SKKN: Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục bằng giải pháp huy động các nguồn lực tham gia công tác giáo dục
lượt xem 156
download
Công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả. Tư duy giáo dục chậm đổi mới. Nguồn lực và nhân lực còn thiếu. Việc đầu tư cho giáo dục chưa tương xứng với mong muốn về yêu cầu chất lượng. Xuất phát từ những thực trạng cơ sở vật chất chưa đáp ứng tốt cho các hoạt động giáo dục của nhà trường. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục bằng giải pháp huy động các nguồn lực tham gia công tác giáo dục”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục bằng giải pháp huy động các nguồn lực tham gia công tác giáo dục
- BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Tiểu học Xuân Trường Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC BẰNG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC THAM GIA CÔNG TÁC GIÁO DỤC Người thực hiện: Vũ Thị Lan Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục 1 - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 1 (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: ....................................................... 1 (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN 1 Mô hình 1 Phần mềm 1 Phim ảnh 1 Hiện vật khác Năm học: 2011-2012
- BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Vũ Thị Lan 2. Ngày tháng năm sinh: 01-01-1966 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Trung Nghĩa, xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613751552 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0933326937 6. Fax: E-mail: 7. Chức vụ: Hiệu trưởng 8. Đơn vị công tác: Tiểu học Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: ĐHSP - Năm nhận bằng: 2009 - Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân khoa học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý Số năm có kinh nghiệm: 10 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Công tác huy động các nguồn lực tham gia công tác giáo dục + Đổi mới công tác đổi mới quản lí nhà trường
- I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp phát triển của đất nước. Là điều kiện để phát huy nguồn lực của con người. Xác định tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục. Trong những năm từ 1990 nhà trường được thành lập tách ra từ trường THCS. Trong giai đoạn này sự nghiệp giáo dục của tỉnh và huyện nhà nói chung cũng đang trên đà phát triển. Tuy nhiên còn chậm. Thực trạng cho thấy các nhà trường nói chung còn đang khó khăn về chất lượng đội ngũ còn yếu và còn thiếu. Điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu. Trong thời gian này trường Tiểu học Xuân Trường chỉ có 02 dãy phòng học gồm 14 phòng vừa là phòng học và phòng làm việc. Các bộ phận văn phòng cũng chỉ làm chung 01 phòng duy nhất. Sân trường rộng 3.200 m 2 nhưng là nền đất, bụi nhiều về mùa nắng và sói mòn về mùa mưa, học sinh còn phải học 3 ca. Đặc biệt phân hiệu ở xa điểm chính 4,5 km đường đất khó đi tại đây chỉ có 5 phòng, sân đất gồ ghề. Do điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn dẫn đến học sinh cũng hạn chế các hoạt động GDNG, các tiết thể dục học trên sân trường chưa đạt hiệu quả. Học sinh đi học sáng áo trắng, chiều áo đỏ bám đất do sân trường đất đỏ rất bụi. Dẫn đến hiệu quả các hoạt động công tác Đội, các phong trào trong năm không cao. Công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả. Tư duy giáo dục chậm đổi mới. Nguồn lực và nhân lực còn thiếu. Việc đầu tư cho giáo dục chưa tương xứng với mong muốn về yêu cầu chất lượng Xuất phát từ những thực trạng cơ sở vật chất chưa đáp ứng tốt cho các hoạt động giáo dục của nhà trường. Bản thân tôi đã nỗ lực huy động các nguồn lực, tìm ra những nguồn lực hỗ trợ giúp đỡ để tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường. Đó là lý do tôi chọn đề tài nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thông qua công tác “Huy động nguồn lực tham gia giáo dục”. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Từ năm 1999 Nghị định số 73/1999/NĐ-CP Nghị định của chính phủ đã đề cập rất nhiều đến chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân. Huy động các nguồn lực trong nhân nhân dân và trong các tổ chức mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động giáo dục. Nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục. Trong dự án giáo dục Tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã nêu rõ việc phát huy vai trò của cộng đồng, không chỉ huy
- động cộng đồng trong xây dụng CSVC mà trong quá trình Dạy học. Đã từ lâu có xu hướng ngày càng tăng việc hành chính hóa các cơ quan, tổ chức của nhà nước ở Việt Nam và trường học không phải là ngoại lệ. Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo sáng tạo và năng động. Biết nhìn nhận tình huống xã hội xung quanh trường để đua ra những quyết định chính xác thúc đẩy việc đào tạo của nhà trường đáp ứng yêu cầu của thực tế. Vậy yếu tố nào để giúp ta có thể quyết định đưa chất lượng hoạt động giáo dục của nhà trường đi lên. Đó chính là nguồn lực. Nguồn lực là tất cả những yếu tố và phương tiện mà hệ thống có quyền chi phối, điều khiển, sử dụng để thực hiện mục tiêu của mình, có thể chia nguồn lực ra các bộ phận khác nhau như nguồn nhân lực ( con người) nguồn tài lực ( tài chính) và nguồn vật lực ( là nguồn CSVC), nguồn lực thông tin. Với khái niệm trên tôi xin phân tích theo cách hiểu của mình về các nguồn lực. Nguồn nhân lực: Là lực lượng CBGV-CNV với năng lực chuyên môn của từng người tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Nhân lực và nguồn lực quan trọng nhất là vốn quý nhất để phát triển nhà trường. Do đó phải đảm bảo đủ về số lượng và đạt chuẩn về trình độ. Nguồn lực tài chính: Đây là khoản ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho hoạt động thường xuyên trong nhà trường, nguồn lực này chỉ đáp ứng chủ yếu là lương của Đội ngũ CBGV-CNV, còn kinh phí chi cho các hoạt động thường xuyên rất hạn chế. Nguồn lực vật chất: Là khoản trợ cấp, bổ sung cho những trường cần có sự trang bị cấp thiết. Nguồn lực này cấp rất hạn chế. Nguồn lực thông tin: Là những thông tin nắm được phục vụ cho việc ra quyết định giải quyết các nhiệm vụ. Là yếu tồ không thể thiếu được đối với bất cứ đơn vị nào. Dựa trên những nguồn thông tin đó để nhà trường có thể nắm bắt tâm tư nguyện vọng của PHHS để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Với cách hiểu nêu trên. Tôi nhận thấy rằng mình cần phải tập hợp các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài nhà trường, tranh thủ cơ hội tìm kiếm khai thác các nguồn lực cộng tác để phát triển nhà trường. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Như đã trình bày ở phần đầu về thực trạng CSVC của nhà trường còn rất khó khăn, việc đầu tiên tôi thực hiện là phải cải tạo môi trường học tập trước hết là cần phải bêtông hóa sân trường để học sinh có một sân chơi sạch sẽ và để thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động ngoài trời. Trong giai đoạn này đứng trước thực trạng về một ngôi trường còn thiếu thốn rất nhiều từ CSVC chưa đáp ứng tốt cho công tác Dạy và Học cho đến đội ngũ giáo viên về trình độ trên chuẩn chưa được nâng lên. Do đó bản thân tôi đã phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác xã hội hóa giáo dục để cải tạo cơ sở vật chất
- Công tác này tôi đã thực hiện và xin được trình bày trong 3 giai đoạn bằng những việc làm cụ thể như sau: a) Giai đoạn nhà trường từ năm 2004 - 2007 +Công tác tổ chức: Cùng với ban chấp hành Hội CMHS chúng tôi xây dựng kế hoạch thực hiện XHHGD về công tác huy động nguồn lực để cải tạo sân trường trong thời gian là 5 năm. Tiến hành xin chủ trương của chính quyền địa phương. Sau khi được sự chấp thuận chúng tôi tiến hành tuyên truyền. + Công tác tuyên truyền: Để thay đổi môi trường, tạo cho trẻ có sân chơi sạch sẽ. Tôi đã tuyên truyền đến toàn thể cha mẹ học sinh có con em học tại trường về yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục, điều trước tiên cần cải tạo bêtông hóa sân trường từ sân đất sói mòn nhiều về mùa mưa và bụi về mùa nắng. Giải thích cặn kẽ những ích lợi mà PHHS cùng nhà trường chăm lo cho các em. Khi được sự đồng thuận của PHHS tôi tiến hành vận động, ngoài việc PHHS đóng góp bằng tiền của thì tôi cũng kêu gọi sự ủng hộ bằng vật chất hoặc công lao động Ngoài ra tôi còn cùng với BCH Hội CMHS đi đến vận động các mạnh thường quân, các cơ sở kinh doanh và các tổ chức tôn giáo trên địa bàn xã thông qua lời ngỏ. Các nguồn vận động được giao cho BCH Hội quản lý và tổ chức thực hiện. Về phía nhà trường trên cơ sở tham mưu và có ý kiến đóng góp. Các thành viên trong BCH Hội được phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng, công trình được tiến hành dưới sự giám sát của PHHS và của địa phương. Được thực hiện trong 03 năm đã thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra. + Kết quả: Năm 2004- 2005 đã thực hiện bêtông được là: 610 m2 Năm 2005- 2006 đã thực hiện bêtông được là: 980 m 2 Năm 2006 - 2007 đã thực hiện bêtông được là: 820 m 2 Theo kế hoạch đề ra là 5 năm thì mới chỉ trong vòng 3 năm chúng tôi đã hoàn thành được chỉ tiêu. b. Giai đoạn nhà trường đang xây dựng: “Thời gian 1 năm 2008-2009”. Từ đầu năm học tháng 9 nhà trường mới ổn định học sinh đi vào nề nếp đến đầu tháng 10 năm 2008 đã phải bàn giao mặt bằng cho công trình xây dựng. trong thời gian này vì tiếc công sức đã cải tạo sân trường mà PHHS cùng nhà trường đã nỗ lực trong những năm qua. Do đó tôi đã huy động được 90 công lao động đến trường nạy các tấm đan ở sân trường tại điểm chính chuyển vào điểm lẻ cách điểm
- chính 4,5 km và làm sân cho học sinh. Tại điểm lẻ tôi cũng huy động được hơn 56 công để cải tạo sân trường Vận động được 5.500.000 đồng để di chuyển tài sản đi gửi và ổn định 5 điểm học tạm của học sinh trong thời gian xây trường. Vận động được 5 triệu để mướn công di dời 05 cây phượng hiện hữu tại điểm chính để khi công trình xây xong nhà trường có cây bóng mát. c. Giai đoạn nhà trường đã xây dựng xong “năm học 2009-2010”: Ngay từ đầu năm học sau khi nhận bàn giao trường mới một cơ sở có quy mô khá lớn các trang thiết bị như bàn ghế, tủ được trang bị đầy đủ nhưng nếu chỉ dừng lại ở một cơ sở được xây dựng, trang bị như thế nào thì sử dụng như thế đó thì thật đáng tiếc Trong thời gian này tôi cùng phối hợp với BCH Hội xây dựng kế hoạch, tiếp tục tuyên truyền đến PHHS các yêu cầu cần thiết cho việc xây dựng môi trường học tập thân thiện và đã vận động các nguồn lực từ phụ huynh học sinh may rèm cửa cho các lớp và mua cây kiểng cho nhà trường, trang trí trong và ngoài lớp học để tạo cho môi trường thân thiện hơn số tiền vận động trong năm là: 15.103.000 đồng Cuối năm 2010 nhà trường được công nhận trường học đạt “ Xanh, sạch, đẹp” và đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Mặc dù nhà trường đã đạt chuẩn Quốc gia nhưng không phải chỉ dừng lại ở đó. Năm 2010-2011 tôi tiếp tục vận động nguồn lực từ PHHS để mua cây kiểng, rèm cửa cho các phòng chức năng là: 19.467.000 đồng. Vận động được được số tiền 9.816.000 đồng để khen thưởng cho học sinh cuối năm học. Một quan điểm mà tôi thấy người quản lý cần thiết phải thực hiện đó là luôn phải làm mới phải có kế hoạch trong từng năm cho sự thay đổi môi trường học tập cho dù sự khác biệt thật nhỏ nhoi nhưng cũng góp phần cho việc nâng cao chất lượng, hoạt động của nhà trường. Việc trang trí cây kiểng, trong và ngoài lớp đã tạm ổn. Năm 2011-2012 tôi tiếp tục cùng với BCH Hội xây dựng kế hoạch huy động, vận động nguồn lực được 25.000.000 đồng trang bị sân chơi cho học sinh. Ngay từ đầu năm học tôi đã trang bị thêm 01 xà kép và 02 xích đu tạo cho học sinh có 01 sân chơi, bổ ích để giúp học sinh rèn kĩ năng vận động trong giờ ra chơi tạo cho học sinh tinh thần thoải mái sau những giờ học căng thẳng.
- III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Có thể nói công tác xã hội hóa giáo dục là yếu tố cần thiết để người quản lý nắm bắt thực hiện và diều quan trọng là phải biết phát huy, huy động các tổ chức, nguồn lực trong và ngoài nhà trường tham gia, điều này đã được chứng minh qua công tác huy động nguồn lực của nhà trường để cải tạo sân trường, làm đẹp cảnh quan sư phạm nhà trường cũng như trong việc trang bị sân chơi cho học sinh. Trong 03 năm liền tôi đã phối hợp với BCH Hội PHHS vận động được 62.980.000 đồng và 50 bao xi măng đã đổ bêtông sân trường được 2410 m2. - Qua 3 năm vận động và cải tạo sân trường, học sinh có một sân chơi sạch sẽ, cảnh quan của nhà trường đã có nhiều thay đổi đẹp hơn lên, điều này đã tạo được niềm tin yêu của PHHS và đã thu hút được học sinh đến trường khá đông, hạn chế rất nhiều tình trạng học sinh bỏ học. Nhà trường gặp nhiều thuận lợi trong công tác huy động nguồn lực, tạo được sự đồng thuận rất cao trong PHHS, các mạnh thường quân và cũng từ năm 2004-2005 mô hình này đã được nhân rộng trong toàn ngành, các trường trong huyện đã có nhiều chuyển biến, không chỉ huy động nguồn lực trong việc cải tạo sân trường, cảnh quan nhà trường mà còn huy động nguồn lực tham gia trong công tác dạy và học của nhà trường như PHHS sinh hoạt cùng với các em, nhất là trong các buổi hoạt động GDNG lên lớp. - Qua 02 năm trường đạt danh hiệu Chuẩn Quốc gia nhưng nhà trường không chỉ dừng ở đó mà vẫn tiếp tục đề ra mục tiêu xây dựng sân chơi cho học sinh nên trong 02 năm qua tôi vẫn tiếp tục công tác vận động nhằm bổ sung trang bị sân chơi cho học sinh, thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động GDNGLL điều này cũng góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục của nhà trường. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Huy động nguồn lực là một trong các hoạt động của công tác quản lý nhà trường. Sự lãnh đạo và quản lý của hiệu trưởng, các thầy cô giáo trong nhà trường ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn lực huy động bởi vì nhân tố này quyết định hiệu quả của việc huy động và sử dụng các nguồn lực. Nhận thức, hành động của mỗi thành viên trong nhà trường có thể tạo ra những giá trị nguồn lực cho nhà trường. - Các mối quan hệ của tổ chức nhà trường và mối quan hệ của mỗi thành viên trong trường với môi trường bên ngoài là những yếu tố tiềm năng khai thác và cung cấp nguồn lực cho nhà trường. * KHUYẾN NGHỊ: - Việc huy động nguồn lực để phát triển nhà trường phài đảm bảo tính hợp pháp và phù hợp với tình hình kinh tế ở địa phương. Không phải thích làm một việc gì đó là vận động. - Trong công tác huy động nguồn lực để phát triển nhà trường cần nắm được các yêu cầu cơ bản sau:
- + Mục tiêu đặt ra phải có ý nghĩa thực tiễn. + Phải có tính khả thi. (Tức là có khả năng thực hiện được) + Phải tạo được sự đồng thuận + Khai thác tốt các tiềm năng. Để công tác này đạt hiệu quả cần có quy trình thực hiện chu đáo là: phải lập kế hoạch huy động nguồn lực trong đó cần xác định các mục tiêu, xác định rõ ý tưởng về việc tổ chức và khai thác nguồn lực và lựa chọn các phương thức huy động để đạt mục tiêu đề ra. Trong thời gian làm công tác quản lý bản thân tôi đã rút được kinh nghiệm trong công tác huy động nguồn lực tham gia giáo dục và đã đạt được hiệu quả như đã trình bày trên. Mặc dù việc làm mới chỉ góp phần thay đổi đôi nét trong nhà trường nhưng cũng khẳng định được giá trị của công tác huy động và khai thác tiềm năng của các nguồn lực trong xã hội. để tiếp tục thực hiện việc huy động ngưồn lực tham gia giáo dục đạt hiệu quả cao trong những năm tiếp theo. Tôi xin đề xuất một số điều sau đây: * ĐỀ XUẤT 1. Đối với các cấp lãnh đạo: - Tạo điều kiện duyệt chủ trương cho phép các nhà trường được tổ chức huy động và vận động các nguồn lực tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường. -Tăng cường kiểm tra các nội dung liên quan đến công tác huy động nguồn lực để tránh những những lạm dụng trong công tác huy động nguồn lực một số nội dung không cần thiết. - Hỗ trợ trong công tác tuyên truyền đến nhân dân, đến các tổ chức, các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn về mục tiêu phát triển của nhà trường để có sự đồng thuận thống nhất cao trong công tác huy động và vận động nguồn lực. 2. Đối với nhà trường: - Người quản lý cần nắm bắt và xác định các mục tiêu cần thực hiện trong từng giai đoạn, chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong công tác tham mưu với ngành và các cấp lãnh đạo. - Điều hành mọi hoạt động của nhà trường nhằm mục đích có lợi cho người học, hướng tới mục tiêu chung, không vì lợi ích cá nhân. Trên tinh thần bình đẳng, không thiên vị hay o ép, biết lắng nghe và xử lý thông tin chính xác.
- V.TÀI LIỆU THAM KHẢO - Nghị Định số 73/NĐ-CP/ 2009 Nghị định của chính phủ và Thông tư, văn bản của các cấp về công tác Xã hội hóa giáo dục. - Tài liệu tập huấn về công tác phối hợp gia đình và cộng đồng xây dựng môi trường học tập và thân thiện của Bộ giáo dục và Đào tạo. Dự án Giáo dục Tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. - Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore. Chuyên đề 6 Của Bộ giáo dục và Đào tạo. Ghi tên tài liệu tham khảo và tên tác giả đã được sử dụng trích dẫn trong sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Vũ Thị Lan
- BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Phòng GD-ĐT Xuân Lộc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Xuân Lộc, ngày 17 thán 01 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học:2011-2012 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: .................................................................................................. ............................................................................................................................................... Họ và tên tác giả: .................................................... Chức vụ: ............................................. Đơn vị: .................................................................................................................................. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục 1 - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 1 - Phương pháp giáo dục 1 - Lĩnh vực khác: ........................................................ 1 Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 1 Trong Ngành 1 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới 1 - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 1 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1 - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1 - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 1 - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 1 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
- BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Xuân Lộc, ngày 17 tháng 01 năm 2012 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011-2012 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: .................................................................................................. ............................................................................................................................................... Họ và tên tác giả: .................................................... Chức vụ: ............................................. Đơn vị: .................................................................................................................................. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục 1 - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 1 - Phương pháp giáo dục 1 - Lĩnh vực khác: ........................................................ 1 Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 1 Trong Ngành 1 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới 1 - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 1 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1 - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1 - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 1 - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 1 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt 1 Khá 1 Đạt 1 Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
- (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề phổ thông tại Trung tâm kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp tỉnh Đồng Nai
13 p | 1054 | 184
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc quản lý chăm sóc sức khỏe học sinh ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú
18 p | 1245 | 98
-
SKKN: Các giải pháp thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở trường Tiểu học Trần Quý Cáp (xã Tam Ngọc – thành phố Tam Kỳ)
18 p | 931 | 71
-
SKKN: Một vài biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại trường TH Lê Thị Hồng Gấm thành phố Tam Kỳ
19 p | 1084 | 68
-
SKKN: Một số kinh nghiệm xây dựng trường đạt trường chuẩn quốc gia ở đơn vị vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
12 p | 1084 | 68
-
SKKN: Một số biện pháp thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT số 3 – Bảo Thắng
17 p | 530 | 61
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại trường Tiểu học Yên Phương
22 p | 310 | 60
-
SKKN: Một số giải pháp thực hiện công tác Phổ cập giáo dục trung học huyện Mỏ Cày Nam
10 p | 559 | 55
-
SKKN: Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục ở trường mầm non Cát Bi (2013-2014)
29 p | 354 | 45
-
SKKN: Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục ở trường mầm non Cát Bi
20 p | 524 | 42
-
SKKN: Đổi mới công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tại trường THPT số 2 thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
12 p | 267 | 41
-
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục ở trường Tiểu học Mỹ Thuỷ
14 p | 325 | 37
-
SKKN: Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội góp phần “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
10 p | 196 | 37
-
SKKN: Một số biện pháp trong công tác quản lý nhằm đem lại hiệu quả về hoạt động ngoại khóa đối với học viên tại Trung tân Giáo dục thường xuyên huyện Văn Bàn hiện nay
20 p | 186 | 32
-
SKKN: Hiệu trưởng chỉ đạo công tác chủ nhiệm ở cấp trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay
33 p | 200 | 26
-
SKKN: Một số giải pháp “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
10 p | 208 | 16
-
SKKN: Một số kinh nghiệm bước đầu trong việc huy động nguồn lực tài chính thực hiện công tác xã hội
12 p | 142 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn