SKKN: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện trường Tiểu học Lê Lợi
lượt xem 11
download
Mục tiêu đề tài là Hướng dẫn cho học sinh và giáo viên biết sử dụng sách nghiệp vụ, sách tham khảo, báo..., cũng như biết cách tra cứu thư mục, mục lục một cách thành thạo. Từ thực tế thư viện có nhiều sách, giáo viên và học sinh ham mê đọc sách. Xây dựng thư viện chuẩn với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện trường Tiểu học Lê Lợi
- MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài. ………………………………………………...... 2 2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài……………………………………….. 3 3. Đối tượng nghiên cứu. ……………………………………………... 4 4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………….. . 4 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… 4 PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận………………………………………………………… 5 2. Thực trạng hoạt động thư viện trường Tiểu học Lê Lợi…………… 6 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện………...... 9 4. Kết qủa thu được qua khảo nghiệm và giá trị khoa học…………….. 16 PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. ………………………………………………………………18 2. Kiến nghị………………………………………………………………18 Tài liệu tham khảo ……………………………………………………….19 1
- PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đã và đang bước vào một thế kỉ mới nhiều thay đổi lớn lao, những tiến bộ về khoa học kĩ thuật chưa từng có trong lịch sử loài người, cộng vào đó là sư phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trên toàn cầu. Trong xu hướng đó sự bùng nổ thông tin, khoa học hiện đại mà chúng ta có thể gọi là cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Có ý kiến cho rằng: “Nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng là đưa ta đến một nửa của sự thành công”. Ngành thư viện thông tin cũng là một công cuộc hữu ích để góp phần vào sự phát triển đó. Với chức năng và nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc, thu thập tàng chữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân, thư viện đã góp phần nâng cao nhân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá, phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Thư viện chính là cái phong vũ biểu cho tình hình đó, thông báo cho xã hội biết tình hình đó, giúp cho con người lựa chọn cho mình những kiến thức đầy đủ cần thiết phù hợp, có ích trước thời đại thông tin như vũ bão hiện nay, đồng thời đưa con người đến gần và đánh giá đúng tầm quan trọng của thư viện thông qua hiệu quả phục vụ. Thư viện là một thiết chế văn hóa xã hội đảm bảo việc sử dụng vốn tài liệu đối với người đọc, nó giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phục vụ con người theo đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Sách nói riêng, vốn tài liệu nói chung là chìa khóa tri thức của nhân loại; nó là một thứ vật chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người cũng như sự phát triển của xã hội, góp phần giáo dục người đọc một cách toàn diện, xây dựng 2
- những con người Việt Nam mới để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong nhiệm vụ đào tạo lực lượng xã hội ấy, công tác thư viện luôn đóng góp quan trọng trong qúa trình cung cấp, chuyển tải thông tin kiến thức đối với người đọc. Để thực hiện đựơc nhiệm vụ này công tác thư viện ngoài tự hoàn thiện quá trình hoạt động, phục vụ người học như trứơc đây còn phải tự trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiếp thu, cập nhật thông tin của người học ngày nay. Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết của thầy và trò. Họcsinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn và không ngừng nâng cao kiến thức. Chính vì vậy từ lâu thư viện trường học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong nhà trường. Nhận thức được vai trò của thư viện trong nhà trường cũng như nhu cầu sử dụng sách, báo ngày càng tăng của giáo viên và học sinh. Một số cán bộ thư viện trường học đã có những biện pháp cải tiến hoạt động thư viện bằng nhiều hình thức khác để phát huy hết tiềm năng của thư viện, để truyền tải đến giáo viên và học sinh những tài liệu và những thông tin cần thiết phục vụ cho công việc giảng dạy và học tập trong nhà trường, lôi cuốn bạn đọc nhiều hơn vào việc sử dụng sách báo, kích thích sự ham mê đọc sách, báo, xem sách báo là người bạn đồng hành không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy và học tập của mình. Song thực trạng học sinh đến với thư viện đọc sách, đọc báo với niềm đam mê tìm tòi, học hỏi còn hạn chế, chủ yếu mới thu hút số ít học sinh giỏi có lòng ham mê đọc sách, báo. Trước thực trạng trên và trước tình hình chung của xã hội hiện nay tôi cảm thấy băn khoăn là làm thế nào để thư viện trường tôi đi vào hoạt động có hiệu quả. Xuất phát từ những lí do trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn, thực trạng thư viện ở trường tôi, từ đó mạnh dạn chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện trường Tiểu học Lê Lợi”. 3
- 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Hướng dẫn cho học sinh và giáo viên biết sử dụng sách nghiệp vụ, sách tham khảo, báo..., cũng như biết cách tra cứu thư mục, mục lục một cách thành thạo. Từ thực tế thư viện có nhiều sách, giáo viên và học sinh ham mê đọc sách. Xây dựng thư viện chuẩn với mục đích nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thư viện góp phần quyết định chất lượng và nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới trong nhà trường. Thư viện còn giúp các em xây dựng được phương pháp học tập và phong cách làm việc khoa học. Việc bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự học. Hướng dẫn các em biết cách nghiên cứu sách báo, thảo luận chuyên đề, ghi chép tư liệu, sử dụng hệ thống mục lục để tra tìm và lựa chọn tài liệu…. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Học sinh, giáo viên trường Tiểu học Lê Lợi. 4. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Thư viện trường Tiểu học Lê Lợi. 5. Phương pháp nghiên cứu: * Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Quan sát, điều tra; + Tổng kết kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công tác phục vụ bạn đọc. Nhóm phương pháp hỗ trợ: Lập bảng biểu, thống kê… 4
- PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Giáo dục là hoạt động xã hội nhằm thực hiện chức năng chuyển giao thông tin giữa các thế hệ, là nhân tố quyết định của sự phát triển kinh tế xã hội. Các hoạt động giảng dạy, học tập, tự đào tạo, ngoài quan hệ thầy trò, luôn cần đến các kho tài liệu, các hoạt động khai thác và phổ biến tri thức nhân loại của các thư viện. Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, phương tiện thông tin đại chúng ngày càng có vai trò to lớn trong quá trình chuyển giao tri thức. Các tiện chuyển giao tri thức gồm sách báo, tạp chí, radio, ti vi, vi phim, vi phiếu, băng hình… Nhờ mở rộng phương tiện chuyển giao tri thức cho cán bộ giảng dạy, tri thức này được truyền cho các thế hệ nhờ có hệ thống ra giáo dục. Thông qua việc bổ sung tri thức, học sinh, đến một xã hội đào tạo được một lực lượng lao động mới, có khả năng vươn tới giải quyết những vấn đề của thực tiễn đặt ra. Hoạt động thông tin thư viện thời kỳ hiện đại cần đáp ứng được một số yêu cầu sau: Có khả năng cung cấp một lượng tài liệu lớn, chất lượng cao và mang tính chuyên sâu cho nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo. 5
- Cho phép thu thập và phổ biến thông tin một cách tốt nhất cho giáo dục và đào tạo. Đáp ứng nhu cầu tự đào tạo, “tự học suốt đời”, hướng đến một xã hội học tập. Thư viện trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng. Mà hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong trường phổ thông là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách báo. Sách báo chỉ có thể chỉ có thể được quản lý tốt và phát huy được tác dụng cực của nó. Trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư viện. Vì vậy, tổ chức hoạt động thư viện nhằm thỏa mãn nhu cầu về sách, báo cho giáo viên và học sinh là một yêu cầu khách quan không thể thiếu được. Hoạt động của thư viện phải gắn liền với chương trình, nội dung học tập của từng trường, thời gắn liền với nội dung đào tạo con người mới con người toàn diện theo mục tiêu của cấp học, bậc học. Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh. 2. Thực trạng hoạt động thư viện trường Tiểu học Lê Lợi. a. Thuận lợi Khó khăn * Thuận lợi: Trường Tiểu học Lê lợi nằm trên tuyến đường vào trung tâm huyện Krông ana, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp liên tục trong những năm qua, thư viện trường Tiểu học Lê Lợi đã từng bước phát triển, thay đổi phương pháp phục vụ đáp ứng nhu cầu đọc của cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường. Hàng năm, được sự quan tâm đầu tư của cấp trên, của nhà trường, bổ sung số lượng sách, báo… đầy đủ về số lượng và nội dung phong phú đa dạng phục vụ cho việc học và đọc cho học sinh. Bạn đọc đến thư viện các em học sinh yêu thích đọc sách, trường còn có đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên đa phần là trẻ, ham mê đọc sách. 6
- Nhân viên thư viện trình độ đạt chuẩn cộng thêm sự trẻ, khoẻ, nhiệt tình. * Khó khăn: Các em học sinh trong trường chủ yếu là con em của các hộ dân sống rải rác ở hai thôn là: Thôn Tân Tiến, Thôn Thành Công và hai buôn : buôn Tơ Lơ và buôn Cuăh nên các em không thường xuyên đến thư viện vào thời gian rãnh rỗi. Hiện nay trường có 238 học sinh, trong đó số học sinh dân tộc thiểu số chiếm 2/3 tổng số học sinh, ngôn ngữ Tiếng việt là ngôn ngữ thứ hai, nên còn nhiều hạn chế. Đa số bạn đọc chưa biết sử dụng thư viện, chưa biết khai thác sách báo, chưa biết tự học, tự bồi dưỡng bằng sách, báo. Đối tượng bạn đọc cũng có đặc điểm tâm sinh lí và nhu cầu đọc ở các lứa tuổi khác nhau: Học sinh lớp 1: Các em ở lứa tuổi này còn bỡ ngỡ khi đến thư viện, chưa biết đọc thành thạo, chưa hình thành rõ rệt húng thú đọc, các em có thể đọc bất cứ cuốn sách nào… Những cuốn sách có nhiều hình ảnh đẹp, chữ to, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu được các em yêu thích. Học sinh lớp 2 và lớp 3: Ở lứa tuổi này, các em bước đầu có nhu cầu đọc sách nhưng chủ yếu là truyện tranh, truyện cổ tích. Học sinh lớp 4 và lớp 5: Học sinh lớp 4 và lớp 5 thích đọc truyện tranh, truyện cổ tích, tìm hiểu về các nhân vật lịch sử như: các cuốn sách về Bác Hồ…. Hay cũng có một số em thích những truyện khám phá phiêu lưu, mạo hiểm…. nhưng những cuốn sách về đề tài này ít tìm thấy ở thư viện trường học, đây cũng chính là hạn chế của thư viện trường học nói chung và cũng hạn chế trong công tác của tôi khi giới thiệu sách. Đối với giáo viên: Hầu như không có thời gian để đến thư viện và nếu có đến thì cũng không đủ thời gian lựa chọn và ngồi đọc sách. 7
- Trước những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để nhưng quyển sách hay, sách quý đến tay bạn đọc một cách thích thú và đem lại lợi ích góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. b. Thành công Hạn chế * Thàng công Thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn trường tham gia các hoạt động của thư viện, đặc biệt là phong trào đọc sách của nhà trường. Từng bước thay đổi cái nhìn và đánh giá thư viện trường học. Thư viện trường không chỉ là nơi giữ sách, nó còn là nơi góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, khuyến khích học sinh chủ động xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, để ngày một nâng cao chất lượng dạy và học. * Hạn chế Thư viện chưa sáng tạo trong công tác phục vụ cũng như tuyên truyền, giới thiệu sách mới, chưa nghiên cứu kĩ nhu cầu hứng thú đọc của bạn đọc. Học sinh đến thư viện chưa biết tra cứu mục lục, tìm kiếm tài liệu còn chậm. Bên cạnh đó cơ sở vật chất của thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc như: phòng đọc… c. Mặt mạnh – Mặt yếu * Mặt mạnh: Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên thư viện ngày càng phát triển về mọi mặt, phụ trách thư viện có chuyên môn, cơ sở vật chất, vốn tài liệu đảm bảo tốt cho việc giảng dạy và học tập. Phong trào đọc sách trong nhà trường từng bước được nâng cao. * Mặt yếu: Giáo viên và học sinh chưa có thói quen đọc sách. d. Nguyên nhân và yếu tố tác động đến hoạt động của thư viện trường học. Trong những năm gần đây, Việt Nam chúng ta đang trên đà phát triển và xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng nền kinh tế thế giới, do ảnh hưởng của các thành phần văn hoá nhiều quốc gia, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, dẫn đến nhu cầu tin và các tiếp cận thông tin của 8
- bạn đọc có xu hướng thay đổi rõ rệt. Do chưa nhận ra tầm quan trọng của sách đối với bản thân từng người, điều kiện và hoàn cảnh sống khác nhau, cùng với phương pháp giáo dục cứng nhắc của một số phụ huynh như chỉ chú trọng vào việc học các môn học chính nên ép các em học thêm quá nhiều, thời gian dành cho các em vui chơi, đọc sách không có. Bên cạnh là cơ sở vật chất, vốn tài liệu hay trang thiết bị một số thư viện chưa được chú trọng, chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Cán bộ thư viện còn ít kinh nghiệm, các em còn ngại, không biết mượn sách gì? Chưa biết cách tra cứu mục lục, tìm kiếm còn chậm, còn mất nhiều thời gian… e. Phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động thư viện trường học. Hiện nay, nhờ được đầu tư xây dựng nên quy mô và hoạt động của viện trường học đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết các trường học từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông đã hình thành phòng thư viện. Số lượng đầu sách tại các thư viện tăng lên hằng năm với nhiều đầu sách quý có giá trị. Nhiều thư viện trường học có hàng ngàn đầu sách tham khảo phục vụ cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì hoạt động thư viện trường học còn nhiều bất cập và thiếu sự đồng bộ. Đặc biệt nếu đem so sánh giữa các trường học thuộc những vùng kinh tế khác nhau thì sự thiếu đồng bộ ấy càng thể hiện rõ nét hơn. Ở những địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về kinh tế hầu những địa phương này vẫn chưa hình thành thư viện mà phải lồng ghép, kết hợp với các phòng chức năng khác như thiết bị, y tế. Đầu sách còn khá hạn chế chỉ dừng lại ở sách giáo khoa, sách giáo viên và một ít sách tham khảo, truyện tranh. Chính vì điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động đặc thù của thư viện trường học. Và điều đó cũng tác động không nhỏ đến việc đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học. Còn đối với các trường ở khu đô thị, trung tâm thì mặc dù đã có thư viện, nhưng quá trình hoạt động cũng gặp không ít khó khăn. Trước hết là phải kể đến trình độ của đội ngũ thủ thư làm công tác quản lý tại các thư viện này. Đa số họ chưa qua trường lớp đào tạo về chuyên môn một cách bài bản mà hoạt động chủ yếu theo kinh nghiệm. Thứ hai quy mô về phòng đọc của thư viện cũng còn quá hẹp về 9
- không gian. Hầu hết là tận dụng từ phòng học, vừa kê tủ sách vừa đặt bàn đọc với chỉ vài ba bộ bàn ghế. Điều này phần nào làm cho học sinh và giáo viên chưa thật sự thích thú với việc đến thư viện. Số lượng đầu sách tham khảo chưa nhiều, chưa phù hợp với nhu cầu của giáo viên và học sinh cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động của các thư viện. Theo quy định của ngành thì mỗi thư viện thư viện trường học phải có ít nhất một máy vi tính nối mạng Internet để phục vụ cho học sinh và giáo viên, nhưng trên thực tế số thư viện có máy nối mạng lại không nhiều. Ngoài những nguyên nhân trên còn có một nguyên nhân khá nhạy cảm khác là Ban giám hiệu các trường học còn ít quan tâm đến hoạt động của thư viện. Nhà trường chưa tạo ra được các hoạt động, phong trào khuyến khích học sinh đến đọc sách ở thư viện để tìm tòi thêm kiến thức. Từ những nguyên nhân trên đã làm cho hoạt động thư viện tại các trường học ngày càng ảm đạm hơn. Các thư viện trường học sẽ đi vào ngõ cụt nếu không sớm tìm ra những giải pháp kịp thời để khắc phục. 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thông tin thư viện trường học. Biện pháp 1: Bổ sung vốn tài liệu và hoàn thiện cơ sở vật chất Vốn tài liệu là một trong những yếu tố quyết định cấu thành thư viện, được coi là tài sản, là tiềm lực là sức mạnh và là niềm tự hào của thư viện. Vốn tài liệu càng phong phú, đa dạng thì khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin càng cao và có sức thu hút. Việc bổ sung vốn tài liệu phải thường xuyên liên tục đây là một trong những công tác quan trọng nhất trong hoạt động thư viện đòi hỏi cán bộ thư viện phải có sự chọn lọc nội dung cho phù hợp với nhu cầu giảng dạy và học tập. Làm tốt công tác này đầu năm học, cuối học kì, đầu học kì hai tôi mở cuộc điều tra, thăm dò nguyện vọng của giáo viên và học sinh qua phiếu yêu cầu của mình. Mẫu phiếu điều tra nhu cầu bạn đọc 10
- PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA THƯ VIỆN TRƯỜNG TH LÊ LỢI PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU BẠN ĐỌC CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ LỢI Quý thầy cô và các em học sinh thân mến! Để công tác phục vụ sách báo trong thư viện trường học ngày một phong phú đa dạng về tài liệu. Nay thư viện nhà trường tiến hành điều tra nhu cầu đọc sách, quý thầy cô và các em vui lòng đọc và khoanh tròn vào câu trả lời. 1. Giới tính: a. Nam b.Nữ 2.Bạn đọc là : a.Giáo viên b.Học sinh 3.Mục đích tới thư viện: a. Đọc sách b. Học bài c. Vui chơi 4. Bạn thích đọc tài liệu nào? a. Truyện tranh b. Báo tạp chí c. Sách Tham khảo d. sách khoa học 5. Em tìm sách như thế nào? a. Tìm qua tủ mục lục b. Qua lời giới thiệu của bạn c. Qua danh mục tài liệu d. Tìm trực tiếp trên kệ sách 6. Tài liệu trong thư viện có đủ phục vụ cho việc đọc sách của các em chưa? Cần bổ sung loại tài liệu nào? ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 7. Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Cảm ơn quý thầy cô và các em học sinh Chúc một ngày làm việc và học tập thật tốt 11
- Dựa vào phiếu yêu cầu bạn đọc, từ đó bổ sung sách báo cho phù hợp, chương trình soạn giảng của giáo viên và trình độ học tập của học sinh. Trong quá trình bổ sung ngoài việc lựa chọn tài liệu bổ sung phù hợp với nhu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh, cần phải theo dõi và dựa vào danh mục sách tham khảo của Bộ giáo dục và đào tạo, các công văn chỉ đạo bổ sung các loại sách cần thiết trong năm của phòng Giáo dục và Đào tạo, danh mục hướng dẫn đặt mua sách mới của bộ…. Cho nên hàng năm không nên bổ sung tài liệu một lượt mà chia làm hai hay ba lượt bổ sung để cập nhật được nhiều thông tin và nhiều tài liệu mới, không lãng phí… Ngoài ra nên tăng cường các mối quan hệ với các thư viện bạn từ trao đổi tài liệu với các thư viện. Làm tốt công tác này đòi hỏi cán bộ thư viện trứơc hết phải là người chịu khó, hết lòng với công việc, biết tiếp thu và nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc của cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường bằng cách vào có kĩ năng cập nhật thông tin kịp thời để tham mưu lãnh đạo về công tác bổ sung tài liệu mua sắm các loại máy móc trang thiết bị cần thiết đảm bảo cho việc phục vụ bạn đọc và bảo quản tài liệu. Biện pháp 2: Về công tác tổ chức kho Công tác tổ chức kho là một trong những hoạt động nghiệp vụ của thư viện. Việc tổ chức phải khoa học và có hệ thống, tổ chức kho của thư viện nhằm mục đích: Tạo ra một trật tự trong kho sách; bảo quản tốt vốn tài liệu; tạo thuận lợi cho việc sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng tài liệu. Vì vậy, việc lựa chọn tổ chức kho tài liệu của thư viện theo hình thức kho “đóng” hay “mở” cần xem xét đến những ưu điểm và hạn chế của từng loại hình. Với những ưu điểm và hạn chế của từng loại hình kho sách. Trong điều kiện hiện nay thư viện trường tôi đã hội tụ đủ các yếu tố để tiến hành tổ chức hình thức kho đóng như: Đối tượng bạn đọc của thư viện chủ yếu là cán bộ, giáo viên nhà trường có trình độ, ý thức chấp hành nội quy tương đối tốt và họ thường thích tự tìm những quyển sách phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ của mình để nghiên cứu; cán bộ thư viện có trình độ, có năng lực trong công tác, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao, năng lực, tích cực và luôn tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm trong xây dựng và tổ chức hoạt động 12
- của thư viện; được các cấp quan tâm chỉ đạo, đặc biệt là BGH Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để thư viện hoạt động. Biện pháp 3: Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo: Để thu hút bạn đọc đến với thư viện trong thư viện trường học việc tuyên truyền và giới thiệu sách báo cho giáo viên và học sinh chiếm vị trí quan trọng trong công tác thư viện, nó là yếu tố quyết định đến sự tiếp cận của bạn đọc đối với sách. Sự thành công và phát huy tối đa của việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo đến bạn đọc người cán bộ thư viện phải thực hiện nhưng nội dung sau: *Lựa chọn sách, báo phù hợp với từng đối tượng bạn đọc để tuyên truyền: Đối với học sinh: Đối với học sinh lớp 1, 2, 3 các em đang còn nhỏ hầu hết các em thích đọc những cuốn sách có nhiều hình ảnh minh hoạ sống động, nhưng đầy sự tò mò, khám phá của các em, ta nên giới thiệu với các em những cuốn truyện tranh có hình ảnh màu sắc gần gũi đơn giản như hoa, quả, con vật… hay những cuốn sách có tính khoa học nhưng gần gũi như: ôtô, xe máy…. Nội dung những cuốn sách này đơn giản tạo sự tò mò, thích thú, mơ ước, khám phá và sáng tạo, làm cho các em thích đọc hơn. Bên cạnh đó đọc sách còn giúp các em trong việc học tập như: Rèn đọc lưu loát, viết ít sai chính tả, lời văn mạch lạc, hơn nữa tạo cho các em niềm say mê học tập. Ví dụ minh hoạ bài giới thiệu sách cho đối tượng học sinh lớp 1,2,3: Tên sách: “Trống choai và mặt trời” và “Ngày hội rừng xanh” Đối với học sinh lớp 4,5 ở lứa tuổi này các em đã ý thức hơn trong việc học tập của mình, ngoài những bài học trong sách giáo khoa các em còn tìm tòi học hỏi thêm thông tin và phương pháp làm bài trên những cuốn sách hướng dẫn tham khảo, bên cạnh đó cũng nên chú ý đến học lực của từng học sinh để giới thiệu cho phù hợp như học sinh trung bình chỉ giới thiệu những cuốn sách bài tập, luyên tập, bổ sung, củng cố lại kiến thức; học sinh khá giỏi thì 13
- giới thiệu những cuốn sách nâng cao như Toán học tuổi thơ, toán nâng cao,158 bài văn hay và chọn lọc…. Đối với giáo viên: Ngoài những sách nghiệp vụ, sách giáo khoa để giảng dạy và học tập thì cán bộ thư viện tìm tòi giới thiệu cho giáo viên những sách tham khảo hay những chuyên đề bồi dưỡng giỏi để giáo viên có tài liệu học tập nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Ví dụ minh hoạ bài giới thiệu sách cho giáo viên: Tên sách giới thiệu: GIẢI ĐÁP 88 CÂU HỎI VỀ GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC * Lựa chọn phương pháp và hình thức tuyên truyền: Có hai phương pháp tuyên truyền giới thiệu sách: Tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan. tôi tích cực tuyên truyền, giới thiệu sách theo chủ đề bằng những hình thức: Đối với hình thức tuyên truyền miệng: Đây là phương pháp tuyên truyền thông qua ngôn ngữ sống động đến với người nghe, có thể thực hiện bất cứ lúc nào, ở đâu, thời gian nhiều hay ít. Đặc biệt phương pháp này rất phù hợp và gần gũi với việc lên lớp của giáo viên, từ đó tác động trực tiếp đến các em gây hứng thú đọc sách. Tôi thực hiện việc tuyên truyền giới thiệu bằng miệng ở các buổi chào cờ đầu tuần, trong sinh hoạt tập thể, trong cuộc họp hội đồng nhà trường, đọc trên loa phát thanh trong chương trình ca khúc măng non…Đặc biệt tổ cộng tác viên thư viện của trường đã đưa tài liệu thạm khảo, chuyện tranh, báo đội… xuống tận các lớp học. Việc mượn trả được thực hiện đều đặn vào thứ 3 hàng tuần và đã trở thành nề nếp rất tốt. Số vòng quay của sách và số lượt người đọc đã tăng lên từ 92% đến 100% Ví dụ thường xuyên tổ chức hình thức đọc to nghe chung vào thứ hai tuần đầu của tháng như: Tháng 10 là bài viết tìm trên In ternet về gương bạn nhỏ học giỏi vượt khó, tháng 12 là bài viết về các anh lính hải quân, tháng 3 đọc cuốn sách Mẹ và Cô… Đối với hình thức tuyên truyền trực quan: Sưu tầm những câu những câu danh ngôn lời hay ý đẹp về thư viện để làm khẩu hiệu. Kết hợp với việc tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tổ chức 14
- định kì theo tháng các hình thức trưng bày sách mới, sách hay ở tủ trưng bày sách trong thư viện, hay tủ sách lưu động đến các lớp để bạn đọc tiện theo dõi hay sưu tầm tranh ảnh dưới dạng báo tường, báo ảnh Album theo chủ điểm tại các lớp trong ngày sinh hoạt tập thể, ở phòng thư viện… Ví dụ: Kỉ niệm ngày phụ nữ Việt Nam 20/10: Trưng bày những cuốn sách như: Con yêu mẹ, người vợ hiền, hơi ấm mùa đông…. Ngoài ra muốn phát huy tốt tác dụng của thư viện, người cán bộ thư viện cần hướng dẫn chu đáo bạn đọc như: Cùng bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung cuốn sách, báo phục vụ trực tiếp yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách nghiệp vụ... sát với chương trình học tập trong nhà trường, các loại sách báo nhằm mở rộng kiến thức góp phần đẩy mạnh chất lượng giảng dạy và học tập. Ví dụ: + Đối với học sinh giỏi hướng dẫn các em sử dụng các loại sách tham khảo. + Đối với học sinh trung bình hướng dẫn các em sử dụng các loại sách bài tập... Biện pháp 4: Tổ chức công tác phục vụ bạn đọc: Tổ chức phục vụ bạn đọc là thể hiện kết quả của quá trình hoạt động thư viện. Mọi công việc được tiến hành trong thư viện đều hướng vào mục đích cuối cùng là lợi ích bạn đọc. Đồng thời chính nhờ công tác phục vụ bạn đọc mà thư viện có cơ sở để đánh giá chất lượng của các khâu công tác khác. Công tác bạn đọc là nhiệm vụ trọng tâm của thư viện. Thư viện trường tổ chức phục vụ bạn đọc dưới hai hình thức là đọc tại chỗ và mượn về nhà. * Phục vụ đọc tại chỗ: Được thư viện phục vụ liên tục và đều đặn các ngày học trong tuần. Để thu hút được học sinh, thư viện đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho hoạt động đọc tại chỗ. Do chưa có phòng đọc nên đã tận dụng phòng đội làm phòng đọc tạị chỗ, thủ tục mượn không thể đơn giản hơn: Các em tự chọn sách, tự ghi sổ mượn phụ trách thư viện chỉ giúp đỡ, hướng dẫn các em thực 15
- hiện tốt nội quy phòng đọc: Trật tự, yên lặng, lấy sách ở đâu đọc xong trả về vị trí cũ. Với hình thức này tuy đạt được số lựơt bạn đọc đông nhưng chất lượng và hiệu quả không cao hầu như các em chỉ thích đọc những loại sách giải trí, truyện tranh bởi các em chỉ đến thư viện vào giờ ra chơi và giờ chơi chỉ vẻn vẹn có 15 đến 20 phút. Riêng đối với giáo viên, hình thức này rất tiện ích bởi vào những giờ trống tiết dạy, giáo viên vào thư viện có thời gian chọn sách, tra cứu tài liệu, soạn giáo án bên cạnh những tài liệu có tại thư viện làm cho bài dạy của mình chất lượng hơn, hay hơn, hiệu quả hơn. * Phục vụ mượn về nhà: Thư viện vào đầu năm học phục vụ cho giáo viên mượn các loại sách giáo khoa, giáo viên, tài liệu giảng dạy ngay sau khi được phân công chuyên môn. Cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn mượn sách giáo khoa để học tập. Trong suốt năm học giáo viên và học sinh đều có thể đến thư viện mượn về nhà các loại sách tham khảo đọc thêm. Tuy nhiên thư viện có giới hạn về số lượng và thời gian mượn. Riêng các loại sách từ điển, kinh điển, những loại sách quý hiếm chỉ có 1 bản chỉ đựơc mượn, đọc tại chỗ. Cán bộ thư viện trường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc, với thủ tục mượn đơn giản cụ thể: Mượn tập thể: Vào thứ 3 hàng tuần thành viên tổ cộng tác viên lên thư viện thư viện mượn và trả sách cho lớp mình. Mượn cá nhân: Mỗi lần mượn bạn sẽ được mượn từ 1 đến 2 quyển sách, bạn đã ghi đầy đủ những thông tin vào phiếu yêu cầu, ghi ngày mượn, ngày trả, kí tên. Đối với phòng mượn tài liệu trong vòng 1 tuần. Sau khi sử dụng đến trả tài liệu cho thủ thư, thủ thư sẽ kiểm tra lại những thông tin trên sách đối chiếu với phiếu yêu cầu của bạn. Nếu đúng bạn sẽ đựơc trả thẻ, nếu sai cán bộ thư viện sẽ có biện pháp phạt theo quy định của thư viện. Giờ phục vụ của thư viện ở phòng đọc và phòng mượn đều bắt đầu từ 7 giờ đến 10 giờ 30 phút đối với buổi sáng, buổi chiều từ 1giờ 45 phút đến 16 giờ 30 phút. Giờ phục vụ được áp dụng với các ngày trong tuần trừ thứ 7 và chủ nhật và những ngày nghỉ lễ, hội, họp. Thủ tục đơn giản, điều kiện tốt nên công tác phục vụ bạn đọc diễn ra nhanh chóng, đem lại cảm giác thoải 16
- mái cho bạn đọc. Đồng thời cán bộ thư viện có thể quản lí bạn đọc và tài sản của thư viện. Ngoài các hình thức phục vụ truyền thống thức với nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hiệu quả như: Tận dụng tán cây bàng ở sân trường, giờ ra chơi các em đọc sách dưới tán cây, đây là một trong những hình thức phục vụ thư viện xanh Tủ sách lưu động được đặt ở hành lang, góc lớp…. Đối với các em học sinh lớp 1, do vào đầu năm học các em chưa tự đọc sách được, Tổ cộng tác viên học sinh cử 3 học sinh phụ trách 1 lớp để hướng dẫn các em làm quen và đọc sách tại lớp vào giờ ra chơi. Thống kê tỉ lệ bạn đọc: Bạn đọc Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Tháng 10 87.0% 86.4% 85.0% 86.0% 86.0% Tháng 11 93.0% 95.0% 94.3% 91.5% 90.0% Tháng 12 93.2% 94.2% 95.0% 97.0% 93.5% Tháng 1 94.0% 98.0% 98.1% 98.2% 94.5% Tháng 2 97.0% 100% 98.0% 100% 99.0% Biện pháp 5: Xây dựng, phát huy tốt mạng lưới tổ cộng tác viên thư viện và tranh thủ sự lãnh đạo, hỗ trợ kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường làm công tác thư viện : Sử dụng tốt mạng lưới tổ cộng tác viên thư viện. Ngay từ đầu năm học tổ thư viện trường học đựơc thành lập do đồng chí Phó Hiệu trưởng làm tổ trưởng, Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách đội cùng với 10 giáo viên và 15 học sinh làm cộng tác viên ở các lớp. Tổ thư viện phối hợp với thư viện trường phát hiện, sưu tầm, lựa chọn những sách báo, tư liệu mới, tổ chức trưng bày và giới thiệu sách theo đúng quy định để phong trào đọc sách diễn ra thường xuyên và liên tục. Ngoài việc giúp thư viện làm chuyên đề tổ thư viện còn tuyên truyền sách một cách tích cực và là nơi tin tư vấn cậy cho bạn đọc, bởi khi có sách mới về tổ thư viện cùng tôi tham gia khâu xử lý nghiệp vụ như dán gáy, đóng dấu... và chính tổ thư viện là người đầu tiên được đọc nội dung những cuốn sách mới, những tài liệu mới, sau đó tuyên truyền cho bạn đọc. Như vậy 17
- lượng sách được luân chuyển nhiều hơn, bạn đọc đến thư viện ngày càng đông hơn. Bên cạnh việc phát huy tốt mạng lưới tổ cộng tác viên thư viện. Thư viện cần nhất sự kết hợp của các tổ chức trong nhà trường, tranh thủ sự lãnh đạo, hỗ trợ kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường. Chi bộ Đảng giám sát chỉ đạo công tác thư viện trường học cho phù hợp với nội dung, nhiệm vụ năm học. Đoàn thanh niên, Phụ trách đội luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho thư viện phát huy tinh thần năng động, sáng tạo và nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hấp dẫn. Nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện tốt lịch mượn trả sách, công tác tuyên truyền giới thiệu sách cũng như chuyên đề. Phát động cuộc vận động quyên góp sách trong toàn trường… đạt được kết quả và rất thành công. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm và giá trị khoa học : *Trong học sinh: Tỉ lệ xếp loại học lực khá giỏi hàng năm đạt từ 65 70%, 99,7 100% học sinh tốt nghiệp và nhiều học sinh tham gia thông tin phát hiện học sinh năng khiếu đạt giải cao. 98/% học sinh đến thư viện mượn đọc. Chất luợng học tập và đạo đức của học sinh chuyển biến tích cực. Thống kê kết quả: Lớp Đạo đức Học tập Lớp 1 96,8là tốt khá 98,5 từ TB trở lên Lớp 2 95,1 là tốt khá 98,2 từ TB trở lên Lớp 3 92,0 là tốt khá 98,0 từ TB trở lên Lớp 4 90,1 là tốt khá 98,0 từ TB trở lên Lớp 5 90 là tốt khá 92,0 từ TB trở lên * Trong giáo viên: 100% giáo viên đến thư viện mượn đọc. Việc đọc đã có tác dụng tốt trong công tác giảng dạy, nâng cao trình độc chuyên môn của mình. Qua đợt thi giáo viên giỏi cấp huyện trường có hai đồng chí tham gia đều đạt giải, giáo viên tham gia thi cấp tỉnh đạt giả cao, có từ 3 4 đồng chí cán bộ viên chức được công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 18
- hàng năm. Hoạt động thư viện là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. * Đối với thư viện: Lượng sách được tuyên truyền, luân chuyển trong bạn đọc nhiều hơn Đẩy mạnh được công tác bổ sung sách mới. Phong trào đọc sách báo trở thành nề nếp và ngày càng được phát triển PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Bài học được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của bản thân: Khi thực hiện kế hoạch đề ra, phải đôn đốc, nhắc nhở và có kiểm tra, đánh giá. Lịch đọc và mở cửa có quy định cụ thể, nề nếp duy trì tốt. Giáo viên thư viện phải yêu quý học sinh, hết lòng với công việc của mình, biết phối hợp cùng tập thể thì mới có quyết tâm thực hiện tốt công việc. 19
- Người giáo viên thư viện phải là người nhiệt tình, say mê với công tác sách. Biết phối hợp với nội dung sinh hoạt của nhà trường. Công tác thư viện của nhà trường phải được BGH, hội đồng giáo dục quan tâm, cho các hoạt động của thư viện vào phong trào thi đua. Hàng năm có bổ sung sách, báo, tạp chí… mới theo quý từng năm học, phải thường xuyên và liên tục. Đề tài đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện. Giúp cho học sinh có sự chuyển biến tích cực về nhận thức và gây được hứng thú để các em đến thư viện. Đề tài có thể áp dụng được cho thư viện các trường tiểu học trong huyện. 2. Kiến nghị Để nâng cao chất lượng phong trào đọc trong trường Tiểu học có hiệu quả tôi có một số kiến nghị như sau: Ban giám hiệu nên xếp các hoạt động thư viện vào phong trào thi đua của giáo viên. Ban phụ trách đội đưa phong trào đọc sách của học sinh vào thi đua theo từng đợt mà hoạt động đoàn đội phát động. Về cơ sở vật chất: Bổ sung tủ trưng bày sách giới thiệu sách Trang thiết bị tủ giá, phòng kho phòng đọc đúng qui định của tiêu chuẩn thư viện trường học. Eana, Ngày 20 tháng 02 năm 2015 NGƯỜI VIẾT Bùi Thị Kim Khánh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Vũ Bá Hòa. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trường phổ thông/ Vũ bá Hòa (chủ biên).H: Giác dục Việt Nam, 2008. 339tr.;20cm. 2.Bùi Loan Thùy. Thư viện học đại cương/ Bùi Loan Thùy, Lê Văn viết. H: Đại học Quốc gia TP HCM, 302 tr. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Vẽ trang trí ở trường THCS
16 p | 1197 | 200
-
SKKN: Nâng cao chất lượng giảng dạy – tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10
21 p | 1109 | 119
-
SKKN: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trường Tiểu học Nguyệt Đức - Yên Lạc giai đoạn 2012– 2015
22 p | 354 | 73
-
SKKN: Thực trạng và những phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông ở bộ môn Ngữ Văn
16 p | 284 | 62
-
SKKN: Thực trạng và giải pháp đối với học sinh chưa ngoan các trường THCS huyện Huỳnh Đại - Bến Tre
19 p | 497 | 61
-
SKKN: Giải pháp góp phần hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém ở trường THPT An Biên năm học 2011- 2012
30 p | 405 | 53
-
SKKN: Thực trạng và giải pháp quản lý phòng thực hành Tin học
14 p | 400 | 38
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Thực trạng và một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục công dân ở Trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Đồng Nai
40 p | 208 | 21
-
SKKN: Thực trạng và một số biện pháp thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
13 p | 174 | 17
-
SKKN: Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm
39 p | 58 | 10
-
SKKN: Giáo dục lịch sử dân tộc cho học sinh THPT tại Hưng Yên hiện nay qua khảo sát một số trường - thực trạng và giải pháp
52 p | 122 | 9
-
SKKN: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Mỹ Lộc
30 p | 91 | 7
-
SKKN: Một số giải pháp Phòng chống đuối nước và biện pháp cứu đuối cho học sinh THCS
26 p | 116 | 4
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đọc, viết cho học sinh dân tộc thiểu số
23 p | 89 | 3
-
SKKN: Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học Lê Hồng Phong
31 p | 59 | 3
-
SKKN: Một vài giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Một dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu
21 p | 73 | 3
-
SKKN: Giải pháp Quản lý, phát triển đội ngũ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp 7 Giáo viên hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đăk Nông
49 p | 50 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn