Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
I . PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1 Lý do chọn đề tài <br />
<br />
Trong những năm qua cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành <br />
giáo dục cũng đã có những bước chuyển mình tích cực với quyết tâm đổi mới <br />
để đưa chất lượng giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp <br />
hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó nổi bật nhất là “Việc đổi mới phương <br />
pháp, nâng cao chất lượng dạy và học” và phong trào “Xây dựng trường học <br />
thân thiện, học sinh tích cực”. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể <br />
thiếu các yếu tố: Nội dung giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân <br />
viên phụ trách thiết bị, thư viện và cơ sở vật chất trường học. <br />
<br />
Mỗi chúng ta đang sống và làm việc chắc chắn rằng ai ai cũng có những <br />
ước mơ, hoài bão, những suy nghĩ ý kiến của chính mình. Song có một câu <br />
châm ngôn làm tôi nhớ mãi “Ai nắm bắt được nhiều thông tin người đó sẽ <br />
chiếm ưu thế hơn so với người khác”. Quả vậy, trong thời buổi cơ chế thị <br />
trường như hiện nay con người hơn nhau ở chỗ ai nắm bắt được nhiều thông <br />
tin hơn tức người đó sẽ chiến thắng. Vậy thì câu hỏi đặt ra bây giờ là, những <br />
thông tin đó tìm kiếm ở đâu ? Để trả lời cho câu hỏi đó không ai hết chính thư <br />
viện là nơi sẽ đáp ứng toàn bộ yêu cầu, nguyện vọng tìm kiếm thông tin của <br />
con người một cách chính xác, nhanh chóng. Thư viện là một công cụ để <br />
chứng minh cho điều đó.<br />
<br />
Trường tiểu học Phan Bội Châu, huyện Krông Ana Tỉnh Đắk Lắk đã <br />
và đang tiếp tục tích cực dấy lên phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, <br />
học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành trong toàn ngành <br />
giáo dục. Thư viện trường cũng đã có những bước đổi mới rõ nét theo những <br />
nội dung trên song cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn như chưa đáp <br />
ứng được nhu cầu tự học tập, mở rộng kiến thức cũng như chưa đáp ứng hết <br />
nhu cầu giải trí của học sinh, đặc biệt là chưa tạo được môi trường đọc sách <br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 1<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
có sức hấp dẫn đối với học sinh. Vì những lý do nêu trên, tôi đã chọn nội dung <br />
“Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học <br />
Phan Bội châu – huyện Krông Ana Tỉnh Đak Lak” làm đề tài Sáng kiến kinh <br />
nghiệm với mong muốn góp <br />
<br />
một phần vào việc phát triển môi trường đọc tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu .<br />
<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
Giúp cho các thành viên trong nhà trường khẳng định vai trò, tầm quan <br />
trọng của thư viện, tôn vinh giá trị của sách, xây dựng văn hóa đọc và tôn vinh <br />
những người tham gia quá trình sưu tầm, nghiên cứu, sáng tác, xuất bản, phát <br />
hành, lưu giữ và quảng bá sách.<br />
<br />
Giúp cho cán bộ, giáo viên và học sinh có thói quen thích đọc sách, đam <br />
mê tự nghiên cứu tìm tòi tài liệu tham khảo để phục vụ việc giảng dạy và học <br />
tập trong nhà trường,<br />
<br />
Có khả năng chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện trong thời đại <br />
thông tin hiện đại, phục vụ bạn đọc ngày càng đa dạng hóa và tốt hơn.<br />
<br />
Nguồn tài liệu của thư viện được bạn đọc biết đến nhiều hơn, luân <br />
chuyển nhiều hơn đồng thời bạn đọc sẽ biết và quý trọng sách báo, tài liệu <br />
nhiều hơn.<br />
<br />
Nhiệm vụ<br />
<br />
Phải tuyên truyền rộng rãi đến các thành viên trong nhà trường về tầm <br />
quan trọng và sự cần thiết của mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) <br />
tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng, thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy <br />
sức mạnh, sự hưởng ứng tích cực của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, <br />
học sinh và phụ huynh để bạn đọc thấy được tầm quan trọng của thư viện đối <br />
với đời sống của con người. <br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 2<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
<br />
Đề tài “Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) thực <br />
hiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 3<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu<br />
<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập<br />
<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
<br />
Phương pháp điều tra<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm<br />
<br />
Phương pháp lấy ý kiến đóng góp<br />
<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm<br />
<br />
c) Nhóm phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
Phương pháp khảo sát tình hình thực tế của trường, trường bạn<br />
<br />
Phương pháp phỏng vấn.<br />
<br />
Phương pháp quan sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong <br />
giai đoạn hiện nay. <br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1 Cơ sở lý luận <br />
<br />
Để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học <br />
sinh trong nhà trường công cụ chủ yếu vẫn là tài liệu sách, báo. Sách, báo chỉ <br />
có thể quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ <br />
chức tốt công tác hoạt động thư viện của nhà trường .<br />
<br />
Quyết định số 61/1998/QĐBGD&ĐT, ngày 6/11/1998 của Bộ trưởng <br />
Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ <br />
thông.<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 4<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
Điều 1: Chương I Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT về quy chế tổ chức và <br />
hoạt động Thư viện trường phổ thông cũng đã nhấn mạnh: “ Thư viện trường <br />
phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn <br />
hóa khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng <br />
dạy của giáo viên. Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học Thư viện và xây <br />
dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay <br />
đổi phương pháp dạy và học, tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng <br />
chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà <br />
trường. Thư viện còn giúp các em học sinh xây dựng phương pháp học tập và <br />
phong cách làm việc khoa học, biết sử dụng sách, báo Thư viện ”.<br />
<br />
Quyết định số 01/2003/QĐBD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ <br />
GD&ĐT Ban hành “Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông”.<br />
<br />
Công văn số 11185/GDTH,ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện <br />
chuẩn thư viện trường phổ thông.<br />
<br />
Căn cứ công văn số 255/PGD&ĐTGDTH ngày 13 tháng 12 năm 2017 về <br />
việc tập huấn nâng cao năng lực quản lý thư viện trường học.<br />
<br />
Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017 2018. Cũng như thực <br />
hiện kế hoạch hoạt động thư viện của Phòng GD&ĐT Krông Ana, dựa trên cơ <br />
sở đó ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện <br />
và kế hoạch xây dựng thư viện Thân thiện (Room To Read) làm sao giúp các <br />
thành viên trong nhà trường thấy được giá trị và tầm quan trọng của thư viện <br />
có như vậy thì thư viện mới duy trì tồn tại và phát triển lâu dài đúng với nghĩa <br />
của nó.<br />
<br />
Với tầm quan trọng như vậy, Thư viện ngày càng phải cần có sự đầu tư <br />
về cơ sở vật chất, về nghiệp vụ chuyên môn và đặc biệt là đầu tư các hoạt <br />
động phong trào thư viện trường học. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa <br />
thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài nói trên. Với mong muốn xây dựng một Thư <br />
viện hoàn chỉnh, hiện đại thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. <br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 5<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
2 Thực trạng thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu <br />
<br />
* Ưu điểm<br />
<br />
Được sự chỉ đạo sát sao, sự quan tâm đặc biệt của ban giám hiệu nhà <br />
trường, tập thể hội đồng sư phạm, ban đại diện hội cha mẹ học sinh, học sinh <br />
toàn trường đồng tâm cùng chung tay góp sức ủng hộ.<br />
<br />
Đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện, tiến <br />
hành phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo viên và học sinh. Được <br />
Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên đầu tư kinh phí để nâng cấp phòng <br />
đọc, bổ sung vốn tài liệu và sự phối hợp tích cực của các đoàn thể, tổ cộng tác <br />
viên thư viện để tôi thực hiện tốt mọi kế hoạch của thư viện đã đề ra.<br />
<br />
Thư viện được cơ cấu bố trí 2 phòng ở vị trí khá thuận tiện cho việc qua <br />
lại của học sinh và giáo viên, cán bộ công nhân viên chức khi đến thư viện <br />
mượn sách, báo, tài liệu tham khảo.<br />
<br />
Nhà trường đã trang bị cho thư viện một bộ máy vi tính kết nối mạng <br />
nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn, và tra cứu mạng.<br />
<br />
Trong năm cũng đã bổ sung một số đầu sách tương đối đảm bảo về số <br />
lượng và chất lượng. <br />
<br />
* Mặt yếu, hạn chế:<br />
<br />
Trong phòng đọc chưa có sự đầu tư về mặt hình thức nhìn không sinh <br />
động, bắt mắt, không lôi cuốn ,thu hút được học sinh.<br />
<br />
Bạn đọc là học sinh bậc tiểu học các em còn nhỏ nên rất tinh nghịch, <br />
hiếu động thích làm theo ý mình, rất khó khăn trong việc giữ gìn bảo quản sách <br />
báo, tài liệu.<br />
<br />
Các em chưa có thói quen tự đến thư viện. Ở lứa tuổi này các em rất <br />
tinh nghịch, ham chơi, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách sẽ <br />
giúp gì cho mình.<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 6<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
Thời gian học 2 buổi/ngày, giờ ra chơi ngắn nên thời gian các em đến <br />
thư viện rất ít không đủ thời gian để đọc.<br />
<br />
Từ thực tế đó tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi trường bạn tìm ra một <br />
số giải pháp, biện pháp xây dựng Mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) <br />
tại trường tiểu học Phan Bội Châu như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 7<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a) Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu <br />
học Phan Bội Châu nhằm hưởng ứng theo công văn số 255/PGD&ĐTGDTH <br />
ngày 13 tháng 12 năm 2017 về việc tập huấn nâng cao năng lực quản lý thư <br />
viện trường học.<br />
<br />
Nhận thấy sự cần thiết thực tế của nhà trường, để đáp ứng theo tinh <br />
thần công văn hướng dẫn đã được tập huấn.Tạo hứng thú sự tìm tòi lạ mắt <br />
cho học sinh nhằm tuyên truyền giới thiệu tầm quan trọng của sách đối với tất <br />
cả các thành viên trong nhà trường, tạo không khí vui vẻ với tinh thần tự <br />
nguyện đề nâng cao tầm quan trọng của sách báo và bổ sung nguồn tri thức <br />
trong đời sống xã hội. Mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) trên toàn <br />
tỉnh Đắk Lắk nói chung, huyện Krông Ana nói riêng đang nhân rộng mô hình <br />
để trở thành một nét sinh hoạt văn hoá, văn minh của những người yêu mến <br />
sách báo cần được duy trì và quảng bá rộng hơn trong nhà trường, xã hội và rất <br />
cần sự hỗ trợ, quan tâm hơn nữa của lãnh đạo các cấp, nhà trường để mô hình <br />
thư viện Thân thiện (Room To Read) là nhu cầu không thể thiếu được trong <br />
các trường tiểu học ngày nay.<br />
<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
Vì một trong những mô hình thư viện mới nên cần phải có sự đầu tư để <br />
phát triển rất nhiều. Như mua sắm cơ sở vật, kinh phí đầu tư, nhân công nhân <br />
lực để làm rất tốn kém, với khả năng kinh phí như trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu phải đầu tư một lúc như dự án đưa ra thì thực sự nhà trường không có <br />
khả năng đầu tư. Nắm bắt được tình hình thực tế của đơn vị nên ngay từ đầu <br />
năm học tôi đã lên kế hoạch đưa ra ý tưởng xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo <br />
nhà trường xin được xây dựng dần dần, mỗi năm một ít. Tôi phối hợp với các <br />
đoàn thể trong nhà trường cùng nhau tham khảo, chia sẻ ý tưởng chung tay góp <br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 8<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
sức vận động tuyên truyền đến mọi thành viên trong trường về sự cần thiết, <br />
lợi ích của việc xây dựng mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) để <br />
cùng nhau thực hiện.<br />
<br />
Từng bước xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) hoàn <br />
<br />
thiện tại trường tiểu học Phan Bội Châu, tôi đã áp dụng và thực hiện các bước <br />
như sau:<br />
<br />
* Giai đoạn 1: <br />
<br />
Năm học: 2017 2018; Tu sửa, nâng cấp phòng đọc (trang trí vẽ phòng <br />
đọc) phân loại tài liệu dán nhãn màu, bổ sung tài liệu<br />
<br />
* Giai đoạn 2: <br />
<br />
Năm học: 20182019; Mua giá kệ, thảm trải. tiếp tục bổ sung tài liệu, <br />
hoàn thiện thư viện…<br />
<br />
Giai đoạn 1 Năm học 2017 2018: các bước thực hiện như sau.<br />
<br />
Khảo sát thực tế thư viện trường tiểu học Lý Tự Trọng, Trường tiểu <br />
học Hoàng Văn Thụ, tham khảo lấy số liệu, cách thức thực hiện.<br />
<br />
Kế hoạch xây dựng trong năm học 2017 2018 Bản thiết kế ý tưởng <br />
vẽ trang trí trong phòng đọc thư viện. (Vẽ 3 mặt bức tường còn 1 mặt bức <br />
tường để trống kê kệ sách )<br />
<br />
Phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội, Giáo viên Mỹ thuật cùng nhau thực <br />
hiện trang trí phòng đọc.<br />
<br />
Mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) được đưa vào hoạt động, <br />
phát động phong trào quyên góp và ủng hộ sách cho thư viện.<br />
<br />
Phân loại dán nhãn màu cho sách.<br />
<br />
Bước 1. Khảo sát thực tế thư viện trường tiểu học Lý Tự Trọng, <br />
Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, tham khảo lấy số liệu, cách thức thực <br />
hiện.<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 9<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
Tôi đã chủ động sắp xếp thời gian liên lạc với trường tiểu học Lý Tự <br />
Trọng để xin được tham khảo và học hỏi các khâu thực hiện, giá cả các loại <br />
như cách thức vẽ phòng đọc, giá vẽ tính bình quân, kích thước giá kệ, nơi mua <br />
thảm trải, giá kệ… Chưa dừng lại tôi tiếp tục tham khảo tham quan mô hình <br />
thư viện của trường tiểu học Hoàng Văn Thụ để nắm bắt tình hình giá cả và <br />
cách thức thực hiện nào phù hợp với thực tế của trường mình để áp dụng.<br />
<br />
Qua thời gian tham khảo và nghiên cứu tôi cảm thấy rất áp lực về giá <br />
cả, <br />
<br />
do các trường được nhận sự trợ giúp đầu tư của dự án chi trả còn trường phải <br />
tự túc như trường tiểu học Phan Bội Châu tôi thấy rất khó khăn và khó thực <br />
hiện. Nhưng không phải thấy khó khăn trước mắt mà chùn bước. Rất may <br />
mắn cho trường thời gian gần đó trường được đón đoàn kiểm tra toàn diện của <br />
phòng Giáo dục & Đào tạo. Qua quá trình kiểm tra đánh giá bộ phận thư viện <br />
cũng được nghe nhận xét của đồng chí trưởng đoàn về bộ phận thư viện, ưu <br />
điểm thì tiếp tục phát huy, tồn tại thì khắc phục kịp thời và có gợi ý các khâu <br />
nghiệp vụ của thư viện đã làm tốt còn nhìn phòng đọc buồn và không hấp dẫn <br />
thu hút được học sinh thư viện xem lại cách trang trí phòng đọc. Sau buổi họp <br />
kết luận kiểm tra đó tôi đã suy nghĩ rất nhiều và đã mạnh dạn đưa ra đề xuất <br />
thuyết phục cách làm chia ra làm hai giai đoạn năm học 2017 – 2018 Tu sửa, <br />
nâng cấp phòng đọc (trang trí vẽ phòng đọc) phân loại tài liệu dán nhãn màu, <br />
bổ sung tài liệu. Giai đoạn 2 Năm học: 20182019; Mua giá kệ, thảm trải. tiếp <br />
tục bổ sung tài liệu, hoàn thiện thư viện… được lãnh đạo đồng ý phê duyệt kế <br />
hoạch đã xây dựng.<br />
<br />
Bước 2. Kế hoạch xây dựng trong năm học 2017 2018 (Bản thiết kế <br />
ý tưởng vẽ trang trí trong phòng đọc thư viện)<br />
<br />
Tôi đã phối hợp và bàn bạc cùng với đồng chí Phan Thị Nguyệt Kiều <br />
giáo viên Mĩ thuật của trường, tổng phụ trách Đội, rất may cho tôi là đồng chí <br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 10<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
Kiều lại là một trong số những đồng chí đã tham gia trong đoàn vẽ trang trí <br />
phòng đọc (RoomTo Read) cho các trường của dự án tài trợ nên đồng chí nắm <br />
được cơ bản cách trang trí phù hợp với mô hình quy định.<br />
<br />
Chúng tôi trực tiếp xuống phòng đọc lên kế hoạch cụ thể cho bản vẽ <br />
bức nào vẽ cao mấy mét dài bao nhiêu, bức tường nào vẽ cái gì, chỗ nào là <br />
điểm nhấn của thư viện,bức tường nào vẽ góc sáng tao, góc trò chơi, góc tra <br />
cứu…bao nhiêu màu sơn, mỗi màu mua số lượng là bao nhiêu, cọ lớn, nhỏ, bút <br />
vẽ màu, xô hũ pha màu, dụng cụ trong quá trình trang trí phòng đọc, chỉ vẽ <br />
trang trí 03 bức tường còn 01 bức để trống sau này kê kệ sách (chiều dài 6m, <br />
cao 3m x 2 bức, 1 bức 3 x 3m trừ cửa sổ = 45 mét vuông) Vật liệu sơn nước <br />
màu xanh lá = 7 hộp, xanh da trời = 4 hộp, đỏ = 03 hộp, vàng = 02 hộp, tím = <br />
01 hộp, trắng = 03 hộp, nâu = 04 hộp, hồng = 02 hộp. Tổng cộng 26 hộp sơn <br />
nước; Cọ 5 phân 03 cây, cọ 3 phân 05 cây; bút vẽ, cọ nhỏ 2 bộ (dụng cụ + sơn <br />
= 3.500.000đ dự trù chưa tính phát sinh, chưa tính công làm)<br />
<br />
Bước 3. Thư viện phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội, Giáo viên Mĩ <br />
thuật cùng nhau thực hiện trang trí phòng đọc.<br />
<br />
Có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường, sự phối hợp nhiệt tình <br />
của đồng chí giáo viên Mỹ thuật, các đồng chí bên đoàn thanh niên chúng tôi đã <br />
thống nhất và bắt tay vào làm việc. <br />
<br />
Thời gian bắt đầu làm từ ngày thứ 6 cuối tuần của tháng 11 Bản vẽ đã <br />
thống nhất ý tưởng của thư viện, vẽ chính là đồng chí Kiều giáo viên mỹ thuật, <br />
các đồng chí đoàn viên và thư viện vẽ phụ và tô màu các mảng vẽ dưới sự chỉ <br />
đạo của đồng chí giáo viên Mỹ thuật. Sau ba ngày ròng rã với sự nhiệt tình tham <br />
gia của 5 đồng chí làm không nghỉ trưa, không về nhà mua cơm hộp ăn tại <br />
phòng, ăn xong lại làm tiếp, tôi cảm thấy rất cảm động và biết ơn vì các đồng <br />
chí rất nhiệt tình và say xưa trong công việc vẽ xong bức này lại có thêm động <br />
lực để vẽ thêm bức khác, nhìn những bức vẽ ngộ nghĩnh dần dần xuất hiện và <br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 11<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
hoàn thành cả đội vẽ rất phấn khởi, nhìn không gian phòng đọc mới mở ra tận <br />
mắt chứng kiến chính bàn tay của những người thợ không chuyên vẽ lên những <br />
bản vẽ bắt mắt, gần gũi thân thiện với các em học sinh chúng tôi cảm thấy rất <br />
tự hào về những gì mà mình đã làm được cho nhà trường, cho các em học sinh. <br />
(5 người x 3 ngày = 15 công)<br />
<br />
Bước 4. Mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) được đưa vào <br />
hoạt động, phát động phong trào quyên góp và ủng hộ sách cho thư viện.<br />
<br />
Sáng thứ hai đầu tuần, sau khi chào cờ, tổng phụ trách Đội thông báo <br />
khánh thành phòng đọc mới, quán triệt một số nội dung để các em vào phòng <br />
đọc phải bảo quản giữ gìn vệ sinh chung. Để dép ở ngoài, không được để tay <br />
lên các bức vẽ, không được bôi bẩn, tẩy xóa lên tường, quy định chỗ ngồi đọc <br />
sách, góc trò chơi, góc tra cứu, góc sáng tạo, khuyến khích các em sưu tầm <br />
tranh ảnh, các bài vẽ đẹp được điểm cao, bài thi chữ viết đẹp để trưng bày lên <br />
các góc quy định trong thư viện, hướng dẫn cho các em biết chỗ ngồi đọc sách <br />
và chỗ ngồi vẽ, tra cứu, trò chơi...<br />
<br />
Tiếp tục kêu gọi các thành viên trong nhà trường ủng hộ sách cho thư <br />
viện “góp một cuốn sách để đọc được nhiều cuốn sách hay” mỗi thành viên ít <br />
nhất một cuốn/người thời gian nhận từ ngày thông báo đến ngày tổ chức ngày <br />
hội đọc sách 23 tháng 4 năm 2018. Học sinh nộp theo lớp, lớp trưởng tổng hợp <br />
nộp về thư viện. Cán bộ giáo viên nộp theo tổ khối, tổ trưởng tổng hợp nộp <br />
về thư viện.<br />
5. Phân loại dán nhãn màu cho sách.<br />
Vì là thư viện vẫn đang hoạt động bình thường chỉ là trang trí lại phòng <br />
đọc của thư viện nên hàng ngày cán bộ thư viện vẫn mang truyện thay đổi để <br />
cho các em đọc bình thường còn phần kệ sách mới chưa bổ sung kịp mà phải <br />
sang năm học 2018 – 2019 mới có kệ mới nên thư viện tranh thủ trong ba tháng <br />
nghỉ hè phối hợp với các đoàn thể kiểm kê, phân loại dán nhãn màu từng loại, <br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 12<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
bổ sung những mảng sách còn thiếu để hoàn thành các khâu cuối cùng của thư <br />
viện thân thiện (Room To Read) trong giai đoạn 1.<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp <br />
Để xây dựng được mô hình thư viện thân thiện (Room To Read) tại <br />
trường tiểu học Phan Bội Châu được các thành viên trong nhà trường quan tâm <br />
và ủng hộ hết mình thì trước hết, cán bộ thư viện phải hiểu biết và khẳng <br />
định công việc chính của mình là làm gì, làm như thế nào, phải làm sao để thu <br />
hút tất cả các thành viên trong nhà trường đều đồng tình tham gia. Trước tiên <br />
người cán bộ thư viện phải năng nổ nhiệt tình, biết cố vấn, biết tham mưu có <br />
tính thuyết phục để các thành viên trong nhà trường thấy được tầm quan trọng <br />
và sự cần thiết phải làm để theo kịp trường bạn và theo như công văn hướng <br />
dẫn đã được tập huấn ngày 27, 28 tháng 12 năm 2017 tại trung tâm Giáo dục <br />
thường xuyên Tỉnh Đắk Lắk. Tất cả mọi người cùng chung tay góp sức mới <br />
thành công.<br />
Cán bộ thư viện phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng trình tự các bước, <br />
phân công công việc cho các thành viên ai làm gì, bộ phận nào chịu trách nhiệm <br />
mảng nào, phần kinh phí xin từ đâu, khoảng bao nhiêu phải tham mưu xin ý <br />
kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường có ý kiến chỉ đạo thì công việc sẽ <br />
có hiệu quả cao thu được kết quả tốt nhất.<br />
Các giải pháp phải gắn liền với nhau theo trình tự các bước, hợp tình, <br />
hợp <br />
lý, phù hợp với thực tế nguồn kinh phí của nhà trường thì mới thu được kết <br />
quả cao và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của tất cả các thành viên trong nhà <br />
trường. <br />
Bởi vậy các giải pháp nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và hỗ <br />
trợ lẫn nhau (trong quá trình thực hiện). Nếu thiếu một trong các giải pháp thì <br />
không thể xây dựng được thành công “Thư viện thân thiện (Room To Read) tại <br />
trường tiểu học Phan Bội Châu”.<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 13<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
d ) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu <br />
* Kết quả khảo nghiệm:<br />
Cụ thể trước đây khi chưa trang trí phòng đọc theo mô hình thư viện thân thiện <br />
(Room To Read), thực sự các em chưa ý thức tự giác và tự nguyện đến thư <br />
viện, các em đến thư viện với tâm thế như bắt buộc.<br />
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN<br />
BẠN ĐỌC ĐẾN THƯ NĂM HỌC NĂM HỌC<br />
VIỆN ĐỌC SÁCH 2016 2017 2017 2018<br />
Học sinh 75 80% 90 100%<br />
Giáo viên 90% 100%<br />
* Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Từ sau khi mô hình phòng đọc mới được đưa vào sử dụng các em rất <br />
thích đến thư viện thậm chí có em không phải lịch đọc của lớp mình các em <br />
cũng lén vào để được đọc sách, ngồi ngắm nhìn những khung cảnh như thật <br />
đang hiện hữu có bên mình và được trải nghiệm thế giới bên ngoài... Đên nay<br />
́ <br />
thư viện nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cán bộ giáo viên và học sinh. Số <br />
lượt ban đoc tai chô la g<br />
̣ ̣ ̣ ̃ ̀ ần 90% học sinh toàn trường. So cung ky năm tr<br />
̀ ̀ ước <br />
̀ ố lượng bạn đọc tăng lên đáng kể lượng sách được lưu thông <br />
tăng trung binh s<br />
thường xuyên, sách được quyên góp ủng hộ cũng tăng lên năm sau cao hơn năm <br />
trước.<br />
Phong trào đọc sách trong nhà trường được cải thiện rõ rệt.<br />
Các em đọc sách với niềm say mê, tự nguyện không cần giáo viên nhắc <br />
nhở như trước.<br />
Chất lượng giáo dục hai mặt của nhà trường ngày càng được nâng lên <br />
các <br />
em đi tham gia học sinh giỏi các cấp đạt kết quả cao tăng lên trông thấy so với <br />
các năm trước.<br />
Toàn trường đoàn kết thân thiện. Học sinh đến trường tham gia các hoạt <br />
động của Thư viện với niềm vui thật sự. Thu hút được các em tới đọc sách với <br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 14<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
tinh thần tự giác, tạo cho các em hứng thú trong các hoạt động thư viện. Rèn <br />
luyện cho các em kỹ năng đọc và giao tiếp với bạn bè, góp phần nâng cao chất <br />
lượng giáo dục toàn diện và thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học <br />
thân thiện học sinh tích cực.<br />
Ngoài việc hoạt động cho thư viện trong nhà trường, thư viện thân thiện <br />
(Room To Read) còn là nơi giải trí cho các bậc phụ huynh, các đại biểu khi <br />
đến dự các hoạt động của nhà trường đang trong giờ giải lao. <br />
MỘT SỐ HÌNH ẢNH BỨC VẼ TRANG TRÍ CỦA THƯ VIỆN THÂN <br />
THIỆN (ROOM TO READ)<br />
Hình 1: Bức 1<br />
Hình 2: Bức 2<br />
Hình 3: Bức 3<br />
: Bức 4 để trống trang trí kệ sách tự chọn (không trang trí)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 15<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 16<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 17<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
HÌNH ẢNH CÁC EM ĐỌC SÁCH TRONG PHÒNG THƯ VIỆN THÂN THIỆN <br />
<br />
(ROOM TO READ)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 18<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ<br />
<br />
* Kết luận<br />
<br />
Những biện pháp xây dựng mô hình thư viện (Room To Read) đã thực <br />
hiện tại trường Tiểu học Phan Bội Châu có lẽ chưa phải là sáng kiến mới lạ <br />
đối với các Thư viện trường khác, nhưng đặc biệt đối với các thư viện trường <br />
tiểu học thì đây là một biện pháp thật sự hiệu quả và đơn giản. Bằng cách làm <br />
như trên, thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu đã xây dựng được một phần <br />
nội dung về mô hình thư viện thân thiên (Room To Read). Tôi tin rằng trong 3 <br />
tháng hè sắp tới và đầu năm học 2018 – 2019 thì thư viện thân thiện (Room To <br />
Read) của trường tiểu học Phan Bội Châu sẽ hoàn thành mức tối thiểu góp <br />
phần thúc đẩy phong trào đọc sách hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy và học <br />
tập trong nhà trường ngày một đi lên.<br />
<br />
Những kết quả đạt được chưa phải là cao nhưng đã đưa hoạt động thư <br />
viện dần đi vào nề nếp và thành thói quen. Tôi sẽ không ngừng học hỏi những <br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 19<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
sáng kiến kinh nghiệm của thư viện bạn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong <br />
công tác của mình, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ đặt ra là: Thư viện là trung <br />
tâm văn hóa giáo dục trong nhà trường là nơi cung cấp được nhiều kiến thức <br />
căn bản, bổ ích và thú vị cho giáo viên và học sinh, là nơi rèn luyện thói quen tự <br />
học tự, nghiên cứu, tạo hứng thú cho cả thầy và trò vươn lên tầm cao của tri <br />
thức và nhân cách. Điều mà tôi luôn mong muốn đó là “Thư viện thực sự trở <br />
thành người bạn thân thiết của giáo viên và học sinh trong nhà trường” dù bất <br />
cứ trong hoàn cảnh nào.<br />
<br />
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu <br />
nhà trường, sự cố vấn giúp đỡ nhiệt tình của tất cả các thành viên trong nhà <br />
trường, tổ công tác thư viện và sự đóng góp ý kiến quý giá của các thầy cô <br />
giáo giàu kinh nghiệm trong nhà trường đã giúp tôi hoàn thành và áp dụng có <br />
hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm này.<br />
<br />
Buôn Trấp, ngày 13 tháng 03 năm 2018<br />
NGƯỜI VIẾT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 20<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP TRƯỜNG<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP HUYỆN<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 21<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 22<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
NHÀ NĂM <br />
TT TÊN SÁCH TÁC GIẢ XUẤT XUẤT <br />
BẢN BẢN<br />
01 Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ <br />
thư viện: dùng cho thư viện phổ Tác giả tập thể Giáo dục 2009<br />
thông. <br />
02 Sổ tay công tác thư viện Từ Văn Sơn<br />
trường học. Giáo dục 2010<br />
03 Một số chuyên đề về nghiệp vụ Đàm Thu Liên, <br />
thư viện trường học. Trần Xuân Giáo dục 2009<br />
Khóa<br />
04 Hội thi giáo viên thư viện với <br />
công tác thư viện trường học. Vũ Bá Hòa Giáo dục 2001<br />
05 Tài liệu tập huấn công tác thư <br />
viện thư viện trường học năm Giáo dục 2016<br />
2016. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 23<br />
Xây dựng mô hình thư viện Thân thiện (Room To Read) tại trường tiểu học Phan Bội <br />
Châu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
PHẦN VÀ NỘI DUNG TRANG<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1<br />
1: Lý do chọn đề tài 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
II . PHẦN NỘI DUNG 3<br />
1.Cơ sở luận 4<br />
2. Thực trạng về thư viện trường TH Phan Bội Châu 4<br />
a. Ưu Điểm 4<br />
b. Mặt yếu – hạn chế 5<br />
3. Nội dung và hình thức 6<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 6<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 10<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 11<br />
cứu<br />
Một số hình ảnh của mô hình thư viện thân thiên (Room To 12<br />
Raed)<br />
III. . KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 15<br />
* Kết luận 15<br />
Nhận xét hội đồng chấm SKKN 17<br />
Danh mục tài liệu tham khảo 18<br />
Mục lục 19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Bình – Trường tiểu học Phan Bội Châu 24<br />