SKKN: Thực trạng và một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
lượt xem 17
download
Với hi vọng sẽ tìm ra được những giải pháp tích cực hơn nhằm chỉ đạo thực hiện tốt phong trào, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục toàn diện. Với bài SKKN Thực trạng và một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” hy vọng sẽ thật hữu ích cho quý vị khi tìm hiểu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Thực trạng và một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Së gi¸o dôc & ®µo t¹o Lµo cai Tr−êng THPT sè 1 v¨n bµn _____***_____ Chuyªn ®Ò s¸ng kiÕn kinh nghiÖm Thùc tr¹ng vµ mét sè biÖn ph¸p trong phong trµo thi ®ua “X©y dùng tr−êng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc” Hä vµ tªn: NguyÔn ThÞ Minh HuÕ Chøc vô: Phã hiÖu tr−ëng §¬n vÞ: Tr−êng THPT sè 1 V¨n Bµn v¨n bµn, th¸ng 4 n¨m 2011 1
- A- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong vài năm trở lại đây, cùng với việc đẩy mạnh phương pháp dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh đến việc yêu cầu học sinh phát huy tính chủ động tham gia trong các hoạt động giảng dạy của giáo viên. Vì thế Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013. Phong trào này đã được triển khai rộng khắp từ năm học 2008- 2009 đến nay và được sự ủng hộ đông đảo của học sinh, giáo viên, các bậc phụ huynh và các đơn vị trường tham gia. Đây thực sự là mô hình cải thiện linh hoạt các hoạt động thường ngày của nhà trường nhằm làm cho các hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Trải qua hai năm thực hiện, phong trào đã thể hiện rõ tính ưu việt, thu hút sự quan tâm của các lực lượng giáo dục tạo sự chuyển biến rõ nét về chất trong công tác giáo dục và đào tạo. Căn cứ vào chỉ thị số 3399/ CT- BGD&ĐT ngày 16/8/2010 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục năm học 2010- 2011. Trong đó có những nhiệm vụ trong tâm là tiếp tục triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động, phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”... Trong chiến lược giáo dục đào tạo 2001 - 2010 cũng chỉ rõ: "Mục tiêu và nhiệm vụ của GD và ĐT là đào tạo con người đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Con người là nguồn nhân lực, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu giáo dục và đào tạo là thực hiện giáo dục toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mỹ, cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và hướng nghiệp cho học sinh. Giúp học sinh tiếp cận với trình độ của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập tích cực, sáng tạo, lòng ham học hỏi, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống". Với những đặc điểm trên việc triển khai phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2010- 2011 chắc chắn sẽ có nhiều thuận lợi, khi các trường học đã và đang hướng đến 1 tham vọng lớn hơn: Xây dựng một môi trường sư phạm thực sự lành mạnh, trong đó học sinh biết bảo vệ danh dự của nhà trường, của tập thể lớp và của chính bản thân mình, biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai... và để làm được điều này cần phải có sự chung tay của cả gia đình và cộng đồng. Xét về tổng thể, đây là một phong trào có ý nghĩa lớn, nếu thực hiện đầy đủ các nội dung của phong trào chắc chắn sẽ góp phần hỗ trợ tích cực việc thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và bồi dưỡng năng lực cá nhân của mỗi học sinh. Chính vì vậy, trong kế hoạch năm học cũng như thực hiện nhiệm vụ Trường THPT số 1 Văn Bàn luôn định hướng và chú trọng trong các phong trào thi đua đặc biệt là phong trào “ xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”. Vì nếu thực hiện tốt phong trào này sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Qua thực tế hai năm triển khai và thực hiện phong trào, trường THPT số 1 Văn Bàn cũng đã đưa ra được những biện pháp và thu được một số kết quả nhất định. Vì 2
- vậy tôi muốn lựa chọn đề tài “ Thực trạng và một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” để mong muốn có sự đóng góp của các các đơn vị trường, từ đó hi vọng sẽ tìm ra được những giải pháp tích cực hơn nhằm chỉ đạo thực hiện tốt phong trào này trong những năm học sau, góp phần nâng cao hiệu qủa, chất lượng giáo dục toàn diện. 2. Mục đích nghiên cứu Thực trạng và một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” . 3. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường THPT số 1 Văn Bàn. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu : 4.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 4.2. Phân tích thực trạng việc thực hiện phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường THPT số 1 Văn Bàn. 4.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phong trào thi đua“ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 3
- B - PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHONG TRÀO THI ĐUA “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” I. Thế nào là trường học thân thiện, học sinh tích cực: 1. Trường học thân thiện: Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Ở Việt Nam, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với UNICEF tổ chức thí điểm xây dựng mô hình trường học thân thiện tại nhiều trường Tiểu học và THCS, năm học 2008- 2009 Bộ GD-ĐT quyết định tiến hành mở rộng mô hình này ở tất cả các cấp học phổ thông (có cả THPT). Trường học thân thiện, trước hết là nơi tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi quy định, đến trường. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền học tập cho thanh, thiếu niên. Trường học thân thiện là trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao. Các thầy, cô giáo phải thân thiện trong dạy học, thân thiện trong đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo. Các thầy, cô giáo trong quá trình dạy học phải thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, để các em tự tin bước vào đời. Trường học thân thiện là trường học có môi trường sống lành mạnh, an toàn, tránh được những bất trắc, nguy hiểm đe dọa học sinh. Trường học thân thiện là trường học có cơ sở vật chất đảm bảo các quyền tự nhiên thiết yếu con người: đủ nước sạch, ánh sáng, phòng y tế, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập v.v… Trường học thân thiện là trường tạo lập sự bình đẳng giới, xây dựng thái độ và giáo dục hành vi ứng xử tôn trọng bình đẳng nam nữ. Trường học thân thiện phải chú trọng giáo dục kỹ năng sống, giáo dục cho học sinh biết rèn luyện thân thể, biết tự bảo vệ sức khỏe, biết sống khỏe mạnh, an toàn. Trường học thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, của chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng, đồng sức xây dựng nhà trường. 2. Học sinh tích cực: Chủ động, sáng tạo trong học tập; xây dựng và nâng cao dần thói quen tự học, ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả học tập cao nhất. Hăng hái nhận phần việc cụ thể, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở điạ phương. Tham gia việc bảo vệ và làm sạch đẹp thêm cảnh quan, môi trường ở nhà trường và nơi công cộng; giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp. Nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao nhất là các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian. Đóng góp tích cực cho các hoạt động tập thể của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, của Nhà trường và của cộng đồng ở địa phương. II. Mục đích, ý nghĩa của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 4
- Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế, mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Trong cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vai trò các thầy cô giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thực hiện kế hoạch này, chúng ta từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ phát triển mới. Theo đó, các thế hệ học sinh năng động, tích cực dưới sự dạy dỗ của các thầy cô giáo được học tập trong môi trường thân thiện, sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. III. Yêu cầu và nội dung phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 1. Yêu cầu: Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiét bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ. Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế. Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hoá, truyền thống lich sử cách mạng cho học sinh. Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện cơ sở. Nội dung cụ thể của phong trào là do cơ sở tự chọn phù hợp với điều kiện nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ. 2. Nội dung: Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” xác định 5 nội dung gồm: 1- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; 2- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập; 3- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; 4- Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh; 5- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương 5
- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO THI ĐUA “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” CỦA TRƯỜNG THPT SỐ 1 VĂN BÀN 1. Nhận thức chung về phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: 1.1. Nhận thức về phong trào thi đua: Ngay từ năm học 2008- 2009, khi phong trào bắt đàu triển khai, Ban giám hiệu nhà trường cũng như toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên đã nhận thức rõ đây là một phong trào có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Các phong trào nếu được triển khai đồng bộ, sẽ thu được kết quả tích cực, tạo nên những chuyển biến mới của giáo dục- đào tạo. Trên cơ sở đó chúng tôi đã triển khai đầy đủ tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Phong trào thi đua được gắn liền với kế hoạch năm học, có đánh giá tình hình thực hiện trong từng tháng, từng kì, cuối năm có đánh giá, khen thưởng, phổ biến những cá nhân điển hình để năm học sau chất lượng phong trào đạt chiều sâu hơn so với năm học trước. Phong trào đã thu hút được sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình của cấc tổ chức quần chúng như: Công đoàn, đoàn thanh niên, hội cha mẹ học sinh, chính quyền, nhân dân địa phương để đạt cả chiều sâu và chiều rộng về chất lượng. 1.2. Mục tiêu của phong trào: Xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn, học sinh được tạo điều kiện để phát huy tiềm năng và ý thức chủ động, sáng tạo trong học tập. Hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn, tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Phát huy sự phối kết hợp hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm tạo những điều kiện cần thiết để triển khai phong trào. Trưng cầu ý kiến, sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức cá nhân khác. 2. Thực trạng và kết quả đạt được trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”: 2.1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào: Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tiến hành tham mưu với Đảng Uỷ, UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo “Trường chuẩn Quốc gia, Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp các ngành về việc thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực năm học 2010-2011. Nhà trường đã tiến hành công tác tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh trong nhà trường. Được phụ huynh học sinh đồng tình ủng hộ. Tiến hành đánh giá theo tiêu chí, rà soát lại các nội dung các tiêu chí chưa đạt, đề ra giải pháp thực hiện. 6
- Nhà trường đã phát động phong trào “Xây dựng trường thân thiện, học sinh tích cực”, được toàn thể cán bộ, giáo viên hưởng ứng sôi nổi. Có tổng kết đánh giá trao thưởng cho các tập thể lớp tham gia tích cực và có hiệu quả. 2. 2. Kết quả: c Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. - Cải thiện môi trường vệ sinh: + Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, phối hợp với Hội cha mẹ học sinh xây mới 01 công trình vệ sinh cho học sinh, phân công cụ thể cho từng khối lớp thường xuyên dọn dẹp làm sạch các công trình vệ sinh chung. + Xây dựng không gian xanh trong nhà trường: Trồng mới 50 cây xanh, 2 thảm cỏ xanh đường cổng trường tạo cảm giác gần gũi, thân thiện với môi trường; xây dựng vườn rau sạch cải thiện sinh hoạt cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh kí túc xá; giao cho Ban lao động có kế hoạch cụ thể trồng mới, chăm sóc các bồn hoa cây cảnh cải thiện cảnh quan nhà trường. +Trong tháng 10/2009 nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tu sửa 300m2 sân chơi cho học trò và sơn mới 700m2 nhà hiệu bộ. Bảo quản tốt tài sản chung của nhà trường: + Bảo vệ, giữ gìn tài sản đã trang bị ở các lớp học. Tổ chức một cuộc thi “Trang trí lớp học thân thiện” từ tháng 8 năm 2010 đến hết tháng 2 năm 2011 chọn mỗi khối 3 lớp trang trí đẹp nhất để trao giải nhân ngày 26/3. + Giao cho Đoàn thanh niên giám sát công tác bảo vệ, giữ gìn tài sản đã trang bị cho các lớp, có hình thức xử lí nghiêm minh các hiện tượng vi phạm và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân làm tốt công tác bảo quản, giữ gìn tài sản chung. + Giao trách nhiệm cho 03 giáo viên Tin học, 01 nhân viên thiết bị quản lí, bảo vệ các phòng chức năng; sắp xếp lại trật tự các phòng chức năng một cách khoa học, phục vụ hiệu quả cho hoạt động dạy và học của nhà trường. Tăng cường giáo dục ý thức học sinh: Tuyên truyền, khuyến khích học sinh tích cực, tự giác tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn các công trình công cộng, nhà trường, lớp học, vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn thực phẩm…có hình thức xử lí nghiêm minh đối với các hiện tượng vi phạm và khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân thực hiện tốt. d Dạy và học có hiệu quả. Quản lý chuyên môn: + Tăng cường chức năng của Ban chuyên môn, các tổ chuyên môn trong nhà trường; nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả quản lý của tổ trưởng chuyên môn. + Tổ chức kiểm tra kiến thức 03 lần/năm và trình độ vi tính của giáo viên, qua đó có kế hoạch cụ thể giúp đỡ các giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn và trình độ vi tính để nâng cao chất lượng đội ngũ. Giảng dạy và học tập: + Trong quá trình giảng dạy, yêu cầu giáo viên cần chú ý tới các vấn đề nhạy cảm của địa phương như dân tộc, tôn giáo, tập quán văn hoá, xã hội…để đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của bài học phù hợp với thực tiễn địa phương và phù hợp với năng lực của từng nhóm học sinh. 7
- + Quán triệt giáo viên tổ chức dạy học theo phương pháp tích cực, chú ý hoạt động nhóm, khuyến khích học sinh nêu câu hỏi, rèn luyện tư duy sáng tạo và tự tin khi trình bày quan điểm cá nhân. + Đánh giá học sinh toàn diện về các mặt: Kiến thức, kĩ năng, thái độ và đảm bảo tính công bằng. + Phân loại học sinh và có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo bồi dưỡng phù hợp với các đối tượng, quan tâm triệt để đến đối tượng học sinh yếu kém để nâng dần chất lượng văn hoá cập với tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia. Sự chuyển biến trong nhận thức và kết quả học tập của học sinh: Chất lượng 2 mặt giáo dục và hạnh kiểm được nâng lên rõ rệt: Bảng thể hiện số liệu về chất lượng giáo dục Năm học Hạnh kiểm (%) Học lực (%) Tốt, Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Tỷ lệ lưu ban 2008-2009 91.5 5,5. 3,0 1.2 38 54 5.5 0.5 2009-2010 92.54 6.04 1.42 3.2 40 52.31 4.5 0.35 HK1 93.5 5.5 1.0 3.5 42 51.0 3.5 2010- 2011 Bảng thể hiện số liệu HSG các cấp Năm học Tổng số Số giải HS giỏi Số giải HS Số học sinh tham gia đội HS dự cấp trường giỏi cấp tuyển HSG quốc gia thi tỉnh 2008- 2009 40 18 10 2 2009- 2010 46 26 19 3 Phương tiện phục vụ dạy và học: + Cải tạo sân, vườn trường Xanh- Sạch. Phát động phong trào đóng góp sách tham khảo và tư liệu cho thư viện tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh 02 lần với 300 bản sách. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan ban ngành, đoàn thể, tham mưu với Uỷ ban nhân dân về cấp đất xây dựng bãi tập thể dục thể thao theo tiêu chí chuẩn Quốc gia. + Sử dụng triệt để các trang thiết bị hiện có và tiếp tục mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho giảng dạy và học tập . e Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và giờ học bộ môn GDCD gắn với các chủ đề đã được quy định và bổ sung một số chủ đề phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình địa phương như: + Tuyên truyền luật An toàn giao thông đường bộ và các văn bản Luật theo quy định. + Nâng cao nhận thức về sức khoẻ và an toàn thực phẩm. + Tuyên truyền về sức khoẻ sinh sản vị thành niên và nguy cơ xâm hại tình dục. 8
- + Tăng cường công tác giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của người phụ nữ trong nhà trường, gia đình và xã hội. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV- AIDS và các tệ nạn xã hội khác thông qua hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và giờ học bộ môn GDCD, giờ sinh hoạt lớp và giờ chào cờ. Đổi mới phương pháp giảng dạy, HĐGDNGLL nhằm trang bị cho học sinh kĩ năng học tập, làm việc theo nhóm, kĩ năng giao tiếp, ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, học tập. Có kế hoạch thực hiện, xử lí nghiêm minh, có tính giáo dục, hướng thiện với những học sinh vi phạm nội quy, điều lệ trường học. Phối hợp với Hội chữ thập đỏ nhà trường có kế hoạch triển khai, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt với tổng số tiền là 5.360.000đ. f Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh. Đưa các chương trình văn hoá, văn nghệ bổ ích vào trong nhà trường: + Hát đầu giờ, hát trong các buổi sinh hoạt lớp các bài hát truyền thống + Hoạt động tập thể giữa giờ: Tập thể dục nhịp điệu, phát các bản tin bổ ích về văn hoá, văn nghệ, gương người tốt việc tốt vào thứ 5 hàng tuần, các bài hát truyền thống... + Đưa các trò chơi dân gian vào các HĐGDNGLL, các hoạt động văn hoá văn nghệ- thể thao chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc (ném còn, đá cầu, kéo co,…). + Tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và gắn với các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, các đặc điểm văn hoá- xã hội của địa phương. Tổ chức các cuộc thi tuyên truyền, phòng chống các tệ nạn xã hội, thi tuyên truyền về sức khoẻ sinh sản vị thành niên. g Tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. Lồng ghép vào các HĐGDNGLL các nội dung về truyền thống văn hoá tốt đẹp, phát huy bản sắc dân tộc ở địa phương. Tham quan thực tế các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng của huyện: khu di tích Pú Gia Lan, Hang Thẳm Sáng, đền Chiềng Ken (Khánh Hạ)…hàng tháng tổ chức dâng hương, chăm sóc, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ của huyện. Trong năm học đã phát động tới học sinh trong trường với trên 2.000 công lao động để tu sửa, cắt cỏ quanh khu vực công viên, lao động giúp trường Mầm non Hoa Sen, trường TH Thị trấn Khánh Yên chuẩn bị đón chuẩn quốc gia, khơi thông dòng chảy của suối Bản Coóc, tu sửa đường Lê Quý Đôn…. 3. Những tồn tại: Do thành viên ít, đa số là kiêm nghiệm nên kế hoạch đề ra đôi khi chưa thật sự khoa học, công việc còn chồng chéo. Đã tổ chức được nhiều trò chơi, hình thức hoạt động nhưng hiệu quả của một số hoạt động chưa cao, một số hoạt động còn mang tính hình thức. 9
- Công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo chưa thực sự thường xuyên và hiệu quả. 3. Những sáng tạo trong quá trình thực hiện phong trào: Thực tế trong quá trình thực hiện phong trào cũng không mất quá nhiều thời gian và công sức khi được nhà trường tiến hành lồng ghép vào các buổi ngoại khoá, chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp…như kể chuyện về tấm gươưng các doanh nhân, nhà lãnh đạo, anh hùng liệt sĩ tiêu biểu, tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá địa phương…. Nhà trường đã triển khai phong trào ‘ Xây dựng THTT- HSTC’ tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường bằng cách không áp đặt hình thưc thực hiện mà ngay từ đầu năm học đã giao cho Đoàn thanh niên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp nghiên cứu đặc điểm, tình hình của từng lớp học để xác định thuận lợi khó khăn, sau đó giao chỉ tiêu cụ thể theo từng lớp. Vì vậy cả cán bộ, giáo viên học sinh trong trường đều không có cảm giác bị áp lực quá năng nề mà tự nguyện thực hiện mục tiêu nhiệm vụ được phân công một cách tích cực, hiệu quả. Gắn với hoạt động xây dựng trường học xanh, sạch đẹp, an toàn, nhà trường không chỉ chú ý xây dựng, bảo vệ môi trường mà còn chú ý cả đến tính năng ứng dụng bằng cách ngoài việc trồng mới thêm cây xanh tạo bóng mát mà còn phát động trồng rau an toàn trên diện tích đất phù hợp để cải thiện sinh hoạt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Vì vậy luôn tạo được cảm giác an toàn, sạch, đẹp cho mỗi cán bộ giáo viên và học sinh khi bước chân đến trường. 4. Phương hướng, nhiệm vụ thực hiện phong trào trong năm học 2011 – 2012: Nhà trường tiếp tục duy trì các nội dung trong kế hoạch năm 2010 – 2011 đồng thời tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa; Đặc biệt trong phong trào dạy và học để phát huy tối đa hiệu quả dạy và học, chỉ đạo tăng cường đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Lồng ghép nhiều hoạt động bổ ích phong phú trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức nhiều trò chơi dân gian và các hoạt động ngoại khóa. Tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng ứng xử và giáo dục truyền thống cho học sinh. Gắn kết phong trào với cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ" và cuộc vận động "Hai không" làm chuyển biến rõ nét nhận thức của giáo viên và học sinh trong việc học văn hóa cũng như học các ứng xử. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHONG TRÀO THI ĐUA “ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC” CỦA TRƯỜNG THPT SỐ 1 VĂN BÀN Để triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” BGH nhà trường kiện toàn ban chỉ đạo, tổ chức học tập nghiêm túc Chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT và kế hoạch số 307/KH- BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của BGD&ĐT về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. BGH nhà trường phát động phong trào thi đua xây dựng trường lớp “Xanh – sạch - đẹp”. Có nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập cho học sinh. Lên kế hoạch, thành lập 10
- BCĐ phòng chống dịch cúm (H1N1) (H5N1), chủ động tích cực phòng chống dịch (phát tờ rơi cho HS, phun thuốc vệ sinh các phòng học). Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, đảm bảo CSVC cho nhà trường, đáp ứng các tiêu chí trường học thân thiện, học sinh tích cực. Xây dựng CSVC, đảm bảo 21 lớp đều có trang thiết bị theo hướng chuẩn. Có khu vệ sinh riêng của giáo viên và học sinh đảm bảo vệ sinh môi trường. Thường xuyên quét dọn làm vệ sinh. Lồng ghép chương trình giáo dục vệ sinh môi trường trong các giờ học...và các hoạt động ngoại khoá để nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trường, vệ sinh công cộng. Đảm bảo an ninh, an toàn trường học, không có bạo lực, tệ nạn XH xâm nhập học đường. Giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với thực tiễn, áp dụng hình thức sinh hoạt chuyên môn để tích hợp những kiến thức liên quan. Khuyến khích sự chuyên cần, tích cực chủ động sáng tạo và có ý thức vươn lên, giúp học sinh tự tin trong học tập. Khuyến khích học sinh đề xuất ý kiến và cùng giáo viên thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục. Phát huy tinh thần trách nhiệm của Đoàn, GVCN, Đội cờ đỏ trong việc tuyên truyền, vận động học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp, đoàn kết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ. Thông qua các môn học, sân chơi ngoại khoá, các buổi giao lưu.....rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử, sinh hoạt theo nhóm, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Đa dạng hoá nội dung và hình thức các hoạt động tập thể, tổ chức các sân chơi ngoại khoá, các hoạt động VHVN – TDTT, các buổi sinh hoạt chuyên đề, các trò chơi dân gian, khuyến khích sự tham gia chủ động của học sinh, giúp học sinh biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống tai nạn, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Kết hợp với chính quyền, các đoàn thể địa phương tổ chức các buổi giao lưu cho học sinh tham gia tìm hiểu truyền thống cách mạng của dân tộc. Thành lập Đội xung kích nhận chăm sóc khu nghĩa trang liệt sĩ huyện Văn Bàn hàng tháng và học sinh con gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, có chế độ khen thưởng tích cực những tập thể và cá nhân thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” C- PHẦN KẾT LUẬN Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kĩ thuật và đem lại thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy có thể coi giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Giáo dục nước nhà với mục tiêu hướng tới giáo dục con người Việt Nam phát triểnt toàn diện Đức- Trí - Thể- Mĩ, có tâm hồn trong sáng, lòng dũng cảm, lý tưởng cách mạng. Để có được những mục tiêu toàn diện đó ngoài việc tổ chức dạy và học thật tốt, thì các hoạt động, các phong trào là một bộ phân không thể tách rời trong quá trình dạy học và là một trong nhưng yếu tố bổ trợ để giáo dục tòan diện học sinh. Với ý nghĩa đó việc phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực sự là một phong trào có ý nghĩa quan trọng nhất là tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học 11
- sinh trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. Như vậy để có một ngôi trường thân thiện thực sự nếu ngoài việc đưa các hoạt động vui chơi, giải trí, tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử hay các hoạt động ngoại khoá thì mỗi nhà trường phải cần thiết tạo môi trường học tập thân thiện, phương pháp học tập và phương pháp giảng dạy thân thiện, các mối quan hệ thân thiện và sự phục vụ thân thiện của nhà trường tới các em học sinh. Có như vậy học sinh mới thấy thật sự thoải mái và yêu mến ngôi trường như nhà của mình, gắn bó với nhà trường, thầy cô, bạn bè, để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” của cả thầy và trò. Xuất phát từ cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí, đề tài đã đi sâu vào phân tích, nêu lên thực trạng, để qua đó rút ra được những biện pháp tương ứng để giải quyết các vấn đề nhằm nâng cao chất lượng chỉ đạo phong trào trong những năm tiếp theo. Để xác định rõ nhiệm vụ quản lí cũng như quá trình tổ chức các phong trào thi đua nói chung tôi thấy cần có sự phối kết hợp đồng bộ của các ban, ngành trong và ngoài nhà trường, cần nâng cao nhận thức, vai trò của người quản lí trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động thi đua. Và có thể khẳng định rằng đối với phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trường THPT số 1 Văn Bàn đã làm tốt việc chỉ đạo cũng như tổ chức phong trào thi đua điều đó được thể hiện ở thực trạng và kết quả đạt được trong những năm học 2009- 2010 trường THPT số 1 Văn Bàn đã được sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai cấp giấy chứng nhận công nhận trường THPT đạt tiêu chuẩn trường học thân thiện học sinh tích cực. Qua nghiên cứu đề tài, bản thân tôi cũng được khắc sâu hơn nữa những kiến thức về lí luận, mục đích, ý nghĩa, nội dung và cách thức tổ chức đó là điều kiện tốt để vận dụng vào công tác chỉ đạo của mình trong quá trình làm việc tại trường, các hoạt động phong trào được tổ chức tốt, khoa học, nhịp nhàng sẽ tạo điều kiện tốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Văn Bàn, ngày 14/ 4/ 2011 Người viết Nguyễn Thị Minh Huế 12
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chỉ thị số 40/ 2008/ CT- BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013. 2. Sổ tay “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm 2008- 2013. 3. Các báo cáo tổng kết, sơ kết, kế hoạch thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường THPT số 1 Văn Bàn. 4. Tạp chí Quản lí giáo dục của Học viện quản lí giáo dục và đào tạo số 14, 15, 20, 21. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của một biểu thức đại số ở lớp 9
13 p | 2884 | 416
-
SKKN: Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử và ứng dụng của nó
13 p | 1671 | 412
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non
15 p | 1806 | 226
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Vẽ trang trí ở trường THCS
16 p | 1207 | 200
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - Tp. Biên Hòa - Đồng Nai
19 p | 974 | 145
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yêu kém góp phần nâng cao chất lượng dạy học
17 p | 1132 | 123
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
15 p | 754 | 120
-
SKKN: Một số giải pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường
9 p | 986 | 91
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 của trường THPT U Minh Thượng hiện nay
17 p | 482 | 91
-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy môn GDCD lớp 11
20 p | 544 | 78
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
14 p | 476 | 77
-
SKKN: Một số biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT số 3 – Bảo Thắng
17 p | 531 | 61
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ đọc Văn lớp 10 trung học phổ thông
20 p | 561 | 60
-
SKKN: Một số biện pháp XD môi trường văn hóa tại trường mầm non Yên Hòa quận Cầu Giấy
13 p | 1004 | 57
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy trong trường học
16 p | 464 | 51
-
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Văn Thuỷ
16 p | 729 | 49
-
SKKN: Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí ở trường THPT
17 p | 237 | 20
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn