Để chỉ đạo hiệu quả dạy nâng cao chất lượng cho học sinh đọc yếu, <br />
viết yếu thì lãnh đạo nhà trường phải lập kế hoach, tổ chức thực hiện, kiểm <br />
tra đánh giá và tư vấn cho giáo viên, kịp thời điều chính những nội dung chỉ <br />
đạo chưa hiệu quả trong công tác nâng cao chất lượng đọc, viết cho HSDTTS; <br />
trong đó chú trọng đến công tác kiểm tra thực tế trên lớp, nắm bắt được sự <br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
thực hiện của giáo viên và sự tiến bộ của học để kịp thời đôn đốc thực hiện <br />
có hiệu quả.<br />
<br />
Phối hợp tốt với gia đình, Bí thư, ban tự quản buôn làm tốt công tác vận <br />
động học sinh đi học đều, duy trì sĩ số.<br />
<br />
Tóm lại trường hợp học sinh đọc yếu, viết yếu thì sự quan tâm của <br />
giáo viên đến từng học sinh và phương pháp giảng dạy sát đối tượng, kịp thời <br />
khích lệ động viên, đáp ứng đúng những điều các em còn thiếu về kiến thức. <br />
Trong quá trình quản lý và chỉ đạo thực hiện các biện pháp trên, tôi nhận thấy <br />
rằng để đạt hiệu quả cao, phải trải qua một quá trình hướng dẫn học sinh <br />
luyện tập thường xuyên và lâu dài. Ở trường Tiểu học, việc ren đoc, vi<br />
̀ ̣ ết cho <br />
̣<br />
hoc sinh ph ải được coi trọng ngay từ lớp 1 để làm nền tảng cho các lớp sau. <br />
Muốn giúp học sinh hoc tôt thì nhà tr<br />
̣ ́ ường và gia đình cần chuẩn bị những điều <br />
kiện thuận lợi ban đầu về cơ sở vật chất để giúp các em được thoải mái khi <br />
̣ ̣<br />
hoc tâp, đồng thời giáo viên cần phải kết hợp và sử dụng các phương pháp <br />
một cách linh hoạt, có sự sáng tạo trong giảng dạy và một điều kiện không thể <br />
thiếu với mỗi giáo viên đó là sự kiên trì, tính cẩn thận và long yêu ngh<br />
̀ ề mến <br />
trẻ.<br />
<br />
Giảng dạy cho HSDTTS, chúng ta cần hiểu được những vấn đề về tâm lý <br />
của học sinh, về điều kiện, hoàn cảnh sống của gia đình các em để tìm ra <br />
những biện pháp giáo dục, dạy học hiệu quả hơn, đưa các em đến với ánh <br />
sáng của tri thức. Giáo viên cũng cần tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, <br />
học ngôn ngữ địa phương, thâm nhập đời sống văn hóa cộng đồng,<br />
<br />
Một điều cuối cùng là, giáo viên cần giúp cho HSDTTS hiểu tiếng Việt là <br />
ngôn ngữ phổ thông dùng chung cho các dân tộc. <br />
<br />
2.Kiến nghị: <br />
Với địa phương<br />
<br />
Bí thư, Ban tự quản buôn Drai tăng cường phối hợp với nhà trường <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
trong công tác giáo dục để có những biện pháp cụ thể giúp đỡ những học sinh <br />
có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cơ nhỡ; kịp thời fhuy động sự hỗ trợ của <br />
cộng đồng, của các tổ chức để giúp đỡ học sinh đi học đều, duy trì sĩ số và các <br />
hoạt động khác đảm bảo an toàn trường học cho học sinh.<br />
<br />
Với Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp: Làm tốt công tác phối hợp <br />
với cha mẹ học sinh của lớp, với giáo viên chủ nhiệm để duy trì sĩ số; tránh <br />
tình trạng hình thức bầu ra Ban đại diện của lớp cho có rồi không hoạt động <br />
hoặc hoạt động chưa hiệu quả.<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Vinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />