Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Chữ viết là phương tiện giao tiếp quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nói <br />
chung và trong học tập nói riêng. <br />
R èn chữ viết là một việc làm có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh Tiểu học. <br />
Việc rèn luyện cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết đảm bảo tốc độ hay cao hơn <br />
là học sinh biết viết chữ sáng tạo, có nét thanh, nét đậm rõ ràng không chỉ tạo điều <br />
kiện cho các em học tốt các môn học mà thông qua đó giáo dục tính kiên trì, cẩn <br />
thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Ngoài ý nghĩa đó viết chữ đẹp còn nhằm tôn <br />
vinh vẻ đẹp của chữ Việt và thể hiện sự gìn giữ giá trị văn hóa Việt. Rèn chữ viết <br />
là để học sinh trau dồi kỹ năng viết chữ, kỹ năng trình bày, thúc đẩy và phát huy vai <br />
trò của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục toàn diện của <br />
nhà trường.<br />
Tuy nhiên là giáo viên nhiều năm liền gắn bó với học sinh lớp Năm, cũng rất <br />
tâm huyết với phong trào: “Gi ữ v ở s ạ ch vi ế t ch ữ đ ẹ p” và đã thực hiện <br />
nhiệm vụ bồi dưỡng chữ viết đẹp cho học sinh năng khiếu khối 4,5 trong một số <br />
năm học. Tôi nhận thấy đa số học sinh chưa thật sự chú ý vào việc rèn chữ, giữ vở. <br />
Số học sinh mắc phải nhiều lỗi cơ bản trong khi viết như: ch ữ vi ết ch ưa đúng yêu <br />
cầu về mẫu chữ, cỡ chữ, độ cao, khoảng cách,... rất nhiều; số học sinh có chữ viết <br />
đúng, đẹp, viết chữ sáng tạo, có nét thanh, nét đậm rõ ràng thì rất hạn chế. Hiệu <br />
quả khi tham gia phong trào “Giữ vở sạch viết chữ đẹp” các cấp thì chưa được <br />
cao. Điều đó khiến tôi rất băn khoăn, luôn cố gắng tìm tòi mọi cách để rèn luyện <br />
chữ viết cho học sinh đặc biệt là phát huy khả năng cho những học sinh biết viết <br />
đúng mẫu chữ, chữ viết tương đối đẹp, có ý thức giữ gìn sách vở sạch đẹp. Trên cơ <br />
sở đó tôi mạnh dạn chọn viết đề tài “ Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho <br />
học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu học Võ Thị Sáu” đề ra một số <br />
giải pháp nâng cao kĩ năng viết chữ đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số ở <br />
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu từ năm học 2016 2017; 2017 2018 đến năm học 2018 <br />
– 2019. <br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
Nghiên cứu thực trạng chữ viết của học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số ở <br />
trường Tiểu học Võ Thị Sáu trong một số năm học gần đây từ đó rút ra ưu điểm, <br />
tồn tại, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp chủ yếu giúp học sinh lớp Năm <br />
viết chữ đúng, đẹp, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng khi tham gia phong trào <br />
“Gi ữ v ở s ạ ch vi ế t ch ữ đ ẹ p” do các c ấ p phát đ ộ ng . Thông qua hoạt động <br />
việc rèn chữ viết sẽ hình thành và xây dựng những kĩ năng, thói quen viết chữ đẹp <br />
và giáo dục tính kiên trì, cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ cho học sinh.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề.<br />
Chữ viết là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự <br />
miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng. <br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
1<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
Viết đúng là viết đúng mẫu chữ, đúng độ cao, độ rộng của các con chữ, các <br />
chữ số theo quy định; viết đúng khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ và <br />
giữa các chữ với nhau.<br />
Viết đẹp là viết các chữ có nét thanh, nét đậm; nét chữ mềm mại, thanh thoát; <br />
bố cục bài viết hài hòa trên trang vở (trang giấy); biết viết sáng tạo các con chữ <br />
hoa, một số chữ viết thường ở mức độ hợp lí, không làm rối bài viết.<br />
Nhằm khẳng định sự cần thiết của việc rèn chữ viết đẹp cho học sinh tiểu <br />
học ngày 14/06/2002 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số <br />
32/2002 – QĐ BGD&ĐT về “Mẫu chữ viết trong trường Tiểu học” và chỉ đạo thực <br />
hiện việc dạy và học viết chữ như sau: Sở GD&ĐT có trách nhiệm chỉ đạo thực <br />
hiện việc nâng cao chất lượng dạy và học viết chữ trong nhà trường Tiểu học. <br />
Theo văn bản hướng dẫn ngày 17/06/2002 của vụ Tiểu học ra văn bản số 5150/TH <br />
hướng dẫn dạy và học viết chữ Tiểu học: “Tiếp tục đẩy mạnh phong trào luyện <br />
viết chữ đẹp cho giáo viên và học sinh. Tổ chức thi viết hàng năm ở các cấp đầu cơ <br />
sở, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm tạo điều kiện tốt cho việc <br />
dạy và học chữ trong trường Tiểu học, mỗi lớp cần được trang bị đầy đủ bảng <br />
mẫu chữ viết do Bộ ban hành...”<br />
Ngoài ra những câu chữ thẳng hàng, đẹp, rõ nét còn thể hiện sự trang trọng và <br />
tính cách cẩn thận, kiên trì, chăm chỉ của người viết. Bởi vậy, việc rèn chữ viết <br />
đẹp cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Năm nói riêng là việc làm bức <br />
thiết trong trường Tiểu học.<br />
II. Thực trạng của vấn đề<br />
1. Thuận lợi<br />
Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, Đảng ủy, chính quyền địa phương. <br />
Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện và động viên kịp thời đội <br />
ngũ giáo viên và học sinh trong công tác giảng dạy cũng như thực hiện việc rèn chữ <br />
viết.<br />
Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy <br />
học, rèn chữ viết của giáo viên và học sinh. <br />
Giáo viên có chuyên môn, nhiệt tình, tâm huyết, sẵn sàng trao đổi kinh <br />
nghiệm của bản thân cho đồng nghiệp và có trách nhiệm cao trong quá trình thực <br />
hiện công tác rèn luyện chữ viết cho học sinh.<br />
Một số học sinh biết viết chữ theo quy định, viết bài sạch sẽ, trình bày đẹp. <br />
2. Khó khăn<br />
Trên thực tế học sinh của trường nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng chủ <br />
yếu là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Năm học 20162017 tôi chủ nhiệm lớp <br />
5B, lớp có 28 em, hơn 90% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Năm học <br />
2017 2018 tôi thực hiện công tác chủ nhiệm lớp 5D (phân hiệu buôn Sah) lớp có 16 <br />
em, 100% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Năm học 2018 2019 tôi <br />
thực hiện công tác chủ nhiệm lớp 5B, lớp có 30 em, 100% học sinh là con em đồng <br />
bào dân tộc thiểu số. Trong những năm học đó đa số học sinh trong lớp là con em <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
2<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
gia đình gặp khó khăn về kinh tế, hạn chế về trình độ văn hoá. Nhiều em không ý <br />
thức được tầm quan trọng của việc học, đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc <br />
học tập của con em mình. <br />
Các em là học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt chỉ được các em giao tiếp chủ <br />
yếu ở trong các giờ học nên nhiều học sinh chưa thành thạo tiếng Việt dẫn đến <br />
tình trạng trong quá trình viết bài hầu hết các em đều mắc lỗi chính tả, chữ viết <br />
chưa đều, viết cẩu thả, viết còn chậm.<br />
Học sinh không nắm được: các nét cơ bản, mẫu chữ, độ cao, khoảng cách... <br />
của các con chữ.<br />
Nhiều học sinh viết chữ thiếu nét, sai lỗi chính tả, trình bày xấu, không khoa <br />
học, đặt dấu câu tùy tiện, không đúng quy định.<br />
Số học sinh chưa có ý thức giữ gìn sách vở, để vở bẩn, quăn góc...còn nhiều.<br />
Hầu như không có học sinh biết viết chữ sáng tạo, có nét thanh, nét đậm rõ <br />
ràng, viết nhiều kiểu chữ khác nhau.<br />
Thực hiện khảo sát chữ viết, chất lượng vở sạch – chữ đẹp, hiệu quả khi <br />
tham gia phong trào “Gi ữ v ở s ạ ch vi ế t ch ữ đ ẹ p” các cấp của học sinh các lớp <br />
tôi chủ nhiệm từ đầu năm học tôi thấy đạt tỉ lệ rất thấp, cụ thể như sau: <br />
<br />
<br />
Đầu năm Lớp TSHS Xếp loại Xếp loại Xếp loại C<br />
học A B<br />
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %<br />
<br />
<br />
<br />
2016 2017 5B 28 3 10,71 11 39,28 14 50,01<br />
<br />
2017 2018 5D 16 1 6,25 6 37,5 9 56,25<br />
<br />
2018 2019 5B 30 4 13,34 13 43,33 13 43,33<br />
<br />
Kết quả tham gia phong trào “Giữ vở sạch viết chữ đẹp” của các lớp tôi <br />
nhận chủ nhiệm ở những năm học trước (lớp 4) đạt kết quả không cao. Năm học <br />
2016 2017 tôi nhận chủ nhiệm học sinh lớp 4B của năm học 2015 2016 lên lớp <br />
5B. Ở năm học này lớp chỉ có 1 học sinh tham gia phong trào “Giữ vở sạch viết <br />
chữ đẹp” cấp trường và đạt Công nhận; năm học 2017 2018 tôi nhận chủ nhiệm <br />
học sinh lớp 4D của năm học 2016 2017 lên lớp 5D. Năm học này lớp có 2 học sinh <br />
tham gia phong trào “Giữ vở sạch viết chữ đẹp” cấp trường và cũng đạt Công <br />
nhận, không có học sinh dự thi cấp huyện; năm học 2018 2019 tôi nhận chủ nhiệm <br />
học sinh lớp 4B của năm học 2017 2018 lên lớp 5B. Ở năm học này lớp có 3 học <br />
sinh tham gia phong trào “Giữ vở sạch viết chữ đẹp” cấp trường và cũng chỉ đạt <br />
Công nhận.<br />
Sau khi khảo sát, nắm được những thuận lợi, khó khăn của vấn đề nghiên <br />
cứu. Tôi tiến hành tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chất <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
3<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
lượng chữ viết của học sinh cũng như chất lượng phong trào “Gi ữ v ở s ạ ch <br />
vi ế t ch ữ đ ẹ p”còn th ấ p . Tôi rút ra được những nguyên nhân chủ yếu như sau:<br />
M ột số giáo viên chữ viết không đúng mẫu, tùy tiện trong cách trình bày. Còn <br />
tâm lí chữ viết không cần quá quan trọng chỉ đặt mục tiêu viết đúng không cần viết <br />
đẹp, chỉ lưu ý rèn luyện, nhắc nhở trong viết chính tả, còn lại các tiết học khác <br />
hầu như bỏ ngỏ, thiếu nhắc nhở, uốn nắn để dành thời gian cho những môn khác <br />
như: Toán, Tiếng Việt,... <br />
Đa số học sinh chữ xấu, ngại viết, không có hứng thú và lòng say mê khi viết <br />
chữ. <br />
Học sinh viết chữ chưa đẹp do tính cẩu thả, tư thế ngồi và cách cầm bút, để <br />
vở chưa đúng, khoảng cách giữa mắt và vở chưa đảm bảo. Các em thường phát âm <br />
sai, đọc thiếu dấu thanh. Do đọc sai nên khi viết các em cũng thường viết sai. <br />
Học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên không có điều kiện mua <br />
sắm các loại bút, vở đúng tiêu chuẩn nên chữ viết học sinh chỉ dừng lại ở viết đúng <br />
mà chưa đẹp, chữ viết chưa sáng tạo, chưa có nét thanh, nét đậm gây khó khăn trong <br />
việc rèn chữ viết cho học sinh có năng khiếu.<br />
Từ những nguyên nhân trên tôi tìm hiểu một số giải pháp để khắc phục nhằm <br />
giúp học sinh viết chữ đúng, đẹp. Đặc biệt là giúp những học sinh có năng khiếu về <br />
chữ viết ngoài viết đúng, viết đẹp còn biết viết sáng tạo, mềm mại, hài hòa, biết <br />
viết nhiều kiểu chữ khác nhau. Học sinh viết chữ bằng chính sự hứng thú, lòng say <br />
mê, ham muốn được nằm trong đội tuyển “rèn chữ viết” để tham dự các hội thi, <br />
góp phần nâng cao chất lượng phong trào “Giữ vở sạch viết chữ đẹp” do các cấp <br />
tổ ch ứ c. <br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.<br />
Giải pháp thứ nhất: Tự bồi dưỡng nắm chắc kiến thức, kĩ năng rèn chữ <br />
viết cho bản thân. <br />
Đối với học sinh Tiểu học việc làm của giáo viên có tác động rất lớn đến các <br />
em. Giáo viên viết chữ đẹp và có ý thức rèn chữ viết thì chất lượng chữ viết của <br />
lớp đó sẽ có kết quả cao. Bởi vậy ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành xây dựng kế <br />
hoạch chủ nhiệm và một trong những nội dung quan trọng là công tác “rèn chữ giữ <br />
vở” cho học sinh. Để rèn cho học sinh kĩ năng viết chữ đúng yêu cầu, luyện cho học <br />
sinh viết chữ ngày càng đẹp thì việc đầu tiên tôi phải đọc các tài liệu tham khảo, <br />
tìm hiểu trên internet, xem kĩ các công văn hướng dẫn, bám sát chỉ đạo chuyên môn <br />
để nắm chắc các mẫu chữ theo quy định, cách viết các nét, chữ cái cho đúng, đẹp và <br />
luôn cố gắng sắp xếp thời gian luyện rèn, mài giũa để có các nét chữ không những <br />
đúng mà còn đẹp, mềm mại, sáng tạo, chữ viết có nét thanh, nét đậm rõ ràng,... Trên <br />
cơ sở những kiến thức, kĩ năng đã có tôi tiến hành thực hiện các giải pháp tiếp theo <br />
để rèn chữ viết cho học sinh. <br />
Giải pháp thứ hai: Tìm hiểu tâm lí học sinh, bồi dưỡng cho các em niềm <br />
đam mê với các nét chữ. <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
4<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
Việc gì cũng thế nếu bản thân người thực hiện thực sự yêu thích, có lòng say <br />
mê thì việc làm đó mới có kết quả cao. Việc rèn chữ cho học sinh cũng thế, các em <br />
có đam mê với các nét chữ thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Bởi vậy, ngay từ đầu năm <br />
học thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ, cha mẹ học sinh tôi tìm hiểu kỹ đặc điểm <br />
của từng học sinh trong lớp, đối tượng học sinh tôi bồi dưỡng để nắm bắt khả <br />
năng học tập cũng như sở thích, tâm lí,… của các em. Thông qua việc kể cho các em <br />
nghe những câu chuyện, những bài thơ về gương rèn luyện chữ viết, cho các em <br />
quan sát những mẫu chữ, bài viết đẹp, những trang vở trước và sau khi rèn chữ của <br />
cô, của bạn để các em thêm tin tưởng và quyết tâm say mê rèn luyện. Trong các tiết <br />
học hay các buổi bồi dưỡng tôi đều tạo tâm lí thoải mái cho các em. Tôi xen kẽ <br />
những câu chuyện cười, tâm sự một số câu chuyện đời thường hay đơn giản chỉ là <br />
gợi ý để các e mạnh dạn thể hiện năng khiếu riêng của bản thân nhằm tránh nhàm <br />
chán, mỏi mệt cho các em. Cách làm đó khiến hiệu quả của tiết học, buổi bồi <br />
dưỡng của cô trò đạt kết quả cao hơn.<br />
Ví dụ: Tôi kể cho các em nghe câu chuyện “ Cao Bá Quát và chuyện cột tóc, <br />
cùm chân luyện viết chữ đẹp”. Ông Cao Bá Quát nổi tiếng về tài văn thơ đối đáp <br />
thông minh và tài họa, nhưng lại viết chữ rất xấu.Tính khí tuy ngông ngạo, nghịch <br />
ngợm, nhưng bù lại ông rất chịu khó đọc sách, học hỏi và kiên nhẫn trong học tập. <br />
Học cũng như làm, bất kỳ khi nào ông cũng phải làm cho đến nơi đến chốn. Xấu <br />
hổ với chữ viết như gà bới, đêm đến, ông thường thức khuya miệt mài tập viết <br />
chữ. Buồn ngủ quá, ông tự buộc tóc mình lên mái nhà để mỗi lần ngủ gật bị giật <br />
tóc đau, phải tỉnh lại. Ông còn buộc chân vào các cạnh bàn để không thể “chạy đi <br />
chơi”. Nhờ sự quyết tâm, kiên nhẫn, một thời gian sau, từ viết chữ xấu, Cao Bá <br />
Quát nổi tiếng khắp vùng về biệt tài viết chữ đẹp. <br />
<br />
<br />
Qua tấm gương sáng nỗ lực luyện chữ, kiên trì vươn lên để tự hoàn thiện <br />
bản thân mình của cụ Cao Bá Quát tôi giải thích cho học sinh hiểu rằng sự cố gắng <br />
của ông đã mang đến thành công cho bản thân ông. Từ đó động viên, khích lệ học <br />
sinh tự tin hơn, kiên trì cố gắng học hỏi, rèn luyện thì chữ viết sẽ ngày càng tiến <br />
bộ, các em sẽ biết viết chữ không chỉ đúng mà còn đẹp, các nét chữ sẽ mềm mại, <br />
hài hòa hơn,...<br />
Giải pháp thứ ba: Hướng dẫn học sinh nắm kiến thức cơ bản về chữ <br />
viết. Rèn các kĩ năng viết chữ đẹp.<br />
Hướng dẫn nắm kiến thức cơ bản về chữ viết:<br />
Để học sinh viết đẹp thì trước hết phải viết đúng. Bởi vậy tôi hướng dẫn các <br />
em luyện viết đúng các nét cơ bản, các mẫu chữ viết, chữ số theo quy định. Trong <br />
lớp học treo bảng chữ mẫu lên tường để học sinh tiện theo dõi. Hướng dẫn học <br />
sinh viết nhiều kiểu chữ khác nhau. Viết kiểu chữ nào đúng mẫu mới chuyển sang <br />
luyện các kiểu chữ khác. <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
5<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
Các nét cơ bản: Tôi hướng dẫn học sinh nắm các nét cơ bản sau và yêu cầu <br />
học sinh học thuộc, tiến hành luyện viết thành thạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Từ những nét cơ bản này hướng dẫn các em viết sang các con chữ sẽ dễ dàng <br />
hơn.<br />
Ví dụ: Tôi nêu rõ cho các em khi các em kết hợp nét cong trái và nét cong phải <br />
thì sẽ được chữ x, chữ h là sự kết hợp giữa nét khuyết trên và nét móc hai đầu,...<br />
* Tương tự tôi hướng dẫn để học sinh nắm các nhóm chữ cơ bản, độ cao của <br />
các con chữ.<br />
Mẫu chữ thường (chia thành 5 nhóm):<br />
Nhóm 1: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét cong: e, o, ô, ơ, ê, x, c (độ cao <br />
1 đơn vị). <br />
Nhóm 2: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc và <br />
nét thẳng: a, ă, â, d, đ, q. (độ cao các con chữ a, ă, â là 1 đơn vị; d, đ, q là 2 đơn vị). <br />
Nhóm 3: Nhóm các chữ cái có các nét cơ bản là nét móc: i, u, ư, p, n, m, t (độ <br />
cao các con chữ i, u, ư, p, n, m là 1 đơn vị; p là 2 đơn vị; t là 1,5 đơn vị). <br />
Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối <br />
hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g. (độ cao là 2,5 đơn vị)<br />
Nhóm 5: Nhóm các chữ cái có nét móc phối hợp với nét cong: r, s, v (các con <br />
chữ r, s độ cao là 1,25 đơn vị; v là 1 đơn vị)<br />
Mẫu chữ cái viết hoa (chia thành 6 nhóm):<br />
Nhóm 1: A, Ă, Â, N, M <br />
Nhóm 2: B, D, Đ, P, R <br />
Nhóm 3: C, G, S, L, E, Ê <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
6<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
Nhóm 4: I, K, V, H, T <br />
Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q <br />
Nhóm 6: U, Ư, Y, X <br />
Chiều cao của các chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vị, riêng hai chữ cái viết <br />
hoa G, Y được viết với chiều cao là 4 đơn vị. <br />
Nhóm chữ số (chia làm 3 nhóm)<br />
Nhóm 1: 1, 4, 7<br />
Nhóm 2: 2, 3, 5<br />
Nhóm 3: 0, 6, 8, 9<br />
Tất cả các chữ số đều có độ cao 2 đơn vị và phần lớn đều có độ rộng 1đơn vị.<br />
Rèn những kĩ năng chung:<br />
Tôi hướng dẫn học sinh cách chọn vở có trang giấy dày, dòng kẻ đều, ô li <br />
không quá to cũng không quá nhỏ (vở Hồng Hà, ABC...); động viên các em dùng bút <br />
máy, chọn bút có ngòi mài nông, là ngòi bút được mài vừa phải, 2 bên đầu ngòi <br />
được bo tròn, khi viết cho ra nét thanh đậm lại hạn chế cào, rách giấy. Với những <br />
học sinh chưa biết cách chọn vở, chọn bút để luyện viết tôi sẽ là người trực tiếp <br />
chọn và mua vở, mua bút cho các em. Hướng dẫn học sinh cách bọc vở, bảo quản <br />
và giữ gìn sách vở như thế nào từ đầu năm học. Nêu rõ các tiêu chuẩn cần phấn <br />
đấu để đạt danh hiệu “ Vở sạch – Chữ đẹp”. Đồng thời cùng học sinh ra quyết tâm <br />
thực hiện các chỉ tiêu về phong trào rèn chữ viết và giữ gìn sách vở.<br />
Yêu cầu học sinh trong mỗi vở có một tờ giấy kê tay để vở không bị giây bẩn, <br />
không bị ướt mồ hôi khi viết.<br />
Hướng dẫn những học sinh dùng bút máy rèn chữ khi viết chỉ nên chấm mực, <br />
nếu bơm mực viết thì không bơm quá đầy, chỉ bơm 1/3 sức chứa của bút. Nên chọn <br />
mực phù hợp với bút để đảm bảo độ bền cho bút.<br />
Trước khi viết yêu cầu học sinh cần phải rửa tay sạch, kiểm tra bàn học đã <br />
sạch chưa? Thử bút ra giấy nháp thấy mực ra đều đặn, nét đẹp mới viết vào vở. <br />
Khi viết không ấn bút quá mạnh, nếu bút bẩn cần lấy giẻ lau lau sạch rồi mới viết. <br />
Nếu viết sai trong vở cần dùng thước kẻ chân dưới chữ viết sai bằng bút chì, không <br />
được tẩy xoá.<br />
Rèn kĩ năng cầm bút, để vở và tư thế ngồi viết:<br />
Hướng dẫn học sinh tư thế ngồi đúng chuẩn, có kĩ năng cầm bút chuẩn xác, <br />
biết đặt vở phù hợp là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình rèn chữ <br />
cho học sinh.<br />
Tư thế ngồi viết: Khi ngồi viết, phải ngồi ngay ngắn, l ưng th ẳng, không tì <br />
ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở từ 2530 cm. Cánh tay trái đặt trên <br />
mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào vở, giữ vở không bị xê dịch khi viết. Cánh tay <br />
phải cùng ở trên mặt bàn. Với cách để tay như vậy khi viết bàn tay và cánh tay <br />
phải có thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải một cách dễ dàng.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
7<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Em: H’ Niêng Hmõk và em H’ LêVy Buôn Krông học sinh lớp 5B đang luyện <br />
viết)<br />
Cách cầm bút: Khi viết học sinh cầm bút và điều khiển bút viết bằng cả ba <br />
ngón tay (ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở <br />
phía trên, đầu ngón cái giữ bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa cạnh đốt đầu <br />
ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh <br />
hoạt. Ngoài ra, động tác viết cần có sự phối hợp cử động của cổ tay khuỷu tay và <br />
cả cánh tay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
8<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vị trí đặt vở khi viết chữ: Vở viết cần đặt nghiêng so với mép bàn một góc <br />
300 (nghiêng về bên phải). Sở dĩ phải đặt như vậy vì chiều thuận của vận động tay <br />
khi viết chữ Việt là vận động từ trái sang phải.<br />
Ngoài những kiến thức, kĩ năng nêu trên, khi rèn cho học sinh viết chữ tôi <br />
hướng dẫn cho các em phân biệt rõ khoảng cách các con chữ (khoảng cách giữa các <br />
chữ bằng một con chữ o, khoảng cách giữa các con chữ bằng 1/2 độ rộng của con <br />
chữ o). Hướng dẫn cho các em khi viết, viết liền mạch, các nét chữ nối liền liên <br />
tục không bị đứt quãng. Sau đó nhấc bút lên, viết dấu thanh rồi mới chuyển sang <br />
chữ tiếp theo. Dấu thanh được đặt trên hoặc dưới âm chính. Khi viết cần lưu ý nét <br />
bắt đầu và nét kết thúc (các nét móc, nét khuyến, nét nối); điểm đặt bút, điểm dừng <br />
bút để hình thành thói quen cho các em khi viết bài. <br />
VD: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ “n ắng” tôi hướng dẫn viết như sau: <br />
viết liền mạch nang xong mới lia bút lên viết dấu mũ con chữ ă và viết dấu sắc <br />
nắng. Lưu ý học sinh dấu sắc được đặt trên đầu âm ă, giữa dòng kẻ thứ 2 và thứ <br />
3,...<br />
Tôi không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện cho các em viết đúng, viết một kiểu <br />
chữ mà còn viết nhiều kiểu chữ khác như: chữ đứng nét thanh, nét đậm; chữ <br />
nghiêng nét thanh, nét đậm,... luyện viết các chữ sáng tạo cho tất cả học sinh đặc <br />
biệt là những học sinh có năng khiếu về chữ viết. Tôi nêu rõ cho học sinh hiểu bài <br />
viết muốn có nét thanh, nét đậm phụ thuộc vào đưa bút. Tôi hướng dẫn cho các em <br />
những nét đậm nằm ở những nét đưa bút xuống còn nét thanh thì đưa bút lên. Vậy <br />
khi đưa bút lên thì đưa nhẹ tay, nét đậm ấn mạnh tay hơn một chút. Chữ nghiêng thì <br />
cầm bút nghiêng khoảng 45 0.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
9<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
Ví dụ: Trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh tôi chú ý để phát hiện những <br />
em có khả năng viết đúng mẫu chữ, chữ viết tương đối đẹp, có ý thức giữ gìn sách <br />
vở sạch đẹp. Tôi định hướng cho các em những yêu cầu cao hơn như: ngoài viết <br />
chữ đẹp cần cố gắng rèn để viết chữ sáng tạo, viết nhiều kiểu chữ khác nhau để <br />
các em tham gia phong trào “Giữ vở sạch Viết chữ đẹp” do các cấp tổ chức. Việc <br />
làm này khiến các em rất thích thú và luôn cố gắng rèn luyện theo hướng dẫn của <br />
giáo viên.<br />
Trong quá trình học sinh viết, tôi luôn quan sát để phát hiện những học sinh <br />
ngồi viết, cầm bút hoặc đặt vở sai, viết chữ mắc lỗi gì để sửa triệt để cho các em.<br />
Ví dụ: Năm 2016 2017 lớp tôi có em H' Huyn Di Êban, Y Nuin Mlô; năm học <br />
20172018 có em H' Duân Hđơk; năm học 2018 2019 có một số em như Em Y Pha <br />
Hmok, H Duyệt Knul là những học sinh “tiêu biểu” khi viết thường mắc lỗi viết <br />
các chữ cái có độ cao 2,5 đơn vị như: h, g, b,l chỉ được 2 đơn vị. Với những em mắc <br />
lỗi này tôi chỉ cho các em nắm vững vị trí của các đường kẻ trong vở, cách xác dòng <br />
kẻ tương ứng với đơn vị của chữ cái. Khi đọc cho học sinh viết, tôi nhắc thường <br />
xuyên để các em nhớ viết cho đúng.<br />
Một số em như: H Niêng Hmõk, H Nhung Knul...chữ viết tương đối đẹp tuy <br />
nhiên tư thế ngồi viết lại không phù hợp, các em thường ngồi tì ngực vào cạnh bàn, <br />
đầu cúi gập xuống nếu để lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến mắt và lưng. Bởi vậy, <br />
những học sinh mắc lỗi này tôi sẽ xuống tận nơi nhắc nhở, chỉnh sửa tư thế ngồi <br />
viết cho các em đồng thời trong quá trình dạy học, rèn luyện tôi cũng thường xuyên <br />
nhắc nhở để các em khắc phục triệt để. <br />
Giải pháp thứ tư: Vận dụng triệt để phương pháp trực quan, luyện tập <br />
theo mẫu, phương pháp nêu gương và hướng dẫn tự rèn.<br />
Dù đã là học sinh lớp Năm nhưng các em là đối tượng học sinh dân tộc thiểu <br />
số nên phương pháp này cũng là một trong những phương pháp đóng vai trò rất quan <br />
trọng. Ngoài việc sử dụng những mẫu chữ viết, những bài viết đẹp của các anh chị <br />
trước đã có thành tích, bài viết tôi sưu tầm được, bài viết của chính mình để làm <br />
mẫu cho các em thì ở bước này tôi còn đưa công nghệ thông tin vào làm công cụ hỗ <br />
trợ. <br />
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết các nét cơ bản, viết chữ...Tôi tiến hành <br />
viết trên bảng lớp và yêu cầu học sinh quan sát kĩ chữ mẫu trên bảng. Phân tích, <br />
giảng giải để các em nắm được cấu tạo chữ viết và nắm được quy trình viết. Sau <br />
đó tôi cho các em thực hành viết lại rồi nhận xét, chỉnh sửa cho các em. Ngoài ra tôi <br />
còn trình chiếu quy trình hướng dẫn cách viết các nét cơ bản, các con chữ, con <br />
số,...những thành tích tốt đã được tuyên dương của những học sinh cũ, các video <br />
hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, hay cả những phong trào hoạt <br />
động rèn chữ viết tiêu biểu để tạo động lực cho các em, góp phần nâng cao hiệu <br />
quả. <br />
Tôi đặt mục tiêu từng ngày cho các em và động viên học sinh của mình cố <br />
gắng tăng cường tự rèn ở nhà. Sau mỗi bài tự rèn của học sinh tôi xem kĩ từng bài <br />
và nhận xét kĩ cho từng học sinh. Đối với những em có tiến bộ tôi thường động viên <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
10<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
kịp thời, tiếp thêm động lực cho các em. Những bài viết mắc lỗi tôi không chỉ trích <br />
mà hướng dẫn cách khắc phục, động viên, khích lệ học sinh để các em tiếp tục cố <br />
gắng. Tâm lí thích được khen ngợi của học sinh Tiểu học đã được tôi tận dụng triệt <br />
để nên học sinh lớp tôi nói chung và học sinh đội tuyển chữ viết của lớp nói riêng <br />
thi đua rất sôi nổi, cứ như thế chất lượng chữ viết được tăng lên rõ rệt.<br />
Tôi chú trọng rèn chữ cho học sinh trong hầu như tất cả các môn học để các <br />
em hiểu được rèn chữ đẹp cần rèn ở mọi lúc mọi nơi. Từ đó hình thành cho các em <br />
thói quen tốt giữ vở sạch sẽ, viết chữ cẩn thận đúng và đẹp.<br />
Giải pháp thứ năm: Phối kết hợp với các đối tượng khác.<br />
Phối kết hợp với nhà trường và các giáo viên liên quan: Mạnh dạn đưa ra <br />
những ý kiến của bản thân trong công tác rèn chữ viết cho học sinh. Tham mưu hỗ <br />
trợ điều kiện cơ sở vật chất, các sản phẩm cần thiết nhằm phục vụ tốt nhất cho <br />
công tác rèn luyện chữ viết cho học sinh lên lãnh đạo nhà trường. <br />
Đối với giáo viên bộ môn và giáo viên luân phiên: Thường xuyên trao đổi <br />
những tiến bộ cũng như những vấn đề khó khăn mà các em đang gặp phải. Đưa ra <br />
những biện pháp đề nghị giáo viên đó hỗ trợ( nếu cần).<br />
Phối kết hợp với cha mẹ học sinh: Gặp gỡ, tuyên truyền cho phụ huynh hiểu <br />
về vai trò của chữ viết, vị trí, tầm quan trọng của việc rèn chữ viết đối với việc <br />
hình thành nhân cách, tính kiên trì, kỉ luật, chịu khó của các em trong quá trình học <br />
tập. Chỉ ra cho phụ huynh thấy được nguyên nhân học sinh viết chữ xấu và tác hại <br />
của việc viết chữ xấu trong quá trình học tập. Vận động cha mẹ học sinh mua sắm <br />
đầy đủ các loại đồ dùng học tập có chất lượng giúp học sinh rèn luyện chữ viết tốt <br />
nhất.<br />
Ví dụ: Đầu năm học 20162017, lớp tôi chủ nhiệm có các em H' Hạnh Êban, H' <br />
Hồng Êban, Y Tiêng Knul; năm học 2017 2018 các em Y Tiêm Êban, H' En Êban; <br />
năm học 2018 2019 thì những em như: Y Pha Hmõk, H Duyệt Knul, H' Chi Na Niê <br />
và một số em khác chữ viết rất xấu nhưng lại có những hoàn cảnh rất khó khăn. <br />
Một số em là con em gia đình đông con, em thì mồ côi cha, hầu như tất cả các em <br />
đều thuộc hộ nghèo không đủ tiền mua sách vở và đồ dùng học tập. Riêng năm học <br />
2016 2017 bàn ghế ngồi học của các em lại có kích thước thấp hơn nhiều so với <br />
độ tuổi, ảnh hưởng rất nhiều đến tư thế ngồi và cách cầm bút của các em. Sau <br />
nhiều lần tiếp cận với hoàn cảnh và nét viết của các em, tôi đã mạnh dạn gặp Hiệu <br />
trưởng trình bày và xin hỗ trợ bàn ghế đúng chiều cao, kích thước. Chỉ sau một thời <br />
gian ngắn, lớp tôi đã được thay bàn ghế mới đạt yêu cầu. Những học sinh thiếu đồ <br />
dùng học tập, bút, vở để luyện viết tôi ưu tiên cho các em nằm trong danh sách <br />
những học sinh được nhận quà khi có sự hỗ trợ của những mạnh thường quân đến <br />
tặng quà cho học sinh trong nhà trường hoặc kết hợp với ban đại diện cha mẹ học <br />
sinh của lớp để tìm cách hỗ trợ cho các em. Làm được những điều đó đã giúp tôi có <br />
thêm niềm tin, phấn khởi để hướng dẫn các em rèn chữ đạt hiệu quả tốt hơn. Chỉ <br />
sau một đến hai tháng luyện tập, chữ viết của các em đã thay đổi hẳn, một số em <br />
như: H' Hạnh Êban, H' En Êban, H Duyệt Knul, H' Chi Na Niê có các nét chữ không <br />
những đúng mà còn đẹp, có phần sáng tạo trong các nét chữ. <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
11<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
Đối với những học sinh có năng khiếu về chữ viết của lớp như: H' Niê Sion <br />
Hmõk, H’ Trang Byă, H' Thuyên Byă, H'Bình Minh Bkrông (năm học 2016 2017); H' <br />
Ja Knul, H' Goen Hmõk, H' Nĩan Êban (năm học 2017 2018); H' Lê Vy Bkrông, H' <br />
Niêng Hmõk, H' Nhung Knul, H' Kô Cĩa Niê,... Tôi gặp gỡ, trao đổi với bố mẹ các <br />
em kết hợp cùng giáo viên động viên con em luyện rèn ở nhà, ngoài những buổi học <br />
chính chở con đến trường luyện viết chữ đẹp đều đặn. Vận động các bậc phụ <br />
huynh mua sắm đầy đủ các loại đồ dùng học tập, bút viết, vở viết có chất lượng <br />
giúp học sinh rèn luyện chữ viết tốt nhất.<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Đánh giá được thực trạng chữ viết của học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số <br />
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu trong một số năm học gần đây. Nêu rõ được ngoài <br />
những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của <br />
việc rèn chữ viết, viết chữ chưa đúng, chưa đẹp, mắc nhiều lỗi chính tả,... chất <br />
lượng các phong trào về chữ viết chưa cao thì qua mỗi năm học bản thân càng <br />
nghiên cứu, tích lũy được thêm kinh nghiệm đã nhận ra một trong những yếu tố <br />
quan trọng góp phần làm nên thành công trong công tác rèn chữ viết đẹp cho học <br />
sinh chính là quan tâm đến “tâm lí” người “rèn” và người “được rèn”. Tâm lí thoải <br />
mái, thực sự đam mê thì các em sẽ “cháy” hết những gì có thể sẽ tạo nên những <br />
điều bất ngờ. Cũng từ đó đưa ra một số biện pháp kết hợp để khắc phục giúp đa số <br />
học sinh trong lớp khắc phục được những lỗi các em thường mắc phải như: đặt <br />
bút, dừng bút sai vị trí, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, độ cao, độ rộng chưa đúng, <br />
viết sai mẫu chữ,...<br />
Đề tài còn đặc biệt chú trọng đưa ra những biện pháp giúp học sinh có năng <br />
khiếu về chữ viết không chỉ viết đúng, viết đẹp, sáng tạo, mềm mại, hài hòa mà <br />
còn viết chữ bằng chính sự hứng thú, lòng say mê, tự hào khi được nằm trong đội <br />
tuyển “rèn chữ viết” để tham dự các hội thi, góp phần nâng cao chất lượng phong <br />
trào “Giữ vở sạch viết chữ đẹp” các cấp. Thông qua hoạt động rèn luyện chữ viết <br />
góp phần hình thành và xây dựng những kĩ năng, thói quen viết chữ đẹp và giáo dục <br />
tính kiên trì, cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ cho học sinh.<br />
Để góp phần làm cho công tác rèn chữ viết đẹp cho học sinh thêm hiệu quả <br />
đề tài cũng nhấn mạnh việc đưa công nghệ thông tin vào hỗ trợ thực hiện. Cách <br />
làm này thực sự đã mang lại hiệu quả rất tốt.<br />
Các giải pháp trong sáng kiến ngoài việc áp dụng được cho tất cả các đối <br />
tượng học sinh, học sinh có năng khiếu về chữ viết lớp Năm Trường Tiểu học Võ <br />
Thị Sáu thì còn có thể tiếp tục nghiên cứu, thay đổi cho phù hợp để vận dụng cho <br />
học sinh tất cả các khối lớp: từ lớp Một đến lớp Năm Trường Tiểu học Võ Thị <br />
Sáu. <br />
V. Hiệu quả của sáng kiến.<br />
Qua quá trình vận dụng và không ngừng tìm tòi để thay đổi các phương pháp <br />
cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình trong những năm học 2016 2017; <br />
2017 2018; 2018 2019, cô trò chúng tôi đã gặt hái được những thành công nhất <br />
định.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
12<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
Học sinh có nhận thức đúng đắn trong việc thực hiện phong trào“ Giữ vở <br />
sạch Viết chữ đẹp”. Đối tượng học sinh năng khiếu thực sự rèn luyện chữ viết <br />
và tham gia các phong trào bằng sự đam mê. Bản thân giáo viên khi dạy cũng thấy <br />
hứng thú, say sưa, nâng cao chất lượng giờ dạy tốt hơn.<br />
Các em có tinh thần thi đua lẫn nhau và cùng giúp nhau rèn luyện. Chất lượng <br />
chữ viết của học sinh, phong trào “Gi ữ v ở s ạ ch vi ế t ch ữ đ ẹ p” c ủ a l ớ p tôi <br />
được nâng cao hẳn. Kêt quả cụ thể như sau:<br />
Cuối Lớp TS Xếp Xếp Xếp Đạt giải hội thi “Gi ữ v ở s ạ ch vi ế t ch ữ đ ẹ p”<br />
năm loại loại B loại C<br />
học A<br />
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Cấp Cấp huyện<br />
% % % trườn<br />
g<br />
SL Kết quả SL Kết quả<br />
<br />
2016 5B 28 20 70,42 6 22,24 2 7,14 4 1Nhì, 1Ba, 2 1Ba, <br />
2017 1CN<br />
2 CN<br />
2017 5D 16 13 81,25 2 12,5 1 6,25 3 1 KK, Không tổ <br />
2018 chức<br />
2 CN<br />
2018 5B 30 24 80 6 20 0 0 4 1Nhất, Không tổ <br />
2019 1Nhì, chức<br />
1KK, <br />
1 CN<br />
<br />
Kết quả đó mặc dù chưa phải cao nhất nhưng là niềm vui rất lớn cho những <br />
nỗ lực của cô trò chúng tôi. Bản thân tôi lại tích lũy thêm cho mình được một số <br />
kinh nghiệm trong công tác “Rèn chữ viết đẹp” cho học sinh. Đối với học sinh thì <br />
các em như được tiếp thêm sức mạnh, sự tự hào giúp các em càng hăng hái luyện <br />
chữ viết đẹp hơn nữa, các em cũng cẩn thận và tỉ mỉ hơn khi thực hiện các hoạt <br />
động giáo dục và rèn luyện khác.<br />
Một số bài viết của học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
13<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H’Niê Sion Hmõk (2016 2017) H’ Trang Byă (2016 2017)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H’LêVy BKrông (2018 2019) H’ KôCĩa Niê (2018 2019)<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
14<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
1. Kết luận<br />
Là một giáo viên luôn giữ đam mê với chữ viết cùng với lòng nhiệt huyết yêu <br />
nghề và tận tâm rèn chữ viết cho học sinh tôi đã cố gắng tích lũy được một vài kinh <br />
nghiệm nêu trên trong công tác “rèn chữ viết đẹp” cho học sinh lớp Năm dân tộc <br />
thiểu số. Qua mỗi năm học nhìn thấy sự trưởng thành hơn của các em, thấy được <br />
thành quả bản thân và các học trò đã làm được tôi tự hào khôn xiết. Tôi thầm hứa <br />
với bản thân sẽ không ngừng nỗ lực trong sự nghiệp “Chèo đò” của mình để đưa <br />
các em cập bến một cách thật hiệu quả. Tôi chỉ mong sao, những bàn tay ấy sẽ viết <br />
nên một tương lai tươi sáng hơn, các em sẽ đỡ vất vả hơn những người sinh thành. <br />
Là những con người đầy nghị lực, cẩn thận, tỉ mỉ và không ngừng vươn lên trong <br />
học tập cũng như cuộc sống đời thường.<br />
Bản thân tôi luôn ghi nhớ xây dựng thành công phong trào viết chữ đẹp là một <br />
việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, không thể thiếu trong việc tổ chức các <br />
hoạt động giáo dục ở trường Tiểu học. Và những biện pháp nêu trên không có biện <br />
pháp nào là tối ưu mà đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các biện pháp. <br />
Điều quan trọng là phải có sự hiểu biết, liên kết chặt chẽ giữa cô và trò. Làm được <br />
điều đó, đòi hỏi bản thân phải không ngừng rèn luyện trau dồi chuyên môn nghiệp <br />
vụ, nghiên cứu tìm tòi các tài liệu về chữ viết, vận dụng nhiều phương pháp rèn <br />
luyện. Không những thế việc đổi mới phương tiện, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học <br />
và cách đánh giá học sinh cũng góp một phần lớn trong việc rèn chữ cho các em.<br />
2. Kiến nghị<br />
Về phía nhà trường<br />
Nhà trường tiếp tục quan tâm và hỗ trợ hơn nữa đến giáo viên và học sinh <br />
trong công tác dạy học, rèn chữ viết và thực hiện phong trào “Giữ vở sạch Viết <br />
chữ đẹp”.<br />
Về giáo viên<br />
Có lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tâm với nghề nghiệp và hết lòng nhiệt tình <br />
với học sinh.<br />
M ỗi giáo viên phải luôn có ý thức tự rèn luyện, nắm chắc những kiến thức <br />
liên quan đến việc rèn chữ viết, coi trọng việc rèn chữ cho học sinh trong mọi tiết <br />
học và các hoạt động giáo dục khác. Có biện pháp phát hiện và bồi dưỡng chuyên <br />
sâu cho học sinh năng khiếu về chữ viết.<br />
Về phía phụ huynh học sinh<br />
Phối hợp cùng nhà trường, giáo viên trong công tác rèn kĩ năng viết chữ đẹp <br />
cho các em nói riêng và các hoạt động khác nói chung. <br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi khi thực hiện công tác rèn chữ <br />
viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số. Để phong trào “Giữ vở sạch <br />
Viết chữ đẹp” càng đạt hiệu quả cao hơn, tôi rất mong sự quan tâm góp ý của <br />
hôị đồng thẩm định các cấp để bản sáng kiến này được hoàn thiện hơn. Tôi xin <br />
chân thành cảm ơn ! <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
15<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
Ea Bông, ngày 15 / 04/ 2019<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tr ần Th ị Châu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
CẤP TRƯỜNG<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
16<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
TÁC GIẢ/NHÀ XUẤT BẢN/ GHI <br />
STT TÊN TÀI LIỆU<br />
CƠ QUAN BAN HÀNH CHÚ<br />
Phương pháp dạy học Tiếng <br />
1 Bộ Giáo dục&Đào tạo<br />
Việt ở Tiểu học. <br />
Quyết định số 32/2002 <br />
2 QĐBGD&ĐT về mẫu chữ ở Bộ Giáo dục&Đào tạo<br />
trường Tiểu học<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
17<br />
Một số giải pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Năm dân tộc thiểu số Trường Tiểu <br />
học Võ Thị Sáu<br />
Văn bản số 5150/TH hướng <br />
3 dẫn dạy và học viết chữ Tiểu Vụ Tiểu học<br />
học<br />
Các trang web hướng dẫn viết Trung tâm luyện chữ đẹp Ánh <br />
4<br />
chữ đẹp Dương; Netchuviet.com...<br />
<br />
5 TT22/2016 Bộ Giáo dục&Đào tạo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trân Thị Châu Trường TH Võ Thị Sáu<br />
18<br />