SKKN: Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới Phương pháp dạy học, tại trường THCS Phan Bội Châu Krông Buk- Đăk Lăk, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
lượt xem 54
download
Mục tiêu của đề tài là đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới phương pháp dạy học đã áp dụng ở trường THCS Phan Bội Châu- Huyện Krông Buk – Tỉnh Đăk Lăk nhằm nâng cao chất lượng GD.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới Phương pháp dạy học, tại trường THCS Phan Bội Châu Krông Buk- Đăk Lăk, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới Phương pháp dạy học, tại trường THCS Phan Bội Châu - Krông Buk- Đăk Lăk, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 1
- A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thế kỷ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ kỳ diệu về trí tuệ của loài người trong đó giáo dục (GD) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng về chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam, thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), vấn đề đặt ra với ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là cần phải đổi mới chiến lược đào tạo con người, đặc biệt cần đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), nhằm trang bị cho thế hệ trẻ về trình độ học vấn, về nhân cách theo hướng đào tạo nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, để thích ứng với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ đồng thời tham gia tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Luật giáo dục 2005, điều 28.2 đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục (PPGD) phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp (PP) tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Năm học 2009 – 2010 với chủ đề “ Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” đã nhận được sự đồng thuận cao của ngành GD các địa phương. Tuy nhiên, trong báo cáo tổng kết năm học 2009-2010, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng nhận định, thực trạng chất lượng giáo dục nhìn chung còn thấp, quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, trong đó có việc phân cấp chưa hợp lý về quản lý giữa bộ với các ngành, địa phương, cả về quản lý tài chính. Đặc biệt, vẫn còn phổ biến tình trạng dạy theo kiểu “đọc - chép”. Mặc dầu đã có nhiều cố gắng, nhưng đến nay sự chuyển biến về PPDH ở các trường trung học cơ sở (THCS) ở huyện Krông Buk nói chung và trường THCS Phan Bội Châu nói riêng vẫn còn rất chậm chạp, phổ biến vẫn là cách dạy truyền thụ một chiều phối hợp với giảng giải xen kẽ vấn đáp. Học sinh vẫn đang là những thực thể thụ động, nghe, ghi nhớ, và tái hiện. Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế quá trình đổi mới PPDH, song chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính không phải do đội ngũ giáo viên chưa nhận thức đúng về vấn đề này, bởi vì khi tiếp cận với đội ngũ giáo viên có thể thấy đa số họ đều tâm huyết, mong muốn đổi mới, nhưng lại lúng túng không biết nên đổi mới cái gì? 2
- đổi mới như thế nào? và bắt đầu từ đâu? Xét về góc độ quản lý, thấy rằng Hiệu trưởng phần lớn mới dừng lại ở chủ trương mà còn thiếu những biện pháp cụ thể để tác động và liên kết giữa người dạy với người học; Chưa tạo được động lực của việc ĐMPPDH; Chưa lựa chọn những nội dung đổi mới thiết thực và có trọng tâm; Chưa tổ chức quá trình đổi mới một cách khoa học và hữu hiệu. Để nâng cao chất lượng dạy học, chấm dứt tình trạng dạy “đọc – chép” ở THCS, mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phải thực hiện đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Theo đó, mỗi trường có một kế hoạch cụ thể và từng địa phương cấp tỉnh có một chương trình đổi mới phương pháp dạy học. Bộ trưởng GD & ĐT Phạm Vũ Luận cũng nhận định “Thực hiện nâng cao giáo dục đào tạo là quá trình phải có thời gian”. Năm học 2010 – 2011 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” ngành sẽ tăng cường hơn việc đổi mới quản lý, phân cấp rõ ràng. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ ở phương pháp dạy - học, đổi mới sách giáo khoa…, mà còn nâng cao trách nhiệm GD đạo đức trong từng gia đình, cộng đồng, mỗi bậc phụ huynh. Để việc ĐMPPDH thực sự trở thành nhu cầu, thành thói quen của từng giáo viên (GV) trong mỗi giờ lên lớp, chứ không chỉ để "biểu diễn" trong các giờ thao giảng hay giờ dự thi GV dạy giỏi, mà phải có sự chuẩn bị từ nhiều phía: Bản thân GV; Sự hỗ trợ của phương tiện dạy học; Sự động viên, khích lệ của nhà trường… trong đó ý thức, trách nhiệm của bản thân mỗi GV là yếu tố quan trọng và tuy nhiên còn gặp nhiều gian nan. Thuyết giảng “đọc - chép”, lệ thuộc vào SGK là thói quen của GV nhiều năm nay, đó là rào cản trước tiên mà chính GV phải vượt qua. Có người dạy lâu năm, không cần cầm sách giáo khoa (SGK), cứ lên lớp là dạy, lớp nào cũng vậy, thậm chí chẳng cần cấu trúc lại bài dạy mà chỉ theo các đề mục của sách để giảng. Từ đây, GV quen luôn cách đọc cho học sinh (HS) chép các ý chính, điều này tạo ra thói quen thụ động của HS: thầy nói sao, trò ghi vậy, chỉ biết học thuộc lòng, không cần suy nghĩ và cũng ít thắc mắc. Để chống lại thói quen xấu này, nhiều GV đã tìm tòi những cách thức mới để truyền tải kiến thức, song do nhận thức chưa thật đầy đủ nên việc ĐMPPDH chưa hiệu quả. Người xưa có câu: "Tôi nghe thì tôi quên, tôi nhìn thì tôi nhớ, tôi làm thì tôi hiểu". Kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chứng minh: Học sinh chỉ có 3
- thể nhớ 5% nội dung kiến thức thông qua việc đọc, nếu nghe giảng thì nhớ được 15%, thêm quan sát thì nhớ 20%, kết hợp nghe và nhìn thì nhớ 25%, thông qua trao đổi thì nhớ 55%, nếu được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì tăng lên 75% và khi có cơ hội giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới 90%... Minh chứng ấy cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ĐMPPDH. Có lẽ, đã đến lúc không thể chỉ chờ vào ý thức và trách nhiệm của mỗi GV mà cần có sự đổi mới mạnh mẽ từ chính đội ngũ cán bộ quản lý(CBQL) và những cơ chế, chế tài mạnh trong vấn đề này. Để ĐMPPDH không còn là phong trào nữa… Tôi chọn đề tài: “ Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới Phương pháp dạy học, tại trường THCS Phan Bội Châu - Krông Buk- Đăk Lăk, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới PPDH đã áp dụng ở trường THCS Phan Bội Châu- Huyện Krông Buk – Tỉnh Đăk Lăk nhằm nâng cao chất lượng GD 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học, quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng trường THCS. 3.2 Nghiên cứu thực trạng đổi mới PPDH và thực trạng quản lý PPDH của Hiệu trưởng trường THCS. 3.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng về đổi mới PPDH ở trường THCS Phan Bội Châu- Krông Buk-Đăk Lăk. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Mối quan hệ, sự tương tác giữa chức năng, nhiệm vụ quản lý của Hiệu trưởng với Tổ CM, CBGV-NV, HS, PH, Hội cha mẹ HS và các tổ chức đoàn thể về thực hiện ĐM PPDH ở trường THCS Phan Bội Châu. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: SKKN được nghiên cứu trong phạm vi trường THCS Phan Bội Châu năm học 2009-2010 và Học kỳ I (2010 -2011) 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài được sử dụng các PP nghiên cứu sau: Phân tích , tổng hợp, thống kê, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết. PP quan sát, PP tổng kết kinh nghiệm. 4
- B. PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH Ở TRƯỜNG THCS I. Cơ sở lý luận: 1. Lịch sử vấn đề Ngay từ thời cổ đại, tư tưởng quản lý PPDH đã được thể hiện trong những quan điểm của các nhà triết học đồng thời là những nhà giáo dục. Xôcơrat ( 469 – 399 trước CN) một trong những nhà triết học phương Tây, đã đề xuất và thực hiện một PPDH mà người đời gọi là “ PP Xôcơrat”, đó chính là phương pháp đàm thoại trong dạy học dang được sử dụng cho đến ngày nay. Khổng Tử ( 551 – 479 trước CN ) một nhà triết học – nhà giáo dục phương Đông lại rất coi trọng tính tich cực của học sinh trong dạy học. Ông nói : “ Không giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ thì không bày vẽ cho”. Những tư tưởng trên đây còn nguyên giá trị cho các chủ thể quản lý PPDH trong thời đại ngày nay. Thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ( KH & CN), giáo dục thế giới đã trải qua ba cuộc cải cách, theo đó là các cuộc cải cách về PPDH. Đặc biệt cuộc cải cách lần hai vào những năm 50 và cuộc cải cách lần ba vào những năm 80 đã nhấn mạnh nhiều đến vấn đề đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Ở Việt nam ngay từ những ngày đầu của nền giáo dục Cách mạng, trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đã viết: “ Từ giờ phút này trở đi, các cháu bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam…làm phát triển hoàn toàn năng lực sẵn có của các cháu”. Bức thư của người chính là cương lĩnh của nền giáo dục Việt Nam mới, là định hướng cho PPDH - dạy học cần làm phát triển năng lực sẵn có của người học. 2. Một só khái niệm: 2.1 Dạy học: Là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học 5
- 2.2 Phương pháp dạy học: Là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những môi trường dạy học được chuẩn bị, nhằm đạt mục đích dạy học, phát triển các năng lực của cá nhân. PPDH là một trong các thành tố quan trọng của quá trình dạy học. 2.3 Đổi mới phương pháp dạy học: Là cải tiến những hình thức và cách thức làm việc kém hiệu quả của GV và HS để sử dụng những hình thức và cách thức hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh. 2.4 Quản lý PPDH: Là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của Hiệu trưởng đến cách thức làm việc của Thầy – Trò trong dạy học. PPDH luôn được đặt trong mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học, đó là mối quan hệ giữa Mục tiêu - Nội dung – Phương pháp – Phương tiện – Hình thức - Kết quả, đặc biệt là mối quan hệ Thầy – Trò trong dạy học. 3. Nội dung đổi mới PPDH ở trường THCS Nội dung cơ bản về đổi mới PPDH hiện nay là đổi mới cách dạy của thầy, đổi mới cách học của trò, đổi mới mối quan hệ thầy trò trong dạy học, tăng cường mối quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, giữa tư duy và cảm xúc trong dạy học. Cụ thể trước mắt, trong mỗi tiết học cần phải làm cho học sinh được hoạt động nhiều hơn, được thực hành nhiều hơn, được thảo luận nhiều hơn và được suy nghĩ nhiều hơn. Đổi mới không phải là thay đổi toàn bộ PPDH cũ, mà phải trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của PPDH đã có, từng bước áp dụng những PPDH tiên tiến và phương tiện dạy học phù hợp nhằm thay đổi cách thức dạy học, thay đổi PP học tập của học sinh, chuyển từ học tập thụ động sang tích cực, chủ động, sáng tạo, từng bước chuyển dần PPDH theo hướng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học. 4. Công tác quản lý ĐM PPDH của Hiệu trưởng trường THCS 4.1 Các yếu tố cơ bản của quá trình Quản lý ĐMPPDH bao gồm: •Đổi mới PPDH đối với giáo viên : - Đổi mới việc lập kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy; - Đổi mới PPDH trên lớp học; - Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. •Đổi mới PPDH đối với học sinh: là đổi mới PP học tập ở lớp và PP tự học 6
- 4.2 Bảng Nội dung quản lý ĐM PPDH của Hiệu trưởng: Đối tượng Phối hợp Phối hợp với Hội CM & QL Tổ CM GV bộ môn GVCN Học sinh Đoàn thể PHHS ND QL Xây dựng - KH thực - KH Soạn - KH thực -Thực hiện - HĐNGLL - KH phối Kế hoạch hiện chương bài; Dự giờ; hiện mục tiêu nội qui - KH phối hợp quản trình chuẩn BD, Phụ đạo chương trình trường lớp hợp ... lý nề nếp - KH triển - KH KTra - KH thực - Hoạt động - KH ngoại HS khai chuyên đánh giá HS hiện nội qui, nhóm khóa, dã - KH QL đề ĐMPPDH - KH Tự nề nếp - Nề nếp tự ngoại tự học ở - KH nâng học, tự BD - KH GD quản - KH về nhà của HS cao chất nâng cao kiến toàn diện HS - Phương VN-TDTT - KH chăm lượng thức & - KH BDHS pháp tự - KH RL lo đầu tư - KH bồi nghiệp vụ năng khiếu; học KN sống GD HS dưỡng GV GDHSCB cho HS Tổ chức - Dự giờ - Bồi dưỡng Tìm hiểu - Học tập Phát động - Họp định chỉ đạo thăm lớp nhận thức, kỹ hoàn cảnh, nội qui; QT phong trào kỳ; họp đột - Tổ chức năng chung; tâm sinh lý ứng xử VH thi đua; xuất, thực hiện thao giảng - Bồi dưỡng mỗi HS -Nhóm học - Tổ chức -Thông tin nhiệm vụ - Tổ chức hội kỹ năng Tổ chức SH tập, SH ngoại khoá, hai chiều; thi: GVDG; nghiệp vụ 15’; SH lớp; - PP tự học dã ngoại, - Hội nghị Sử dụng & tự dạy học; Lao động; - Tham gia giải trí bổ tư vấn về làm đồ dùng - Tự học tự HĐNGLL BDHSG ích. PP quản lý dạy học; rèn, tự bồi VN-TDTT (Phụ đạo ) HS tự học; SKKN; dưỡng - HĐ phong PP GD đạo GAĐT trào đức HS. Nội dung - Kiểm tra Hồ - Kiểm tra - KT môi KT thực - Kiểm tra - Tổ chức và hình sơ tổ CM toàn diện trường lớp hiện nội qui đánh giá thi báo cáo - KT Hồ sơ - Kiểm tra học nề nếp đua tập thể, điển hình thức GA của GV chuyên đề. - KT kết quả - Đánh giá, cá nhân về PP dạy Kiểm tra trong các tổ - KTra định GD của HS tổng kết thi HS. con tự học đánh giá - Ktra các kỳ, đột xuất XL thi đua đua, khen hoạt động - XL thi đua tuần, tháng, thưởng. khác của tổ hàng tháng kỳ, năm học CM - Đánh giá XL theo 3040 7
- 4.3 Phương pháp quản lý của hiệu trưởng: Phương pháp quản lý là lĩnh vực sáng tạo của mỗi người quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, Hiệu trưởng thường phối hợp linh hoạt các PP quản lý chung sau đây: + PP hành chính; PP thuyết phục; PP kinh tế; PP tâm lý – GD. 5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý PPDH: 5.1 Các yếu tố chủ quan: - Trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng. - Trình độ năng lực, phẩm chất của giáo viên; - Phẩm chất, năng lực của học sinh. 5.2 Các yếu tố khách quan - Chính sách, chủ trương về đổi mới PPDH. - Điều kiện dạy học thực tế của nhà trường; - Gia đình, cộng đồng xã hội. Các yếu tố chủ quan được xem là nội lực. Các yếu tố khách quan được xem là ngoại lực. Theo qui luật của sự phát triển: ngoại lực là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy tạo điều kiện; Nội lực là nhân tố quyết định. II. Cơ sở pháp lý: 1 Quan điểm của Đảng về GD&ĐT trong giai đoạn cách mạng mới. “Tiếp tục điều chỉnh và giảm hợp lý nội dung, chương trình cho phù hợp với tâm lý, sinh lý của học sinh, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở. Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát trỉển năng lực thực hành sáng tạo cho người học, đặc biệt cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học. Đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp dạy và học trong các trường, khoa sư phạm và các trường cán bộ quản lý giáo dục nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông và công tác quản lý nhà nước về giáo dục”. (Trích chỉ thị Số: 40-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng ngày 15/6/2004) Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X đã khẳng định: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, 8
- phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn thể xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước”. (Trích Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia-năm 2006) “ Thực hiện có hiệu quả yêu cầu ĐMPPDH, tập trung chỉ đạo điểm tại một số đơn vị (GV tổ chức các hoạt động - HS chủ động, sáng tạo, được bày tỏ, chia sẻ, được giúp đỡ trong quá trình nhận thức, khắc phục tình trạng dạy học theo lối "đọc-chép") và triển khai đại trà vào đầu học kỳ II; tiếp tục thực hiện ĐMKTĐG thúc đẩy ĐMPPDH các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, tập trung cao cho các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học; chú trọng bồi dưỡng phương pháp học tập cho HS, đặc biệt giúp HS tự đánh giá về bản thân, chủ động tiếp thu kiến thức cơ bản và hiểu bài ngay trên lớp. Tiếp tục triển khai thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, giảng dạy, học tập, vui chơi trong trường; tổ chức hội thi; xây dựng thư viện e-learning; xây dựng Nguồn học liệu mở về giáo dục”. ( Trích HD số 7394/BGDĐT-GDTrH ngày 25/8/2009 về HD thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2009-2010 của Bộ GD&ĐT) 2. Quan điểm và sự quản lý của Nhà nước về ĐMPPDH. “Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên”. (Trích Dự thảo Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020, Bộ GD&ĐT) 3. Quan điểm của nhà trường “Cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, nhà trường tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Đồng thời tiếp tục “ Đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, chương trình và PPGD theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn địa phương; Đổi mới, công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục”. (Trích Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục 2010- 2015. của trường THCS Phan Bội Châu) 9
- III. Cơ sở thực tiễn Báo cáo đánh giá tổng kết năm học 2009 - 2010 của phòng GD & ĐT Krông Buk, trang 8, ghi rõ: “ Việc đổi mới PPDH chưa đồng bộ, còn tình trạng dạy theo cách “ Đọc-chép”. Một bộ phận cán bộ, giáo viên, công chức chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới, trình độ ngoại ngữ và tin học còn hạn chế nên việc ứng dụng CNTT còn gặp khó khăn” Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm đối với giáo dục THCS năm học 2010- 2011 của phòng GD & ĐT huyện Krông Buk, trang 12, có ghi: “Tiếp tục triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỷ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy...” Thực trạng dạy học và QL dạy học ở các trường THCS huyện Krông Buk nói chung, trường THCS Phan Bội Châu nói riêng đang đặt ra yêu cầu cấp bách là cần có những biện pháp quản lý tích cực, kịp thời để đổi mới PPDH. 10
- CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU- KRÔNG BUK- ĐĂK LĂK I. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VỀ ĐỔI MỚI PPDH 1. Đặc điểm tình hình: Trường THCS Phan Bội Châu – Xã Chư Kbô- Krông Buk – Đăk Lăk được thành lập theo Quyết định số 5704/QĐ-UB ngày 23/8/2005 của UBND huyện Krông Buk. Trường đóng trên địa bàn thôn Nam Anh- Xã Chư Kbô cách trục đường quốc lộ 14 khoảng 400m, cách trụ sở Ủy ban nhân dân xã Chư Kbô khoảng 350m với diện tích 8282,5m2, khuôn viên và sân trường đã được trồng nhiều cây xanh bóng mát cùng nhiều cây cảnh tạo nên môi trường “Xanh-Sạch-Đẹp” Trường THCS Phan Bội Châu Ra đời trong công cuộc đổi mới của nền giáo dục Việt Nam, thực hiện chiến lược GD “giai đoạn 2005-2010”, Cũng 5 năm 2005 -2010 trường đang đi trên chặng đường đầu tiên đầy thử thách khó khăn nhưng có rất nhiều thuận lợi. - Những điểm mạnh: + Trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên và học sinh. + Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Trẻ, năng động, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Đội ngũ gồm 34 đồng chí; trong đó: BGH 2, giáo viên 27, nhân viên 5. Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 10 Đại học, 9 đ/c đang theo học Đại học. Trường có 01 chi bộ Đảng với 08 Đảng viên, hàng năm Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh; + Ban giám hiệu: Tận tâm, có tầm nhìn khoa học, năng động, sáng tạo. BGH đã tổ chức xây dựng Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế; Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới, được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. + Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học thông thường trong giai đoạn hiện tại + Về tài chính: Đã được giao tự chủ ngân sách 2009, 2010, đảm bảo chế độ 11
- và quyền lợi cho đội ngũ theo qui định hiện hành. + Thành tích chính: Từ những năm đầu tiên thành lập cho đến nay: Năm học 2005 – 2006: Tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ Năm học 2006 – 2007: đạt danh hiệu Trường tiên tiến Năm học 2007 – 2008: đạt danh hiệu Trường tiên tiến Năm học 2008 – 2009: đạt danh hiệu Trường tiên tiến Năm học 2009 – 2010: đạt danh hiệu Trường tiên tiến - Những điểm hạn chế cần giải quyết: + Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên: năng lực chuyên môn và chất lượng các giờ lên lớp không đồng đều, việc phát huy trí tuệ tập thể còn hạn chế ; phương pháp dạy học nhìn chung chậm được cải tiến theo xu hướng hiện đại. + Học sinh còn thụ động về phương pháp học tập ở lớp và PP tự học ở nhà + Phụ huynh phần lớn rất băn khoăn, lo lắng và lúng túng về phương pháp quản lý, hướng dẫn con em tự học ở nhà + Cơ sở vật chất chưa đáp ứng phục vụ dạy học theo xu hướng hiện đại. + Về tài chính: Nguồn NS cấp cho các hoạt động nhà trường còn eo hẹp. - Nguyên nhân hạn chế tồn tại. *Nguyên nhân khách quan: - Giáo viên đào tạo ở các hệ khác nhau: Cao đẳng, Đại học tổng hợp, chính quy, tại chức, chuyên tu, từ xa... thiếu đồng bộ về kiến thức và nghiệp vụ; Phần lớn GV có tuổi nghề quá trẻ nên còn ít kinh nghiệm - Phần lớn học sinh chưa thực sự ham học, thiếu phương pháp tự học - Các thiết bị, đồ dùng dạy học, bàn ghế học sinh kém chất lượng. - CSVC quá thiếu thốn, chưa có các như phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, phòng truyền thống, phòng làm việc của BGH, các tổ chức đoàn thể, phòng kho, phòng thư viện... - Đồng lương của CBVG-NV không đáp ứng với tình hình giá cả lạm phát của thị trường * Nguyên nhân chủ quan: Một số ít giáo viên chưa tâm huyết với nghề, không chịu học hỏi, ít tự học trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực còn chuyển biến chậm, ngại sử dụng và làm ĐDDH ... 12
- 2. Thực trạng phát triển của trường trong 5 năm học qua - Đội ngũ cán bộ QL & giáo viên Danh hiệu TĐ Năm học TS Trình độ ĐT Danh hiệu thi đua cá nhân của trường ĐH C.Đ CSTĐ-GVG LĐG HT KH T 2005- 2006 23 02 21 06 15 01 01 2006 -2007 25 04 21 09 10 06 0 Tiên Tiến 2007- 2008 27 05 22 06 14 07 0 Tiên Tiến 2008 - 2009 28 06 22 04 16 08 0 Tiên Tiến 2009 - 2010 29 10 19 05 17 07 0 Tiên Tiến - Số lượng và kết quả học tập của học sinh Xếp loại học lực HSG Tốt Nghiệp Năm học TS HS Giỏi Khá TBình Y –K Huyện, tỉnh Lớp 9 2005- 2006 511 1,4% 26,4% 63,4% 8,6% 12 98,2% 2006 -2007 515 1,0% 26,0% 55,1% 17,9% 07 91,7% 2007- 2008 530 1,1% 29,4% 65,3% 4,2% 13 95,2% 2008 - 2009 492 5,1% 35,0% 50,2% 9,8% 13 91,96% 2009 - 2010 503 2,6% 27,2% 54,5% 15,7% 17 96,0% - Chất lượng đội ngũ năm học 2010-2011 Số năm công tác GD Xếp loại CM Môn SL GV
- 3. Thực trạng đổi mới PPDH từ những năm học 2008-2009 trở về trước 3.1. Về hoạt động giảng dạy của giáo viên: Để thực hiện được sự đổi mới PPDH trên lớp thì công việc đầu tiên cần phải đổi mới đó là soạn bài, nhưng số giáo viên thành thạo kỹ năng soạn bài theo hướng phát huy tính độc lập, chủ động của học sinh trong dạy học rất ít, việc thiết kế hệ thống câu hỏi và các kỹ năng cho HS đang còn khá lúng túng. Về thực trạng dạy trên lớp: Hầu hết các tiết dạy vẫn diễn ra theo cách củ: thầy giảng, trò nghe, ghi nhớ, vấn đáp và tái hiện. Nếu có một số tiết học được xem là đổi mới thì đang dừng lại ở mức phát huy tính tích cực suy nghĩ của một số học sinh trong giờ học, biểu hiện ở việc trả lời câu hỏi của thầy. Phần lớn giáo viên vẫn sử dụng PP thuyết trình xen kẽ vấn đáp tích cực. Đa số GV đã tổ chức thực hiện PP dạy hợp tác theo nhóm, riêng PP thực hành, PP nêu và giải quyết vấn đề rất ít được sử dụng. 3.2. Về vấn đề tự học của học sinh: Phương pháp học tập của học sinh đang nặng về nghe, ghi nhớ và tái hiện, các kỹ năng tự học như kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề, kỹ năng thực hành, kỹ năng đọc sách, nghiên cứu tài liệu chỉ ở mức độ trung bình và yếu. 3.3. Về sử dụng thiết bị dạy học (TBDH) Mặc dù trang thiết bị dạy học khá đầy đủ, nhưng việc sử dụng các phương tiện đó đang còn hạn chế, và chưa được quan tâm sử dụng triệt để. 4. Thực trạng quản lý PPDH từ những năm học 2008-2009 trở về trước 4.1. Về QL hoạt động của tổ CM Việc cụ thể hoá các chế định GD – ĐT về đổỉ mới PPDH thành qui định nội bộ, các chỉ tiêu về đổi mới đã được đưa vào KH năm, tháng, tuần của nhà trường và tổ chuyên môn. Tuy nhiên, việc tổ chuyên môn triển khai soạn bài theo nhóm, việc tổng kết rút kinh nghiệm giảng dạy chưa được chú trọng. Các đề tài sáng kiến kinh nghiệm chưa tập trung vào những vấn đề cụ thể, thiết thực. Việc nghiên cứu nội dung của sách giáo khoa chưa được quan tâm. 4.2. Về quản lý hoạt động của GVCN và các đoàn thể trong nhà trường Công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động Đoàn - Đội được xem là những hoạt động quan trọng nhằm QL, tổ chức tốt hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh. 14
- Nhà trường đều đã có qui định cụ thể về nề nếp hoạt động, xây dựng những tiêu chí đánh gía thi đua hàng tuần, tháng, năm đối với tập thể học sinh. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức trên còn nghèo nàn về nội dung sinh hoạt; Đơn điệu, lặp lại về hình thức, gò ép học sinh vào khuôn phép, chưa gây được sự hứng thú, chưa tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ khả năng sáng tạo của mình. 43. Về QL hoạt động giảng dạy của giáo viên Hiệu trưởng đã qui định và hướng dẫn việc thực hiện nề nếp, kỷ cương dạy học từ khâu chuẩn bị bài, lên lớp, chấm chữa, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng như các hoạt động giáo dục khác. Song việc đưa các tiêu chí về đổi mới PPDH vào những qui định đó còn hạn chế, những yêu cầu về đổi mới PPDH chưa được đặt ra đúng mức, chưa được qui định một cách cụ thể, rõ ràng, mang tính pháp lý cao để thực hiện. Việc bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng dạy học theo hướng đổi mới PPDH còn ít được thực hiện. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chậm đổi mới, chưa khuyến khích cách tự học, thông minh sáng tạo, vì vậy chưa thật sự tác động mạnh đến PP học tập của học sinh. 4.4. Về phối hợp hoạt động của Hội cha mẹ HS và các lực lượng khác. Phong trào xã hội hoá giáo dục phát huy được sức mạnh của nhân đân tham gia giáo dục, không chỉ chăm lo xây dựng CSVC cho nhà trường, mà còn tham gia giáo dục con em trong địa bàn khá tốt. Tuy nhiên, việc phối hợp hoạt động của hội cha mẹ học sinh chưa có tác dụng mạnh đến việc đổi mới PPDH của thầy và trò. Việc tổ chức các hoạt động tư vấn cho cha mẹ hoc sinh về PP dạy con tự học, PP giáo dục học sinh tại gia đình, cộng đồng còn rất hạn chế. Vì vậy chất lượng dạy học phần lớn phụ thuộc vào PPDH của giáo viên ở nhà trường. 5. Nhận định chung về thực trạng quản lý đổi mới PPDH của Hiệu trưởng từ những năm học 2008-2009 trở về trước 5.1. Ưu điểm: - Hiệu trưởng đã bồi dưỡng cho giáo viên nhận thức đúng đắn về tính cấp thiết của việc đổi mới PPDH hiện nay, đều nhận thức được vai trò quan trọng của tổ chuyên môn trong việc tổ chức các hoạt động đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học. - Hiệu trưởng đã chỉ đạo các tổ chuyên môn triển khai một số chuyên đề, tổ 15
- chức thao giảng, trao đổi rút kinh nghiệm về đổi mới PPDH, bồi dưỡng các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng dạy học theo tinh thần đổi mới cho đội ngũ giáo viên, xây dựng các chuẩn đánh giá chứa đựng một số tiêu chí về đổi mới PPDH của thầy trò; nhờ vậy bước đầu việc tực hiện đổi mới PPDH đã có những chuyển biến tích cực. - Hiệu trưởng đã quan tâm đến vấn đề tạo động lực cho bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học như: bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ; Khen thưởng động viên về tinh thần và bồi dưỡng vật chất trong khả năng hiện có của nhà trường, vận động các lực lượng khác ngoài nhà trường, đã khuyến khích các cá nhân đạt thành tích cao trong dạy và học. 5.2 Hạn chế: - Việc chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn chưa thật đi vào chiều sâu, nội dung các hoạt động chuyên môn chưa tập trung vào những vấn đề cụ thể, thiết thực cho công tác đổi mới, vì vậy việc đổi mới PPDH chưa thực sự thể hiện trong hoạt động hàng ngày của thầy và trò. - Việc tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các tổ chức: GV chủ nhiệm, Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên, Hội cha mẹ HS…chưa chú trọng với mức độ thoả đáng. Các yêu cầu về đổi mới PPDH đối với giáo viên và học sinh chưa được cụ thể hoá thành các tiêu chí thi đua. Vì vậy, chưa tận dụng tối đa sức mạnh tổng hợp của các đoàn thể để tạo nên một bước đột phá trong quản lý đổi mới PPDH. - Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ dang dừng ở mức lý luận chung, chưa đi sâu vào chuyên đề cho từng môn học, chưa có những hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện cho từng loại hình bài, phù hợp đặc thù của từng bộ môn. Việc trang bị những kiến thức và kỹ năng mang tính công cụ ( ngoại ngữ, tin học…) để họ cải tiến giảm bớt thời gian, công sức cho các khâu soạn bài, lên lớp, chấm chữa và đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa được coi trọng. - Vấn đề tạo động lực cho người học, bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. 5.3 Nguyên nhân của tình trạng trên Xét về góc độ quản lý là do Hiệu trưởng chưa có biện pháp thích hợp, chưa có những qui định, những hướng dẫn cụ thể cho hoạt động của các tổ chức và cá 16
- nhân trong việc đổi mới PPDH. Quản lý giáo dục không phải quản lý con người mà quan trọng là quản lý công việc, quản lý kế hoạch và chiến lược. Do đó để thực hiện đổi mới PPDH, hiệu trưởng cần phải “Đổi mới công tác quản lý” một cách đồng bộ và toàn diện về: + Hoạt động của tổ chuyên môn. + Hoạt động của GVCN chủ nhiệm và các đoàn thể. + Hoạt động giảng dạy của giáo viên. + Hoạt động học tập của học sinh. + Hoạt động của Hội cha mẹ học sinh và các lực lương giáo dục khác. Từ những cơ sở đã trình bày ở chương I, cùng với cơ sở Thực trạng về công tác quản lý đổi mới PPDH ở chương II, tôi chọn đề tài: “ Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới Phương pháp dạy học, tại trường THCS Phan Bội Châu Krông Buk- Đăk Lăk, nhằm nâng cao chất lượng giáodục ”. Sau đây là những biện pháp tôi đã áp dụng và được trình bày cụ thể tại chương III của đề tài 17
- CHƯƠNG III BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU KRÔNG BUK- ĐĂK LĂK 1. Biện pháp “Bồi dưỡng về nhận thức cho đội ngũ CBGV-NV” 1.1. Mục tiêu biện pháp: Nâng cao nhận thức tư tưởng và cung cấp cơ sở lý luận cho GV trong việc thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình, đặc biệt đổi mới PPDH 1.2.Nội dung và cách thực hiện: Chất lượng Giáo dục phụ thuộc rất lớn vào tập thể sư phạm, yếu tố con người đóng vai trị quyết định mà các văn kiện của Đảng & nhà nước đã nêu rõ, chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban bí thư TW Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục. Người thầy cần giỏi về chuyên môn đồng thời lại phải tốt về nhân cách mới thực hiện hoàn hảo nhiệm vụ Để có thể nâng cao chất lượng dạy học trước hết phải tạo được trong tập thể sư phạm nhà trường một môi trường đoàn kết với tinh thần hăng hái và ý chí quyết tâm cao. 1.2.1 Tổ chức học tập, tuyên truyền một cách kịp thời các văn kiện, nghị quyết của Đảng về phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay, làm cho mọi người nắm vững và thấm nhuần quan điểm của Đảng, quyết tâm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Trong đó giáo dục đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho một nền kinh tế tri thức và được coi là quốc sách hàng đầu 1.2.2 Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các văn bản pháp quy, hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo làm cho toàn thể cán bộ giáo viên thấy rõ thực trạng, những ưu điểm to lớn cũng như yếu kém cần phải khắc phục hiện nay 1.2.3 Phân tích rõ thực trạng của nhà trường, khẳng định vai trò quan trọng của nhà trường đối với sự phát triển của địa phương 1.2.4 Bồi dưỡng lòng yêu nghề, thông qua những tấm gương điển hình của ngành, thông qua các mô hình GD của các nước tiến bộ trên thế giới, mô hình GD & ĐT của SingaPo và mô hình GD & ĐT của Việt Nam 2020; Các chế độ chính 18
- sách ưu tiên đầu tư phát triển của ngành; 1.2.5 Cung cấp các trang thiết bị, tài liệu tham khảo, các văn bản, liên quan đến công tác đổi mới PPDH; Hướng dẫn đội ngũ sử dụng, nghiên cứu, vận dụng thực hiện một cách phù hợp; 1.2.6 Triển khai thực hiện cuộc vận động “ Hai không với 4 nội dung”; Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”; Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Phong trào thi đua “ Trường học thân thiện- Học sinh tích cực” 1.2.6 Tổ chức thi viết, thi kể chuyện về “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Tổ chức thi viết về nhận thức của đội ngũ trong việc thực hiện các nội dung trên và kết quả vận dụng thực tế qua hoạt động giảng dạy, công tác và kết quả GD học sinh; Tổ chức thi giáo án có nội dung tích hợp, lồng ghép về việc GD đạo đức HS và các nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 1.2.7 Trong quá trình quản lý, người Hiệu trưởng cần góp ý xây dựng cho mọi người hơn là ghi nhận những sai sót họ đã làm, và biết nêu gương tốt, lấy ưu điẻm để khắc phục nhược điểm, Tóm lại cần bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ CBGV-NV về nhận thức chính trị tư tưởng, truyền thống dân tộc, về chủ trương đường lối, về chiến lược và tầm nhìn... người HT phải biết khơi dậy ở mỗi con người lòng tự trọng, ước muốn phát triển và xác định hướng đi phù hợp. 2. Biện pháp “Quản lý hoạt động của tổ Chuyên môn” 2.1. Mục tiêu biện pháp: Nâng cao hiệu lực Quản lý của các tổ chuyên môn trong việc thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình, đặc biệt đổi mới PPDH 2.2.Nội dung và cách thực hiện: Hoạt động chuyên môn là hoạt động trọng tâm, là nhiệm vụ chính của nhà trường mà cốt lõi là hoạt động dạy và học. Để nâng cao chất lượng dạy và học thì cần thiết phải có bộ máy chuyên môn vận hành đồng bộ, thông suốt, hiệu quả, cùng hướng tới mục tiêu chung 2.2.1 Phân công, sắp xếp bộ máy đòi hỏi thể hiện tính dân chủ và tinh thần trách nhiệm cao - Tuân thủ định mức lao động của Nhà nước quy định về quyền hạn và nghĩa 19
- vụ của giáo viên - Phù hợp với trình độ, năng lực của từng người - Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian dài Chúng ta biết rằng, mỗi tổ trưởng là cánh tay phải của hiệu trưởng. Các tổ chuyên môn mạnh thì trường sẽ mạnh. Muốn vậy thì mỗi tổ trưởng cần đạt một số yêu cầu sau: Phải là người có năng lực chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu ngoài ra còn phải nắm vững cơ sở lý luận của công tác quản lý, các thành tố cơ bản của quá trình dạy học, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục học sinh, cơ sở vật chất thiết bị dạy học và môi trường 2.2.2 Người cán bộ quản lý phải tổ chức lao động một cách khoa học thì mới nâng cao được hiệu quả quản lý đó là: - Xác lập kế hoạch sử dụng thời gian một cách hợp lý - Thực hiện tốt việc phân công, giao trách nhiệm cho cấp dưới - Đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch - Có phong cách quản lý khoa học : cương quyết, dứt khoát, dân chủ - Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ bản thân 2.2.3 Xây dựng nền nếp dạy học: Là xây dựng tập thể nhà trường có ý thức tự giác và tự quản, có tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng trách nhiệm trong tập thể. Hình thành thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật, làm việc theo pháp luật và nội quy, tạo ra nền nếp kỷ cương trong nhà trường làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Để chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học cần làm tốt các công việc sau: - Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng và hoàn thiện các nội quy của nhà trường, thực hiện một cách có nền nếp và đồng đều ở các bộ phận - Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, tổ chuyên môn, cá nhân, sát với thực tiễn và chi tiết, cụ thể. Các loại kế hoạch đều được thảo luận một cách kỹ lưỡng, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả cao. Ngay từ đầu năm học, các quy chế chuyên môn phải được thực hiện đúng theo quy định: + Về thực hiện nề nếp kỷ cương trong dạy học: Soạn bài theo đúng PPCT, đúng chuẩn kiến thức, kỷ năng; thực hiện lịch báo giảng vào thứ 2 đầu tuần; Các loại hồ sơ chuyên môn phải đảm bảo đầy đủ, có chất lượng.; Ra vào lớp đúng giờ theo thời khoá biểu (các trường hợp đổi giờ, dạy thay đều phải thông qua Ban giám 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp để quản lý, bảo quản tốt công văn đi và công văn đến
10 p | 1249 | 227
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn
9 p | 991 | 164
-
SKKN: Một số biện pháp xây dựng nhà trường văn hoá ở trường THPT số 2 Bắc Hà
30 p | 1282 | 121
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
13 p | 644 | 119
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Gò Quao
19 p | 763 | 85
-
SKKN: Đổi mới công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tại trường THPT số 2 thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
12 p | 268 | 41
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
17 p | 251 | 39
-
SKKN: Biện pháp quản lý của GVCN
33 p | 195 | 36
-
SKKN: Biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của trường THPT số 2 TP Lào Cai
12 p | 250 | 32
-
SKKN : Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT số 2 huyện Sa Pa tỉnh Lao Cai
17 p | 183 | 27
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm đổi mới PPDH ở trường THPT số 2 Bảo Yên trong giai đoạn hiện nay
31 p | 205 | 26
-
SKKN: Biện pháp quản lí của Hiệu trưởng nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học
37 p | 114 | 22
-
SKKN: Biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở trường trung học phổ thông số 1 huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
40 p | 152 | 22
-
SKKN: Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường PTDT Nội trú huyện Sốp Cộp
34 p | 163 | 21
-
SKKN: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của trung tâm GDTX số 1 thành phố Lào Cai
12 p | 172 | 17
-
SKKN: Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh - Trần Văn Lý
22 p | 105 | 9
-
SKKN: Biện pháp để quản lý và giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả
7 p | 110 | 8
-
SKKN: Một biện pháp quản lý của hiệu trưởng để góp phần nâng cao chất lượng học tập ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
16 p | 84 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn