intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Tổ chức, quản lý dạy học hai buổi và bài học kinh nghiệm ở trường THPT Lê Hồng Phong

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

268
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vai trò tổ chức thực hiện tốt công tác dạy học hai buổi / ngày đòi hỏi sự đồng thuận của cả Hội đồng sư phạm và vai trò từng cá nhân được phân công. Tổ chức tốt dạy học hai buổi/ ngày sẽ hạn chế tối đa việc dạy thêm học thêm. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Tổ chức, quản lý dạy học hai buổi và bài học kinh nghiệm ở trường THPT Lê Hồng Phong” để công tác quản lý dạy học ở đơn vị ngày một hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Tổ chức, quản lý dạy học hai buổi và bài học kinh nghiệm ở trường THPT Lê Hồng Phong

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Lê Hồng Phong SÁNG KIẾN KINH NHIỆM TỔ CHỨC, QUẢN LÝ DẠY HỌC HAI BUỔI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Ở TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG Người thực hiện: Võ Tá Tấn Năm học 2012-2013
  2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : Võ Tá Tấn 2. Ngày tháng năm sinh : 10 / 7 / 1959 3. Nam / Nữ : Nam 4. Địa chỉ :14/3- tổ 8 - KP2 – Long Bình – Biên Hoà – Đồng Nai 5. Điện thọai : CQ : 0613.882001 – DĐ : 0985921811 6. Chức vụ : Hiệu trưởng 7. Đơn vị công tác : Trường THPT Lê Hồng Phong II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Trình độ chuyên môn , nghiệp vụ : Cử nhân - Năm nhận bằng : 1982 - Chuyên nghành đào tạo : Cử nhân Lịch Sử III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Dạy Lịch sử Số năm có kinh nghiệm : 31 Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong năm học : Công tác quản lý v/v Tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường (10/2012)
  3. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ nhiều năm qua, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn việc tăng cường khâu quản lý dạy thêm (DTHT), nhưng DTHT vẫn là vấn đề gây bức xức trong dư luận xã hội. Trong khi Thông tư 17/2012 của Bộ Giáo vụ và Đào tạo quy định về DTHT có hiệu lực thi hành từ ngày 01-07- 2012, với nhiều điểm mới, có tính khả thi. Ngày 01-11-2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số: 7291/BGDĐT- GDTrH; V/v: Hướng dẫn dạy học hai buổi/ ngày đối với các trường trung học. Với mục đích, yêu cầu; nội dung về kế hoạch dạy học hai buổi. Tổ chức thực hiện, cũng chỉ thực hiện được ở các trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Sau khi nghiên cứu nội dung công văn 7291/BGDĐT-GDTrH, và căn cứ vào tình hình thực tế của trường BGH cùng các tổ chuyên môn nghiên cứu tổ chức thực hiện. Rút kinh nghiệm và nhân rộng nội dung về kế hoạch dạy học 2 buổi/ ngày. Trước Thông thư 17/2012/TT-BGD-ĐT, Uỷ Ban nhân dân Tỉnh Đồng Nai có Quyết định 61/2007/QĐ-UBND, ngày 16-10-2007, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Tỉnh đã tổ chức thực hiện Quyết định 61/2007-QĐ-UBND. Trong quá trình tổ chức thực hiện cũng đã bộc lộ nhiều điều chưa thật sự khả thi trong thực tế; Đặc biệt những người làm công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục hoàn toàn không quản lý được giáo viên của mình tổ chức DTHT tại nhà hoặc các trung tâm tự tổ chức ( về đối tượng người học, kiến thức truyền đạt, về thời gian, thời lượng…). Ngày 29-09-2012, Sở Giáo dục Đồng Nai có công văn số 1772/SGDĐT- GDTrH; V/V Hướng dẫn thực hiện Thông tư 17/2012/TT-BGD-ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy thêm học thêm. Hai văn bản này là cơ sở pháp lý cho những người làm công tác quán lý tổ chức thực hiện tại cở sở giáo dục của mình. Ngày 08/01/2013 Sở Giáo dục có công văn 63/SGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn thực hiện tạm thời uỷ quyền của UBND Tỉnh cấp phép dạy thêm, học thêm trên địa bàn Tỉnh. Ngày 16 tháng 4 năm 2013 UBND Tỉnh Đồng Nai có Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND Ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai. Thực tế ở trường THPT Lê Hồng Phong trước thông tư 17/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã tổ chức, thực hiện theo đặc điểm và nhu cầu học sinh của trường. Quá trình tổ chức, thực hiện quản lý dạy học theo nhu cầu và đối tượng học sinh, trường vừa tổ chức thực hiện vừa quản lý được đối tượng dạy học, đối tượng học; đáp ứng được nhu cầu phụ huynh học sinh nên từ năm học 2009- 2010 đến nay đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Cơ sở vật chất: Trường THPT Lê Hồng Phong đóng tại 385/54 khu phố 7 phường Hố Nai Biên Hoà Đồng Nai.
  4. Trường có diện trên 16000m2 , với 27 phòng học , 01 phòng thư viện, 01 phòng máy tính ( 25 máy) đạt chuẩn quy định, 03 phòng học bộ môn được trang bị năm học 2010-2011 Năm học 2012-2013 trường có 38 lớp ( 14 lớp 12; 12 lớp 11; 12 lớp 10) với tổng số học toàn trường 1580 em ( 562 học sinh K12; 510 học sinh khối 11; 508 học sinh khối 10). Như vậy 27 phòng học/ 38 lớp; số phòng học không đáp ứng cho việc tổ chức dạy học 2 buổi / ngày. Căn cứ vào tình hình cơ sở vật chất hiện có; xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng của học sinh và PHHS; xác định vai trò trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trước áp lực của xã hội và nhu cầu học thêm, dạy thêm trên địa bàn. Nhiệm vụ của năm học 2012-2013mà Hội nghị CBVC đặt ra là: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học, tập trung duy trì tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn thi Đại học” Ban giám hiệu nhà trường và Hội đồng trường THPT Lê Hồng Phong lập kế hoạch, xây dựng nội dung hoạt động dạy học 2 buổi/ ngày theo đặc điểm tình hình của trường. Trong đó vấn đề tổ chức quản lý; thống nhất nội dung, hình thức đối tượng học tập; trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, trách nhiệm Ban đại diện của các chi Hội và Thường trực Ban đại diện CMHS; đã được Ban giám hiệu, tổ nhóm chuyên môn xác định nhiệm vụ cụ thể trong công tác tổ chức quán lý, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 2. Đội ngũ giáo viên: Trường có 83 giáo viên/95 tổng số lao động chiếm (2,18%):Trong đó có 15 giáo viên trên chuẩn và 3 giáo viên đang học đến 2015; 24 giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh; tuổi nghề trung bình gần 11 năm.Trước tháng 10/2009, trường THPT Lê Hồng Phong thuộc loại hình Bán công nhưng đội ngũ giáo viên giảng dạy cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ. Từ sau chuyển đổi Ban giám hiệu nhà trường đã sắp xếp đội ngũ giáo viên giảng dạy phù hợp theo khối lớp và đối tượng học tập của của học sinh. Sắp xếp bố trí giáo viên dạy từ tháng 7 hàng năm và có bố trí giáo viên dự phòng nghỉ sanh. Với đội ngũ giáo viên hiện tại đáp ứng đủ cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày trong thời gian trước mắt và lâu dài. III. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 2 BUỔI/ NGÀY. 1. Xây dựng mục tiêu nhiệm vụ năm học - Căn cứ vào tình hình, đối tượng, chất lượng đánh giá cuối năm học, vào đầu tháng 7 hàng năm cấp uỷ, Ban giám hiệu đúc kết kinh nghiệm, bài học của năm học trên cơ sở đánh giá của các tổ chuyên môn. Trong đó, tập trung phân tích kết quả các môn thi tốt nghiệp (từng giáo viên, từng tổ nhóm), đặt ra mục tiêu, yêu cầu cho năm học tới. Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn, đúc kết, sơ thảo xây dựng nhiệm vụ của năm học. Đầu tháng 8 hàng năm tiến hành hội nghị công nhân viên thông qua kế hoạch, nhiệm vụ năm học. Các tổ chuyên môn đăng ký giao ước thi đua. Ban giám hiệu có trách nhiệm hoàn thiện kế hoạch sau khi có kế hoạch nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo
  5. - Căn cứ vào cơ sở vật chất hiện có, năm học 2012-2013 trường tổ chức cho 18 lớp (14 lớp 12 và 04 lớp 11) đạt 47%; tổng số học sinh học 2 buổi / ngày 887/1580 (56%) - Nhiệm vụ năm học 2012-2013 được Hội nghị CB-GV-CNV tháng 8 đưa ra: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục, tập trung duy trì tỷ lệ tốt nghiệp THPT đẩy mạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn thi đại học 2. Hình thức dạy học 2 buổi/ ngày - Dạy học văn hoá: Kinh nghiệm trong 5 năm trở lại đây của trường , BGH cùng với tổ chuyên môn đã thống nhất các hình thức: Ôn tập; luyện thi, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi. - Trong tháng 7 Ban giám hiệu đã bố trí sắp xếp phân loại đối học sinh; số lượng học sinh trên một lớp; phân công giáo viên giảng dạy và giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm và theo dõi sự tiến bộ của học sinh. - Bên cạnh đó phải kết hợp với các hoạt động giáo dục khác; Giáo dục hướng nghiệp; giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục nghề phổ thông ; hoạt động tập thể thể dục thể thao; giáo dục kỹ năng sống…( thực hiện theo phân phối chương trình của Bộ, hoặc thể dục thể thao do ngành, địa phương phát động). 3. Công tác tổ chức dạy 2 buổi/ ngày. a) Lập kế hoạch dạy học 2 buổi/ ngày: - Cơ sở đầu tiên là phải cân đối số học sinh mỗi lớp học 2 buổi / ngày . - Căn cứ vào đặc điểm và thực trạng để tổ chức cho có hiệu quả như: + Phụ đạo học sinh yếu không quá 20 em/ lớp và chỉ tập trung vào các môn: Toán, lý, Hoá, Anh văn. Bố trí 2 tiết/ buổi; 2 buổi/tuần/môn. + Bồi dưỡng học sinh giỏi: dưới 10 học sinh / lớp và trải qua sự sàng lọc của giáo viên lựa chọn môn có thế mạnh, dùng kết quả để lan toả. + Với nội dung củng cố, ôn tập kiến thức: Được thực hiện ngày từ đầu năm học: Đối với môn củng cố kiến thức : Toán, lý, hoá, văn, anh văn trường tổ chức vào các ngày thứ 7 và những buổi chính khoá tiết 4. Với nội dung cũng cố kiến thức cơ bản trong tuần( các tổ trưởng thống nhất nội dung. Đối tượng học sinh: Học theo lớp chính khoá. + Đối với ôn thi tốt nghiệp khối 12: các tổ nhóm chuyên môn đề xuất từ đầu năm, Ban giám hiệu quy định môn, thờii gian, số tiết/ môn, số tiết/tuần, số học sinh/ lớp. Thông thường chúng tôi chọn 4 môn ( ngoài 3 môn bắt buộc môn tự nhiên, 01 môn xã hội; Thời gian ôn tập từ giữa tháng 10 năm này đến 28/5 năm sau; Với số tiết 12 tiết/ tuần (toán 2, lý 2, hoá 2, anh văn 2,sinh 1, sử 1) và bố trí 40 học sinh / lớp. + Đối với luyện thi đại học : Thời gian từ 15 tháng 9 năm nay đến 30 tháng 6 năm sau: Tổ chức ôn 5 môn: Toán lý, hoá, văn , anh văn; Nguồn từ các lớp chọn và bổ sung ở các lớp ôn thi tốt nghiệp; Bố trí 4 tiết/ tuần; Riêng khối 11 ôn luyện 3 môn: Toán , hoá, Anh; Bố trí 4 tiết/tuần. b)Phân công giáo viên, xếp lớp dạy 2 buổi/ ngày.
  6. - Phân công giáo viên: Quan điểm là chọn giáo viên có trách nhiệm và phù hợp đối tượng người học. + Đối với giáo viên phụ đạo học sinh yếu và ôn thi tốt nghiệp: Phải do giáo viên chính khoá dạy lớp được phân công (trách nhiệm, nắm rõ đối tượng học sinh, bổ sung kiến thức cần thiết…) + Lớp ôn thi học sinh giỏi: Phải là giáo viên có kiến thức tổng quát; chuyên môn sâu, ham tìm hiểu và biết phát hiện học sinh.có tố chất phù hợp môn học + Lớp ôn thi đại học: Phải là giáo viên có kinh nghiệm , chuyên môn sâu, đặt mong muốn của học sinh thành mong muốn của mình. Và phải được đúc kết rút kinh nghiệm sau mỗi năm thi. - Xếp lớp học 2 buổi/ ngày : Xuất phát từ thực tiễn cơ sở vật chất hiện có; từ nhu cầu học tập của học sinh. + Đối với lớp phụ đạo và bồi dưỡng học sinh giỏi: Giáo viên được phân công tự bố trí, sắp xếp thời gian, địa điểm phù hợp. BGH duyệt kế hoạch, kiểm tra giám sát người dạy và người học; đánh giá hiệu qủa sau kiểm tra. + Đối với lớp ôn thi tốt nghiệp: xếp lớp theo học chính khoá; Thời gian bố trí học trái buổi ( chiểu 3, 4, 5 hàng tuần). + Đối với lớp luyện thi Đại học: Xếp theo lớp học chính khoá; Thời gian bố trí học trái buổi (chiếu thứ 2; 6 hàng tuần) c) Kinh phí tổ chức dạy 2 buổi/ ngày: - Nguyên tắc công khai, minh bạch. - Ban liên tịch bàn kế hoạch từ tháng 7. - Hiệu trưởng, kế toán xây dựng dự toán thu, chi thông qua hội nghị CBVC. - Thông qua và thống nhất ý kiến góp ý trong Đại hội các chi hội và đại hội Ban đại diện CMHS: - Nguồn phụ đạo học sinh yếu : + Trích từ nguồn quỹ PHHS (50%) + Học sinh đóng ( 50%) - Nguồn bồi dưỡng học sinh giỏi: + Quỹ thường trực Ban Đại diện CMHS( 50%) + Quỹ khen thưởng ( 0.5%) + Quỹ phúc lợi ( 20%) + Quỹ học 2 buổi ( 25%) + Ôn thi tốt nghiệp: Thu 20.000đ/ môn tháng x 7 môn: Trả 75.000đ/ tiết. + Luyện thi Đại học: Thu 50.000đ/môn/tháng x3 môn: trả 100.000đ/ tiết. IV. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Việc dạy học 2 buổi/ ngày trường THPT Lê Hồng Phong từ năm học 2010- 2011 đến 2012-2013 bước đầu thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện, góp
  7. phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc tổ chức, quản lý, giáo dục học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm - học thêm không đúng qui định ở các nhà trường; tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. Việc tổ chức phân luồng đối tượng học tập theo khả năng , trình độ tiếp nhận đã giải quyết được một số vấn đề đặt ra như: Tâm lý xấu hổ, bình đẳng giao tiếp, ứng xử; xử lý tình huống có vấn đề; áp lực kiến thức vì vậy phân đối tượng học tập theo trình độ sẽ đảm bảo được yếu tố đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh qua thời gian học tập; đồng thời giáo viên bộ môn sẽ nhìn thấy được sự phấn đấu vươn lên của từng đối tượng học sinh để giáo viên có các phương pháp điều chỉnh bổ sung. Việc tổ chức dạy học 2 buổi và phân đối tượng học tập của học sinh tạo điều kiện để giáo viên đi sâu vào kiến thức tuỳ đối tượng; có điều kiện đánh giá kết quả tiến bộ của học sinh; trách nhiệm của giáo viên bộ môn được tăng lên. Với sự quản lý của Ban giám hiệu, sự nổ lực của tập thể sư phạm và sự hưởng ứng của học sinh, sự quan tâm đóng góp của CMHS đã đạt được những thành quả đáng kích lệ: Năm học 2011-2012 - Năm học 2011-2012: 136 học sinh giỏi toàn diện( 7.6%) tăng 5.3 so với năm học 2010-2011; 1139 học sinh tiên tiến (65.6%) tăng 12.5 % so với năm học 2010-2011 - Học sinh ở lại : không; Học sinh xếp loại yếu 3 khối 12 học sinh (0.4%) - Học sinh giỏi: năm học 2011-2012: 17 giải; đợt 1 năm học 2012-2013: 28 giải trong đó có 2 giải nhất; 5 giải nhì, 8 giải 3 và 13 giải khuyến kích. - Học sinh tốt nghiệp THPT : 100% trong đó (15 đạt điểm giỏi; 396 đạt điểm khá chiếm tỷ lệ 63.92%) - Học sinh đỗ Đại học, Cao đẳng năm 2012: 352/643 ( 54.74%). Năm học 2012-2013 Kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm, đạo đức học sinh trong năm học 2012-2013 cụ thể như sau: * Xếp loại hạnh kiểm: SLHS Tốt Khá Trung bình Yếu SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% K10: 509 387 76.03 117 22.98 5 0.98 0 K11: 504 357 70.83 141 27.97 6 1.19 0 K12: 555 492 88.64 63 11.35 0 0.00 0 TC: 1568 1236 78.82 321 20.47 11 0.70 0 * Xếp loại học lực: Khối Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
  8. SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% SL Tỉ lệ% 10 57 11.19 323 63.45 124 24.36 5 0.98 0 0 11 39 7.73 376 74.60 89 17.65 0 0.00 0 0 12 51 9.18 431 77.65 72 12.97 1 0.18 0 0 TC 147 9.37 1138 72.57 285 18.17 6 0.38 0 0 - Kết quả xếp loại danh hiệu thi đua của học sinh trong năm học vừa qua có 147 học sinh giỏi toàn diện (tỷ lệ 9.37). Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh khối 12 và 10 trường đạt 52 giải ( 3 nhất 6 Nhì, 19 Ba, 24 giải khuyến khích). V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC 2 BUỔI/ NGÀY 1.Trong xây dựng kế hoạch: - Phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ năm học. - Phải có sự thống nhất cao từ cấp uỷ chi bộ, từ các tổ nhóm chuyên môn - Phải xuất phát từ nhu cầu của học sinh. - Phải tạo được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh. 2. Điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên: - Phải cân nhắc, sắp xếp phòng học, khoá học, hợp lý. - Giáo viên phải được sàng lọc, phân công phù hợp theo từng hình thức tổ chức. - Giáo viên phải chịu trách nhiệm nhữnglớp phân công. 3. Quản lý của Ban giám hiệu: - Ban giám hiệu thống nhất, triển khai kế hoạch, thời gian thực hiện, qui định kiểm tra đánh giá . - Tổ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể; Nội dung kiến thức, quản lý điều hành tổ viên. - Phân tích đánh giá kết quả theo đợt hoặc theo yêu cầu. 4. Kinh phí hoạt động: - Với nguyên tắc công khai, minh bạch nội dung thu, chi của từng loại hình - Nguồn thu được sự thoả thuận với PHHS. - Kịp thời và đáp ứng được nguyện vọng của giáo viên V. KIẾN NGHỊ: - Khó khăn cần tháo gỡ: Thông tư 17 Quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ giáo dục và Đào tạo là đúng với thực tế tại địa phương . Vấn đế cần tháo gỡ của chúng ta hiện nay: - UBND Tỉnh quy định khung thu phí dạy thêm, học thêm ( Phòng THPT, phòng KHTC Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu ) . - Hiệu trưởng xử lý, giải quyết khi giáo viên có nguyện vọng dạy thêm.
  9. - Trích % phí dạy thêm, học thêm cho cơ quan chủ quản (bởi dạy thêm, học thêm là nhu cầu thực tế của xã hội) có kinh phí kiểm tra, đánh giá, giám sát quá thực hiện ở các cơ sở. - Cần có giải pháp xử lý nghiêm tình trạng giáo viên dạy thêm, học thêm tràn lan không tố chức quản lý. - Để hạn chế tối đa dạy thêm, học thêm và thực hiện tốt nội dung công văn 7291/BDGĐT-GDTrH và Quyết định 25/2013/QĐ-UBND Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai. Trường THPT Lê Hồng Phong Kiến nghị UBND Tỉnh Đồng Nai cấp kinh phí xây dựng 9 hạng mục theo thiết kế (đã được phê duyệt tháng 10/2012) VI/ KẾT LUẬN : Công tác quản lý điều hành hoạt động dạy học ở trường THPT Lê Hồng Phong là nhiệm vụ trọng tâm của Hiệu trưởng trong nhà trường. Chính vì vậy đòi hỏi Hiệu trưởng phải có những biện pháp tổ chức quản lý phù hợp,sáng tạo nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc tổ chức, quản lý, giáo dục học sinh. Vai trò tổ chức thực hiện tốt công tác dạy học hai buổi / ngày đòi hỏi sự đồng thuận của cả Hội đồng sư phạm và vai trò từng cá nhân được phân công. Tổ chức tốt dạy học hai buổi/ ngày sẽ hạn chế tối đa việc dạy thêm học thêm. Viết chuyên đề này đã được đúc kết tại trường THPT Lê Hồng Phong với mong muốn nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp để công tác quản lý dạy học ở đơn vị ngày một hiệu quả hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2