Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
PHẦN MỞ ĐẦU:<br />
<br />
<br />
1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
Trong thời kỳ đổi mới và phát triển mọi mặt về kinh tế – văn hóa – <br />
chính trị và xã hội hiện nay, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề Giáo <br />
dục con người phát triển toàn diện đặc biệt là thế hệ trẻ. Văn kiện Đại hội <br />
Đảng Cộng Sản Việt Nam nhiều khoá đã nhấn mạnh : "Nâng cao dân trí, đào <br />
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con <br />
người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp <br />
hoá, hiện đại hoá đất nước". <br />
Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước nhà là hướng tới việc đào tạo <br />
những con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nhằm hướng <br />
tới những con người lao động chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích <br />
ứng với xã hội đang từng ngày đổi thay. Từ ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, đòi <br />
hỏi ngành giáo dục phải đổi mới mục tiêu nội dung hình thức phương <br />
pháp đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện có hiệu <br />
quả cao, thiết thực. Đặc biệt là hệ thống giáo dục bậc phổ thông, một bậc <br />
học vô cùng quan trọng, đây là bước tạo nên sự hình thành và phát triển nhân <br />
cách của lớp trẻ Việt Nam. Một trong số những môn học có ý nghĩa to lớn và <br />
tích cực trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh <br />
đó là môn Âm nhạc. Âm nhạc là một trong những môn học không thể thiếu <br />
trong quá trình giáo dục toàn diện, cân đối hài hoà cho các em học sinh. Bởi vì <br />
âm nhạc là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người nói <br />
chung và ở trẻ em nói riêng. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để <br />
nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Từ hình tượng âm nhạc của <br />
bài hát, bản nhạc có tác động rất nhiều vào cảm xúc của các em từ đó giúp <br />
1<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng. Thông qua nội dung <br />
bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu truyền <br />
thống, bản sắc dân tộc con người Việt Nam. <br />
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc tại trường PT Dân <br />
Tộc Nội Trú THCS Huyện Krông Ana, với đối tượng 100% học sinh là người <br />
dân tộc thiểu số. Về năng lực cảm thụ âm nhạc, có thể thấy rõ các em học <br />
sinh này rất nhạy cảm với âm thanh, nhịp điệu, tiết tấu, các em thích được <br />
hoạt động và tự biểu hiện từ việc nghe hát, nghe nhạc, học hát và biết được <br />
một số kiến thức phổ thông về âm nhạc sau khi học…Từ những điều đó tôi <br />
thấy rằng việc tìm ra các phương pháp dạy học môn Âm nhạc, trong đó có <br />
phân môn Học hát phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số là điều vô <br />
cùng quan trọng. Làm sao thông qua môn học có thể giúp các em phát triển <br />
nhân cách một cách toàn diện và đặc biệt là vượt qua được những trở ngại <br />
tâm lí mà học sinh dân tộc thiểu số thường mắc phải, phát huy được những <br />
thế mạnh về năng lực cảm thụ âm nhạc của mình lớp.<br />
Từ những điều trăn trở đó bản thân tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra <br />
cách giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh của mình. "Phương pháp <br />
dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana" – đó là sáng kiến của bản thân tôi <br />
để góp phần vào việc dạy học mang tính thiết thực hơn và đạt hiệu quả cao <br />
trong mỗi giờ lên lớp. <br />
2/ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:<br />
Hiện nay, ở các trường phổ thông đang có cuộc vận động đổi mới <br />
phương pháp dạy học. Nhiều người nhất trí rằng phương pháp dạy học hiện <br />
nay là bất cập, lạc hậu, rất cần có sự cải tiến, thay đổi. Dạy học Âm nhạc ở <br />
<br />
2<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
các trường Trung học cơ sở là dạy theo 3 phân môn kết hợp (Hát, Tập đọc <br />
nhạc – Nhạc lí, Âm nhạc thường thức). Đó vừa là nội dung cũng vừa là <br />
phương pháp chủ đạo phù hợp với vấn đề giảng dạy âm nhạc cho đối tượng <br />
đại chúng (nghĩa là bất kể trẻ em nào đã ngồi ở trên ghế nhà trường đều phải <br />
học, dù em đó thích hoặc không thích âm nhạc, có năng khiếu ít, nhiều hay <br />
không có năng khiếu âm nhạc). Chính vì thế ta phải nghĩ đến việc đổi mới và <br />
cải tiến phương pháp giảng dạy từng phân môn theo hướng tích hợp, phù hợp <br />
với từng đối tượng học sinh mà cụ thể của đề tài này là phương pháp dạy <br />
phân môn học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở bậc THCS.<br />
Học sinh học hát là tiếp xúc với âm nhạc có lời. Mỗi bài hát là một cảm <br />
xúc riêng, có nội dung cụ thể về sự vật, hiện tượng, được diễn tả bằng âm <br />
nhạc và ngôn ngữ văn học. Mỗi bài hát dạy trong một tiết, sau đó được ôn tập <br />
trong một vài tiết tiếp theo. Giáo viên phải làm sao khắc phục được những trở <br />
ngại và khó khăn của các em học sinh dân tộc thiểu số mà phần lớn là trở <br />
ngại về ngôn ngữ, tính rụt rè, nhút nhát…để các em có thể hiểu, cảm nhận <br />
được bài hát và mục đích cuối cùng là đạt được mục tiêu của phân môn học <br />
hát.<br />
3/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu <br />
số ở Trường PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
4/ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:<br />
Nghiên cứu phương pháp dạy phân môn Học hát bậc Trung học cơ sở <br />
theo chương trình đào tạo mà Bộ Giáo dục ban hành.<br />
Đề tài được nghiên cứu từ tháng 01/2015 đến tháng 9/2017 được chia <br />
làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Từ tháng 01/2015 đến tháng 9/2015 chọn đề tài. <br />
<br />
3<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
Giai đoạn 2: Từ tháng 10/2015 đến 06/2016 đi sâu vào nghiên cứu đề <br />
tài.<br />
Giai đoạn 3: Từ tháng 8/2016 đến tháng 12/2017 đưa đề tài vào thực tế <br />
và hoàn thành sáng kiến. <br />
Tại trường PTDT Nội Trú Krông Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
5/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : <br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, đọc sách, tìm hiếu tổng hợp trên các <br />
thông tin đại chúng. Tham khảo qua báo chí băng đĩa, các chương trình truyền <br />
hình dân ca.<br />
Đúc rút kinh nghiệm của bản thân trong quá trình công tác.<br />
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn :<br />
Sử dụng phương pháp điều tra: bằng cách phát phiếu điều tra<br />
Sử dụng phương pháp Tổng kết kinh nghiệm trong qua trong quá trình <br />
dàn dựng các tiết dân ca văn nghệ trong trường, ở các cuộc thi dân ca các cấp.<br />
Sử dụng phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động trong quá <br />
trình học phân môn Ân nhạc thường thức liên quan đến dân ca và học hát các <br />
bài hát dân ca, thông qua kết quả của các nhóm và các cuộc thi tiếng hát dân <br />
ca.<br />
Sử dụng phương pháp nghiên cứu thử nghiệm khảo nghiệm áp dụng <br />
trong quá trình dạy học phân môn Âm nhạc thường thức và các bài hát dân ca <br />
trong chương trình Âm nhạc trung học cơ sở.<br />
Sử dụng phương pháp thống kê toán học bằng phiếu điều tra và tổng <br />
hợp kết quả đối chiếu số liệu<br />
II/ PHẦN NỘI DUNG:<br />
<br />
<br />
1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:<br />
Âm nhạc có một vị trí quan trọng trong đời sống của con người, đối với <br />
mỗi người chúng ta hoạt động ca hát còn là nguồn nuôi dưỡng tinh thần. Thật <br />
vậy, từ khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ cũng có thể cảm nhận được ca hát <br />
<br />
5<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
một cách thụ động, phản ứng với âm nhạc ngay từ lúc này. Nhiều công trình <br />
nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng: khi người mẹ mang <br />
thai từ 4 tháng rưỡi trở đi, nếu cho thai nhi nghe một cách gián tiếp các thể <br />
loại âm nhạc thì sẽ giúp cho trí tuệ thai nhi phát triển ngay từ lúc còn trong <br />
bào thai. Rồi khi lọt lòng, trẻ đã từng bước tiếp xúc với những câu hát ru trìu <br />
mến, nhẹ nhàng đầy tình cảm, biết bao nhiêu tâm sự, bao điều dạy dỗ người <br />
mẹ gửi gắm cho con mình qua những khúc hát ru. Lời ru cũng chính là tâm hồn <br />
của người mẹ, là giai điệu của quê hương, là nguồn nuôi dưỡng tình cảm và <br />
nhân cách cho trẻ em sau này. Rồi cùng với năm tháng khi trẻ lớn dần lên lại <br />
được tiếp xúc với những bài đồng dao. Những bài hát này với nét nhạc vui <br />
tươi, dí dỏm, hồn nhiên gắn bó với trẻ trong những trò chơi ngây thơ, hồn <br />
nhiên…như: Tập tầm vông, rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, lộn cầu vồng…<br />
Từ lúc trẻ thụ động nghe âm nhạc cho đến khi chủ động. Tìm đến với câu hát <br />
vần điệu, kèm theo những trò chơi, tất cả đều giúp cho trẻ lớn lên là đặt nền <br />
tảng âm nhạc đầu tiên cho trẻ, đồng thời đó là yếu tố tác động đến tình cảm <br />
và nhân cách cho trẻ sau này. Đến tuổi thanh niên khi những rung động của <br />
tình yêu thì ca hát được thể hiện bằng những câu hát giao duyên, huê tình, <br />
trong các lễ hội…, cho đến khi qua đời con người vẫn gắn bó với âm nhạc. <br />
Từng bài hát, câu hát đều phản ánh một cách hình tượng những khái <br />
niệm sâu sắc về cuộc sống, thiên nhiên, cảnh vật, con người và các mối quan <br />
hệ, tư tưởng, tình cảm. Giáo dục và giảng dạy âm nhạc cho học sinh phổ <br />
thông có tác dụng lớn lao vào đời sống tinh thần của các em, nó khơi dậy ở <br />
học sinh những cảm xúc về chân – thiện – mĩ, nhằm góp phần cùng các môn <br />
học khác để thực hiện thắng lợi mục tiêu của ngành giáo dục đào tạo đề ra. <br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
Ca hát còn là một hoạt động giáo dục nhẹ nhàng và hấp dẫn mang lại <br />
hiệu quả xã hội cao. Những bài hát thường có nội dung phong phú, bổ sung <br />
vốn sống cho các em, cung cấp thêm từ ngữ và làm rung động các cảm xúc <br />
thẩm mĩ cho các em. Hoạt động ca hát cũng là người bạn đồng hành của các <br />
em học sinh trong mọi hoạt động về mặt sinh lý như: Học sinh thở sâu hơn <br />
rất có lợi cho hệ hô hấp và tuần hoàn, dây thanh đới được rung động tinh tế <br />
giúp giọng nói của các em thêm truyền cảm, thính giác phát triển, thần kinh <br />
hưng phấn, sức khoẻ tăng cường. Thấy rõ được tầm quan trọng của ca hát <br />
đối với học sinh nên đòi hỏi những yêu cầu của việc dạy hát ở bậc THCS cần <br />
có những đổi mới, đặc biệt là đối tượng lại là những học sinh người dân tộc <br />
thiểu số. Riêng dạy học hát cho học sinh khối lớp 6, giáo viên cần phải có kỹ <br />
năng hát cơ bản, hát chuẩn xác và diễn cảm để thu hút sự chú ý của học sinh <br />
giúp các em hát đúng, hát hoà giọng, biết thể hiện tình cảm, sác thái của bài <br />
hát, hiểu nội dung của tác phẩm và cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng của <br />
âm nhạc qua giai điệu và lời ca của từng bài hát.<br />
2/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:<br />
a. Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số:<br />
Học sinh bậc Trung học cơ sở tuổi từ 11 – 15 tuổi, đây là giai đoạn hình <br />
thành và ổn định nhân cách, năng lực của mỗi người. Học sinh Trung học cơ <br />
sở được tiếp xúc với nhiều môn học, nhiều giáo viên, nhiều phương pháp dạy <br />
học khác nhau. Vì vậy, các em dần tách khỏi ảnh hưởng của giáo viên, các em <br />
muốn mọi người coi mình là người lớn. Các em thường kết bạn với những <br />
bạn ở trong và ngoài lớp phù hợp với tính cách của mình cũng như có nhận <br />
xét, đánh giá, so sánh về các thầy cô giáo. Tuy nhiên, học sinh dân tộc thiểu số <br />
thường biểu hiện rụt rè và nhút nhát hơn so với các bạn, các em có khả năng <br />
<br />
7<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
sử dụng ngôn ngữ phổ thông (tiếng Việt) tương đối thành thạo, tuy nhiên việc <br />
phát âm vẫn chưa được tròn tiếng, rõ ràng, đôi khi còn dùng lẫn cả tiếng địa <br />
phương. Ở độ tuổi này các em đã bộc lộ rõ ràng về khả năng học các môn <br />
học, các lĩnh vực, có sự phân hóa rõ rệt trong phát triển trí tuệ, đời sống tình <br />
cảm phong phú, thích hoạt động, học tập với nhóm bạn thân, thích các hoạt <br />
động mang tính cạnh tranh.<br />
b. Năng lực âm nhạc của học sinh dân tộc thiểu số:<br />
So với học sinh Tiểu học, hiểu biết về âm nhạc của học sinh Trung <br />
học cơ sở đã phát triển hơn, tiếp thu từ nhiều nguồn qua các phương tiện <br />
thông tin, sinh hoạt âm nhạc ở nhà trường, qua bạn bè, gia đình, xã hội... Cảm <br />
thụ và hứng thú nghệ thuật âm nhạc ở lứa tuổi này đa dạng hơn, có em thích <br />
hát, thích nghe nhạc, có em thích nhảy múa sáng tác, học nhạc cụ... Đa số học <br />
sinh có khả năng nghe và trí nhớ âm nhạc khá phát triển, có thể học thuộc <br />
những bài hát có lời ca dài, có thể nghe và gõ lại tiết tấu từ đơn giản dến <br />
phức tạp. Song hạn chế lớn nhất của các em là thói quen thụ động trong quá <br />
trình học tập trong giờ học âm nhạc cụ thể là phân môn học hát, các em chưa <br />
chủ động tìm hiểu bài, mà chỉ trông chờ giáo viên lên lớp hát và hát theo. Đối <br />
với các ký hiệu âm nhạc ghi trên bài hát thì các em ít nhớ và tỏ ra lúng túng, <br />
năng lực cảm thụ âm nhạc của các em học sinh còn rất hạn chế, thực tế cho <br />
thấy vì quá lệ thuộc vào các bài hát trong sách giáo khoa, đây cũng là hạn chế <br />
vốn hiểu biết về phân môn học hát trong chương trình, trong giờ học hát có <br />
nhiều em bước đầu còn e thẹn, rụt rè không chủ động xây dựng bài.<br />
Giọng hát học sinh Trung học cơ sở có biểu hiện khác biệt, có em hát <br />
được ở âm khu cao trong khi nhiều em chỉ hát được ở âm khu thấp, khó đưa ra <br />
một âm vực chung cho giọng hát của học sinh, đặc biệt ở lớp 8, lớp 9. Giai <br />
<br />
8<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
đoạn vỡ giọng (đặc biệt là học sinh nam), tiếng hát không còn trong trẻo nữa <br />
mà trầm xuống và hơi khàn. Dạy hát ở giai đoạn này rất cần đến sự tinh tế <br />
của phương pháp, điều chỉnh, chọn giọng phù hợp. Thông thường, học sinh <br />
lớp 6, 7 hát được những bài có âm vực trong phạm vi quãng 10 thứ. Học sinh <br />
lớp 8, 9 âm vực thấp hơn một chút. Thường phải dịch giọng các bài hát so với <br />
bản kí âm thì các em mới hát được.<br />
Đa số học sinh có khả năng tham gia hoạt động âm nhạc mang tính tập <br />
thể như hát trong lớp, đồng ca ngoài sân trường. Một số ít có khả năng biểu <br />
diễn đơn ca. Cũng có học sinh có năng khiếu ở mặt này nhưng lại yếu ở mặt <br />
khác, ví dụ có em hát đúng về cao độ thì lại chưa vững về trường độ, có em <br />
gõ đệm tốt nhưng lại yếu về vận động theo nhạc...Nhiều học sinh yêu thích <br />
học môn Âm nhạc, nhiều em thích đến trường vì được vui chơi, ca hát. Hứng <br />
thú và sở thích âm nhạc của các em không giống nhau, cảm nhận về âm nhạc <br />
cũng khác biệt. Năng lực âm nhạc của các em cũng khác nhau, trong lớp <br />
thường có cả học sinh khá giỏi, trung bình và học yếu.<br />
Đây là những nét chung về năng lực âm nhạc của học sinh dân tộc thiểu <br />
số nhưng trong mỗi lớp lại có nét riêng biệt và giáo viên cần tìm hiểu về điều <br />
này, như vậy mới có thể dạy tốt môn Âm nhạc.<br />
c. Phương pháp dạy Học hát ở trường THCS:<br />
* Mục tiêu của dạy hát:<br />
Mục tiêu về kiến thức: dạy hát nhằm phát triển năng lực nhận thức <br />
của học sinh, học mỗi bài hát giúp các em biết thêm về một vấn đề, về tác <br />
giả hoặc đặc điểm riêng của bài hát. Sự phong phú về mặt nội dung trong các <br />
bài hát giúp học sinh thêm hiểu biết về cuộc sống. Các hình tượng âm nhạc <br />
cũng giúp nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của các em. Bên cạnh đó, <br />
<br />
9<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
dạy hát còn phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn ngôn ngữ <br />
của học sinh trở nên phong phú và sinh động hơn.<br />
Mục tiêu về kĩ năng (đây là mục tiêu trọng tâm): dạy hát nhằm phát <br />
triển năng lực âm nhạc của học sinh, giúp các em hát đúng giai điệu và lời ca, <br />
biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình <br />
cảm của bài hát. Dạy hát còn giúp học sinh biết trình bày bài hát theo hình <br />
thức đơn ca, song ca, tốp ca, biết hát kết hợp các hoạt động như: gõ đệm, vận <br />
động theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn hoặc trò chơi âm nhạc... <br />
Mục tiêu về tình cảm và thái độ: dạy hát nhằm giáo dục học sinh <br />
những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu thích âm nhạc, có khả năng <br />
tham gia ca hát ở trong và ngoài trường học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Quy trình dạy Học hát:<br />
Một số quy trình dạy hát được giới thiệu trong các tài liệu khác <br />
nhau, có quy trình rút gọn (34 bước), có quy trình chi tiết (89 bước). Hiện <br />
nay, giáo viên thường dạy hát theo quy trình có 7 bước: <br />
Giới thiệu bài hát.<br />
Tìm hiểu về bài hát.<br />
Nghe hát mẫu.<br />
Khởi động giọng.<br />
Tập hát từng câu.<br />
Hát cả bài.<br />
Củng cố, kiểm tra.<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
Thực tế, cách dạy Học hát cần hết sức linh hoạt mềm dẻo, nên thứ tự <br />
các bước trong quy trình dạy hát không phải là bất di bất dịch, đây chỉ là <br />
những hoạt động cần thực hiện khi dạy hát. Các bước 1, 2, 3, 4 không nhất <br />
thiết phải thực hiện theo trình tự, có thể đưa bước nào lên trước cũng được. <br />
Tuy nhiên nên tiến hành tìm hiểu bài hát trước khi nghe hát mẫu, vì: <br />
Bước 1 (Giới thiệu bài hát) do giáo viên thực hiện, bước 2 (Tìm hiểu <br />
về bài hát) nên để học sinh hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của các em. <br />
Bước 3 lại đến hoạt động của giáo viên (Hát mẫu) là sự đan xen hợp lí, logic. <br />
Khi tìm hiểu về bài hát, giáo viên cần giải thích ý nghĩa một số từ khó, <br />
ý nghĩa một số câu hát, giúp học sinh hiểu nội dung khi nghe hát mẫu.<br />
Khi tìm hiểu bài, đôi khi giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc lời <br />
ca theo tiết tấu, nghe hát mẫu sẽ giúp các em củng cố tiết tấu vừa luyện tập.<br />
Giáo viên giới thiệu chỗ khó hoặc đặc điểm riêng của bài hát, học sinh <br />
sẽ cảm nhận được điều này khi nghe hát mẫu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Kĩ thuật dạy Học hát:<br />
Kĩ thuật dạy hát của các giáo viên rất phong phú và đa dạng, bởi vì năng lực, <br />
kinh nghiệm và điều kiện dạy học của mỗi người rất khác biệt. Sau đây là <br />
một số kĩ thuật phổ biến:<br />
Giới thiệu bài hát: <br />
Mục tiêu để học sinh biết tên bài hát, tên tác giả, xuất xứ hoặc nội dung <br />
bài hát. Lời giới thiệu hay sẽ gợi nên không khí tích cực và hứng thú học hát <br />
của học sinh. Giáo viên có thể chọn một trong những cách giới thiệu sau: Giáo <br />
viên thuyết trình; Giáo viên đặt câu hỏi để giới thiệu bài hát; Giáo viên sử <br />
<br />
<br />
11<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
dụng tranh ảnh minh họa; Với những bài dân ca hoặc bài hát nước ngoài, giáo <br />
viên nên dùng bản đồ, tranh ảnh để giới thiệu thêm về vị trí địa lí, thiên nhiên <br />
và đời sống con người ở nơi đó. Đôi khi cũng có thể giới thiệu mở rộng tới <br />
một số bài hát khác của cùng tác giả, cùng chủ đề hoặc cùng vùng miền, có <br />
thể cung cấp cho học sinh những kiến thức văn hóa cần thiết khác... <br />
Tìm hiểu bài hát: <br />
Dạy hát ở trường Trung học cơ sở, tìm hiểu bài hát giúp học sinh hiểu <br />
nội dung bài hát, nắm được cấu trúc (chia đoạn, chia câu) và các kí hiệu âm <br />
nhạc trong bài. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài hát, giáo viên thường đặt <br />
cho các em một số câu hỏi.<br />
Nghe hát mẫu: <br />
Mục tiêu là để học sinh làm quen với giai điệu và có cảm nhận ban đầu <br />
về bài hát. Giáo viên cần trình bày bài hát đảm bảo sự chuẩn mực, đem lại <br />
đầy đủ cảm xúc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Nếu có khả năng giáo <br />
viên nên vừa hát vừa kèm theo động tác minh họa sẽ làm cho các em thấy thích <br />
thú hơn. Dù có đĩa nhạc, học sinh vẫn thích nghe giọng của chính thầy cô thể <br />
hiện bài hát, vì bài hát do giáo viên trình bày không chỉ tác động tới các em <br />
bằng giọng hát mà cong bằng cả ánh mắt, điệu bộ, bằng sức cảm hóa trực <br />
tiếp của tâm hồn mình mà đĩa nhạc không thể thay thế được.<br />
Khởi động giọng (luyện thanh):<br />
Khi khởi động giọng giáo viên cần hướng dẫn học sinh đứng thẳng, tư <br />
thế tự nhiên. Giáo viên đàn chuỗi âm ngắn, đơn giản để các em nghe và đọc <br />
bằng âm La, Ma, Mô, Mi hoặc nguyên âm A, O, U, I.... với thời gian 12 phút, <br />
giáo viên chỉ nên dùng một âm hình tiết tấu chung khi khới động giọng.<br />
Tập hát từng câu:<br />
<br />
<br />
12<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
Giáo viên đàn câu thứ nhất khoảng 23 lần để tất cả học sinh lắng nghe <br />
và tự nhẩm theo rồi bắt nhịp để các em tập hát vài lần hòa cùng với tiếng đàn. <br />
Tiếp đó giáo viên chỉ định học sinh hát lại câu vừa tập, giáo viên lắng nghe và <br />
phát hiện những chỗ sai rồi giúp các em sửa lại. Giáo viên hướng dẫn học <br />
sinh tập câu hát tiếp theo tương tự. Sau khi tập xong hai câu, giáo viên nên yêu <br />
cầu học sinh hát nối (móc xích) 2 câu với nhau. Các câu còn lại tập tương tự.<br />
Hát cả bài:<br />
Khi thực hiện, giáo viên nên đàn giai điệu cho học sinh nghe và nhẩm <br />
hát lại toàn bộ bài hát, giúp các em phát hiện chỗ còn sai và tự sửa chữa. Tiếp <br />
đó, giáo viên đệm đàn để học sinh hát cả bài một vài lần, sau đó chỉ định cá <br />
nhân, cặp đôi, nhóm, tổ hát lại để tiếp tục sửa chỗ còn sai. Hướng dẫn các em <br />
cách lấy hơi, thể hiện đúng chỗ ngân, nghỉ trong bài và thể hiện sắc thái , tình <br />
cảm của bài hát.<br />
Củng cố, kiểm tra:<br />
Giúp học sinh biết trình bày bài hát cho sinh động, hấp dẫn; đánh giá <br />
kết quả học tập của học sinh, nhấn mạnh nội dung bài hát và giáo dục thái <br />
độ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp:<br />
Với việc áp dụng phương pháp và quy trình giảng dạy trên khi dạy đối <br />
tượng là học sinh dân tộc thiểu số tôi đã có những thành công nhất định trong <br />
việc giảng dạy môn Âm nhạc, làm cho các em hăng say, hứng thú học tập tốt <br />
ở các môn học khác nữa. Từ đó chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường <br />
cũng được nâng cao. Thể hiện rõ nhất là số học sinh của trường được học hát <br />
ở trường về mỗi buôn làng, mỗi khu dân cư của các xã đều là những thành <br />
viên tích cực của các phong trào văn nghệ quần chúng trong các ngày lễ lớn <br />
của đất nước, các ngày kỉ niệm. Các em mang những lời ca, tiếng hát đã học <br />
được ở trường để góp phần làm cho phong trào văn nghệ trở nên sôi nổi và có <br />
ý nghĩa hơn. <br />
Bên cạnh đó, cùng với việc thi đua thực hiện phong trào Xây dựng <br />
trường học thân thiện – Học sinh tích cực mà Bộ Giáo dục & Đào tạo phát <br />
động trong toàn ngành, trong quá trình giảng dạy môn Âm nhạc tôi cũng đã <br />
mạnh dạn đưa vào một số phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với <br />
các em học sinh người dân tộc thiểu số nhằm phát huy tính chủ động tích cực, <br />
sáng tạo của các em.<br />
b. Nội dung và cách thực hiện các giải pháp:<br />
* Về nội dung dạy Học hát:<br />
Đa số học sinh dân tộc thiểu số thích học hát các bài dân ca phổ biến tại <br />
địa phương hoặc các bài hát mang âm hưởng dân ca, sáng tác của nhạc sĩ địa <br />
phương, sáng tác của các thầy cô trong nhà trường. <br />
Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho biên soạn và sử dụng tài liệu <br />
Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Âm nhạc Trung học cơ <br />
<br />
14<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
sở, giáo viên Âm nhạc cần điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với khả <br />
năng tiếp thu của học sinh dân tộc thiểu số, theo đó ở những trường khó khăn <br />
(chưa có giáo viên chuyên trách dạy Âm nhạc, chưa có điện hoặc chưa có <br />
nhạc cụ…) chủ yếu dạy học sinh Học hát và Âm nhạc thường thức (những <br />
nội dung dễ dạy), còn nội dung Nhạc lí và Tập đọc nhạc chưa thực hiện. Còn <br />
ở những trường thuận lợi thì việc dạy học Âm nhạc cần thực hiện tương tự <br />
như các nơi khác.<br />
* Về phương pháp dạy Học hát:<br />
Khi dạy hát cho học sinh ở vùng khó khăn (chưa có giáo viên chuyên <br />
trách dạy Âm nhạc hoặc chưa có nhạc cụ…) mức độ cần đạt của học sinh là : <br />
biết tên tác giả bài hát và tập hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Để đạt <br />
được điều đó, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề :<br />
Học sinh cần đọc kĩ lời ca trước khi học hát, giáo viên giải thích <br />
những từ khó và giúp các em từng bước phát âm rõ ràng, chuẩn xác.<br />
Cần tập trung vào bước tập hát từng câu, giáo viên hướng dẫn để học <br />
sinh hát đúng giai điệu của bài hát.<br />
Giáo viên nên tăng cường chỉ định học sinh khá, giỏi hát mẫu hoặc hỗ <br />
trợ cho các em khác.<br />
Hướng dẫn học sinh tập hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đứng vận <br />
động theo nhạc, để tiết học trở nên vui tươi, sinh động hơn.<br />
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tập dịch lời bài hát từ tiếng Việt <br />
sang tiếng mẹ đẻ (12 câu hoặc cả bài), rồi tập hát bằng tiếng mẹ đẻ. Nên <br />
bắt đầu từ việc dịch 12 câu, sau đó tùy vào năng lực của học sinh mà giáo <br />
viên hướng dẫn các em dịch cả bài. Giáo viên nên hợp tác, giúp đỡ học sinh <br />
trong việc dịch lời bài hát từ tiếng Việt sang tiếng mẹ đẻ, cần đặc biệt tôn <br />
<br />
15<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
trọng ngôn ngữ của các dân tộc cũng như nỗ lực của học sinh trong việc dịch <br />
và tập hát lời ca bằng tiếng mẹ đẻ.<br />
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh dùng những động tác múa đặc <br />
trưng của địa phương để múa phụ họa hoặc vận động theo nhạc.<br />
Giáo viên có thể kết hợp với các nghệ sĩ, nghệ nhân của địa phương <br />
để dạy hát cũng như giáo dục âm nhạc cho học sinh.<br />
* Về phương tiện dạy Học hát:<br />
Những trường có điều kiện, giáo viên cần khai thác có hiệu quả các <br />
phương tiện dạy học Âm nhạc hiện có như : nhạc cụ quen dùng, sách giáo <br />
khoa, sách giáo viên, giáo án điện tử, các tài liệu tham khảo…<br />
Những trường chưa có điện, giáo viên nên sử dụng những nhạc cụ <br />
truyền thống của địa phương để dạy học, ví dụ như : sáo trúc, đàn nhị, đàn <br />
bầu, đàn nguyệt… Giáo viên và học sinh nên tự chế tạo một số nhạc cụ gõ <br />
đơn giản từ chất liệu có sẵn ở địa phương (tre, nứa, viên sỏi, vỏ trai…), dùng <br />
những nhạc cụ đó để gõ đệm khi học hát.<br />
Giáo viên cần tìm hiểu và khai thác những nhạc cụ phổ biến của địa <br />
phương để nâng cao hiệu quả việc dạy học Âm nhạc.<br />
* Thực nghiệm : <br />
(Áp dụng những phương pháp đổi mới vào một tiết dạy cụ thể có giáo án <br />
minh họa kèm theo)<br />
c. Mối quan hệ giữa biện pháp và giải pháp<br />
Đề tài " Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh <br />
dân tộc thiểu số ở Trường PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana " phải <br />
thực hiện hai giải pháp. Các giải pháp phải thực hiện theo trình tự từ phương <br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
pháp phù hợp, đến phương tiện dạy học hỗ trợ rồi đến kỹ thuật dạy hát đễ <br />
mang lại tiết học hát đạt hiệu quả cao nhất.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. <br />
Qua quá trình áp dụng những phương pháp mới vào việc giảng dạy phân <br />
môn Học hát của mình, tôi nhận thấy mức độ yêu thích và tiếp thu của học <br />
sinh đã được nâng lên một cách rõ rệt. Việc áp dụng các phương pháp mới đã <br />
tạo hiệu quả cao và tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:<br />
Lâu nay ở trường THCS chúng ta vẫn tiến hành dạy hát theo phương <br />
pháp truyền thống, đó là dạy truyền miệng từng câu hát ngắn theo lối móc <br />
xích, giáo viên hát mẫu rồi học sinh hát theo. Trừ trường hợp ở vùng khó khăn <br />
không có điện ta mới áp dụng phương pháp như thế, còn ở những vùng có <br />
điều kiện trong giờ Âm nhạc giáo viên phải sử dụng nhạc cụ thành thạo trong <br />
tiết dạy của mình. Hơn nữa, khi bước vào dạy bài hát, giáo viên cần dành một <br />
vài phút cho học sinh luyện thở, luyện âm thanh như một hoạt động khởi <br />
động giọng và luyện tai nghe để chuẩn bị vào bài. Trong quá trình học hát giáo <br />
viên cần giúp các em phân biệt sự khác nhau giữa hát và nói, khi hát âm thanh <br />
được phát ra phải có độ ngân, mỗi âm vang lên đều đặn nhưng phải rõ và đẹp. <br />
Có thể đàn giai điêụ cho học sinh nghe đồng thời luyện cách ghi nhớ và đệm <br />
theo giai điệu khi các em đã thuộc bài. Để tránh cho học sinh hát sai theo kinh <br />
nghiệm của bản thân tôi thì có một số biện pháp sau:<br />
+ Động viên tất cả học sinh đều làm việc.<br />
+ Tìm nhiều biện pháp để thu hút sự chú ý của học sinh, có thể lồng <br />
ghép phương pháp trình chiếu…<br />
+ Học âm nhạc với tinh thần học vui vui học, tổ chức các trò chơi âm <br />
nhạc nhỏ trong tiết học.<br />
<br />
17<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
+ Tận dụng âm thanh của tiếng đàn, giọng hát, chú trọng trong việc tổ <br />
chức cho học sinh thực hành.<br />
Từ thực tiễn trên tôi còn thấy đối với các em học sinh là người dân tộc <br />
thiểu số khi ra các dạng bài tập như dịch lời bài hát (đặc biệt là dân ca) sang <br />
tiếng mẹ đẻ, hoặc đặt lời mới trên nền giai điệu của bài hát dân ca có sẵn… <br />
các em tham gia rất tích cực và sôi nổi. Đặc biệt khi cho các em lên trình bày <br />
những bài hát mà các em đã dịch sang tiếng mẹ đẻ của mình, các em rất vui <br />
sướng, vì lòng tự hào dân tộc được tôn vinh và bên cạnh đó các em còn có cơ <br />
hội được tìm hiểu thêm về các dân tộc anh em cùng sinh sống trong trường <br />
học của mình, kết quả là giờ học rất sôi nổi và thân thiện. Tôi thấy đây là một <br />
điều nên làm đối với giáo viên Âm nhạc ở các trường có học sinh là người dân <br />
tộc thiểu số. Vì như vậy vừa giúp các em học sinh nâng cao nhận thức trong <br />
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mới, vừa phát <br />
huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Với ý nghĩa sâu xa hơn là giúp các <br />
em gìn giữ được tiếng nói của dân tộc mình trong thời đại mà hiện nay đang <br />
dần bị mai một, và trên thực tế hiện nay có rất nhiều em học sinh người dân <br />
tộc thiểu số không còn nói hoặc viết được tiếng của dân tộc mình nữa.<br />
Sau đây, tôi xin được giới thiệu một số bài làm dịch sang tiếng mẹ đẻ <br />
của các em học sinh dân tộc thiểu số lớp 6 – Trường PT Dân Tộc Nội Trú <br />
Huyện <br />
Krông Ana sau khi học xong tiết 13 – Học hát bài Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐI CẤY – PÂY ĐĂM<br />
Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen. <br />
(Khửn chùa ẻo nâng ngả sen, khửn chùa ẻo nâng ngả sen).<br />
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng.<br />
(Kin khẩu bằng t’en pây đăm nâ ư hai).<br />
Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng.<br />
(Slam slí a mì giản đuổi chăng, mì khỏa đuổi chăng).<br />
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm.<br />
(Tím t’en hâu cooi liêu hai noọc thềm).<br />
Chơi trăng ngoài thềm í rằng cầu cho.<br />
<br />
19<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
(Liêu hai noọc thềm í rằng kì hử).<br />
Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm.<br />
(Kì hử chang ún, êm êm lểm noọc êm).<br />
Bài làm của Nhóm học sinh dân tộc Tày, Nùng.<br />
<br />
ĐI CẤY – NAO PLA<br />
Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen. <br />
(Đĭ Chùa pleh sa mnga krĭ, đĭ Chùa pleh sa mngă krĭ).<br />
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng.<br />
(Hoă êsei hŏng pui kơ đen nao pla mngač mlan).<br />
Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng.<br />
(Tlâu pă mniê êra mâu bi kơ čah hong mâu bĭng găp hong).<br />
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm.<br />
(Čuh pui kâu srăng hlăp mlan ti adring).<br />
Chơi trăng ngoài thềm í rằng cầu cho.<br />
(Hlăp mlan ti adring i răng kwưh akâo ).<br />
Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm.<br />
(Kwư akâo hlăm mđao, êdăp êdăp vĭt mtluôn êngao êdăp).<br />
Bài làm của Nhóm học sinh dân tộc Ê Đê.<br />
<br />
<br />
<br />
ĐI CẤY – PÂY ĐẲM<br />
Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen. <br />
(Khưn chùa hắc một ngà sen, khưn chùa hắc một ngà sen).<br />
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng.<br />
(Kin khẩu pờn tèn pây đẳm phã siêng).<br />
Ba bốn cô có hẹn cùng chăng có bạn cùng chăng.<br />
(Sam si cua mi hẹn huồm chăng, mí cua huồm chăng).<br />
20<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm.<br />
(Tay tèn hâu sẽ ín trăng noọc thềm).<br />
Chơi trăng ngoài thềm í rằng cầu cho.<br />
(Ín trăng noọc thềm í cạ cầu hơ).<br />
Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm.<br />
(Cầu hơ cuông ún, êm êm mà noọc êm).<br />
Bài làm của Nhóm học sinh dân tộc Thái.<br />
<br />
Sau khi áp dụng các phương pháp đổi mới vào trong quá trình dạy học <br />
môn Âm nhạc, tôi tiến hành kiểm tra chất lượng, đối chứng và thu được kết <br />
quả như sau: Học sinh ngày càng mạnh dạn hơn trong thực hành âm nhạc, yêu <br />
thích ca hát và có thái độ đúng đắn với loại hình nghệ thuật này. Số học sinh <br />
khá, giỏi bộ môn âm nhạc ngày càng tăng, số học sinh yếu giảm, có thể năng <br />
khiếu chưa phát triển tốt nhưng học sinh tích cực hơn trong học tập và chất <br />
lượng bộ môn được nâng cao rõ rệt.<br />
Chúng tôi tiến hành điều tra 4 lớp của trường với số lượng là 152 HS. <br />
Kết quả thu được như sau (xem bảng tổng hợp):<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH HỌC TẬP BỘ MÔN ÂM <br />
NHẠC CỦA HỌC SINH SAU KHI ÁP DỤNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG <br />
PHÁP PHÙ HỢP VỚI HS DÂN TỘC THIỂU SỐ<br />
Nội dung điều tra Câu hỏi Kết quả<br />
Thái độ, tinh thần Em có thích Bình Không <br />
Rất thích Thích<br />
học tập bộ môn học môn Âm thường thích<br />
Âm nhạc. nhạc không?<br />
120/152 22/152 10/152 0/152<br />
(Vấn đề 1)<br />
(79%) (14,5%) (6,5%) (0%)<br />
<br />
Nhận thức của HS Em có thích Bình Không <br />
về đổi mới phương thầy (cô) áp Rất thích Thích<br />
thường thích<br />
pháp học hát phù dụng <br />
hợp với HS dân tộc phương <br />
thiểu số. pháp dạy 135/152 12/152 05/152 0/152<br />
(Vấn đề 2) học hát như (88,8%) (7,9%) (3,3%) (0%)<br />
hiện tại <br />
không?<br />
<br />
<br />
* Kết quả học tập môn Âm nhạc năm học 2016 2017:<br />
LỚP SĨ SỐ ĐẠT CHƯA ĐẠT<br />
6 39 39 (100 %)<br />
7 41 41 (100 %)<br />
8 38 38 (100 %)<br />
9 38 38 (100%)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
Một số hình ảnh thực tế trên lớp các tiết học hát và kiểm tra<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiết Kiểm tra trình bày theo nhóm của lớp 8 năm học 2017 2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
Một tiết học hát ở lớp 8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận <br />
Vai trò của âm nhạc đối với đời sống con người đã được khẳng định là <br />
vô cùng quan trọng. Là một giáo viên Âm nhạc, hơn ai hết tôi nhận thức rất rõ <br />
điều này. Nhưng không thể chỉ có trình độ chuyên môn thôi, mà tình yêu âm <br />
nhạc, niềm đam mê với nghề mới giúp tôi đem những chân trời mới lạ trong <br />
từng câu hát đến với những học sinh thân yêu. Đó chính là tài sản quý giá mà <br />
mỗi người<br />
giáo viên phải trau dồi và gìn giữ.<br />
Trong bộ môn Âm nhạc thì phân môn học hát là phân môn quan trọng bởi <br />
ca hát vốn là nhu cầu của con người, phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, nó còn <br />
đem đến cho các em những cảm xúc chân thật và ảnh hưởng đến tư tưởng, <br />
tình cảm của các em. Qua những năm khó khăn, hiện nay cơ sở vật chất và <br />
24<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
trình độ giáo viên của trường đã ngày càng được nâng cao, đưa chất lượng <br />
giảng dạy được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên với mức độ yêu cầu của môn học <br />
thì đây mới chỉ là những thành công ban đầu. Cuối cùng, tôi muốn nói rằng, để <br />
nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc nói chung và phân môn học hát <br />
nói riêng phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, vai trò của người <br />
giáo viên là vô cùng quan trọng, bên cạnh đó sự quan tâm đầu tư của các cấp <br />
lãnh đạo về cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập là một <br />
yếu tố không nhỏ đem lại thành công.<br />
Với phương pháp như đã nêu trên tôi đã lấy đối tượng học sinh làm trung <br />
tâm và để cho các em một phần nào đó tự chủ vận động trước kiến thức âm <br />
nhạc còn mới lạ với chính mình. Từ đó tôi rút ra được một bài học kinh <br />
nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như trong chuyên môn của mình.<br />
Vì điều kiện thời gian có hạn cùng với năng lực hạn chế của bản thân, <br />
những vấn đề đã nói ở trên chắc chắn không thể giải quyết một cách đầy đủ <br />
và thoả đáng, bởi vậy tôi mong được sự góp ý của các quý thầy, cô giáo, các <br />
bạn bè đồng nghiệp để tôi có thể ngày càng hoàn thiện. Còn một khó khăn <br />
nữa là điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa có phòng bộ môn nên <br />
nhiều hoạt động dạy và học còn chưa thực sự sôi nổi đối với môn âm nhạc.<br />
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi rút ra được trong quá trình dạy <br />
học bộ môn Âm nhạc tại trường PT Dân Tộc Nội Trú THCS Krông Ana và <br />
với đối tượng là học sinh cấp II của nhiều dân tộc thiểu số khác nhau, rất <br />
mong được sự góp ý của quý cấp lãnh đạo và của các bạn đồng nghiệp để sự <br />
nghiệp giảng dạy của tôi ngày càng tốt hơn.<br />
2. Kiến nghị<br />
a Đối với giáo viên <br />
<br />
25<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
Để thực hiện tốt chuyên đề nghiên cứu khơi dậy vốn Dân ca đã có trong <br />
tâm hồn các em tai trường PTDT Nội Trú THCS giáo viên phải:<br />
Luôn luôn không ngừng học hỏi tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên <br />
môn nhất là vấn đề kiến thức về Dân ca Việt Nam, thiết kế bài giảng xác <br />
định rõ mục tiêu, nội dung đầy đủ phương pháp đúng đắn phù hợp với các em <br />
học sinh.<br />
Tích cực sử dụng và khai thác triệt để các đồ dùng dạy học, đồ dùng tự <br />
làm.<br />
Tăng cường các hoạt động âm nhạc Dân ca bằng các hình thức tổ chức <br />
các hội thi, thường xuyên học hỏi đúc rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp trong <br />
và ngoài nhà trường. <br />
b. Đối với học sinh<br />
Phải có nhận thức đúng đắn, tích cực, ham học hỏi, tìm tòi môn học qua <br />
sách vở, qua ông bà, cha mẹ, thầy cô và bè bạn.<br />
Tích cực tham gia các hoạt động của trường, hội diễn các cấp để học <br />
hỏi thêm.<br />
c. Đối với nhà trường và tổ chuyên môn<br />
Tạo mọi điều kiện đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị <br />
dạy học cho giáo viên và học sinh để áp dụng thành công chuyên đề này vào <br />
thực tế giảng dạy.<br />
Nhà trường và các đoàn thể tạo mọi điều kiện cho giáo viên và học sinh <br />
tổ chức các hoạt động hát Dân ca.<br />
Krông Ana, thang 03 năm 2018<br />
́<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN<br />
<br />
<br />
<br />
26<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
<br />
<br />
Trân Thi Ngoc Tu<br />
̀ ̣ ̣ ́<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
I. Phần mở đầu……………………………………………………………...…...1<br />
1. Lí do chọn đề tài. ……………………………………………………...……1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của dề tài. <br />
……………………………………………...2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu. ………………………………………………………<br />
3<br />
4. Giới hạn phạm vi nghên cứu. <br />
……………………………………………….3<br />
5. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………<br />
4<br />
II. Phần Nội <br />
dung………………………………………………………………...4<br />
1. Cơ sở lí luận: <br />
………………………………………………………………..4<br />
2. Thực trạng vấn đề: <br />
………………………………………………………….6<br />
<br />
<br />
27<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
III. Phần kết luận………………………………………………………….….…<br />
21<br />
1. Kết luận…………….<br />
……………………………………………………...21<br />
2. Kiến nghị 3. Các giải pháp: ………………………………………………<br />
22<br />
IV. Mục <br />
lục………………………………………………………………..........24 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
28<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
Tài liệu tham khảo:<br />
<br />
<br />
1. Sách giáo khoa Âm nhạc 6,7,8,9 (Nhà xuất bản Giáo dục).<br />
2. Giáo trình giảng dạy âm nhạc (Hoàng Lân – Văn Nhân).<br />
3. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS (Hoàng Long <br />
– Lê Minh Châu – Anh Tuấn).<br />
4. Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm nhận thức của học <br />
sinh dân tộc: Môn Âm nhạc (Hoàng Long – Lê Anh Tuấn).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
29<br />
Phương pháp dạy phân môn Học hát phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số ở Trường <br />
PTDT Nội Trú THCS Huyện Krông Ana<br />
TUẦN 13 – TIẾT 13 <br />
: <br />
<br />
BÀI 4:<br />
<br />
HỌC HÁT: Bài Đi cấy<br />
<br />
I. Mục tiêu: <br />
Giúp học sinh:<br />
Về kiến thức: HS biết bài Đi cấy là một bài dân ca Thanh Hóa, trích <br />
trong Tổ khúc Múa đèn. <br />
Về kỹ năng: HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Tập hát theo các <br />
hình thức đơn ca, song ca, tốp ca…<br />
Về thái độ: Qua nội dung bài hát giúp các em biết thêm một vài nét về <br />
quê hương Thanh Hóa và thêm yêu quý các làn điệu dân ca Việt Nam.<br />
II. Chuẩn bị :<br />
1. Giáo viên:<br />
Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy.<br />
Thiết kế