M ỤC LỤC<br />
<br />
STT Nội dung Trang<br />
<br />
Phần thứ nhất: Mở đầu<br />
<br />
1 Đặt vấn đề 2<br />
<br />
Mục tiêu 3<br />
<br />
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề<br />
<br />
Cơ sở lí luận 3<br />
<br />
Thực trạng vấn đề 4<br />
<br />
2 Các giải pháp để giải quyết vấn đề 6<br />
<br />
Tính mới của giải pháp 10<br />
<br />
Hiệu quả của sáng kiến 10<br />
<br />
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị<br />
<br />
3 Kết luận 11<br />
<br />
Kiến nghị 11<br />
<br />
Tài liệu tham khảo 13<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
1. Đặt vấn đề<br />
<br />
1<br />
Trong các môn học ở tiểu học, Tiếng Việt là môn học đóng một vai trò vô cùng <br />
quan trọng với học sinh. Nó hình thành cho các em bốn kĩ năng cơ bản cần phải có là: <br />
nghe – nói – đọc – viết. Trong đó kĩ năng đọc là một trong những hoạt động cần thiết, <br />
không thể thiếu và xuyên suốt quá trình học tập đối với các em. Thông qua hoạt động <br />
đọc, học sinh được mở rộng kiến thức và hiểu biết thêm nhiều điều về thiên nhiên, <br />
đất nước, cuộc sống, con người, phong tục, tập quán của các dân tộc anh em trên đất <br />
nước mình và trên thế giới. Đọc những bài văn hay hoặc những vần thơ bất hủ giúp <br />
học sinh trau dồi ngôn từ thêm phong phú, óc quan sát thêm tinh tế, mở rộng tầm hiểu <br />
biết về cuộc sống và con người xung quanh. Chính vì vậy việc đọc có ý nghĩa giáo <br />
dục, giáo dưỡng và phát triển rất lớn. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối <br />
với mỗi con người mà nhất là với học sinh lớp 1, lớp học đặt “nền móng” đầu tiên. Đó <br />
là sự khai hóa, sự khởi đầu, giúp cho các em chiếm lĩnh công cụ mới để sử dụng trong <br />
học tập và trong giao tiếp. Kĩ năng viết ở tiểu học được coi là phương tiện ưu thế <br />
nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kĩ năng đọc là công cụ để khám phá, chiếm lĩnh tri <br />
thức không thể thiếu được trong chương trình môn Tiếng Việt ở lớp 1. Khi biết đọc <br />
các em có điều kiện và khả năng nghe giảng trên lớp, sử dụng sách giáo khoa và các tài <br />
liệu tham khảo, ... Nếu các em không đọc được các em sẽ không viết được, không <br />
nắm bắt được nội dung các bài học, dẫn đến việc học tốt các môn học khác trong <br />
chương trình tiểu học là điều không thể. Chính vì vậy việc rèn luyện kĩ năng đọc cho <br />
học sinh lớp 1 là vô cùng quan trọng và cấp thiết.<br />
<br />
Trong quá trình công tác và giảng dạy ở địa bàn có đến hơn 90% học sinh trong <br />
lớp là học sinh dân tộc thiểu số, tôi nhận thấy, nhìn chung ở đây mặt bằng dân trí còn <br />
thấp. Người dân nơi đây quanh năm ngày tháng chỉ chăm lo kiếm sống sao cho đủ cái <br />
ăn, cái mặc, đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Các bậc phụ huynh hầu <br />
như đều có tư tưởng xem nhẹ việc học tập của con em mình. Học cũng được, mà <br />
không học cũng chả sao! Nên việc duy trì sĩ số và đi học chuyên cần của học sinh nơi <br />
đây là một bài toán khó thử thách lòng kiên nhẫn và tình yêu nghề của giáo viên phụ <br />
trách. Mặt khác đa số các em học sinh lớp 1 đến trường khi chưa giao tiếp thành thạo <br />
bằng ngôn ngữ tiếng Việt, phát âm sai lỗi hay còn e dè, nhút nhát trong giao tiếp. Bên <br />
cạnh đó vốn tiếng Việt và phạm vi giao tiếp của các em còn hạn hẹp. Trong giao tiếp, <br />
các em chỉ sử dụng tiếng Việt khi nói chuyện với thầy cô ở trường. Còn với gia đình, <br />
bạn bè xung quanh các em sử dụng tiếng “mẹ đẻ”. Nhiều em còn chưa thể giao tiếp <br />
bằng tiếng Việt hoặc chỉ bặp bẹ được một vài câu. Bên cạnh đó, qua ba tháng nghỉ hè, <br />
2<br />
các em không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với những kiến thức do thầy cô truyền đạt <br />
bằng tiếng Việt giống như ở lớp mẫu giáo nên hầu hết các em đã quên hết các chữ cái <br />
đã được học hoặc chỉ nhớ được một vài chữ. Chính vì vậy khi bước vào lớp 1 các em <br />
gặp phải muôn vàn khó khăn.<br />
<br />
Với mong muốn giúp học sinh lớp 1 khắc phục những ảnh hưởng của tiếng mẹ <br />
đẻ khi học Tiếng Việt. Rèn cho học sinh kĩ năng đọc trôi chảy để lĩnh hội kiến thức từ <br />
sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo. Vơi y nghia đo, tôi chon và vi<br />
́ ́ ̃ ́ ̣ ết sáng kiến <br />
“Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1” . Đề tài <br />
được nghiên cứu ở học sinh lớp 1, phân hiệu buôn Cuê từ năm học 2016 – 2017 cho đến <br />
nay.<br />
<br />
2. Mục tiêu<br />
<br />
Mục tiêu của đề tài là đưa ra những giải pháp giúp giáo viên thực hiện có hiệu <br />
quả việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc đúng các âm, tiếng, từ, câu sao cho đúng <br />
tốc độ và trôi chảy toàn bài. Qua đó nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng giao tiếp <br />
mạnh dạn, tự tin, lòng hứng thú, say mê đọc sách.<br />
<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
I. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Đọc là một quá trình "nhận thức" phức tạp của việc giải mã các biểu tượng để <br />
tạo ra ý nghĩa. Đọc sách là cách tiếp thu ngôn ngữ, giao tiếp và chia sẻ thông tin và ý <br />
tưởng. Giống như ngôn ngữ, nó là một sự tương tác phức tạp giữa các văn bản và <br />
người đọc được định hình bởi kiến thức của người đọc, kinh nghiệm, thái độ, và cộng <br />
đồng ngôn ngữ, vốn phụ thuộc vào văn hóa và xã hội cụ thể. Quá trình đọc đòi hỏi <br />
phải liên tục thực hành, phát triển và tinh chỉnh. Ngoài ra, đọc đòi hỏi sự sáng tạo và <br />
phân tích bình luận. Người đọc văn chương thường chìm vào nội dung tác phẩm, nói <br />
cách khác là chuyển đổi ngôn ngữ thành các hình ảnh mô phỏng các địa điểm mà văn <br />
chương đã mô tả. <br />
<br />
Tiếng Việt là tài sản chung của dân tộc Việt Nam và là ngôn ngữ chính âm của <br />
quốc gia. Việc sử dụng đọc viết tiếng Việt làm tiếng nói chung của toàn dân tộc ta, <br />
khẳng định vị trí và có chỗ đứng rõ nét nhất là từ năm 1945 đến nay. Từ ngành học <br />
Mầm non đến bậc học cao nhất kỹ năng đọc luôn gắn liền với con người Việt Nam. <br />
<br />
<br />
3<br />
Nó góp phần to lớn vào việc phát triển Văn hoá – Khoa học – Kinh tế cho cả khối <br />
cộng đồng to lớn trong việc xây dựng đất nước Việt Nam.<br />
<br />
Quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn <br />
thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở tiểu học đã yêu cầu sau khi học <br />
xong môn Tiếng Việt lớp 1 học sinh phải đọc được các bài ứng dụng, tốc độ cần đạt <br />
30 tiếng/phút; trả lời được một đến hai câu hỏi về nội dung bài học.<br />
<br />
Mặt khác lớp Một là lớp học nền móng của tiểu học, đóng vai trò quan trọng, vì <br />
thế việc rèn cho các em đọc đúng là yêu cầu không thể bỏ qua. Bên cạnh đó kĩ năng <br />
đọc tốt góp phần nâng cao chất lượng học tập các lớp tiếp theo.<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
<br />
Trường Tiểu học Tây Phong được thành lập năm 1998, tách ra từ trường PTCS <br />
Hoàng Văn Thụ. Trường có ba phân hiệu cách nhau khá xa (khoảng 4km), tỷ lệ học <br />
sinh dân tộc thiểu số khoảng 35% toàn trường, riêng ở phân hiệu B.Cuê tỷ lệ học sinh <br />
dân tộc thiểu số chiếm gần 100%. Năm học 20172018, khối 1 có 74 học sinh, trong đó <br />
có 32 học sinh dân tộc thiểu số chủ yếu tập trung ở phân hiệu buôn Cuê. Ban giám <br />
hiệu nhà trường rất quan tâm đến chất lượng dạy học, đặc biệt chú trọng đến rèn đọc <br />
thông thạo và tăng cường tiếng Việt cho học học sinh dân tộc thiểu số; triển khai kịp <br />
thời các văn bản chỉ đạo của ngành; tổ chức cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ, “ Giao lưu <br />
tiếng Việt của chúng em” cho học sinh; tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các cuộc <br />
thi của giáo viên do Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức để nâng cao trình độ <br />
chuyên môn.<br />
<br />
Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, năng động, nhiệt tình, được đào tạo bài bản nên <br />
nắm bắt nhanh các văn bản chỉ đạo của ngành, vận dụng phương pháp và hình thức tổ <br />
chức tương đối linh hoạt. Nhiều giáo viên có chuyên môn vững vàng, luôn chú trọng <br />
đến kĩ năng đọc, tăng cường tiếng Việt cho học sinh, sửa chữa cho học sinh kĩ năng <br />
phát âm hay kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt trong cuộc sống hàng ngày cũng như <br />
trong từng tiết học. Một số gia đình học sinh có sự quan tâm đến việc học của con cái, <br />
đặc biệt chú ý đến cách đọc và phát âm tiếng Việt của con nên thường xuyên phối hợp <br />
chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm. Chính vì vậy trong những năm qua nhiều học sinh <br />
của trường tham gia thi “Giao lưu tiếng Việt của chúng em”, “kể chuyện Bác Hồ” các <br />
cấp đạt kết quả cao.<br />
<br />
<br />
4<br />
* Về phía giáo viên<br />
<br />
Bản thân đã được tập huấn chuyên sâu chương trình Tiếng Việt 1 CGD theo <br />
kế hoạch của Phòng Giáo dục, của nhà trường nên đã tổ chức dạy đúng phương pháp, <br />
tuân thủ việc dạy học theo sách thiết kế Tiếng Việt 1 – CGD thầy thiết kế, trò thi <br />
công. <br />
<br />
Nắm chắc tiến trình từng mẫu bài, dạng bài, dạy đúng mục tiêu của từng bài <br />
học, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và luôn <br />
trăn trở về việc tìm biện pháp dạy học Tiếng Việt 1 CGD để đạt hiệu quả cao nhất. <br />
Là giáo viên trẻ, bản thân luôn năng nổ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy; tích cực <br />
tham gia các phong trào do trường tổ chức; thường xuyên dự giờ thăm lớp, trao đổi <br />
chuyên môn với đồng nghiệp, tìm hiểu các phương pháp rèn đọc và tăng cường tiếng <br />
Việt cho học sinh qua mạng internet và các phương tiện thông tin khác. Tuy nhiên kinh <br />
nghiệm trong công tác chủ nhiệm và giảng dạy chưa nhiều nên đôi lúc còn lúng túng <br />
trong việc rèn đọc cho học sinh; chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học; có khi <br />
còn ngại sử dụng đồ dùng dạy học vì nhà ở xa trường; công tác phối hợp với cha mẹ <br />
học sinh chưa được chặt chẽ. <br />
<br />
Năm thứ tư thực hiện dạy chương trình Tiếng Việt 1 CGD nhưng bản thân tôi <br />
đôi lúc vẫn còn lúng túng trong việc xác định phương pháp giảng dạy, kĩ thuật hướng <br />
dẫn học sinh đọc những vần, từ khó... sao cho hiệu quả nhất. Ba quyển sách thiết kế <br />
Tiếng Việt CGD là ba quy trình khác nhau nên giáo viên mất khá nhiều thời gian trong <br />
việc nghiên cứu, đọc tài liệu cũng như tiếp cận phương pháp dạy học. <br />
<br />
* Về phía học sinh <br />
<br />
Biên chế lớp học đông (28 em), với hơn 90% là học sinh dân tộc thiểu số nên <br />
giáo viên thực sự vất vả trong việc quán xuyến, hướng dẫn cho học sinh trong một tiết <br />
học để đạt kết quả tốt nhất.<br />
<br />
Học sinh dân tộc thiểu số lớp Một là lớp học đầu cấp việc làm quen với chữ cái <br />
và phát âm chuẩn theo tiếng phổ thông là vô cùng khó khăn bởi sau ba tháng nghỉ hè các <br />
em hầu như đã quên hết chữ cái hoặc chỉ còn nhớ được một số chữ. Từ trước đến nay <br />
tiếng “mẹ đẻ” là ngôn ngữ giao tiếp chính trong cuộc sống hằng ngày của các em, khi <br />
giao tiếp bằng tiếng Việt nhiều em chưa nói được. Ngồi học các em không tập trung <br />
hay uể oải vì phải học nhiều hơn chơi không giống như học mẫu giáo. Đa số các em <br />
<br />
5<br />
có tâm lý không bền vững nhanh chán, ít tập trung chú ý, hay quên đồ dùng học tập; <br />
ngồi đọc, cầm sách chưa đúng tư thế. Khả năng tiếp thu của học sinh không đồng <br />
đều, có em chưa biết đọc, đọc chưa đúng dấu thanh, hoặc tự thêm dấu vào tiếng.<br />
<br />
Mặt khác, học sinh dân tộc thiểu số thường có thói quen thích là nghỉ học để <br />
theo cha mẹ đi làm ở xa hay ở nhà trông em, đi nhặt cà phê, điều, .... cho cha mẹ nên <br />
việc tiếp thu kiến thức gặp rất nhiều khó khăn.<br />
<br />
* Về phía cha mẹ học sinh<br />
<br />
Trường đóng trên địa bàn xã có điều kiện kinh tế khó khăn, người dân chủ yếu <br />
làm nghề nông, mặt bằng dân trí thấp, gia đình mải làm ăn kinh tế nên ít quan tâm hoặc <br />
thờ ơ với việc học tập của con cái. Đa số phụ huynh học sinh chưa nắm được cách <br />
đọc sao cho đúng hoặc không biết chữ, nên việc rèn luyện thêm ở nhà cho con còn <br />
nhiều hạn chế. Một số em có người thân hướng dẫn đọc trước theo chương trình hiện <br />
hành nên giáo viên gặp khó khăn trong việc sửa lại lỗi phát âm sai. Khi học sinh ở nhà <br />
đa số phụ huynh thường giao tiếp bằng tiếng “mẹ đẻ” mà không sử dụng tiếng Việt <br />
nên phần nào cũng tạo thói quen không tốt cho học sinh khi đọc sách và giao tiếp ở <br />
trường. Đặc biệt người dân tộc thiểu số chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập <br />
của con em mình nên học sinh đến lớp có khi không có sách vở, đồ dùng học tập cứ <br />
phó mặc cho giáo viên phụ trách.<br />
<br />
* Khảo sát kết quả đọc của học sinh đầu năm<br />
<br />
Năm Năm học 2017 2018<br />
học <br />
2016 <br />
2017<br />
<br />
Nhận Không <br />
Không biết nhận <br />
Nhận biết Nhận biết Nhận biết <br />
nhận biết TSH được biết <br />
TSHS được tất được một được tất <br />
được chữ S một số được <br />
cả chữ cái số chữ cái cả chữ cái<br />
cái nào chữ cái chữ cái <br />
nào<br />
<br />
28 9 12 7 22 7 8 7<br />
<br />
6<br />
III. Các giải pháp để giải quyết vấn đề<br />
<br />
1. Tìm hiểu đặc điểm học sinh, nguyên nhân học sinh đọc yếu<br />
<br />
Mỗi lứa tuổi, mỗi học sinh có đặc điểm tâm lí và khả năng học tập khác nhau. <br />
Muốn rèn cho học sinh kĩ năng đọc tốt giáo viên cần tìm hiểu đặc điểm tâm lí, khả <br />
năng học tập của học sinh để có biện pháp giáo giục phù hợp với đối tượng và lứa <br />
tuổi. Đây là công việc phải được thực hiện ngay từ đầu năm học. Giáo viên tìm hiểu <br />
thông qua giáo viên Mầm non trong buổi nghiệm thu chất lượng trẻ 5 tuổi chuẩn bị <br />
vào lớp 1 vào cuối năm học, trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh, đến nhà học sinh <br />
nắm hoàn cảnh, quan sát học sinh trong quá trình học trên lớp để nắm bắt tính cách và <br />
khả năng học tập của từng em. Mặt khác giáo viên có thể tìm hiểu qua giảng dạy <br />
“Trước khi vào lớp 1” hay khi dạy “tuần 0”, từ đó tìm ra phương các pháp giáo dục <br />
phù hợp. Bằng cách này, giáo viên có thể phân loại đối tượng học sinh và nắm được <br />
học sinh đọc sai do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:<br />
<br />
+ Ý thức chưa tốt, đi học chưa chuyên cần<br />
<br />
+ Chưa mạnh dạn tự tin trong quá trình học và giao tiếp<br />
<br />
+ Khả năng tiếp thu còn hạn chế<br />
<br />
Ví dụ:<br />
<br />
Năm học 2016 – 2017 tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 1C. Khi được bàn <br />
giao và nhận lớp, tôi đã tiếp xúc với từng em học sinh, nắm bắt hoàn cảnh của các em. <br />
Trong đó có em H Kali Knul, nhà rất nghèo, bố mẹ đi làm thuê, nhà ở dột nát, tính em <br />
nhút nhát, gia đình mải làm ăn nên ít quan tâm đến việc học của em. Bản thân đã kêu <br />
gọi sự hỗ trợ từ phía Ban giám hiệu, Đoàn Thanh niên, Tổng phụ trách Đội nên đã giúp <br />
đỡ em về quần áo, sách vở để em yên tâm đến trường. Bản thân luôn gần gũi, thường <br />
xuyên gọi HS đọc hay phát biểu trước lớp để em được mạnh dạn, tự tin.<br />
<br />
2. Đa dạng các hình thức rèn đọc<br />
<br />
a) Rèn trong giờ học Tiếng Việt<br />
<br />
Đối với học sinh dân tộc thiểu số lớp 1, kĩ năng đọc đúng là quan trọng nhất. <br />
Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu <br />
biết, kinh nghiệm kĩ năng hướng dẫn tốt. Với môn Tiếng Việt CGD, mỗi một bài học <br />
được chia ra làm 4 việc. Trong đó việc thứ 3 yêu cầu đọc. Ở đây muốn học sinh đọc <br />
<br />
7<br />
tốt thì trước tiên giáo viên phải đọc và phát âm đúng và chuẩn để học sinh nghe đọc và <br />
phát âm lại. Khi hướng dẫn học sinh phát âm, cần dùng lời nói mạch lạc, đơn giản để <br />
học sinh dễ hiểu và học sinh có thể tự mình phát âm đúng. Giáo viên tổ chức cho học <br />
sinh đọc bài dưới nhiều hình thức như: cá nhân, nối tiếp, nhóm, đồng thanh để bao <br />
quát và nắm được khả năng đọc của cả lớp; tổ chức cho học sinh thi đọc với nhau <br />
hoặc tổ chức các trò chơi học tập để tạo niềm vui và phấn khởi, giúp các em hứng thú <br />
tham gia vào tiết học. Đặc biệt khi dạy kĩ năng đọc chúng ta phải phân hóa đối tượng <br />
học sinh, chú ý quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp, dạy theo nhóm <br />
trình độ của học sinh. Hướng dẫn cho các em đọc đúng, phát âm chuẩn. Nếu học sinh <br />
đọc đúng, đọc tốt thì giáo viên dành cho luyện đọc nâng cao. Đối với học sinh có khả <br />
năng tiếp thu hạn chế phải quan tâm động viên các em kịp thời, cẩn thận, tỉ mỉ, khi đã <br />
thấy sự tiến bộ mặc dù là chi tiết nhỏ cũng nên động viên và khuyến khích để học sinh <br />
có tinh thần phấn khởi học tập. Động viên và giao nhiệm vụ cho các bạn có năng <br />
khiếu hỗ trợ và chỉ dạy thêm cho các em. Nhắc nhở học sinh không trêu ghẹo, không <br />
đùa nghịch mà tạo cơ hội cho bạn sửa chữa. Còn với các em học sinh đi học chưa <br />
chuyên cần giáo viên cần tạo các sân chơi học tập, mạnh dạn đổi mới các phương <br />
pháp dạy học tập để thu hút các em tham gia vào tiết học, hăng hái đến trường.<br />
<br />
Giáo viên phải kiên trì liên tục và có hệ thống. Thông thường các em đọc sai rất <br />
ngại đọc vì sợ các bạn chê cười, chế nhạo,... Giáo viên phải giải toả tâm lí cho học <br />
sinh bằng những lời khen, lời động viên dù nhỏ. Đồng thời phải giải thích cho các em <br />
cùng hiểu, để cùng thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ bạn đọc tốt hơn. <br />
<br />
Ví dụ: Bài: Vần có âm chính và âm cuối. Vần /an/ (Tiếng Việt CGD tập 2 trang <br />
19). Ở hoạt động tìm tiếng có vần/an/. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi <br />
“Bắn tên” như sau: Lớp trưởng điều khiển trò chơi bằng cách hô to (bắn tên, bắn <br />
tên.....), các thành viên còn lại tìm các tiếng chứa vần /an/ bằng cách đáp lại (tên gì, tên <br />
gì?) Lớp trưởng chọn bất cứ một thành viên trong lớp chẳng hạn như (tên Mai, tên <br />
Mai) và bạn học sinh đó đứng dậy tìm tiếng chứa vần /an/ như: lan, cạn, nhãn,... Cứ <br />
lần lượt như thế sau khi đã tìm đủ các số tiếng yêu cầu thì trò chơi kết thúc. Với hoạt <br />
động này các em vừa được học, vừa được chơi. Tạo không khí thoải mái cho các em <br />
hăng hái tham gia vào tiết học.<br />
<br />
b)Rèn đọc trong các giờ học khác<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Ngoài giờ học tiếng Việt, việc rèn đọc cho học sinh trong các môn học khác cũng <br />
đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nếu không đọc được kiến thức trong sách giáo <br />
khoa học sinh không thể chiếm lĩnh, tiếp thu hết các kiến thức mà thầy cô cần truyền <br />
tải dẫn đến chất lượng học tập các môn học khác đạt kết quả không như mong muốn. <br />
Bản thân tôi thường xuyên rèn đọc cho HS thông qua các môn học khác như môn Toán, <br />
Đạo đức.<br />
<br />
Đối với môn Toán giáo viên tăng cường cho HS đọc yêu cầu của bài tập, gọi HS <br />
giải thích cách tính của mình để rèn kỹ năng nói hoặc tổ chức trò chơi học tập vừa <br />
củng cố Toán học, vừa rèn kỹ năng đọc.<br />
<br />
Ví dụ: Dạy bài số 5, giáo viên tổ chức trò chơi củng cố: Đếm và đọc tên các chữ <br />
cái có trong bảng sau:<br />
<br />
b, d, e, h, v <br />
<br />
c) Rèn đọc thông qua ngoài giờ lên lớp<br />
<br />
Không chỉ rèn đọc trong giờ học chính khóa, giáo viên còn giúp đỡ HS đọc ngoài <br />
giờ học như: tranh thủ giờ ra chơi, cuối buổi học,…. Tuy nhiên giáo viên cần để học <br />
sinh được thư giãn trong giờ giảo lao. Chính vì vậy giờ ra chơi, giáo viên kèm thêm cho <br />
những HS đọc còn chậm khoảng 10 phút, cho các em ra chơi 10 phút . Khi rèn vào cuối <br />
buổi học giáo viên phải liên hệ với cha mẹ học sinh để họ khỏi lo lắng khi con về <br />
muộn hơn các bạn.<br />
<br />
Ví dụ: Trong năm học 2017 – 2018, tôi được giao nhiệm vụ phụ trách lớp 1C. <br />
Trong lớp có em Y Kôl Knul có khả năng tiếp thu còn hạn chế. Bản thân đã gặp gỡ <br />
trao đổi với gia đình, đề nghị cùng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm. Phụ huynh sẽ <br />
đón con trễ hơn 10 phút so với ngày thường vào cuối mỗi buổi chiều thứ 3, 5. Thời <br />
gian 10 phút vào đó tôi giành để hướng dẫn lại kĩ năng đánh vần, đọc trơn cho em. Sau <br />
hai tháng kiên trì em đã có thể tự đọc trơn bài đọc.<br />
<br />
Mặt khác, trong quá trình dạy với những HS hạn chế về trí nhớ, chưa thuộc bảng <br />
chữ cái, giáo viên đánh những chữ học sinh hay quên dán lên tường của lớp, hướng dẫn <br />
những học sinh đọc tốt thỉnh thoảng chỉ cho các bạn đọc chưa tốt đọc trong giờ ra chơi <br />
hay trước khi vào lớp. Với cách này giống như vừa học, vừa chơi, “mưa dầm thấm <br />
lâu” dần dần các em cũng thuộc được chữ cái và biết đọc nhưng tốc độ đọc còn chậm.<br />
<br />
<br />
9<br />
Ngoài ra, mỗi tuần 1 lần giáo viên tổ chức các trò chơi học tập để rèn kỹ năng đọc <br />
cho HS. Chẳng hạn như tổ chức thi đọc hoặc nhìn tranh đoán chữ, bốc thăm được chữ <br />
nào đọc chữ đó, thi đọc chữ có chứa âm/vần đã học trong câu, …. <br />
<br />
Ví dụ: Đọc tiếng chứa vần ân trong câu sau: Vân và Lan chơi với nhau rất thân.<br />
<br />
Bằng cách này học sinh rất thích thú, đã rèn được kỹ năng đọc cho HS.<br />
<br />
3. Làm tốt công tác phối kết hợp<br />
<br />
a) Phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn<br />
<br />
Trong lớp, không chỉ có giáo viên chủ nhiệm giảng dạy mà còn giáo viên dạy <br />
các môn chuyên biệt như Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục. Để giúp học sinh đọc tốt giáo <br />
viên cần phối hợp với những giáo viên này.<br />
<br />
Bản thân tôi ngay từ đầu năm học đã lập danh sách những học sinh đọc tốt và <br />
những học sinh còn hạn chế về kĩ năng đọc gửi về cho các giáo viên bộ môn trong lớp; <br />
trao đổi với giáo viên bộ môn về khả năng tiếp thu của từng học sinh, những em có kĩ <br />
năng đọc yếu và những học sinh cần lưu ý đặc biệt để giáo viên bộ môn quan tâm hỗ <br />
trợ kịp thời. Giáo viên chủ nhiệm trao đổi với giáo viên bộ môn cách rèn đọc, tăng <br />
cường tiếng Việt cho các em bằng cách tổ chức các trò chơi liên quan đến nội dung rèn <br />
đọc. <br />
<br />
Ví dụ: Trong giờ Thể dục, kết hợp với giáo viên phụ trách hướng dẫn cho các <br />
em chơi trò chơi vận động nhảy vào ô chứa chữ cái và vần sao cho đúng. Hướng dẫn <br />
học sinh nhảy một chân vào các ô chứa các âm k, q, ngh, ch. Nhảy hai chân vào các ô <br />
chứa vần ăn, ân, am, ăng. Như vậy trong một tiết học thể dục, giáo viên vừa có thể <br />
đảm bảo được nội dung yêu cầu của bài, vừa có thể giúp học sinh dân tộc thiểu số rèn <br />
kĩ năng đọc mọi lúc mọi nơi.<br />
<br />
b) Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh<br />
<br />
Cha mẹ học sinh là những người có ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập của <br />
trẻ ở nhà. Việc phối hợp chặt chẽ với cha mẹ các em là điều kiện không thể thiếu để <br />
trẻ phát huy được khả năng học tập và sự uốn nắn kịp thời.<br />
<br />
Ngay trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, giáo viên thực hiện tốt công tác <br />
tuyên truyền về tầm quan trọng của việc học tập để cha mẹ học sinh hiểu. Việc làm <br />
này không phải dễ dàng nhưng chúng ta cần kiên trì. Mặt khác giáo viên trao đổi về <br />
<br />
10<br />
cách hướng dẫn con học tập ở nhà, nhắc nhở luyện đọc thêm vào mỗi tối nếu như <br />
việc rèn đọc ở lớp chưa đạt yêu cầu, dán bảng chữ cái ở nhà và nhắc nhở con em mình <br />
đọc thường xuyên. Ngoài ra nhắc nhở con luyện đọc thêm ở nhà vào thứ bảy, chủ <br />
nhật. Trên lớp nếu học sinh không hợp tác hay chưa tập trung, giáo viên nhắc nhở và <br />
phối hợp với phụ huynh để uốn nắn kịp thời, giúp các em khắc phục khuyết điểm, đọc <br />
tốt hơn.<br />
<br />
Giáo viên khuyến khích, động viên cha mẹ học sinh giao tiếp với con bằng tiếng <br />
Việt tại gia đình; thường xuyên tạo môi trường học tập vui thú cho con em mình bằng <br />
các cách làm khác nhau như: đố vui lúc ăn cơm hay lúc con vui chơi; thường xuyên đọc <br />
sách, báo hay kể những câu chuyện lí thú cho con em mình nghe để tạo thói quen và <br />
niềm yêu thích đọc sách.<br />
<br />
Giáo viên nhắc nhở gia đình cho con đi học chuyên cần, chỉ nghỉ học khi bị ốm <br />
đau nặng. Nếu HS nghỉ học thì các em sẽ không theo kịp các bạn.<br />
<br />
IV. Điểm mới của sáng kiến<br />
<br />
Trước đây bản thân chỉ biết rèn đọc cho HS thông qua tiết học tiếng Việt, đôi <br />
lúc có suy nghĩ gia đình học sinh chưa quan tâm đến con em nên việc phối hợp với gia <br />
đình không cần thiết. Với kinh nghiệm này bản thân đã mạnh dạn đổi mới: đa dạng <br />
các hình thức luyện đọc, làm tốt công tác phối kết hợp. Qua đó nâng cao chất lượng <br />
dạy học môn Tiếng Việt.<br />
<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến<br />
<br />
Các giải pháp đưa ra đã có kết quả khả quan. Học sinh lớp 1 đã có kĩ năng đọc <br />
tương đối tốt hơn, khắc phục tình trạng nhiều em chưa biết đọc hoặc sai lỗi dấu <br />
thanh. Đa số học sinh đọc đúng các bài học. Một số em yêu thích đọc sách, tích cực <br />
tham gia vào các cuộc thi do nhà trường tổ chức như: “Giao lưu tiếng Việt của chúng <br />
em”, “Kể chuyện theo sách”, “Kể chuyện Bác Hồ” và đạt nhiều giải cao; nâng cao <br />
chất lượng, hiệu quả môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác trong nhà trường.<br />
<br />
Sau hai năm áp dụng đề tài, kĩ năng đọc của học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 đã <br />
có nhiều biến chuyển tốt. Kết quả thống kê cụ thể như sau:<br />
<br />
Năm Năm học 2017 2018<br />
học <br />
<br />
11<br />
2016 <br />
2017<br />
<br />
Không Nhận Không <br />
Nhận Nhận Nhận <br />
nhận biết nhận <br />
biết biết biết <br />
TS biết TS được biết <br />
được được được tất <br />
HS được HS một số được <br />
tất cả một số cả chữ <br />
chữ cái chữ cái chữ <br />
chữ cái chữ cái cái<br />
nào cái nào<br />
<br />
Trước khi <br />
thực hiện đề 28 9 12 7 22 7 8 7<br />
tài<br />
<br />
Sau khi thực 28 20 6 2 22 16 4 2<br />
hiện đề tài<br />
<br />
Phần thứ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
I. Kết luận<br />
<br />
Rèn kĩ năng đọc có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết trong dạy học môn Tiếng <br />
Việt lớp 1. Đối với học sinh dân tộc thiểu số việc rèn đọc lại càng cấp thiết hơn. Đọc <br />
giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp và học tập. Đọc là <br />
một công cụ, là chìa khóa mở ra kiến thức các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và động <br />
cơ học tập. tạo điều kiện để học sinh phát huy khả năng tự học và tinh thần học tập <br />
suốt đời không ngừng nghỉ. Chính vì vậy, để rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 dân tộc <br />
thiểu số đạt hiệu quả thì người giáo viên cần đưa ra những biện pháp nhằm hình thành <br />
và phát triển một cách có hệ thống về năng lực đọc cho từng học sinh. Trước tiên là kĩ <br />
năng đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn, bài và sau đó là nâng cao dần kĩ năng đọc <br />
hay, đọc diễn cảm. Qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt. Kĩ năng đọc <br />
của học sinh không phải tự nhiên mà chuẩn được, cũng không phải trong một thời gian <br />
ngắn có thể khắc phục và hoàn thiện. Đó là cả một quá trình rèn luyện và phối hợp <br />
giữa người dạy và người học.<br />
<br />
Để đảm bảo mục tiêu bài học trong quá trình dạy mỗi giáo viên phải hết sức <br />
nhiệt tình, tâm huyết với nghề, hiểu được tâm lí, khả năng học tập của từng em học <br />
<br />
12<br />
sinh; luôn tìm tòi, sáng tạo trong việc tổ chức rèn đọc cho học sinh. Thường xuyên tự <br />
học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn, <br />
nghiên cứu sâu sách thiết kế, linh hoạt, sáng tạo trong dạy học. Thông qua việc rèn kĩ <br />
năng đọc giúp các em có khả năng giao tiếp linh hoạt, nhạy bén phù hợp.<br />
<br />
II. Kiến nghị<br />
<br />
a) Đối với nhà trường<br />
<br />
Cần duy trì tổ chức các phong trào, sân chơi bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
có cơ hội tham gia như: Thi kể chuyện Bác Hồ, kể chuyện theo sách, Giao lưu Tiếng <br />
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Kịp thời khen thưởng và động viên giáo viên và học <br />
sinh có thành tích tốt trong các cuộc thi trên cũng như các học sinh có thành tích tốt <br />
trong học tập.<br />
<br />
b) Đối với giáo viên<br />
<br />
Tăng cường công tác tự học, tự rèn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi, <br />
rèn luyện kiến thức. Tích cực tham gia vào các phong trào do trường, ngành tổ chức.<br />
<br />
c) Đối với cha mẹ học sinh<br />
<br />
Quan tâm, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc rèn kỹ năng đọc cho học <br />
sinh. Khuyến khích, động viên con em mình giao tiếp bằng tiếng Việt ở nhà, tạo thói <br />
quen giao tiếp bằng tiếng Việt, niềm yêu thích đọc sách cũng như tính hòa đồng, thân <br />
thiện trong giao tiếp của học sinh.<br />
<br />
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bản thân có được trong quá trình giảng dạy. <br />
Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô đồng nghiệp để bản thân có thêm kinh <br />
nghiệm nhằm thực hiện tốt hơn trong công tác dạy và học.<br />
<br />
Trân trọng cảm ơn!<br />
<br />
Băng Adrênh, ngày 22 tháng 4 năm 2018<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Thị Bảo Yến<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
13<br />
.....................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
TT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
1 Quyết định số 16/2006/QĐBGD&ĐT về Bộ trưởng BGD&ĐT<br />
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ <br />
năng các môn học ở tiểu học.<br />
<br />
2 Sách thiết kế Tiếng Việt lớp 1 – CGD Giáo sư Hồ Ngọc Đại<br />
Tập 1, 2, 3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />