Đề tài: Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục <br />
Trường Mầm non<br />
I. Phần mở đầu: <br />
I.1. Lý do chọn đề tài.<br />
Như chúng ta đã biết công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường là một vấn <br />
đề vừa là tư tưởng lớn vừa là vận động, vừa là giải pháp đồng thời lại chính là <br />
con đường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo.<br />
Nghị quyết số 90 ngày 21/8 / 1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ <br />
trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục y tế, văn hóa chỉ rõ: bản chất của xã hội <br />
hóa công tác giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các từng lớp <br />
nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước.<br />
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, với đặc điểm, tính chất của bậc học giáo <br />
dục mầm non, thì đòi hỏi tính xã hội hội hóa càng cao, việc giáo dục cho các cháu <br />
mầm non rất quan trọng, là nền tảng giúp các cháu phát huy đầy đủ tư chất của <br />
mình ở những bậc tiếp theo, sự gắn bó giữa gia đình và nhà trường là yếu tố giúp <br />
trẻ phát triển toàn diện.<br />
Để thực hiện tốt việc giáo dục và chăm sóc các cháu trong trường mầm non, <br />
không chỉ có trách nhiệm của nhà trường và giáo viên mà còn có vai trò không thể <br />
thiếu được của các bậc phụ huynh và toàn xã hội có được cộng đồng trách nhiệm <br />
tốt của nhà trường gia đình và xã hội thì công tác chăm sóc giáo dục cháu mầm <br />
non mới đạt hiệu quả tốt,chất lượng giáo dục trường mầm non ngày càng nâng <br />
cao.<br />
Từ lý do trên là người cán bộ quản lý trường mầm non, tôi nhận thức được vai <br />
trò công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường là hết sức cấp thiết để góp phần <br />
nâng cao chất lượng trong nhà trường nên tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm quản lý <br />
thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục Trường Mầm non ” để nghiên cứu <br />
nhằm rút ra những biểu biết trong quá trình làm công tác quản lý.<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn về xã hội hóa công tác Giáo dục tôi <br />
xin đưa ra một số biện pháp tổ chức xã hội hóa công tác Giáo dục ở địa phương và <br />
ở đơn vị mình. Nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục góp phần tạo ra sức <br />
mạnh tổng hợp, toàn diện cả về nhân lực, tài lực, vật lực. Huy động cả cộng <br />
đồng tham gia làm công tác giáo dục để nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất và <br />
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia trong <br />
giai đoạn tới.<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
1<br />
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang, Xã Dur <br />
Kmăn, Huyện Krông Ana, Tỉnh Đăk lăk.<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Áp dụng ở trường Mầm non ở vùng có học sinh Dân tộc thiểu số khó khăn, <br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Để thực hiện đề tài này, tôi đã áp dụng các phương pháp sau:<br />
a.Phương pháp trò chuyện:<br />
Thông qua các buổi sinh hoạt, hổi họp, các đại hội trong nhà trường,vào giờ <br />
đón trả trẻ hàng ngày để tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi với các đối tượng như: phụ <br />
huynh học sinh, các giáo viên để giúp tôi hiểu rõ nhận thức và ý kiến của các đối <br />
tượng trên về công tác xã hội hóa giáo dục.<br />
b. Phương pháp quan sát.<br />
Tôi đã dành thời gian để quan sát các hoạt động trong nhà trường như:<br />
Hội giảng giáo viên giỏi<br />
Hội thi bé khoẻ, bé ngoan.<br />
Hội nghị bé khéo tay<br />
Đại hội phụ huynh học sinh.<br />
Các buồi sinh hoạt, ngày hội sơ kết khi quan sát tôi chú ý đến tinh thần thái độ <br />
của các bậc phụ huynh học sinh trong việc kết hợp chăm sóc giáo dục nhận thức <br />
trách nhiệm của phụ huynh học sinh qua các hội thi cho giáo viên, các cháu và kết <br />
quả đạt được.<br />
c. Phương pháp thống kê:<br />
Tôi đã tập hợp và thống kê đối chiếu số liệu các hoạt động trường mẫu giáo <br />
Hoa Pơ Lang và sự tích cực hỗ trợ của hội phụ huynh học sinh từ năm học 2013<br />
2014 đến năm học 2014 – 2015 như sau:<br />
Kết quả thi đua, danh hiệu nhà trường.<br />
Kết quả phong trào chuyên môn<br />
Kết quả các hội thi cháu<br />
Sức khỏe cháu và duy trì sĩ số cháu.<br />
Sự đóng góp của phụ huynh học sinh cho các hoạt động nhà trường.<br />
d. Phương pháp dự giờ<br />
Tôi cùng với tổ chuyên môn dự giờ được 86 tiết, qua hội giảng, thanh tra toàn <br />
diện, xây dựng chuyên đề, xây dựng tiết mẫu, Qua đó tôi nắm bắt được cơ bản <br />
<br />
2<br />
chất lượng chuyên môn giáo viên và các lớp, hiểu được sự kết hợp ủng hợp từ <br />
phía phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
II. Phần nội dung <br />
II.1. Cơ sở lý luận<br />
Dựa và những cơ sở sau đây để xây dựng lý luận cho đề tài nghiên cứu.<br />
Quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước qua văn kiện Đại <br />
hội VII lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và các Nghị định, quyết <br />
định của Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br />
Nhận thức về kế hoạch hoạt động của Hội phụ huynh học sinh trong việc <br />
xã hội hóa giáo dục.<br />
Văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII. Đặc biệt chú <br />
trọng về chủ trường xã hội hóa trong hoạt động giáo dục.<br />
Luật giáo dục của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam <br />
(01/2/1998) tôi nghiên cứu những điều kiện có liên quan về trách nhiệm của <br />
phụ huynh với nhà trường.<br />
Nghị quyết của Chính phủ số 90 ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ <br />
trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa. Tôi nghiên cứu kỹ <br />
về chủ trương xã hội hóa trong hoạt động giáo dục.<br />
II.2.Thực trạng<br />
Trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang được thành lập năm 1996 thuộc xã Dur <br />
Kmăn; thuộc vùng đặc biệt khó khăn, được phong tặng xã Anh hùng Lực lượng vũ <br />
trang năm 2002; Đa số nhân dân là đồng bào DTTS; đời sống kinh tế của người <br />
dân còn nhiều khó khăn. Chủ yếu là trồng cây lúa nước. Nhà trường gồm có 8 <br />
điểm học nằm rãi rác ở các thôn buôn<br />
* Đặc điểm về đội ngũ cán bộ GVNV:<br />
Tổng số có 40 cán bộ GVNV, trong đó: BGH có 03 đ/c, GV có 33 đ/c, NV <br />
phục vụ có 4 đ/c. Số CBVC biên chế: 25; <br />
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: GV đứng lớp 100% đạt chuẩn, Trên <br />
chuẩn có 19 đ/c đạt 47,5%. Đội ngũ giáo viên luôn thay đổi<br />
Đặc điểm về CSVC: Có 18 lớp, Trong đó có 1 lớp Tư thục; bếp đảm bảo <br />
VSATTP, <br />
+ Trang thiết bị chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ còn thiếu thốn nhiều <br />
đồ dùng đồ chơi trong trường đảm bảo an toàn vệ sinh đẹp, được sắp xếp hợp <br />
lý.<br />
Đặc điểm về học sinh:<br />
<br />
3<br />
+ Tổng số có 424 cháu/ 18 lớp. Trong đó: Nhà trẻ 4 nhóm: 62 trẻ, MG bé + nhỡ <br />
4 lớp: 234 trẻ, MG lớn 8 lớp – 150 trẻ <br />
+ Phụ huynh học sinh: Đa số có trình độ dân trí thấp, ủng hộ mọi hoạt động của <br />
nhà trường.<br />
a.Thuận lợi, Khó khăn:<br />
Thuận lợi<br />
Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, nhà nước, <br />
các đoàn thể ban ngành và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo <br />
phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà trường.<br />
Đội ngũ Cán bộ, giáo viên nhà trường trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy, tâm <br />
huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, <br />
hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ <br />
chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân.<br />
Hội Cha mẹ học sinh của trường rất quan tâm, chăm lo đến việc học tập <br />
của các cháu, tích cực tham gia hỗ trợ vào các hoạt động của nhà trường. <br />
Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp vượt kế hoạch được giao. <br />
Khó khăn: <br />
Trường có 8 điểm học cách xa nhau. Đường sá đi lại khó khăn, phức tạp; <br />
mùa mưa lầy lội; có điểm học đã xa mà lại phải vượt qua đèo khúc khuỷu…<br />
Cơ sở vật chất do sử dụng đã trên 20 năm và xây dựng không cùng giai <br />
đoạn nên chất lượng đã xuống cấp trầm trọng và quy mô cũng chưa phù hợp mầm <br />
non.<br />
Số lượng giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đạt <br />
trên chuẩn còn nhiều. Giáo viên vừa đi học, vừa đi làm nên ảnh đến chất lượng <br />
giáo dục và hiệu quả công tác. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo <br />
viên không đồng đều. Nhiều giáo viên mới ra trường trình độ tay nghề còn non <br />
nên cũng ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong <br />
nhà trường.<br />
Qua khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm còn thấp, so với yêu cầu thì <br />
chưa đảm bảo. <br />
b.Thành công hạn chế<br />
Trong khi vận dụng đề tài này vào thực tế nhà trường Mẫu giáo Hoa Pơ <br />
Lang, một gặp một số hạn chế như:<br />
Mới đi vào khuôn khổ, nề nếp, quy củ thì hầu hết giáo viên rất khó chịu, <br />
không đồng tình, nhiều đồng chí tỏ ý phản đối...<br />
<br />
4<br />
Xây dựng đội ngủ cán bộ cốt cán để ủng hộ đề tài này rất tốn nhiều thời <br />
gian và năng lực; bởi vì họ còn hạn chế về năng lực lãnh đạo...<br />
Tuy nhiên, Vẫn có những thành công nhất định để áp dụng đề tài này cho <br />
nhà trường: đó là được sự ủng hộ của tận tình của chính quyền địa phương, các <br />
đoàn thể trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là chi bộ nhà trường và ban đại diện <br />
cha mẹ học sinh <br />
c.Mặt mạnh mặt yếu<br />
Trong quá trình thực hiện đề tài này; chúng tôi có những mặt mạnh sau: <br />
Đội ngũ giáo viên trẻ chiếm tỷ lệ 80% trên tổng số Cán bộ viên chức; số <br />
giáo viên này được đào tạo trình độ chính quy, rất bài bản.<br />
Kịp thời xây dựng các đoàn thể trong nhà trường đi vào hoạt động ổn định, <br />
nề nếp; nhất là Chi bộ( có 11 đảng viên)<br />
Tuy nhiên chúng tôi gặp một số mặt yếu như: giáo viên mới tuyển dụng <br />
hầu hết từ khi ra trường chưa được đứng lớp giảng dạy, do đó trình độ chuyên <br />
môn và nhất là thực hiện chương mình Giáo dục MN mới còn rất hạn chế.<br />
Do đặc thù của nhà trường nên đội ngũ giáo viên luôn luân chuyển, thay đổi <br />
liên tục ở các năm trước đây; nhà trường biến thành nơi rèn luyện chuyên môn <br />
vững vàng cho giáo viên rồi lại chuyển đi. <br />
e. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…<br />
Nguyên nhân thành công của công tác xây dựng xã hội hóa giáo dục trường <br />
mầm non, theo tôi bước đầu đã thành công nhờ các yếu tố chính<br />
* Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động của người quản lý<br />
* Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiêm túc. <br />
* Thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý của người Hiệu trưởng.<br />
* Bồi dưỡng đội ngũ toàn diện về nhận thức và hành vi.<br />
* Xây dựng ý thức tự giác, phát huy tinh thần trách nhiệm cao, làm việc vì <br />
danh dự.<br />
* Không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện bản thân để có được những <br />
phẩm chất đạo đức và phẩm chất năng lực của người cán bộ quản lý để hoàn <br />
thành được nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.<br />
f.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra<br />
Tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể để quán triệt các văn bản, nghị quyết của <br />
Ngành, chỉ đạo quản lý nhà trường thông qua các quy chế... để nâng cao trình độ <br />
nhận thức tư tưởng cho đội ngủ giáo viên, nhân viên trong nhà trường<br />
<br />
<br />
5<br />
Nội quy, quy chế của ngành, Điều lệ trường Mầm non được học tập tới <br />
100% cán bộ GV đầu năm học.<br />
Quy chế chuyên môn, chương trình, kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ, <br />
thực hiện đổi mới tại 100% nhóm – lớp, các chuyên đề được triển khai thực hiện <br />
tốt.<br />
Quy chế tuyển sinh được thông báo công khai sau khi được giao chỉ tiêu từ <br />
đầu tháng 7 hàng năm. <br />
Quy định về lương – công tác tài chính : Thực hiện nghiêm túc chế độ <br />
chính sách của các cấp, các ngành . Xét duyệt lương đúng đối tượng, đúng tiêu <br />
chuẩn. Thu chi theo quy định của cấp trên – Có quy chế chi tiêu nội bộ được thông <br />
qua Hội nghị Viên chức hàng năm.<br />
Thực hiện dân chủ hoá: Chính quyền cùng Công đoàn – Đoàn Thanh niên <br />
dưới sự lãnh đạo của Chi bộ xây dựng được quy chế thực hiện dân chủ trong <br />
nhà trường, quy chế làm việc trong BGH, quy chế phối hợp giữa chính quyền và <br />
Công đoàn.<br />
Mọi chủ trường của nhà trường đều được thông qua liên tịch và hội đồng GV, <br />
Hiệu trưởng là người phải ra quyết định và chịu trách nhiệm hoàn toàn về quyết định <br />
đó.<br />
Xây dựng cao ý thức tự giác của cán bộ GV – NV <br />
BGH luôn gương mẫu từ lời nói tới việc làm.<br />
GV đạt khá chuẩn trong nhận thức và hành vi, tỉ lệ GV đạt khá tốt có <br />
chiều hướng tăng rõ sau khi áp dụng các biện pháp tích cực. Tuy nhiên vẫn còn <br />
hạn chế một số GV cắt xén thao tác, quy chế chuyên môn, đối phó khi kiểm tra.<br />
Nhân viên : Có nhiều cố gắng trong công tác, có tiến bộ trong thực hiện <br />
giờ giấc làm việc, giao tiếp với mọi người xung quanh, Không còn nhân viên nào <br />
có sức ỳ, chưa tự giác, nhận lỗi rồi lại tái phạm, trong các hoạt động của nhà <br />
trường<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp: <br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Tôi xin trình bày một số biện pháp dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm với đề <br />
tài : Kinh nghiệm quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục Trường Mầm <br />
non nhằm mục đích:<br />
+ Tổng hợp lại toàn bộ kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình xây <br />
dựng quản lý thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục tại trường Mẫu giáo Hoa Pơ <br />
Lang.<br />
<br />
<br />
6<br />
+ Nhắc lại những biện pháp đó để một lần nữa cùng đội ngũ cán bộ GVNV <br />
trong nhà trường duy trì, củng cố và nâng cao hơn nữa vấn đề “ quản lý thực hiện <br />
công tác xã hội hóa giáo dục ” trong giai đoạn tiếp theo.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Trong khi thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các giải pháp cụ thể như sau:<br />
Giải pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ địa phương, cán bộ, <br />
giáo viên nhà trường và cộng đồng phụ huynh trên địa bàn để mọi người thấy <br />
được ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non.<br />
Là hiệu trưởng nhà trường tôi xác định công tác xã hội hóa giáo dục muốn <br />
thực hiện tốt trước tiên phải làm tốt công tác tham mưu: cần trình bày giải thích <br />
để chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là cha mẹ các cháu <br />
hiểu được từng nội dung yêu cầu trong nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ của nhà <br />
trường để từ đó có sự đồng thuận và ủng hộ tích cực; cụ thể nếu trang thiết bị <br />
được sửa chữa bổ sung kịp thời tạo điều kiện cho đội ngũ thực hiện tốt nhiệm <br />
vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.<br />
Trước tiên chúng tôi phối hợp với chính quyền địa phương triển khai đến <br />
tận cán bộ giáo viên nhà trường và các cán bộ ban ngành đoàn thể học tập các chỉ <br />
thị Nghị Quyết của Đảng, của nhà nước về công tác đẩy mạnh xã hội hóa giáo <br />
dục mà cụ thể xã hội hóa giáo dục mầm non.<br />
Xây dựng kế hoạch lịch tuyên truyền xuyên suốt có sự đầu tư ở một số thời <br />
điểm, tận dụng triệt để các cuộc hội họp, sinh hoạt của chi bộ, của các đoàn thể, <br />
các buổi tổ chức lễ hội.<br />
Phát huy đội ngũ tuyên truyền của nhà trường, truyền thanh xã về các hoạt <br />
động hội thi, lễ hội, các phong trào của nhà trường, tuyên truyền nêu gương tốt <br />
các các cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh có thành tích tốt trong phong trào <br />
xã hội hóa giáo dục mầm non .<br />
Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phối hợp với tổ y tế, hội phụ nữ, <br />
ban nhân dân thôn, Trạm Y tế Xã, ban đại diện phụ huynh học sinh hỗ trợ tuyên <br />
truyền những nội dung nuôi dạy trẻ sát với thực tế nâng cao kiến thức chăm sóc <br />
giáo dục trẻ và việc huy động trẻ trong độ tuổi đến trường .<br />
Tại nhà trường tôi chú trọng phối hợp với phụ huynh chủ động tổ chức <br />
tuyên truyền với nhiều hình thức như: Tổ chức hội thi "Bé khỏe bé ngoan, thi an <br />
toàn giao thông, biểu diễn thời trang, tiếng hát cô giáo và trẻ mầm non hát dân ca, <br />
bé tập làm nội trợ " Tổ chức các buổi truyền thông qua các hoạt động như: Khai <br />
giảng năm học mới, tết trung thu, sơ kết, tổng kết... góp phần tạo sự chuyển biến <br />
trách nhiệm của nhân dân, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục.<br />
Giải pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên.<br />
Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, trong đó <br />
có công tác xã hội hóa giáo dục. Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trước hết <br />
về nhận thức của ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải hiểu <br />
7<br />
rõ vai trò của mình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, từ đó làm cho phụ huynh <br />
hiểu tin tưởng và tín nhiệm bằng những việc làm cụ thể của mình. Vì vậy cán bộ, <br />
giáo viên, nhân viên phải tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu phải có tài có tâm, mặt <br />
khác nhà trường thường xuyên bồi dưỡng tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về <br />
kiến thức quản lý giáo dục, mở chuyên đề, thao giảng, dự giờ, học hỏi các đơn vị <br />
bạn, bồi dưỡng qua các hội thi, tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, triển <br />
khai các công văn, chỉ thị, quyết định của pháp luật liên quan đến xã hội hóa giáo <br />
dục cho cán bộ giáo viên, bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tuyên truyền, tạo điều <br />
kiện cho cán bộ giáo viên đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ <br />
chuyên môn nghiệp vụ, đánh giá thi đua bằng kết quả giáo dục, bằng dư luận của <br />
phụ huynh học sinh ... Ngoài ra còn đẩy mạnh phong trào thi đua '' Dạy tốt, học tốt <br />
'' thực hiện nghiêm túc quy định của đạo đức nhà giáo, gắn với nội dung cuộc vận <br />
động '' Dân chủ kỷ cương tình thương trách nhiệm '' với thực hiện chuẩn nghề <br />
nghiệp giáo viên mầm non; tăng cường rèn luyện tư cách đạo đức, phẩm chất, lối <br />
sống lương tâm nghề nghiệp, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng '' Trường <br />
học thân thiện, học sinh tích cực '', '' Cuộc vận động mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm <br />
gương đạo đức tự học và sáng tạo''...<br />
Giải pháp 3 : Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ<br />
Chất lượng chăm sóc giáo dục là tiền đề quan trọng để tạo niềm tin cho <br />
phụ huynh và là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng xã hội ... Tích cực thực hiện các <br />
biện pháp giáo dục, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày giúp trẻ khỏe mạnh, <br />
phát triển toàn diện, thực hiện lịch khám sức khỏe, cân, đo, theo dõi đánh giá sức <br />
khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, Tuyên truyền cho cha mẹ trẻ bồi dưỡng riêng <br />
cho trẻ như cho trẻ uống sữa, trái cây, pho mát... cho trẻ suy dinh dưỡng, yêu cầu <br />
phụ huynh quan sát kiểm tra bữa ăn của trẻ, kết hợp việc tuyên truyền giáo dục <br />
theo từng chủ đề. Vận động phụ huynh ủng hộ đồ dùng đồ chơi phục vụ các chủ <br />
đề học của trẻ mở các buổi chuyên đề, tọa đàm có phụ huynh tham gia, phụ huynh <br />
ủng hộ khen thưởng qua các hội thi, khen thưởng sơ kết, tổng kết...<br />
Trường xác định điều đó và coi việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục <br />
của nhà trường là biện pháp thiết thực, có tính thuyết phục cao với phụ huynh học <br />
sinh nhằm thực hiện xã hội hóa chất lượng được nhà trường chú ý nhiều vấn đề <br />
như:<br />
* Đối với cháu:<br />
Trong năm tổ chức nhiều hội thi: bé khoẻ bé ngoan, bé khéo tay, bé tìm hiểu về <br />
luật an toàn giao thông. Gia đình người công dân tí hon với kết quả cao 80% trở <br />
lên.<br />
Thông qua các chuyên đề trong năm như: lễ giáo, phát triển vận động tạo <br />
hình âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh, làm quen với toán. Tìm hiểu về <br />
môi trường, biển hải đảo, Các cháu mở rộng hiểu biết tư duy độc lập sáng tạo, <br />
<br />
8<br />
biết hợp tác trong hoạt động nhanh nhẹn và thông minh tạo niềm tin trong phụ <br />
huynh học sinh.<br />
Công tác chăm sóc sức khoẻ tổ chức thực hiện theo các nội dung như: khám <br />
sức khoẻ định kỳ, chăm sóc răng miệng, cân đo định kỳ, vệ sinh phòng bệnh, an <br />
toàn trong ăn uống, đảm bảo an toàn cho trẻ. Đặc biệt cháu có sự phát triển tốt <br />
Hạn chế trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và nhẹ cân điều này làm cho phụ huynh <br />
học sinh rất phấn khởi, an tâm khi bé đến trường.<br />
* Đối với giáo viên:<br />
Tập thể sư phạm không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn, văn hóa, bồi <br />
dưỡng chất lượng chuyên môn thông qua các hoạt động như: Hội giảng giáo viên <br />
giỏi, Hội thi các chuyên đề , thanh tra chuyên môn, dự giờ, thăm lớp, phấn đấu đạt <br />
chuẩn hóa giáo viên mầm non và đầu tư sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất <br />
lượng chuyên môn. Phấn đấu từ 7/30 có trình độ trung học sư phạm thì nay có <br />
100% giáo viên đạt chuẩn trung học sư phạm. Hiện nay có 14/32 giáo viên đạt <br />
trình độ trên chuẩn,27/32 giáo viên hoàn thành chương trình tin học A để phục vụ <br />
soạn giảng trên vi tính. <br />
Cơ sở vật chất là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn tốt, vì vậy nhà <br />
trường có nhiều cố gắng xây dựng môi trường sư phạm ngày càng khang trang, <br />
sạch đẹp để các cháu được vui chơi học tập.<br />
Công tác xã hội hóa giáo dục và nâng cao chất lượng nhà trường có mối quan <br />
hệ qua lại mật thiết với nhau. Xã hội hóa giáo dục tốt sẽ tạo điều kiện cho nhà <br />
trường phát triển tốt và ngược lại nhà trường nâng cao chất lượng, uy tín cao thì <br />
công tác xã hội hóa trong nhà trường càng mạnh mẽ.<br />
Giải pháp 4: Xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm<br />
Chủ trương của nhà trường là tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp <br />
cho toàn bộ khuôn viên trong và ngoài lớp học mà không tốn khoản kinh phí nào. <br />
Chúng tôi đã phát động phong trào '' tạo màu xanh cho trường, lớp'' các bậc phụ <br />
huynh của mỗi lớp thi đua tặng các cây xanh nhỏ để tên trẻ vào bình cây xanh, <br />
ngoài các bình cây xanh nhỏ vận động phụ huynh ủng hộ cây kiểng trồng ngoài <br />
sân, nhờ vậy khuôn viên trường tạo được màu xanh tươi mát.<br />
Nhà trường phối hợp với các đoàn thể vận động 100% CBGVNV đóng góp <br />
trên 30 ghế đá lưu niệm cho trường; có ghi tên và ngày ra trường;<br />
<br />
Nhà trường đã huy động các đoàn thể, Cha mẹ học sinh trồng nhiều cây cảnh, <br />
cây bóng mát; tạo môi trường xanh sạch đẹp thân thiện.<br />
<br />
Tất cả đã tạo nên được một môi trường thân thiện, để cho trẻ ''Mỗi ngày đến <br />
trường là một ngày vui''. Có thể nói trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang đã tạo được <br />
<br />
9<br />
cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp, đồ dùng đồ chơi được làm tự nguyên vật <br />
liệu rẻ tiền nhưng giá trị sự dụng đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
Giải pháp 5: Huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực huy động <br />
từ sự đóng góp của cha mẹ học sinh.<br />
<br />
Ngoài chế độ quy định về các khoản thu, ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp <br />
chủ động bàn với ban giám hiệu nhà trường cùng phối hợp đề xuất của ban giám <br />
hiệu nhà trường xây dựng qũy hội, huy động sự hảo tâm của các phụ huynh học <br />
sinh, đề ra kế hoạch thu và sử dụng, sau đó thống nhất trong hội nghị phụ huynh <br />
học sinh toàn trường. Xây dựng quy chế phối hợp giữa hội đồng giáo dục nhà <br />
trường với ban đại diện cha mẹ học sinh phù hợp với đặc điểm, hoạt động của <br />
nhà trường: Tham gia giám sát các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, phối hợp tổ <br />
chức các ngày lễ hội, khen thưởng giáo viên giỏi, bé khỏe bé ngoan, cháu ngoan <br />
Bác Hồ, lễ hội mừng xuân và một số hội thi khác, trợ cấp cho trẻ có hoàn cảnh <br />
khó khăn, Song song với việc huy động nguồn lực, quản lý chặt chẽ các nguồn lực <br />
được huy động là khâu quan trọng nhằm bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm <br />
kinh phí. Nhà trường củng cố vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh, ban đại <br />
diện cha mẹ học sinh trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động cùng nhà trường. <br />
Ban đại diện giám sát các nguồn huy động việc chi và sử dụng vào các mục đích <br />
công khai rõ ràng, hàng năm tổng kết đánh giá các mặt mạnh mặt yếu, đề ra giải <br />
pháp khắc phục, thông báo trong cuộc họp phụ huynh toàn trường.<br />
- Giải pháp 6: Cách phối kết hợp với phụ huynh học sinh và địa phương.<br />
Lãnh đạo nhà trường ngoài việc tham mưu chặt chẽ với ngành để nắm bắt <br />
chủ trương và ý kiến chỉ đạo của Phong Giáo dục và Đào tạo về thực hiện xã hội <br />
hóa trong nhà trường cần nhạy bén xác định đối tượng, phối kết hợp là phụ huynh <br />
học sinh và địa phương để chọn cách phối kết hợp chặt chẽ và thực hiện có hiệu <br />
quả.<br />
* Phụ huynh học sinh :<br />
Nhà trường có mối liên hệ với các bậc Cha mẹ học sinh thông qua Ban chấp <br />
hành Hội Cha mẹ học sinh hàng năm bầu ra. Xác định rõ trách nhiệm của Hội Cha <br />
mẹ học sinh để đi vào hoạt động thực hiện.<br />
Căn cứ vào tình hình phát triển nhà trường Hội Cha mẹ học sinh nhà trường <br />
xây dựng kế hoạch vận động xã hội hòa trong năm học kế hoạch cần lưu ý phải <br />
tính phù hợp và mang tính thuyết phục trong Cha mẹ học sinh . Bàn bạc thống <br />
nhất với ban chấp hành hỏi về kế hoạch và cùng Ban chấp hành Hội tuyên truyền <br />
vận động cho các bậc Cha mẹ học sinh nhận thức và cũng đồng tình đi vào thực <br />
10<br />
tế, lãnh đạo nhà trường và Ban chấp hành hội Cha mẹ học sinh định kỳ họp để <br />
thống nhất từng bước thực hiện kế hoạch cũng như đánh giá được những vận <br />
dụng kịp thời.<br />
Trong khi thực hiện từng bước cần chú ý những vấn đề lớn quan trong sau:<br />
Sử dụng định mức và hiệu quả các nguồn kinh phí của Cha mẹ học sinh <br />
đóng góp, tăng cường công tác thanh tra các nguồn quỹ do Cha mẹ học sinh <br />
đóng góp công khai tài chánh rộng rãi trong Cha mẹ học sinh để tạo sự tín <br />
nhiệm từ phía phụ huynh học sinh.<br />
Tạo điều kiện cho Cha mẹ học sinh giám sát vào các công trình xây dựng, <br />
sửa chữa của nhà trường sẽ tạo cho Cha mẹ học sinh tinh thần trách nhiệm <br />
cao hơn và mối quan hệ giữa nhà trường và Cha mẹ học sinh càng chặt chẽ <br />
hơn.<br />
Phát huy dân chủ trong Cha mẹ học sinh lắng nghe và nghiên cứu các ý kiến <br />
đóng góp của Cha mẹ học sinh về các hoạt động trong nhà trường để cùng <br />
Ban chấp hành hội tìm cách giải quyết.<br />
Tuyên truyền rộng rãi trong Cha mẹ học sinh về hoạt động chuyên môn của <br />
nhà trường, thông qua việc thực hiện các chuyên đề, việc tổ chức hội thi, các <br />
cháu để Cha mẹ học sinh có điều kiện được hiểu những kiến thức về nuôi <br />
dạy cháu theo khoa học. Những nội dung cơ bản của chương trình nhà <br />
trường thực hiện để giúp cho hội thi chuyên để đạt kết quả tốt và được sự <br />
kết hợp giáo dục cháu khi ở gia đình.<br />
Tập thể sư phạm nhà trường trước hết phải tự khẳng định mình, cố gắng <br />
vươn lên về mọi mặt, nâng cao chất lượng chuyên môn tạo ra sự uy tín và <br />
niềm tin với Cha mẹ học sinh và tất nhiên xã hội hóa sẽ tín nhiệm tập thể sư <br />
phạm và quan tâm chăm lo nâng cao đời sống cho tập thể giáo viên xứng <br />
đáng với công sức, tâm huyết mà giáo viên đã dành cho các cháu.<br />
Trong quá trình phối kết hợp, lãnh đạo nhà trường phải biết chủ động để <br />
xuất biến nhu cầu bức xúc của nhà trường thành hiện thực nhưng lãnh đạo <br />
cũng không nên lạm dụng xã hội quá mức. Như thế sẽ dẫn đến sự mất tự <br />
chủ của nhà trường trong quá trình tiến hành thực hiện nhiệm vụ của ngành <br />
lãnh đạo cần khéo léo tế nhị, phối hợp nhịp nhàng tránh làm thay những công <br />
việc thuộc trách nhiệm của phụ huynh học sinh.<br />
* Với địa phương và lực lượng xã hội.<br />
Nhà trường tham dự đại hội giáo dục các cấp và tranh thủ đưa kế hoạch phát triển <br />
của nhà trường vào kế hoạch hoạt động Hội đồng giáo dục cấp xã vì Hội đồng <br />
chính là tổ chức tại địa phương động viên nhân dân tham gia xây dựng giáo dục.<br />
Tranh thủ quan tâm đến các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương thông qua <br />
công tác tham mưu, sự liên kết trách nhiệm của các lực lượng xã hội: Hội phụ nữ, <br />
11<br />
Đoàn thanh niên, Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, Công đoàn y tế, cơ quan báo <br />
đài.v.v… để thực hiện các mục tiêu giáo dục trước mắt cũng như lâu dài.<br />
Xã hội hóa giáo dục là cuộc vận động quần chúng làm giáo dục, do vậy việc <br />
khuyến khích các lực lượng xã hội tham gia đa dạng hóa các loại hình trường lớp <br />
là phù họp nhu cầu xã hội. Vì thế, nhà trường đã vận động mở các lớp Mẫu giáo <br />
gia đình tại nhà và trường có sự hỗ trợ quản lý về chuyên môn.<br />
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Biện pháp có tính quyết định trong công tác tham mưu là phải hoạch định <br />
được bước đi thích hợp, kế hoạch xây dựng cụ thể, rõ ràng, nhất là thống nhất chỉ <br />
tiêu và phải thực thi phù hợp có tính khả thi cao.<br />
Nhà trường phải có lòng kiên trì, nắm bắt thời cơ thích hợp để tham mưu <br />
hiệu quả. Việc tham mưu không phải một lần có kết quả ngay mà phải tham mưu <br />
nhiều lần. Công tác tham mưu phải được thực hiên thường xuyên, chủ động, tích <br />
cực, dứt điểm, tránh hình thức.<br />
Chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục để ngày càng phát triển trên diện <br />
rộng, huy động mọi tổ chức đoàn thể, dân nhân trên địa bàn nhằm hỗ trợ nhiều <br />
mặt cho nhà trường thực tốt nhiệm vụ giáo dục.<br />
Xã hội hóa giáo dục phải dựa vào cộng đồng, làm cho mỗi thành viên trong <br />
cộng đồng thấy rõ ý nghĩa của phát triển giáo dục mầm non trong sự nghiệp giáo <br />
dục. Hoạt động xã hội hóa giáo dục phải đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng và <br />
công khai.<br />
Việc tổ chức thực hiện các nội dung phải rõ ràng, phải tạo được niền tin <br />
đối với các cấp lãnh đạo, phụ huynh, nhân dân bằng việc làm không ngừng nâng <br />
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Khi thực hiện đề tài này; Tôi đã sử dụng các giải pháp phù hợp với tình hình <br />
thực tế của đơn vị, các giải pháp có tính quan hệ lôgic để có kết quả khả thi, tối <br />
ưu<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu <br />
Phải nói rằng xã hội hóa công tác giáo dục ở trường Mẫu Giáo hoa Pơ Lang <br />
trong những năm qua đặc biệt là đầu năm học 2014 – 2015 đã thu được một kết <br />
quả to lớn đáng khích lệ. Cách làm của nhà trường được dư luận toàn xã hội đồng <br />
tình ủng hộ. Nhờ có xã hội hóa công tác giáo dục mà cơ sở cảnh quan nhà trường <br />
được cải thiện đáng kể. Và cũng vì xã hội hóa công tác giáo dục mà phụ huynh <br />
học sinh quan tâm hơn đến việc phát triển toàn diện cho con em mình. Thể hiện là <br />
họ tạo điều kiện cho các em luyện tập thể dục thể thao, tham gia học bồi dưỡng <br />
ở các môn năng khiếu như: Bé khéo tay, Đặc biệt các hoạt động phong trào của <br />
trường ngày càng được quan tâm và đi vào chiều sâu chất lượng. Các hoạt động <br />
được phụ huynh quan tâm, Xã tạo điều kiện và cử đoàn viên vào hỗ trợ. Những <br />
12<br />
hoạt động ngoại khoá của trường đã thu hút sự quan tâm của toàn thể nhân dân địa <br />
phương và phụ huynh học sinh. Việc tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy <br />
và học được tăng cường, các hoạt động tập thể ngày càng sôi động, chất lượng <br />
giáo dục ngày càng được khẳng định. Cụ thể là: Số lượng, chất lượng học sinh <br />
ngày càng tăng. Điều đó một lần nữa khẳng định tác dụng và vai trò to lớn của xã <br />
hội hóa công tác giáo dục. <br />
* Bài học: Để xã hội hóa công tác giáo dục có hiệu quả bản thân tôi thấy <br />
mình cần làm tốt các khâu sau đây:<br />
1. Phải làm tốt khâu tuyên truyền vận động và đây là việc làm tối cần thiết <br />
và mang tính tiên quyết. Khi mọi người đã hiểu về giáo dục, hiểu được ý nghĩa <br />
việc làm của mình thì họ sẽ tự giác, nhiệt tình tham gia. Muốn tuyên truyền vận <br />
động có hiệu quả thì bản thân người Hiệu trưởng phải có trình độ lí luận, hiểu <br />
sâu sắc về vấn đề mình đưa ra mới có sức thuyết phục. Hiệu trưởng phải chuẩn <br />
bị bài phát biểu chu đáo, bố cục phải rõ ràng và trong quá trình điều hành Hiệu <br />
trưởng phải linh hoạt, khả năng ửng xử tốt trong mọi tình huống. Vận động mọi <br />
người làm xã hội hóa công tác giáo dục phải hết sức thận trọng và có bài bản. <br />
Phải xác định được hết các đối tượng cần tham gia tuyên truyền vận động và đối <br />
tượng cần tuyên truyền. Các đối tượng tham gia tuyên truyền: Học sinh, cán bộ <br />
giáo viên, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể...Các <br />
đối tượng này cần được tập huấn kỹ lưỡng về nội dung, về phương pháp làm xã <br />
hội hóa công tác giáo dục. Vận động tuyên truyền xã hội hóa công tác giáo dục <br />
cần thông qua các cuộc họp, các hội nghị, các buổi tập trung... Các đối tượng <br />
được tuyên truyền vận động là phụ huynh học sinh và nhân dân, các tổ chức đoàn <br />
thể... Xã hội hóa công tác giáo dục càng thắng lợi nếu Hiệu trưởng trực tiếp chỉ <br />
đạo và họp được với toàn thể phụ huynh học sinh toàn trường, bởi có như vậy <br />
100% phụ huynh mới được trực tiếp lĩnh hội những ý tưởng và chủ trương của <br />
trường tránh việc truyền đạt sai lệch thông tin hoặc hiểu không đầy đủ vấn đề .<br />
2. Trong quá trình triển khai nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo, trung <br />
tâm. Tuy nhiên xã hội hóa công tác giáo dục muốn thành công thì phải phát huy cao <br />
độ tính dân chủ. Cụ thể: Khuyến khích họ bàn bạc trao đổi để đi đến thống nhất. <br />
Nếu phụ huynh học sinh còn có ý kiến trao đổi ta nên tạo điều kiện cho họ được <br />
phát biểu. Sau đó dựa trên ý kiến phát biểu đó người điểu khiển cuộc họp sẽ <br />
hướng về vấn đề cần kết luận. Bao gồm: Nội dung công việc. Cách thức tìm. <br />
Đối tượng tham gia. Mức độ đóng góp (nếu có). Kết quả. * Phải huy động <br />
được nhiều người cùng tham gia làm xã hội hóa công tác giáo dục<br />
3. Sau khi họp xong, để một lần nữa mỗi thành viên tham gia xã hội hóa <br />
công tác giáo dục thể hiện chính kiến của riêng mình tránh tình trạng là cho rằng <br />
thấy mọi người nhất trí tôi cũng nhất trí theo thì khi tiến hành bao giờ tôi cũng <br />
phát phiếu xin ý kiến cho từng thành viên. Các thành viên có quyền mang phiếu về <br />
nhà bàn bạc trao đổi với gia đình. Nếu nhất trí với nội dung nào thì ghi đồng ý với <br />
13<br />
nội dung đó, nếu không nhất trí thì ghi không đồng ý. Nếu có ý kiến khác thì ghi ý <br />
kiến của mình. Một tuần sau tôi sẽ thu lại các phiếu đó. Các phiếu thu lại, được <br />
Ban giám hiệu, thường trực Hội cha mẹ học sinh cùng nhau kiểm tra, tập hợp các <br />
ý kiến đó lại để có quyết định chính thức trước khi triển khai. Nếu được 80% trở <br />
lên thì công việc được triển khai. Và những người không đồng ý với việc làm về <br />
xã hội hóa công tác giáo dục thì ta tiếp tục vận động hoặc xem xét. Có thể không <br />
để họ tham gia (nhất là các khoản đóng góp). Đây là cách làm mà được các cấp <br />
lãnh đạo rất khen ngợi.<br />
4. Khi đã tiến hành làm xã hội hóa công tác giáo dục thì người Hiệu trưởng <br />
phải thực hiện đúng những lời hứa của mình trước phụ huynh học sinh, trước các <br />
cấp lãnh đạo tránh để lâu mới tiến hành hoặc sử dụng kinh tế sang mục đích khác <br />
để mất uy tín với phụ huynh học sinh. Sau mỗi việc làm phải có đánh giá sơ kết, <br />
có tuyên dương khen thưởng, nếu là tài chính phải công khai thu chi. Có như vậy <br />
mới tạo niềm tin với nhân dân và các công việc về sau mới diễn ra thuận tiện, có <br />
hiệu quả. <br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
nhận thức tốt, hành vi của CBGVNV đã tiến bộ rõ, mẫu mực – nhất là <br />
những cá nhân “ Đặc biệt” đã thể hiện ý thức tự giác cao trong điều chỉnh hành vi, <br />
văn hoá giao tiếp ứng xử, có nhiều cố gắng hoàn thành công tác được giao, mọi <br />
người đi làm đúng giờ theo sự phân công, tác phong, quan hệ với cha mẹ học sinh <br />
và các cháu đã được cải thiện, tiến bộ rõ.<br />
100% CBGVNV đều ủng hộ và có ý thức cao trong việc thực hiện “ Nền nếp, <br />
kỷ cương, Tình thương, Trách nhiệm” trong chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
85% có ý thức tốt, 15% có ý thức khá, không còn TB và yếu.<br />
100% GVNV thực hiện nghiêm túc trong thực hiện QCCM, các nội quy – <br />
quy định của ngành, trường., không còn tình trạng vi phạm cố ý, bảo thủ.<br />
Kết quả kiểm tra toàn diện qua 2 năm học ( 2012 – 2013 và 2013 – 2014):<br />
<br />
Nội dung: Năm học 2013 – 2014: Năm học 2014 – 2015:<br />
Kiểm tra 18 lớp; 30 VC 18 lớp. 40 VC<br />
Toàn diện<br />
Tốt % Khá % TB % Tốt % Khá % TB %<br />
<br />
1 Các lớp 10= 55,5 6 = 33,3 2= 11,1 13 = 72,2 5 = 27,7 0<br />
<br />
2 GV NV 16 = 53,3 12 = 40,0 2 = 6,6 26 = 65,0 14 = 35,0 0<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Các tổ chức chính trị, đoàn thể: Chi bộ – Công đoàn Đoàn thanh niên – <br />
Hội CMHS hoạt động có nền nếp, đi sâu vào chất lượng, thật sự có vai trò rất lớn <br />
thúc đẩy các phong trào thi đua trong nhà trường.<br />
Tập thể đội ngũ nêu cao ý thức tự giác, có trách nhiệm cao khi thực hiện <br />
nhiệm vụ được giao, nhất là các đồng chí tổ trưởng đã có nhiều kinh nghiệm <br />
kiểm tra, đôn đốc, giải quyết giúp việc rất đắc lực cho hiệu trưởng ngay tại các <br />
tổ của mình.<br />
Nền nếp nhà trường được củng cố duy trì thường xuyên, mọi hoạt động <br />
có tiến bộ rõ về số lượng và chất lượng, các đoàn về kiểm tra đột xuất kết quả <br />
vẫn tốt do không còn tình trạng đối phó, tuỳ tiện trong làm việc, dù Hiệu trưởng <br />
đi vắng, mọi hoạt động vẫn diễn ra nghiêm túc thường xuyên, tự giác, được Cha <br />
mẹ học sinh và chính quyền địa phương tin tưởng.<br />
Kiểm tra các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non: <br />
Xếp loại tốt.<br />
Kiểm tra vệ sinh y tế học đường: Xếp loại tốt <br />
Các hội thi: Đạt giải ba hội diễn văn nghệ cấp Huyện, giải nhất “ Giáo <br />
viên tài năng duyên dáng” cấp Huyện. Đạt 3 giáo viên giỏi cấp Huyện. Đạt giải <br />
khuyến khích hội thi Giáo viên Mầm non hát dân ca cấp huyện.<br />
Nhà trường được đề nghị xét tặng danh hiệu trường tiên tiến các năm học <br />
2009 – 2010. 2010 2011, 2011 2012, 2012 2013, 20132014...<br />
CBGVNV đã tiến bộ rõ về trình độ chuyên môn, tay nghề, sáng tạo, linh <br />
hoạt trong thực hiện phương pháp đổi mới, học sinh mạnh dạn, thông minh. <br />
Không còn tình trạng vi phạm Quy chế chuyên môn, không khí thi đua, làm việc <br />
sôi nổi, đoàn kết , người có lỗi tự giác nhận ngay khi bình xét thi đua từ tổ.<br />
100% CBGVNV nắm được nhiệm vụ năm học, nhận thức được đó là <br />
pháp lệnh của ngành, 100% có trách nhiệm phải thực hiện nghiêm túc. <br />
100% các lớp thực hiện chương trình đổi mới, tổ chức thành công ăn bán <br />
trú cho hầu hết các lớp dưới 2 hình thức bán trú; 7 lớp có bếp ăn bán trú và số còn <br />
lại bán trú dân nuôi. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp: Nhóm trẻ huy động: 61/324 trẻ đạt <br />
tỷ lệ 18,82%, cao hơn năm trước: 8,12%. Mẫu giáo huy động: 341/420 trẻ, đạt tỷ <br />
lệ 81,14% cao hơn năm trước: 22,6% Riêng trẻ 5 tuổi huy động147/147 đạt tỷ lệ <br />
100% ( Có 14 trẻ học trái tuyến vì theo anh chi cho tiện) cao hơn năm trước 16%. <br />
Đây là một thành công lớn nhất của nhà trường, vì các năm trước nhận thức của <br />
cha mẹ không mấy quan tâm đến việc ra lớp ở mầm non<br />
Mọi vấn đề của nhà trường được thông suốt Không có thắc mắc khiếu <br />
kiện, sẵn sàng tương trợ giúp nhau tiến bộ.<br />
<br />
<br />
15<br />
Tiếp tục phát huy được điểm mạnh, thường xuyên rút kinh nghiệm khắc <br />
phục tồn tại.<br />
Về phía giáo viên: linh hoạt, chủ động trong việc tạo bầu không khí thân <br />
thiện trong trường lớp học,đối với trẻ cô giáo luôn luôn bên cạnh vỗ về, động <br />
viên an ủi trẻ, luôn gần gũi yêu thương và giữ lời hứa với trẻ, luôn lắng nghe trẻ, <br />
luôn trao đổi cùng các bậc cha mẹ cho để hiểu trẻ hơn, không bao giờ trách mắng <br />
trẻ, đánh trẻ, luôn coi trẻ như con em mình. Hầu hết giáo viên đã tổ chức tốt các <br />
hoạt dộng giáo dục linh hoạt, mềm dẻo, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của <br />
trẻ.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị <br />
III.1. Kết luận: <br />
Trong quá trình chỉ đạo, thực hiện tôi hiểu rằng muốn thành công trong công <br />
tác quản lý bản thân cần phải:<br />
1. Nắm vững nghiệp vụ, chuyên môn, chịu khó nghiên cứu tài liệu.<br />
2. Luôn học hỏi kinh nghiệm các đồng chí Lãnh đạo và đồng nghiệp.<br />
3. Mạnh dạn áp dụng, vận dụng linh hoạt, khéo léo các kiến thức, kỹ năng <br />
để thu lượm được vào quá trình quản lý.<br />
4. Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu để kịp thời rút kinh nghiệm, <br />
điều chỉnh và sâu sát thực tế.<br />
5. Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới để kịp <br />
thời bồi dưỡng, điều chỉnh.<br />
III.2.Kiến nghị: <br />
Kính đề nghị Lãnh đạo các cấp chính quyền hết sức quan tâm hơn nữa đến <br />
nhà trường thuộc vùng khó khăn, có nhiều học sinh DTTS về cơ sở vật chất, trang <br />
thiết bị, đồ dùng đồ chơi, công trình vệ sinh, nước sạch ở các điểm học; và đội <br />
ngủ giáo viên đầy đủ và ổn định.<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Nhẫn<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
16<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
1 Những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo Bộ GD&ĐT<br />
dục trong chiến lược Giáo dục Đào tạo <br />
hiện nay<br />
<br />
2 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch Bộ GD&ĐT<br />
trong trường Mầm non: tài liệu bồi dưỡng <br />
cán bộ quản lý ngành học Mầm non.<br />
<br />
3 Xã hội hóa công tác giáo dục nhận thức và hành Bùi Gia ThịnhVõ Tấn <br />
động 1999 Viện Khoa học giáo dục xuất bản Các QuangNguyễn Thanh Bình<br />
<br />
4 Nghị quyết Chính phủ hướng dẫn tổ chức thực <br />
hiện Xã hội hóa công tác giáo dục ở địa phương <br />
<br />
5 Một số vấn đề Quản lý giáo dục mầm non Nxb Đại học Quốc gia <br />
Hà Nội<br />
<br />
6 Xã hội hoá công tác giáo dục: Nhà xuất bản giáo Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm <br />
dục: Bộ giáo dục và Đào tạo Ban khoa giáo trung Minh Hạc<br />
ương Công đoàn giáo dục Việt Nam Viện khoa <br />
học giáo dục. <br />
<br />
Nghị quyết Hội đồng nhân dân các cấp về công tác <br />
XHHGD.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />