SKKN: Sử dụng hình ảnh động vào giảng dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong phần động cơ đốt trong, môn Công nghệ 11
lượt xem 74
download
Sử dụng hình ảnh để giảng dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong là cách làm phù hợp với thực tiễn của quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ trong nhà trường phổ thông, phù hợp với sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn công nghệ hiện nay. Cách làm này thực chất là biến những gì thuộc về lí thuyết, trừu tượng thành cái cụ thể, quan sát được. Đồng thời nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, kích thích sự say mê, hứng thú học tập của học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Sử dụng hình ảnh động vào giảng dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong phần động cơ đốt trong, môn Công nghệ 11”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Sử dụng hình ảnh động vào giảng dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong phần động cơ đốt trong, môn Công nghệ 11
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỘNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG TRONG PHẦN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, MÔN CÔNG NGHỆ 11
- I. SƠ YẾU LÍ LỊCH: Họ và tên: Phan Thị Vân Anh. Ngày tháng năm sinh: 20/01/1982. Năm vào ngành: 2006. Chức vụ: Giáo viên. Đơn vị công tác: Trường THPT Ba Vì - Ba Vì - Hà Nội. Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên khoa KTCN. Hệ đào tạo: Tại chức. Bộ môn giảng dạy: Công nghệ. Ngoại ngữ: Anh văn. Trình độ chính trị: Sơ cấp.
- II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1. Tên đề tài: “SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỘNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG TRONG PHẦN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG” A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI NÓI ĐẦU. Trên con đường hội nhập và phát triển cùng thế giới, đất nước ta đã và đang từng bước đổi mới, áp dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại vào trong mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất để thực hiện công cuộc “ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước. Do đó việc đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức và đạo đức đang là mục tiêu lớn của ngành giáo dục nước ta hiện nay. Cùng với mục tiêu chung của ngành giáo dục, mục tiêu của giáo dục cấp THPT đó là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Luật giáo dục đã quy định : “ Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh cũng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Môn Công nghệ 11 được Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn trên tinh thần đổi mới, đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nó cùng với các môn học khác trong nhà trường phổ thông góp phần quan trọng vào việc tạo nền tảng ban đầu để đào tạo con người phát triển toàn diện. Thực tế như chúng ta đã thấy, động cơ đốt trong có vai trò rất quan trọng và được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như : Nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, quân sự... Do đó đối với người học sinh phổ thông dù sau này có lựa chọn nghề nghiệp gắn bó với động cơ đốt trong hay không thì những hiểu biết về động cơ đốt trong nói chung cũng như nguyên lí
- làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong vẫn luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của họ. Chính vì vậy để có thể hiểu và ghi nhớ sâu sắc hơn về nguyên lí làm việc của 1. Đại đa số học sinh của Trường THPT Ba Vì là con em dân tộc miền núi, trình độ nhận thức của các em không đồng đều. Địa bàn khu vực còn non kém về nền công nghiệp. Tình trạng ngại học, coi nhẹ môn học do đây không phải là môn thi tốt nghiệp và thi vào Đại học, Cao đẳng ...Nên đã dẫn đến một thực tế đáng buồn là kết quả, hiệu quả của giờ học chưa cao, chưa đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra. 2. Kiến thức về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong là nội dung mang tính trừu tượng, học sinh không thể trực tiếp quan sát, tri giác được. Để tiếp thu được nội dung này học sinh phải hình dung, tưởng tượng, phải thực hiện các thao tác tư duy dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó đã gây ra nhiều khó khăn cho học sinh trong việc tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức của bài học, dẫn đến sự say mê, yêu thích môn học của học sinh không nhiều, chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. 3.Trong khi đó xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương trình còn ở mức độ chưa cao và tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh..... và còn rất nhiều lí do khác nữa được đưa ra để biện minh cho thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Song tôi thiết nghĩ mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên Công nghệ cũng đang dạt theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức như thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú. Hoà nhập với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, rút kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp và bằng thực tế giảng dạy của bản thân, tôi mạnh dạn giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm : “ Sử dụng hình ảnh động vào giảng dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong phần động cơ đốt trong, môn Công nghệ 11”. Để thực hiện tốt giờ dạy theo tinh thần đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú của học sinh. Bản thân tôi đã không ngừng đổi mới về tư duy, nhận thức từ khâu soạn giáo án (Thiết kế bài học) cho đến cách sử dụng thiết bị dạy học, lập phiếu điều tra để nắm bắt tình hình học tập của học sinh, từ đó điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhà trường và đối tượng học sinh. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- I. PHƯƠNG PHÁP DẠY PHẦN NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG HIỆN NAY Phương pháp dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong đang được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc bằng cách thông qua một số câu hỏi gợi mở, học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát sơ đồ cấu tạo rồi tiến hành tư duy, hình dung, tưởng tượng và rút ra nguyên lí làm việc của hệ thống. Sau đó giáo viên tóm tắt và kết luận lại cho học sinh về nguyên lí làm việc của hệ thống dưới dạng lí thuyết. Với cách thực hiện như trên đã đem lại kết quả đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Qua đó nó thể hiện được phong cách, phương pháp và khả năng truyền đạt kiến thức của người giáo viên. Tuy nhiên với cách thực hiện như vậy cũng gây không ít khó khăn cho cả giáo viên lẫn học sinh trong quá trình dạy và học. Sau khi nghiên cứu kiến thức về nguyên lí làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong là những lí thuyết trừu tượng. Do đó học sinh rất khó khăn trong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức. II. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỘNG VÀO GIẢNG DẠY PHẦN NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG TRONG PHẦN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Bản chất của quá trình dạy học là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm đạt mục đích dạy học: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức thực tại khách quan”. Nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong là những kiến thức lí thuyết, chúng thường mờ nhạt, trừu tượng, chưa tác động mạnh vào các giác quan. Do đó kí ức khó ghi nhận và tái hiện lại khi cần thiết. Vì vậy cần phải cụ thể hoá, vật chất hoá, làm cho lí thuyết được cụ thể hơn, sâu sắc hơn và có tính thuyết phục hơn. Từ đó học sinh có thể dễ dàng tiếp nhận kiến thức và khắc sâu vấn đề lí thuyết vừa nghiên cứu. Ở đây, tôi không có tham vọng đưa ra một cách dạy mới thay thế cách dạy phong phú đa dạng mà lâu nay giáo viên vẫn thường sử dụng và còn tiếp tục được sử dụng. Tôi chỉ xin giới thiệu một cách dạy kết hợp giữa phương pháp truyền thống với những yêu cầu mới. Đó là: Sử dụng hình ảnh giảng phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong. * Cách thức tiến hành: Khi nghiên cứu, tìm hiểu về nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát sơ đồ cấu tạo của hệ thống. Thông qua một số câu hỏi gợi mở, giáo viên
- hướng dẫn học sinh tiến hành tư duy và xây dựng sơ đồ khối dưới dạng hình ảnh thể hiện nguyên lí làm việc của hệ thống. Giờ dạy này ứng dụng công nghệ thông tin là tốt nhất. Vì vậy, giáo viên nên sử dụng giáo án điện tử để thuận tiện cho việc giảng dạy, rút ngắn thời gian vẽ sơ đồ dưới dạng hình ảnh làm tiết học sinh động hơn, thu hút được học sinh, làm cho học sinh có sự hứng thú và say mê môn học. III. VẬN DỤNG CỤ THỂ: 1. Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức: ( Bài 25: Hệ thống bôi trơn - SGK Công nghệ 11) * Trường hợp 1: Khi hệ thống làm việc bình thường Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo hình ảnh động như sau: Hệ thống làm việc bình thường: Các mặt ma sát Đường dầu chính Két Làm Van 6 mát Van 4 Đường hồi dầu Bầu lọc Bơm Đường hồi dầu cặn Cácte dầu Giải thích nguyên lí theo sơ đồ dưới dạng hình ảnh động trên màn hình: Khi động cơ làm việc, dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte dầu đưa qua lưới lọc và bầu lọc để lọc sạch rồi đưa qua van khống chế đến đường dầu chính rồi theo các đường ống đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trở về cacte. Van Đường Cacte Lưới Bơm Bầu Bề mặt khống dầu dầu lọc dầu lọc ma sát chế chính
- * Trường hợp 2: Khi áp suất của dầu bôi trơn vượt quá giá trị cho phép Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo sơ đồ hình ảnh như sau: Các mặt ma sát Đường dầu chính Két Làm Van 6 mát Van 4 Đường hồi dầu Bầu lọc Bơm Đường hồi dầu cặn Cácte dầu Giải thích nguyên lí dựa theo hình ảnh động trên sơ đồ: Khi áp suất của dầu bôi trơn vượt quá giá trị cho phép thì van an toàn mở để một phần dầu từ sau bơm chảy ngược về trước bơm làm giảm áp suất của dầu xuống. Khi đó hệ thống làm việc theo trường hợp bình thường. Van Đường Cacte Lưới Bơm Bầu Bề mặt khống dầu dầu lọc dầu lọc ma sát chế chính
- Van an toàn * Trường hợp 3: Khi nhiệt độ của dầu cao quá giới hạn định trước Dầu bôi trơn chảy trong hệ thống theo sơ đồ hình ảnh như sau: Các mặt ma sát Đường dầu chính Két Làm Van 6 mát Van 4 Đường hồi dầu Bầu lọc Bơm Đường hồi dầu cặn Cácte dầu Giải thích nguyên lí dựa vào hình ảnh động trên sơ đồ: Khi nhiệt độ của dầu vượt quá giới hạn định trước thì van khống chế đóng lại để toàn bộ lượng dầu chảy qua két làm mát dầu, làm nhiệt độ của dầu giảm xuống. Khi đó dầu bôi trơn được bơm dầu hút từ cacte dầu đưa qua lưới lọc và bầu lọc để lọc sạch rồi đưa qua két làm mát đến đường dầu chính, theo các đường ống đến bôi trơn các bề mặt ma sát của động cơ, sau đó trở về cacte. Két Đường Lưới Bơm Bầu Bề mặt Cacte làm dầu lọc dầu lọc ma sát dầu mát chính
- 2. Nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức: ( Bài 26: Hệ thống làm mát SGK Công nghệ 11) Trường hợp 1: Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định mức. Giải thích nguyên lí theo hình ảnh trên sơ đồ: Khi nhiệt độ nước trong áo nước còn thấp hơn giới hạn định mức thì van hằng nhiệt chỉ mở cửa thông với đường ống số 8 để nước chảy thẳng về bơm. Khi đó nước làm mát được bơm nước hút từ két nước đưa đến các áo nước để làm mát các chi tiết, sau đó được đưa qua van hằng nhiệt, theo đường ống số 8 chảy thẳng về cửa trước bơm tạo thành vòng tuần hoàn khép kín. Van Đường Két Bơm Áo hằng ống nước nước nước nhiệt số 8
- * Trường hợp 2: Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn định mức Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ hình ảnh như sau: Giải thích nguyên lí dựa theo sơ đồ hình ảnh: Khi nhiệt độ nước trong áo nước xấp xỉ giới hạn định mức thì van hằng nhiệt mở một phần cửa thông với đường ống số 8 và cửa thông với két nước. Khi đó nước làm mát được bơm nước hút từ két nước đưa đến các áo nước để làm mát các chi tiết, sau đó dược đưa qua van hằng nhiệt, một phần theo đường ống số 8 chảy thẳng về bơm còn một phần chảy qua két nước để làm mát trước khi đưa đến bơm tạo thành vòng tuần hoàn khép kín. Van Đường Két Bơm Áo hằng ống nước nước nước nhiệt số 8 * Trường hợp 3: Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định mức Nước làm mát chảy trong hệ thống theo sơ đồ hình ảnh động như sau:
- Giải thích nguyên lí dựa vào sơ đồ hình ảnh: Khi nhiệt độ nước trong áo nước vượt quá giới hạn định mức thì van hằng nhiệt đóng hoàn toàn cửa đường thông 8 chỉ mở cửa thông với két nước. Khi đó nước làm mát được bơm nước hút từ két nước đưa đến các áo nước để làm mát các chi tiết, sau đó được đưa qua van hằng nhiệt rồi chảy qua ngăn trên két nước qua giàn ống làm mát đến ngăn dưới két nước để làm mát trước khi đưa đến bơm tạo thành vòng tuần hoàn khép kín. Van Két Bơm Áo hằng nước nước nước nhiệt
- C. KẾT LUẬN: I. KẾT QUẢ: Sử dụng hình ảnh để giảng dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong động cơ đốt trong là cách làm phù hợp với thực tiễn của quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ trong nhà trường phổ thông, phù hợp với sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn công nghệ hiện nay. Cách làm này thực chất là biến những gì thuộc về lí thuyết, trừu tượng thành cái cụ thể, quan sát được. Đồng thời nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, kích thích sự say mê, hứng thú học tập của học sinh. Chúng ta đã và đang tìm kiếm con đường nâng cao hiệu quả học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì đây là cách làm có thể coi là hiệu quả. Trong mấy năm gần đây, khi sử dụng cách làm này vào thực tế giảng dạy bản thân tôi thấy rất có hiệu quả. Đây là một phương pháp đúng đắn. Những vấn đề lí thuyết không còn là trừu tượng, mờ nhạt và khó nhớ. Cách làm này khá thiết thực và rất dễ vận dụng. Thú vị hơn, tôi còn thấy cũng với cách làm như thế nhưng nếu có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (sử dụng giáo án điện tử) thì hiệu quả giờ học còn cao hơn nhiều. Còn có nhiều vấn đề phải rút kinh nghiệm khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Song bản thân tôi cho rằng trong những giờ học như thế này thì sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là tốt nhất, phù hợp nhất. Tôi đã làm phép so sánh kết quả học tập của học sinh và thu được kết quả rất khả quan như sau: Bảng 1: So sánh mức độ nhận thức khi dạy phần nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. Lớp 11A11 - Ban cơ bản. (Dạy theo hình thức không sử dụng hình ảnh) Mức độ nắm kiến thức Số học Không nắm sinh Tốt Khá Trung bình được Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 37 5 13,5% 7 18,9% 22 59,4% 3 8,2% Lớp 11A12 - Ban cơ bản.
- (Dạy theo hình thức sử dụng tranh vẽ - Không sử dụng giáo án điện tử) Mức độ nắm kiến thức Số học Không nắm sinh Tốt Khá Trung bình được Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 43 14 32,5% 18 41,8% 10 23,2% 1 2,5% Lớp 11A13 - Ban cơ bản. (Dạy theo hình thức sử dụng hình ảnh động - Có sử dụng giáo án điện tử) Mức độ nắm kiến thức Số học Không nắm sinh Tốt Khá Trung bình được Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 35 20 57,1% 14 40% 1 2,9% 0 0 Bảng 2: So sánh mức độ nhận thức khi dạy phần nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức .Lớp 11A14 - Ban cơ bản. (Dạy theo hình thức không sử dụng hình ảnh) Mức độ nắm kiến thức Số học Không nắm sinh Tốt Khá Trung bình được Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 44 7 15,9% 11 25% 22 50% 4 9,1% Lớp 11A11 - Ban cơ bản. (Dạy theo hình thức sử dụng tranh vẽ- Không sử dụng giáo án điện tử) Mức độ nắm kiến thức Số học Không nắm sinh Tốt Khá Trung bình được Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 37 10 27% 15 40,5% 12 32,5% 0 0% Lớp 11A12 - Ban cơ bản. (Dạy theo hình thức sử dụng hình ảnh động - Có sử dụng giáo án điện tử) Số học Mức độ nắm kiến thức
- sinh Không nắm Tốt Khá Trung bình được Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 43 22 51% 18 32,5% 3 6,9% 0 0% Mặc dù sự chuyển biến của học sinh cần có một quá trình lâu dài. Nhưng để quá trình đó thuận chiều thì đây là một thực tế khả quan. Tôi rất tin vào cách làm này. Tôi đã và đang sử dụng để giảng dạy tại trường trung học phổ thông Ba Vì. II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: 1. Đối với giáo viên: Trước hết để phục vụ tốt cho giờ học này, người giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt ở nhà. Giáo viên phải chịu khó nghiên cứu, chuẩn bị giáo án và xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp một cách chu đáo và chính xác. Giáo viên cần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Chú ý khai thác vốn kinh nghiệm, kỹ năng đã có của học sinh, giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân . 2. Đối với học sinh: Để lĩnh hội các kiến thức một cách dễ dàng và khắc sâu vấn đề cần nghiên cứu cũng đòi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị tốt ở nhà, nghiên cứu bài học mới trước khi đến lớp. Học sinh phải nhiệt tình, tích cực, chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức; nghiêm túc thực hiện các quy định của lớp học, thể hiện một tinh thần thái độ tốt trong học tập . 3. Đối với các cấp lãnh đạo: Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm và tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho môn học trong việc mua sắm trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học bộ môn Công nghệ. Đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành pháp lệnh. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục. Trên đây là đề tài nghiên cứu và đã được tôi áp dụng vào thực tế giảng dạy tại Trường trung học phổ thông Ba Vì. Tuy nhiên để có được những giờ dạy thành công cần phải liên tục rút kinh nghiệm. Vì thế tôi rất mong được sự góp ý chân tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Ba vỡ ngày 20 thỏng 5 năm 2012 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tụi viết, khụng sao chộp nội dung của người khác
- Người thực hiện Phan Thị Võn Anh MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. Lời nói đầu. 2 II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Phương pháp dạy phần nguyên lí làm việc ............... 5 II. Phương pháp sử dụng hình ảnh động ............................ 5 III. Vận dụng cụ thể: 6 C. KẾT LUẬN: I. Kết quả. 13 II. Kiến nghị, đề xuất. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Công nghệ 11. 2. Sách giáo viên Công nghệ 11. 3. Thiết kế bài giảng Công nghệ 11. 4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Công nghệ 11. 5. Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn Âm nhạc
9 p | 5182 | 324
-
SKKN: Phương pháp sử dụng đồ dùng trong dạy học Ngữ văn THPT
20 p | 851 | 112
-
SKKN: Tích cực hóa học sinh khi dạy học bài 9 Công nghệ lớp 10
20 p | 324 | 86
-
SKKN: Sử dụng các thí nghiệm ảo về cảm ứng điện từ nhằm giúp học sinh lớp 11A2 trường THPT số I Bát Xát dễ dàng xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng cảm ứng điện từ
17 p | 261 | 49
-
SKKN: Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu
29 p | 669 | 43
-
SKKN: Một số biện pháp ứng dụng trò chơi Kidsmart trong việc hoạt động tổ chức cho trẻ
13 p | 346 | 27
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen văn học tại trường Mầm non Sao Mai
31 p | 1049 | 22
-
SKKN: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng đồ dùng dạy học môn Tiếng Anh lớp 4
30 p | 133 | 12
-
SKKN: Một số kinh nghiệm tạo hứng thú trong giờ học Tiếng Anh khối 6,7,8 ở trường THCS Lê Quý Đôn
32 p | 69 | 9
-
SKKN: Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy Lịch sử lớp 5
22 p | 88 | 7
-
SKKN: Sử dụng hình ảnh và liên hệ thực tế tạo hứng thú cho học sinh khi dạy học bài khái niệm về mặt tròn xoay ở một trường núi
13 p | 108 | 7
-
SKKN: Tích hợp giáo dục tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam qua môn Giáo dục công dân bậc Trung học phổ thông
39 p | 64 | 6
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm khai thác, sử dụng kênh hình sách giáo khoa và đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh lớp 5
26 p | 54 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn