Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC <br />
...................................................................................................Trang <br />
<br />
A. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP<br />
<br />
I. SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP: <br />
...............................................1<br />
<br />
<br />
<br />
VẬN DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT KHI LẬP KẾ HOẠCH <br />
CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG <br />
HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU<br />
<br />
<br />
<br />
A. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP<br />
I. SỰ CẦN THIẾT HÌNH THÀNH GIẢI PHÁP<br />
<br />
Trong các văn kiện trình Đại hội XII (nhiệm kì 20162020), Đảng ta <br />
nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan điểm, tính <br />
nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, <br />
phát triển nguồn nhân lực. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát <br />
triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng <br />
trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, <br />
khóa XI, khẳng định đây không chỉ là “quốc sách hàng đầu”, là “chìa khóa” <br />
mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” <br />
của cuộc sống. <br />
<br />
Trong Văn kiện đại hội XII lần này, kế thừa quan điểm chỉ đạo của <br />
nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo <br />
dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Đảng cũng chỉ rõ trong giáo dục thì <br />
công tác quản lí giáo dục và đào tạo có mặt còn yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và <br />
cán bộ quản lí giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu. Trong <br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 1<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
văn kiện cũng nêu rõ trong hệ thống giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn <br />
20112020, thì đổi mới quản lý giáo dục được xem là mục tiêu quan trọng và <br />
được quan tâm hàng đầu. Đồng thời trong năm học 20092010 Bộ GDĐT <br />
cũng phát động đổi mới giáo dục với chủ đề: “Đổi mới công tác quản lý để <br />
nâng cao chất lượng giáo dục”. Chủ đề đã được triển khai chỉ đạo trong <br />
phạm vi toàn ngành và có nhiều giải pháp đặt ra cho đội ngũ cán bộ quản lý, <br />
nhất là công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được quan tâm nhiều. <br />
<br />
Trong quản lý nói chung và quản lý nhà trường nói riêng, thì quản lý <br />
chuyên môn là nhiệm vụ hết sức quan trọng, mà trong đó phải kể đến vai trò <br />
của người cán bộ quản lý chuyên môn. Người cán bộ quản lý giáo dục có ảnh <br />
hưởng quan trọng, trực tiếp đến thành công hoặc thất bại của nhà trường. <br />
Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay ở nước ta, thì người cán bộ quản lý <br />
phải thường xuyên học tập và trang bị các kỹ năng quản lý để điều hành nhà <br />
trường một cách có hiệu quả. Trong quá trình quản lý, đòi hỏi người cán bộ <br />
quản lý phải đề ra những giải pháp cụ thể, nhằm tác động trực tiếp đến đội <br />
ngũ, <br />
từ đó nâng cao hiệu quả để đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường đề ra.<br />
Công tác quản lý nói chung và quản chuyên môn nói riêng ở trường <br />
THPT Nguyễn Du trong những năm gần đây luôn có nhiều đổi mới, nên hàng <br />
năm luôn đạt được nhiều thành tích đáng kể trong các hoạt động. Nhưng <br />
trong thực tế cho thấy, do tác động từ một số yếu tố khách quan như; mặt trái <br />
của kinh tế thị trường, vấn đề dạy thêm học thêm trên địa bàn còn nhiều <br />
phức tạp, chương trình học còn quá tải. Đồng thời còn chịu sự chi phối chủ <br />
quan từ phía một số ít giáo viên và học sinh trong nhà trường. Từ đó dẫn đến <br />
chất lượng giáo dục trong nhà trường hàng năm chưa cao, kết quả đạt được <br />
chưa thật sự phản ánh đúng năng lực chuyên môn vững vàng và tinh thần <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 2<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
trách nhiệm cao của đội ngũ trong nhà trường. Đồng thời chưa tương xứng <br />
với điểm xét tuyển đầu vào hàng năm cao, chưa tương xứng với bề dày thành <br />
tích và vị thế của nhà trường.<br />
Bản thân tôi với vai trò là một người cán bộ quản lý hoạt động chuyên <br />
môn của nhà trường, đòi hỏi tôi phải nghiên cứu sâu hơn về thực trạng công tác <br />
chuyên môn nhằm đưa ra giải pháp phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng <br />
giáo dục học sinh của nhà trường, đó là vấn đề nhằm khẳng định vị thế của <br />
nhà trường. Nhận thức được từ lý do khách quan và chủ quan đó, mà tôi chọn <br />
vấn đề: “Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch quản lý chuyên <br />
môn nhằm nâng cao chất lượng học sinh tại trường THPT Nguyễn Du” làm đề <br />
tài nghiên cứu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Mục tiêu giải pháp<br />
Mô hình phân tích SWOT hay thực chất chính là phân tích môi trường bên <br />
trong và môi trường bên ngoài, đó là một trong nhiều phương pháp dùng để <br />
phân tích hiện trạng của nhà trường. Nên khi lập kế hoạch chiến lược phát <br />
triển nhà trường, nhất là phát triển công tác chuyên môn cần phải vận dụng để <br />
hoạch định các mặt một cách cụ thể. Để từ đó giúp cho quản lý chuyên môn sẽ <br />
đạt được mục tiêu nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra trong giáo dục <br />
của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. <br />
2. Đối tượng và phạm vi áp dụng<br />
Đề tài thể hiện việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo mô hình phân tích <br />
SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn của nhà trường. Nên đề tài tập trung <br />
nghiên cứu đối tượng là học sinh tại nhà trường, nhằm có cơ sở thực tế phù <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 3<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
hợp với việc nghiên cứu. Đề tài đã được triển khai áp dụng trong nhà trường, <br />
nhưng với những giải pháp cụ thể từ thực tiễn và đã nâng cao được hiệu quả <br />
trong quản lỷ chuyên môn, nên phạm vi đề tài có thể phổ biến trong công tác <br />
quản lý chuyên môn nói riêng và quản lý giáo dục nói chung ở ngoài phạm vi <br />
trường Nguyễn Du.<br />
3. Phương pháp thực hiện đề tài <br />
Để thực hiện sáng kiến, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu <br />
khác nhau:<br />
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu mô hình phân tích <br />
SWOT, nghiên cứu những bài viết liên quan đến đề tài, thu thập thông tin số <br />
liệu thực tế. <br />
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra, thống <br />
kê, so sánh, phân tích và xử lý số liệu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br />
1. Giới hạn đề tài <br />
Mô hình phân tích SWOT có phạm vi rất rộng, đó là mô hình nổi tiếng <br />
trong phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp, nhưng cũng có thể áp dụng <br />
phân tích nhằm xây dựng kế hoạch trong quản lý giáo dục. Vì vậy; đề tài ở <br />
đây chỉ tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn của mô hình vào quản lý <br />
chuyên môn. Từ đó chỉ đạo việc vận dụng vào trong các hoạt động để quản <br />
lý hoạt động học và đánh giá quá trình học tập của học sinh, để nâng chất <br />
lượng học tập của học sinh ở trường THPT Nguyễn Du hiện nay.<br />
2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 4<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
Làm rõ cơ sở lý luận chung về mô hình phân tích SWOT, từ đó cần <br />
thiết phải vận dụng mô hình vào lập kế hoạch quản lý trong hoạt động <br />
chuyên môn của nhà trường hiện nay. <br />
Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác chuyên môn, những nguyên <br />
nhân dẫn đến tỉ lệ học sinh những năm trước ở trường THPT Nguyễn Du còn <br />
thấp.<br />
Đề ra một số giải pháp cụ thể qua việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo <br />
mô hình vào xây dựng kế hoạch quản lý chuyên môn ở trường THPT Nguyễn <br />
Du một cách có hiệu quả. <br />
IV. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU<br />
Nếu vận dụng mô hình phân tích SWOT vào việc lập kế hoạch quản lý <br />
chuyên môn một cách hiệu quả, thì kết quả học tập của học sinh qua từng <br />
năm sẽ cao hơn, từ đó dẫn đến chất lượng giáo dục của nhà trường cũng tốt <br />
hơn.<br />
V. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU<br />
Trong thực tế trong công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động chuyên <br />
môn của nhà trường THPT Nguyễn Du trước đây cũng có đề ra một số giải <br />
pháp, để nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, nhưng kết quả <br />
hàng năm cho thấy vẫn chưa cao, chưa tương xứng. Công tác chuyên môn <br />
trong nhà trường có nhiều thay đổi, từ khi được vận dụng mô hình phân tích <br />
SWOT vào việc lập kế hoạch quản lý. Vì với những nguyên tắc và nhân tố <br />
rong mô hình SWOT khi được phân tích cụ thể, để từ đó xác định rõ những <br />
nguyên tắc và nhân tố đó đã được nhận định và cụ thể trong thực tế khi lập <br />
kế hoạch quản lý trong nhà trường hay chưa? Do đó kế hoạch nghiên cứu đề <br />
tài được tôi xây dựng cụ thể theo bảng dưới đây: <br />
STT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 5<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
từ…đến…<br />
<br />
Từ tháng 05 đến Chọn đề tài, viết kế <br />
1 Bản kế hoạch<br />
tháng 08/2014 hoạch thực hiện.<br />
<br />
Nắm bắt được khái <br />
Đọc tài liệu, nghiên <br />
niệm, đặc điểm đề <br />
Từ tháng 09/2014 cứu lý thuyết để viết cơ <br />
tài. Tập hợp tài liệu, <br />
2 đến tháng sở lý luận.<br />
viết đề cương.<br />
04/2015<br />
Kết quả thử <br />
Thử nghiệm đề tài.<br />
nghiệm.<br />
Từ tháng 05/2015 <br />
Tìm hiểu và đối chiếu Xử lý số liệu thực <br />
3 đến tháng <br />
với thực tế đơn vị. tế.<br />
12/2015<br />
Trao đổi với đồng, Tập hợp ý kiến <br />
thảo luận để hoàn thiện đóng góp.<br />
4 Từ tháng 01 đến <br />
giải pháp.<br />
tháng 11/2016<br />
Viết sáng kiến. Bản sáng kiến.<br />
Hoàn chỉnh sáng <br />
Trong tháng kiến, báo cáo hội <br />
5 Thẩm định cấp tổ, cấp <br />
12/2016. đồng thẩm định cấp <br />
trường.<br />
cơ sở.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
B. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG GIẢI PHÁP<br />
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN<br />
1. Cơ sở lý luận khoa học<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 6<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận rút ra từ đặc trưng mô hình <br />
phân tích SWOT, tinh thần Nghị quyết 29 Đại hội XI và văn kiện Đại hội XII <br />
(nhiệm kì 20162020) của Đảng, các văn bản chỉ đạo có tính pháp lý Đảng và <br />
Nhà nước, của ngành Giáo dục về công tác đổi mới quản lý giáo dục nhằm <br />
nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
1.1. Đặc trưng mô hình phân tích SWOT<br />
Phân tích SWOT là tập hợp viết tắt từ những chữ cái đầu các từ tiếng <br />
Anh : SStrengths (điểm mạnh, Ưu thế), WWeakness (điểm yếu, khuyết <br />
điểm), OOpportunities (cơ hội, thời cơ) và TThreats (nguy cơ, thách thức). <br />
Đây được xem là một mô hình nổi tiếng trong kinh doanh, nhưng cũng có thể <br />
áp dụng phân tích nhằm xây dựng kế hoạch trong quản lý giáo dục.<br />
Hình ảnh của mô hình phân tích SWOT thể hiện bảng gồm 4 ô tương <br />
ứng với 4 yếu tố:<br />
<br />
<br />
Điểm mạnh Điểm yếu<br />
<br />
S W<br />
Cơ hội Thách thức<br />
<br />
O T<br />
Điểm mạnh: đó là bao gồm các nguồn lực và năng lực của nhà trường được <br />
sử dụng nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mả trường đề ra.<br />
Điểm yếu: đó là các khó khăn, trở ngại về nguồn lực và năng lực của chính <br />
nhà trường mà nó làm cản trở nhà trường khi thực hiện nhằm đạt mục tiêu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 7<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
Cơ hội: đó là các điều kiện ưu đãi, có lợi từ bên ngoài nhà trường mà chính <br />
nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường thực hiện các giải pháp, kế <br />
hoạch mới nhằm đạt được mục tiêu đề ra.<br />
Thách thức (nguy cơ): là những yếu tố cản trở, tạo sức ép gây khó khăn có <br />
thể phá hoại, đe dọa đến sự phát triển nhà trường.<br />
1.2. Thực hiện mô hình phân tích SWOT<br />
Lập bảng gồm 4 ô tương ứng với 4 yếu tố trên.<br />
Trong mỗi ô, nhà trường nhìn nhận và viết ra các đánh giá dưới dạng <br />
gạch đầu dòng, nên phải cụ thể.<br />
Khi thống kê cần cụ thể và thể hiện tính khách quan, nêu rõ quan <br />
điểm của cá nhân.<br />
Sắp xếp thành hệ thống, bỏ những điểm trùng lặp, chú ý nhấn mạnh <br />
những điểm quan trọng.<br />
Phân tích một cách cụ thể để thấy ý nghĩa của từng điểm.<br />
Hoạch định cụ thể những hoạt động cần làm, củng cố các kĩ năng <br />
quan trọng, đồng thời loại bỏ những mặt còn hạn chế.<br />
Tập trung vào khai thác các cơ hội, nhưng cũng phải bảo vệ để tránh <br />
khỏi những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra nhằm cản trở sự phát triển nhà <br />
trường. <br />
Thường xuyên cập nhật thông tin, số liệu vào biểu đồ SWOT, để làm <br />
tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả kế hoạch nhằm tìm ra hướng phát triển <br />
chắc chắn nhất.<br />
1.3. Vận dụng phân tích SWOT trong việc lập kế hoạch quản lý chuyên <br />
môn nhà trường<br />
Theo chuyên đề « Lập kế hoạch phát triển nhà trường phổ thông » <br />
trong tài liệu bồi dưỡng CBQL do tập thể tác giả của trường CBQL TP.HCM <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 8<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
biên soạn, thì việc vận dụng mô hình phân tích SWOT vào quản lý chuyên <br />
môn nhà trường là: Trong quản lý nhà trường xác định rõ mục tiêu cần đạt và <br />
các hoạt động cụ thể trong công tác chuyên môn. Từ đó giúp người quản lý và <br />
các thành viên trong nhà trường hiểu hơn về những nhân tố quan trọng thực <br />
sự và tiềm tàng trong chuyên môn mà có thể xem đó là những chiến lược. <br />
Những chiến lược này tồn tại cả bên trong và bên ngoài nhà trường, nó ảnh <br />
hưởng lâu dài đến sự phát triển nhà trường. Khi lập kế hoạch chuyên môn <br />
mà người quản lý phân tích kĩ các yếu tố bên trong và bên ngoài theo mô hình <br />
SWOT, sẽ giúp cho kế hoạch thể hiện được rõ mục đích, yêu cầu để hướng <br />
tới mục tiêu cao nhất.<br />
Vì vậy; từ những văn bản chỉ đạo và những công trình đã nghiên cứu <br />
của các tác giả, tôi nhận định khái quát về phân tích SWOT là một phương <br />
pháp quản lý mới, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với mục tiêu mà mỗi nhà <br />
trường đề ra. Bản thân tôi mới được tiếp cận sâu sắc mô mình qua lớp bồi <br />
dưỡng CBQL theo tinh thần đổi mới, mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã ra quyết <br />
định số 382/QĐBGDĐT ngày 20/01/2012 ban hành Chương trình. Với vai trò <br />
là người cán bộ quản lý chuyên môn của trường, tôi mạnh dạn vận dụng mô <br />
hình vào việc xây dựng kế hoạch trong quản lý chuyên môn nhằm thực hiện <br />
tốt nhiệm vụ được giao.<br />
2. Cơ sở thực tiễn<br />
Trong nhiều năm qua, trường THPT Nguyễn Du luôn đi đầu trong việc <br />
thực hiện phong trào đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới <br />
công tác quản lý. Thực tế cho thấy, việc sử dụng phương pháp quản lý, xây <br />
dựng kế hoạch và định lượng hóa trong kiểm tra đánh giá, giúp gắn liền với <br />
công tác thi đua khen thưởng nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, lấy đội <br />
ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh làm trung tâm nhằm phát triển mạnh mẽ nhà <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 9<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
trường. Nhưng quá trình đổi mới dù có nỗ lực thì vẫn gặp những khó khăn <br />
nhất định, nên hiệu quả chưa có tính đột phá. Qua đó cho thấy muốn đổi mới <br />
cần có sự đồng bộ giữa quản lý, giảng dạy và học tập. Nếu chỉ tập trung đổi <br />
mới phương pháp dạy học, mà không chú trọng đổi mới phương pháp quản <br />
lý, cụ thể là phải nâng cao năng lực quản lý bằng việc xây dựng kế hoạch <br />
chiến lược, định lượng hóa trong chỉ đạo điều hành, kiểm tra đánh giá, gắn <br />
với công việc thúc đẩy công tác thi đua khen thưởng, thì việc đổi mới sẽ có <br />
hiệu quả cao.<br />
Bản thân tôi khi được giao nhiệm vụ quản lý công tác chuyên môn của <br />
nhà trường dù mới được 3 năm, nhưng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tôi <br />
luôn nhận thức rõ công tác chuyên môn luôn là một vấn đề trọng yếu của nhà <br />
trường. Vì vậy; tôi thấy việc vận dụng mô hình phân tích SWOT trong quá <br />
trình xây dựng kế hoạch quản lý là một việc cần thiết, nhằm nâng cao chất <br />
lượng dạy học trong nhà trường. <br />
II. THỰC TRẠNG VÀ MÂU THUẪN.<br />
1. Những thực trạng<br />
Thực tế của việc khi vận dụng mô hình phân tích SWOT vào lập kế <br />
hoạch trong quản lý chuyên môn tại nhà trường, nó giúp cho bản thân có được <br />
tính hệ thống nhằm hỗ trợ cho công việc, giám sát và đánh giá việc dạy và <br />
học trong nhà trường cho đúng chỉ tiêu đề ra. Để qua đó biết được những hạn <br />
chế nhằm khắc phục, điều chỉnh kịp thời cho đạt kết quả như mong đợi. <br />
Đồng thời nhờ mô hình phân tích SWOT sẽ giúp cho bản thân xác định rõ <br />
mình sẽ làm gì? Làm như thế nào? Làm khi nào và ai sẽ làm? Khi đã giải <br />
quyết được các câu hỏi vướng mắc trên, thì chắc chắn sẽ đạt mục tiêu đề ra.<br />
* Trước khi áp dụng<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 10<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
Hàng năm trường THPT Nguyễn Du luôn chú trọng nhiều đến việc làm <br />
sao để nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó cũng đề ra phương <br />
hướng, nhiệm vụ vào mỗi năm học, nhưng kết quả thực sự như mong đợi. <br />
Từ những lý do chọn đề tài trên, mà bản thân khi vận dụng mô hình phân tích <br />
SWOT vào quản lý thật sự còn những băn khăn, vì mô hình phù hợp với việc <br />
kinh doang hơn và nó có quy mô, tính chất rất rộng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Sau khi áp dụng<br />
Dù mới được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động chuyên môn, nên bản <br />
thân chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về quản lý. Nhưng với tinh thần tự <br />
học tập và mạnh dạn đề xuất sáng kiến mới. Đồng thời vì thời gian giảng <br />
dạy ở nhà trường cũng đã nhiều năm, nên phần nào nắm bắt được thực trạng <br />
vấn đề. Mặt khác bản thân tôi được học lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý, được <br />
tiếp cận với mô hình SWOT Nên tôi mạnh dạn trong việc vận dụng sáng <br />
kiến với mong muốn nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường. Vì <br />
vậy; dù đề tài mới được vận dụng nhưng kết quả đạt được khả quan hơn.<br />
* Những thuận lợi khi triển khai đề tài<br />
Trường THPT Nguyễn Du là trường có tỉ lệ đầu vào cao, nên nhìn <br />
chung học sinh có ý thức cao trong việc học tập và rèn luyện. Đồng thời nhà <br />
trường có đội ngũ Cán bộ giáo viên có trình độ 100% đạt chuẩn và trình độ <br />
trên chuẩn là trên 10% nên năng lực chuyên môn tốt, đặc biệt là có sự kết hợp <br />
chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục <br />
học sinh. <br />
* Những khó khăn khi triển khai đề tài<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 11<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
Vì tỉ lệ đầu vào hàng năm cao chính là yếu tố tạo áp lực, thách thức đối với <br />
nhà trường nói chung và chuyên môn nhà trường nói riêng. <br />
Tình hình dạy thêm – học thêm tại địa bàn còn nhiều phức tạp, học sinh chịu <br />
sự tác động, chi phối từ nhiều yếu tố khách quan nên ảnh hưởng đến kết quả <br />
học tập.<br />
Do thực trạng chung là học sinh và gia đình chú trọng đầu tư nhiều cho việc <br />
thi Đại học Cao đẳng, nên phần lớn các em học lệch môn.<br />
Do một số ít giáo viên còn chưa nhận thức tốt về đổi mới phương pháp <br />
giảng dạy, còn nặng về truyền thụ kiến thức. Một số giáo viên chưa đổi mới <br />
việc kiểm tra đánh giá học sinh, còn hiện tượng cảm tính trong đánh giá.<br />
Phân phối chương trình còn quá tải, tạo áp lực lớn cho học sinh nên ảnh <br />
hưởng đến việc dạy và học, nhất là kết quả học tập của học sinh.<br />
2. Những mâu thuẫn<br />
Khi mô hình phân tích SWOT được vận dụng với mục tiêu sau cùng là <br />
để lập kế hoạch chuyên môn một cách hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao tỉ <br />
lệ dạy học. Nên khi phân tích thực trạng đòi hỏi phải có sự đối chiếu, phải <br />
gắn liền với công tác thi đua khen thưởng của đội ngũ trong nhà trường để <br />
khích lệ, và để có chỉ số cụ thể để làm cơ sở xét thi đua đòi hỏi phải đặt ra <br />
chỉ tiêu thi đua cụ thể cho giáo viên đăng kí. Vì vậy, khi đưa ra chỉ tiêu thi đua <br />
phần lớn đội ngũ đồng tình và phối hợp để hướng tới việc đạt mục tiêu <br />
chung. Bên cạnh đó vẫn còn gặp phải khó khăn, đó là có một số ít giáo viên <br />
cho là chạy theo thành tích.<br />
III. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
3.1. Quy trình xác định các đối tượng liên quan trước khi lập kế <br />
hoạch<br />
3.1.1. Xác định các bên liên quan bao gồm cả phía HS và GV<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 12<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
Trước khi lập kế hoạch có hiệu qua hiệu phó chuyên môn có nhiệm vụ <br />
phải liệt kê tất cả các đối tượng có thể bị tác động bởi chuyên môn, những <br />
người có ảnh hưởng, có quyền hoặc những người quan tâm tới sự phát triển <br />
chuyên môn của nhà trường.<br />
3.1.2. Sắp xế thứ tự các đối tượng liên quan bao gồm cả HS và GV<br />
* Một là: những người vừa có quyền hạn vừa có những quan tâm lớn <br />
tới công tác chuyên môn, đây là những người mà hiệu phó chuyên môn phải có <br />
mối liên hệ chặt chẽ, phải làm sao để họ có sự cống hiến cho chuyên môn.<br />
* Hai là: những người có quyền hạn cao nhưng ít quan tân tời công tác <br />
chuyên môn, đây là đối tượng chỉ cần làm vừa lòng họ, nhưng hạn chế tiếp <br />
cận vì có thể họ cho rằng công tác chuyên môn không phải nhiệm vụ chính <br />
của họ.<br />
* Ba là: những người có quyền hạn thấp nhưng họ quan tâm nhiều tới <br />
chuyên môn, những người này chỉ cần đông viên, cung cấp thông tin, vì họ có <br />
ích cho việc thực kế hoạch chuyên môn một cách hiệu quả.<br />
* Bốn là: những người có quyền hạn thấp, không quan tâm tới chuyên <br />
môn, phải quan tâm nhiều tới họ, nhưng không làm họ chán vì phải thực hiện <br />
nhiều yêu cầu về quy chế chuyên môn.<br />
3.1. Quy trình phân tích các đối tượng trước khi lập kế hoạch<br />
3.1.1. Mục tiêu: phân tích các đối tượng để tìm hiểu xem những nhân tố <br />
nào sẽ góp phần thúc đẩy họ cống hiến nhiều nhất cho hoạt động chuyên <br />
môn. Đồng thời hiệu phó chuyên môn cần làm gì để nhận biết rằng họ rất <br />
muốn và sẽ sẵn sàng ủng hộ, thực hiện tốt nhiệm vụ giao phó.<br />
3.1.2. Cách đặt và trả lời các câu hỏi cho cả phía HS và GV<br />
Những đối tượng đó có quan tâm như thế nào tới kết quả chuyên <br />
môn? <br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 13<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
Sự quan tâm tới kết quả chuyên môn của họ tích cực hay chưa tích <br />
cực?<br />
Họ cần điều gì ở hiệu phó chuyên môn và công tác chuyên môn?<br />
Điều gì sẽ thúc đẩy họ quan tâm hơn tới chuyên môn?<br />
Họ mong muốn điều gì? Và họ muốn tiếp cận như thế nào?<br />
Quan điểm của họ về hoạt động chuyên môn?<br />
Những người nào ảnh hưởng tới quan điểm của họ? Ai có thể làm <br />
thay đổi quan điểm của họ nhanh nhất?<br />
Điều gì sẽ khiến họ ủng hộ và thực hiện tốt công tác chuyên môn?<br />
Điều để kiểm soát họ nếu họ không ủng hộ cho hoạt động chuyên <br />
môn?<br />
Từ việc đạt và trả lời những câu hỏi về các đối tượng cụ thể cả phía <br />
GV và HS, để từ đó phân tích cụ thể từng đối tượng. Qua quá trình phân tích <br />
kĩ người quản lý chuyên môn sẽ xác định được ai sẽ là đối tượng góp phần <br />
vào việc lập và thực kiện kế hoạch chuyên môn một cách hiệu quả.<br />
3.3. Xác định định hướng chiến lược cho công tác chuyên môn<br />
3.3.1. Xác định tầm nhìn<br />
Tầm nhìn là phương hướng, là mục tiêu tốt về chuyên môn có thể đạt <br />
được trong tương lai. Với công tác chuyên môn của trường Nguyễn Du là vấn <br />
đề quan trọng, nên đòi hỏi người quản lý phải có một tầm nhìn để có thể làm <br />
thay đổi tư duy, kết quả. Đồng thời người cán bộ quản lý cũng phải biết <br />
truyền cảm hứng và động viên, khích lệ đội ngũ hết mức có thể. <br />
3.3.2. Xác định sứ mệnh<br />
Có thể khuyến khích đội ngũ sáng tạo để từ đó trở thành đam mê cống <br />
hiến và sáng tạo, khi đã tạo được nền tảng sẽ giúp cho hoạt động chuyên <br />
môn nhà trường trở nên ổn định và bền vững.<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 14<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
Để xác định được sứ mạng, cần phải trả lời các câu hỏi:<br />
Chúng ta sẽ làm gì cho công tác chuyên môn của nhà trường?<br />
Chúng ta sẽ làm bằng cách nào?<br />
Nâng cao hiệu quả chuyên môn trong nhà trường là để làm gì và cho <br />
ai?<br />
Kết quả công tác chuyên môn của nhà trường những năm trước ra <br />
sao? Hiện tại nhưng thế nào? Và tương lai sẽ như thế nào?<br />
3.3.3. Xác định giá trị<br />
* Giá trị: là những gì nhà trường đang mong đợi về công tác chuyên <br />
môn, nó được xem là những nguyên tắc cần được ưu tiên và lựa chọn. Giá trị <br />
trong nhà trường thường là: <br />
Thái độ của đội ngũ CBGVCNV và HS. <br />
Những chuẩn mực về đạo đức nhà giáo, nội quy, quy chế.<br />
Quy chế dân chủ.<br />
Chất lượng giáo dục.<br />
* Cách xác định hệ thống giá trị:<br />
Người CBQL chuyên môn cần liệt kê những giá trị cốt lõi đang có.<br />
Biết xem xét kĩ tầm nhìn, sứ mệnh để thêm bớt, thay đổi những giá trị <br />
cốt lõi.<br />
Trình bày hệ thống giá trị một cách khoa học.<br />
3.4. Xác định mục tiêu chiến lược cho công tác chuyên môn<br />
* Xác định mục tiêu chung: <br />
Là tuyên bố chung về kết quả chất lượng mà nhà trường mong đạt <br />
được, trong kế hoạch mục tiêu chung là cần phải có. <br />
* Xác định mục tiêu cụ thể: <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 15<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
Là những kết quả mong muốn đạt được, nó là số lượng các bước <br />
chuyển tiếp nhằm đạt mục tiêu chung và tầm nhìn lâu dài. Nhưng mục tiêu <br />
cụ thể phải đo được và có giới hạn cụ thể về thời gian.<br />
3.5. Xác định giải pháp chiến lược cho công tác chuyên môn<br />
Giải pháp đó là những hoạt động cần thực hiện đảm bảo thực hiện <br />
được mục tiêu, để làm sao có thể vượt qua các nguy cơ, rào cản.<br />
Các giải pháp cần được nêu và phân tích rõ mục tiêu, nội dung, cách <br />
thức, nguồn lực và các điều kiện thực hiện giải pháp. <br />
Khi xây dựng giải pháp phải đưa ra được các phương án, tiêu chuẩn và <br />
phải lựa chọn được phương án tốt. <br />
3.6. Xây dựng kế hoạch hành động cho công tác chuyên môn<br />
* Xác định chỉ số thực hiện: <br />
Chỉ số thực hiện cần chú ý đến nguồn lực như: nhân lực tài lực vật <br />
lực. <br />
Chỉ số kết quả là mức độ các mục tiêu đạt được.<br />
Chỉ số gồm: chỉ số định lượng và chỉ số định tính.<br />
* Lập kế hoạch hành động: <br />
Xây dựng kế hoạch cụ thể theo mục tiên đề ra căn cứ vào thời gian, các <br />
nguồn lực nhằm triển khai kế hoạch một cách hiệu quả. <br />
3.7. Các bước xây dựng kế hoạch chuyên môn<br />
3.7.1. Bước 1: chuẩn bị<br />
* Xác định thủ tục, tập hợp các tài liệu cần thiết<br />
Thành lập nhóm xây dựng kế hoạch<br />
Tập hợp Nghị quyết của Đảng về GD, văn bản của Sở, Bộ, Ngành.<br />
Tập hợp báo cáo thống kê trong năm trước.<br />
Tập hợp thống kê và điều kiện phục vụ hoạt động nhà trường.<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 16<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Xác định nhiệm vụ nhà trường chính thức và không chính thức:<br />
Chính thức: quy định pháp luật, điều lệ, văn bản chỉ đạo.<br />
Không chính thức: thông qua sự tín nhiệm, những mong đợi của cộng <br />
đồng.<br />
Xác định nhiệm vụ trọng tâm.<br />
* Phân tích thông tin, xác định môi trường, biện pháp:<br />
Phân tích cca1 yếu tố bên trong – bên ngoài.<br />
Xác định hệ thống mục tiêu kế hoạch.<br />
Dự thảo biện pháp nhằm xây dựng mục tiêu.<br />
Phân biệt chỉ tiêunhiệm vụbiện pháp.<br />
Phương pháp xác định mục tiêu: kết quả thực trạng chỉ ngành;<br />
+ Mục tiêu chung: Mục tiêu 1; Mục tiêu 2; Mục tiêu 3… <br />
+ Mục tiêu cụ thể: kết quả cụ thể đạt được. <br />
Hệ thống mục tiêu cụ thể: duy trì số lượng, chất lượng dạy – học, <br />
chất lượng GD, xây dựng đội ngũ… <br />
3.7.2. Bước 2: Soạn thảo kế hoạch<br />
3.7.3. Bước 3: Tổ chức thảo luận<br />
Trình dự thảo qua Hội đồng nhà trường.<br />
Thảo luận ở Hội đồng bộ môn.<br />
Thảo luận ở tổ chuyên môn.<br />
3.7.4. Bước 4: Hoàn chỉnh kế hoạch, trình duyệt cấp trên<br />
Tiếp thu ý kiến đóng góp, điều chỉnh. <br />
Trình Hiệu trưởng duyệt. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 17<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
IV. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG<br />
Lập kế hoạch chuyên môn là một trong những chức năng cơ bản của <br />
quản lý chuyên môn, nhằm hoạch định chương trình, mục tiêu, chiến lược mà <br />
người CBQL chuyên môn mong đợi và cần đạt được. Trọng tâm của lập kế <br />
hoạch hướng tới mục tiêu tương lai, xác định việc cần hoàn thành. Từ việc <br />
xác định rõ vai trò của việc lập kế hoạch và từ những thực trạng trong công <br />
tác chuyên môn của nhà trường, tôi nhận thấy với những khả năng, năng lực <br />
của đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh. Vì vậy tôi thấy nên vận dụng một <br />
mô hình cụ thể là phân tích SWOT khi lập kế hoạch vào quản lý chuyên môn <br />
để nâng cao chất lượng dạy và học.<br />
Sáng kiến đã được thử nghiệm từ năm học 20142015, thể hiện cụ thể <br />
qua việc xây dựng kế hoạch quản lý chuyên môn vào đầu năm học. Trong kế <br />
hoạch có những chỉ tiêu cụ thể đặt ra đối với cán bộ, giáo viên và học sinh để <br />
cùng nhau phấn đấu đạt trong năm học. Từ những chỉ tiêu đó được cụ thể hóa <br />
bằng tiêu chí thi đua cụ thể, được đánh giá qua những thanh điểm cụ thể hàng <br />
tuần, hàng tháng, từng học kì và cả năm học. Sau một năm thử nghiệm đã đạt <br />
được kết quả nhất định, nên sáng kiến đang tiếp tục được triển khai cho đến <br />
nay.<br />
Được sự quan tân chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, sự phối hợp đồng <br />
bộ của đội ngũ, nhất là sự tận tình, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, và sự <br />
cố gắng rèn luyện của em học sinh. Nên qua đối chiếu giữa kết quả đạt được <br />
qua mỗi năm học cho thấy hiệu quả của sáng kiến khi được áp dụng. Cụ thể <br />
là đối chiếu kết quả đạt được trong năm học 20132014 đến nay. Qua bảng <br />
thống kê dưới đây ta có thể thấy được kết quả đạt được một cách cụ thể <br />
hơn.<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 18<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng: Thống kê kết quả học lực, hạnh kiểm qua các năm học<br />
Danh Học Lực Hạnh Kiểm<br />
hiệu<br />
Tổng <br />
Giỏ Yế Yế<br />
số Khá TB Kém Tố t Khá TB<br />
Năm i u u<br />
HS<br />
học<br />
20132014 1292 149 775 341 26 1 1102 161 27 2<br />
20142015 1208 177 661 330 40 0 1062 126 17 2<br />
20152016 1160 236 645 256 22 1 1081 74 4 1<br />
HKI <br />
1146 280 668 179 17 0 1063 72 8 2<br />
20162017<br />
<br />
<br />
* Nhận xét:<br />
Qua bảng thống kê kết quả của từng năm học cho thấy chất lượng học <br />
sinh những năm sau tiến bộ hơn năm trước, được thể hiện rõ rệt là tổng số <br />
HS xếp loại học lực khágiỏi và hạnh kiểm khátốt của năm sau cao hơn. Vì <br />
vậy, tôi có thể khẳng định việc vận dụng mô hình phân tích SWOT vào việc <br />
lập kế hoạch chuyên môn khi quản lý công tác chuyên môn, nhằm nâng cao <br />
chất lượng dạy học giữ vai trò, vị trí rất quan trọng trong công tác quản lý nói <br />
chung và quản lý chuyên môn nói riêng, góp phần để nâng cao hơn chất lượng <br />
giáo dục trong nhà trường. <br />
C. KẾT LUẬN<br />
I. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI.<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 19<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
Quán triệt theo tinh thần nghị quyết 29 của Đảng, Trường THPT Nguyễn <br />
Du càng phải xác định rõ nhiệm vụ quan trọng là đào tạo và phát triển nhân tài. <br />
Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là tỉ lệ học sinh giỏi, nhà trường phải <br />
thay đổi là lấy học sinh làm trung tâm, tạo cho học sinh một môi trường học <br />
tập, rèn luyện thật tốt để phát triển khả năng của mình. <br />
Vì vậy, cán bộ quản lý mạnh dạn thay đổi thì sẽ kỳ vọng đạt được hiệu <br />
quả tốt. Vận dụng mô hìnhphân tích SWOT sẽ chứng minh được sự cần thiết <br />
và tất yếu của sự thay đổi trong quản lý chuyên môn nói riêng và quản lý nói <br />
chung. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, khẳng <br />
định vị thế của nhà trường trong xu thế đổi mới giáo dục chung của nước ta <br />
hiện nay.<br />
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.<br />
1. Bài học kinh nghiệm.<br />
Qua việc thực hiện chuyên đề, tôi đã rút ra được bài học:<br />
Trong công tác quản lý nói chung và quản lý chuyên môn nói chung, đòi <br />
hỏi người cán bộ quản lý phải xây dựng kế hoạch, đề ra những giải pháp <br />
hiệu quả, nhất là phải thường xuyên cải tiến giải pháp. Nên muốn vận dụng <br />
mô hình Quản lý theo kết quả trong quản lý chuyên môn phải linh hoạt. <br />
Muốn vận dụng mô hình một cách có hiệu quả phải thực hiện tốt cơ <br />
chế trao quyền chủ động cho tổ trưởng chuyên môn và giáo viên. Xác định rõ <br />
trách nhiệm và công việc cho từng đối tượng. Đồng thời cung cấp văn bản, tư <br />
liệu cụ thể về mô hình, hướng dẫn và chỉ đạo, theo dõi giám sát chặt chẽ quá <br />
trình thực hiện. Hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhằm khích lệ, chứ không áp <br />
đặt, không thành tích mà tạo áp lực cho đội ngũ. Qua đó tạo không khí thi đua <br />
tích cực, thu hút đội ngũ tham gia nhiệt tình. Từ đó góp phần đạt đươc mục <br />
tiêu đề ra một cách có hiệu quả cao nhất.<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 20<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
2. Hướng phát triển. <br />
Đề tài sẽ tiếp tục được vận dụng vào thực tế nhà trường đồng bộ <br />
trong những năm học tới, nhằm góp phát huy và nâng cao hiệu quả hơn nữa.<br />
Giáo viên là người cần phải hiểu sâu hơn về mô hình để có hướng <br />
giảng dạy bộ môn mà mình phụ trách tốt hơn, nhằm nâng cao hơn tỉ lệ học <br />
sinh giỏi.<br />
Lãnh đạo nhà trường quán triệt, chỉ đạo sâu sát hơn và phải tạo điều <br />
kiện thuận lợi cho hoạt động dạy và học.<br />
III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ<br />
Để nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và tỉ lệ học sinh giỏi <br />
nói riêng ở trường THPT Nguyễn Du, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý <br />
kiến sau đây:<br />
Đối với Ban giám hiệu: Ban giám hiệu cần phải đẩy mạnh công tác <br />
tuyên truyền, giáo dục đến toàn thể giáo viên và học sinh của trường để tất <br />
cả mọi thành viên biết, hiểu đúng và thực hiện nghiêm túc xu hường đổi mới <br />
giáo dục. Đầu tư hơn nữa nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn để hoạt <br />
động có hiệu quả. Quan tâm, động viên khuyến khích bằng vật chất và tinh <br />
thần đối với giáo viên và học sinh đạt thành tích cao. Đầu tư các trang thiết bị <br />
phục vụ cho việc giảng dạy nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.<br />
Đối với học sinh: Các em cần xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm <br />
của mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải có ý thức tự giác trong học <br />
tập, rèn luyện, phải xác định được mục đích của học tập để đạt thành tích <br />
cao nhất.<br />
Đối với các cấp chính quyền cần triển khai và nhân rộng mô hình <br />
trong nhà trường phổ thông, để qua đó có sự triển khai đồng bộ.<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 21<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Xác nhận, đánh giá, xếp loại của đơn Châu Đức; ngày 15/01/2017<br />
vị: Tôi xin cam đoan sáng <br />
…………………………………………….. kiến kinh nghiệm trên đây là <br />
…………………………………………….. của bản thân tôi viết, không <br />
…………………………………………….. sao chép. Nếu có sai sự thật tôi <br />
…………………………………………….. xin hoàn toàn chịu trách nhiệm <br />
…………………………………………….. Người viết:<br />
Thủ Trưởng đơn vị:<br />
<br />
<br />
Nguyễn Đình Biên<br />
Nguyễn Văn Tâm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo:<br />
<br />
<br />
1. Văn kiện Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam.<br />
2. Tài liệu Bồi dưỡng cán bộ quản lý – Trường Cán bộ quản lý giáo dục – TP <br />
Hồ Chí Minh.<br />
3. Tài liệu nghiên cứu về mô hình SWOT, các ứng dụng mô hình vào lập kế <br />
hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 22<br />
Đề tài: Vận dụng mô hình phân tích SWOT khi lập kế hoạch chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng <br />
học sinh tại trường THPT Nguyễn Du<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Nguyễn Đình Biên Năm học: 2016 2017<br />
Trang 23<br />