Phßng gd& ®t huyÖn §«ng TriÒu<br />
Trêng tiÓu häc quyÕt th¾ng<br />
===***===<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm:<br />
“Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học <br />
môn Tiếng Việt lớp 3 Theo mô hình trường học mới VNEN”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Nguyễn Thị Khánh Sinh<br />
<br />
Chức vụ: Giáo viên Tiểu học<br />
<br />
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quyết Thắng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Năm học: 20142015<br />
<br />
<br />
1<br />
I.PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài.<br />
Môn Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng bậc nhất trong các môn <br />
học ở Tiểu học ( được xem là môn học công cụ).Bởi lẽ Tiếng Việt không <br />
những dạy cho các em biết kiến thức về ngôn ngữ trong giao tiếp mà còn giúp <br />
các em giữ gìn tiếng mẹ đẻ,Tiếng Việt có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học <br />
sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu, cách sử dụng ngôn ngữ <br />
trong giao. Tiếng việt là một thứ tiếng giàu đẹp và trong sáng mà lịch sử đã <br />
chứng minh rằng “ Tiếng Việt trở thành vũ khí của dân tộc Việt Nam”.<br />
Nhằm để đào tạo những con người đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời <br />
kỳ mới, đó là nhiệm vụ của ngành giáo dục, trong đó bậc Tiểu học là bậc học <br />
đóng vai trò làm nền móng. Cùng với những môn học khác, môn Tiếng Việt ở <br />
tiểu học giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phát <br />
triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Nó trang bị cho học sinh những kiến thức cần <br />
thiết nhằm phục vụ đời sống và phát triển của xã hội. Môn Tiếng Việt ở lớp 2 <br />
và lớp 3 là cơ sở ban đầu có tính quyết định cho việc dạy học Tiếng Việt sau <br />
này của học sinh.<br />
Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Tiếng Việt, người giáo viên phải thực <br />
hiện đổi mới các phương pháp dạy học theo mô hình học tập kiểu mới VNEN, <br />
sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách <br />
tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát <br />
hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học.Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới <br />
của bài học, môn học. Giáo viên là người theo dõi quan sát và giúp đỡ các em <br />
thực hiện mục tiêu đó.<br />
Từ những lí do trên cộng với kinh nghiệm đứng lớp, tôi đã thường xuyên <br />
áp dụng trò chơi vào các tiết học Tiếng Việt.Tôi thấy những trò chơi ấy thật sự <br />
<br />
<br />
2<br />
có hiệu quả cao trong giờ học, lại dễ tổ chức, dễ thực hiện, ti ết học l ại sôi nổi <br />
gây hứng thú cho học sinh. Vì thế tôi đã chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh <br />
nghiệm: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học <br />
sinh học môn Tiếng Việt lớp 3 Theo mô hình trường học mới VNEN”.<br />
Để thực hiện được nội dung sáng kiến trên bản thân tôi nhận thấy ngay từ <br />
đầu năm nhận lớp chủ nhiệm cần phải nghiên cứu cách tổ chức học tập theo mô <br />
hình VNEN, nội dung chương trình hướng dẫn học Tiếng Việt 3.Cùng với việc <br />
nghiên cứu chương trình bản thân tôi còn phải kiểm tra đánh giá phân loại học <br />
sinh cũng như mở rộng các nội dung kiến thức mang tính đặc thù của môn <br />
học.Chính vì vậy mà tôi đã lập kế hoạch cũng như giới hạn nghiên cứu ngay trên <br />
thực tế giảng dạy lớp mình và dạy thực nghiệm một số tiết của các lớp trong <br />
khối .<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
2.1.Mục tiêu:<br />
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo <br />
hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường <br />
hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kĩ năng <br />
vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Điều đó dẫn đến những đổi mới về nội dung <br />
và phương pháp dạy học. Chương trình mới chú ý đến phương pháp dạy học <br />
nhằm thúc đẩy quá trình tự học của học sinh, tạo cho học sinh những cơ bản ban <br />
đầu kỹ năng và thói quen tự học để có thể học tập lên và học tập suốt đời.<br />
2.2. Nhiệm vụ của đề tài:<br />
Trò chơi học tập là một hình thức hoạt động thường được đông đảo học <br />
sinh hứng thú tham gia trong và ngoài lớp học. Trò chơi học tập môn Tiếng Việt <br />
̀ ạo điều kiện cho các em học sinh thực hành rèn luyện các kĩ năng nghe, <br />
nhăm t<br />
nói, đọc, viết đồng thời tiếp thu kiến thức môn học một cách tự giác sáng tạo. <br />
<br />
3<br />
Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh còn được rèn luyện, phát triển về cả <br />
trí tuệ, thể lực và nhân cách, đáp ứng mục tiêu môn học Theo hướng đổi mới <br />
VNEN đó là lấy học sinh làm trung tâm, học sinh tự lĩnh hội và chiếm lĩnh kiến <br />
thức người giáo viên chỉ là giúp đỡ các em thông qua các hoạt động học.<br />
<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Sáng kiến kinh nghiệm này được thực hiện cho học sinh lớp 3A – Trường <br />
Tiểu học Quyết Thắng.<br />
4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi tập trung nghiên cứu “Một <br />
số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng <br />
Việt lớp 3 Theo mô hình trường học mới VNEN” .Tại trường Tiểu học Quyết <br />
Thắng . <br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp quan sát.<br />
Phương pháp tìm hiểu thực tế.<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp thực nghiệm<br />
II. PHẦN NỘI DUNG:<br />
1.Cơ sở lý luận<br />
Môn Tiếng Việt theo chương trình trường tiểu học mới VNEN có một vị <br />
trí quan trọng trong giáo dục ở Tiểu học, điều đó được thể hiện ở thời lượng <br />
giảng dạy trong từng khối lớp và nó làm công cụ để học các môn học khác. Mục <br />
tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là:<br />
Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt <br />
( nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động <br />
<br />
4<br />
của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt theo chương trình trường <br />
tiểu học mới VNEN góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy.<br />
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những <br />
hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của <br />
Việt Nam và nước ngoài.<br />
Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và hình thành thói quen giữ gìn <br />
sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của người Việt <br />
Nam xã hội chủ nghĩa.<br />
Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Tiếng Việt, người giáo viên phải thực <br />
hiện đổi mới các phương pháp dạy học theo mô hình học tập kiểu mới VNEN, <br />
sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách <br />
tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát <br />
hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung <br />
mới của bài học, môn học.<br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi khó khăn.<br />
*) Thuận lợi:<br />
Về phía GV<br />
+ Được sự quan tâm của Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường, sự <br />
đồng thuận, vào cuộc của cha mẹ học sinh .<br />
+ Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sâu sắc qua các buổi <br />
thăm lớp dự giờ, xây dựng các bước dạy cũng như bài dạy , môn học , cách tổ <br />
chức lớp học theo đúng với mô hình học tập VNEN.<br />
+ Giáo viên dễ dàng hơn khi tổ chức dạy học trên lớp, khắc phục được <br />
tình trạng truyền thụ kiến thức. Dựa vào thời lượng, có thể soạn bài bổ sung <br />
hoặc điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp đối tượng học <br />
<br />
<br />
5<br />
sinh, đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương.<br />
Về phía học sinh:<br />
+ Học sinh có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm, được thực hành và vận <br />
dụng kiến thức,kĩ năng đã học vào đời sống hàng ngày.<br />
+Học sinh chủ yếu làm việc theo nhóm nhỏ, được tranh luận và đánh giá <br />
lẫn nhau.<br />
*) Khó khăn:<br />
Đối với giáo viên : <br />
+ Giáo viên chưa linh hoạt và làm chủ thời gian trong việc hỗ trợ từng cá <br />
nhân, từng nhóm để em nào cũng cảm thấy mình được thầy cô quan tâm.<br />
+ Giáo viên chưa điều hành hợp lí hoạt động giữa các cá nhân, các nhóm <br />
học sinh. Chính vì vậy mà nhịp độ học tập có độ chênh lệch nhau.<br />
Đối với học sinh: <br />
+ Học sinh còn quen phong cách chờ đợi giáo viên hướng dẫn từng thao <br />
tác, từng nhiệm vụ học tập, rất khó quen với tài liệu tự học.<br />
+ Một số em chưa đủ mạnh dạn để hỏi thầy cô những nội dung, yêu cầu <br />
chưa hiểu trong tài liệu, các em sẽ không làm việc dẫn đến hiệu quả thảo luận <br />
trong các nhóm chưa cao.<br />
+ Một số học sinh ( nhóm trưởng) không đủ mạnh dạn để đặt các câu hỏi <br />
gợi mở cho các bạn trong nhóm, chưa đủ tự tin để bảo nhau điều hành hoạt <br />
động nhóm.<br />
Đối với phụ huynh:<br />
+ Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự vào cuộc và chưa có nhiều <br />
hiểu biết về mô hình trường học mới VNEN . Chính vì vậy khi học sinh chia sẻ <br />
các bài tập ứng dụng với người thân thì kết quả chưa cao, còn mang tính đại <br />
khái.<br />
2.2. Các nguyên nhân:<br />
6<br />
Trong quá trình giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp trong trường .Tôi <br />
nhận thấy rằng giáo viên chưa thường xuyên tổ chức các trò chơi Tiếng Việt <br />
cho học sinh trong giờ dạy do một số nguyên nhân sau đây:<br />
Giáo viên ngại vận dụng và tổ chức trò chơi vì thời gian của mỗi tiết <br />
học là có hạn, cơ sở vật chất không đáp ứng tốt cho việc tổ chức trò chơi .<br />
Để chuẩn bị cho một trò chơi trong tiết học người giáo viên phải chuẩn <br />
bị rất nhiều( đồ dùng học tập, các thiết bị dạy học, hình thức tổ chức, cách <br />
tổchức….) Vì vậy mỗi giáo viên khi tiến hành dạy học đều ngại vận dụng hơn.<br />
Khi tổ chức trò chơi giáo viên chưa hiểu hết mục đích của trò chơi ấy <br />
mang lại ý nghĩa gì? Vận dụng kiến thức gì cho môn học. Khi tổ chức các trò <br />
chơi thì giáo viên giao việc cho học sinh chưa rõ ràng, cụ thể . Thời gian quy <br />
định cho mỗi hoạt động chơi chưa rõ ràng.<br />
<br />
<br />
HS chưa nắm được cách chơi, luật chơi, học sinh chưa mạnh dạn, tự tin <br />
để tham gia trò chơi..<br />
Chính vì những nguyên nhân đó bản thân tôi cần nhận thấy phải có những <br />
phương pháp dạy học phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt 3 <br />
theo mô hình trường học mới VNEN.<br />
3. Giải pháp, biện pháp:<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.<br />
Lấy học sinh làm trung tâm, học sinh được học theo khả năng của riêng <br />
mình tự quản, hợp tác và tự giác cao trong học tập. Nội dung học gắn bó chặt <br />
chẽ với đời sống hằng ngày của học sinh. Từ đó góp phần hình thành nhân cách, <br />
giá trị dân chủ, ý thức tập thể theo xu hướng thời đại cho học sinh.<br />
HS phải tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực, hứng thú, tự <br />
tin và tự nhiên. Tạo cho học sinh tính tự giác, tích cực trong học tập.Nhóm <br />
<br />
<br />
7<br />
trưởng đóng vai trò chính trong tiết học hướng dẫn, điều hành tiết học hướng <br />
dẫn nhẹ nhàng dưới sự trợ giúp đúng mức, đúng lúc của giáo viên, sách giáo <br />
khoa, đồ dùng dạy học Tiếng Việt, để từng học sinh (từng nhóm học sinh) tự <br />
phát hiện, phân tích và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung <br />
kiến thức và có thể vận dụng được kiến thức đó vào luyện tập thực hành, giúp <br />
cho việc phát triển năng lực cá nhân học sinh.<br />
Giáo viên cần linh hoạt về nhịp độ học tập tùy theo đối tượng học sinh. <br />
Phụ huynh và cộng đồng phối hợp chặt chẽ với giáo viên giúp đỡ học sinh <br />
một cách thiết thực trong các hoạt động giáo dục; tham gia giám sát việc học tập <br />
của con em mình. <br />
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng trường học kiểu mới VNEN. <br />
Thay thế các phương pháp dạy học đơn điệu ít tác dụng bằng các phương tiện <br />
kĩ thuật hiện đại. Giúp học sinh hứng thú trong học tập, hiểu sâu, nhớ lâu kiến <br />
thức.<br />
Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn với <br />
kiến thức kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, <br />
giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi <br />
học sinh được vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào các tình huống trò <br />
chơi và do đó học sinh được luyện tập thực hành củng cố, mở rộng kiến thức, kĩ <br />
năng đã học.<br />
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo ra <br />
bầu không khí dễ chịu thoải mái trong giờ học,giúp học sinh tiếp thu kiến thức <br />
một cách tự giác tích cực.Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời <br />
phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.<br />
Trò chơi học tập rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ <br />
sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và <br />
hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.<br />
8<br />
Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Như <br />
Bác Hồ đã nói: “Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần <br />
cho chúng học”.<br />
3.2: Nội dung và các cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
3.2.1 Nội dung chương trình, tài liệu học tập 3 trong 1 ở các bài A, B, C môn <br />
Tiếng Việt lớp 3:<br />
1. Thời lượng hướng dẫn học tập Tiếng Việt 3 Bài A (Thời lượng 2 tiết):<br />
Đọc và hiểu một văn bản (văn bản đọc dạy trong 1,5 tiết của SGK TV 3 hiện <br />
hành)<br />
Luyện tập kĩ năng nói về chủ điểm mới.<br />
2. Thời lượng hướng dẫn học tập Tiếng Việt 3 Bài B (Thời lượng 3 tiết):<br />
Kể chuyện (kể câu chuyện đã đọc ở bài A).<br />
Củng cố chữ viết hoa: chữ cái, từ ngữ, câu.<br />
Nghe viết, nhớ viết đoạn văn,thơ.<br />
3.Thời lượng hướng dẫn học tập Tiếng Việt 3 Bài C (Thời lượng 3 tiết):<br />
Đọc và hiểu một văn bản (văn bản đọc dạy trong 1 tiết của SGK TV 2 hiện <br />
hành).<br />
Luyện tập về từ và câu.<br />
Luyện nói theo chủ điểm mới để chuẩn bị cho bài viết đoạn văn.<br />
Viết đoạn văn về chủ điểm mới.<br />
Luyện tập viết từ đúng quy tắc chính tả.<br />
3.2.2.Nội dung học tập ở các bài A,B, C :<br />
Mỗi hoạt động học tập là một đơn vị bài học Tiếng Việt<br />
Mỗi cụm bài học dùng trong 1 tuần gồm 3 bài với 3 hoạt động học tập (Ví <br />
dụ : bài 1A, 1B, 1C) <br />
Mỗi hoạt động học tập gồm 2 phần :<br />
<br />
<br />
9<br />
+ Phần Mục tiêu : nêu yêu cầu về kiến thức, kĩ năng học sinh cần đạt sau khi <br />
học xong bài.<br />
+ Phần Hoạt động bao gồm 3 loại hoạt động :<br />
A. Hoạt động cơ bản với các chức năng : <br />
Khơi dậy hứng thú, đam mê của học sinh với bài mới . <br />
Giúp học sinh tái hiện những kiến thức và kĩ năng học sinh đã có.<br />
Giúp học sinh kết nối những kiến thức, kĩ năng đã có với kiến thức, kĩ năng <br />
mới .<br />
Giúp học sinh thu nhận kiến thức, kĩ năng mới qua các hoạt động cụ thể như : <br />
quan sát, thảo luận,phân tích.<br />
Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng mới một cách thú vị qua các trò chơi, <br />
qua đọc sáng tạo, qua chia sẻ kinh nghiệm và vốn sống của cá nhân.<br />
B. Hoạt động thực hành với chức năng : củng cố kiến thức, kĩ năng <br />
mới bằng cách quan sát để nhận diện kiến thức, kĩ năng mới trong bối cảnh <br />
khác .<br />
C. Hoạt động ứng dụng với chức năng : hướng dẫn học sinh áp dụng <br />
những kiến thức, kĩ năng mới vào cuộc sống thực của các em tại gia đình, cộng <br />
đồng. <br />
3.2.3 Cách hình thức dạy học theo mô hình VNEN:<br />
Trong dạy học Tiếng Việt người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và <br />
lựa chọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng <br />
dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành <br />
hình thành và rèn luyện kĩ năng Tiếng Việt, hướng dẫn học sinh giảng giải kết <br />
hợp việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, hay trò chơi <br />
Tiếng Việt, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học Tiếng Việt 3. <br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động là mấu chốt <br />
của vấn đề đổi mới.Vì vậy khi giảng dạy giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ <br />
chức dạy học: <br />
1. Qui trình 5 bước dạy của giáo viên:<br />
Bước 1: Tạo hứng thú cho học sinh.<br />
Bước 2. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm.<br />
Bước 3. Phân tích khám phá rút ra kiến thức mới.<br />
Bước 4. Thực hành.<br />
Bước 5. Ứng dụng.<br />
2. 10 Bước học tập của học sinh:<br />
+ Bước 1. Chúng em làm việc nhóm. Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học <br />
tập cho cả nhóm.<br />
+ Bước 2. Em đọc tên bài học rồi viết tên bài học vào vở ô li (lưu ý không được<br />
viết vào sách).<br />
+ Bước 3. Em đọc mục tiêu của bài học.<br />
+ Bước 4. Em bắt đầu hoạt động cơ bản (nhớ xem phải làm việc cá nhân hay <br />
theo nhóm).<br />
+ Bước 5. Kết thúc hoạt động cơ bản em gọi thầy, cô giáo để báo cáo những gì <br />
em đã làm được để thầy, cô ghi vào bảng đo tiến độ.<br />
+ Bước 6. Em thực hiện hoạt động thực hành:<br />
Đầu tiên em làm việc cá nhân. <br />
Em chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn (giúp nhau sửa chữa những bài làm còn <br />
sai sót).<br />
Em trao đổi với cả nhóm. Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhau đọc... <br />
(lưu ý không làm ảnh hưởng đến nhóm khác).<br />
+ Bước 7. Hoạt động ứng dụng (gắn liền với gia đình và địa phương).<br />
<br />
11<br />
+ Bước 8. Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo.<br />
+ Bước 9. Kết thúc bài, em viết vào bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và <br />
lưu ý về đánh giá của thầy, cô giáo).<br />
+ Bước 10. Em đã học xong bài mới hoặc em phải học lại phần nào.<br />
3.2.4. Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập<br />
Tổ chức trò chơi học tập mỗi chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, <br />
điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp, <br />
song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy luyện từ và câu có hiệu quả cao thì <br />
đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm <br />
bảo các yêu cầu sau:<br />
Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.<br />
Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.<br />
Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khả <br />
năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.<br />
Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.<br />
Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo .<br />
Trò chơi phải gây hứng thú với học sinh.<br />
3.2.5.Cấu trúc của trò chơi học tập.<br />
Tên trò chơi.<br />
Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến <br />
thức, kĩ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ qui định hành động chơi được thiết <br />
kế trong trò chơi.<br />
Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi <br />
học tập.<br />
Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ qui tắc của hành động chơi qui định đối với <br />
người chơi, qui định thắng thua của trò chơi.<br />
<br />
<br />
12<br />
Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi.<br />
<br />
<br />
2.3.6.Cách tổ chức chơi:<br />
Thời gian tiến hành thường từ 57 phút.( tiến hành ngay đầu tiết học <br />
hoặc có thể lồng ghép trong mỗi bài tập, cuối bài học) nhằm thu hút sự chú ý và <br />
củng cố kiến thức một cách vững chắc hơn qua mỗi loại bài tập tương ứng với <br />
mỗi loại kiến thức.<br />
Đầu tiên là giới thiệu trò chơi : <br />
+ Nêu tên trò chơi.<br />
+ Hướng dẫn trò chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ qui định <br />
chơi.<br />
Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi .<br />
Chơi thật.<br />
Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu <br />
thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.<br />
Thưởng phạt: phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận <br />
thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học <br />
sinh.Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui <br />
như hát một bài, nhảy cò cò…<br />
3.2.7. Một số trò chơi được áp dụng trong quá trình học môn Tiếng Việt 3<br />
1. Trò chơi:” XẾP ĐÚNG TRANH”<br />
*Mục đích:<br />
HS xếp được đúng các tranh theo thứ tự đúng với trình tự câu chuyện.<br />
* Chuẩn bị :<br />
Các bộ tranh rời ứng với mỗi câu chuyện.<br />
* Cách tổ chức:<br />
<br />
13<br />
Số đội chơi: Chơi theo vị trí nhóm của mô hình VNEN.<br />
Thời gian chơi: 35 phút.<br />
Cách chơi:<br />
+ Nhóm trưởng nhận bảng nhóm và bộ tranh rời từ góc học tập. <br />
+ Cho các bạn trong nhóm quan sát nhanh và nêu được tranh đó ứng với <br />
nội dung của đoạn nào trong câu chuyện đã học.<br />
+ Xếp tranh và đoạn ứng với nội dung câu chuyện.<br />
+ Báo cáo kết quả nhóm thực hiện với thầy cô.<br />
+ Cách đánh giá hoàn thành: nhóm nào dán nhanh và đúng với thứ tự nội <br />
dung câu chuyện nhóm đó sẽ nhận được 3 tràng pháo tay khen ngợi.<br />
Với trò chơi này tôi áp dụng trong các bài: Bài 2B “ Ai là con ngoan HĐ <br />
2 HĐCB” Bài 5B “ Biết nhận lỗi và sử lỗi HĐ1 của HĐCB” Bài 6B “ Em là <br />
con ngoan, trò giỏi HĐ1 của HĐCB”.<br />
2. Trò chơi “ HÁI HOA” <br />
* Mục đích:<br />
Giúp HS ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học trong chương <br />
trình.<br />
Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc .<br />
* Chuẩn bị:<br />
Chuẩn bị các bông hoa giấy để làm phiếu. Trên mỗi bông hoa ghi tên 1 <br />
bài hoặc 1 đoạn của bài tập đọc đã học trong chương trình.<br />
*Cách tổ chức:<br />
Số lượng học sinh : từng các nhân tham gia chơi ( khoảng từ 10 12 em <br />
chơi).<br />
Thời gian chơi : 20 25 phút.<br />
Cách chơi: <br />
<br />
14<br />
+ Giáo viên treo phiếu hoa lên cây để hái.<br />
+ Từng em lên bốc hoa nhận yêu cầu của mình,thực hiện các yêu cầu ghi <br />
trên phiếu.<br />
+ Học sinh khác nghe và nhận xét về giọng đọc của bạn và câu trả lời của <br />
bạn Giáo viên nhận xét đánh giá.<br />
+ Bình chọn bạn đọc hay và trả lời đúng Tuyên dương trước lớp.<br />
Với trò chơi này tôi tổ chức trong các bài : Bài 18 A “ Ôn tập 1 HĐCB” <br />
Bài 27 A” Ôn tập 1 HĐ 1 của HĐCB” bài 27 C “ Ôn tập 3 HĐ1 của HĐCB”<br />
3. Trò chơi “ GHÉP CHỮ”<br />
* Mục đích:<br />
Tìm tiếng có thể ghép với mỗi tiếng để tạo thành từ ngữ<br />
Luyện trí thông minh nhanh tay,nhanh mắt.<br />
<br />
* Chu ẩn bị : Bảng nhóm và thẻ tiếng<br />
*Cách tổ chức:<br />
Ví dụ : Bài 2C: THẬT LÀ NGOAN!<br />
B. Hoạt động thực hành<br />
1. Tìm các tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau để tạo từ ngữ.<br />
xét, sét.<br />
xào, sào.<br />
xinh, sinh.<br />
Số đội chơi: 6 đội.Mỗi đội gồm 3 em tham gia.(HS cả lớp cổ vũ và làm <br />
trọng tài)<br />
Thời gian chơi từ 35 phút<br />
Cách chơi:<br />
+Mỗi đội chơi có một bảng nhóm và thẻ tiếng.<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
+ Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận nhanh và tìm tiếng ghép thích <br />
hợp để tạo từ ngữ. Sau đó mỗi đội cử 3 bạn lên chơi. Em đầu tiên lên viết từ <br />
theo dòng một rồi đi xuống đứng vào cuối hàng của đội mình, sau đó em thứ hai <br />
lên và cứ tiếp nối cho đến em cuối cùng.Trong thời gian như nhau,đội nào xác <br />
định được đúng nhiều từ nhất thì đội đó thắng cuộc.Căn cứ vào số lượng từ <br />
ghép để phân loại thắng hay thua, các đội phải tìm được các từ. Chẳng hạn( xem <br />
xét, sấm sét xào rau, cây sào xinh xắn, sinh sôi). Đội nào được nhiều điểm thì <br />
đội đó thắng cuộc.<br />
Với trò chơi này tôi vận dụng vào các bài : Bài 2C “ Thật là ngoan HĐ1 <br />
của HĐTH” Bài 7C “ Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui HĐ5 của HĐTH” <br />
Bài 15C “ Nhà Rông của người Tây Nguyên HĐ1 của HĐTH”.<br />
Ngoài trò chơi trên để học sinh có thêm vốn từ tôi còn tổ chức thêm các <br />
trò chơi “Tìm từ viết đúng” sử dụng trong bài 6B “ Em là con ngoan, trò giỏi <br />
HĐ2 của HĐTH” Bài 15B “ Hai bàn tay quý hơn vàng bạc HĐ4 của HĐTH”. <br />
Trò chơi “ Thi tìm từ nhanh” Bài 5C( HĐ2 HĐTH) bài 6C( HĐ2 HĐTH) bài <br />
25C ( HĐ2 HĐTH). Trò chơi “ Thi xếp từ thành nhóm” Sử dụng trong các bài: <br />
Bài 11B( HĐ4 HĐCB) Bài 19B “ Em tự hào là con cháu Hai Bà Trưng ( HĐ1của <br />
HĐTH).<br />
4.Trò chơi :“TRĂC NGHIÊM<br />
́ ̣ ”<br />
* Mục đích:<br />
Ôn tập lại kiến thức đã học; luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, <br />
nhận xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian.<br />
Rèn tính tự giác, nêu cao tinh thần đồng đội.<br />
*Chuẩn bị: Giáo viên: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án.<br />
Học sinh: thẻ đúng , sai.<br />
*Cách tô ch<br />
̉ ưć : Chia lớp làm 2 đội chơi, cử 2 trọng tài.<br />
<br />
16<br />
Cách 1: Giáo viên lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, sinh học sử dụng <br />
bảng nhận xét để trả lời, trọng tài theo dõi tổng kết. Đội nào có số bạn trả lời <br />
sai ít hơn đội đó thắng cuộc.<br />
Cách 2: Giáo viên cho học sinh tự làm bài, lần lượt đưa từng đáp án, học <br />
sinh kiểm tra bài làm của mình; tự giác trả lời bằng thẻ. Trọng tài theo dõi tổng <br />
kết.<br />
+ Với trò chơi này tôi sử dụng trong các bài : Bài 9C “ Ôn tập 3 HĐTH” Bài 18C <br />
“ Ôn tập 3 HĐTH) Bài 27C “ Ôn tập 3 HĐTH) Bài 35 C “ Ôn tập 3 HĐTH”<br />
Trò chơi này giúp học sinh biết đánh giá bài làm của mình, giáo viên kiểm <br />
tra bài làm của học sinh một cách nhanh gọn hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5.Trò chơi: “ NHÂN HOA”:<br />
́<br />
*Mục đích:<br />
Luyện phát hiện nhanh biện pháp nhân hoá và tạo nhanh cụm từ có dùng <br />
biện pháp nhân hoá, luyện khả năng tưởng tượng, rèn phản ứng nhanh.<br />
* Chuẩn bị:<br />
Giao viên chu<br />
́ ẩn bị một số từ ngữ gọi tên các đối tượng có thể nhân hóa <br />
và một số cách nhân hóa các đối tượng này (gọi tên như người, có hành động, <br />
đặc điểm như người, được gọi tên để chuyện trò như người).<br />
*Cách tô ch<br />
̉ ưc:<br />
́<br />
Chia lớp thành hai đội (A,B), giáo viên(hoặc mời 2 HS) làm trọng tài.<br />
1học sinh đội A hô, 1HS đội B đáp và ngược lại.<br />
Lưu ý mỗi đội chỉ được một lần hô hoặc đáp. Mỗi lần hô và đáp đúng <br />
sẽ đạt được nhận được một bông hoa( hoặc cờ).<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Hết giờ chơi quy định, đội nào có nhiều hoa(cờ) hơn đội đó tài hơn và <br />
̣<br />
thăng cuôc. <br />
́<br />
Tôi thường sử dụng trong khi dạy Bài 23B: Bạn đã xem trò ảo thuật <br />
chưa? <br />
( HĐ 1 của HĐTH)<br />
6. Tro ch<br />
̀ ơi: “ GIẢI Ô CHỮ”<br />
* Muc đich<br />
̣ ́ :<br />
̣ ́ ̣ ̣<br />
Luyên oc quan sat, nhân xet nhanh nhay.<br />
́ ́<br />
̣<br />
Luyên ki năng nh<br />
̃ ận biết và đoán từ thông qua nội dung câu hỏi gợi mở <br />
bằng các ô chữ cụ thể.<br />
* Chuân bi<br />
̉ ̣:<br />
Giáo viên chuẩn bị kẻ sẵn ô chữ với các ô chữ theo tùng chủ đề và nội <br />
dung kiến thức mỗi bài học.<br />
* Cach tô ch<br />
́ ̉ ưć :<br />
Giáo viên có thể lựa chọn nhiều hình thức thi đoán ô chữ như chia lớp <br />
thành các đội chơi hoặc cho học sinh chơi cá nhân.<br />
Giáo viên gọi học sinh lựa chọn ô chữ bất kì.<br />
Người chơi nghe câu hỏi của mình và suy nghĩ trả lời .<br />
Sau khi người chơi trả lời được thi ô chữ đó sẽ xuât hiện và cứ lần lượt <br />
như vậy giải đúng được tất cả các ô chữ thì ô chữ từ khóa sẽ xuất hiện.<br />
Giáo viên tuyên dương cho người chơi sau mỗi lần giải đúng ô chữ.<br />
Tôi thường sử dụng trong khi dạy các bài : Bài 6B “ Em là con ngoan, trò <br />
giỏi HĐ4 của HĐCB” và bài 27B “ Ôn tập 2 HĐ3 của HĐTH”<br />
3.3.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Để thực hiện tốt các vấn đề đã được đề cập trong nội dung sáng kiến . <br />
Bản thân tôi luôn xác định cho mình những điều kiện thực hiện giải pháp,biện <br />
pháp sau đây:<br />
+ Tìm hiểu rõ tác dụng của mô hình trường học mới VNEN.<br />
+ Xác định tầm quan trọng của việc tổ chức lớp học mà trong đó lấy học <br />
sinh làm trung tâm, các em tự chiếm lĩnh kiến thức thông qua các hoạt động cơ <br />
bản và hoạt động thực hành.<br />
+ Giáo viên cần tìm hiểu những nội dung cơ bản của sách “ Hướng dẫn <br />
học Tiếng việt 3” so với sách Tiếng Việt hiện hành không có sự thay đổi về mặt <br />
nội dung kiến thức. Vì vậy mà khi dạy chúng ta cần chốt kiến thức cho các em <br />
một cách cụ thể, rõ ràng.<br />
+ Xây dựng đội ngũ trưởng nhóm có kĩ năng điều hành các hoạt động học <br />
một các linh hoạt theo đúng với các lôgô in trong sách .<br />
+ Trong quá trình giảng dạy giáo viên luôn chú ý đến “ tiến độ học” của <br />
học sinh, Để từ đó có những biện pháp tổ chức cụ thể.<br />
+ Giáo viên luôn tạo ra hứng thú cho các em thông qua việc tổ chức các trò <br />
chơi học tập. Đặc biệt là trong môn Tiếng Việt, các em vừa học , vừa lĩnh hội <br />
kiến thức một cách nhẹ nhàng . Qua đó các em thích học Tiếng Việt hơn, sử <br />
dụng ngôn ngữ “nói”, “viết” một cách thành thạo hơn.<br />
+ Giáo viên luôn phối hợp với các giáo viên bộ môn, Phụ huynh học <br />
sinh,.....Hình thành cho học sinh những ngôn ngữ “nói” để từ đó các em biết vận <br />
dụng vào học Tiếng Việt qua ngôn ngữ “viết”.<br />
3.4: Kết quả thu được qua khảo nghiệm.<br />
3.4.1: Tiêu chí đánh giá<br />
Để có được những giờ học Tiếng việt đạt hiệu quả . Mỗi người giáo viên <br />
cần phải lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể <br />
của lớp mình. Trong quá trình nghiên cứu của mình tôi luôn vận dụng những <br />
19<br />
phương pháp dạy học phù hợp nhất .Một trong các phương pháp lựa chọn đó là <br />
trò chơi .<br />
Vậy để đánh giá phương pháp tổ chức trò chơi học tập nói chung và dạy <br />
tiếng việt có sử dụng phương pháp trò chơi nói riêng cần có các tiêu chí sau đây:<br />
+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một <br />
phần của bài học.<br />
+ Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học <br />
tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận <br />
động.<br />
+ Luật chơi đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các <br />
cách chơi có nhiều học sinh tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.<br />
+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ.<br />
+ Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.<br />
+ Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học <br />
sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung <br />
khác của bài học một cách có hiệu quả.<br />
3.4.2 .Kết quả <br />
Để có được những kết quả trong quá trình nghiên cứu .Tôi tiến hành dạy <br />
thử nghiệm ở hai lớp 3A và 3B để từ đó đánh giá chung.<br />
Những tiết dạy tôi áp dụng trò chơi Tiếng Việt vào giảng dạy HS rất <br />
hứng thú và tiếp thu bài một cách chủ động, dưới sự điều hành của các nhóm <br />
trưởng. <br />
<br />
<br />
Các em thường xuyên chơi các trò chơi học tập đó đã mang lại hiệu quả <br />
cao trong quá trình “ đọc, nói , viết” của mỗi em.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Chất lượng các bài tập thực hành được các em vận dụng kiến thức vào <br />
làm một cách chắc chắn hơn, biết sử dụng Tiếng việt để viết các câu văn, đoạn <br />
văn.<br />
Các em đã biết lồng ghép các hình ảnh so sánh, những câu văn mà trong đó <br />
sự vật được nhân hóa để viết bài.<br />
Một số học sinh đọc chưa biết ngắt nghỉ hay nhấn giọng đến nay các em <br />
đã biết thể hiện giọng đọc của mình, lời của các nhân vật. Thông qua các hoạt <br />
động thực hành .<br />
Một số giáo viên trong tổ khối cũng cùng chia sẻ và áp dụng các trò chơi <br />
học tập môn Tiếng Việt vào lớp của mình để giảng dạy, chất lượng môn Tiếng <br />
Việt đã được nâng cao một cách tích cực.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN<br />
1. Kết luận:<br />
Qua một năm vận dụng các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học theo mô <br />
hình trường học mới VNEN và việc tổ chức trò chơi trong dạy Tiếng Việt ở lớp <br />
3 tôi nhận thấy mô hình đã mang lại những kết quả tốt đẹp. Giáo viên sử dụng <br />
linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học nên đã phát huy được tính tích <br />
cực, chủ động, tinh thần hợp tác, chia sẻ để cùng nhau tìm tòi, khám phá kiến <br />
thức trong học sinh. Học sinh luôn tự lập, tự khám phá, tự chiếm lĩnh tiếp thu <br />
kiến thức tốt hơn , khắc sâu được kiến thức, mở rộng vốn từ, dùng từ ngữ viết <br />
văn sinh động, gợi tả gợi cảm hơn, nhất là học sinh không cảm thấy nhàm chán <br />
trong giờ học Tiếng Việt. Do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em đối với bài <br />
học. Tạo được một môi trường học tập thân thiện, vui vẻ, thoải mái. Chất <br />
lượng học tập ngày càng cao<br />
2. Kiến nghị:<br />
2.1. Đối với phòng giáo dục:<br />
<br />
<br />
21<br />
Tạo mọi điều kiện, khuyến khích giáo viên chủ động trong việc khai thác <br />
nội dung, sáng tạo và xây dựng các kiểu bài tập phù hợp để giúp học sinh tham <br />
gia học một cách tích cực và chủ động hơn.<br />
Cung cấp các tài liệu về Nghiên cứu Tiếng Việt, từ điển Tiếng Việt.<br />
Tổ chức các chuyên đề về giảng dạy Tiếng Việt để nhân rộng mô hình <br />
<br />
VNEN.<br />
Cung cấp kịp thời các phương tiện dạy học phục vụ cho môn học.<br />
<br />
2.2.Đối với nhà trường:<br />
<br />
Ban chuyên môn chỉ đạo và bồi dưỡng cho giáo viên thông qua việc sinh <br />
hoạt chuyên đề ở tổ, khối giáo viên đã từng bước tháo gỡ được những khó khăn <br />
của bản thân về nội dung phương pháp giảng dạy, đồng thời được học tập đồng <br />
nghiệp, được trao đổi giao lưu với đồng nghiệp, dựa vào những tiết mẫu đó vận <br />
dụng vào các bài học của mình.<br />
<br />
Ban giám hiệu tạo điều kiện để giáo viên được tự học, tự bồi dưỡng năng <br />
cao trình độ nghiệp vụ tay nghề đáp ứng với yêu cầu giảng dạy.<br />
<br />
Tổ chức các buổi thảo luận về nội dung , cách tổ chức học tập theo mô <br />
hình VNEN đang được nhân rộng.<br />
<br />
Lập kế hoạch và chỉ đạo công tác tự học bồi dưỡng thường xuyên qua các <br />
buổi sinh hoạt.<br />
<br />
Mở các chuyên đề hội thảo để nhân rộng các cá nhân điển hình ra toàn <br />
trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Ban giám hiệu bố trí sắp xếp cho giáo viên có thời gian đi dự giờ đồng <br />
nghiệp trong trường, trong cụm và đặc biệt là dự các tiết giáo viên giảng dạy <br />
theo mô hình VNEN.<br />
Trên đây là những nghiên cứu tôi rút ra được từ trong thực tiễn giảng dạy <br />
của mình trong năm học này và mong muốn sẽ làm tốt hơn trong các năm học <br />
tới. Tuy là những kinh nghiệm đơn giản nhưng đã có tác dụng rõ rệt trong mỗi <br />
giờ học cũng như trong suy nghĩ của các em học sinh.<br />
Trong khi trình bày sáng kiến sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong <br />
quý đồng nghiệp giúp đỡ, nhận xét bổ sung, góp ý kiến để tôi có những sáng <br />
kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh hơn giúp nâng cao kết quả học tập cho học sinh <br />
trong môn Tiếng Việt 3. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý đồng <br />
nghiệp và các cấp lãnh đạo. Để giúp đỡ tôi hoàn thành tốt hơn nữa trọng trách <br />
của người giáo viên trong “sự nghiệp trồng người”. Qua đó nhằm nâng cao chất <br />
lượng dạy học.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn !<br />
<br />
<br />
Mạo Khê, ngày 22 tháng 3 năm 2015<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Khánh Sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC<br />
1.TÀI LIỆU<br />
Nghiên cứu lí luận dạy học Tâm lí lứa tuổi của học sinh.<br />
Nghiên cứu phương pháp tổ chức các trò chơi Tiếng việt.<br />
Nghiên cứu sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 3( sách thử nghiệm) các kí hiệu <br />
sử dụng hoạt động trong sách.<br />
Nghiên cứu nội dung chương trình môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN Lớp <br />
3.<br />
2. PHỤ LỤC<br />
Mục Nội dung Trang<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1<br />
1 Lí do chọn đề tài 1<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
2.1. Mục tiêu<br />
2.2.Nhiệm vụ của đề tài<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 3<br />
4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 3<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 3<br />
II PHẦN NỘI DUNG 3<br />
1 Cơ sở lí luận 3<br />
<br />
24<br />
2 Thực trạng 4<br />
2.1 Thuận lợi, khó khăn 4<br />
2.2 Các nguyên nhân 5<br />
3 Giải pháp, biện pháp 5<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7<br />
3.2.1 Nội dung chương trình, tài liệu học tập trong các bài A, B,C môn TV 7<br />
3.2.2 Nội dung học tập các bài A,B,C 8<br />
3.2.3 Các phương pháp dạy học theo mô hình VNEN 8<br />
3.2.4 Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập 10<br />
3.2.5 Cấu trúc của trò chơi học tập 10<br />
3.2.6 Cách tổ chức trò chơi 11<br />
3.2.7 Một số trò chơi được áp dụng trong quá trình học môn Tiếng việt 1115<br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 16<br />
3.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm 17<br />
3.4.1 Tiêu trí đánh giá 17<br />
3.4.2 Kết quả 17<br />
III PHẦN KẾT LUẬN 1820<br />
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 2122<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />