Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu <br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan <br />
trọng. Lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng <br />
tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện sáng tạo trong soạn <br />
giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể <br />
và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống <br />
cho học sinh. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực <br />
sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.<br />
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở <br />
tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả.<br />
<br />
Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, <br />
thành công cũng có, thất bại cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, mỗi một tập thể <br />
lớp đều có những đặc thù riêng của từng lớp. Nhưng chắc chắn rằng mỗi lớp <br />
đều có học sinh có năng khiếu về học tập, về đạo đức, hoặc ngược lại cũng <br />
có lớp có học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, con mồ côi, bố <br />
mẹ li thân, bố mẹ đi làm ăn xa… vì vậy vai trò của giáo viên chủ nhiệm càng <br />
trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong suốt quá trình giảng dạy cũng như <br />
trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi đã từng gặp phải những <br />
khó khăn rất lớn khi làm chủ nhiệm lớp. Những khó khăn ấy cũng xuất phát từ <br />
nguyên nhân chủ quan về phía năng lực, nhận thức của tôi; cũng có những <br />
nguyên nhân từ phía gia đình học sinh hay chính các em. Tuy nhiên, đó chỉ là <br />
những khó khăn khi những năm đầu mới được phân công làm công tác chủ <br />
nhiệm. Nhưng hơn 10 năm được làm chủ nhiệm lớp, bản thân tôi tự nhận ra <br />
rằng giáo viên chủ nhiệm mới là người có ảnh hưởng lớn nhất quyết định về <br />
chất lượng cũng như mọi hoạt động giáo dục của lớp. Chính vì lí do đó, bản <br />
thân tôi đã từng trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp có thể áp dụng <br />
nâng cao công tác chủ nhiệm. Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi, <br />
bản thân đã tìm ra được một số giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm, đã áp <br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
1<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
dụng những kinh nghiệm đó vào công tác chủ nhiệm lớp đó chính là lý do tôi <br />
chọn đề tài: “Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường <br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân ”. <br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Áp dụng đề tài này, học sinh lớp 3B của trường hứng thú hơn trong giờ <br />
học, các em nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin thể hiện mình trước tập thể; các em <br />
có kỹ năng làm việc trong nhóm, phát huy năng lực sở trường; đặc biệt nâng <br />
cao chất lượng rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch; giúp học sinh có hoàn cảnh khó <br />
khăn tự tin vươn lên trong học tập, duy trì sĩ số góp phần nâng cao chất lượng <br />
đại trà.<br />
<br />
Để thực hiện đề tài này, tôi đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường; phối <br />
hợp với thầy cô bộ môn, các đoàn thể; với cha mẹ học sinh để cùng chung tay <br />
chia sẻ những khó khăn động viên kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó <br />
khăn trong lớp 3B năm học 20152016; giúp các em tự tin vươn lên trong cuộc <br />
sống, trong học tập. Xây dựng cách học tập theo nhóm để các em phát huy hết <br />
năng lực sở trường cũng như nâng cao kỹ năng giao tiếp, đánh giá nhận xét các <br />
bạn trong nhóm; Tạo hứng thú cho học sinh trong việc rèn chữ viết đẹp, phát <br />
huy hơn nữa năng lực sở trường của học sinh.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp.<br />
<br />
Nghiên cứu cách thức hoạt động theo tổ, nhóm.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Biện pháp giáo dục học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân <br />
năm học 2015 2016.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
2<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận; thực tiễn<br />
<br />
Phương pháp điều tra<br />
<br />
Phân tích, tổng hợp, nêu gương, tổ chức trò chơi.<br />
<br />
Phương pháp đàm thoại<br />
<br />
Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
II PHẦN NỘI DUNG <br />
<br />
1. Cơ sở lí luận <br />
<br />
Theo điều 30 chương IV điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theo <br />
Quyết định số 51/2007/QĐBGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng <br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định giáo viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, <br />
giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện <br />
chương trình giáo dục tiểu học cho nên công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm <br />
của giáo viên. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo <br />
viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn <br />
thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức <br />
cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của người giáo viên <br />
chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản <br />
lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách <br />
cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã <br />
hội. Trong giai đoạn hiện nay công tác chủ nhiệm đòi hỏi sự dày công của mỗi <br />
giáo viên bởi đời sống vật chất có phần ảnh hưởng đến việc học tập cũng như <br />
tác động đến sự phát triển tư duy của các em. <br />
<br />
Đa số các giáo viên được phân công nhiệm vụ công tác chủ nhiệm lớp đều <br />
có tinh thần trách nhiệm cao. <br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
3<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đối với trường TH Nguyễn Viết Xuân, lãnh đạo nhà trường luôn chú <br />
trọng, quan tâm đến việc giáo dục học sinh. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường <br />
luôn thường xuyên quan tâm đến công tác chủ nhiệm cũng như năng lực chủ <br />
nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm để có những định hướng mới <br />
nhằm xây dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí “xây dựng trường <br />
học thân thiện, học sinh tích cực”.<br />
<br />
Các đoàn thể trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, <br />
luôn có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm <br />
lớp.<br />
<br />
Gia đình học sinh phần lớn đã có sự quan tâm đến việc học tập và rèn <br />
luyện ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh <br />
học sinh có nhiều thuận lợi. Bản thân các em đều có nhận thức tốt, tương đối <br />
ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, luôn cố gắng vươn lên học tốt...<br />
<br />
Trong trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân mỗi năm có tới hơn 10 thầy cô <br />
được giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp. Cũng có thầy cô nhiều năm <br />
liền đều được làm công tác chủ nhiệm của một khối lớp nhưng cũng có thầy <br />
cô mỗi năm lại đảm nhiệm công tác chủ nhiệm của một khối lớp khác. Nhưng <br />
dù cho thầy cô nhận nhiệm vụ ở hình thức nào đi chăng nữa thì cũng có những <br />
thuận lợi và cũng không ít những khó khăn. Đối với bản thân tôi có nhiều năm <br />
liền được nhà trường giao nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp 3 thì cũng có một <br />
phần thuận lợi là bản thân đã hiểu sâu về tâm lý lứa tuổi của học sinh khối lớp <br />
3 mặc dù thế nhưng đối tượng học sinh mỗi năm một khác, hoàn cảnh gia đình <br />
của từng em khác nhau, chất lượng mũi nhọn cũng như đại trà của lớp chủ <br />
nhiệm từng năm cũng khác nhau.<br />
Một thực tế cho thấy có thầy cô có thâm niên nhiều năm liền làm công <br />
tác chủ nhiệm lớp nhưng cũng chẳng mấy thuận lợi trong việc làm công tác <br />
chủ nhiệm lớp mà đa phần thầy cô cứ chú trọng vào việc dạy cho học sinh <br />
toán, tiếng Việt,… mà quên đi ở lứa tuổi tiểu học các em còn nhỏ, có tính hiếu <br />
động nên các em rất thích vừa học vừa chơi; “Chơi mà học; học mà chơi”.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
4<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tập thể lớp 3B năm học 20152016 sĩ số 28 học sinh, trong đó đa số học <br />
sinh là con em gia đình làm nông nghiệp, có 1 em hoàn cảnh gia đình đặc biệt <br />
khó khăn, 3 em bố mẹ đi làm xa phải ở với ông bà, thiếu sự quan tâm thường <br />
xuyên của bố mẹ; còn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học <br />
của con cái. Điều này cũng là một yếu tố khó khăn đối với giáo viên chủ <br />
nhiệm.<br />
<br />
Bên cạnh đó, một số học sinh còn có tính ham chơi, chưa xác định rõ <br />
nhiệm vụ học tập nên chưa tích cực và tự giác học bài. Một số khác chưa xác <br />
định động cơ học tập đúng đắn còn ham chơi các trò chơi vô bổ như điện tử <br />
làm ảnh hưởng đến việc học tập.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Giúp giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nói chung, những giáo viên <br />
làm công tác chủ nhiệm lớp 3 nói riêng có thêm một số kỹ năng trong dạy học <br />
cũng như trong quản lý học sinh lớp mình chủ nhiệm nhằm đem lại hiệu quả 2 <br />
mặt giáo dục tốt nhất; góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà <br />
trường.<br />
<br />
Thông qua việc áp dụng các giải pháp này nhằm xậy dựng được một tập <br />
thể lớp đoàn kết, biết yêu thương, chia sẻ những buồn, vui trong cuộc sống <br />
cùng động viên nhau vươn lên trong học tập cũng như trong sinh hoạt hàng <br />
ngày; qua đó trau dồi cho các em kỹ năng trong cuộc sống; giúp các em mạnh <br />
dạn, tự tin, tự lập, biết làm việc hợp tác đem lại hiệu quả cao trong mọi công <br />
việc.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp<br />
<br />
Để có chất lượng tập thể lớp tốt, người giáo viên chủ nhiệm cần phải <br />
làm tốt các nhiệm vụ sau:<br />
<br />
Nghiên cứu nắm vững tình hình học sinh của lớp chủ nhiệm.<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
5<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Xây dựng bộ máy tự quản của lớp.<br />
<br />
Thiết lập các mối quan hệ trong tập thể.<br />
<br />
Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh(trong đó có các <br />
hoạt động về học tập, các hoạt động về Sao nhi đồng, Đội thiếu niên,…)<br />
<br />
Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao.<br />
<br />
Tổ chức các hoạt động giáo dục.<br />
<br />
Xây dựng quản lý hồ sơ quản lý lớp chủ nhiệm.<br />
<br />
Trong công tác chủ nhiệm lớp có hàng loạt biện pháp nhằm hỗ trợ việc <br />
làm cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Trong khuôn khổ đề tài <br />
này tôi chú trọng vào 3 biện pháp sẽ trình bày dưới đây. Vì đối với học sinh lớp <br />
3B của tôi các em đã được làm quen với môi trường ở tiểu học 2 năm rồi nên <br />
mọi nền nếp, nội quy trường lớp các em đã hiểu và thực hiện tương đối tốt. <br />
Vả lại công tác làm hồ sơ sổ sách quản lý lớp là việc làm thường xuyên của <br />
mọi thầy cô (theo mẫu); việc này đối với tôi quá nhuần nhuyễn một cô giáo <br />
có thâm niên làm công tác chủ nhiệm hơn 15 năm rồi. <br />
<br />
* Nội dung 1: Thiết lập các mối quan hệ trong tập thể<br />
<br />
Em Đỗ Quang Huy là học sinh của lớp có hoàn cảnh khó khăn. Đối với <br />
Huy thiếu đi sự quan tâm của bố ngay từ lúc em mới sinh ra và giờ đây em lại <br />
thiếu sự quan tâm chăm sóc của mẹ, vì mẹ em đi làm công nhân ở Bình Dương <br />
nên em phải ở với ông bà ngoại. Bản thân em đi lại không được nhanh nhẹn <br />
như các bạn vì chân trái của em bị teo cơ; tuy học lớp 3 nhưng em chỉ khoảng <br />
20 kg, thi thoảng lại ốm do căn bệnh thận; em mới được chuyển về trường <br />
cuối năm học lớp 2. Để em có cơ hội được đến trường cùng bạn bè thì hai ông <br />
bà ngoại tuy đã già nhưng hàng ngày đều đặn với chiếc xe đạp cũ rích, ông <br />
hoặc bà thay phiên nhau chở cháu đến trường. Ngay cả miếng ăn đôi khi còn <br />
chưa đủ thì nói gì đến việc mua sắm đồ dùng học tập. Chỉ từng đó thôi cũng là <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
6<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
một nỗi lo lớn đối với ông bà của em huống chi nói đến việc giúp em học tốt. <br />
Từ khó khăn về học tập lẫn khó khăn về đi đứng, khó khăn về đồ dùng phục <br />
vụ cho việc học của em. Tôi đã mạnh dạn đưa ra trong buổi họp hội phụ <br />
huynh đầu năm của lớp kêu gọi phụ huynh của lớp quyên góp quần áo, sách vở <br />
để tặng em, động viên em vơi đi khó khăn trong cuộc sống để em được đến <br />
trường đều đặn cùng với bạn bè trang lứa.<br />
<br />
Mặt khác tôi tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể về <br />
hoàn cảnh của em Huy lớp tôi để được hỗ trợ; ngay lập tức tôi nhận được sự <br />
quan tâm của ban giám hiệu nhà trường; các đoàn thể. Nhà trường chỉ đạo các <br />
đoàn thể phát động phong trào quyên góp với chủ đề “Vòng tay yêu thương”. <br />
Sau hơn 1 tuần phát động trong toàn trường đã có kết quả. Tuần thứ 3 Ban <br />
giám hiệu và đại diện các đoàn thể cùng tôi đem một món quà tuy không lớn <br />
về mặt vật chất nhưng nó rất lớn về mặt tinh thần (Nào là sách vở, quần áo, <br />
đồ dùng học tập và một xuất học bổng trị giá 500 000đồng) để tặng em.<br />
<br />
Về việc học tập trên lớp, biết được hoàn cảnh của em nên khi đến lớp tôi <br />
chọn cho em một chỗ ngồi phù hợp mà tôi dễ bề quan sát gần gũi, giúp đỡ em <br />
kịp thời hơn. Tôi giao nhiệm vụ cho ban cán sự lớp phải thường xuyên dìu em <br />
khi đi vào lớp, khi đi xuống sân trường… Khi học bài mới tôi giao cho bạn <br />
ngồi bên cạnh kèm cặp hướng dẫn khi em gặp khó khăn, nếu điều gì còn <br />
vướng mắc tôi sẽ hỗ trợ cho các em trong việc giúp đỡ em Huy. Tôi động viên <br />
những học sinh gần nhà em Huy thường xuyên sang chơi để giúp bạn trong <br />
học tập cũng như trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. <br />
<br />
Tôi giới thiệu cho học sinh trong lớp biết được ngày sinh nhật của bạn <br />
Huy, đến ngày sinh nhật Huy em nhận được những lời chúc mừng và những <br />
món quà nhỏ đầy ý nghĩa và tình cảm các bạn đã đến nhà chia vui. Đôi khi có <br />
chuyện xích mích giữa các em với nhau, tôi kịp thời can thiệp gặp gỡ trao đổi <br />
riêng với học sinh phân tích đúng, sai; ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn, sau <br />
đó giảng hòa. Khi bạn bè ốm đau hoặc gia đình có chuyện buồn nếu bạn ở xa <br />
thì cô và ban cán sự lớp đến thăm hỏi và động viên giúp đỡ. <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
7<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Qua những việc làm trên tôi thấy lực học của em Huy có khả quan hơn rất <br />
nhiều. Từ chỗ em là học sinh nhút nhát, tự ti với thể hình của mình, ngồi học <br />
thì thụ động bây giờ em đã mạnh dạn trong giờ học giơ tay phát biểu ý kiến. <br />
Điều đáng vui hơn là em đã tự tin nhận xét bạn trong lớp; kết quả học tập <br />
ngày càng tiến bộ và đặc biệt là em viết chữ ngày càng đẹp.<br />
<br />
Khi nói chuyện, khi giảng bài, tôi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học <br />
sinh, nhưng đồng thời thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của cô <br />
đối với học trò. Bạn Huy là một tấm gương vươn lê trong cuộc sống cũng như <br />
trong học tập. Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy cô trước <br />
sau cũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò. Lòng nhân ái, bao dung, <br />
đức vị tha của người cô luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học <br />
sinh. “Lớp học thân thiện” chỉ có được khi thầy cô có tấm lòng nhân hậu, bao <br />
dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một người cô như vậy thì <br />
chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học. Trong <br />
lớp tôi luôn khuyến khích học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như <br />
trong cuộc sống hằng ngày. Hầu như cả lớp tôi các em đều cảm nhận được <br />
điều này – đó chính là lòng nhân ái, sự bao dung chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, <br />
động viên giúp đỡ nhau trong cuộc sống để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.<br />
* Nội dung 2: Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh <br />
(trong đó có các hoạt động về học tập, các hoạt động về Sao nhi đồng, Đội <br />
thiếu niên,…)<br />
<br />
Trong quá trình dạy học, giáo viên là người điều khiển, tổ chức hướng <br />
dẫn học sinh học tập; học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh kiến <br />
thức. Vì vậy giáo viên phải biết áp dụng các hình thức học tập nhằm phát huy <br />
tính tích cực của học sinh. Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn <br />
kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn hướng các em vào <br />
các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ <br />
thể như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
8<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, <br />
các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau các em lại chung nhóm với bạn <br />
khác. Có nhóm học sinh tuy ngồi chung nhóm nhưng chưa hợp tác làm việc dẫn <br />
đến không hoàn thành nhiệm vụ. Trước tình trạng này tôi ân cần dành nhiều <br />
thời gian hơn cho nhóm này để gợi ý, phân công nhiệm vụ các thành viên trong <br />
nhóm. Hết thời gian thảo luận đề nghị tổ trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ <br />
sung. Tôi khen ngợi kịp thời sự cố gắng của tổ, của từng thành viên, đề nghị <br />
nhóm cố gắng phát huy. <br />
<br />
+ Ví dụ : Trong phân môn tập đọc, phần tìm hiểu bài ta có thể tổ chức <br />
thành một trò chơi ( tôi đố, tôi đố – đố gì đố gì ?) Hoặc: để nhắc lại tên một <br />
bài đã học, ta sử dụng trò chơi những ô chữ kì điệu. Hoặc: thi đua 3 tổ tiếp <br />
sức: viết số lên các toa tàu hoả, tàu nào được điền số xong nhanh nhất thì tàu <br />
đó về đích trước ...<br />
<br />
Giáo viên sử dụng phương pháp: học mà chơi – chơi mà học, nhưng không <br />
vì thế mà làm ảnh hưởng đến những lớp xung quanh.<br />
<br />
Ví dụ: Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểu chung <br />
cả lớp. Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi; không la lớn <br />
không đập bàn, phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ cô <br />
giao.<br />
<br />
* Nội dung 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục<br />
<br />
Đối với nội dung kiến thức của lớp 3 cũng chưa nhiều và không quá khó <br />
nên các em đại đa số là tiếp thu tốt. Một lớp học không có quá nhiều học sinh, <br />
các em ở lứa tuổi thích khám phá thế giới và đã mạnh dạn thể hiện sở trường <br />
sở đoản. Đây chính là thời điểm đẹp để giáo viên gieo những hạt mầm ước <br />
mơ cho tương lai. Vâng dân gian ta thường có câu: “nét chữ nết người” ý ở <br />
đây muốn nói điều đầu tiên con người ta nên học ý thức tính kiên trì trong lao <br />
động, trong học tập và trong cuộc sống. Thực tế trong lớp học nếu cô giáo chủ <br />
nhiệm viết chữ đẹp thì học sinh cũng viết chữ giống cô và ngược lại. Nắm bặt <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
9<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
được tâm lý này tôi đã mạnh dạn và kiên trì tạo hứng thú cho các em tìm hiểu <br />
rồi dần các em đã đam mê rèn chữ viết từ bao giờ tôi cũng không nhớ nhưng tôi <br />
chỉ thấy học sinh lớp tôi chủ nhiệm được đón nhiều thầy cô trong trường đến <br />
tham quan vở viết của học sinh và chụp hình, quay hình học sinh tôi viết bài <br />
chính tả để về lớp mình nhân điển hình. <br />
<br />
Vậy muốn học sinh tiểu học viết chữ đẹp – thì phân môn Tập viết không <br />
những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn <br />
góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho HS những phẩm chất đạo đức tốt <br />
như tính cẩn thận, tính kỉ luật và óc thẩm mĩ. Nếu viết chữ đúng mẫu, tốc độ <br />
viết nhanh thì HS có điều kiện ghi chép bài tốt nhờ vậy kết quả sẽ cao hơn. <br />
Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập.<br />
<br />
Thực tế đầu năm học sinh viết chữ chưa đúng mẫu (độ cao, độ rộng, <br />
nhầm lẫn một số âm, vần) ghi dấu thanh không đúng vị trí. Một số HS chưa <br />
nắm chắc luật chính tả nên còn viết sai chính tả.<br />
<br />
VD: HS thường viết sai mẫu chữ, nhất là những chữ dễ lẫn như: n với l; <br />
ô với â; s với x; tr với th; k với h …<br />
<br />
Dấu thanh ghi không đúng vị trí như thừơng, phựơng, ngòai, qủa …<br />
<br />
Phần lớn HS viết chữ chưa đẹp (chưa có tính thẩm mĩ) các nét chữ, con <br />
chữ chưa đều, sự kết hợp các con chữ chưa hài hoà, mềm mại, chữ viết <br />
nghiêng ngả một cách tuỳ tiện. Một số HS chưa biết cách trình bày bài viết <br />
sao cho cân đối khoảng cách giữa các chữ.<br />
<br />
Để HS viết đúng, đẹp phải có sự công phu của giáo viên chủ nhiệm theo <br />
phương pháp khoa học cùng với sự kèm cặp thường xuyên và không thể thiếu <br />
sự nỗ lực của mỗi HS.<br />
<br />
Trong giờ tập viết GV hướng dẫn HS tuân thủ nghiêm ngặt và thực hiện <br />
đúng các nguyên tắc về tư thế ngồi viết, cách đặt bút, cách để tay, ánh sáng và <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
10<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
thuận chiều khi viết đưa đúng bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới không <br />
ấn ngòi bút mạnh vào mặt giấy.<br />
<br />
Ngay từ đầu tuần nhận lớp GV phải rèn luyện từng nét, phải đi sâu đi sát, <br />
phát hiện những em viết chữ đẹp để bồi dưỡng. Khi viết luôn luôn sửa và uốn <br />
nắn những chữ viết xấu, viết chưa đúng mẫu. Hướng dẫn HS ngồi đúng tư <br />
thế; trong quá trình hướng dẫn giáo viên phải tìm ra sự tiến bộ nhỏ nhất của <br />
học sinh để động viên, khen kịp thời. <br />
<br />
Chữ mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết, là điều kiện <br />
đầu tiên để các em viết đúng. Chữ viết mẫu phải đúng quy định, rõ ràng sạch <br />
đẹp. Chữ mẫu phải phóng to giúp HS quan sát tại điều kiện phân tích hình <br />
dáng, độ cao độ rộng, các nét cơ bản. Giáo viên đưa mẫu chữ phóng to và dùng <br />
thước chỉ cho học sinh dễ quan sát từng nét. Chữ viết mẫu của giáo viên trên <br />
bảng chính là đồ dùng trực quan, là mẫu mực cho học sinh noi theo. Do vậy <br />
chữ giáo viên viết trên bảng phải đúng, đẹp. Phương pháp này được sử dụng <br />
chủ yếu ở đầu của tiết học giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái <br />
sẽ học bằng hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi các nét, cấu tạo chữ cái, độ cao, <br />
kích thước chữ cái đến việc so sánh các nét giống nhau giữa con chữ đã học để <br />
các em so sánh, nhận biết.<br />
<br />
* Muốn HS viết đúng, viết đẹp HS chỉ có một con đường là luyện tập. <br />
GV hướng dẫn HS luyện tập thực hành từ thấp đến cao để HS dễ dàng tiếp <br />
thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các cỡ chữ, sau <br />
đó là viết đúng dòng và đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kĩ năng viết chữ <br />
phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, phân môn tập viết cũng <br />
như ở các phân môn khác của môn tiếng Việt. Khi HS luyện tập viết chữ GV <br />
cần luôn luôn chú ý uốn nắn để các em cầm bút đúng quy định. Bài viết đẹp <br />
phải đi kèm với tư thế ngồi đúng, rèn cho HS viết đẹp mà quên đi việc uốn <br />
nắn cách ngồi viết là một thiếu sót lớn của GV.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
11<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Muốn viết nhanh phải nắm được kĩ thuật viết liền mạch và kĩ thuật sử <br />
dụng nét bút phải nối liền liên tục không bị đứt quãng giữa các nét trong một <br />
chữ. Thông thường viết một nét chữ nét bút liền mạch từ đầu đến cuối sau đó <br />
nhấc bút viết dấu. Vị trí dấu thanh đặt bút trên hoặc dưới âm chính. Để viết <br />
đúng và đẹp không phải ngày một, ngày hai mà làm được ngay, nó đòi hỏi phải <br />
có một quá trình rèn rũa lâu dài của các thầy cô giáo kết hợp với sự nỗ lực kiên <br />
trì của mỗi học sinh.<br />
<br />
Bên cạnh đó tôi thường kể cho các em nghe gương rèn chữ của ông Cao <br />
Bá Quát, gương rèn chữ của học sinh những năm trước. Cho học sinh xem vở <br />
rèn chữ của cô, của những học sinh tiêu biểu từ những năm trước. Qua những <br />
mẩu chuyện, qua thực tế được nhìn những trang vở trước và sau khi rèn chữ <br />
của cô, các bạn, cá em có thêm tin tưởng và thêm quyết tâm say mê rèn luyện <br />
chữ viết. Ngoài ra tôi còn phô tô tới tận tay từng học sinh những trang vở viết <br />
chuẩn mực của học sinh trong lớp hoặc học sinh những năm trước để học sinh <br />
và phụ huynh cùng nêu cao quyết tâm rèn chữ.<br />
<br />
* Nói tóm lại :Muốn thành công trong việc rèn chữ cho học sinh lớp 3. Tôi <br />
đã mạnh dạn đưa ra một số lưu ý sau:<br />
<br />
1. Giáo viên khảo sát phân loại chữ viết của HS thành những nhóm chính <br />
để có kế hoạch rèn chữ cho từng đối tượng học sinh.<br />
<br />
+ Nhóm viết chữ đúng mẫu, trình bày sạch đẹp.<br />
<br />
+ Nhóm viết sai mẫu: Nét ngửa, mất nét, chữ nhọn, gãy nét, đánh dấu sai, <br />
khoảng cách quá gần hoặc quá xa.<br />
<br />
2. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh viết chưa đẹp, chưa đúng (có thể <br />
do tư thế ngồi, do cách cầm bút, do thiếu thận trọng không tập trung …)Từ đó <br />
tìm ra biện pháp giúp đỡ học sinh khắc phục yếu điểm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
12<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. Sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện để kèm cặp các em. Em viết xấu, viết <br />
chậm nên cho ngồi đầu bàn để giáo viên uốn nắn, sửa sai) đồng thời quan tâm <br />
đến thay đổi vị trí ngồi của học sinh trong lớp theo định kỳ.<br />
<br />
4. Chữa lỗi sai khi học sinh viết bảng con thật tỉ mỉ, chu đáo.<br />
<br />
5. Phát động phong trào thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp và hình thành <br />
nề nếp ngay từ đầu năm học.<br />
<br />
6. Trước khi viết vào vở phải rửa tay sạch, vở phải có tờ giấy lót tay <br />
hoặc khăn tay, giở vở nhẹ nhàng, không gập vở, không bơm mực nhiều quá, <br />
không vẩy mực. Viết xong để vở khô mới gấp vở tránh nhoè mực.<br />
<br />
7. Phối hợp với phụ huynh học sinh chuẩn bị cho học sinh đầy đủ bảng, <br />
giẻ lau, bút chì, bút mực, vở ngay từ đầu năm.<br />
<br />
8. Giáo viên thống nhất quy đinh cho học sinh cả lớp dùng cùng loại vở, <br />
bút cùng một loại cỡ vừa tay của học sinh, phấn mềm không bụi, mực tím hoa <br />
sim, bảng đen cùng loại có kẻ ô li rõ ràng.<br />
<br />
9. Giáo viên cần đầu tư nghiên cứu, soạn, giảng và chuẩn bị chu đáo thật <br />
mẫu mực, làm gương cho học sinh noi theo. GV cần có lòng kiên trì tận tình. <br />
Sự nhiệt tình chu đáo, GV là một trong những yếu tố đảm bảo thành công của <br />
giờ tập viết.<br />
<br />
Là giáo viên lớp 3 – là nền móng của bậc Tiểu học, tôi tự thấy mình <br />
không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, luôn nghiên cứu học <br />
hỏi để có phương pháp dạy học tốt, nâng cao chất lượng chữ viết cho học <br />
sinh.<br />
<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
Các biện pháp nêu trên đầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Biện <br />
pháp Thiết lập các mối quan hệ trong tập th ể và Tổ chức các hoạt động đa <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
13<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
dạng cho tập thể học sinh nó bổ trợ cho biện pháp Tổ chức các hoạt động giáo <br />
dục trong đó có nội dung rèn chữ viết “nét chữ, nết người”.<br />
<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và ứng dụng.<br />
<br />
Mặc dù những biện pháp tôi đã làm cũng rất đỗi bình thường nhưng kết <br />
quả đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học <br />
tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều <br />
đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Tình cảm cô trò, <br />
bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện. <br />
Trong năm học qua, tuy trường tôi là trường vùng sâu, vùng xa của huyện <br />
nhưng lớp tôi vẫn luôn duy trì sĩ số 100%, học sinh lên lớp thẳng đạt 100%, <br />
không có học sinh chưa hoàn thành; tỉ lệ học sinh khá cao. Đó là điều rất đáng <br />
mừng. Sau đây là kết quả năm học vừa qua của lớp tôi chủ nhiệm: <br />
* Năm học 20152016: <br />
<br />
+ Duy trì sĩ số : 28/28, đạt tỷ lệ 100%.<br />
<br />
+ Học sinh hoàn thành chương trình lớp học 28/28 em đạt tỷ lệ 100%.<br />
<br />
+ Đạt 12 học sinh hoàn thành xuất sắc các hoạt động giáo dục, 8 đạt giải <br />
cấp huyện Violympic em trong đó có 1 học sinh đạt giải khuyến khích cấp <br />
huyện Violympic.<br />
<br />
+ Lớp đạt thành tích tốt trong công tác Đội và đạt Chi đội vững mạnh. <br />
<br />
+ Đạt giải nhất cấp trường “Lớp giữ vở sạch chữ đẹp”<br />
<br />
+ Cuối năm lớp đạt tập thể xuất sắc.<br />
<br />
* Năm học 20162017: <br />
<br />
Cuối học kỳ I năm học 2016 2017, tôi đã áp dụng các biện pháp nêu <br />
trên, kết quả như sau:<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
14<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. Đánh giá về năng lực và phẩm chất: 28 em đạt trở lên (100%)<br />
<br />
2. Đánh giá về học tập và các hoạt động giáo dục : hoàn thành tốt 8/28 <br />
em; hoàn thành 19/28 em; CCG : 1/28 em.<br />
<br />
Tham gia trang trí mâm ngũ quả Tết Trung thu đạt giải Nhất cấp trường.<br />
<br />
Văn nghệ: Tham gia văn nghệ chào mừng ngày 20/11<br />
<br />
10 học sinh đạt giải toán trên Internet cấp trường. <br />
<br />
Các phong trào do đội phát động lớp tham ra đều vượt kế hoạch đề ra.<br />
<br />
Lớp có 5 học sinh đạt giải trong hội thi viết chữ đẹp cấp trường, tới đây <br />
các em được tham gia dự thi cấp huyện.<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận <br />
Để quản lý và giáo dục học sinh người giáo viên chủ nhiệm phải sử <br />
dụng nhiều biện pháp khác nhau, giáo viên chủ nhiệm là người quản lý giáo <br />
dục học sinh toàn diện trong một lớp; giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách <br />
nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp; giáo <br />
viên chủ nhiệm là người vạch kế hoạch, theo dõi và đánh giá việc thực hiện <br />
của các học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với giáo viên bộ môn, <br />
các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Cha mẹ học sinh <br />
để làm tốt công tác dạy học; giáo dục học sinh trong lớp mình phụ trách.<br />
<br />
Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm phải có những tri thức cơ bản về tâm lý <br />
học, giáo dục học và hàng loạt kỹ năng sư phạm như: Kỹ năng tiếp cận đối <br />
tượng học sinh; Kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, xã hội; Kỹ năng đánh giá; <br />
Kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và đặc biệt là phải có sự nhạy cảm sư <br />
phạm để dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh… giáo <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
15<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
viên chủ nhiệm cần quản lý đồng thời song song việc phát triển nhân cách và <br />
quản lý học tập của học sinh sao cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi và điều kiện <br />
hoàn cảnh gia đình của từng học sinh lớp mình phụ trách.<br />
<br />
Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải phối kết hợp nhiều phương <br />
pháp giáo dục học sinh mà trong đó biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong <br />
mọi hoạt động giáo dục là quan trong nhất, là kỹ năng khởi đầu cho mọi kỹ <br />
năng khác phát triển và nâng cao; không được làm tổn thương đến thể xác và <br />
tinh thần của học sinh và phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng em.<br />
<br />
Đối với gia đình phụ huynh học sinh: Luôn phải quan tâm đến nhu cầu <br />
học tập của học sinh. Theo dõi sự phát triển của con cái để hiểu được tâm, <br />
sinh lí con cái và đáp ứng các nhu cầu cần thiết trong học tập của học sinh. <br />
Luôn gần gũi, lắng nghe ý kiến con cái để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về <br />
tinh thần, vật chất cho con cái học tập tốt. Thường xuyên liên lạc với giáo viên <br />
chủ nhiệm để có hướng đi đúng cho con cái và có biện pháp giáo dục con cái <br />
tốt nhất.<br />
<br />
Đối với cá nhân học sinh: Luôn xác định nhiệm vụ học tập và rèn luyện <br />
trong một tập thể, một môi trường học tập là quan trọng nhất. Có phương <br />
pháp học tập khoa học, có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về tầm quan trọng của <br />
việc học và rèn luyện. Luôn có lối sống lành mạnh, trong sáng; học tập những <br />
chuẩn mực đạo đức đúng đắn để có cách ứng xử đúng với thầy cô, cha mẹ, <br />
bạn bè và những người xung quanh. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể. <br />
Luôn biết lắng nghe lời dạy của gia đình, thầy cô và sự góp ý của bạn bè. <br />
Quan tâm, giúp đỡ bạn bè, tự giác chấp hành nội quy trường lớp và nhiệt tình <br />
để hoàn thành tốt mọi kế hoạch đề ra.<br />
<br />
Điều quan trọng hơn nữa là, trong quá trình chủ nhiệm, để làm tốt công <br />
tác chủ nhiệm của mình, tôi đã không nôn nóng, vội vàng mà luôn điềm tĩnh, <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
16<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
vạch định kế hoạch rõ ràng về thời gian, về nội dung công việc và hình thức <br />
thực hiện công việc. Đồng thời luôn tranh thủ được sự giúp đỡ của những <br />
nguồn lực khác trong nhà trường, từ phía gia đình học sinh và từ chính sự tích <br />
cực của các đối tượng học sinh.<br />
<br />
2. Kiến nghị : Không có <br />
<br />
Ea na, ngày 10 tháng 2 năm 2017<br />
<br />
Giáo viên thực hiện <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Thị Hồng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN<br />
<br />
............................................................................................<br />
............................................................................................<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
17<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
............................................................................................<br />
............................................................................................<br />
............................................................................................<br />
............................................................................................<br />
............................................................................................ <br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Huỳnh Thị Biên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
18<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên tiểu học Modunle TH34 “ công tác chủ nhiệm <br />
lớp ở trường tiểu học”.<br />
<br />
2.Thông tư số 41/2010/TTBGD ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục <br />
và đạo tạo về điều lệ trường Tiểu học.<br />
<br />
3. Thông tư số 43/ 2010/ TT – BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ giáo dục <br />
và đạo tạo về của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đạo tạo về điều lệ trường tiểu học.<br />
<br />
4.Tài liệu nâng cao rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học.<br />
<br />
5.Tài liệu nghiên cứu về tâm lý lưa tuổi học sinh tiểu học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
19<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
<br />
I Phần mở đầu 01<br />
01<br />
1 Lý do chọn đề tài <br />
02<br />
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài<br />
02<br />
3 Đối tượng nghiên cứu<br />
02<br />
4 Giới hạn của đề tài<br />
02<br />
5 Phương pháp nghiên cứu<br />
03<br />
II PHẦN NỘI DUNG<br />
03<br />
1 Cơ sở lý luận<br />
03<br />
2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu<br />
04<br />
3 Nội dung và hình thức giải pháp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
20<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 3 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
III PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
14<br />
1 Kết luận<br />
15<br />
2 Kiến nghị<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Hồng Trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
21<br />