intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Phương pháp ôn tập và tổ chức học sinh làm việc theo nhóm trong giờ học Vật lý 7

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

269
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất, nó quyết định kết quả học tập của học sinh. Trong thực tế đã có không ít thầy cô giáo có kiến thức chuyên môn vững vàng song lại rất lúng túng trong việc truyền thụ những kiến thức đó cho học sinh. Vậy: Làm thế nào để dạy tốt một bài trên lớp? Vấn đề ôn tập và hệ thống hoá kiến thức trong từng chương, từng phần như thế nào? Phương pháp tổ chức học sinh làm việc theo nhóm như thế nào? Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Phương pháp ôn tập và tổ chức học sinh làm việc theo nhóm trong giờ học Vật lý 7”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Phương pháp ôn tập và tổ chức học sinh làm việc theo nhóm trong giờ học Vật lý 7

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP VÀ TỔ CHỨC HỌC SINH LÀM VIỆC THEO NHÓM TRONG GIỜ HỌC VẬT LÝ 7
  2. Đặt vấn đề Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất, nó quyết định kết quả học tập của học sinh. Trong thực tế đã có không ít thầy cô giáo có kiến thức chuyên môn vững vàng song lại rất lúng túng trong việc truyền thụ những kiến thức đó cho học sinh. Vậy: - Làm thế nào để dạy tốt một bài trên lớp? - Vấn đề ôn tập và hệ thống hoá kiến thức trong từng chương, từng phần như thế nào? - Phương pháp tổ chức học sinh làm việc theo nhóm như thế nào? đó là nội dung chính của bản báo cáo mà tôi sẽ trình bày sau dây, chúng ta cùng trao đổi và rút kinh nghiệm. Phần I: Làm thế nào để dạy tốt một bài trên lớp. Để dạy tốt một bài trên lớp thì theo tôi khâu chuẩn bị của gv phải hết sức quan trọng. Trước khi soạn một giáo án yêu cầu giáo viên phải xác định đúng trọng tâm của bài. Chuẩn bị một hệ thống câu hỏi phải ngắn gọn và bám sát trọng tâm bài dạy đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, tư duy, tránh những câu hỏi lan man, tuỳ tiện hoặc quá giản đơn. Muốn chủ động được bài giảng và dẫn dắt học sinh trả lời từng câu hỏi thì yêu cầu người giáo viên phải nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa. Không nên vừa dạy vừa xem giáo án hoặc cầm sách giáo khoa đọc cho học sinh chép. Việc phối kết hợp các phương pháp như: đàm thoại, trực quan, tư duy... như thế nào còn phụ thuộc vào đặc trưng của từng bộ môn hay từng bài. song dù có khác nhau như thế nào thì việc giảng dạy vẫn phải trên tinh thần phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đôi khi chúng ta nghĩ rằng dạy tốt một bài là truyền thụ đầy đủ mọi kiến thức trong sách giáo khoa. Như trên đã nói nếu giáo viên xác định đúng trọng tâm của bài và truyền thụ được cho học sinh những kiến thức trọng tâm đó là được coi như đã hoàn thành và thành công bài dạy. Vì vậy có thể có những ý, những phần không phải là trọng tâm giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh về nhà tự nghiên cứu trong sách giáo khoa là được.
  3. Trong thực tế có rất nhiều giáo viên khi mới ra trường dạy một bài chỉ lo sao trình bày được hết mọi kiến thức trong sách giáo khoa, nhưng kết quả học sinh không hiểu được bài học đó cần phải nắm được kiến thức gì? Bản thân tôi khi mới ra trường đã gặp phải trường hợp trên. Song qua nhiều năm học hỏi: rèn luyện. Tôi thấy để dạy tốt một bài cụ thể thì giáo viên cần thực hiện được các yêu cầu sau: 1- Xác định đúng trọng tâm bài cần dạy. 2- Chuẩn bị được hệ thống câu hỏi ngắn gọn, lô gíc (kể cả các câu hỏi dẫn dắt vào bài và chuyển tiép từ phần này sang phần kia). 3- Phải thật nhuần nhuyễn nội dung kiến thức sách giáo khoa, đồng thời đọc thêm tài liệu tham khảo để chuẩn bị trả lời cách tình huống mà học sinh yêu cầu. 4- Phải biết phối kết hợp các phương pháp nhịp nhàng và gây được hứng thú học tập cho học sinh. Phần II: Vấn đề ôn tập và hệ thống hoá kiến thức trong từng phần, từng chương. Chúng ta đã biết dạy tốt từng bài từng chương cụ thể đã khó, dạy các tiết ôn tập, luyện tập lại càng khó khăn. Cũng từ thực tế giảng dạy, tôi cũng xin nêu lên một số phương pháp mà bản thân đã sử dụng trong quá trình dạy ôn tập như sau: Trước khi tiến hành ôn tập cho học sinh một chương hay một phần nào đó trong chương trình, giáo viên phải soạn được hệ thống câu hỏi và bài tập bao quát được những nội dung kiến thức trọng tâm của chương hay phần ôn tập đó, rồi cho học sinh chép và chuẩn bị trước. Đó chính là khâu quan trọng bắt buộc mọi giáo viên đều phải làm. Tuy nhiên chất lượng và kết quả bồi dưỡng còn phụ thuộc vào nội dung câu hỏi và bài tập mà chúng ta tự soạn. Nếu chúng ta chỉ chép lại các câu hỏi trong sách giáo khoa, sách bài tập không thì chưa đủ mà đòi hỏi giáo viên phải đọc thêm tài liệu tham khảo để soạn thêm các câu hỏi và bài tập phục vụ cho phần ôn tập. Rồi cho học sinh biết và được chuẩn bị trước. Với tôi thì khâu chuẩn bị
  4. nói trên là hết sức quan trọng. Vì tôi nghĩ nếu không có sự chuẩn bị trước của thầy và trò thì trong tiết dạy ôn tập hay luyện tập giáo viên dễ dàng đưa ra các câu hỏi hay bài tập tuỳ hứng không đúng mục đích cần ôn và học sinh cũng khó tiếp thu là do chưa được chuẩn bị trước. Thực tế này đã từng xảy ra ở những buổi giáo viên dạy thay vào tiết ôn tập hay những buổi giáo viên dạy phụ đạo hoặc bồi dưỡng học sinh. Về phương pháp ôn tập thì trên cơ sở đã có nội dung giáo viên có thể vận dụng các phương pháp khác nhau, song dù phương pháp nào thì vẫn đảm bảo tinh thần "thầy chủ đạo, trò chủ động". Mặt khác tuỳ theo mức độ câu hỏi dễ hay khó mà giáo viên giành cho từng đối tượng học sinh yếu, trung bình hay khá giỏi. Một vấn đề quan trọng là sau tiết ôn tập, giáo viên phải kiểm tra xem học sinh có nắm được bản chất của vấn đề kiến thức đã ôn tập hay không, có vận dụng các kiến thức đã ôn để giải các bài tập khác tương tự không? chứ không phải là thuộc lòng đáp án đã ôn tập. Với cách làm trên tôi đã cho học sinh được tiếp cận khá nhiều bài tập của mỗi phần do vậy khi giải bài tập môn toán hoặc làm bài thì hầu hết các em rất chủ động và tự tin khi làm bài. Còn áp dụng các phương pháp trên vào việc dạy 1 tiết ôn tập Vật lý 7 theo tinh thần thay sách và đổi mới phương pháp dạy học. Cụ thể: Đối với tiết 36: Ôn tập - Phần điện học. 1) Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập bao quát được những nội dung kiến thức trọng tâm của phần điện học từ bài 17 đến bài 23 của chương III theo 3 phần: - Câu hỏi tự kiểm tra và củng cố kiến thức cơ bản. - Câu hỏi vận dụng tổng hợp kiến thức. - Câu hỏi trong trò chơi ô chữ. Giáo viên cho học sinh chép sau tiết học 25 để chuẩn bị. Giáo viên chuẩn bị thêm một số tranh vẽ hình của một số bài tập và bảng trò chơi ô chữ.
  5. 2) Tổ chức hoạt động dạy học: - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân phần tự kiểm tra và hỏi những câu vướng mắc, sau đó hệ thống và chốt lại những kiến thức đúng. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân với một số câu hỏi phần vận dụng rồi sau đó làm việc theo nhóm với một số câu hỏi thảo luận và thống nhất câu trả lời. Giáo viên ghi lại tóm tắt nội dung lên bảng. - Tổ chức trò chơi ô chữ: Nội dung các cấu hỏi đều nằm trong phần ôn tập. 3) Kết quả: Gây được hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong giờ học đặt biệt giúp học sinh hệ thống được các kiến thức trong tiết ôn tập và vận dụng đạt kết quả cao ở giờ kiểm tra tiết 27: Kiểm tra giữa kỳII. Cụ thể: - Điểm đạt yêu cầu: 84,6%. - Trong đó khá giỏi chiếm: 30%. - Yếu 15,4%; Không có kém. Tóm lại để đạt được hiệu quả cao cho một tiết ôn tập hay luyện tập vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự chuẩn bị của thầy và trò đặc biệt là sự chuẩn bị của thầy. Thầy chuẩn bị càng tốt thì càng chủ động trong phương pháp ôn luyện cho học sinh và đừng quên là muốn đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của từng học sinh thì phải thông qua bài kiểm tra của học sinh. Phần III: Phương pháp tổ chức học sinh làm việc theo nhóm trong giờ học thực hành vật lý 7. Vật lý học là môn khoa học thực nghiệm nhiều kiến thức và kỹ năng đạt được qua môn vật lý và cơ sở đối với việc học tập nhiều môn khác. Đặc biệt là môn sinh, môn hoá và công nghệ, song chúng ta đã biết trong những năm học trước đây việc giảng bộ môn vật lý ở trường THCS phần lớn trong giờ học giáo viên là nhân vật trung tâm giải quyết hầu hết các công việc, học sinh chỉ ghi nhớ và làm theo mẫu. Đặc biệt trong các giờ dạy có thí nghiệm và các giờ thực hành, giáo viên không tiến hành thí nghiệm mà chỉ mô tả thí nghiệm rồi lấy kết quả trong sách giáo khoa cho học sinh công nhận. Làm cho tính tích cực tham gia vào học sinh của học sinh bị hạn chế.
  6. Để giảm bớt biệc giảng dạy chỉ theo hình thức truyền thụ. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trình mới và đổi mới phương pháp dạy đẻ phù hợp với yêu cầu xã hội hiện nay là thiên về việc hình thành những năng lực hoạt động cho học sinh. Từ những nhận định trên muốn nâng cao tính tích cực, tự tìm tòi sáng tạo, giáo viên cần phải chỉ đạo tổ chức các hoạt động nhằm giúp học sinh chủ động xây dựng kiến thức khoa học của mình. Vì vậy hoạt động nhóm trong các giờ học của môn Vật lý là không thể thiếu. Hầu hết các giờ học đều có thí nghiệm mà từ kết quả thí nghiệm các em mới rút ra được nội dung của bài. Sau đây tôi xin nêu việc làm cụ thể của phương pháp hoạt động theo nhóm của môn Vật lý 7 tôi trực tiếp dạy. 1) Căn cứ vào sĩ số học sinh trong 1 lớp để chia nhóm, vụ thể: Mỗi lớp chia thành 6 nhóm nhỏ. - Lớp 7 A: 39 em, mỗi nhóm có từ 6 - 7 em. - Lớp 7B: 34 em, mỗi nhóm có 5- 6 em. - Lớp 7 C: 33 em, mỗi nhóm có 5-6 em. 2) Căn cứ vào chất lượng học lực và đạo dức của học sinh trong từng lớp đồng thời kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để xếp chỗ ngồi cho mỗi nhóm 1 cách hợp lý. 3) Căn cứ vào cơ sở vật chất của trường để đề xuất bố trí bàn ghế phù hợp trong mỗi lớp. Cụ thể: Mỗi phòng có 12 bộ bàn ghế. Tôi phân 1 nhóm ngồi 2 bàn trong đó có 1 bàn mặt bàn bằng phẳng. 4) Trong mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, điều hành toàn bộ công việc trong nhóm , 1 thư ký ghi lại kết quả hoạt động. 5) Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của việc hoạt động theo nhóm. 6) Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo bài giảng, các thí nghiệm trước khi dạy để tránh tình trạng thí nghiệm không thành công. Dặn dò các nhóm chuẩn bị những dụng cụ hoặc nội dung bổ trợ thêm cho mỗi lần hoạt động nhóm trong từng bài.
  7. 7) Sau mỗi lần hoạt động nhóm giáo viên nhận xét đánh giá và cho điểm các nhóm làm tốt để động viên khích lệ các em đồng thời nhắc nhở những em chưa tích cực vào hoạt động để các em có ý thức hơn. Dựa vào các việc làm trên tôi xin nêu ra việc hoạt động nhóm trong 1 tiết thực hành vật lý 7 như sau: Bài 31: Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp. 1. Giáo viên chuẩn bị giáo án bài thực hành, chuẩn bị đầy đủ các thiết bị để tiến hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp gồm 2 bóng đèn. Chuẩn bị cho mỗi nhóm: -1 nguồn điện 6 V (gồm 4 pin con thỏ loại 1,5V). - 1 ampe kế GHĐ: 0,6A và ĐCNN: 0,01A. - 1 vôn kế GHĐ: là 3 V và 15V ĐCNN: 0,1V. - 2 bóng đèn: 2,5V. - Các mô đun lắp ráp mạch điện: gồm có dây nối đế đèn, chốt cắm (ampe kế, vôn kế, nguồn) Yêu cầu học sinh: * Chuẩn bị mẫu báo cáo như SGK và nội dung mục1: - Đơn vị đo cường độ dòng điện (tên và ký hiệu) - Dụng cụ đo cường độ dòng điện và cách sử dụng. - Đơn vị đo hiệu điện thế (tên và ký hiệu). - Dụng cụ đo hiệu điện thế và cách sử dụng. * Nghiên cứu trước nội dung thực hành đặc biệt quan sát kỹ hình 27-1a để nhận biết cách mức nối tiếp hai bóng đèn và vẽ sơ đồ mạch điện hình 27- 1a khi Ampe kế ở 3 vị trí : 1; 2; 3 (trước đèn 1; giữa đèn 1 đèn 2 và sau đèn 3). Tìm hiểu cách mắc vôn kế để đo hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn 1 (hình 27.2) và vẽ sơ đồ cách mắc vônkế đo hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 và giữa hai đầu của đèn 2 và giữa hai đầu đèn 1 và đèn 2 (2 vị trí: 2 và 3; 1 và 3).
  8. 2) Tiến hành: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập (7 phút) 1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện gần 1 nguồn, 1 ampe kế , 1 vốn kế, 1 bóng đèn, 1 công tắc. Nêu cách sử dụng ampe kế, vôn kế. - Giáo viên: kiểm tra phần học snih chuẩn bị ở nhà. 2. Tổ chức tình huống học tập: - Giáo viên: Hướng dẫn học sinh vẽ thêm 1 đèn bên cạnh đèn đã vẽ vào sơ đồ trên và giới thiệu đó là mạch điện nối tiếp. Đặt vấn đề: cường độ dòng điẹn và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp có đặc điểm gì?. * Hoạt động 2: Mắc nối tiếp 2 bóng đèn (12 phút): - Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát hình 27.1a và 27.1b (SGK) để nhận biết 2 bóng đèn mắc nối tiếp rồi nhận thấy được am pe kế và công tác được mắc nối tiếp trong mạch với các bộ phận khác. - Giáo viên: Yêu cầu học sinh nhắc lại cách sử dụng ampekế: + Mắc ampe kế nối tiếp với bóng đèn sao cho chốt dương về phía cực dương. + Cần lưu ý trước khi đo cường độ dòng điện qua bóng đèn thì phải chỉnh kim về vị trí số 0. - Giáo viên phát dụng tụ thí nghiệm cho các nhóm và yêu cầu các nhóm lắp sơ đồ mạch điện như hình 27.1a và vẽ sơ đồ vào bản báo cáo. - Giáo viên kiểm tra các nhóm mắc mạch và hỗ trợ các nhóm làm yếu hơn. * Hoạt động 3: Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp:(10 phút) - Giáo viên yêu cầu các nhóm mắc ampe kế ở vị đóng cống tắc 2 lần ghi lại 3 số chỉa của ampe kế và tính giá trị trung bình để được: I1; I2; I3. Học sinh phân công nhau làm việc: 1 học sinh mắc mạch; 3 học sinh đo cường độ dòng điện; 1 học sinh vẽ sơ đồ; 1 học sinh ghi kết quả thảo luận nhóm về kết quả thu được và hoàn thành nhận xét. - Giáo viên: Cho đại diện 2 nhóm lên ghi kết quả vào bảng giáo viên chuẩn bị trước. - Giáo viên hướng dẫn thảo luận chung và rút ra nhận xét.
  9. * Hoạt động 4: Đo hiệu điện thế đối với mạch nối tiếp (10 phút): Giáo viên: Yêu cầ học sinh nhắc lại cách mắc vôn kế và quan sát hình 27.2 ? Cho biết vôn kế vẽ trong sơ đồ mạch điện 27.2 đo hiệu điện thế của đèn nào. Giáo viên: Yêu cầu học sinh mắc mạch điện đo hiệu điện thế U12, U23 và U13 vẽ sơ đồ và ghi kết quả vào bản báo cáo. Học sinh: Phân công các thành viên trong nhóm, mắc mạch, vẽ sơ đồ đo U12; U23; U13, ghi kết quả sau đó thảo luận nhóm và rút ra nhận xét. Giáo viên: - Kiểm tra một số học sinh trong nhóm, yêu cầu các em thực hiện thao tác mắc vôn kế theo yêu cầu và đọc kết quả đó. - Hướng dẫn học sinh thảo luận và rút ra nhận xét đúng. * Hoạt động 5: Củng cố, nhận xét và đánh giá công việc của học sinh (6 phút): Giáo viên: Yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp và ghi nhớ vào vở. Giáo viên: Nhận xét và đánh gái kết quả, thu bản bảo cáo. Cho điểm và những tuyên dương các nhóm làm tốt, đồng thời nhắc nhở những nhóm chậm và đặc biệt những em chưa chú ý vào học sinh. Giáo viên: Yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ thí nghiệm và nạp lại cho giáo viên. - Hướng dẫn về nhà: học và làm bài tập bài học 27 (SBT). - Chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo bài 28 và trả lời trước phần 1. Kết quả: - Các em biết mắc 2 bóng đèn nối tiếp, biết sử dụng ampe kế và vôn kế để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch điện nối tiếp hai bóng đèn, từ đó các em đã rút ra được quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch nối tiếp. - Các em rất có hứng thú học tập, có ý thức làm việc trong nhóm và thu thập thông tin trong đời sống. Tóm lại: Để có được kết quả cao trong việc hoạt động nhóm thì giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo trước khi dạy kiểm tra và chuẩn bị các thiết bị cần thiết cho bài dạy. Phân công và tổ chức tốt các nhóm hoạt động, phải xác định thời gian cụ thể cho mỗi lần hoạt động. Phải kiểm tra trực tiếp quá trình làm việc của học sinh, đồng thời phải nhận xét đánh giá đúng những gì làm được và chưa làm được của các nhóm, động viên khích lệ để các em phấn
  10. phởi và có trách nhiệm hơn. Trong hoạt động nhóm các em có tính tập thể giúp đỡ nhau trong học tập. Trên đây chúng ta đã tham khảo một ví dụ điển hình về phương pháp tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm mà tôi đã thực hiện trong khi giảng dạy bộ môn vật lý khối 7. Như vậy ta có thể khẳng định rằng trí tuệ và phương pháp dạy học của thầy là hai yếu tố quyết định kết quả học tập của học sinh. Nhưng trí tuệ và phương pháp hay không phải tự nhiên sẵn có mà nó đòi hỏi người thầy phải say mê với nghề, học hỏi, rèn luyện trong lĩnh vực chuyên môn thì mới có được, đó là bài học sâu sắc mà tôi rút ra qua quá trình giảng dạy và những việc làm của bản thân trong thời gian qua. Tôi xin trình bày để các đồng chí tham khảo và mong các đồng chí góp ý để cho tôi và tất cả chúng ta cùng rút kinh nghiệm./. Ngọc Lặc,ngày 20 tháng 4 năm 2004 Giáo viên Lê Hữu Quý
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2