Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
I. Phần mở đầu <br />
Trang <br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài <br />
………………………………………………………...1 <br />
<br />
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề <br />
tài…………………………………………….3<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài <br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………<br />
4<br />
<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận<br />
<br />
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
<br />
c. Nhóm phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
Phần II: Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý <br />
luận…………………………………………………………….5<br />
<br />
2. Thực <br />
trạng………………………………………………………………..6<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít 1<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
b.. Nội dung và cách thức thực hiện giải <br />
pháp……………………………..6<br />
<br />
c. Môi quan hệ giữa giải pháp và biện pháp………………………………<br />
15<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
III. Kết luận, kiến nghị <br />
<br />
1. Kết luận ………………………………………………… …………….16<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu:<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài: <br />
<br />
Dân tộc Việt Nam ta có kho tàng văn học dân gian vô cùng quý giá là <br />
nguồn sống đã nuôi dưỡng nền văn học nước nhà. Đúng vậy, từ khi lọt lòng <br />
mẹ trẻ đã được nghe những câu hát ru từ ca dao tục ngữ, lớn thêm một tí thì <br />
lại được bà, mẹ kể những câu chuyện cổ tích để ru cháu ngủ.<br />
<br />
Nếu không có thể thơ lục bát được hình thành trong ca dao, đồng dao thì <br />
không thể có những nhà văn, nhà thơ có những tác phẩm nổi tiếng, không có <br />
nhà văn được tôn vinh là đại thi hào dân tộc như Nguyễn Du. Nếu không có <br />
kho tàng truyện cổ tích thì sẽ không có những câu truyện ngắn, tiểu thuyết <br />
ngày nay. <br />
<br />
Truyện cổ tích là thể loại chủ yếu của văn học dân gian có nhiều hình <br />
tượng nghệ thuật được nhân hóa, được hình tượng hóa tạo sức hút kỳ lạ. Là <br />
thể loại có nhiều vấn đề phức tạp và phong phú. Bên cạnh đó ca dao, đồng <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít 2<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
dao phản ánh một cách chân thực nhất về đời sống của người dân Việt Nam. <br />
Thông qua những tác phẩm, tác giả dân gian đã gửi gắm vào đó những sáng <br />
tạo nghệ thuật phong phú giúp cho người nghe, người đọc hiểu được một <br />
cách trọn vẹn nhất.<br />
<br />
Truyện cổ tích của dân tộc nào cũng đề cao đạo đức nhân nghĩa còn ca <br />
dao, đồng dao phản ánh cuộc sống thường ngày của người dân lao động, đó là <br />
môi trường tốt để đưa đến cho trẻ những bài học đạo đức, những luân lý một <br />
cách tự nhiên. Hiện nay đời sống tiên tiến áp dụng khoa học kỹ thuật có nhiều <br />
phương tiện vui chơi học tập hấp dẫn khiến các bậc phụ huynh quá lệ thuộc <br />
vào đó, conđi học về lại mở những trò chơi hay siêu nhân… cho con xem, <br />
nhưng thông qua những thể loại đó làm sao đánh thức được tình cảm đạo đức <br />
ban đầu còn rất ngây thơ của trẻ, mà quên mất bên cạnh những trò chơi như <br />
thế còn có những việc làm bổ ích hơn thông qua những câu chuyện cổ tích, <br />
những bài ca dao, đồng dao có thể giáo dục lễ giáo, giáo dục đạo đức cho trẻ, <br />
giáo dục trẻ lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết, thông qua đó trẻ sẽ nhận thức <br />
được những quan hệ hành vi một cách sâu sắc và đúng đắn nhất. Mà trẻ em <br />
như “Tờ giấy trắng” nhân cách của trẻ sẽ được vẽ bởi những người xung <br />
quanh trẻ từ đó tôi đã tìm tòi học hỏi và mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải <br />
pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 45 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, <br />
đồng dao tại trường mầm non EaTung ”<br />
<br />
2. Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:<br />
<br />
Mục tiêu: Qua hoạt động làm quen văn học chúng ta có thể giáo dục lễ <br />
giáo, giáo dục đạo đức cho trẻ như: Thưa gởi, chào hỏi, lễ phép, biết nói lời <br />
cảm ơn, xin lỗi, biết nhường nhịn giúp đỡ bạn trong khi chơi, kính trên <br />
nhường dưới, đoàn kết với bạn, thân thiện hòa đồng vui vẻ, biết giúp đỡ mọi <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít 3<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
người xung quanh. Trẻ ý thức được việc mình làm tốt hay xấu, nên hay không <br />
nên, biết yêu cái thiện ghét cái ác. Nhưng qua những câu truyện cổ tích, ca <br />
dao, đồng dao thường có cốt truyện ngắn gọn, rõ ràng, dễ nhớ dễ thuộc, nhân <br />
vật gần gũi, chính là con người trong các mối quan hệ xã hội. Điều cuốn hút <br />
kích thích các em chính là yếu tố thần kỳ, những đồ vật quen thuộc gần gũi <br />
được thổi những yếu tố ly kỳ hoang đường bỗng trở nên hấp dẫn đối với trí <br />
tượng của trẻ thơ mà giáo dục tình cảm cho trẻ là một trong năm nhiệm vụ <br />
lớn của công tác giáo dục cho trẻ mẫu giáo. Vì vậy tôi đã thực hiện “ một số <br />
giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 45 tuổi thông qua các câu truyện cổ tích ca <br />
dao, đồng dao tại trường mầm non EaTung<br />
<br />
Nhiệm vụ: Rèn trẻ biết lễ giáo như chào hỏi, thưa gởi, biết nói cảm ơn <br />
và đoàn kết, chưa biết nhường bạn, biết xin lỗi khi có lỗi, biết yêu cái thiện <br />
ghét cái ác thông qua môn làm quen văn học.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
<br />
Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 45 tuổi thông qua truyện cổ <br />
tích, ca dao, đồng dao tại trường mầm non EaTung<br />
<br />
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: <br />
<br />
Đề tài này áp dụng tại lớp chồi 1 trường Mầm Non Etung tại xã EaNa <br />
huyện Krông Ana Tỉnh DakLak. <br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu: <br />
<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận <br />
<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệ<br />
<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập <br />
<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn <br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít 4<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
Phương pháp điều tra <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn <br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục<br />
<br />
Phương pháp nghiên cưu các tâm sinh lý hoạt động trẻ <br />
<br />
Phương pháp trao đổi đồng nghiệp<br />
<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm <br />
<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận: <br />
<br />
Văn học là loại hình nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc hình <br />
thành và phát triển nhân cách trẻ. Để đưa trẻ vào thế giới văn học ta phải nói <br />
đến nhiệm vụ của trường lớp mầm non. Đó là sự mở đầu cho những bước đi <br />
chập chững đầu tiên, đó là những giá trị phong phú chứa đựng trong những tác <br />
phẩm đóng vai trò lớn trong việc hình thành và phát triển ở trẻ tình cảm đạo <br />
đức và nhân cách, đạo đức dường như là cái gốc của sự tốt xấu trên đời. <br />
Quan niệm được phản ánh trong truyện cổ tích ca dao, đồng dao, vừa chắt lọc <br />
kinh nghiệm ứng xử trong thực tế vừa là đạo đức lý tưởng mà người dân lao <br />
động mong muốn xây dựng. Vì thế vừa gần gũi vừa dễ hiểu phù hợp với <br />
nhận thức của trẻ. Khả năng khám phá thế giới của trẻ còn hạn chế, tư duy <br />
của trẻ là tư duy tổng quát trẻ không hiểu được những câu nói phức tạp, trẻ <br />
sẽ không biết được nói như thế nào là tốt hay xấu. Nhưng thông qua những <br />
câu chuyện cổ tích, ca dao đồng dao thường gắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ <br />
nhớ, dễ thuộc, nhân vật gần gũi với cuộc sống thường ngày. Điều làm trẻ yêu <br />
thích ở đây là yếu tố thần kỳ trong truyện cổ tích kèm thêm những yếu tố <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít 5<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
hoang đường, những nhân vật được nhân hóa bỗng trở nên hấp dẫn với trẻ, <br />
bên cạnh đó đồng dao, ca dao mang yếu tố chân thực, những câu thơ dễ thuộc, <br />
dễ hiểu đi sâu vào nhận thức của trẻ, mà giáo dục đạo đức cho trẻ là một <br />
trong năm nhiệm vụ mà mỗi giáo viên mầm non phải quan tâm.<br />
<br />
Xuất phát từ tình hình đặc điểm của lớp chồi 1, đặc điểm của chương <br />
trình mầm non mới là dạy trẻ mọi lúc mọi nơi nên tôi đã mạnh dạn cho trẻ <br />
làm quen với một số câu chuyện cổ tích, ca dao, đồng dao lồng ghép vào các <br />
hoạt động thông qua đó giáo dục lễ giáo cho trẻ một cách nhẹ nhàng không áp <br />
đặt không gò bó phù hợp với lứa tuổi mà hiệu quả lại cao.<br />
<br />
2. Thực trạng:<br />
<br />
Là lớp chồi 1 nằm ở Thôn Tân Thắng, xã EaNa với tổng số học sinh là <br />
34 cháu trong đó có 19 nữ, 15 nam. Qua một thời gian điều tra trong lớp chồi 1, <br />
tôi thấy vấn đề lễ giáo trẻ chưa được chú trọng nhiều cháu đi học chưa lễ <br />
phép chào cô và bố mẹ, chưa ý thức được việc mình làm tốt hay xấu, hay đánh <br />
bạn, chưa biết nhận lỗi và xin lỗi bạn, nên hay không nên, yêu cái thiện ghét <br />
cái ác. <br />
<br />
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những ưu điểm và hạn chế như <br />
sau:<br />
<br />
Ưu điểm: Được sự quan tâm của nhà trường và các cấp đã đầu tư cơ sở <br />
vật chất trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho giáo viên phục vụ cho công tác <br />
dạy học được tốt. Nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề lễ giáo cho <br />
trẻ.<br />
<br />
Đội ngũ giáo viên 2 cô trên một lớp yêu nghề mến trẻ thường xuyên học <br />
hỏi trau dồi kiến thức tham khảo học hỏi để đúc rút kinh nghiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít 6<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
Là trường thuộc vùng nông thôn nhưng trẻ đi học tương đối đều làm <br />
quen và củng cố thường xuyên nên đã thành hệ thống.<br />
<br />
Được sự quan tâm ủng hộ của phụ huynh cũng góp phần tích cực trong <br />
công tác dạy trẻ.<br />
<br />
Hạn chế: Là lớp chồi 1 ở phân hiệu thôn Tân Thắng thuộc vùng nông <br />
thôn cuộc sống người dân còn nghèo còn gặp nhiều khó khăn. Đa số phụ <br />
huynh chủ yếu là nông dân, trình độ thấp nên chưa dành nhiều thời gian quan <br />
tâm đến con cái mình. Vì vậy việc học tập của trẻ chưa đạt kết quả như <br />
mong đợi. Nhất là các bậc phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của các <br />
môn học và việc giáo dục. Một số trẻ phát âm chưa chuẩn còn nói ngọng <br />
<br />
Bảng khảo sát thực trạng của lớp :<br />
<br />
Trẻ ngoan ngoãn, lễ phép<br />
<br />
Tổng số học sinh Đạt % Chưa đạt %<br />
<br />
34 24/34: 70% 10/34: 30%<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức giải pháp:<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp biện pháp <br />
<br />
Nhằm giúp trẻ 45 tuổi biết ngoan ngoãn, lễ phép, kính trên nhường <br />
dưới, thương yêu mọi người giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động làm <br />
quen văn học, cảm nhận được nội dung hiểu được ý nghía giáo dục lễ giáo <br />
qua các thể loại truyện cổ tích ,ca dao, đồng dao đưa những biện pháp ngay từ <br />
đầu năm học là giáo dục trẻ mọi lúc mọi nơi thường xuyên và liên tục để trẻ <br />
phát triển nhân cách tốt nhất.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp <br />
<br />
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch cho từng chủ đề<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít 7<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
Để đạt được mục đích hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ giáo <br />
viên trước hết cần phải chọn nội dung phù hợp với từng chủ đề để xây dựng <br />
kế hoạch ngay từ đầu năm học. Trong kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều <br />
câu chuyện cổ tích ca dao, đồng dao dành cho thiếu nhi nó đều mang nội dung <br />
tình cảm đạo đức những bài học bổ ích dành cho lứa tuổi mầm non. Chính vì <br />
vậy tôi đã lựa chọn sưu tầm thêm truyện, cao dao, đồng dao, đưa vào chương <br />
trình để trẻ được tiếp cận, lồng ghép vào giáo dục đạo đức cho trẻ, phù hợp <br />
với mỗi chủ đề <br />
<br />
Chủ đề gia đình. Ví dụ: Chuyện cổ tích Tấm Cám, Thạch Sanh Lý <br />
Thông, Thánh Gióng,Tích Chu…<br />
<br />
Những bài ca dao, đồng dao đã đi sâu vào tâm hồn trẻ những bài hát ru từ <br />
lọt lòng mẹ. Ví dụ: Bài ca dao “Cái ngủ”.<br />
<br />
Cháu ơi cháu ngủ cho lâu<br />
<br />
Mẹ cháu đi cấy đồng sâu chưa về<br />
<br />
Chừng về bắt được con cá trê<br />
<br />
Tròng cổ mang về bà cháu mình ăn<br />
<br />
( Ca dao)<br />
<br />
Bài đồng dao: Lời hát ru con Nam Bộ <br />
<br />
Ầu ơ…Ví dầu<br />
<br />
Cầu ván đóng đinh<br />
<br />
Cầu tre lắc lẻo<br />
<br />
Gập ghành khó đi..<br />
<br />
Ầu ơi…<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít 8<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
Khó đi mẹ dắt con đi<br />
<br />
Con đi trường học<br />
<br />
Mẹ đi trừơng đời<br />
<br />
(Đồng dao)<br />
<br />
Chủ đề động vật. <br />
<br />
Ví dụ: Thỏ và Rùa, Con Gà Và Con Hổ, Cáo, Thỏ và Gà Trống, Cóc <br />
Kiện Trời .<br />
<br />
Những bài ca dao, đồng dao về các động vật. <br />
<br />
Ví dụ: Bài ca dao: Chuột<br />
<br />
Chuột chê xó bếp chẳng ăn<br />
<br />
Chó chê nhà chật ra nằm bụi tre<br />
<br />
( Ca dao)<br />
<br />
Bài ca dao: Con cua mà có hai càng<br />
<br />
Con vua mà có hai càng<br />
<br />
Đầu tai không có bò ngang cả đời<br />
<br />
Con cá mà có cái đuôi<br />
<br />
Hai vi vu vẩy nó bơi rất tài<br />
<br />
Con rùa mà có cái mai<br />
<br />
Cái cổ thụt ngắn thụt dài vào ra<br />
<br />
Con voi có hai cái ngà<br />
<br />
Cái vòi nó cuốn đổ nhà, đổ cây<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít 9<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
Con chim mà có cánh bay<br />
<br />
Bay cùng nam, bắc, đông, tây ( Đồng dao)<br />
<br />
Chủ điểm thực vật. <br />
<br />
Ví dụ: Sự Tích Cây Khoai Lang, Sự Tích Hoa Hồng, Sự Tích Cây Vú <br />
Sữa..<br />
<br />
Những bài ca dao, đồng dao về các thực vật<br />
<br />
Ví dụ: Bài ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng <br />
<br />
Bầu ơi thương lấy bí cùng<br />
<br />
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn<br />
<br />
( Ca dao)<br />
<br />
Bài đồng dao: Trồng đậu trồng cà<br />
<br />
Trồng đậu, trồng cà<br />
<br />
Hoa hòe, hoa khế<br />
<br />
Khế ngọt, khế chua<br />
<br />
Cột đình, cột chùa<br />
<br />
Hai ta ôm cột<br />
<br />
Cây cam, cây quýt<br />
<br />
Cây mít, cây hồng<br />
<br />
Cành đa, lá nhãn<br />
<br />
Ai có chân, có tay thì rụt<br />
<br />
( Đồng dao)<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít <br />
10<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
Giải pháp 2: Chuẩn bị môi trường đồ dùng đồ chơi<br />
<br />
Để dạy trẻ đạt kết quả cao thì người giáo viên cần phải chuẩn bị đồ <br />
dùng đồ chơi đầy đủ, hấp dẫn và phong phú vì đồ dùng dạy học là một <br />
phương tiện đạt hiệu quả cao nhất. Đồ dùng dạy học hấp dẫn sẽ giúp trẻ <br />
nhớ lâu những kiến thức cô cung cấp nhất là khi được trực tiếp quan sát một <br />
cách chủ động và trẻ được trực tiếp hoạt động, qua đó trẻ cảm nhận được <br />
những tình tiết một cách sâu sắc vì vậy khi cho trẻ làm quen tôi thường chẩn <br />
bị đồ dùng thật chu đáo, tranh ảnh hấp dẫn. Ví dụ khi kể chuyện “Cây tre <br />
trăm đốt” tôi có thể chuẩn bị rối, tranh kể, tranh trẻ kể sáng tạo, quần áo cho <br />
trẻ đóng kịch. Qua đó tôi cũng có thể giáo dục trẻ thông qua câu chuyện các <br />
cháu phải siêng năng chăm chỉ không được lười biếng, người hiền lành sẽ <br />
được sống hạnh phúc, còn người tham lam sẽ bị trừng phạt …Sử dụng phối <br />
hợp hiệu quả các phương pháp giáo dục sẽ phát huy tính chủ động tích cực <br />
của trẻ vì thế tôi thường sử dụng nhiều phương pháp phối hợp để cho trẻ làm <br />
quen.<br />
<br />
Để giờ dạy đạt kết quả tốt thì trước hết cô phải thuộc truyện, hiểu <br />
được nội dung câu chuyện, nhập vai tốt. Cô thích câu chuyện. Chuẩn bị kỹ <br />
càng cho việc kể chuyện, đặt ra quy ước trong lớp học, sắp xếp vị trí, mở và <br />
đóng câu chuyện. Cần chú ý quan sát người nghe. Ngoài ra cần sử dụng thêm <br />
ngôn ngữ lặp lại. Vận động và thêm vào ngôn ngữ thứ hai: Tiếng động/Âm <br />
nhạc….Ví dụ : Câu chuyện “Cóc kiện trơi” tôi lồng tiếng âm thanh khi cóc <br />
đánh hồi trống, và âm thanh tiếng tầm sét để cho câu chuyện thêm sinh động <br />
và kịch tính.<br />
<br />
Khi dạy trẻ đọc ca dao đồng dao tôi chuẩn tốt bị đồ dùng tranh ảnh phù <br />
hợp với bài ca dao, đồng dao, ví dụ bài đồng dao: “Hạt mưa, hạt móc”. Tôi <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít <br />
11<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
làm giáo án điện tử khi đọc đến đâu thì hình ảnh nội dung đồng dao hiện lên <br />
màn hình đến đó kèm thêm những tiếng mưa rơi “tí tách” hoặc khi trẻ trả lời <br />
đúng các câu hỏi trong bài đồng dao thì âm thanh tiếng vỗ tay tạo cho trẻ sự <br />
khích lệ hứng thú.<br />
<br />
Tích hợp môn học khác vào tiết dạy giúp cho sự cảm nhận của trẻ chân <br />
thực hơn cuốn hút hơn hiểu được giá trị, tình cảm đạo đức một cách sâu sắc <br />
hơn. Trẻ sẽ hiểu được rõ hơn giá trị của những nhân vật đồ vật được nhắc <br />
đến trong truyện cổ tích, ca dao, đồng dao, từ đó trẻ sẽ rút ra được kinh <br />
nghiệm cho bản thân.<br />
<br />
Giải pháp 3 : Giải pháp thiết kế các góc lễ giáo sinh động hấp dẫn <br />
<br />
Để thu hút trẻ tôi dùng những hình ảnh có màu sắc sinh động mới lạ, do <br />
đó có thể tác động đến nhận thức và nâng cao các hành vi đạo đức và hành vi <br />
lễ giáo tich cực ở trẻ xây dựn tiến hành các góc chơi hấp dẫn hướng tới sinh <br />
thành nhân cách trẻ<br />
<br />
Xây dựng góc ai ngoan nhiều hơn? ở góc này tôi sử dụng một bảng đa <br />
năng có trang trí hoa và các hình ảnh nghộ nghĩnh xung quanh, cuối buổi học <br />
và giờ nêu gương, trước khi trẻ cắm cờ cô cho trẻ tự nhận xét bản thân mình <br />
trong ngày đó(trẻ bào ngoan, trẻ nào chư angoan) với mỗi việc làm tốt sẽ tặng <br />
trẻ một bông hoa ví dụ: Trong lớp trẻ ngoan, biết tự giác giúp bạn, giúp cô <br />
làm những việc nhỏ dọn đồ chơi cùng bạn, biết quét lớp giúp cô…(mỗi màu <br />
hoa là một nội dung yêu cầu: Hoa màu trắng bé sạch sẽ, hoa màu hồng bé lễ <br />
phép, hoa màu đỏ bé học ngoan). Trẻ nào được 23 bông hoa trong ngày sẽ <br />
được dán hoa trên bảng. Cuối cùng bạn nào có hoa nhiều nhất sẽ được dán <br />
ảnh ở phía trên<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít <br />
12<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
Thiết kế một góc lễ giáo riêng ở trong lớp có tên “Bé ngoan mỗi ngày” <br />
để thu hút sự chú ý của trẻ ở góc này tôi cũng dùng các hình ảnh tươi sáng. <br />
Tôi sưu tầm tranh ảnh trong sách báo tập chí có nội dung giáo dục lễ giáo như <br />
tranh: Bé học chào hỏi, khi nhà có khách, biết bưng nước cho ông bà uống, <br />
biết giúp bố mẹ quét nhà..Tranh ảnh tôi sử dụng có thể cắt dán đã qua sử <br />
dụng, tôi thay đổi thường xuyên để phù hợp theo từng chủ đề nhằm tạo sự <br />
hấp dẫn mới lạ cho trẻ, các tranh được sắp xếp hợp lí, thay đổi luân phiên và <br />
tận dụng sử dụng giữa các góc, với việc làm như thế tôi tiết kiệm được rất <br />
nhiều kinh phí trong việc trang trí in ấn. Ví dụ: Góc thiên nhiên tôi treo cây, <br />
bức tranh nhỏ vẽ các hành vi đúng của trẻ với thiên nhiên, tranh bé tưới cây, <br />
bé nhặt rác bỏ vào thùng. Chính những bức ảnh này sẽ giúp trẻ dần hình thành <br />
thói quen tốt về ý thức tự giác và tính độc lập.<br />
<br />
Giải pháp 4: Giải pháp cá thể hóa<br />
<br />
Trong các hoạt động hằng ngày hay trong giờ đón trả trẻ giáo viên cần <br />
thường xuyên quan sát và chú ý các biểu hiện của trẻ, giáo viên có thể đóng <br />
vai một ngời bạn để lắng nghe những câu chuyện ở lớp cũng như ở nhà của <br />
trẻ nhằm tạo sự tin tưởng tự tin cho trẻ khi nói chuyện sau khi kể cô có thể <br />
đưa ra lời khuyên những việc làm đúng sai, nên hay không nên để giáo dục lễ <br />
giáo cũng như nhân cách cho trẻ. Ví dụ: Ở trong lớp chỉ có một chiếc xe chở <br />
cát, trẻ A dành nhau và đánh trẻ B, lúc này cô đến và giải thích với cả hai cháu <br />
rằng “các con chơi phải đoàn kết nhường nhịn nhau, bạn B sẽ chơi trước sau <br />
đó cô sẽ đến và cho bạn A chơi, hai bạn sẽ đổi đồ chơi cho nhau, giải thích <br />
với cháu đánh bạn là hành vi sai, và bạn A phải xin lỗi bạn B. <br />
<br />
Ví dụ: Trẻ kể ở nhà nhà bố mẹ bắt con đi ngủ sớm không được xem ti <br />
vi, trong khi bố mẹ thì được thức khuya xem, lúc này cô giáo sẽ giải thích cho <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít <br />
13<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
trẻ nghe con còn nhỏ nếu con xem ti vi muộn, sáng con sẽ không dạy sớm <br />
được và con sẽ trễ học, còn bố mẹ là người lớn bố mẹ có thể xem và thức <br />
khuya, sáng bố mẹ vẫn có thể dạy sớm đi làm, cho nên con phải đi ngủ sớm <br />
đợi khi nào con lớn lên con sẽ được thức khuya và xem ti vi như bố mẹ.<br />
<br />
Vì mỗi trẻ em tuy ở cùng một độ tuổi song có sự phát triển khác nhau cả <br />
về thể chất và trí tuệ nên cô phải dựa vào đặc điểm từng cháu để có những <br />
biện pháp riêng biệt tránh lối giáo dục đồng lọat để phát huy khả năng của <br />
từng trẻ.<br />
<br />
Giải pháp 5 : Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua chuyện cổ tích, ca dao, <br />
đồng dao ở mọi lúc mọi nơi.<br />
<br />
Để thực hiện giáo dục lễ giáo cho trẻ trong tiết dạy thôi thì hiệu quả <br />
chưa cao chính vì vậy để đạt được mục đích đề ra tôi tổ chức cho trẻ làm <br />
quen ở mọi lúc mọi nơi: Giờ đón trẻ, trả trẻ, hoạt động góc, hoạt động ngoài <br />
trời, hoạt động chung.<br />
<br />
Ở lứa tuổi mẫu giáo mọi hành động của trẻ đều chịu sự chi phối của <br />
tình cảm, một hành vi tốt thường xuất hiện khi trẻ được khích lệ khen ngợi, <br />
hay do tình yêu lòng mong muốn được giúp đỡ người mà trẻ yêu thích. Hay <br />
những nhân vật tốt mà trẻ yêu thích trẻ sẽ làm theo hành động của nhân vật <br />
đó. Những hành vi đạo đức được xuất hiện khi trẻ phân biệt được đâu là tốt, <br />
đâu là xấu đồng thời trẻ sẽ có những động cơ đúng đắn.<br />
<br />
Chính vì vậy việc giáo dục các chuẩn mực động cơ đúng đắn tình cảm <br />
đạo đức cho trẻ phải là việc làm liên tục thường xuyên, không có giới hạn, <br />
cần thường xuyên làm giàu vốn kinh nghiệm đạo đức, hoàn thiện nhân cách <br />
cho trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít <br />
14<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
Để đạt được hiệu quả nhất là giờ đón trẻ và trả trẻ để cô áp dụng biện <br />
pháp cụ thể.<br />
<br />
Ví dụ: Cô trò chuyện cởi mở đặt những câu hỏi nhẹ nhàng hỏi trẻ rồi cô <br />
kể cho trẻ nghe một câu chuyện hay đọc cho trẻ nghe một bài ca dao hay đồng <br />
dao phù hợp với chủ điểm cho trẻ nghe.<br />
<br />
Giờ hoạt động góc là khu vực riêng biệt nơi trẻ làm việc say mê và hứng <br />
thú của trẻ cô giáo làm việc riêng với từng nhóm nhỏ. Cô đưa các câu chuyện <br />
cổ tích ca dao, đồng dao vào góc nghệ thuật để trẻ đọc, đóng kịch các câu <br />
chuyện, đọc các bài ca dao, đồng dao phù hợp với chủ điểm.<br />
<br />
Sinh hoạt chiều: Đây là thời gian lý tưởng để tổ chức cho trẻ làm quen <br />
với một tác phẩm trọn vẹn đi đúng các bước làm quen với một tác phẩm văn <br />
học.<br />
<br />
Giải pháp 6: Kết hợp với hai giáo viên chủ nhiệm <br />
<br />
Để tổ chức các hoạt động lễ giáo cho trẻ thông qua các câu truyện cổ <br />
tích ca dao, đồng dao trước hết hai giáo viên chủ nhiệm trong lớp phải thống <br />
nhất với nhau về nội dung, đề tài, chuẩn bị môi trường hoạt động, đồ dùng đồ <br />
chơi cho trẻ.<br />
<br />
Ví dụ: Trong một tiết dạy văn học kể truyện cổ tích “ Tấm Cám” cô giáo <br />
chủ nhiệm 1 có thể chuẩn bị đồ dùng như: Rối về Tấm, mẹ con Cám, nhà <br />
vua…cô chủ nhiệm 2 có thể chuẩn bị môi trường lớp học, khung cảnh diễn, <br />
trang trí thêm xung quanh, khi kể hai cô có sự phối hợp với nhau một cách ăn ý <br />
như cô thứ 1 lồng tiếng Tấm, cô thứ 2 lồng tiếng mẹ con Cám…<br />
<br />
Ví dụ: Cô giáo 1 chọn dạy bài đồng dao “ Bí ngô là cô đậu nành” thì cô <br />
giáo 2 cũng phải kết hợp thống nhất bài đồng này và chuẩn bị đồ dùng <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít <br />
15<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
phương tiện dạy học nếu có trong bài đồng dao, có thể sáng cô giáo 1 dạy vài <br />
trẻ chưa thuộc lắm, thì chiều cô giáo 2 có thể kết hợp dạy lại bài đồng dao đó <br />
và có thể dạy trẻ mọi lúc mọi nơi<br />
<br />
Ví dụ: Tôi chủ nhiệm lớp chồi 1 thường xuyên trao đổi với giáo viên 2 <br />
về tình hình trong lớp học để cả hai cô đều nắm rõ cũng như nắm được tâm <br />
sinh lí của từng cháu trong lớp, như lớp của tôi có cháu Nguyễn Phan Phú <br />
Khang cháu là một học sinh tương đối cá biệt, cháu nói ngọng, không rõ, và <br />
hay có những hành vi khác thường, đánh bạn thường xuyên, khi cô dạy không <br />
tập trung và cháu chỉ làm những điều mình thích. Vì vậy tôi đưa ra giải pháp 6 <br />
kết hợp với hai giáo viên chủ nhiệm, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc <br />
giáo dục lễ giáo cũng như nhân cách kĩ năng sống của trẻ sau này là vô cùng <br />
quan trọng, hai giáo viên luôn chuẩn mực trong giao tiếp sinh hoạt, ứng xử có <br />
văn hóa, tác phong sư phạm để luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo gần <br />
gũi yêu thương tôn trọng trẻ luôn chú ý lắng nghe, hiểu và tin tưởng trẻ, động <br />
viên khen ngợi kịp thời khi trẻ có những kĩ năng sống phù hợp. <br />
<br />
Hai cô không chỉ học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp mà còn thường <br />
xuyên tham gia vào các diễn đàn về giáo dục lễ giáo trên trang web của trường <br />
của nghành mở rộng tích lũy thêm hiểu biết kinh nghiệm cho bản thân, cô có <br />
thể tìm nội dung khác nhau về lễ giáo về biện pháp gợi ý giáo dục đạo đức <br />
trẻ cách khắc phục những hành vi tiêu cực. Giáo viên chủ nhiệm luôn có ý <br />
thức được vai trò của mình trong việc phát triển lễ giáo của trẻ vì vậy trong <br />
quá trình hoạt động của trẻ cô cần cố gắng hoàn thiện mình tốt hơn. Giáo <br />
viên cần quan tâm đến ngôn từ nói vơi trẻ hằng ngày, phải luôn nhẹ nhành ân <br />
cần với trẻ, không quát tháo hay to tiếng khi trẻ mắc lỗi luôn xưng hô với trẻ, <br />
đồng nghiệp. phụ huynh vui vẻ đúng mực. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít <br />
16<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
Giải pháp 7: Giải pháp phối hợp với phụ huynh<br />
<br />
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về cách nuôi dạy con uốn nắn phát huy <br />
hành vi tích cực cho trẻ khi ở nhà cũng như trên lớp để đưa ra biện pháp hiệu <br />
quả hơn phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo cho <br />
trẻ thông qua truyện cổ tích và ca dao. Để việc giáo dục đạt kết quả tốt tôi đã <br />
phối hợp chặt chẽ với phụ huynh giáo dục lễ giáo cho trẻ không thể tách rời <br />
khỏi gia đình vì giáo dục tình yêu là nội dung cơ bản của việc giáo dục lòng <br />
nhân ái cho trẻ mà điểm xuất phát từ gia. Thường xuyên trao đổi với phụ <br />
huynh các biểu hiện liên quan đến nhân cách lễ giáo trẻ nắm bắt những thay <br />
đổi trong hành vi thái độ trẻ khi ở nhà cũng như trên lớp để đưa ra biện pháp <br />
hiệu quả hơn, phối hợp các hoạt động có sự tham gia của bố mẹ và trẻ trong <br />
các dịp lễ như : Hội thi bé với văn học, tổ chức tham gia lễ hội mùa xuân, <br />
cuộc thi kể chuyện cổ tích theo rối nước.<br />
<br />
Giáo viên luôn trò chuyện với phụ huynh về các nội dung giáo dục hành <br />
vi đạo đức phù hợp với trẻ, cha mẹ phải luôn làm gương và để ý đến hành vi <br />
lời nói của mình để phụ huynh phối hợp dạy trẻ biết sống tốt với mọi người <br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp<br />
<br />
Tuy mỗi giải pháp có những cách thức tổ chức nội dung thể hiện khác <br />
nhau, nhưng nó có mối quan hệ mật thiết khăng khít là hỗ trợ cho nhau. Trong <br />
các giải pháp thực hiện thì giải pháp; Xây dựng kế hoạch cho từng chủ đề; <br />
Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua chuyện cổ tích, cao dao, đồng dao ở mọi <br />
lúc mọi nơi; Chuẩn bị môi trường đồ dùng đồ chơi; Giải pháp cá thể hóa là <br />
tiền đề, các giải pháp còn lại là hỗ trợ tương tác. Giải pháp xây dựng kế <br />
hoạch cho từng chủ đề;<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít <br />
17<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua chuyện cổ tích, cao dao, đồng dao ở mọi <br />
lúc mọi nơi; giữ vai trò then chốt quyết định cho sự thành công của đề tài. <br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Qua quá trình thực hiện đề tài tôi thấy lóp chồi 1 của mình đã đạt được <br />
những kết quả như: 100% trẻ ngoan ngoãn chào hỏi lễ phép, các cháu biết <br />
vâng lời và nhường nhịn bạn, biết đoàn kết khi chơi, biết đọc thơ truyện cổ <br />
tích, ca dao, đồng dao, hiểu nội dung truyện và kể lại được câu chuyện, đọc <br />
thơ diễn cảm biết thể hiện nét mặt điệu bộ, tham gia đàm thoại một cách sôi <br />
nổi.<br />
<br />
Bảng kết quả so sánh<br />
<br />
Tôi nhận thấy thực hiện biện pháp này trẻ sẽ hoàn thiện được nhân cách, <br />
<br />
Tổng số học <br />
Đầu năm Cuối năm<br />
sinh<br />
<br />
Học sinh ngoan ngoãn, lễ <br />
Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép<br />
phép<br />
34<br />
Trẻ đạt % Chưa đạt % Trẻ đạt % Chưa đạt %<br />
<br />
24/34: 70% 10/34: 30% 100% 0 %<br />
đạo đức của trẻ một cách nhẹ nhàng nhất không áp đặt gò bó có thể thực hiện <br />
được mọi lúc mọi nơi.<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị:<br />
<br />
1. Kết luận:<br />
<br />
Sau một thời gian thực hiện đề tài với lòng say mê và sự kiên trì kết hợp <br />
với các biện pháp như trên tôi nhận thấy các cháu ngoan ngoãn lễ phép, hình <br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít <br />
18<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
thành phát triển nhân cách, kĩ năng sống xây dựng cho trẻ những tri thức kinh <br />
nghiệm về đạo đức giúp trẻ nhận biết được điều tốt và xấu , giáo dục trẻ ý <br />
thức tự kỉ luật.<br />
<br />
Đã tạo cho trẻ được sự hứng thú trong giờ làm quen văn học giờ hoạt <br />
động góc nhiều trẻ thích chơi góc sách và nghệ thuật hơn. Trẻ cảm nhận <br />
được những chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống thường ngày. Giáo dục lễ <br />
giáo không chỉ thể hiện trong giờ học mà còn trong các hoạt động. Giờ chơi, <br />
góc chơi trẻ biết hòa thuận không giành đồ chơi của nhau. Đối với mọi người <br />
biết chào hỏi lễ phép, biết nhường nhịn em nhỏ, biết yêu người tốt, lên án <br />
người xấu, biết yêu thương an ủi người thân, biết không nên làm bố mẹ <br />
phiền lòng.<br />
<br />
Đi chơi biết bảo vệ cây xanh nhắc nhở mọi người cùng bảo vệ cây xanh <br />
không hái hoa bẻ cành. Từ đó trẻ có đức tính tốt ngăn nắp gọn gàng, biết tự <br />
lập. <br />
<br />
Vì vậy việc giáo dục đạo đức lễ giáo cho trẻ là vô cùng quan trọng như <br />
đầu bài tôi đã nêu phải chăng văn học đóng phần quan trọng trong việc giáo <br />
dục nhân cách con người, con người có phẩm chất đạo đức lòng yêu thương <br />
con người giàu lòng nhân nghĩa khi trưởng thành thì phải có sự mở đầu hoàn <br />
chỉnh và tốt đẹp . Vậy ngay từ bây giờ các bạn hãy cùng tôi làm điều này cho <br />
đất nước sau này.<br />
<br />
2. Kiến nghị:<br />
<br />
Nhà trường, Phòng Giáo Dục thường xuyên tổ chức chuyên đề “Giáo dục <br />
lễ giáo” để giáo viên thảo luận về các phương pháp tổ chức mọi hoạt động <br />
cho trẻ, trao đổi học hỏi rút kinh nghiệm trong chuyên môn, nâng cao tay nghề. <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít <br />
19<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
Trên đây là một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 45 tuổi tại lớp <br />
chồi 1 trường Mầm non Ea Tung đạt hiệu quả. Kính mong hội đồng khoa học <br />
góp ý để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ./. <br />
<br />
Krông Ana, ngày 20 tháng 03 năm 2017<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H’ Noel Niê Brit <br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………........................................<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít <br />
20<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu tham khảo Tác giả<br />
<br />
Nhà xuất bản đại học <br />
1 Sổ tay giáo viên mầm non<br />
sư phạm<br />
<br />
2 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Nhà xuất bản giáo dục<br />
<br />
3 Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động <br />
Nhà xuất bản giáo dục<br />
giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề<br />
<br />
(PGD Nghĩa Hưng <br />
4 Tuyển tập ca dao đồng dao việt nam<br />
Nam Định 2013)<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít <br />
21<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
<br />
5 Sách các câu chuyện cổ tích Việt Nam<br />
<br />
Đại học quốc gia <br />
6 Sách tâm lí mầm non<br />
TPHCM<br />
<br />
Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, <br />
7 Nhà xuất bản giáo dục<br />
câu đố, cao dao, đồng dao theo chủ đề<br />
<br />
Sách hướng dẫn tổ chức chương trình giáo <br />
8 Bộ giáo dục<br />
dục mầm non 34 tuổi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít <br />
22<br />
Một số giải pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 4 5 tuổi thông qua truyện cổ tích, ca dao, đồng <br />
dao. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Noel Niê Brít <br />
23<br />