Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
ĐỀ TÀI:<br />
Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học<br />
<br />
I. PHÂN MỞ ĐẦU:<br />
<br />
I.1. Lý do chọn đề tài:<br />
<br />
Sống trong xã hội con người luôn phải giao tiếp phải sử dụng vốn từ để <br />
biểu đạt với những người xung quanh vốn từ của cá nhân phát triển thì ngôn <br />
ngữ phát triển từ đó phương tiện giao tiếp quan trọng nhất là văn học mà loại <br />
người tồn tại và phát triển. Trong cuộc sống chúng ta từ ngàn xưa đến nay <br />
những lời ca, câu thơ, câu chuyện của bà, của mẹ,…luôn in sâu trong mỗi chúng <br />
ta. Những câu chuyện được nghe luôn cho chúng ta trí tưởng tượng và đúc kết <br />
lại là những bài học kinh nghiêm để đời. Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta <br />
rất quan tâm đến văn học, Bác sáng tác rất nhiều tác phẩm văn học trong đó có <br />
các tác phẩm dành cho thiếu nhi. Ngoài những văn từ, lời ca hay, thông qua tác <br />
phẩm văn học Bác còn nhắn nhủ, giáo dục các cháu những điều hay lẽ phải.<br />
Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, <br />
hồn nhiên như tờ giấy trắng. Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức <br />
như tạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh… sẽ giúp trẻ phát <br />
triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người “làm quen văn học” là một hoạt <br />
động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các <br />
hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học là loại hình nghệ thuật, đặc sắc, <br />
nghệ thuật nghành từ không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt <br />
nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống tran hòa trong không <br />
khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, bà… và đó cũng là cánh cửa <br />
mở ra chân trời nhận thức cho trẻ.<br />
Chính vì vậy dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi Mầm non có một ý nghĩa đặc <br />
biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao <br />
tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. <br />
Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng <br />
tiếp cận với các môn khoa học khác như: Môi trường xung quanh, làm quen với <br />
toán, âm nhạc, tạo hình…mà điều tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua bộ <br />
môn làm quen văn học.<br />
Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tình <br />
cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: <br />
<br />
Hoàng Thị Thu Thuý – Trường MN Cư Pang 1<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
Lòng yêu thiên nhiên ở quả, cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và <br />
giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị <br />
em. Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết <br />
của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Thông <br />
qua sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ. Đồng thời trẻ đọc thuộc thơ, kể lại <br />
chuyện được. Chính vì thế để đạt được mục đích của môn học: làm quen với <br />
văn học bản thân tôi đã nghiên cứu suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp để giảng <br />
dạy tốt môn làm quen văn học.<br />
I.2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài:<br />
<br />
Mục tiêu:<br />
Góp phần hình thành nhân cách và phát triển trí tuệ cho trẻ Mầm non<br />
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu <br />
ngôn ngữ, khả năng trình bày có logic, có trình tự, chính xác và có hình ảnh một <br />
nội dung nhất định.<br />
Thông qua tác phẩm văn học, trẻ nhận ra được cái đẹp, phẩm chất cao <br />
quý của con người, đặc biệt là tình yêu đối với ngôn ngữ nghệ thuật.<br />
Làm quen văn học còn giúp trẻ mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo <br />
dục đạo đức, thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, tạo hứng thú đọc sách, kỉ năng đọc <br />
và kể tác phẩm cho trẻ.<br />
Nhiệm vụ của đề tài:<br />
Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng việt:<br />
+ Luyện cho trẻ âm thanh ngôn ngữ: Trong việc lời nói của trẻ thì cơ quan <br />
phân tích thị giác vô cùng quan trọng. Đó là cửa ngõ âm thanh của ngôn ngữ.<br />
+ Dạy trẻ phát âm đúng các âm vị, trong kết hợp âm tiết từ. Câu theo <br />
chuẩn mực âm thanh tiếng Việt<br />
+ Trẻ học điều chỉnh hơi thở ngôn ngữ để tạo nên sự hợp lý của âm thanh <br />
ngôn ngữ về cường độ nhịp độ, tốc độ của lời nói. Sửa các lỗi phát âm của trẻ.<br />
Diễn đạt trọn vẹn ý:<br />
+ Xác định nội dung cần nói giúp cho lời nói của trẻ có nội dung thông báo <br />
ngắn gọn, rõ ràng.<br />
+ Xác định sự việc chính trong nhiều sự việc, xác định đặc điểm nổi bật <br />
cơ bản trong nhiều đặc điểm của con vật, của cây, của bức tranh, nội dung chính <br />
trong phát triển văn học.<br />
VD: Quả cam: Tả hình dáng bên ngoài, đặc điểm của vỏ, nhiều múi bên <br />
trong và vị của cam<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Thuý – Trường MN Cư Pang 2<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
+ Sắp xếp nội dung đã lựa chọn giúp cho lời nói của trẻ được đầy đủ, <br />
hợp lí và có tính logic.<br />
VD: Từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải…<br />
Trẻ tuổi mẫu giáo chưa có khả năng lựa chọn nội dung diễn đạt vì vậy <br />
cần phải hướng dẫn để giúp trẻ.<br />
Lựa chọn vốn từ:<br />
+ Sau khi đã lựa chọn nội dung trẻ cần lựa chọn từ để diễn tả chính xác <br />
nội dung mình cần thông báo. Chọn từ giúp cho lời nói của trẻ rõ ràng, chính xác <br />
và mang sắc thái biểu cảm.<br />
+ Giáo viên cần hướng dẫn và làm mẫu cho trẻ bắt chước, đặc biệt là <br />
việc chọn từ mang sắc thái từ chủ yếu được dùng thông qua việc cho trẻ làm <br />
quen với các tác phẩm văn học.<br />
VD: Câu truyện: Cô bé quàng khăn đỏ. Cô bé quàng khăn đỏ nói với chó <br />
sói về nhà của bà mình thì chó sói vội vàng chạy ngay đến nhà bà ngay. Cô cho <br />
trẻ làm quen từ “vội vàng” bằng cách giải thích từ khó, cho trẻ lặp lại, thể hiện <br />
bằng hành động, hướng dẫn cháu đặt câu.<br />
Sắp xếp cấu trúc lời nói:<br />
+ Sự liên kết các câu nói lại với nhau tạo thành chuỗi lời nói nhằm diễn <br />
tả trọn vẹn một ý, một nội dung nào đó để giúp người nghe hiểu được. Đây là <br />
sự sản xuất toàn bộ nội dung thông báo một cách có logic.<br />
+ Để diễn tả một ý, một nội dung ngắn gọn nào đó thì việc sắp xếp cấu <br />
trúc lời nói là đơn giản đối với trẻ.<br />
+ Nhưng nếu yêu cầu trẻ kể lại truyện hay tự sáng tác miêu tả những <br />
hiện tượng sự kiện xảy ra trong đời sống thì trẻ gặp khó khăn cần phải luyện <br />
tập dần dần.<br />
Diễn đạt nội dung nói: Khi trẻ diễn đạt phải ngừng nghỉ ngắt giọng đúng, <br />
để giọng nói của trẻ không ê a ậm ừ. Luyện cho trẻ tác phong khi nói thoải mái, <br />
tự nhiên, khi nói nhìn vào mặt người nói.<br />
Phát triển lời nói mạch lạc:<br />
+ Đơn vị ngôn ngữ để giao tiếp không phải là một câu mà là một ngôn <br />
bản. Vì thế sự mạch lạc của lời nói rất cần thiết. Nó được phát triển <br />
ngay từ khi bắt đầu học nói.<br />
Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ mạch lạc được thực hiện ở mọi lúc mọi <br />
nơi trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Tiếp tục dạy trẻ biết nghe hiểu trả lời <br />
câu hỏi của người lớn. Biết trò chuyện với những người xung quanh. Dạy trẻ <br />
kể truyện về đồ chơi, đồ vật theo tranh, kể lại các tác phẩm văn học, kể có <br />
trình tự, diễn cảm.<br />
Hoàng Thị Thu Thuý – Trường MN Cư Pang 3<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Đối tượng: 33 trẻ lớp lá 1 do tôi phụ trách.<br />
Cơ sở nghiên cứu: Trường MN Cư Pang<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu “Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm <br />
quen văn học” cho trẻ 5 6 tuổi<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu, qua mạng internet, học hỏi bạn <br />
bè có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của việc phát <br />
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn làm quen văn học.<br />
Phương pháp quan sát hoạt động của trẻ <br />
Nhóm phương pháp trực quan: <br />
Làm, mua sắm, sưu tầm đủ đồ dùng, đồ chơi phong phú hấp dẫn với trẻ <br />
và đảm bảo tính khoa học như: Tranh, con rối, vật thật ….<br />
Nhóm phương pháp dùng lời: Kể và đọc truyện là phương pháp chủ yếu <br />
giúp trẻ làm quen với văn học.<br />
+ Đàm thoại là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa cô giáo và các em. Mục <br />
đích của đàm thoại là cũng cố và hệ thống hóa bằng công cụ ngôn ngữ tất cả <br />
những gì trẻ thu lượm được.<br />
+ Cô sử dụng lời nói mẫu, giảng giải, chỉ dẫn, nhắc nhỡ, đánh giá nhận <br />
xét lời nói của trẻ, sử dụng câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của trẻ trong <br />
việc phát triển ngôn ngữ.<br />
Nhóm phương pháp thực hành: Dạy lời nói cho trẻ là dạy hoạt động ngôn <br />
ngữ. Có nghĩa là trẻ phải trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp, sử dụng lời <br />
nói của mình. Cô đưa ra những bài luyện tập cho trẻ kể chuyện, đọc thơ và <br />
khảo sát đầu năm đạt kết quả như sau:<br />
Stt Nội dung Số trẻ Tỉ lệ% Số trẻ Tỉ lệ %<br />
đạt chưa đạt<br />
1 Nhớ tên tác phẩm 22/33 60% 11/33 40%<br />
2 Hiểu nội dung tác phẩm 17/33 51% 16/33 49%<br />
3 Trả lời câu hỏi của cô 20/33 60% 13/33 40%<br />
4 Thể hiện được giọng điệu 10/33 30% 23/33 70%<br />
5 Nhập vai đón vai nhân 8/33 24 % 25/33 76%<br />
vật<br />
6 Biết kể chuyện sáng tạo 5/33 15% 28/33 85%<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Thuý – Trường MN Cư Pang 4<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
7 Thuộc thơ, đọc diễn cảm 15/33 45% 18/33 55%<br />
II. PHẦN NỘI DUNG:<br />
II.1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài: <br />
Dựa vào đặc điểm phát triển tâm lý trẻ 5 6 tuổi<br />
Dựa vào yêu cầu và kết quả mông đợi của chương trình khung<br />
Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi <br />
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên năm 20013 gồm 44 môdul trong đó căn <br />
cứ môdul 3<br />
Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ Mầm non, là phương tiện phát <br />
triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết <br />
sữ dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với <br />
những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển <br />
trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ.<br />
Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền <br />
lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em <br />
nhỏ.<br />
Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống thực tại bao <br />
gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diển tả, biểu đạt, truyền đạt trong <br />
những hình thức đa dạng độc đáo. Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa <br />
lá, mọi hiện tượng thiên nhiên, vủ trụ mà trẻ nhìn thấy được, cũng nói về <br />
những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng <br />
sông, phiên chợ, lớp học, khu phố,… <br />
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận biết <br />
các mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái, tình huống và nhân vật; <br />
giữa lời kể, lời thuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật, giữa không khí, <br />
âm sắc, giọng điệu chung của tác phẩm văn học và hành động văn học. Chưa <br />
yêu cầu trẻ phải nhớ hết mối quan hệ phức tạp và chưa đòi hỏi trẻ phân biệt <br />
quan hệ chính phụ trong truyện mà chỉ nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của <br />
cốt truyện trong các mối liên quan đến nhân vật trung tâm của tác phẩm.<br />
Khi cho trẻ làm quen với tác phẩn văn học góp phần mở rộng nhận thức, <br />
phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát <br />
triển ở trẻ hứng thú “đọc sách” kỷ năng đọc và kể tác phẩm<br />
II.2. Thực trạng:<br />
a. Thuận lợi, khó khăn:<br />
* Thuận lợi:<br />
<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Thuý – Trường MN Cư Pang 5<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn xây dựng <br />
phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo chương trình Mầm <br />
non mới, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình Mầm non mới.<br />
Phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ cùng tôi trong <br />
việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ <br />
dùng dạy học và vui chơi cho các cháu.<br />
Học sinh cùng một độ tuổi.<br />
* Khó khăn:<br />
Do trình độ nhận thức không đồng đều, gần 70% trẻ lớp tôi là người kinh <br />
và là người gốc Thái Bình, còn lại là con em dân tộc thiểu số lần đầu đến lớp, <br />
do đó gặp rất nhiều khó khăn. Một số trẻ vẫn mắc lỗi nói ngọng như: l n, sx, <br />
tr ch, d r. Vấn đề này nhiêu khi là do ngôn ngữ địa phương, còn việc nói kéo <br />
dài hay phát âm chưa chuẩn một từ khó trẻ 56 tuổi đã cải thiện hơn nhưng vẫn <br />
còn.<br />
40 % khả năng chú ý của trẻ còn yếu, không đều, không ổn định, vì vậy <br />
nên trẻ chưa chú ý đều đến các thành phần trong câu, trong từ. Vì vậy những âm <br />
điệu được đọc lướt, những từ không nhấn mạnh trong câu trẻ dễ bỏ qua, không <br />
chú ý.<br />
Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu <br />
cũng như trật tự các từ trong câu. Vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.<br />
70% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức hạn chế dẫn <br />
đến tình trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng.<br />
Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và <br />
hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập <br />
cho trẻ làm quen văn học.<br />
b. Thành công, hạn chế:<br />
* Thành công:<br />
Trẻ kể lại truyện, đọc thơ diễn cảm: Trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, <br />
diễn cảm tác phẩm văn học mà trẻ đã được nghe. Trẻ sử dụng nội dung, hình <br />
thức ngôn ngữ đã có sẵn của các tác giả và của giáo viên. Tuy nghiên yêu cầu <br />
trẻ không học thuộc lòng bài thơ, câu chuyện. <br />
Chơi đóng vai theo chủ đề: Khi chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ phải tham <br />
gia vào cuộc nói chuyện với bạn để phân vai, trao đổi với nhau trong khi chơi, <br />
trẻ bắt chước các nhân vật mà trẻ đóng vai, làm cho ngôn ngữ đối thoại của trẻ <br />
thêm phong phú và đa dạng.<br />
* Hạn chế: <br />
<br />
Hoàng Thị Thu Thuý – Trường MN Cư Pang 6<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
Song việc dạy trẻ đóng kịch còn còn có nhiều hạn chế chưa sáng tạo <br />
trong việc chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản sân khấu, không tạo ra được <br />
tính kịch sự kiện sự biến, lời thoại còn dài dòng khó hiểu, Bản thân còn nặng <br />
trong việc dẫn chuyện làm cho kịch bản trở nên rời rạc kém hấp dẫn.<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu:<br />
* Mặt mạnh:<br />
Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của <br />
việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể truyện của <br />
cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị <br />
nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, <br />
hứng thú dối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay <br />
cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính <br />
chất văn học nghệ thuật như kể truyện, chơi trò chơi đóng kịch; Cao hơn là tiến <br />
tới sáng tạo ra những câu truyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình <br />
thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.<br />
* Mặt yếu:<br />
Do giáo viên chúng tôi đứng lớp cả ngày nên thời gian đầu tư cho đồ dùng <br />
tranh ảnh và những ý tưởng phục vụ cho môn làm quen văn học còn nhiều hạn <br />
chế<br />
d. Nguyên nhân và yếu tố tác động<br />
Khả năng cảm nhận các tác phẩm văn thơ còn hạn chế, giọng đọc và cách <br />
phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn <br />
cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả <br />
trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học <br />
chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học <br />
chưa cao.<br />
Hầu hết các vở kịch còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: Âm thanh, cảnh trí, <br />
trang phục… làm cho hoạt động đóng kịch không thu hút được sự chú ý của trẻ.<br />
Giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ: động viên <br />
phụ huynh dành thời gian kể truyện, đọc truyện cho cháu nghe trước khi đi ngủ, <br />
lắng nghe trò chuyện với con giúp con phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Từ đó <br />
nhận ra sự phát triển ngôn ngữ, tình cảm của trẻ như thế nào theo từng tháng. <br />
Vận động phụ huynh đóng góp đồ dùng học tập phù hợp với chủ đề.<br />
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng:<br />
<br />
* Thuận lợi:<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Thuý – Trường MN Cư Pang 7<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
Tác phẩm văn học thể hiện hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ <br />
thuật. Bằng sức mạnh của tính hình tượng, sự biểu cảm của ngôn ngữ, những <br />
hình tượng con người, con vật, bức tranh thiên nhiên được vẽ nên bằng ngôn <br />
ngữ đã tác động mạnh mẽ đến trẻ em, cô giáo ở trường Mầm non sẽ hướng trẻ <br />
vào những vẽ đẹp nội dung và nghệ thuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho <br />
trẻ về hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc.<br />
Trẻ em nói chung và đặc biệt trẻ 2 tuổi rất thích những tác phẩm vui <br />
nhộn, dễ chán những bài văn buồn và gây sự sợ hãi. Tuy nhiên phản ứng của trẻ <br />
trước những cảnh hoặc chi tiết chứa đựng sự căng thẳng phụ thuộc vào cả cách <br />
thể hiện của người lớn khi đọc, kể tác phẩm.Trẻ 34 tuổi trong khi nghe kể <br />
những câu chuyện có tính hài hước đã biểu hiện hành động điệu bộ cho thấy <br />
chúng hiểu không chỉ nội dung mà cả sự bất bình thường của những tình tiết có <br />
tính hài hước của tác phẩm. Qua quan sát, người ta nhận thấy trẻ ở độ tuổi này <br />
rất thích xem chèo và chúng khoái trí cười theo khi xuất hiện những nói hóm <br />
hỉnh, sâu sắc của các nhân vật hề. Đối với trẻ ở tuổi mẩu giáo nhỡ (45 tuổi), <br />
giáo viên cần chọn và đọc cho trẻ những tác phẩm có nội dung và hình thức <br />
nghệ thuật phức tạp hơn. Trên cơ sở những gì trẻ tiếp thu được ở giai đoạn <br />
trước, ở chúng sẽ tạo ra khả năng xâm nhập sâu hơn vào nội dung tác phẩm <br />
khiến chúng xác định thái độ đối với các nhân vật, sự kiện phản ánh trong tác <br />
phẩm. Đối với trẻ mẫu giáo (56 tuổi), ở giai đoạn này, cảm nhận thẫm mĩ đã <br />
có một bước phát triển trong tiếp nhận văn học. Sự tiếp nhận tác phẩm đầy đủ <br />
hoàn thiện hơn, biểu hiện trước tiên là sự hiểu biết những câu chuyện cổ tích, <br />
bài thơ, những đoạn văn xuôi hay và và sự làm giàu tình cảm qua quá trình tích <br />
lũy hình tượng nghệ thuật.<br />
Đối với trẻ mẫu giáo lớn thì sự quan tâm tới tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ <br />
hiểu được nội dung tác phẩm, các nhân vật trong tác phẩm trở nên gần gũi dễ <br />
hiểu hơn. Sự cảm thông với nhân vật, sự lo lắng cho số phận của nhân vật của <br />
trẻ đã mang đặc điểm cá tính hơn. Sự hồi hộp, lo lắng này của trẻ em đã nếm <br />
trải ngay cả trong sự kiện đời sống hàng ngày.<br />
Làm quen với tác phẩm văn học còn bao hàm công việc cô giáo tổ chức để <br />
trẻ hứng thú bước vào hoạt động văn học nghệ thuật một cách tự nhiên như đọc <br />
thơ diễn cãm, kể lại truyện một cách sáng tạo, hóa thân vào các vai diễn trong <br />
trò chơi đóng kịch…Để trẻ trở thành một cách chủ thể hoạt động văn học nghệ <br />
thuật một cách tích cực, sáng tạo.<br />
Bản chất giàu xúc cảm và tình cảm là nét tâm lý nổi bật của trẻ thơ <br />
khiến trẻ nhanh tróng bộc lộ cảm xúc, tình cảm khi nghe đọc và nhận thấy sự <br />
thể hiện của cô giáo. Chẳng hạn khi cô giáo tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng <br />
Hoàng Thị Thu Thuý – Trường MN Cư Pang 8<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
kịch tác phẩm “chú Dê đen” trẻ rất thích nhân vật chú Dê đen và hứng thú ghi <br />
nhớ đó là bởi trẻ tiếp nhận ngây thơ, không phân biệt thế giới nghệ thuật trong <br />
tác phẩm và hiện thực đời sống. Tiếp nhận văn học của trẻ em ít bị ràng buộc <br />
bởi lí trí và chứa đựng tưởng tượng mạnh mẽ. Ở trẻ em, tưởng tượng về cái có <br />
thật. Do vậy trẻ em rất dễ dễ bị cuốn hút bởi những hình tượng hoang đường kì <br />
vĩ, tác động mạnh vào trí tưởng tượng của các em như: phép màu kì lạ của <br />
“Quả Bầu tiên”…, Như vậy trí tưởng tượng phát triển sớm ở trẻ mẫu giáo là <br />
một thứ của trời cho, có tính chất tiên nhiên, là tiền đề để cô giáo thực hiện tốt<br />
* Khó Khăn: <br />
Bản thân tôi đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương <br />
pháp, hình thức cho trẻ LQTPVH đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm <br />
và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong <br />
phú. Song việc dạy trẻ đóng kịch còn còn có nhiều hạn chế.<br />
Chưa có khả năng chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản sân khấu, <br />
không tạo ra được tính kịch sự kiện sự biến, lời thoại còn dài dòng khó hiểu, <br />
còn nặng nề trong việc dẫn chuyện làm cho kịch bản trở nên rời rạc kém hấp <br />
dẫn.<br />
Bên cạnh đó khả năng cảm nhận các tác phẩm văn thơ chuyện còn hạn <br />
chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ <br />
cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt <br />
sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng <br />
đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu <br />
quả trên tiết học chưa cao<br />
3. Giải pháp, biện pháp cụ thể: <br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen <br />
văn học:<br />
Văn học là phương tiện hiệu quả mạnh mẽ không chỉ đối với việc giáo <br />
dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà nó còn ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát <br />
triển ngôn ngữ của trẻ. Nhà văn M.Goócki định nghĩa “Văn học là nghệ thuật <br />
ngôn từ” chính là đã chỉ rõ ngôn từ là chất liệu xây dựng lên hình tượng văn học.<br />
Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ:<br />
* Đặc điểm phát âm: Nói chung trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ, ít ê a, ậm ừ , <br />
Khả năng sử dụng từ khái quát của trẻ rất rõ ràng<br />
* Đặc điểm vốn từ: Vồn từ của trẻ lên tới hơn 3.000 từ. Trẻ đã sử dụng <br />
chính xác các từ chỉ tính chất không gian <br />
<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Thuý – Trường MN Cư Pang 9<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
* Đặc điểm ngữ pháp: Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn. Trẻ nói đủ 2 <br />
thành phần nhiều khi còn mở rộng trạng ngữ, bổ ngữ<br />
VD: Con / đi học / ở trường Mầm Non Cư Pang<br />
CN / VN / BN<br />
Trẻ có khả năng kể lại chuyện và kể chuyện có trình tự logic. <br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp giúp trẻ phát <br />
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 56 tuổi thông qua môn làm quen văn học:<br />
Làm quen với văn học là môn học không thể thiếu trong trương trình <br />
chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với <br />
tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức giáo <br />
dục Mầm non. Thường xuyên nghiên cứu kỹ các bài soạn, soạn bài trước khi <br />
giảng dạy. Khi dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện giọng của cô phải chuẩn xác, diễn <br />
đạt trôi chảy phủ hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng. Khi dạy trẻ đọc <br />
thơ cô chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, đọc sai để sửa cho trẻ <br />
như cô đọc lại để cho trẻ đọc theo nhiều lần và động viên trẻ “Con đọc gần <br />
giỏi rồi”. Thi đua giữa các tổ với nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để dẫn <br />
đến nhiều trẻ đọc tốt. Dạy trẻ nói đủ câu, cô nói trước và cho trẻ nhắc lại <br />
nhiều lần hoặc cho trẻ khác giúp đỡ các bạn.<br />
Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc <br />
cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể truyện của cô <br />
giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội <br />
dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng <br />
thú dối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái <br />
đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính <br />
chất văn học nghệ thuật như kể truyện, chơi trò chơi đóng kịch; Cao hơn là tiến <br />
tới sáng tạo ra những câu truyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình <br />
thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.<br />
Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn những hình ảnh thật, <br />
đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh sáng tạo đưa vào công nghệ thông tin để trẻ <br />
hòa nhập , hóa thân vào các nhân vật trong tác phẩm mà tôi lồng ghép được.Với <br />
từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic, để <br />
đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương châm: “lấy trẻ làm trung tâm” <br />
để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tình liên hệ thực tiễn, sáng <br />
tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó.<br />
Nội dung cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học được xác định theo <br />
hướng tích hợp chủ đề, chủ điểm. Khi tiến hành chương trình đã đưa ra những <br />
nội dung thực hiện: <br />
Hoàng Thị Thu Thuý – Trường MN Cư Pang 10<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
Kể và đọc truyện cho trẻ nghe, dạy trẻ kể lại truyện, tổ chức trò chơi <br />
đóng kịch dựa vào tác phẩm văn học qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông <br />
qua diễn đạt bằng lời nói. <br />
* Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ: <br />
Sự linh hoạt và phong phú của ngôn ngữ không phụ thuộc vào tuổi mà <br />
phụ thuộc rất lớn vào môi trường xung quanh trẻ bao gồm môi trường lớp học <br />
môi trường gia đình, môi trường xã hội ở địa phương trẻ sống.<br />
Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, <br />
góc học tập nhiều truyện tranh, ảnh hấp dẫn, đội hình để tạo môi trường học <br />
và thải mái cho trẻ.<br />
VD: Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại truyện kể mà <br />
trọng tâm là dạy kể chuyện sáng tạo thì tôi luôn tận dụng không gian lớp học để <br />
bày dụng cụ kể chuyện, khung sân sấu, sắp đặt tranh và các con rối sao cho trẻ <br />
dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.<br />
Tham mưu với nhà trường xây dựng các góc thiên nhiên, vườn cổ tích, <br />
những bứt tranh trên tường về những tác phẩm văn thơ cho trẻ làm quen ở hoạt <br />
động ngoài trời<br />
Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt:<br />
Tôi vào bài một cách sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ.<br />
VD: Chủ điểm: “Những con vật bé yêu” khi dạy với chủ đề: Một số con <br />
vật sống trong rừng. Kể chuyện: “ Dê con nhanh trí”, tôi sử dụng mô hình rối để <br />
gây sự hứng thú cho trẻ.<br />
Tổ chức hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm.<br />
VD: Khi trọng tâm là kể chuyện sáng tạo, tôi cho trẻ lựa chọn cáh sử <br />
dụng trang phục, đồ dùng phù hợp với nội dung câu chuyện trẻ sẽ kể… dựa <br />
theo các hình thức khác nhau.<br />
* Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ<br />
Trẻ biết chia nhóm kể chuyện, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, <br />
nhanh nhẹn và linh hoạt qua việc trẻ biểu diễn hoặc đóng kịch.<br />
Tạo điều kiện cho trẻ tự thỏa thuận và tự chọn vai kể theo ý thích về sự <br />
sáng tạo của trẻ. Có thể dùng lời để khuyến khích, động viên trẻ thực hiện các <br />
vai diễn sáng tạo<br />
* Làm quen văn học thể loại truyện kể kết hợp với các bộ môn khác:<br />
Theo phương pháp dạy học tích hợp các bộ môn làm quen văn học có thể <br />
lồng ghép, kết hợp với tất cả các bộ môn khác và giúp cho các bộ môn khác trở <br />
nên sinh động hơn <br />
Môn Toán:<br />
Hoàng Thị Thu Thuý – Trường MN Cư Pang 11<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
Đề tài: “ Cao hơn thấp hơn” Câu chuyện: “Cây khế”. Trẻ áp dụng được <br />
sự so sánh đặc điểm về ngoại hình của hai anh em.<br />
Môn Âm nhạc: Đề tài: Câu truyện: “Nhổ củ cải” có thể cho trẻ hát và vận <br />
động bài “Em yêu cây xanh” <br />
Môn MTXQ: Đề tài: Động vật sống trong rừng, câu truyện “Dê đen”, trẻ <br />
biết tên, đặc điểm, nơi sống của một số con vật nuôi trong rừng<br />
* Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi, ôn luyện thông qua lễ hội:<br />
Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là một biện pháp giúp ổn định trẻ. Thông <br />
qua các hoạt động tổ chức lễ hội tôi tổ chức hoạt động kể chuyện, đóng kịch <br />
theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gia nhằm <br />
giúp trẻ hứng thú với bộ môn làm quen văn học thể loại truyện kể cho trẻ. Tiến <br />
hành trước giờ học, kể chuyện cho trẻ nghe. Trước khi kể cô giao nhiệm vụ ghi <br />
nhớ đọc và kể lại.<br />
Đàm thoại: với trẻ về nội dung câu chuyện. Đàm thoại nhằm mục đích <br />
giúp trẻ nhớ laị nội dung câu chuyện, giúp trẻ xây dựng dàn ý câu chuyện kể, <br />
lựa chọn hình thức ngôn ngữ (cách dùng từ đặt câu).<br />
Tôi dùng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của trẻ kể <br />
lại nội dung tác phẩm: Cô kể diễn cảm, lời kể có các mẫu câu cần luyện cho <br />
trẻ (mới). Mẫu truyện của cô có tác dụng chỉ cho trẻ thấy trước kết quả trẻ cần <br />
đạt được: Về nội dung, độ dài, trình tự câu truyện.<br />
Thời gian đầu khi chưa quen trẻ kể theo mẫu câu cô (hoặc đối với trẻ <br />
kém). Khi trẻ đã quen cô khuyến khích trẻ kể bằng ngôn ngữ của mình.<br />
Tôi đặc biệt lưu ý khi trẻ kể: Trẻ phải quay mặt xuống các bạn, kể với <br />
tốc độ vừa phải, giọng rõ ràng, tư thế tự nhiên. Trong quá trình kể, trẻ đứng sai <br />
tư thế, phát âm sai cô nên để trẻ kể xong mới sửa cho trẻ.<br />
Khi cô gọi trẻ lên, trẻ không kể, cô nên đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời <br />
giúp trẻ mạnh dạn, có thói quen giao tiếp tốt. Nếu trẻ quên, cô có thể nhắc hoặc <br />
đặt câu hỏi cho trẻ nhớ.<br />
Trẻ kể xong, cô nhận xét, đánh giá truyện kể của trẻ, không nên để đến <br />
cuối giờ trẻ sẽ quên mất những ưu nhược điểm của mình hay của bạn. Cô cần <br />
nhận xét đúng, chính xác để có tác dụng khuyến khích, động viên trẻ, nhận xét <br />
cả về nội dung, ngôn ngữ tác phong.<br />
VD: Lễ hội 20/ 11 trẻ kể truyện sáng tạo về thầy cô giáo, các hội thi bé <br />
kể chuyện giỏi.<br />
Hoạt động góc: Dạy trẻ kể truyện theo tri giác: Không ngừng phát triển ở <br />
trẻ ngôn ngữ độc thoại, nên cho trẻ nói đúng ngữ pháp, tư thế tác phong khi nói <br />
<br />
Hoàng Thị Thu Thuý – Trường MN Cư Pang 12<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
mà còn góp phần phát triển tốt các cơ quan cảm giác của trẻ. Bởi vì trẻ có quan <br />
sát tốt mới kể miêu tả được chính xác.<br />
VD: Chủ đề: Giai đình: Nấu ăn: Trẻ tự phân vai chơi của mình: Mẹ đi <br />
chợ, nấu ăn, chăm sóc các con, ba đi làm, ông bà kể chuyện cho các cháu nghe.<br />
Chơi đóng kịch: Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt <br />
để phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ. Nội dung kịch được chuyển thể từ tác <br />
phẩm văn học mà trẻ đã được làm quen. Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học <br />
đã được gọt giữa chọn lọc. Khi đóng trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính <br />
cách nhân vật mà trẻ đóng, giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm <br />
rõ rệt.<br />
Hoạt động chiều: ôn lại kiến thức đã học<br />
VD: Chủ đề: Gia đình, câu chuyện Tích Chu.<br />
Cháu Chí Thành đóng vai Tích Chu ( lúc đầu ham chơi, thái độ không vâng <br />
lời), sau biết lỗi (tỏ thái độ biết nhận lỗi, giọng trầm): Bà ơi, bà ở đâu? Bà ở lại <br />
với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!<br />
Cháu Mỹ Yến đóng vai bà (giọng run run, dứt khoát): Bà đi đây! Bà không <br />
về nữa đâu!<br />
Cháu Tường Vi đóng vai Bà Tiên (tính cách hay giúp đỡ mọi người, giọng <br />
dịu dàng, nhỏ nhẹ): Nếu cháu muốn bà cháu trở lại thành người thì cháu phải đi <br />
lấy nước suối tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối tiên xa lắm, cháu có đi <br />
được không?<br />
*Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh:<br />
Làm bảng tin về chương trình dạy theo chủ đề và thay tin hàng tuần để <br />
phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ ở nhà.<br />
Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu mở: Thùng giấy, sách báo cũ, chai <br />
nhựa, quần áo cũ, dụng cụ hóa trang.<br />
Phối hợp với phụ huynh luyện tập cho trẻ đón kịch những ngày lễ hội <br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
* Xây dựng kế hoạch:<br />
Tôi xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ theo từng tuần, <br />
tháng, quý xuyên suốt trong một năm học:<br />
Tháng 9 + 10: Tôi chú ý chọn những bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm <br />
phát triển thính giáng âm vị ( cho trẻ nghe những bài hát, những câu chuyện, <br />
những bài đồng dao…). Tôi tạo mọi điều kiện để trẻ tập trung chú ý luyện khả <br />
năng chú ý thính giác cho trẻ thông qua các bài tập, trò chơi (tai ai thính, ai đoán <br />
giỏi…), Cố gắng phát âm đúng, không phát âm sai vì trẻ hay bắt chước. Sửa lỗi <br />
phát âm cho trẻ khi phát âm sai mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động hàng ngày.<br />
Hoàng Thị Thu Thuý – Trường MN Cư Pang 13<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
Tháng 11 + 12: Tôi tập trung vào việc làm thế nào để tăng vốn từ cho trẻ?<br />
Giáo viên cần nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó giúp cho <br />
trẻ nhiểu, nhớ và vận dụng được từ để đặt câu. Để đẩy mạnh sự phát triển khả <br />
năng vận động các cơ quan phát âm cần tập cho trẻ các bài tập luyện cơ quan <br />
phát âm thích hợp:<br />
Có những trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ. Ví dụ: Trò chơi đố con gì <br />
kêu, đố ai kể được nhiều nhất, đố ai nhanh , đố ai nói giỏi, đố ai nói ngược.<br />
Tháng 1 + 2: Vẫn xuyên suốt hai nhiệm vụ ở trên nhưng tôi đào sâu vấn <br />
đề luyện trí nhớ cho trẻ qua các bài thơ, đồng dao đặc biệt là những câu chuyện <br />
kể đầy lôi cuốn và hấp dẫn. Gợi ý cho trẻ sử dụng những loại câu đơn giản, đủ <br />
nghĩa.<br />
Tháng 3 +4 +5: Tôi xây dựng những trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, <br />
nói mạch lạc. Ví dụ: Trẻ “ nói theo mẫu câu” Ví dụ: Cô nói: Bà biến thành chim <br />
vì…Trẻ nói: Bà muốn bay đi tìm nước uống, hoặc vì Tích Chu ham chơi không <br />
lấy nước cho bà…Cô lưu ý thay đổi các mẫu câu khác nhau tùy theo lứa tuổi, <br />
cho trẻ chơi từ dễ đến khi, các mẫu câu phức tạp dần lên hoặc “đặt câu với từ”, <br />
“kể nốt truyện”, “kể chuyện”…để củng cố kỹ năng nói đúng ngữ pháp, phát <br />
triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.<br />
Một khi đã có một số lượng vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin kể chuyện, <br />
đóng kịch… một cách hứng thú và tự tin nhất.<br />
* Làm đồ dùng đồ chơi<br />
Đến với văn học là trẻ em được biết thế giới loài vật, cây cỏ, hoa lá cùng <br />
mọi hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ và những gì gần gũi trong môi trường sống <br />
của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học, khu phố,…Qua <br />
tác phẩm văn học, trẻ bắt đầu nhận ra có một văn hóa ràng buộc con người với <br />
nhau trong lịch sử đấu tranh cách mạng, trong tình làng nghĩa sóm.<br />
Dựa vào từng chủ đề tôi triển khai kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi một <br />
cách cụ thể mỗi chủ đề đều có một bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho quá trình <br />
giảng dạy và vui chơi của trẻ. Hàng tháng tôi và các cháu đều sử dụng những <br />
vật liệu có sẵn như giấy vụn, các lọai lá, các màu, hạt bột… để xé dán thành <br />
những cuốn tranh truyện do trẻ tự làm bằng những hình ảnh sưu tầm được, gọi <br />
ý cho trẻ tự kể chuyện theo trí tưởng tượng của trẻ.<br />
Tôi tận dụng tất cả những nguyên vật liệu có thể sử dụng làm đồ chơi: <br />
Sách báo, lịch cũ, lõi giấy vệ sinh, ống lon, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, <br />
quần áo cũ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.<br />
<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Thuý – Trường MN Cư Pang 14<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
Từ những quần áo, vải vụn, ống giấy… Tôi hướng dẫn trẻ làm các con <br />
rối thật xinh xắn từ những câu chuyện cổ tích trẻ được học hoặc được nghe <br />
hoặc làm các nhân vật theo sự sáng tạo của trẻ.<br />
Khi kể chuyện tôi thường sử dụng những loại sách tranh truyện do đó <br />
việc vẽ trang trí cũng góp phần làm cho trẻ hứng thú khi nghe, xem hoặc muốn <br />
được sử dụng sách. Trẻ sẽ biết cách sử dụng sách và giữ gìn sách, tranh truyện <br />
hơn.<br />
* Phối hợp với phụ huynh:<br />
Tôi thường trao đổi, động viên phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm <br />
sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch <br />
lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ.<br />
Cha mẹ, người thân cố gắng phát âm đúng để trẻ bắt chước.<br />
Khuyến khích hoặc tuyên truyền với phụ huynh cung cấp kinh nghiệm <br />
sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những <br />
hình thái ngôn ngữ không chính xác.<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhà sư phạm cần hướng trẻ đến <br />
vẻ đẹp mang “bản chất người” của hình tượng văn học. Vẻ đẹp của tính người <br />
trong cá nhân đơn nhất ở văn học trẻ em có thể nhận ra từ cách cư xử tế nhị, <br />
nhân hậu giữa đồng loại (bác gấu đen và hai chú thỏ), trong sự thành thực đối <br />
với bản thân và người khác, trong cử chỉ biết ơn… Cần dạy trẻ nghệ thuật tự <br />
đặt mình vào chổ đứng và tình thế của người khác như hiểu được sự cực nhọc <br />
mẹ, nỗi ưu tư của cha, hiểu sự cô đơn nghèo khó của bạn bè, nỗi bất hạnh của <br />
con người, rồi tận tình làm nhẹ vơi đi gánh nặng đó. Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt <br />
thưởng ngày trong cư xử mang “tính người” ấy sẽ nãy sinh ra những hành động <br />
cao thượng nhân ái vì con người.<br />
Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tuy mới chỉ là như vậy <br />
nhưng nó là việc làm cao cả, có ý nghĩa lớn trong việc hình thành ở trẻ những <br />
phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của con người, đặc biệt là tình yêu đối với ngôn <br />
ngữ nghệ thuật.<br />
Bản chất giàu xúc cảm và tình cảm là nét tâm lý nổi bật của trẻ thơ khiến <br />
trẻ nhanh tróng bộc lộ cảm xúc, tình cảm khi nghe đọc và nhận thấy sự thể <br />
hiện của cô giáo. Khả năng tự chủ, tự vệ của trẻ rất mong manh cho nên nhũng <br />
hình tượng nghệ thuật tác động đến trẻ vô cùng mạnh mẽ. Tính dễ xúc cảm có <br />
thể làm có thể kêu lên trước một cảnh tượng thương tâm nào đó. Hay mọi hành <br />
động của nhân vật, hình ảnh, tiếng nói có tính hài hước đều gây được sự hứng <br />
khởi. Chẳng hạn khi cô giáo cho trẻ làm quen với truyện “Tấm cám”, những chi <br />
Hoàng Thị Thu Thuý – Trường MN Cư Pang 15<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
tiết thể hiện tiếng khóc của Tấm trong tác phẩm đều gây cho trẻ cảm xúc <br />
mạnh mẽ. Đó là tiếng khóc “nức nở” khi bị Cám lừa trút sạch giỏ cá, tôm; Là <br />
tiếng “òa lên khóc” khi con bống người bạn thân, người bạn thân thiết bị mẹ <br />
con Cám làm thịt; là tiếng khóc “tức tưởi” lúc phải nhặt thóc với gạo, là nổi tủi <br />
thân tủi phận “Tấm bưng mặt khóc”. Trẻ thể hiện nỗi lo lắng, thương tâm với <br />
nhân vật. Khi cô kể đến đoạn Tấm thử hài, được về cung làm hoàng hậu, trẻ <br />
vui mừng, thốt lên phấn khởi…<br />
Tiếp nhận của trẻ là tiếp nhận ngây thơ, triệt để.Trong tiếp nhận văn học <br />
trẻ thường vận dụng kinh nghiệm trực tiếp và nguyên hợp, không phân biệt sự <br />
khác nhau giữa chúng. Trẻ em không đòi hỏi lí lẽ mà đòi hỏi sự hợp lí về tình <br />
cảm trong khuôn khổ hạn hẹp của mình. Cho nên giáo viên khi giải thích cho trẻ <br />
cần nhất quán vá tạo dựng niếm tin. Với niếm tin ngây thơ trẻ em có tôn giáo <br />
của mình. Chúng luôn đứng về cái thiện, chia sẽ, bênh vực những nhân vật tốt, <br />
dũng cảm và cao cả , những nhân vật nhỏ bé yếu ớt cần được bảo vệ. Chẳng <br />
hạn khi cô giáo tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch tác phẩm “Chú Dê đen” <br />
trẻ rất thích nhân vật chú Dê đen và hứng thú ghi nhớ<br />
đó là bởi trẻ tiếp nhận ngây thơ, không phân biệt thế giới nghệ thuật trong tác <br />
phẩm và hiện thực đời sống.<br />
Tiếp nhận văn học của trẻ em ít bị ràng buộc bởi lí trí và chứa đựng <br />
tưởng tượng mạnh mẽ. Ở trẻ em, tưởng tượng về cái có thật. Do vậy trẻ em <br />
rất dễ dễ bị cuốn hút bởi những hình tượng hoang đường kì vĩ, tác động mạnh <br />
vào trí tưởng tượng của các em như: Hình tượng cậu bé làng gióng vươn vai <br />
bỗng lớn thành một tráng sĩ, những chi tiết về sự hóa thân kì diệu của nhân <br />
vật,cô Tấm, phép màu kì lạ của “Quả Bầu tiên”…, Như vậy trí tưởng tượng <br />
phát triển sớm ở trẻ Mẫu giáo là một thứ của trời cho, có tính chất tiên nhiên, là <br />
tiền đề để cô giáo thực hiện tốt hoạt động đọc và kể tác phẩm<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học.<br />
* Qúa trình khảo nghiệm:<br />
Văn học là hình thức cơ bản cho trẻ làm quen với ngôn ngữ. Các tác phẩm <br />
văn học cho trẻ làm quen trong hoạt động này thường nằm trong chương trình, <br />
có nội dung phù hợp với chủ đề đang thực hiện và đã đạt kết quả sau.<br />
Trẻ biết rung động và yêu thích văn học có nhu cầu tham gia vào các hoạt <br />
động văn học nghệ thuật khi tiếp xúc với tác phẩm văn học thể hiện tình cảm <br />
yêu ghét rở ràng với nhân vật một cách tự nhiên nhẹ nhàn và sâu thấm.<br />
Trẻ làm quen với văn học ngay từ những bài hát ru đầu tiên mà trẻ ghi <br />
nhận qua lời ru à ơi của mẹ. Rồi trẻ được làm quen với bài thơ, câu đố, những <br />
câu chuyện lôi cuốn các cháu vào các hoạt động tập thể, hoạt động nhận thức. <br />
Hoàng Thị Thu Thuý – Trường MN Cư Pang 16<br />
Sáng kiến kinh nghiệm về một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn văn học<br />
<br />
<br />
Từ đó mà trẻ được mở rộng kiến thức xung quanh, phát triển vốn từ cũng như <br />
ngôn ngữ diễn đạt không những các cháu đọc thuộc những bài thơ, đồng dao, <br />
câu chuyện mà còn rất hồn nhiên, mạnh dạn mê say khi biểu diễn trẻ mạnh dạn <br />
khi giao tiếp những câu nói của trẻ đã khác đi rất nhiều so sánh đầu năm, trẻ đã <br />
nói trọn câu, biết dùng từ ngoài sự tưởng tượng <br />
* Kết quả khảo nghiệm:<br />
Quan điểm Giáo dục trẻ theo hướng Mầm non mới giáo viên là người <br />
hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động vui chơi tìm tòi khám phá. Trẻ hoạt <br />
động không bị áp đặt để phát huy năng lực bản thân, được trao đổi, được nhận <br />
xét nên trẻ trở nên năng động hơn.<br />
Sau khi thực hiện chuyên đề LQVH bản thân tôi không ngừng phấn đấu <br />
học tập, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp. Qua các