MỤC LỤC<br />
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SKKN --------------------------- 4<br />
I. MỞ ĐẦU ----------------------------------------------------------------------------- 5<br />
1. Lý do chọn đề tài ---------------------------------------------------------------- 5<br />
2. Mục đích nghiên cứu ------------------------------------------------------------ 7<br />
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ----------------------------- 7<br />
4. Phương pháp nghiên cứu ------------------------------------------------------- 7<br />
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài ------------------------------------------- 7<br />
II. NỘI DUNG ------------------------------------------------------------------------- 8<br />
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, PHÁT ĐỘI NGŨ THEO TIÊU<br />
CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN CỦA HIỆU<br />
TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH<br />
ĐĂK NÔNG ------------------------------------------------------------------------ 8<br />
1. 1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề -------------------------------------------- 8<br />
1. 2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung<br />
học phổ thông công lập và quản lý đội ngũ theo tiêu chuẩn chức danh<br />
nghề nghiệp. ---------------------------------------------------------------------- 9<br />
1. 2. 1. Khái niệm về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp---------------- 9<br />
1. 2. 2. Quy định mã số và chức danh nghề nghiệp -------------------- 10<br />
1. 2. 3. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên THCS 11<br />
1. 2. 4. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT --------- 17<br />
1. 2. 5. Cách xếp lương giáo viên THCS, THPT theo chức danh nghề<br />
nghiệp ------------------------------------------------------------------------ 23<br />
1. 3. Nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng, Giáo viên, Nhân viên và học<br />
sinh trường PTDTNT ------------------------------------------------------------ 25<br />
1. 3. 1. Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của Hiệu trưởng trường --- 25<br />
1. 3. 2. Giáo viên trường PTDTNT phải thực hiện nhiệm vụ và quyền<br />
hạn: --------------------------------------------------------------------------- 26<br />
1. 3. 3. Nhân viên trường PTDTNT phải thực hiện nhiệm vụ và quyền<br />
hạn: --------------------------------------------------------------------------- 27<br />
<br />
1<br />
1. 3. 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh --------------------------- 27<br />
2. Thực trạng biện pháp quản lý, phát triển đội đội ngũ theo chuẩn chức<br />
danh nghề nghiệp giáo viên của Hiệu trưởng các trường PTDTNT tỉnh Đăk<br />
Nông -------------------------------------------------------------------------------- 28<br />
2. 1. Khái quát về tình hình tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục<br />
vùng tỉnh Đăk Nông ----------------------------------------------------------- 28<br />
2. 1. 1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Đăk<br />
Nông -------------------------------------------------------------------------- 28<br />
2. 1. 2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Đăk Nông------- 29<br />
2. 1. 3. Tình hình phát triển giáo dục ở các trường PTDTNT tỉnh Đăk<br />
Nông. ------------------------------------------------------------------------- 30<br />
2. 2. Tình hình giáo dục của các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông------ 31<br />
2. 2. 1. Về học sinh: -------------------------------------------------------- 31<br />
2. 2. 2. Về đội ngũ quản lý và giáo viên --------------------------------- 32<br />
2. 3. Thực trạng biện pháp quản lý, phát triển đội ngũ theo chuẩn chức<br />
danh nghề nghiệp giáo viên của hiệu trưởng các trường PTDTNT tỉnh<br />
Đăk Nông ----------------------------------------------------------------------- 33<br />
2. 4. Thực trạng đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn chức năng nghề<br />
nghiệp giáo viên hiện nay của Hiệu trưởng các trường PTDTNT tỉnh<br />
Đăk Nông. ---------------------------------------------------------------------- 33<br />
2. 5. Thực trạng biện pháp xếp loại thi đua hàng năm của Hiệu trưởng<br />
các trường PTDTNT tỉnh Đăk Nông ---------------------------------------- 34<br />
3. Đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển đội ngũ theo chuẩn chức<br />
danh nghề nghiệp giáo viên của Hiệu trưởng các trường PTDTNT tỉnh Đăk<br />
Nông. ------------------------------------------------------------------------------- 34<br />
3. 1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp -------------------------------------- 34<br />
3. 1. 1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa -------------------------------- 34<br />
3. 1. 2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ------------------------------ 34<br />
3. 1. 3. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất ---------------------------- 35<br />
3. 1. 4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ------------------------------ 35<br />
<br />
2<br />
3. 2. Đề xuất một số giải pháp quản lý, phát triển đội ngũ theo chuẩn<br />
chức danh nghề nghiệp giáo viên của Hiệu trưởng các trường PTDTNT<br />
tỉnh Đăk Nông. ----------------------------------------------------------------- 35<br />
3. 2. 1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, nhân viên<br />
trong trường về tầm quan trọng của hoạt động dạy học --------------- 35<br />
3. 2. 2. Giải pháp 2: Chỉ đạo phân công giảng dạy nhằm phát huy tối<br />
đa năng lực và phù hợp với hoàn cảnh giáo viên ----------------------- 36<br />
3. 2. 3. Giải pháp 3: Giám sát và điều chỉnh việc kịp thời thực hiện nội<br />
dung chương trình, nền nếp dạy học phù hợp với đặc điểm học sinh 38<br />
3. 2. 4. Giải pháp 4: Chỉ đạo cụ thể và khích lệ kịp thời phong trào đổi<br />
mới phương pháp dạy học theo phương châm phù hợp đối với đối<br />
tượng người học ------------------------------------------------------------ 39<br />
3. 2. 5. Giải pháp 5: Duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, đánh giá<br />
hoạt động dạy học ---------------------------------------------------------- 41<br />
3. 2. 6. Giải pháp 6: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo<br />
viên, đặc biệt đối với giáo viên người đồng bào dân tộc -------------- 43<br />
3. 2. 7. Giải pháp 7 : Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp bằng tiếng<br />
dân tộc cho giáo viên người Kinh ---------------------------------------- 44<br />
4. Kết quả đạt được: -------------------------------------------------------------- 45<br />
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ------------------------------------------- 46<br />
1. Kết luận ------------------------------------------------------------------------- 46<br />
2. Khuyến nghị -------------------------------------------------------------------- 46<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------- 48<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SKKN<br />
<br />
<br />
Viết tắt Viết đầy đủ<br />
BCH Ban chấp hành<br />
CNH Công nghiệp hóa<br />
CSVN Cộng sản Việt Nam<br />
CBCNV Cán bộ công nhân viên<br />
DH Dạy học<br />
PTDTNT Phổ thông Dân tộc nội trú<br />
ĐBKK Đặc biệt khó khăn<br />
ĐT Đào tạo<br />
GD Giáo dục<br />
HĐH Hiện đại hóa<br />
KCHT Kết cấu hạ tầng<br />
NCGD Nghiên cứu giáo dục<br />
NXB Nhà xuất bản<br />
PPDH Phương pháp dạy học<br />
SGK Sách giáo khoa<br />
QL Quản lý<br />
QLGD Quản lý giáo dục<br />
THPT Trung học phổ thông<br />
TTHCS Trung học cơ sở<br />
TW Trung Ương<br />
UBND Ủy ban nhân dân<br />
XHCN Xã hội chủ nghĩa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam là thành viên của WTO; gia nhập<br />
TPP đã đặt nền giáo dục trước những cơ hội và thách thức mới. Để đáp ứng<br />
yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các<br />
biện pháp từ đổi mới chương trình, nội dung dạy học, đổi mới phương pháp<br />
dạy học, đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới kiểm tra đánh giá và thi cử… Và đặc<br />
biệt là công tác bồi cán bộ quản lý giáo dục nói chung và cán bộ quản lý giáo<br />
dục các trường dân tộc nội trú nói riêng trong hoạt động quản lý, phát triển<br />
đọi ngũ tại đơn vị.<br />
Để Giáo dục - Đào tạo thực hiện tốt vai trò của mình trong bối cảnh mới<br />
thì chất lượng và hiệu quả giáo dục phải được nâng cao. Một trong những<br />
nhân tố quan trọng tạo nên chất lượng giáo dục đó là công tác quản lý giáo<br />
dục. Trong nhiều năm, công tác quản lý giáo dục chưa được quan tâm đúng<br />
mức, đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho thực trạng<br />
giáo dục Việt Nam còn nhiều yếu kém. Đặc biệt tại các trường chuyên biệt<br />
như dân tộc nội trú.<br />
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã nêu rõ mục tiêu,<br />
nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2016 - 2020 là: “Phát triển, nâng cao<br />
chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa<br />
học, công nghệ và kinh tế tri thức.” Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày<br />
04/11/2013 của Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng<br />
(khoá XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu<br />
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định<br />
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.<br />
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế có nhiều biến<br />
động, giáo dục Việt Nam đang đối diện nhiều cơ hội, thách thức. Toàn cầu<br />
hóa nền kinh tế tri thức và cách mạng khoa học công nghệ có những tác động<br />
lớn làm thay đổi vai trò của người giáo viên, Hiệu trưởng và CBQL nhà<br />
trường. Người Hiệu trưởng phải chuyển từ quản lý thụ động sang một nhà<br />
lãnh đạo và quản lý năng động, thích ứng với mọi thay đổi và đòi hỏi ngày<br />
<br />
5<br />
càng cao của xã hội. Đội ngũ CBQL phổ thông phải có trách nhiệm trong việc<br />
xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng, cân đối về cơ cấu<br />
và đạt chuẩn về chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ giáo dục học<br />
sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục.<br />
Vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp đã được triển<br />
khai từ nhiều năm nay. Chuẩn nghề nghiệp quy định rõ các tiêu chuẩn về<br />
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực nghề nghiệp làm cơ sở cho<br />
giáo viên tự đánh giá mình, từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo<br />
đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; làm cơ sở để: đánh giá, xếp<br />
loại giáo viên hàng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào<br />
tạo, đồi dưỡng giáo viên; xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi<br />
dưỡng giáo viên, nghiên cứu đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với<br />
giáo viên; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.<br />
Để giúp Hiệu trưởng các trường quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên phù<br />
hợp với quy định của Luật viên chức và Nghị định số 29/2012/NĐ - CP ngày<br />
12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với bộ nội<br />
vụ ban hành các thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề<br />
nghiệp giáo viên các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông vào tháng 9<br />
năm 2015. Theo các thông tư này, quản lý đội ngũ giáo viên có rất nhiều thay<br />
đổi, điều đó đặt ra cho cán bộ quản lý trường học những yêu cầu mới, đòi hỏi<br />
có thêm những kiến thức, kỹ năng phù hợp để quản lý đội ngũ giáo viên theo<br />
đúng các quy định hiện hành. Trường PTDTNT là loại hình trường chuyên<br />
biệt, việc quản lý đội ngũ giáo viên bên cạnh những điểm chung với các<br />
trường khác còn có những điểm đặc thù riêng. Do đó để đội ngũ Hiệu trưởng<br />
các trường PTDTNT nói chung và Hiệu trưởng các trường PTDTNT của tỉnh<br />
Đăk Nông nói riêng có được sự hiểu biết cơ bản về các quy định mới, biết về<br />
các quy định mới, biết xây dựng kế hoạch quản lý, đội ngũ giáo viên các<br />
trường của mình theo chuẩn chức danh nghề nghiệp và biết cách triển khai<br />
phù hợp, thích ứng kịp thời sự thay đổi đó. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Giải<br />
pháp Quản lý, phát triển đội ngũ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Giáo viên hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường Phổ thông Dân<br />
tộc nội trú tỉnh Đăk Nông”<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý của Hiệu<br />
trưởng các trường PTDTNT đề xuất hệ thống giải pháp quản lý, phát triển đội<br />
ngũ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên của Hiệu trưởng các<br />
trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu<br />
3. 1. Khách thể nghiên cứu<br />
Quản lý, phát triển đội ngũ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo<br />
viên của Hiệu trưởng các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.<br />
3. 2. Đối tượng nghiên cứu<br />
Giải pháp quản lý, phát triển đội ngũ theo tiêu chuẩn chức danh nghề<br />
nghiệp giáo viên của hiệu trưởng các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Đăk<br />
Nông.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
- Các phương pháp xử lý thông tin<br />
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp quản lý, pháp triển đội ngũ theo<br />
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên của Hiệu trưởng các trường<br />
DTNT trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, PHÁT ĐỘI NGŨ THEO TIÊU<br />
CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN CỦA HIỆU<br />
TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH<br />
ĐĂK NÔNG<br />
1. 1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề<br />
Quản lý, phát triển đội ngũ được hình thành và phát triển cùng với lịch<br />
sử hình thành và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc<br />
quản lý đội ngũ theo chức danh nghề nghiệp giáo viên được hình thành sau và<br />
bắt đầu áp dụng từ tháng 9 năm 2012. Đến tháng 9 năm 2015 thì Bộ giáo dục<br />
và Bộ nội vụ mới ban hành thông tư liên tịch về quy định mã số, tiêu chuẩn<br />
chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ<br />
thông.<br />
Qua thông tư này cho thầy việc quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu<br />
trưởng tại các trường phổ thông nói chung và đặc biệt là các trường chuyên<br />
biệt như PTDTNT nói riêng cần phải có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng phù<br />
hợp để quản lý đội ngũ giáo viên theo đúng các quy định hiện hành. Trường<br />
PTDTNT là lạo hình trường chuyên biệt, việc quản lý giáo viên bên cạnh<br />
những điểm chung với các loại hình khác còn có những điểm đặc thù. Để giúp<br />
cho Hiệu trưởng các trường PTDTNT trong tỉnh có thêm một số kiến thức<br />
mới về quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề<br />
nghiệp trong giai đoạn hiện nay.<br />
Mỗi nước trên thế giới đều có cách quản lý riêng của mình vì vậy mà hệ<br />
thống giáo dục và mô hình QLGD của các nước đa dạng và khác nhau.<br />
Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khoa học giáo dục thực sự có sự biến<br />
đổi về chất. Những vấn đề chủ yếu trong các tác phẩm kinh điển của chủ<br />
nghĩa Mác - Lê nin đã định hướng cho hoạt động giáo dục là các quy luật về<br />
“Sự hình thành cá nhân con người”, về “Tính quy định về kinh tế - xã hội với<br />
giáo dục…”. Các quy luật đó đặt ra các yêu cầu đối với quản lý giáo dục và<br />
tính ưu việt của xã hội đối với việc tạo ra các phương tiện và điều kiện cần<br />
thiết cho giáo dục.<br />
<br />
8<br />
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, nhiều nhà khoa học Xô<br />
Viết đã có các thành tựu nghiên cứu đáng trân trọng về quản lý giáo dục.<br />
Các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc đã luôn quan tâm đến giáo dục,<br />
coi đó là động lực để phát triển kinh tế, xã hội. Vì thế mà họ tập trung vào<br />
nguồn lực con người thông qua cuộc cách mạng giáo dục trong đào tạo, coi<br />
con người là nguồn lực chính quyết định sự phát triển của đất nước.<br />
Quản lý, phát triển đội ngũ là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm,<br />
nghiên cứu ở những cấp độ khác nhau và vẫn tiếp tục nghiên cứu nhằm đưa ra<br />
những bức tranh tổng thể cho việc quản lý nhà nước nói chung. Một số giáo<br />
trình của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Chiến lược và Chương trình<br />
giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục và Đặc biệt là Cục nhà giáo và quản lý<br />
cơ sở giáo dục đã trình bày những vấn đề cơ bản của quản lý, phát triển đội<br />
ngũ theo chức danh nghề nghiệp cho các cán bộ quản lý các tỉnh trong cả<br />
nước.<br />
1. 2. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung<br />
học phổ thông công lập và quản lý đội ngũ theo tiêu chuẩn chức danh<br />
nghề nghiệp.<br />
1. 2. 1. Khái niệm về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp<br />
- Thực hiện luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 và<br />
Nghị định số 29/2012/NĐ - CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về<br />
truyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Bộ nội vụ đã ban hành thông tư<br />
12/2012/TT - BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 về Quy định chức danh nghề<br />
nghiệp đối với viên chức. Tại khoản 2 và khoản 3 thông tư này nêu rõ: ‘‘Bộ quản<br />
lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định Bộ tiêu chuẩn nghiệp<br />
vụ các chức danh nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực sự nghiệp cụ<br />
thể trong phạm vi được giao quản lý sau khi thống nhất với Bộ nội vụ. Bộ tiêu<br />
chuẩn nghiệp vụ các chức danh nghề nghiệp của viên chức bao gồm danh mục<br />
các chức danh nghề nghiệp và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh nghề nghiệp,<br />
được phân loại thành các cấp độ từ hạng I đến hạng IV theo quy định tại khoản 2<br />
điều 3. Nghị định 29/2012/NĐ - CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ<br />
quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức”<br />
<br />
9<br />
- Tại khoản 2 và khoản 3, điều 4 thông tư 12/2012/TT - BNV cũng nêu:<br />
‘‘Bộ nội vụ thống nhất với Bộ quản lý viên chức chuyên ngành về dự thảo Bộ tiêu<br />
chuẩn các chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành; cấp mã số cho<br />
từng chức danh nghề nghiệp cụ thể. Bộ quản lý viên chức chuyên ngành tiếp thu,<br />
hoàn thiện trên cơ sở ý kiến của Bộ nội vụ, ban hành Bộ tiêu chuẩn các chức danh<br />
nghề nghiệp của viên chức theo thẩm quyền”<br />
- Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ thống<br />
nhất ban hành văn bản quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo<br />
viên nói chung, giáo viên TJHCS và THPT công lập nói riêng là rất cần thiết, là<br />
hành lang pháp lý cho việc quản lý quản lý, tuyển dụng, sử dụng và phát triển đội<br />
ngũ viên chức của ngành tương lai. Đồng thời bãi bỏ và thay thế các văn bản sau:<br />
+ Quyết định số 202/TCCP - VC ngày 08/06/1994 của Bộ trưởng, Trưởng<br />
ban tổ chức Chính phủ ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức<br />
ngành Giáo dục và Đào tạo;<br />
+ Quyết định số 78/2004/QĐ - BNV ngày 03/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội<br />
vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và các ngạch viên chức.<br />
1. 2. 2. Quy định mã số và chức danh nghề nghiệp<br />
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ - CP, viên chức trong<br />
đơn vị sự nghiệp công lập được phân thành 4 hạng theo cấp độ từ cao xuống<br />
thấp, gồm:<br />
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;<br />
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;<br />
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;<br />
- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV;<br />
Trong đó, hạng Iv, III, II do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quản lý;<br />
Hạng I do Bộ nội vụ quản lý.<br />
Tuy nhiên qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, cân đối chung cho toàn<br />
ngành về nhiệm vụ, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn về trình độ<br />
đào tạo, bồi dưỡng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng thăng tiến<br />
nghề nghiệp và định hướng phát triển đội ngũ giáo viên THCS, THPT trong<br />
tương lai. Bộ Giáo dục và Bộ nội vụ thống nhất đội ngũ nhà giáo các cấp<br />
<br />
10<br />
được phân chia làm 03 hạng như sau:<br />
Tại điều 2, thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT - BGDĐT - BNV ngày<br />
16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định: Mã<br />
số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở trong các<br />
trường trung học cơ sở công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:<br />
1. Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số: V. 07. 04. 10<br />
2. Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số: V. 07. 04. 11<br />
3. Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số: V. 07. 04. 12<br />
Tại điều 2, thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT - BGDĐT - BNV ngày<br />
16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định: Mã<br />
số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông trong<br />
các trường trung học phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân<br />
bao gồm:<br />
1. Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số: V. 07. 05. 13<br />
2. Giáo viên trung học phổ thông hạng II - Mã số: V. 07. 05. 14<br />
3. Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số: V. 07. 05. 15<br />
Đối với trường PTDTNT, giáo viên cấp THCS áp dụng theo thông tư<br />
22/2015/TTLT - BGDĐT - BNV, Giáo viên THPT áp dụng theo thông tư<br />
22/2015/TTLT - BGDĐT - BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015.<br />
1. 2. 3. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên THCS<br />
Điều 4. Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V. 07. 04. 10<br />
1. Nhiệm vụ<br />
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng II, giáo viên<br />
trung học cơ sở hạng I phải thực hiện những nhiệm vụ sau:<br />
a) Tham gia biên tập, biên soạn, phát triển chương trình, tài liệu bồi<br />
dưỡng giáo viên, học sinh trung học cơ sở;<br />
b) Chủ trì các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề của nhà trường<br />
hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm cấp<br />
huyện trở lên;<br />
c) Tham gia hướng dẫn, đánh giá, xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm, đề tài<br />
nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đồng nghiệp từ cấp huyện trở lên;<br />
<br />
11<br />
d) Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên<br />
trung học cơ sở cấp huyện trở lên;<br />
đ) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ<br />
nhiệm giỏi hoặc tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện trở lên.<br />
e) Tham gia tổ chức, đánh giá các hội thi của học sinh trung học cơ sở từ<br />
cấp huyện trở lên.<br />
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng<br />
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc đại học các chuyên<br />
ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng<br />
nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;<br />
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số<br />
01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào<br />
tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có<br />
chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng<br />
dân tộc;<br />
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt<br />
bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01<br />
năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6<br />
bậc dùng cho Việt Nam;<br />
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ<br />
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT - BTTTT ngày 11 tháng 3 năm<br />
2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng<br />
công nghệ thông tin;<br />
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng I.<br />
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ<br />
a) Chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp thực hiện chủ<br />
trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và<br />
yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở;<br />
b) Hướng dẫn được đồng nghiệp thực hiện kế hoạch, chương trình giáo<br />
dục trung học cơ sở;<br />
c) Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc áp dụng những kiến thức về<br />
<br />
12<br />
giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh trung học<br />
cơ sở của đồng nghiệp;<br />
d) Vận dụng linh hoạt những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong<br />
nước và quốc tế để định hướng nghề nghiệp học sinh trung học cơ sở;<br />
đ) Tích cực và chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và<br />
cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh trung học cơ sở;<br />
e) Có khả năng vận dụng sáng tạo và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm<br />
hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng từ cấp huyện trở lên;<br />
g) Có khả năng hướng dẫn đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ<br />
thuật của học sinh trung học cơ sở;<br />
h) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi<br />
hoặc giáo viên chủ nhiệm giỏi hoặc tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện trở lên;<br />
i) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng II<br />
lên chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng I phải có thời gian giữ chức<br />
danh giáo viên trung học cơ sở hạng II hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm<br />
trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ<br />
sở hạng II từ đủ 01 (một năm) trở lên.<br />
Điều 5. Giáo viên trung học cơ sở hạng II - Mã số V. 07. 04. 11<br />
1. Nhiệm vụ<br />
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng III, giáo viên<br />
trung học cơ sở hạng II còn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:<br />
a) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên<br />
trung học cơ sở hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp mới;<br />
b) Hướng dẫn sinh viên thực hành sư phạm khi được phân công;<br />
c) Chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên<br />
môn;<br />
d) Viết sáng kiến kinh nghiệm; tham gia đánh giá, xét duyệt sáng kiến<br />
kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đồng nghiệp<br />
từ cấp trường trở lên;<br />
đ) Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên<br />
trung học cơ sở cấp trường trở lên;<br />
<br />
13<br />
e) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ<br />
nhiệm giỏi, tổng phụ trách đội giỏi cấp trường trở lên;<br />
g) Tham gia tổ chức, đánh giá các hội thi của học sinh trung học cơ sở từ<br />
cấp trường trở lên.<br />
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng<br />
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp<br />
đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng<br />
chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;<br />
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số<br />
01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào<br />
tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có<br />
chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng<br />
dân tộc;<br />
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt<br />
bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01<br />
năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6<br />
bậc dùng cho Việt Nam;<br />
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ<br />
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT - BTTTT ngày 11 tháng 3 năm<br />
2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng<br />
công nghệ thông tin;<br />
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng II.<br />
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ<br />
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng,<br />
Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học<br />
cơ sở;<br />
b) Thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình, giáo dục trung học cơ<br />
sở;<br />
c) Vận dụng linh hoạt và hướng dẫn đồng nghiệp vận dụng những kiến<br />
thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh<br />
trung học cơ sở;<br />
<br />
14<br />
d) Vận dụng tốt những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong tư vấn<br />
hướng nghiệp học sinh trung học cơ sở;<br />
đ) Tích cực phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để<br />
nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trung học cơ sở;<br />
e) Có khả năng vận dụng hiệu quả, đánh giá hoặc hướng dẫn đồng<br />
nghiệp viết sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm<br />
ứng dụng cấp trường trở lên;<br />
g) Có khả năng đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học<br />
sinh trung học cơ sở;<br />
h) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi<br />
hoặc giáo viên chủ nhiệm giỏi hoặc tổng phụ trách đội giỏi cấp trường trở lên;<br />
i) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng III<br />
lên chức danh giáo viên trung học cơ sở hạng II phải có thời gian giữ chức<br />
danh giáo viên trung học cơ sở hạng III hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm<br />
trở lên, trong đó thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung<br />
học cơ sở hạng III từ đủ 01 (một) năm và tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại<br />
học các chuyên ngành khác phù hợp với bộ môn giảng dạy từ đủ 01 (một)<br />
năm trở lên.<br />
Điều 6. Giáo viên trung học cơ sở hạng III - Mã số V. 07. 04. 12<br />
1. Nhiệm vụ<br />
a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục cấp trung<br />
học cơ sở;<br />
b) Tham gia phát hiện bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh<br />
yếu kém cấp trung học cơ sở;<br />
c) Vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư<br />
phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh và làm đồ dùng, thiết<br />
bị dạy học cấp trung học cơ sở;<br />
d) Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập theo hướng<br />
phát huy tính chủ động, tích cực, hình thành năng lực và phương pháp tự học<br />
của học sinh trung học cơ sở;<br />
đ) Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng trau dồi<br />
<br />
15<br />
đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; tham gia các hoạt động<br />
chuyên môn;<br />
e) Tham gia tư vấn tâm lý, hướng nghiệp cho học sinh và cha mẹ học<br />
sinh trung học cơ sở;<br />
g) Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở;<br />
h) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, Đội Thiếu niên<br />
Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức,<br />
hướng dẫn các hoạt động giáo dục học sinh trung học cơ sở;<br />
i) Tổ chức cho học sinh trung học cơ sở tham gia các hoạt động trải<br />
nghiệm sáng tạo và các hội thi;<br />
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.<br />
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng<br />
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc cao đẳng các<br />
chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng chỉ bồi<br />
dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;<br />
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số<br />
01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào<br />
tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có<br />
chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng<br />
dân tộc;<br />
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt<br />
bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01<br />
năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6<br />
bậc dùng cho Việt Nam;<br />
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ<br />
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT - BTTTT ngày 11 tháng 3 năm<br />
2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng<br />
công nghệ thông tin.<br />
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ<br />
a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng,<br />
Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học<br />
<br />
16<br />
cơ sở;<br />
b) Thực hiện được chương trình, kế hoạch giáo dục trung học cơ sở;<br />
c) Biết vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi<br />
vào thực tiễn giáo dục học sinh trung học cơ sở;<br />
d) Biết vận dụng những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong tư<br />
vấn hướng nghiệp học sinh trung học cơ sở;<br />
đ) Biết phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng<br />
cao hiệu quả giáo dục học sinh trung học cơ sở;<br />
e) Có khả năng vận dụng hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu<br />
khoa học sư phạm ứng dụng;<br />
g) Có khả năng hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật.<br />
1. 2. 4. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT<br />
Điều 4. Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số V. 07. 05. 13<br />
1. Nhiệm vụ<br />
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng II, giáo<br />
viên trung học phổ thông hạng I còn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:<br />
a) Tham gia biên tập, biên soạn, phát triển chương trình, tài liệu bồi<br />
dưỡng giáo viên, học sinh trung học phổ thông;<br />
b) Tham gia hướng dẫn, đánh giá, xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm, đề<br />
tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đồng nghiệp;<br />
c) Hướng dẫn, đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh<br />
trung học phổ thông từ cấp tỉnh trở lên;<br />
d) Chủ trì các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề của chương trình<br />
hoặc tham gia các đề tài, nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm cấp<br />
tỉnh trở lên;<br />
đ) Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên trung<br />
học phổ thông cấp tỉnh;<br />
e) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên trung học phổ thông dạy<br />
giỏi hoặc giáo viên trung học phổ thông chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh;<br />
g) Tham gia bồi dưỡng, ra đề, chấm thi học sinh trung học phổ thông<br />
giỏi từ cấp tỉnh trở lên;<br />
<br />
17<br />
h) Tham gia tổ chức, đánh giá các hội thi của học sinh trung học phổ<br />
thông từ cấp tỉnh trở lên.<br />
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng<br />
a) Có bằng tốt nghiệp thạc sỹ đúng hoặc phù hợp với môn học giảng dạy<br />
trở lên; nếu là phó hiệu trưởng có thể thay thế bằng thạc sỹ quản lý giáo dục<br />
trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung<br />
học phổ thông nếu không có bằng đại học sư phạm;<br />
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số<br />
01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào<br />
tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có<br />
chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng<br />
dân tộc;<br />
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt<br />
bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01<br />
năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6<br />
bậc dùng cho Việt Nam.<br />
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ<br />
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT - BTTTT ngày 11 tháng 3 năm<br />
2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng<br />
công nghệ thông tin;<br />
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông hạng I.<br />
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ<br />
a) Chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp thực hiện chủ<br />
trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và<br />
yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học phổ thông;<br />
b) Hướng dẫn được đồng nghiệp thực hiện kế hoạch, chương trình giáo<br />
dục trung học phổ thông;<br />
c) Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc áp dụng những kiến thức về<br />
giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh trung học<br />
phổ thông của đồng nghiệp;<br />
d) Vận dụng linh hoạt những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong<br />
<br />
18<br />
nước và quốc tế để định hướng hiệu quả nghề nghiệp học sinh trung học phổ<br />
thông;<br />
đ) Tích cực và chủ động, linh hoạt trong tổ chức và phối hợp với đồng<br />
nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh<br />
trung học phổ thông;<br />
e) Có khả năng vận dụng sáng tạo và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm<br />
hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng từ cấp tỉnh trở lên;<br />
g) Có khả năng hướng dẫn, đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ<br />
thuật của học sinh trung học phổ thông từ cấp tỉnh trở lên;<br />
h) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh hoặc giáo viên trung học<br />
phổ thông dạy giỏi hoặc giáo viên trung học phổ thông chủ nhiệm giỏi cấp<br />
tỉnh;<br />
i) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên trung học phổ thông<br />
hạng II lên chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng I phải có thời gian<br />
giữ chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng II hoặc tương đương từ đủ<br />
06 (sáu) năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo viên<br />
trung học phổ thông hạng II tối thiểu từ đủ 01 (một) năm trở lên.<br />
Điều 5. Giáo viên trung học phổ thông hạng II - Mã số V. 07. 05. 14<br />
1. Nhiệm vụ<br />
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng III, giáo<br />
viên trung học phổ thông hạng II còn phải thực hiện những nhiệm vụ sau:<br />
a) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở cáo lớp bồi dưỡng giáo viên<br />
trung học phổ thông hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp mới;<br />
b) Hướng dẫn sinh viên thực hành sư phạm khi được phân công;<br />
c) Vận dụng hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm, tham gia đánh giá hoặc<br />
hướng dẫn đồng nghiệp viết sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu<br />
khoa học sư phạm ứng dụng cấp trường trở lên;<br />
d) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ<br />
thuật của học sinh trung học phổ thông từ cấp trường trở lên;<br />
đ) Chủ trì các nội dung bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn;<br />
e) Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên<br />
<br />
19<br />
trung học phổ thông cấp trường trở lên;<br />
g) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên trung học phổ thông dạy<br />
giỏi hoặc giáo viên trung học phổ thông chủ nhiệm giỏi cấp trường trở lên;<br />
h) Tham gia ra đề và chấm thi học sinh giỏi trung học phổ thông từ cấp<br />
trường trở lên;<br />
i) Tham gia tổ chức, đánh giá các hội thi của học sinh trung học phổ<br />
thông từ cấp trường trở lên.<br />
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng<br />
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp<br />
đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng<br />
chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;<br />
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số<br />
01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào<br />
tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc cơ<br />
chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu tiếng dân tộc;<br />
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt<br />
bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01<br />
năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6<br />
bậc dùng cho Việt Nam;<br />
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ<br />
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT - BTTTT ngày 11 tháng 3 năm<br />
2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng<br />
công nghệ thông tin;<br />
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông hạng II.<br />
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ<br />
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng,<br />
Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học<br />
phổ thông;<br />
b) Thực hiện tốt, kế hoạch, chương trình giáo dục trung học phổ thông;<br />
c) Vận dụng linh hoạt và hướng dẫn đồng nghiệp vận dụng những kiến<br />
thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh<br />
<br />
20<br />
trung học phổ thông;<br />
d) Vận dụng tốt những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong tư vấn<br />
hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học phổ thông;<br />
đ) Tích cực phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để<br />
nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trung học phổ thông;<br />
e) Có khả năng vận dụng hiệu quả, đánh giá hoặc hướng dẫn đồng<br />
nghiệp viết sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm<br />
ứng dụng cấp trường trở lên;<br />
g) Có khả năng hướng dẫn, đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ<br />
thuật của học sinh trung học phổ thông từ cấp trường trở lên;<br />
h) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên trung học<br />
phổ thông dạy giỏi, giáo viên trung học phổ thông chủ nhiệm giỏi cấp trường<br />
trở lên;<br />
i) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên trung học phổ thông<br />
hạng III lên chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng II phải có thời<br />
gian giữ chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng III hoặc tương đương<br />
từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giáo<br />
viên trung học phổ thông hạng III tối thiểu từ đủ 01 (một) năm trở lên.<br />
Điều 6. Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số V. 07. 05. 15<br />
1. Nhiệm vụ<br />
a) Dạy học và giáo dục học sinh theo chương trình, kế hoạch giáo dục<br />
trung học phổ thông;<br />
b) Tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi,<br />
phụ đạo học sinh yếu kém cấp trung học phổ thông;<br />
c) Vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư<br />
phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh và làm đồ dùng, thiết<br />
bị dạy học cấp trung học phổ thông;<br />
d) Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập theo hướng<br />
phát huy tính chủ động, tích cực, hình thành năng lực và phương pháp tự học<br />
của học sinh trung học phổ thông;<br />
đ) Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng trau dồi<br />
<br />
21<br />
đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; tham gia các hoạt động<br />
chuyên môn;<br />
e) Tham gia tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh và cha<br />
mẹ học sinh trung học phổ thông;<br />
g) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, Đoàn thanh<br />
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình và các tổ chức xã hội liên quan để tổ<br />
chức, hướng dẫn các hoạt động giáo dục học sinh trung học phổ thông;<br />
h) Tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và hội thi cho<br />
học sinh trung học phổ thông;<br />
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.<br />
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng<br />
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp<br />
đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên và có chứng<br />
chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông<br />
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số<br />
01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào<br />
tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có<br />
chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng<br />
dân tộc;<br />
Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt<br />
bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01<br />
năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6<br />
bậc dùng cho Việt Nam;<br />
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ<br />
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT - BTTTT ngày 11 tháng 3 năm<br />
2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng<br />
công nghệ thông tin.<br />
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ<br />
a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng,<br />
Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học<br />
phổ thông;<br />
<br />
22<br />
b) Thực hiện được kế hoạch, chương trình, giáo dục trung học phổ<br />
thông;<br />
c) Biết vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi<br />
vào thực tiễn giáo dục học sinh trung học phổ thông;<br />
d) Biết vận dụng những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội trong tư<br />
vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học phổ thông;<br />
đ) Biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để<br />
nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh trung học phổ thông;<br />
e) Có khả năng vận dụng hoặc viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu<br />
khoa học sư phạm ứng dụng;<br />
g) Có khả năng hướng dẫn học sinh trung học phổ thông nghiên cứu<br />
khoa học kỹ thuật.<br />
1. 2. 5. Cách xếp lương giáo viên THCS, THPT theo chức danh nghề<br />
nghiệp<br />
1. 2. 5. 1. Đối với giáo viên THCS<br />
1. Các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại<br />
Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối<br />
với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban<br />
hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ - CP ngày 14 tháng 12 năm 2004<br />
của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và<br />
lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ - CP) như<br />
sau:<br />
a) Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I được áp<br />
dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2. 2 (từ hệ số lương 4, 00<br />
đến hệ số lương 6, 38);<br />
b) Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II được áp<br />
dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2, 34 đến hệ số lương<br />
4, 98).<br />
c) Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III được áp<br />
dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số 2, 10 đến hệ số lương 4,<br />
89).<br />
<br />
23<br />
2. Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại<br />
Khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch giáo<br />
viên trung học cơ sở theo quy định tại Quyết định số 202/TCCP - VC; Quyết<br />
định số 61/2005/QĐ - BNV; Nghị định số 204/2004/NĐ - CP; Khoản 3 Mục<br />
II Thông tư liên tịch số 81/2005/TTLT - BNV - BTC ngày 10 tháng 8 năm<br />
2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương<br />
cũ sang lương mới đối với một số ngạch công chức, viên chức mới được bổ<br />
phân loại công chức, viên chức thuộc ngành thủy lợi, giáo dục và đào tạo, văn<br />
hóa - thông tin, y tế và quản lý thị trường được thực hiện như sau:<br />
Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung<br />
học cơ sở có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc<br />
lương và phần trăm (%) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở<br />
ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ<br />
cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới<br />
được bổ nhiệm;<br />
3. Việc thăng hạng viên chức giáo viên trung học cơ sở được thực hiện<br />
sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh giáo viên trung<br />
học cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch này và thực hiện xếp lương theo<br />
hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT - BNV ngày 25 tháng<br />
5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển<br />
ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.<br />
1. 2. 5. 2. Đối với giáo viên THPT<br />
1. Các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông được áp<br />
dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các<br />
đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số<br />
204/2004/NĐ - CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền<br />
lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây<br />
viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ - CP) như sau:<br />
a) Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I được áp<br />
dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2. 1 (từ hệ số lương 4, 40<br />
đến hệ số lương 6, 78);<br />
<br />
24<br />
b) Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II được<br />
áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2. 2 (từ hệ số lương 4, 00<br />
đến hệ số lương 6, 38);<br />
c) Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III được<br />
áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2, 34 đến hệ số<br />
lương 4, 98).<br />
2. Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại<br />
Khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch giáo<br />
viên trung học phổ thông theo quy định tại Quyết định số 202/TCCP - VC;<br />
Quyết định số 61/2005/QĐ - BNV; Nghị định số 204/2004/NĐ - CP và<br />
Khoản 2 Mục II Thông tư liên tịch số 81/2005/TTLT - BNV - BTC ngày 10<br />
tháng 8 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện<br />
chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với một số ngạch công chức, viên<br />
chức mới được bổ sung hoặc có thay đổi về phân loại công chức, viên chức<br />
thuộc ngành thủy lợi, giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin, y tế và quản lý<br />
thị trường, được thực hiện như sau:<br />
Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung<br />
học phổ thông có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang<br />
bậc lương và phần trăm (%) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang<br />
hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét<br />
hưởng thụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề<br />
nghiệp mới được bổ nhiệm.<br />
3. Việc thăng hạng viên chức giáo viên trung học phổ thông được thực<br />
hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh giáo viên<br />
trung học phổ thông quy định tại Thông tư liên tịch này và thực hiện xếp<br />
lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT - BNV<br />
ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng<br />
ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.<br />
1. 3. Nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trưởng, Giáo viên, Nhân viên và học<br />
sinh trường PTDTNT<br />
1. 3. 1. Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của Hiệu trưởng trường<br />
<br />
25<br />
PTDTNT<br />
Theo điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp<br />
học thông tư số 12/2011/TT - BGDĐT và Thông tư 01/2016/TT - BGDĐT về<br />
quy định hoạt động của trường PTDTNT.<br />
Ngoài các nhiệm vụ theo quy định thì Hiệu trưởng các trường PTDTNT<br />
còn có một số nhiệm và quyền hạn sau:<br />
+ Nắm vững chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước;<br />
+ Tổ chức thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục phù hợp với<br />
học sinh PTDTNT;<br />
+ Tích cực tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm<br />
tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương;<br />
+ Phối hợp với chính quyền, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa<br />
phương trong việc quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe học sinh.<br />
+ Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giáo dục, chăm sóc<br />
học sinh PTDTNT và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy<br />
định của nhà nước.<br />
Như vậy, Hiệu trưởng trường PTDTNT là người được Giám đốc Sở<br />
Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về<br />
quản lý chuyên môn, tổ chức, hành chính trong nhà trường; là người trực tiếp<br />
tổ chức và điều khiển các hoạt động giáo dục, quản lý và chỉ đạo việc thực<br />
hiện các công tác của nhà trường theo đường lối, quan điểm, mục tiêu giáo<br />
dục của Đảng, chấp hành tốt pháp luật, thể lệ, quy định của nhà nước, theo<br />
mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br />
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trước cơ quan quản lý giáo<br />
dục cấp trên là Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy Ban Nhân dân tỉnh về quản lý<br />
toàn bộ hoạt động của nhà trường, thay mặt nhà trường quan hệ công tác với<br />
các ban, ngành ngoài nhà trường.<br />
1. 3. 2. Giáo viên trường PTDTNT phải thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn:<br />
- Ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều lệ trường<br />
trung học hiện hành, giáo viên trường PTDTNT có nhiệm vụ và quyền hạn sau:<br />
1. Chấp hành phân công của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong tổ chức<br />
<br />
26<br />
thực hiện các nhiệm vụ của trường PTDTNT quy định tại Điều 3 của Quy chế<br />
này.<br />
2. Tìm hiểu và giáo dục chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà<br />
nước cho học sinh.<br />
3. Tích cực tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm<br />
tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương.<br />
4. Vận dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm<br />
tra đánh giá phù hợp với học sinh PTDTNT; tham gia quản lý, giáo dục học<br />
sinh ngoài giờ chính khóa; bồi dưỡng và phụ đạo học sinh; hướng dẫn học<br />
sinh tự học; tổ chức các hoạt động lao động và trải nghiệm sáng tạo cho học<br />
sinh.<br />
5. Được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giáo dục,<br />
chăm sóc học sinh PTDTNT và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi<br />
theo quy định của Nhà nước.<br />
1. 3. 3. Nhân viên trường PTDTNT phải thực hiện nhiệm vụ và quyền<br />
hạn:<br />
1. Chấp hành các quy định của nhà trường, của pháp luật; thực hiện sự<br />
phân công của hiệu trưởng trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường<br />
PTDTNT.<br />
2. Tích cực tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm<br />
tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương; tôn trọng, thương yêu học<br />
sinh.<br />
3. Được b