intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

2.098
lượt xem
96
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực tế cho thấy, bên cạnh số học sinh khá - giỏi, trong một lớp học bao giờ cũng có vài em học sinh yếu kém. Điều đó đã dẫn đến sự chênh lệch về trình độ tiếp thu của các em và nhất là đối với học sinh yếu kém thì học tập quả là một gánh nặng. Gánh nặng đó, khiến các em khó vượt qua để theo kịp với các bạn trong lớp. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU KÉM
  2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC ________________________________________________________________ I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Phạm Thị Vân. 2. Ngày tháng năm sinh: 06/06/1975. 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 1472 tổ 1, ấp 1, xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: Cơ quan: 0613 791029 ĐTDĐ: 0988 502 877 6. Fax: 7. Chức vụ: Giáo viên dạy lớp. 8. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học. - Năm nhận bằng: 2007. - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học – Hệ đào tạo từ xa. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy lớp bậc Tiểu học. Số năm có kinh nghiệm: 14 năm. - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém (Đã được Hội đồng thẩm định SKKN năm học 2008 – 2009 công nhận ). Vận dụng phương pháp tích cực vào việc dạy giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 4 (Đã được Hội đồng thẩm định SKKN năm học 2009 – 2010 công nhận). Một số biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém (Đã được Hội đồng thẩm định SKKN năm học 2010 – 2011 công nhận ). Một vài kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm ở lớp Bốn (Đã được Hội đồng thẩm định SKKN năm học 2011 – 2012 công nhận ).
  3. Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU KÉM I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vấn đề học sinh yếu kém luôn là vấn đề được được tất cả các ngành, các cấp và toàn xã hội quan tâm. Đặc biệt vấn đề này càng được ngành giáo dục Việt Nam hết sức chú trọng trong các năm học gần đây và đã đưa vào nội dung của cuộc vận động “Hai không” để triển khai thực hiện sâu rộng trong toàn ngành. Thật xót xa làm sao khi mà hằng ngày, hàng giờ, các phương tiện thông tin đại chúng vẫn đưa tin về không ít học sinh đang “ngồi nhầm lớp”, thậm chí có em đã lên học cấp THCS mà vẫn chưa đọc thông, viết thạo, … Để học sinh yếu kém, “ngồi nhầm lớp” thực sự là một cái “Tội” – Tội của thầy và tội cho cả học sinh. Thực tế cho thấy, bên cạnh số học sinh khá - giỏi, trong một lớp học bao giờ cũng có vài em học sinh yếu kém. Điều đó đã dẫn đến sự chênh lệch về trình độ tiếp thu của các em và nhất là đối với học sinh yếu kém thì học tập quả là một gánh nặng. Gánh nặng đó, khiến các em khó vượt qua để theo kịp với các bạn trong lớp. Qua 15 trực tiếp giảng dạy, tôi đã gặp không ít học sinh yếu kém, các em yếu kém ở nhiều dạng khác nhau, điều đó đã gây không ít khó khăn cho công tác chủ nhiệm của tôi. Vậy làm cách nào để tạo động cơ học tập cho học sinh yếu kém ? Đó chính là vấn đề mà tôi và tất cả các đồng nghiệp luôn trăn trở và cần có hướng giải quyết ngay từ khi vừa nhận lớp. Từ các lí do trên, sau nhiều năm vận dụng và chọn lọc, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém”. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận: Bác Hồ đã từng căn dặn học sinh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em….” Muốn thực hiện tốt lời căn dặn đó của Người, đòi hỏi mỗi học sinh Tiểu học phải đạt được các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của lớp mình đang học. Thế nhưng, trong một lớp học, bao giờ cũng có vài em chưa thực sự đạt đến chuẩn đó, khiến cho giáo viên phải mất nhiều thời gian và công sức để kèm cặp mà hiệu quả đôi khi không được như mong đợi. Vì vậy, không giáo viên nào muốn lớp mình phụ trách có học sinh yếu kém. Nhưng, sự xuất hiện của những học sinh này lại là điều khó tránh khỏi. Năm học này có vài em, năm học sau lại xuất hiện vài em. Và cũng không ít giáo viên đã xếp các em học sinh yếu kém vào diện học sinh cá biệt. Đây quả là một sai lầm đáng tiếc, bởi lẽ, một học sinh yếu kém vẫn có thể là một học sinh ngoan, chuyên cần, lễ phép, … Còn một học sinh được xem là cá biệt chỉ khi học sinh đó có vấn đề gì đó chưa ổn về đạo đức, lối sống,…
  4. Thực tế cho thấy, không có học sinh dốt mà chỉ có học sinh không biết cách học hoặc không được giáo dục đúng cách. Nhìn chung, học sinh yếu kém có một số đặc điểm chung là: - Tâm lí không được ổn định, thiếu sự tự tin trong học tập. - Một số em ngôn ngữ tiếng Việt còn bị hạn chế (nhất là những học sinh dân tộc Tày ở khu vực ấp 6, ấp 7 của xã Tà Lài). - Khả năng tư duy, ghi nhớ, năng lực khái quát hóa, tổng hợp hóa cũng hạn chế dẫn tâm lý ngại đến lớp, ngại học bài và làm bài. - Khả năng tập trung chú ý không bền. - Thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và sự hỗ trợ của cộng đồng. - Do bị mất căn bản mà không được phụ đạo kịp thời, dễ chán nản khi thấy việc học quá sức của mình. - Do chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, lơ là, chểnh mảng trong học tập, đến trường cho có lệ, học không có mục đích, kết quả cuối cùng là học tập sa sút, đi dần đến yếu kém. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. Theo tôi, biện pháp giáo dục học sinh yếu kém hữu hiệu nhất chính là cần xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho các em, nghĩa là động cơ phải xuất phát từ chính việc học, học tập để có kết quả tốt, để mai sau trở thành một công dân tốt, một người lao động năng động, sáng tạo. Bởi lẽ, động cơ tạo nên động lực học – một thành tố quan trọng trong cấu trúc hoạt động học tập của trẻ.  Để giúp các em học sinh yếu kém vươn lên theo kịp với trình độ chung, ngay từ những ngày đầu vừa nhận lớp, tôi đã thông qua nhiều kênh thông tin để nắm bắt chính xác số lượng học sinh yếu kém và phát hiện những học sinh có dấu hiệu sa sút, chểnh mảng việc học. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em yếu kém ? Từ đó tôi định hướng những biện pháp giáo dục phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Muốn làm được điều này, tôi đã thông qua nhiều nguồn như: Thứ nhất, thông qua nghiên cứu lí lịch học sinh, tôi sẽ nắm được hoàn cảnh gia đình; điều kiện kinh tế; nghề nghiệp của phụ huynh; gia đình đông con hay ít con; phụ huynh có quan tâm đến việc học tập của con cái hay không; các mối quan hệ bạn bè; điều kiện về sức khỏe, năng lực của trẻ,... Thứ hai, thông qua nghiên cứu hồ sơ của học sinh như: học bạ, sổ liên lạc, biên bản bàn giao chất lượng và kết quả bài khảo sát chất lượng học sinh đầu năm, … tôi sẽ nắm được mặt mạnh cũng như mặt hạn chế của từng học sinh trong lớp. Từ đó tôi đề ra kế hoạch dạy học cho cả lớp nói chung và đặc biệt là kế hoạch phụ đạo cho từng học sinh yếu kém nói riêng. Tôi vừa dạy vừa theo dõi để phát hiện kịp thời các lỗ hổng trong kiến thức mà học sinh vấp phải cũng như tham khảo ý kiến của giáo viên lớp trước để đưa ra những nhận định chính xác nhất và phân loại học sinh yếu kém theo các nhóm để đề ra giải pháp dạy học phù hợp.
  5. Ví dụ: Nhóm yếu toán về cộng, trừ; nhóm yếu về nhân, chia, nhóm không biết giải toán có lời văn; nhóm đọc chưa thông, phải nhẩm vần, nhóm viết chậm, mắc nhiều lỗi chính tả; nhóm gặp khó khăn khi tìm từ diễn đạt, ý để đặt câu;… Tùy vào tình hình thực tế mà tôi có thể phân ra nhiều nhóm đối tượng cụ thể hơn. Khi đã tách được từng loại đối tượng như thế, tôi có các hình thức và phương pháp đặc trưng phù hợp với từng nhóm đối tượng. Chẳng hạn, với những em yếu về cộng, trừ, tôi cho các em giải các bài tập riêng: cộng, trừ với các số có 2 – 3 chữ số, từ không nhớ đến có nhớ ở 1 hàng, dần dần nâng lên có nhớ ở 2 hàng (không ra các bài tập cộng, trừ có nhớ ở 2 hàng liên tiếp nhau và có thể cho các em sử dụng que tính để tính toán và loại bỏ que tính dần dần theo sự tiến bộ của các em). Đối với những em yếu về đọc, trong giờ Tập đọc, tôi cho các em đọc một câu hoặc một đoạn ngắn, gợi ý thêm một số câu hỏi phụ chỉ cần trả lời vài từ để các em trả lời, cho các em điền từ còn thiếu vào các câu đơn giản (để hình thành các sự kiện trong bài đọc). Thường xuyên mời các em đọc một vài đoạn ngắn ở các môn học khác để nâng cao dần kĩ năng đọc cho các em. Thứ ba, tôi thông qua trao đổi với phụ huynh học sinh để nắm bắt được sự quan tâm giáo dục hay thờ ơ của họ. Từ đó có sự tư vấn và phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh để cùng thống nhất đề ra biện pháp giáo dục khả thi nhất nhằm phát huy những mặt mạnh của học sinh và loại trừ dần những mặt còn hạn chế. Đồng thời, tôi luôn quan tâm, trao đổi, lắng nghe ý kiến của học sinh, lấy tình yêu thương để giáo dục các em, tạo ra động cơ học tập cho học sinh. Khuyến khích, động viên các em nói lên những mong muốn, khó khăn của mình. Từ đó, tôi nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, sở thích, thái độ trong quan hệ với mọi người của học sinh. Và cũng từ đây, tôi sẽ phát huy sở trường của học sinh, tạo động lực kích thích các em học tập. Ví dụ: Năm học 2009 – 2010, lớp tôi có em Trần Quốc Đạt hạn chế về mặt phát âm. Em chỉ nói và đọc được phần vần của tiếng còn phụ âm đầu phần lớn là em không đọc được. Các bạn trong lớp thường cười ầm lên mỗi khi em đọc bài hoặc phát biểu. Mỗi lần như thế, tôi thấy được sự buồn tủi trên gương mặt của em, dần dần em sống co mình lại, không chịu đọc bài (nếu có đọc thì đọc rất nhỏ) và không tham gia phát biểu xây dựng bài dẫn đến sức học của em ngày càng sa sút. Nắm được điều đó, tôi đã gặp riêng từng học sinh trong lớp, nói cho các em biết không được cười bạn, vì làm như thế là độc ác. Vào giờ Tập đọc, tôi mời em đọc bài và khuyến khích em phát biểu thật nhiều, khen ngợi khi em có những ý kiến hay, hướng dẫn em đọc đúng tiếng có phụ âm đầu vào giờ chơi, giờ hoạt động tập thể. Từ đó, các bạn trong lớp quên dần việc em Đạt đọc ngọng, còn Đạt dần dần lấy lại sự tự tin, đọc đỡ ngọng hơn.  Bước tiếp theo tôi phân loại và chia nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém của học sinh thành 3 loại chính để đề ra biện pháp giúp đỡ các em. a) Yếu kém do hoàn cảnh gia đình:
  6. Tôi nhận thấy, học sinh yếu kém do hoàn cảnh gia đình chủ yếu do các nguyên nhân như: - Vì cuộc sống gia đình quá khó khăn, thiếu thốn về kinh tế, gia đình đông con, cha mẹ có thu nhập không ổn định, đau ốm, bệnh tật,… trẻ phải phụ giúp bố mẹ làm một số công việc nào đó để kiếm tiền, phải trông em, làm cỏ, chăn bò, …, khiến trẻ không có điều kiện và thời gian dành cho việc học, dẫn đến học tập sa sút, trẻ sinh ra chán nản, lười học. - Do gia đình bất ổn như cha mẹ không hòa thuận, li hôn, trẻ phải sống với cha hoặc mẹ hoặc ông bà, cô bác. Trẻ ít được quan tâm, mất đi chỗ dựa từ phía gia đình. Trẻ sống “co mình” lại, mất dần đi hứng thú học tập. - Do kinh tế gia đình khá giả, cha mẹ chỉ lo kiếm tiền, ít quan tâm đến việc học tập của con. Họ nghĩ rằng thương con chính là cho tiền con tiêu xài thoải mái mà không nghĩ đến cần phải rèn luyện cho con thói quen học tập. Chính vì quá nuông chiều con như vậy nên đứa trẻ sinh ra tính ỷ lại vào cha mẹ, ham chơi hơn ham học, suốt ngày chìm đắm trong các trò chơi điện tử, lực học cứ thế mà sa sút dần. Với các em yếu kém do hoàn cảnh gia đình, tôi đã có các biện pháp như sau: - Giúp học sinh xây dựng thói quen tự học. Đây chính là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc nâng cao chất lượng cho học sinh yếu kém. Bởi lẽ, thời gian học sinh ở trường chỉ có 4 giờ, thời gian chủ yếu là ở nhà vì vậy vấn đề tự học là vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, tôi đã phối hợp với gia đình các em có học lực yếu để giúp đỡ các em về điều kiện học tập (góc học tập, dụng cụ học tập, đồng hồ báo thức,…) và thời gian học tập (chẳng hạn, từ 5 giờ đến 6 giờ: học bài, từ 19 giờ đến 20 giờ 30 phút: làm bài tập) và tùy hoàn cảnh của mỗi em mà tôi có thể kèm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua bạn cùng lớp, gần nhà. - Trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh. Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh hoặc các buổi thăm viếng của giáo viên, tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được hoàn cảnh giáo dục, không gian học tập cũng như sự quan tâm của gia đình đối với trẻ. Từ đó thống nhất với phụ huynh các biện pháp giáo dục học sinh ở trong và ngoài nhà trường. - Tạo mối quan hệ mật thiết giữa Trao đổi với Phụ huynh học sinh giáo viên và phụ huynh. Hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là điều cần thiết để học sinh học tập và rèn luyện. Qua đó, giáo viên sẽ thông tin kịp thời đến phụ huynh về kết quả học tập, hạnh kiểm, các mặt tham gia hoạt động, … của học sinh. Thông qua sổ liên lạc, giáo viên và phụ huynh cần phải có sự liên kết hai chiều nhằm có biện pháp tác động phù hợp. Động viên khuyến khích khi các em tiến bộ, uốn nắn kịp thời khi các em có biểu hiện sa sút. Đồng thời, giáo viên lưu ý phụ huynh cần quan tâm đến việc đọc sách và xem phim của trẻ cũng như các mối quan hệ bạn bè của con mình.
  7. - Mời phụ huynh gặp mặt: Đây là biện pháp tốt nhưng không nên lạm dụng. Giáo viên chỉ mời phụ huynh khi thật sự cần thiết để bàn bạc biện pháp giáo dục các em. Tuyệt đối không được trao đổi, phê bình học sinh trước lớp. - Tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hoàn thành bài học ngay lại lớp. Tạo điều kiện cho các em được tham gia vui chơi, hoạt động tập thể. - Đối với những em yếu kém do kinh tế gia đình khó khăn, tôi đã đề xuất với Ban Giám hiệu nhà trường và địa phương để có hướng hỗ trợ cho các em về mặt vật chất như giúp cho em tập vở, sách giáo khoa, … để em có thể an tâm học tập. Mạnh thường quân tặng quà, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo vượt khó. - Biện pháp tối ưu nhất vẫn là sự quan tâm, thương yêu của giáo viên đối với học sinh. Làm nghề giáo muốn thành công phải thật sự yêu nghề, mến trẻ. Bởi chỉ có lòng yêu thương thật sự chúng ta mới quan tâm, chăm sóc, mới tìm hiểu và khích lệ trẻ. Nhất là đối với các em thiếu sự quan tâm của gia đình thì sự động viên, khích lệ của giáo viên sẽ giúp các em tự tin hơn, thích được bộc lộ mình hơn. Ví dụ: Năm học 2010 - 2011, lớp 4/3 do tôi chủ nhiệm có em Sầm Văn Hoàng học kém ở tất cả các môn, em lại thường xuyên không học bài và làm bài ở nhà. Qua tìm hiểu, tôi được biết bố mẹ em đã li hôn, em đang sống với bà ngoại. Thương cháu côi cút, bà ngoại em cứ hay cho tiền em để ăn quà, từ đó em sinh ra nghiện chơi games, sao nhãng dần việc học. Tôi đã tìm gặp bà ngoại của em trao đổi, đề nghị bà quản lí chặt giờ giấc của em và không cho tiền nữa để em “cai nghiện” games. Ở lớp, tôi tranh thủ phụ đạo cho em vào thời gian chuyển tiết. Hằng tuần, tôi còn kèm thêm cho Hoàng vào chiều thứ ba. Đồng thời, tôi còn biểu dương, khen ngợi mỗi khi em có sự cố gắng hay tiến bộ. Được sự động viên, khích lệ, giúp đỡ từ phía giáo viên và gia đình em đã học tập chăm chỉ hơn. Cuối năm học, tuy em chỉ được xếp loại trung bình nhưng tôi rất vui vì sự tiến bộ của em. b) Yếu kém do mất căn bản hay gọi cách khác là bị hổng kiến thức: Đối với dạng yếu kém này, tôi đã thường xuyên thực hiện các biện pháp sau: - Giúp các em hiểu được phần cốt lõi của của bài cũ trước khi học bài mới. Phương pháp dạy học cơ bản đối với học sinh yếu kém là giúp học sinh
  8. tích cực, tự tin tham gia học tập bằng những câu hỏi, bài tập có nội dung vừa sức để các em có thể thực hiện được. Đồng thời, tôi còn thường xuyên giúp các em hệ thống kiến thức theo chương trình bằng cách bám sát yêu cầu cơ bản của chuẩn kiến thức, kĩ năng để lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp và hình thức thích hợp, kể cả việc sử dụng các đồ dùng dạy học gần gũi với cuộc sống xung quanh của học sinh. Nội dung phụ đạo ghi chép ở một vở riêng để tôi dễ kiểm tra, đánh giá, ghi điểm (học sinh bậc Tiểu học rất thích được thầy cô chấm điểm). Mục đích của các việc làm này là để học sinh có thể luyện tập kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học. - Sắp xếp lại chỗ ngồi cho học sinh yếu kém. Chẳng hạn, cho các em ngồi bàn đầu để giáo viên dễ kèm cặp, cho ngồi gần các bạn học khá, giỏi để các bạn ấy giúp đỡ thêm, thành lập “Đôi bạn cùng tiến”, … - Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em bằng nhiều hình thức tổ chức (thi đua cá nhân, thi đua tổ nhóm, đố vui, giải trí,…), phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng em, đặc biệt là học sinh yếu kém. Kết hợp kiểm tra thường xuyên việc học của các em mỗi ngày nhằm rèn thói quen học bài và làm bài, kích thích hoạt động trí tuệ cho các em. - Lập kế hoạch giúp đỡ từng học sinh, phụ đạo bổ sung kiến thức bị hổng, kiến thức cơ bản trong từng tiết học và phụ đạo ngoài giờ vào các ngày nghỉ. Kết hợp học kiến thức mới với ôn luyện kiến thức cũ. Có nghĩa là trong suốt quá trình giảng dạy, thực hiện chương trình đều chú ý đến công tác phụ đạo học sinh yếu kém. Từng bài Giáo án, từng giờ lên lớp phải chú trọng đến nội dung câu hỏi, thời lượng cần thiết cho đối tượng học sinh yếu kém. Không chủ quan, trông chờ vào kế hoạch phụ đạo của nhà trường mà phải tự đề ra kế hoạch, nội dung phụ đạo cho từng đối tượng học sinh yếu kém. Điều quan trọng là tôi không dạy nhiều kiến thức cùng một lúc, dạy ít nhưng phải chắc chắn và phải đảm bảo cả ba yêu cầu: Học sinh hiểu mình đang học cái gì; bài tập vừa sức để học sinh có thể hiểu và làm được; thời gian dành cho các GV trực tiếp kèm thêm vào chiều thứ năm em giải quyết công việc có thể nhiều hơn so với các học sinh khác. - Tạo môi trường học tập thân thiện giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, không có sự phân biệt đối xử mà phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Thực vậy, nếu không khí lớp học thân thiện thì cả thầy và trò đều cảm thấy thoải mái để đi đến đích của bài học mà không phải chịu bất cứ áp lực nào. Đưa công nghệ thông tin vào một số tiết học cũng có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ đối với những học sinh yếu kém, lôi kéo các em vào môi trường học tập tích cực. - Động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời nhằm xác nhận sự tiến bộ ở học sinh; kích thích sự say mê, hứng thú học Niềm vui khi thấy bạn tiến bộ
  9. tập cho các em, giúp học sinh tự tin là mình có khả năng học được, mình cũng có thể giỏi như các bạn,… Ta thấy rằng, con người luôn luôn có hai nhu cầu đối lập nhau là tự khẳng định mình và đồng nhất mình với người khác. Do vậy, trong giảng dạy, giáo viên cần nắm vững điều này để kích thích học sinh hứng thú say mê học tập. Ví dụ: Em Lê Văn Thủy, học lớp 4/, năm học 2011 – 2012. Thủy học yếu tất cả các môn do khả năng ghi nhớ kém, em học trước quên sau, lại thêm ham chơi không chịu rèn luyện trong hè nên mặc dù đã học lớp Bốn rồi mà kĩ năng đọc của Thủy còn rất hạn chế, đọc thường sai từ, thiếu từ, viết thì 10 chữ sai đến 7 – 8; mỗi bài văn của em chỉ vỏn vẹn 3 – 4 dòng. Khi làm toán, dù là với những phép tính đơn giản nhất như 2 + 1 em còn phải xòe ngón tay để đếm…. Tìm hiểu kĩ về em, tôi biết được Thủy là một cậu bé khá hiếu động khi chơi nhưng lại vô cùng trầm lặng khi học. Tôi đã giao cho lớp trưởng - là học sinh giỏi cũng là bạn gần nhà giúp đỡ Thủy. Trong giờ học, tôi thường xuyên gọi em đọc bài, mỗi lần chỉ là một đoạn ngắn. Tôi luôn động viên em cố gắng học tập, chú ý nghe giảng, điều gì chưa hiểu cứ mạnh dạn hỏi để tôi giảng lại. Lúc đầu, Thủy rất dè dặt, không muốn tiếp nhận sự giúp đỡ của tôi, câu nói cửa miệng của em là “Em hiểu rồi cô” nhưng kì thực em chẳng hiểu bài tí nào cả, mỗi khi làm bài hoặc thi cử, dù bạn che bài cách nào Thủy cũng cóp-pi được. Ngoài giờ học, tôi tìm cách gần gũi em để khuyên nhủ và phân tích cho em thấy tầm quan trọng của việc học, rằng cóp-pi bài của người khác là một hành vi xấu, … Tôi mua tặng em vở Bài tập Toán lớp Hai và lớp Ba để em học vào các buổi học kèm. Tôi còn tặng em quyển truyện “Gương hiếu học xưa và nay” của Nhà xuất bản Lao động do Trần Thanh Hà chủ biên, khuyến khích em mỗi tuần đọc một truyện để kể lại cho cô nghe vì “cô bận quá không có thời gian đọc”. Tôi dạy em với phương châm “Mưa dầm thấm đất”, không nôn nóng cũng không vội vàng. Và quả thật, “mưa” mãi cũng có ngày “thấm đất”, Thủy đã dần tiến bộ hơn, trong giờ học Thủy đã chú ý nghe giảng, đôi lúc còn giơ tay xin phát biểu, những lúc đó tôi luôn ưu tiên mời em phát biểu, mà bỏ qua các cánh tay giơ lên của các học sinh khác. Mỗi khi em giơ tay xin phát biểu hoặc trả lời đúng tôi đều khen ngợi và đề nghị lớp vỗ tay biểu dương em. Bên cạnh đó, tôi còn liên lạc thường xuyên với bố mẹ em qua điện thoại để thông báo sự tiến bộ của em cũng như các nội dung cần kèm thêm cho em ở nhà. Nhờ sự giúp đỡ của tôi, của bố mẹ và các bạn trong lớp, Thủy đã có được ý thức tự học, bỏ hẳn thói quen cóp-pi bài bạn, đọc, viết, tính toán cũng tốt hơn. Cuối năm học, điểm học lực các môn đánh giá bằng điểm số của Thủy đều được xếp loại khá. c) Yếu kém do chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập sinh ra lười học: Những học sinh rơi vào tình trạng trên là do thường xuyên không học bài, không làm bài, vừa học vừa chơi, không tập trung, hay làm việc riêng, nghịch ngợm trong giờ học, hay lo ra, … Để giáo dục các em, ngoài việc thành lập các “Đôi bạn cùng tiến”, “Đôi bạn cùng sở thích”, xây dựng thói quen “15 phút ôn bài đầu giờ học”, tôi còn thông qua tài liệu, qua thực tế dạy học, tham
  10. khảo cùng tổ khối để nắm vững và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, thay đổi bằng hình thức trò chơi học tập, sử dụng phong phú đồ dùng học tập, tùy tình hình mà giao cho các em phụ trách một số công việc của lớp để các em thấy mình là “người quan trọng”, được cô tin tưởng và tín nhiệm, … Mục đích là giúp các em lấy lại niềm tin, hứng thú học tập, có thể hiểu bài, tự bản thân mình giải quyết các bài tập cô giao. Tôi còn động viên các bạn trong tổ nhắc nhở và giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi các em vấp phải những lỗi trên. Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên để ý, kiểm tra xem các em đã hiểu đến đâu, cần bổ sung điều gì để các em có thể hiểu bài ngay tại lớp. Tăng cường cho các em luyện tập áp dụng kiến thức vừa học thông qua các bài tập vừa sức, Hình …Tôi không đòi hỏi một học sinh ảnh yếu kém phải giỏi ngay lập tức. Mà giờ tự điều tôi mong muốn là sự tiến bộ học từng bước ở các em so với thời gian của trước. lớp 4/2 Ôn bài đầu giờ ở lớp 4/2 Trao đổi PPDH trong giờ ra chơi Ngoài ra, tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với từng đối tượng học sinh bằng lời nói, cử chỉ, mệnh lệnh thật thuyết phục. Do tâm lý lười học nên khi được cha mẹ nhắc nhở học bài, làm bài ở nhà, nhiều học sinh yếu kém không ngần ngại nói dối “Cô con không có cho bài tập về nhà”. Để khắc phục tình trạng này, từ giữa học kì I năm học 2010 – 2011, tôi đã triệt để khai thác tác dụng của Sổ liên lạc bằng cách dán thêm vài đôi giấy vào Phần liên lạc và trao đổi (nhà trường – gia đình). Sau mỗi buổi học, tôi cho các em chưa tự giác học tập ghi lại những việc cần làm, cần chuẩn bị trước ở nhà và đưa cho ba mẹ xem, kí tên, ngày hôm sau tôi sẽ kiểm tra nhanh xem phụ huynh có kí tên sau nội dung dặn dò của tôi hay không khi các em viết nội dung dặn dò cho ngày kế tiếp. Mục đích của việc làm này là để phụ huynh các em biết cần nhắc con em mình học gì, làm gì. Từ đó, lớp tôi chấm dứt hẳn tình trạng các em không học bài, làm bài ở nhà. Bên cạnh phương pháp giáo dục trực tiếp đến từng đối tượng học sinh. Tôi còn phối hợp phương pháp giáo dục tập thể bằng cách tạo ra một tập thể lớp có tinh thần tự quản cao, tạo tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp, có ý thức giúp nhau cùng tiến bộ. Dùng dư luận của tập để khêu gợi động lực học tập cho học sinh, học vì danh dự bản thân và danh dự tập thể, mỗi thành viên tự giác điều khiển hành vi của bản thân mình.
  11. Ví dụ: Tôi lập bảng “Hoa điểm 10” để động viên học sinh bằng cách cắm hoa khi được điểm mười, có tổng kết, tuyên dương sau từng tháng để bình chọn cá nhân và tổ xuất sắc. Tổ chức thi : “Em vui học cùng bạn trong tổ, trong lớp” và lập bảng “Người tốt, việc tốt trong tuần”. Sau mỗi tuần có tổng kết, biểu dương và đăng tin, đăng hình lên bảng đã lập, chẳng hạn: “Đây là bạn Thanh Thảo, tuần vừa qua bạn ấy đã đạt được 5 điểm 10, bạn ấy còn đạt giải ba vở sạch chữ đẹp cấp tỉnh nữa đó. Chúng ta cùng học tập bạn ấy nhé !” Đây là một hình thức giúp học sinh phát huy năng lực của mình và thi đua học tập một cách lành mạnh. Trong từng buổi học, tôi luôn biểu dương kịp thời những cố gắng – dù là rất nhỏ – để khơi gợi niềm tin trong học tập cho trẻ. Bởi vì bất kì một sự khen thưởng nào đúng lúc, đúng đối tượng đối với các em đều góp phần vào việc hình thành nhân cách và tạo niềm tin cho trẻ. Đối với học sinh Tiểu học, giáo viên không nên nặng lời hoặc phê bình học sinh trước lớp với bất kì lí do gì. Đồng thời, cần uốn nắn kịp thời những biểu hiện sa sút ở trẻ, tuyệt đối không nên trách phạt các em, vì nếu lạm dụng trách phạt sẽ hạn chế sự độc lập, sáng tạo của học sinh. Phải kiên trì, nhẫn nại, không được nôn nóng, vội vàng, biết hi sinh vì lòng yêu trẻ. Cuối cùng, tôi luôn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các em theo từng chương, từng giai đoạn cụ thể để từ đó điều chỉnh nội dung phụ đạo sao cho thật sát, thật phù hợp với từng đối tượng yếu kém. Đây là việc làm vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc đánh giá kết quả học tập đối với học sinh yếu cần nghiêm túc, trách nhiệm cao nhưng cũng cần nhẹ nhàng hơn so với các học sinh khác, đánh giá mang tính khích lệ, động viên là chính. Bảng “Người tốt, việc tốt trong tuần” Học sinh cắm “Hoa điểm 10” III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Sau nhiều năm vận dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh yếu giảm rõ rệt theo từng thời điểm. Đặc biệt, đề tài của tôi đã được triển khai ở Tổ khối và được nhiều lớp trong trường áp dụng đạt hiệu quả. Điều này khích lệ tôi rất nhiều trong công tác giảng dạy của mình. Sau đây là một minh chứng cụ thể cho sự chuyển biến đó ở các lớp do tôi phụ trách:
  12. HỌC SINH YẾU LỚP NĂM SĨ ĐẦU GIỮA CUỐI GIỮA CUỐI PHỤ HỌC SỐ NĂM HKI HKI HKII HKII TRÁCH SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) 2007-2008 4/2 32 7 21,9 5 15,6 2 6,25 0 0 0 0 2008-2009 4/2 28 7 25 5 17,9 2 7,1 1 3.6 0 0 2009-2010 4/4 24 12 50 7 29,2 3 12,5 1 4,2 0 0 2010-2011 4/3 20 4 20 3 15 2 10 0 0 0 0 2011-2012 4/2 27 4 14,8 2 7,4 1 3,7 0 0 0 0 IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Như vậy, việc giáo dục học sinh yếu kém luôn là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Muốn làm tốt việc này, mỗi giáo viên cần phải dùng tình thương, lương tâm và trách nhiệm của một nhà giáo để dạy dỗ các em. Cụ thể: - Người giáo viên phải có kiến thức vững chắc, có kĩ năng sư phạm, phải hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Phải thực sự yêu trẻ, coi các em như chính con em của mình. Đồng thời phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. - Cẩn trau dồi thêm kiến thức, tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao tay nghề. - Có tinh thần trách nhiệm cao. Phải nhiệt tình, kể cả kiên nhẫn. - Lập và lên kế hoạch cụ thể. Hiểu và nắm bắt tình hình học tập của lớp. Cải tiến phương pháp và hình thức và tổ chức dạy học. - Thường xuyên theo dõi, nắm bắt hoàn cảnh gia đình của từng em, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn. - Ngoài ra còn phải kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường, địa phương… nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tóm lại, tùy vào tình hình từng lớp và từng đối tượng học sinh mà giáo viên phải linh động và khéo léo vận dụng sao cho phù hợp, nhằm đạt kết quả cao trong quá trình dạy học. Những ai yêu nghề thật sự, những người “Tất cả vì tương lai con em chúng ta” nhất định sẽ tìm ra biện pháp giáo dục hiệu quả nhất để giáo dục học sinh yếu. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã - đang sử dụng và đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục học sinh yếu kém ngay tại lớp mình phụ trách. Theo tôi, kinh nghiệm này có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp ở bậc Tiểu học. Tuy nhiên, trong quá trình trình bày sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý của quý đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn nữa đề tài của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tà Lài, ngày 18 tháng 8 năm 2012 NGƯỜI THỰC HIỆN
  13. Phạm Thị Vân V. TÀI LIỆU THAM KHẢO - “Thư gửi các học sinh” của Hồ Chủ Tịch – Tiếng Việt 5 – tập 1 – Nhà xuất bản Giáo Dục. - Dạy học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn – Tài liệu của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo do Nhà xuất bản Thanh Niên phát hành năm 2007. - Dạy học lấy học sinh làm trung tâm – Tài liệu của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo do Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm phát hành năm 2008.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0