intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh - Trần Văn Lý

Chia sẻ: Đinh Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

98
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai đóng tại phố Ba Chùa, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, địa bàn có nhiều nhà nghỉ, khách sạn, nhiều dịch vụ vui chơi giải trí như đánh xèng, game, bia... tỷ lệ học sinh có bố, mẹ làm nghề buôn bán, kinh doanh chiếm tỷ lệ khá lớn; một số cha mẹ học sinh mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Trước thực trạng trên, đề tài: "Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh" đưa ra các biện pháp tốt nhất cho công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai. Mời các bạn xem để tìm hiểu rõ hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh - Trần Văn Lý

SKKN 2010 - 2011 Trần Văn Lý - Phó HT THPT số 3 TP Lào Cai MỤC LỤC Tiêu đề MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4. Giả thuyết nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở pháp lý 3. Cơ sở thực tiễn Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC Trang 1 3 3 3 3 4 4 4 5 5 5 5 6 7 SINH Ở TRƯỜNG THPT SỐ 3 THÀNH PHỐ LÀO CAI 1. Một số nét khái quát về Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai 1.1. Đặc điểm Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai 1.2. Thực trạng công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai 1.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về công tác giáo dục đạo đức học sinh 1.2.2. Nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục đạo đức học sinh 1.2.3. Ý thức thực hiện nội quy của học sinh 1.2.4. Nguyên nhân vi phạm nội quy của học sinh 1.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến rèn luyện đạo đức học sinh 1.2.6. Một số kết quả về công tác quản lý chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai 1.2.7. Những khó khăn và tồn tại trong công tác giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai 7 7 7 7 7 8 8 8 9 9 1 SKKN 2010 - 2011 Trần Văn Lý - Phó HT THPT số 3 TP Lào Cai 2. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai 2.1. Tăng cường vai trò của Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu đối với công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh 2.2. Nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp 2.3. Nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên bộ môn 2.4. Phát huy vai trò xung kích của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 2.5. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống 2.6. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình và xã hội KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Khuyến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 10 10 11 12 13 14 14 16 16 16 18 19 2 SKKN 2010 - 2011 Trần Văn Lý - Phó HT THPT số 3 TP Lào Cai PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, cả nước đang tiếp tục đổi mởi sâu sắc, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa giáo dục. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tới sự nghiệp giáo dục. Đánh giá thực trạng giáo dục - đào tạo, Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại trong một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước.” “Tệ nạn xã hội kể cả nạn nghiện hút, tiêm chích ma tuý, đang thâm nhập một số trường học.” Việt Nam đang từng bước hội nhập thế giới. Để có được những thành công hơn nữa trên con đường phát triển đất nước, chúng ta phải đào tạo được một thế hệ trẻ có đạo đức, giỏi về chuyên môn và khoẻ mạnh về thể chất. Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai đóng tại phố Ba Chùa, phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, địa bàn có nhiều nhà nghỉ, khách sạn, nhiều dịch vụ vui chơi giải trí như đánh xèng, game, bia... tỷ lệ học sinh có bố, mẹ làm nghề buôn bán, kinh doanh chiếm tỷ lệ khá lớn; một số cha mẹ học sinh mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Trước thực trạng trên đòi hỏi người làm công tác giáo dục đặc biệt là những nhà quản lý giáo dục, phải tìm ra các biện pháp tốt nhất cho công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học phổ thông. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn của vấn đề quản lý giáo dục đạo đức học sinh, tôi muốn đề xuất một số biện pháp, góp phần nâng cao chất lượng quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai . 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu. Công tác giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai. 3 SKKN 2010 - 2011 Trần Văn Lý - Phó HT THPT số 3 TP Lào Cai 4. Giả thuyết nghiên cứu Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện. Hiện nay công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai còn có những hạn chế. Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý hợp lý sẽ nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở khoa học của quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông. 5.2. Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai. 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai trong giai đoạn hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận (nghiên cứu tài liệu, sách, báo). 6.2.Phương pháp phỏng vấn, điều tra (giáo viên, học sinh trong trường, dư luận xã hội). 6.3.Phương pháp quan sát (các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường). 6.4.Phương pháp thống kê, xử lý số liệu (số liệu đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh, số liệu điều tra…). 4 SKKN 2010 - 2011 Trần Văn Lý - Phó HT THPT số 3 TP Lào Cai PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1. Cơ sở lý luận Tuổi học sinh THPT là lứa tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em đang phát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý, các em dễ xúc động, dễ vui, dễ buồn chán. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn. Các em có xu hướng muốn tự khẳng định mình. Đây cũng là giai đoạn các em thích tìm tòi, khám phá những điều mới, lạ của cuộc sống xung quanh. Đồng thời, ở lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp với bạn bè và môi trường xung quanh rất lớn, dễ đi đến những hành động thiếu suy nghĩ. Chính vì vậy các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và ngoài xã hội cần quan tâm sát sao, động viên điều chỉnh kịp thời các hành động của các em. Để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, các nhà quản lý giáo dục cần tập trung chỉ đạo và quản lý tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 2. Cơ sở pháp lý Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp Trung ương Đảng nêu rõ: “Nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ trẻ gắn bó thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dạy của Bác Hồ”. Điều 2, Chương I, Luật Giáo dục nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai xác định “Chú trọng giáo dục động cơ học tập, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị và giáo dục kĩ năng sống cho học 5

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2