SKKN: Kinh nghiệm rèn chữ đẹp, vở sạch
lượt xem 12
download
Trên cơ sở khoa học, nghiên cứu tâm sinh lý của học sinh tiểu học. Ta biết rằng ở lứa tuổi này độ cong của cột xương sống đang hình thành và phát triển. Nếu trẻ ở tư thế nào thì cơ thể dễ phát triển theo dáng dấp đó. Các nhà nghiên cứu sinh lý trẻ cho biết: các đốt ngón tay, cổ tay đến 11; 12 tuổi mới kết thúc việc cốt hoá. SKKN về các kinh nghiệm được đúc kết để giúp học sinh rèn chữ đẹp, vở sạch, mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Kinh nghiệm rèn chữ đẹp, vở sạch
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH 1
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ ĐẶT VẤN ĐỀ *) LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN I. Lý do khách quan: Như chúng ta đã biết: Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục. Đã là nền tảng thì nó có vai trò vô cùng quan trọng. Cũng như một ngôi nhà, nền móng có tốt thì ngôi nhà đó mới vững trãi. Tiểu học cũng vậy, sự nghiệp giáo dục có phát triển tốt, có thành công lớn thì ngay từ ngày đầu, bậc học đầu tiên phải làm nền thật tốt. Trong mục tiêu giáo dục Tiểu học có ghi: “ Hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học và đi vào cuộc sống lao động”.Một trong những kĩ năng cơ bản của học sinh Tiểu học là viết chữ. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Nét chữ cũng là một biểu hiện của nét người”. Mà nết người là sự hoà hợp giữa tình cảm và trí tuệ. Trong quá trình dạy học song song với việc rèn các kĩ năng: Nghe, nói, đọc và tính toán. Tôi luôn luôn chú ý rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh. Cùng với việc rèn kĩ năng viết chữ đúng, đẹp là giữ gìn sách vở gọn ngàng, sạch sẽ. Thực tế tôi cũng rất tâm huyết với phong trào: “Rèn chữ đẹp - giữ vở sạch” cho học sinh. Vì đó cũng chính là một trong những nội dung giáo dục quan trọng ở tiểu học. Thông qua hoạt động đó sẽ hình thành và xây dựng những kĩ năng, thói quen và phẩm chất tốt cho học sinh. II. Lý do chủ quan 2
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ Thực trạng, qua thăm nắm học sinh trong trường, cũng như một số trường bạn. Đặc biệt là các trường ngọai vi thành phố, tôi thấy hiện nay học sinh chưa chú ý vào việc rèn chữ giữ vở. Sách vở còn nhàu nát, quăn góc và rất bẩn. Chữ viết tuỳ tiện, chẳng theo một cỡ nào, nét cao, nét thấp, viết hoa tuỳ tiện. Đặc biệt là các luật chính tả nắm rất lơ mơ nên dẫn đến viết sai tiếng Việt. Thể hiện sự cẩu thả, thiếu khoa học. Nguyên nhân là do giáo viên chưa thật sự chuẩn mực về viết bảng, thiếu kinh nghiệm trong khi hướng dẫn học sinh học tập cũng như các thao tác viết. Giáo viên viết bảng hoặc phê vào vở của học sinh cũng rất tuỳ tiện. Trong các tầng lớp phụ huynh, cũng có những người nhận thức không đúng đắn về việc rèn chữ cho học sinh. Tôi đã từng được nghe họ bàn luận trong lúc trò chuyện : “Bây giờ là thời đại của máy vi tính, cho nên cần gì phải rèn tập viết cho nó khổ trẻ con”. Chính vì lẽ đó mà phần nào học sinh đã sao nhãng trong việc rèn chữ của mình. Vì thế mà trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh bản thân tôi không đồng tình ủng hộ những quan điểm đó. Cần phải xoá bỏ ngay những tư tưởng như vậy. Xuất phát từ thực tế, tôi mạnh dạn viết nên sáng kiến. Đó cũng chính là những việc mà tôi đã làm hàng ngày và có hiệu quả cao. Các bạn đồng nghiệp chắc sẽ có rất nhiều bạn trùng lặp ý kiến của tôi, nhưng chưa có dịp trao đổi. Hôm nay tôi viết ra những điều mà chúng ta cũng đã từng làm để ta cùng tham khảo và cộng đồng trách nhiệm trong giáo dục học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ I. Cơ sở lý luận: “Rèn chữ đẹp - giữ vở sạch” là hai hoạt động liên kết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Rèn chữ đẹp và phải biết giữ vở sạch. Nếu chỉ có nét chữ đẹp mà vở không sạch thì có khác nào: một khuôn mặt xinh xắn mà đầy những vết bẩn và nhọ nhem. Thế nhưng, quyển vở sạch mà nét chữ xấu, nét cao - nét thấp, viết sai luật chính tả…thì cũng không chiếm được tình cảm của người xem, người đọc. Chính vì vậy mà rèn chữ đẹp phải đi đôi với việc giữ vở sạch. Tuy nhiên khi viết về vấn đề này tôi chia ra làm hai mảng. II. Các biện pháp thực hiện: 1-Giữ vở sạch Để cho học sinh (nhất là học sinh lớp một, lớp hai) giữ được bộ vở sạch đẹp, từ đầu năm đến cuối năm học. Và sau này trở thành vật kỉ niệm cho tuổi thơ đi học của các em là một vấn đề khó. Thế nhưng ta biết cách làm thì cũng chẳng khó khăn gì. Muốn làm được thì vai trò của giáo viên rất quan trọng. Trước hết cặp sách vở, bộ hồ sơ của giáo viên phải thật chuẩn mực. Một nhân tố cũng không kém phần quan trọng đó là: phụ huynh học sinh. Để tất cả học sinh của lớp mình giữ trọn vẹn bộ vở vừa sạch vừa đẹp, tôi đã phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh bằng cách: Phiên họp cuối cùng của năm học trước, tôi có đề ra nhiệm vụ và phương hướng cho năm học sau. Trong đó có đề cập tới việc chuẩn bị vở viết cho học sinh thật tốt. Được phụ huynh vui vẻ ủng hộ và nhất trí 100%. Nếu không có dịp gặp phụ huynh ở phiên họp đó, thì phiên họp đầu năm học, ta bàn bạc với phụ huynh cũng không muộn. Cụ thể: Phụ huynh cùng giáo viên sẽ chọn loại vở kẻ ô ly ( có ly ngang - li dọc ). Giấy không bị 4
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ nhoè. Hiện nay cơ chế thị trường sẽ đáp ứng tốt yêu cầu của mình đặt ra. Sau đó hướng dẫn phụ huynh bao khít mép bìa, dán nhãn vở. Nếu có điều kiện thì bọc thêm một lượt nilông. Về bút viết: chọn loại bút có nét vừa phải, không to, không bé quá. Thống nhất một loại mực. Khi học sinh sử dụng bút chì ( Học kỳ I của lớp 1) thì ngòi chì vừa phải. Trong giai đoạn này bản thân tôi khi lên lớp luôn có sẵn một cái gọt chì. Nếu em nào bị gãy ngòi là tôi xử lý được ngay. Đến khi học sinh viết bút mực tôi hướng dẫn các em rất tỉ mỉ về cách sử dụng bút: cách mở nắp bút, bơm mực. Khi bơm xong dùng giẻ sạch, lau khô rồi nắp bút lại và vặn cho vừa khít. Tránh vặn chặt quá làm hỏng bút. Khi mở bút viết, tôi hướng dẫn các em: Nếu thấy thân bút có mực, ta lại dùng giẻ sạch lau khô rồi mới viết, tránh mực ra tay làm bẩn vở. Nếu ngòi bút bị tắc mực . Các em dùng giẻ sạch vuốt nhẹ vào ngòi rồi mực sẽ ra. Tuyệt đối không cầm bút vẩy ra lớp, ra vở làm bẩn lớp. Chính vì thế mà tất cả học sinh trong lớp tôi phụ trách rất ít học sinh có những vết mực nhỏ trong vở. Một công việc nữa là: Hằng ngày tôi luôn giáo dục các em giữ gìn, nâng niu và trân trọng quyển vở của mình vì đó chính là sản phẩm lao động của các em và cũng trong quyển vở này còn thể hiện sự kính trọng cô giáo và bố mẹ các em nữa. Thế là học sinh rất vui và làm theo lời cô. Mỗi lần khi mở vở tôi luôn nhắc các em nhẹ nhàng, dùng hai đầu ngón tay lật từng trang. Khi viết tay trái đặt trên trang vở, giữ cho mặt giấy phẳng, để dễ viết khuỷu tay đặt xuôi chiều cùng góc vở. Về mùa đông, các em mặc áo ấm, tay áo thường cộm lên. Tôi h ướng dẫn các em nhấc hẳn tay lên, rồi từ từ đặt tay xuống trang vở để tránh bị quăn góc. Nếu nhỡ một trang nào đó bị quăn thì nhẹ nhàng vuốt luôn ra cho phẳng. Khi nào các em viết hết quyển vở, tôi lại cất vào tủ đựng đồ dùng học tập của lớp. 5
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ Như vậy cuối năm các em sẽ có một bộ vở rất đẹp. Khi họp phụ huynh tôi trao trả lại cho bố mẹ các em. Được thấy bộ vở của con mình sạch sẽ, chữ viết đều và đẹp ai cũng tỏ ra rất vui. Kết quả chấm vở sạch chữ đẹp của lớp tôi trong năm học 2000 - 2001 như sau: Xếp loại Học kỳ Tổng số A B C I 30 em 23 em 7 em 0 II 30 em 26 em 4 em 0 Năm học 2000 - 2001 tôi đã làm được điều đó. Tuy nhiên tôi cũng rút ra bài học kinh nghiệm là; Việc bao vở của một số phụ huynh chưa đúng kỹ thuật do họ thiếu kinh nghiệm nên mép vở của các em còn bị gập làm cho vở có phần bị xấu. Đến năm học 2001 - 2002, tôi đã đặt luôn cả tờ bao ngoài cho học sinh. Nên hiện nay học sinh của lớp tôi có bộ vở rất đều và đẹp. Nét chữ cũng vậy, chắc chắn sẽ thu hút được người xem. Hàng tháng tôi chấm vở sạch chữ đẹp thì riêng phần vở sạch 100%, học sinh xếp loại A. Còn chữ viết thì sao? Làm thế nào để cho học sinh viết đúng? viết đẹp? viết nhanh? Đảm bảo tốc độ theo yêu cầu về kiến thức và kỹ năng? Sau đây tôi xin nêu những việc mình đã làm để các bạn tham khảo. 2- Viết chữ đẹp: Để học sinh viết chữ đẹp thì trước hết cô giáo phải viết đẹp. Nếu bạn nào cho rằng: “Tại hoa tay ít, chữ mình xấu…” thì bạn hãy cố gắng tập luyện, chữ sẽ đẹp thôi. 6
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ * Về giáo viên: Tôi luôn có ý thức rèn chữ. Mỗi khi viết bảng, khi phê vào vở của học sinh, kể cả viết bài soạn hay viết một văn bản… tôi luôn luôn viết cẩn thận, nét chữ rõ ràng, viết đúng luật chính tả để làm gương cho học sinh noi theo và làm chuẩn cho phụ huynh có thể nhìn vào đó, hướng dẫn các em tập viết ở nhà và cộng tác cùng tôi giáo dục, rèn thói quen tốt cho các em. Để có nét chữ đẹp và hấp dẫn người đọc, người xem, tôi chọn phấn viết không cứng quá (khó chuyển nét) phấn cũng không mềm do bị ướt hoặc chất liệu làm phấn kém. Như phấn không bụi hiện nay là tốt. Chữ viết trên bảng tôi luôn thể hiện được nét thanh, nét đậm. Muốn có nét thanh; khi đưa nét chữ lên ta nhẹ tay một chút. Để có nét đậm khi đưa bút xuống ta lăn phấn có cạnh to hơn. Thế là ta có ngay nét thanh, nét đậm. Trên bảng cũng phải viết đúng cỡ chữ của học sinh (Ta nên kẻ bảng cũng có ly như vở học sinh để khi hướng dẫn các em viết cho tiện lợi). Đối với mỗi giáo viên, ngoài việc rèn chữ để có nét chữ đẹp, chúng ta cần phải có đức tính cẩn thận, kiên trì… và thật sự yêu thương học sinh. Gắn bó trách nhiệm của mình với từng học sinh. Mỗi giáo viên không chỉ là cô giáo mà còn như người mẹ, người chị của các em. * Về học sinh: Mỗi học sinh cần có đủ đồ dùng học tập (bút, thước, vở viết….). Có ý thức làm việc học tập khi được cô hướng dẫn. * Về cơ sở vật chất: Lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy cách, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Có đủ điều kiện phục vụ tốt cho việc làm rồi thì giáo viên phải biết cách làm, cách tổ chức để học sinh học tập. Cụ thể là viết đẹp. 7
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ Ngay từ buổi đầu gắp gỡ học sinh, tôi đã tạo cho các em một không khí vui vẻ, thân mật. Bắt tay vào công việc thật nhẹ nhàng và thoải mái. Trước tiên tôi hướng dẫn các em cách cầm bút bằng ba đầu ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Cầm cách ngòi bút ( ngòi chì) khoảng 3cm. Bằng cách giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát. Sau đó cho học sinh thực hành. Khi viết, bút có độ hơi nghiêng về bên phải, phía khuỷu tay. Cần có sự phối hợp của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay. Đưa bút nhẹ nhàng trên trang vở. Không ghì bút làm cho chữ hằn sang nhiều trang, như vậy thì vở và chữ sẽ xấu. Viết các chữ có nhiều nét cần đưa bút liền nét và khi nối nét thật kín kẽ. Trong việc này tôi cũng gặp không ít khó khăn. Bởi lẽ, trước khi vào trường tiểu học các em đã được gia đình hướng dẫn, làm quen cách cầm bút… Thế nhưng, vì không có kinh nghiệm cũng như thiếu phương pháp sư phạm nên nhiều em cầm bút không đúng. Các trường mầm non cho các em viết tự do nhiều… Tôi đã phải kiên trì, gần gũi, động viên rất kịp thời để các em làm theo cô. Với tâm lý trẻ rất tin cậy vào cô giáo. Tôi đã tận dụng lòng tin của các em và dần dần các em đã làm được (cầm bút đúng quy định). Chính vì vậy mà chỉ sau một tháng học, tôi đã uốn nắt được 100% học sinh cầm bút đúng quy định. Với số liệu cụ thể như sau: Thời gian Chưa đạt Đạt yêu cầu Khi vào học lớp 1 50 % 50% Sau 1 tháng học 0% 100% 8
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ Tư thế ngồi viết cũng vậy, đa số các em ngồi chưa đúng tư thế như: Đầu cúi sát vào vở, dáng không thẳng. Nếu cứ để như vậy thì rất nguy hiểm. Tại sao vậy? Nếu cúi sát đầu xuống vở, khoảng cách từ mắt xuống trang vở quá thấp thì học sinh sẽ nhanh chóng bị cận thị. Dáng ngồi cong vẹo thì sẽ bị vẹo cột sống, để lại di hại cả đời cho các em. Trên cơ sở khoa học, nghiên cứu tâm sinh lý của học sinh tiểu học. Ta biết rằng ở lứa tuổi này độ cong của cột xương sống đang hình thành và phát triển. Nếu trẻ ở tư thế nào thì cơ thể dễ phát triển theo dáng dấp đó. Các nhà nghiên cứu sinh lý trẻ cho biết: các đốt ngón tay, cổ tay đến 11; 12 tuổi mới kết thúc việc cốt hoá. Đó chính là lý do giải thích cho ta biết vì sao trẻ nắm bắt và thực hành kỹ năng viết chậm, khó. Vì: Viết chữ đòi hỏi phải có tính kiên trì, tỉ mỉ và khéo léo. Bàn tay của trẻ chóng mỏi, nó không thể viết nhanh và viết trong thời gian dài. Do đó mà giáo viên không được giao nhiều bài cho học sinh viết. Các cơ bắp và dây chằng phát triển nhanh chóng. Trẻ dễ dàng thực hiên cử động mạnh, nhưng lại khó thực hiện những cử động nhỏ. Đòi hỏi tính chính xác tỉ mỉ như viết các con chữ. Một yếu tố nữa là bàn ghế phải đúng quy cách, vừa tầm với các em. Tránh ghế quá thấp bàn cao hoặc ngược lại bàn thấp ghế cao quá. Học sinh khó ngồi dẫn đến ngồi sai tư thế. Lớp học phải rộng rãi và thoáng mát, đủ ánh sáng. Mùa đông có nhiều hôm tối trời cần có ánh sáng điện để lớp học sáng sủa. Với những đặc điểm trên đòi hỏi mỗi giáo viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. Uốn nắn hàng ngày cho các em. Giáo viên phải có sự hiểu biết về khoa học để thường xuyên quan tâm đến việc bảo vệ sức khoẻ cho học sinh. Chính 9
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ vì vậy mà tôi hướng dẫn học sinh rất tỉ mỉ từ cách ngồi viết đến cách cầm bút viết. Khi viết phải ngồi thẳng lưng, không tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi. Mặt cách trang vở 25 - 30 em. Tay trái đặt phía trên bên trái quyển vở. Tay phải cầm bút viết. Khi viết không sê dịch vở ( trừ lúc sang trang). Khảo sát cách ngồi viết của học sinh với các thời kỳ, tôi có số liệu như sau: Thời gian Chưa đạt Đạt yêu cầu Khi vào lớp 1 70% 30% Sau 1 tháng học 0% 100% Khi học sinh đã biết cầm bút đúng quy định, ngồi viết đúng tư thế. Tôi luôn duy trì thói quen tốt cho các em bằng cách: thường ngày nhắc nhở các em thực hiện tốt. Khi bắt đầu viết vào vở ô ly tôi giới thiệu cho các em biết: các dòng kẻ ngang, dòng kẻ dọc để tạo thành các ô ly. Dòng kẻ chính đậm hơn dòng kẻ ly. Chữ viết phải thể hiện ở dòng kẻ chính. Ta lợi dụng các dòng kẻ ô ly đó để viết các nét chữ cho thẳng và cân đối. Chẳng hạn các chữ có nét viết trên: Nét đưa bút lên và nét bút xuống sẽ gặp nhau ở ly thứ hai. Như vậy chữ sẽ cân đối và đẹp. Tôi xin minh hoạ bằng cở nhỡ như sau: Để làm nền cho học sinh viết chữ đúng và đẹp, giai đoan học sinh viết chữ ghi âm ở lớp 1 rất quan trọng. Trong các giờ tập viết, cũng như dạy viết chữ ghi âm, giáo viên nhất thiết phải có đồ dùng trực quan, đó là chữ viết mẫu, để cho học sinh quan 10
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ sát và nhận xét, mô tả con chữ. Sau đó giáo viên viết mẫu. Do tâm lý học sinh tiểu học chủ yếu là tu duy trực quan cụ thể cho nên thao tác đầu tiên là: Gáo viên phải chấm các điểm chuẩn, phân tích quy trình viết rồi nối các điểm chuẩn để tạo thành chữ. Sau đó cho học sinh thực hành viết. Đầu tiên học sinh cũng chấm điểm chuẩn viết theo cô, tiếp đó là viết buông ( Không chấm điểm chuẩn). Yêu cầu đầu tiên là học sinh viết phải đúng chữ. Biết các cỡ chữ, khi cô yêu cầu viết cỡ nào thì các em viết cỡ đó. Sau khi các em thực hành viết trên bảng, trên vở nháp tương đối tốt rồi thì cho các em viết vào vở. Viết đúng nghĩa là học sinh phải đưa bút đúng quy trình. Lần đầu tiên học sinh lớp 1 viết vào vở là một khó khăn đối với các em cho nên giáo viên cần phải viết mẫu vào vở học sinh ( nhất là các em thao tác châm). Viết đúng chữ ghi âm. Rồi viết chữ ghi tiếng. Giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen nghe rõ., nghe đúng tiếng cô phát ra để chọn nét và nét ghi lại cho đúng. Từ chỗ học sinh viết đúng một chữ ghi tiếng, tiến tới viết đúng từ có hai, ba tiếng hoạc một cụm từ. Học sinh viết đúng cả từ, cả câu thì mới viết nhanh được. Cùng với kỹ năng viết đúng, viết đẹp là viết nhanh. Chính vì vậy mà tôi thường cho học sinh thi đua viết theo khẩu hiệu “ Đúng - Đẹp - Nhanh” Đến mức độ cao hơn dần dần theo thời gian học và kỹ năng viết của các em tương đối tốt tôi lại chuyển khẩu hiệu thành : Nhanh - Đúng - Đẹp. Tôi luôn động viên và khích lệ học sinh thi đua viết đẹp như cô. So với yêu cầu về kiến thức và kỹ năng viết của môn Tiếng việt do bộ Giáo dục quy định thì tôi thấy học sinh lớp tôi viết đúng và nhanh hơn nhiều. Chẳng hạn ở chương trình cải cách giáo dục, cuối năm lớp 1 học sinh lớp 1 viết được 25 tiếng/ 15 phút ( Một bài chính tả) Thì học sinh lớp tôi chỉ viết trong 10 phút có nhiều em chỉ 7 đến 8 phút là xong mà lại còn viết đúng và 11
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ đẹp nữa. Hoặc giữa kỳ II của lớp 2 học sinh viết 30 tiếng / 15 phút thì học sinh lớp tôi chỉ viết trong 8 phút. Vì tôi hướng dẫn học sinh cách rê bút nhẹ nhàng, viết liền các nét trong 1 chữ ghi tiếng nên các em viết rất nhanh và đẹp. Để học sinh viết đúng chính tả, thì việc học luật chính tả ở công nghệ giáo dục là vô cùng quan trọng. Khi dạy những luật chính tả này, tôi để các em tự xây dựng nên cách viết rồi giáo viên kết luận và khắc sâu luật chính tả. Chính vì vậy mà học sinh lớp tôi nắm và vận dụng rất tốt. Hàng ngày các em đều được luyện và vận dụng khi viết bài. Chẳng hạn như luật e, ê,i: Nói đến luật e, ê, i là nói đến 3 trường hợp: - Âm (cờ) đứng trước e, ê, i phải viết bằng con chữ k; Ví dụ: kẹo, kênh, kình… - Âm ( gờ) đứng trước e, ê, i phải viết bằng con chữ gh; Ví dụ: ghe, ghê, ghi… - Âm (ngh) đứng trước e, ê, i phải viết bằng con chữ ngh; Ví dụ: nghé, nghệ, nghỉ. + Luật chính tả ghi âm đệm: âm (cờ) đứng trước âm đệm phải viết bằng con chữ q ( cu), âm đệm viết bằng chữ u; Ví dụ: quả, quế, quanh… +Luật chính tả về âm đôi: âm đôi uô và ươ đều có hai cách viết. Khi kết hợp với âm cuối thì hai âm đôi này thể hiện nguyên hình của nó. Trong những vần không có âm cuối thì cả hai âm đôi này đều bị biến âm. Cụ thể như sau: Âm đôi uô: - Có âm cuối viết bằng uô; ví dụ: luôn, muốn, chuông, khuông, nuông, muốt… - Không có âm cuối viết bằng ua; ví dụ: mua, lúa, chua, khua, tua tủa,… Âm đôi ươ: 12
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ - Có âm cuối viết bằng ươ; ví dụ: lướt thướt, thương, lương, mườn mượt, sườn sượt,… - Không có âm cuối viết bằng ưa; ví dụ: mưa, trưa, lưa thưa, cưa, xưa,… + Âm đôi iê có 4 cách viêt: -Viết bằng: iê khi vần không có âm đệm, không có âm cuối ( giữ nguyên hình của nó); ví dụ : liên miên, tiên tiến,… -Viết bằng yê khi vần có âm đệm có âm cuối; ví dụ: tuyên truyền, khuyên, luyến, chuyến,… -Viết bằng ya khi vần có âm đệm, không có âm cuối; ví dụ: khuya, luya… - Viết bằng ia: khi vần không có âm đệm, không có âm cuối; ví dụ: mía, bia, tia, đĩa, nghĩa,… Để viết đúng luật chính tả học sinh cần nắm vững bản chất ngữ âm tiếng Việt, phân biệt vị trí các âm để viết cho đúng. Chẳng hạn phân biệt: của/quả: của và quả đều có phụ âm đầu là âm (cờ) nhưng chữ (của) âm đầu viết bằng con chữ (cờ) vì chữ u trong vần ua không phải là âm đệm mà nó kết hợp với a để tạo thành âm đôi ua. Chữ quả thì âm đầu phải viết bằng con chữ q vì chữ u trong trường hợp này nó là âm đệm. Chính vì vậy mà ta phải biết phân biệt cho đúng để viết các trường hợp dễ bị lẫn: Ví dụ: của chua - quả chua cua bể - qua bể. 13
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ Phân biệt bản chất của các chữ (a); ( ă) trong các trường hợp: hai- hay; sai- say; khai - khay. Bản chất của chữ a trong các chữ: hay, say, khay… là chữ (ă). Vì âm (ă) kết hợp với âm i thì chữ (ă) không viết dấu phụ mà viết như chữ a. Còn âm i thì khi viết thể hiện bằng chữ y chính vì vậy mà ta viết các vần đó là: ai - ay. Khi viết chữ tôi còn hướng dẫn các em ghi dấu thanh cho đúng vị trí ( dấu thanh phải ghi ở trên hoặc dưới âm chính); Ví dụ: học hành… Học sinh nắm vững luật chính tả thì vận dụng vào viết bài rất tốt trẻ tự tin vào mình. Bài viết chính tả của lớp tôi các em viết rất ít sai lỗi. Vì sao? Trước hết giáo viên phải phát âm thật chuẩn. Giọng đọc rõ ràng, dứt khoát. Học sinh nghe rõ phân tích tiếng thành các phần, chọn con chữ để viết và viết đúng luật. Tôi thường hướng dẫn học sinh cách tự kiểm tra bài viết của mình bằng cách: mỗi lần viết xong một cụm từ, một câu (do cô đọc). Các em đưa mắt nhìn lại chữ đã viết. Như vậy học sinh dễ dàng nhận ra sự sai sót của mình. Chẳng hạn khi viết thiếu dấu thanh là các em có thể thêm được ngay. Hay trong một chữ ghi tiếng nào đó mà bị sai một con chữ thì các em dùng bút gạch đúng vào con chữ viết sai đó rồi viết sang bên cạnh. Thực tế tôi thấy có những giáo viên để cho học sinh chữa đè lên chữ viết sai. Nét bút di đi di lại làm cho vở bẩn hay gạch một nét dài nhìn rất xấu. Tôi xin minh hoạ cách chữa của tôi như sau: Ví dụ: Nhữnh những nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bých bích. Như vậy thì vở sẽ không bị bẩn. Điều cần thiết nữa là tôi hướng dẫn học sinh cách trình bày bài sao cho khoa học. Tên môn viết sát vào lề, rồi viết tên bài. Nếu tên 14
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ bài dài (tuỳ theo) thực tế để tôi hướng dẫn các em trình bày. Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng là một thân chữ ( o). Các chữ luôn cách đều nhau. Mỗi lần viết bài dùng thước gạch một đoạn ngắn giữa trang vở. Hết ngày các em gạch từ lề vở cho hết trang và hết tuần là gạch một đoạn thẳng cả trang vở. ở lớp 1 việc học sinh kẻ hết bài, hết ngày nhiều em không làm được (dòng kẻ chưa thẳng). Biết điều đó tôi lại hướng dẫn các em rất cụ thể: đặt thước thẳng cách bài viết một dòng, khi thước đã thẳng các em dùng 1 hoăch 2 ngón tay trái đặt giữa thước giữ chặt rồi tay phải cầm bút và kẻ theo quy định. Không di bút lại làm bẩn vở. Tuyệt đối không cho học sinh dùng thước có độ dẹt (mỏng) để kẻ. Vì thước không có độ dày, sau khi kẻ xong các em rê thước một tí là vở dễ bị bẩn. Cho nên tôi thường nhắc nhở các em dùng thước kẻ có 4 mặt để sử dụng cho dễ dàng. Việc rèn chữ cho học sinh, giáo viên không chỉ chú ý luyện trong các giờ tập viết hay chính tả mà mỗi khi học sinh cầm bút viết bài là giáo viên phải uốn nắn. Kể cả khi học sinh viết vào vở nháp cũng vậy. Tôi biết có những giáo viên con xem nhẹ khi học sinh viết trong vở nháp. Để cho học sinh viết cẩu thả vì cho rằng vở nháp không phải là vở viết chính. Nhưng đối với tôi trong vở nháp cũng như vở viết phải viết cho đẹp. Và phải viết cho tới dòng kẻ cuối cùng mới được sang trang. Tránh bỏ lãng phí giấy. ở lớp tôi mỗi khi học sinh cầm bút viết bài ở tất cả các bộ môn là tôi liền nhắc nhở và luôn uốn nắn cho các em. Có thể nhắc trực tiếp: “ Tất cả lớp ngồi đúng tư thế, viết cẩn thận và nối các nét cho đẹp”. Hoặc tôi đưa ra một số câu hỏi để học sinh tự điều chỉnh mình. 15
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ Ví dụ: Khi viết bài ta ngồi thế nào nhỉ? lưu ý cách cầm bút và viết cho đẹp nhé! thế là các em sẽ tự trả lời và chấn chỉnh mình luôn. Trong khi viết bài có những em từ từ cúi thấp xuống. Tôi nhẹ nhàng nâng đầu em đó lên. Hoặc ghé sát vào tai và nói nhỏ: “Ngồi cho đúng tư thế!” lập tức em đó điều chỉnh ngay. Tránh khi cả lớp đang chăm chú viết, mà cô lại nói thật to: “ Ngồi cho đúng tư thế!” Như vậy sẽ làm mất sụ tập trung của các em và dẫn đến học sinh sẽ viết sai. Để động viên các em, trong các thao tác học tập và viết bài, tôi luôn khích lệ cho học sinh thi đua lẫn nhau. Chúng ta không nên “tiết kiệm” lời khen với học sinh tiểu học. nhất là học sinh lớp 1, lớp 2 chính vì vậy mà khi học sinh viết sai, viết chưa đẹp. Tôi chê học sinh đấy nhưng cũng lựa lấy một lời tỏ ra thông cảm và mong muốn em đó sẽ cố gắng. Chẳng hạn: khi học sinh viết sai, tôi thường nói: em viết như vậy là chưa đúng. Hãy viết lại nào! và viết đẹp nhé. Hay: Một học sinh viết còn xấu tôi chỉ vào chữ và nói : “ Em viết cũng được đấy nhưng còn hơi xấu ở những nét này này. Lần sau cố gắng viết đẹp hơn nữa nhé.” Những em viết chưa đẹp, tôi sắp xếp những em đó ngồi cạnh bạn viết đẹp. Cho quan sát vở sạch chữ đẹp của các bạn được cô khen. Mỗi tháng tôi cho học sinh thi viết chữ đẹp một lần. Bài viết nào đẹp thì được treo lên: “ Bài hay - điểm giỏi” trước lớp. Như vậy em nào muốn được treo bài lên thì phải viết đúng và đẹp. Mà học sinh thì rất thích được khen nên các em thường thi đua lẫn nhau. Hằng tháng, tôi chấm vở sạch chữ đẹp cho các em. Hiện nay là tháng thứ 4 của năm học. Tôi đã chấm vở cho các em 3 lần. Kết quả cụ thể như sau: 16
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ Tổng số Xếp loại Tháng học sinh A B C 30 9 24 em 6 em không 30 10 27 em 3 em không 30 11 28 em 2 em không Như vậy là không có vở xếp loại C. Tiêu chuẩn xếp loại tôi căn cứ vào cách đánh giá mà chuyên môn nhà trường đã hướng dẫn. Những em xếp loại B là do nét chữ chưa được cẩn thận. Còn vở sạch là 100% được xếp loại A. Mỗi lần chấm vở xong tôi luôn nhận xét và chỉ rõ cho những em xếp loại B lý do vì sao còn chưa đạt loại A. Động viên các em đó hãy cố gắng hoan nữa. Những em được xếp loại A tôi tuyên dương và mong muốn các em phát huy mãi mãi. Vì thế cuối tháng là các em rất thích được cô chấm vở. Sau mỗi lần cô trả vở cho xem, các em có sự có gắng hẳn lên và thi đua viết chữ đẹp - Giữ vở sạch. III. Kết luận: “ Chữ viết cũng là sự biểu hiện của nết người”. Đúng là vậy, bởi lẽ: con người ta có tính cẩn thận thì nét chữ cũng mới rõ ràng. Con người ta có chăm chỉ, kiên trì, rèn luyện thì chữ viết mới đẹp được. Điều này càng có ý nghĩa sâu sắc và tầm quan trọng đối với bậc tiểu học. Đối với các thầy cô giáo, những người hằng ngày trực tiếp hình thành và uốn nắn những thói quen và kỹ năng tốt cho học sinh. 17
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ IV. Bài học kinh nghiệm Trên đây là những cách thức mà tôi đã làm trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh. Những việc làm đó đã đem lại một hiệu quả tương đối tốt. Bản thân tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau: + Với giáo viên: -Nét chữ phải đẹp. - Cần rèn luyện chữ viết thường xuyên. -Gương mẫu khi viết bảng, chấm điểm cho học sinh và lời phê phải đúng đẹp. - Các thao tác khi hướng dẫn học sinh viết phải rõ ràng, chuẩn mực. - Có đồ dùng trực quan ( chữ viết mẫu). - Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý học sinh. Quan tâm uốn nắn các thao tác, các hoạt động học tập của học sinh. - Động viên học sinh kịp thời. + Với phụ huynh: -Chuẩn bị chu đáo đồ dùng học tập cho các em. - Phối kết hợp thường xuyên với giáo viên. - Kiểm tra ở nhà, động viên học sinh tham gia học tập tốt. V. Những kiến nghị: + Các cấp quản lý cần quan tâm hơn nữa đến phong trào: “Rèn chữ - giữ vở” cho học sinh tiểu học. + Mở chuyên đề: Rèn chữ - giữ vở ở mỗi trường tiểu học. 18
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ + Các trường có kế hoạch rèn chữ cho giáo viên. + Bản thân mỗi giáo viên phải có ý thức tự rèn chữ viết. Khi viết bảng, trình bày bài phải đẹp và khoa học. - Giáo viên phải học tập, nâng cao hiểu biết khoa học để uốn nắn tư thế ngồi viết cho học sinh. - Giáo viên phải thực sự yêu nghề - mến trẻ. - Giáo viên cần tích cực cộng tác với phụ huynh. 19
- KINH NGHIỆM RÈN CHỮ ĐẸP - GIỮ VỞ SẠCH Tiểu học Tiên Cát - Việt Trì – Phú Thọ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mục tiêu giáo dục tiểu học 2. Phương pháp dạy tiếng Việt ở trường tiểu học. 3. Tư liệu tự học, tự bồi dưỡng của bản thân 4. Tiêu chuẩn rèn chữ giữ vở đối với giáo viên và học sinh của trường tiểu học thọ sơn. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Rèn luyện kỹ năng tập viết cho học sinh lớp 1
8 p | 1038 | 147
-
SKKN: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân
21 p | 102 | 17
-
SKKN: Một số biện pháp rèn chữ đẹp, giữ vở sạch cho học sinh lớp
31 p | 87 | 8
-
SKKN: Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu học Võ Thị Sáu
18 p | 74 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3
19 p | 67 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo phong trào Vở sạch chữ đẹp cho học sinh trong trường tiểu học Võ Thị Sáu
29 p | 37 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo phong trào Giữ vở sạch, viết chữ đẹp trong trường tiểu học
16 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn