Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………….…..1 <br />
1. Lý do chọn đề tài :……………………………………………....<br />
….1 <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề <br />
tài:..........................................................1<br />
3. Đối tượng nghiên <br />
cứu.......................................................................2 <br />
4. Phạm vi nghiên <br />
cứu :.......................................................................2<br />
5. Phương pháp nghiên <br />
cứu ..................................................................2<br />
II. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................4<br />
1. Cơ sở lí <br />
luận .....................................................................................4<br />
2. Thực <br />
trạng ........................................................................................4<br />
2.1 Thuận lợi, khó <br />
khăn........................................................................4<br />
2.2 Thành công, hạn <br />
chế.......................................................................4<br />
2.3 Mặt mạnh, mặt <br />
yếu.........................................................................5<br />
2.4 Nguyên nhân...................................................................................5<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực <br />
trạng..................................5<br />
3. Giải pháp, biện <br />
pháp.........................................................................6<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện <br />
pháp..................................................6<br />
<br />
<br />
1 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ................. <br />
7<br />
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện <br />
pháp.................................16<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện <br />
pháp...................................16<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu ...16<br />
4. Kết <br />
quả ...........................................................................................17<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................18<br />
1. Kết <br />
luận ..........................................................................................18<br />
2. Kiến <br />
nghị .......................................................................................18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Lịch sử là môn học quan trọng đối với thế hệ trẻ. Học lịch sử để <br />
biết được cội nguồn của dân tộc, biết được quá trình đấu tranh anh dũng <br />
và lao động sáng tạo của ông cha, biết quý trọng những gì mình đang có, <br />
biết ơn những người làm ra nó và biết vận dụng vào cuộc sống hiện tại <br />
để làm giàu thêm truyền thống dân tộc. Ngày 1/2/1942, trên báo “Việt <br />
Nam Độc lập” phát hành tại chiến khu, Bác Hồ viết bài “Nên học sử ta”, <br />
bài báo mở đầu bằng hai câu thơ :<br />
Dân ta phải biết sử ta<br />
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. <br />
<br />
<br />
2 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
Dạy lịch sử là bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng quan <br />
sát sự vật, hiện tượng ; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn <br />
thông tin khác nhau, biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập, trình bày kết <br />
quả bằng lời nói, hình vẽ, sơ đồ …vận dụng các kiến thức đã học vào <br />
thực tiễn đời sống, góp phần bồi dưỡng học sinh thái độ và thói quen tìm <br />
hiểu các kiến thức lịch sử dân tộc Việt Nam.<br />
<br />
Nhưng hiện nay, số đông học sinh chưa thực sự chủ động tích cực <br />
trong giờ học lịch sử, các em xem lịch sử là môn phụ nên không chịu khó <br />
học bài. Để có chất lượng giảng dạy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban <br />
hành "Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 5" cho tất cả các môn học, <br />
riêng phân môn lịch sử, danh mục thiết bị dạy học tối thiểu mới chỉ đáp <br />
ứng được một phần nội dung. Do vậy giáo viên cần phải có biện pháp <br />
trong việc sử dụng đồ dùng dạy học, mặt khác phải tự làm thêm đồ dùng <br />
mới có thể đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin sử liệu cho học sinh. <br />
Qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi băn khoăn suy nghĩ phải làm gì và làm <br />
thế nào để các em có hứng thú học tập nhất là đối với phân môn lịch sử. <br />
Tôi nhận thấy đồ dùng dạy học có vai trò quan trọng trong việc phát huy <br />
tính tích cực học tập của học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức lịch <br />
sử. Qua đó, giúp cho mỗi học sinh hiểu và yêu thương, kính trọng, tôn <br />
vinh các anh hùng dân tộc ; yêu quý tôn trọng các chiến công hiển hách <br />
hào hùng của ông cha ta, từ đó tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước, <br />
tinh thần xây dựng và ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Đó cũng chính là <br />
lý do tôi thực hiện đề tài : “Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp <br />
5”<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Đề tài chỉ ra những biện pháp sử dụng tranh, ảnh, lược đồ, bản đồ, <br />
video clip trong dạy lịch sử lớp 5 ; giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm sử <br />
dụng đồ dùng. Qua đó, giúp học sinh lĩnh hội được một số sự kiện và <br />
nhân vật tiêu biểu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ; <br />
khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước, hình thành thái độ đúng đắn <br />
đối với bản thân, gia đình, cộng đồng.<br />
<br />
Việc giáo viên có kĩ năng sử dụng tranh, ảnh, lược đồ, bản đồ, <br />
video clip trong dạy lịch sử lớp 5 là góp phần thay đổi lối dạy học truyền <br />
thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh <br />
<br />
3 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng và thói <br />
quen tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, <br />
tạo hứng thú trong học tập. Qua đây học sinh chủ động khám phá, rèn <br />
luyện và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất.<br />
<br />
Nâng cao kỹ năng thu thập thông tin, sử dụng nguồn t ư liệu có sẵn <br />
từ sách giáo khoa và qua các phương tiện truyền thông khác, giúp giáo <br />
viên có được những kiến thức cơ bản, hình thức và cách thức hoạt động <br />
trong những điều kiện dạy học hiện nay về lịch sử Việt Nam nói chung <br />
và lịch sử địa phương nói riêng.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu mục tiêu và nội dung dạy học chương trình lịch sử lớp 5 <br />
theo chuẩn kiến thức kỹ năng.<br />
<br />
Nghiên cứu các hoạt động dạy học cần có sử dụng tranh ảnh, lược <br />
đồ, bản đồ.<br />
<br />
Nghiên cứu trình độ học sinh, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của <br />
học sinh khối lớp 5, trương Tiêu hoc Krông Ana <br />
̀ ̉ ̣<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu các dạng bài lịch sử (dạng bài về nhân vật lịch sử, dạng <br />
bài về sự kiện lịch sử) ; sưu tầm và nghiên cứu tranh ảnh, bản đồ, lược <br />
đồ, thông tin, tư liệu video từ nhiều nguồn ; tham khảo các sự kiện lịch sử <br />
liên quan đến nội dung bài dạy.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp phân tích.<br />
<br />
Phương pháp quan sát.<br />
<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế.<br />
<br />
Phương pháp thống kê.<br />
<br />
<br />
<br />
4 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
5 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
Những năm mới thay sách, việc thực hiện đổi mới phương pháp <br />
dạy học còn khó khăn. Giáo viên chưa có đầy đủ tranh ảnh, lược đồ, <br />
băng, đĩa hình để dạy học lịch sử. Hiện nay, để đẩy mạnh phong trào thi <br />
đua “Dạy tốt Học tốt” trong nhà trường và chú trọng đến việc nâng cao <br />
chất lượng dạy học, Phòng Giáo dục đã tổ chức các cuộc thi đồ dùng dạy <br />
học tự làm, thuyết trình đồ dùng dạy học sẵn có. Bộ Giáo dục và Đào tạo <br />
đã cung cấp tương đối đầy đủ đồ dùng dạy học, tổ chức nhiều chuyên đề <br />
về phương pháp dạy học, ban hành các văn bản giảm tải nội dung ( CV số <br />
624/BGD ĐTGDTH ngày 05/2/2009 về việc hướng dẫn thực hiện Chuẩn <br />
Kiến thức kĩ năng các môn học trong chương trình Tiểu học, Hướng dẫn <br />
điều chỉnh nội dung dạy học 5842 của Bộ Giáo dục) cho phù hợp với yêu <br />
cầu thực tiễn.<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
2.1 Thuận lợi, khó khăn<br />
<br />
Thuận lợi : Những năm gần đây, các nguồn thông tin từ sách báo, <br />
truyền hình, mạng Internet…khá phong phú. Tư liệu, phim lịch sử, nhân <br />
chứng sống trên các chương trình ti vi đã giúp cho giáo viên tự học hỏi <br />
nâng cao tay nghề, mở mang thêm về kiến thức lịch sử để dạy học sinh.<br />
<br />
Năm 2015, Phòng Giáo dục Krông Ana đã đầu tư thiết kế bộ tư liệu <br />
dạy học lịch sử lớp Bốn, lớp Năm tham gia dự thi cấp Tỉnh và đạt giải <br />
Nhất, đây là bộ đồ dùng chứa rất nhiều tư liệu chính xác về lịch sử nước <br />
nhà, lịch sử địa phương nên nó đã góp phần hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên <br />
trong việc soạn giảng. <br />
<br />
Khó khăn : Đồ dùng dạy học phục vụ cho môn lịch sử lớp 5 còn ít, <br />
một số giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu tài liệu giảng dạy. Các hình thức <br />
dạy học còn đơn điệu, giáo viên chỉ dùng một phương pháp cũ là thuyết <br />
trình sao cho học sinh chỉ nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử. Vì vậy, học <br />
sinh không hứng thú trong các giờ lịch sử và đặc biệt không hình dung <br />
được sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. <br />
<br />
2.2 Thành công, hạn chế<br />
<br />
Thành công : hiện nay, một số tiết học Lịch sử Việt Nam nói chung, <br />
Lịch sử địa phương nói riêng được tiến hành một cách sinh động nhờ có <br />
<br />
6 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
sự quan tâm đầu tư cho soạn giảng, sử dụng đồ dùng dạy học, đổi mới <br />
hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh trên lớp. <br />
<br />
Hạn chế : việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa được thực hiện đều <br />
ở đại bộ phận giáo viên của các trường. Nhiều tiết dạy vẫn chưa tổ chức <br />
được cho học sinh sưu tầm tư liệu và chuẩn bị bài chu đáo, chưa tạo <br />
được sự hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi và tìm hiểu kĩ bài học.<br />
<br />
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu<br />
<br />
Cũng như mọi môn học khác, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử <br />
là học sinh tự mình khám phá ra kiến thức, tự hình thành các biểu tượng <br />
lịch sử. Muốn vậy, học sinh phải được tiếp xúc với các tư liệu lịch sử, <br />
tranh ảnh, bản đồ, câu chuyện lịch sử được dưới dự định hướng và kết <br />
luận của giáo viên.<br />
<br />
Kiến thức lịch sử ở lớp 5 không được trình bày theo một hệ thống <br />
chặt chẽ mà chỉ chọn ra những sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu <br />
biểu cho một giai đoạn lịch sử nhất định. Chương trình lịch sử mỗi tuần <br />
chỉ dạy có một tiết, bài thì dài nên học sinh học mà không nhớ chính xác <br />
các nhân vật, sự kiện lịch sử. <br />
<br />
2.4 Nguyên nhân<br />
<br />
Đa số giáo viên chưa khai thác hết tác dụng của tranh, ảnh, lược đồ, <br />
bản đồ, video clip trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5, trong quá trình <br />
dạy còn thuyết trình nhiều ; chưa tự giác làm thêm đồ dùng hoặc chưa <br />
biết cách sử dụng đồ dùng như thế nào cho hợp lý.<br />
<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra <br />
<br />
Thực tế cho thấy học sinh học phân môn lịch sử thường tiếp thu <br />
một cách thụ động do khoâng ít giáo viên chưa thực sự chú trọng phát <br />
huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của các em. Chính vì vậy, học <br />
sinh không hứng thú trong các giờ lịch sử và đặc biệt không hình dung <br />
được sinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. Các <br />
em hiểu biết rất mơ hồ về lịch sử, thậm chí còn nhầm lẫn giữa nhân vật <br />
lịch sử nước nhà với nhân vật lịch sử trong phim ảnh, không hứng thú khi <br />
đến giờ học lịch sử. Khả năng nắm bắt kiến thức, kĩ năng quan sát, trí <br />
tưởng tượng chưa cao. Thế nhưng, các nhân vật, mốc lịch sử, sự kiện <br />
7 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
lịch sử lại nhiều nên các em chỉ có thể ghi nhớ một cách máy móc dễ <br />
nhớ nhưng lại mau quên. Kĩ năng đọc, kể, tường thuật của các em chậm, <br />
do đó ảnh hưởng đến thời gian và tiến trình chung của môn học. Tinh <br />
thần hợp tác học còn hạn chế, nhiều em chưa tự tin, chưa mạnh dạn <br />
trong học tập.<br />
<br />
Qua dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp, tôi thấy vẫn có giáo viên <br />
chưa khai thác hết đồ dùng dạy học trong dạy học phân môn lịch sử lớp <br />
5. Trong quá trình dạy còn xem nhẹ đồ dùng dạy học hay nhiều lúc còn <br />
lãng quên việc này, chưa tự giác làm thêm đồ dùng dạy học hoặc chưa <br />
biết cách sử dụng đồ dùng như thế nào cho hợp lý. Mặc dù nhà trường đã <br />
trang bị, nâng cấp phòng máy, nối mạng Internet, mua thêm các trang thiết <br />
bị dạy học để thay thế cho các thiết bị đã bị hỏng hoặc không sử dụng <br />
được nhưng khi hỏi đến vấn đề này, đa số giáo viên còn cho là khó sử <br />
dụng, hay không biết tự làm đồ dùng theo hướng như thế nào, sử dụng <br />
đồ dùng trong dạy học phân môn lịch sử thì sử dụng ra sao ? Một số giáo <br />
viên còn ngại khó trong việc sử dụng thiết bị vào dạy học. Các hình thức <br />
dạy học còn đơn điệu, khô cứng. Bản thân giáo viên có phần xem nhẹ <br />
phân môn này so với Toán và Tiếng Việt, <br />
<br />
Phim ảnh, sách truyện về lịch sử của ta chưa phong phú, sức hấp <br />
dẫn chưa cao. Nhiều thể loại chưa phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, các em <br />
bị ảnh hưởng nhiều bởi phim truyện nước ngoài,….<br />
<br />
Giáo viên chưa biết cách hướng dẫn cho các em thực hành trên bản <br />
đồ, lược đồ và tranh ảnh, hình ảnh, hoặc sử dụng các phương tiện dạy <br />
học chưa đúng lúc, đúng chỗ. Việc sưu tầm tài liệu về những sự kiện, <br />
nhân vật lịch sử của địa phương có liên quan đến tiết dạy còn hạn chế. <br />
<br />
Nội dung mỗi bài học lịch sử thường đề cập tới một sự kiện hay <br />
môt nhân vật tiêu biểu của một giai đoạn nên việc giới thiệu bài học <br />
cũng hết sức quan trọng vì nó là một sự chuyển tiếp giữa các sự kiện <br />
hoặc nhân vật có liên quan. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa đầu <br />
tư nghiên cứu các kiến thức liên quan đến bài giảng, chưa biết sử dụng <br />
những tư liệu lịch sử để giới thiệu dẫn dắt lôi cuốn học sinh một cách <br />
hấp dẫn vào bài mới. Khai thác nội dung khiến thức giáo viên cũng chưa <br />
làm nổi bật được khi nào bắt đầu, khi nào cao trào đỉnh điểm, khi nào kết <br />
thúc…<br />
<br />
8 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp giáo viên <br />
nhận thấy trong dạy học lịch sử, đồ dùng dạy học góp phần quan trọng <br />
tạo biểu tượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện lịch sử. Hình ảnh <br />
được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng <br />
ta thu nhận được bằng trực quan. Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng <br />
và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng dạy học còn phát triển khả năng <br />
quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Sử dụng có <br />
hiệu quả đồ dùng dạy học giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình <br />
ảnh, những kiến thức lịch sử. <br />
<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Phần lịch sử lớp 5 có 29 bài học, mỗi bài phản ánh một sự kiện, <br />
hiện tượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu của một trong 4 giai đoạn lịch <br />
sử :<br />
<br />
Giai đoạn 1 : Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược <br />
và đô hộ (18581945)<br />
<br />
Giai đoạn 2 : Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến <br />
chống thực dân Pháp (19451954)<br />
<br />
Giai đoạn 3 : Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh <br />
thống nhất đất nước (19541975)<br />
<br />
Giai đoạn 4 : Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (từ 1975 <br />
đến nay)<br />
<br />
Theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học 5842 của Bộ Giáo <br />
dục, một số bài lịch sử lớp 5 đã giảm đi một số yêu cầu khó (tường <br />
thuật), chỉ yêu cầu học sinh kể một số sự kiện. <br />
<br />
*Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho từng dạng bài<br />
<br />
Với dạng bài dạy về nhân vật lịch sử<br />
<br />
<br />
9 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
Trước khi dạy một bài về nhân vật lịch sử nào đó, tôi cung cấp cho <br />
học sinh biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, <br />
thời gian) mà nhân vật hoạt động. Tôi yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh <br />
hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử, kết hợp với <br />
đọc trước sách giáo khoa ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về <br />
cuộc sống và sự nghiệp của họ.<br />
<br />
Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại <br />
thể hiện phẩm chất cao quí của nhân vật, tôi luyện cho học sinh tự đóng <br />
vai để diễn lại. Học sinh tự trình bày trên cơ sở hiểu biết đã có của mình <br />
về nhân vật lịch sử đó.<br />
<br />
Với dạng bài dạy về sự kiện lịch sử <br />
<br />
Việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu là rất quan trọng để các em dễ hình <br />
dung, dễ nhớ các sự kiện, vì vậy học sinh phải sưu tầm tranh ảnh ở nhà, <br />
đọc trước sách giáo khoa kết hợp với những tư liệu sưu tầm được hoặc <br />
do giáo viên cung cấp để nắm vững được nội dung bài<br />
<br />
* Sử dụng đồ dùng<br />
<br />
a) Sử dụng tranh, ảnh<br />
<br />
Sử dụng tranh ảnh trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5 để cung <br />
cấp thông tin hoặc minh họa những vấn đề lịch sử. Sử dụng tranh không <br />
chỉ minh họa cho bài học mà phải hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra <br />
những chi tiết có liên quan đến nội dung sự kiện. Khi sử dụng các loại <br />
tranh, ảnh chân dung, tôi không chú ý nhiều đến việc đặt câu hỏi cho học <br />
sinh nhận xét, miêu tả về hình dáng bên ngoài của nhân vật, mà phải <br />
hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài đức, quan điểm, vai trò thể hiện <br />
ở hành động của nhân vật.<br />
<br />
* Ví dụ cụ thể :<br />
<br />
Khi dạy bài “Bình Tây Đại nguyên <br />
soái Trương Định”, để khai thác và sử <br />
dụng hiệu quả các bức tranh , tôi thực hiện <br />
như sau :<br />
<br />
<br />
10 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
Hoạt động 1 : Tôi giới thiệu tranh chân dung Trương Định và hỏi : <br />
“Em biết gì về Trương Định?” (Trương Định hay Trương Công Định, sinh <br />
năm Canh Thìn 1820 tại Qu ả , mất năm1864, là một lãnh tụ nghĩa <br />
ng Ngãi<br />
<br />
quân chống Pháp giai đoạn 18591864).<br />
<br />
Hoạt động 2 : Tôi nêu câu hỏi : Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước <br />
băn khoăn đó của Trương Định? (Nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn <br />
Trương Định là “Bình Tây Đại nguyên soái”. Điều đó đã cổ vũ, động viên <br />
ông quyết tâm đánh giặc). Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu <br />
của nhân dân? (Trương Định đã dứt khoát phản đối mệnh lệnh của triều <br />
đình và quyết tâm đánh giặc). <br />
Tôi giúp các em hiểu rõ nội dung kiến <br />
thức phản ánh trong bức tranh đó là : <br />
bức tranh miêu tả quang cảnh Trương <br />
Định nhận phong soái, nó vừa thể <br />
hiện sự trang nghiêm, vừa thể hiện sự <br />
tôn kính và đồng lòng hưởng ứng cuộc <br />
khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trương Định nhận phong soái<br />
<br />
Khi sử dụng các loại tranh, ảnh chân dung, cần phải chú ý đến mục <br />
đích giáo dục và phát triển. Giáo viên không nên quá chủ quan đến việc <br />
đặt câu hỏi cho học sinh nhận xét, miêu tả về hình dáng bên ngoài của <br />
nhân vật, mà phải hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài đức, quan <br />
điểm, vai trò thể hiện ở hành động của nhân vật.<br />
<br />
Ở hoạt động củng cố bài, tôi cho các em xem thêm tranh đền thờ ông <br />
:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
Đền thờ Trương Định<br />
<br />
Ví dụ khi dạy bài : " Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế <br />
kỷ XX". Mục tiêu của bài này là học sinh biết được nền kinh tế, xã hội <br />
nước ta có nhiều biến đổi do chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ; sự <br />
xuất hiện các ngành kinh tế mới đã tạo ra các tầng lớp giai cấp mới trong <br />
xã hội. <br />
<br />
Trong sách giáo khoa có cung cấp 3 ảnh tư liệu : Ga Hà Nội năm <br />
1900, nông dân Việt Nam trong thời Pháp thuộc, phố Tràng Tiền năm <br />
1905. Khai thác thông tin từ 3 ảnh tư liệu trên chưa đáp ứng mục tiêu bài <br />
học nên tôi phải sưu tầm thêm ảnh tư liệu mỏ than Hòn Gai, mỏ thiếc <br />
Tĩnh Túc (Cao Bằng), các nhà máy xay xát, nhà máy dệt, đồn điền cao su, <br />
đồn điền cà phê, chợ Đồng Xuân, các tuyến xe lửa…<br />
<br />
Hoạt động 1. Tôi yêu cầu học sinh nhận xét về sự biến đổi kinh tế <br />
Việt Nam so với trước đây chỉ là <br />
kinh tế nông nghiệp. Học sinh <br />
nhận ra vào lúc này thực dân Pháp <br />
chú trọng phát triển đến công <br />
nghiệp khai khoáng, công nghiệp <br />
tiêu dùng, xây dựng đồn điền, xây <br />
dựng hệ thống giao thông… chính <br />
vì vậy mà lần đầu tiên Việt Nam <br />
có đường ô tô, đường xe lửa. Đến <br />
đây tôi cho học sinh xem ảnh chụp <br />
Ga Hà Nội năm 1900. <br />
Phía bên ngoài Ga Hà Nội (năm 1900)<br />
<br />
Hoạt động 2. Tôi yêu cầu học sinh quan sát ảnh các tuyến xe lửa, <br />
các nhà máy xay xát, nhà máy dệt kết hợp với tư liệu trong SGK để xem <br />
thực dân Pháp thực hiện chính sách trên để làm gì? học sinh dễ tìm ra <br />
được mục tiêu của chính sách trên là : khai thác khoáng sản để chở về <br />
Pháp hay bán cho các nước <br />
khác, các nhà máy được xây <br />
dựng để sử dụng sức lao <br />
động, nhân công rẻ mạt của <br />
<br />
12 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
nước ta nhằm sản xuất các mặt hàng thu lãi lớn hoặc phục vụ sinh hoạt <br />
của người Pháp ở Việt Nam.<br />
<br />
Hoạt động 3. Tôi yêu cầu học sinh quan sát nhóm đôi nội dung ảnh : <br />
Mỏ than Hòn Gai, mỏ thiếc Tĩnh Túc, các đồn điền và trả lời câu hỏi : “Ai <br />
làm việc trong những cơ sở công nghiệp này?”, học sinh sẽ trả lời được <br />
công nhân là người làm trong những cơ sở công nghiệp, họ làm việc rất <br />
vất vả. Thực dân Pháp bóc lột sức lao động của người dân. <br />
<br />
Tiếp theo, học sinh kết hợp với t ư li ệu ở SGK để xem khi thực dân <br />
Pháp xây dựng nhà máy, hầm mỏ, đồn điền thì ảnh hưởng đến đời sống <br />
của nông dân như thế nào? Học <br />
sinh dễ dàng nhận ra nông dân <br />
sẽ mất ruộng đất dẫn đến <br />
nghèo đói và phải đi làm thuê <br />
cho thực dân Pháp. Đến đây tôi <br />
yêu cầu học sinh quan sát hình 3 <br />
nông dân Việt Nam trong thời <br />
Pháp thuộc và nêu nhận xét về <br />
thân phận vất vả, khổ cực của <br />
người nông dân Việt Nam cuối <br />
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX <br />
Nông dân Việt Nam trong thời Pháp thuộc <br />
<br />
Quan sát ảnh tư liệu chợ Đồng Xuân, Ga Hà Nội, phố Tràng Tiền, <br />
Những cửa hiệu trên phố Hàng Đào học sinh thấy thành thị phát triển, <br />
buôn bán mở mang thì xuất hiện tầng lớp viên chức, buôn bán nhỏ, chủ <br />
xưởng nhỏ ... <br />
<br />
<br />
Như vậy, qua việc xử lý <br />
thông tin từ hình ảnh mà các em <br />
đã thực hiện được mục tiêu bài <br />
học một cách hứng thú. Tùy <br />
theo cách kích cỡ khác nhau của <br />
từng loại tranh, ảnh mà tôi có <br />
<br />
<br />
13 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
thể treo tường, đính lên bảng viết hoặc thiết kế trong bài trình chiếu <br />
PowerPoint để học sinh quan sát. <br />
Những cửa hiệu trên phố Hàng Đào <br />
<br />
Các bước tiến hành khai thác nội dung tranh ảnh<br />
<br />
Bước 1 : Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái <br />
quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.<br />
<br />
Bước 2 : Nêu câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm <br />
hiểu nội dung tranh ảnh.<br />
<br />
Bước 3 : Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau <br />
khi đã quan sát, kết kợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài <br />
học.<br />
<br />
Bước 4 : Giáo viên nhận xét, bổ sung học sinh trả lời, hoàn thiện <br />
nội dung tranh ảnh ; giáo viên liên hệ, tích hợp giáo dục.<br />
<br />
b) Sử dụng lược đồ, bản đồ<br />
<br />
Lược đồ, bản đồ là một loại kênh hình chiếm số lượng rất lớn trong <br />
SGK. Đây là một loại thông tin rất trực quan về vị trí các địa danh, về <br />
diễn biến của trận đánh, từ đó giúp cho học sinh nắm được kiến thức và <br />
tái tạo lại sự kiện lịch sử một cách rõ nét hơn.<br />
<br />
Lịch sử là những cái có thật diễn ra trong quá khứ, vì thế việc sử <br />
dụng lược đồ, bản đồ trong dạy học giúp học sinh nắm bắt được diễn <br />
biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch, giúp cho học sinh biết được chiến <br />
dịch đã diễn ra trong thời gian và không gian cụ thể như thế nào. Lược đồ <br />
thường được sử dụng nhiều trong các bài ở lớp 5 như : Thu Đông 1947, <br />
Chiến thắng Biên giới Thu Đông 1950, chiến thắng lịch sử Điện Biên <br />
Phủ. <br />
<br />
Các bước tiến hành khai thác nội dung lược đồ bản đồ <br />
<br />
Bước 1 : Cho học sinh quan sát lược đồ, trong đó chú ý quan sát cả <br />
nội dung, ranh giới và các kí hiệu. Hướng dẫn đọc bản chú giải, giáo viên <br />
kết hợp giải thích các kí hiệu.<br />
<br />
14 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
Bước 2 : Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý học sinh tìm <br />
hiểu nội dung lược đồ.<br />
<br />
Bước 3 : Học sinh trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm <br />
hiểu nội dung lược đồ.<br />
<br />
Bước 4 : Giáo viên nhận xét, bổ sung học sinh trả lời và hoàn chỉnh <br />
nội dung lược đồ.<br />
<br />
Sử dụng bản đồ, lược đồ treo tường, giáo viên cần chú ý :<br />
<br />
Xác định rõ mục đích sử dụng, khai thác lược đồ, bản đồ.<br />
<br />
Giáo viên cần hiểu rõ những kiến thức lịch sử được thể hiện trên <br />
lược đồ, bản đồ như : tên bản đồ, chú giải, ký hiệu, quy ước, màu sắc…<br />
<br />
Xác định được thời điểm hợp lý để tiến hành khai thác, sử dụng <br />
lược đồ trong tiến trình bài dạy.<br />
<br />
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lược đồ, bản đồ hoặc dùng <br />
phương phám đàm thoại để cùng học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ, <br />
lược đồ.<br />
<br />
Ngoài quy trình trên, để đảm bảo tính nghiệp vụ sư phạm, khi <br />
hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng, giáo viên không nên dùng tay mà <br />
phải dùng que chỉ, tư thế chếch nghiêng. Trước khi trình bày bao giờ cũng <br />
phải giới thiệu tên lược đồ. Ngôn ngữ, cử chỉ của giáo viên là hết sức <br />
quan trọng. Trong quá trình khai thác cần chú ý đến đối tượng học sinh và <br />
thời gian giờ giảng.<br />
<br />
Sử dụng lược đồ, bản đồ <br />
nhằm giúp các em học sinh dễ <br />
hiểu, dễ nhớ các sự kiện hơn và có <br />
thể thuộc bài ngay trên lớp. <br />
<br />
Trong dạy lịch sử lớp 5, tôi <br />
đã thiết kế đoạn trình chiếu <br />
PowerPoint để sử dụng bản đồ <br />
động về diễn biến chiến dịch. <br />
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu được <br />
15 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch. Các mũi tên động có nhiều <br />
màu sắc chỉ rõ hướng tiến công của quân ta và hướng rút chạy của quân <br />
địch ; các cứ điểm hay địa bàn đóng quân của quân ta và địch làm tăng tính <br />
sinh động và hấp dẫn cho học sinh. Qua quan sát bản đồ, tôi đặt ra những <br />
câu hỏi định hướng cho bài dạy để học sinh có thể tự nình kể lại một số <br />
sự kiện của chiến dịch. <br />
<br />
Ví dụ khi dạy bài : "Thu Đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc <br />
Pháp" Theo hướng dẫn điều chỉnh 5842 của Bộ giáo dục thìkhông yêu <br />
cầu học sinh trình bày diễn biến, chỉ kể lại một số sự kiện về chiến dịch. <br />
Dạy hoạt động 3, tôi sử dụng lược đồ chiến dịch Việt Bắc Thu Đông <br />
1947 để kể lại một cố sự kiện chiến dịch, sau đó hướng dẫn các em làm <br />
việc theo nhóm, tóm tắt các ý sau :<br />
<br />
Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công Việt Bắc như thế nào?<br />
Lược đồ chiến dịch Việt Bắc Thu Đông <br />
1947<br />
<br />
Sau 75 ngày đêm đánh địch, ta đã thu được kết quả ra sao? <br />
<br />
Khi quan sát, tôi lưu ý cho các em chỉ rõ 3 mũi tấn công lên Việt <br />
Bắc của địch : cánh quân dù, cánh quân thuỷ và cánh quân bộ tạo nên <br />
gọng kìm nhằm tiêu diệt quân ta. Dựa vào địa hình Việt Bắc mà quân ta có <br />
cách đánh sáng tạo và kết quả các mũi tấn công của địch đều bị quân ta <br />
phục kích. <br />
<br />
Tôi cho học sinh kể lại một số sự kiện về chiến dịch trên lược đồ, <br />
chỉ rõ từng mũi tiến công của địch và kết quả của chiến dịch, cho lớp <br />
nhận xét rồi chốt lại và hoàn thiện phần trình bày của học sinh<br />
<br />
Có thể cho các em thi đua với nhau bằng cách trực tiếp lên chỉ lược <br />
đồ để nói lại diễn biến của chiến dịch theo lời văn của mình<br />
<br />
Cuối tiết học, tôi nêu câu hỏi về nguyên nhân thành công của chiến <br />
dịch. Từ bài học, giáo dục học sinh những suy nghĩ và tình cảm đúng đắn, <br />
khơi gợi trong các em lòng tự hào dân tộc và xây dựng ý thức học tập để <br />
sau này lớn lên sẽ trở thành người có ích cho xã hội. <br />
<br />
c) Cách sử dụng băng, đĩa hình, video clip<br />
16 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
Băng đĩa ghi hình phim tư liệu lịch sử là kênh hình ảnh động có tác <br />
dụng cao trong dạy học lịch sử ở tiểu học. Thế nhưng, một số giáo viên <br />
cho học sinh xem phim chỉ để mang tính minh hoạ là chủ yếu, ít tổ chức <br />
cho học sinh khai thác nội dung lịch sử từ phim nên hiệu quả dạy học còn <br />
hạn chế. Theo tôi, khai thác hết nội dung băng đĩa hình tư liệu lịch sử để <br />
học sinh không chỉ theo dõi diễn biến các sự kiện mà còn phải tư duy tổng <br />
hợp, phân tích các sự kiện lịch sử ; vừa tạo sự hứng thú trong học tập vừa <br />
để học sinh nhớ lâu nội dung bài.<br />
<br />
Ví dụ khi dạy bài "Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ" ngay mở <br />
đầu tôi cho học sinh xem đoạn phim tư liệu Chiến thắng lịch sử Điện <br />
Biên Phủ 1954 (đoạn phim dài 3 phút 50 giây) để các em nắm được tình <br />
hình cuộc chiến ở Đông Dương đến cuối năm 1953, quyết tâm của bộ <br />
chính trị giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tình hình chuẩn <br />
bị cho chiến dịch của quân và dân ta. <br />
<br />
Sau đó tôi chiếu lại và cho học sinh nhận xét về tình hình chuẩn bị <br />
của ta, quyết tâm của quân và dân cho chiến thắng Điện Biên Phủ thể <br />
hiện ở những chi tiết nào? Những ai tham gia vào chuẩn bị chiến dịch? <br />
Em tìm thấy hình ảnh nào thể hiện sự thông minh sáng tạo của ta trong <br />
quá trình chuẩn bị cho chiến dịch.<br />
<br />
Hay khi dạy bài "Lễ ký hiệp định Pa ri", ngay phần giới thiệu bài, <br />
tôi cho học sinh xem đoạn phim tư liệu "chiến thắng Điện Biên Phủ trên <br />
không", đoạn phim có nội dung quân ta đã bắn rơi hàng loạt máy bay B52 <br />
trên bầu trời Hà Nội ; đập tan kế hoạch của Mỹ, lập nên chiến thắng <br />
oanh liệt. <br />
<br />
Sau đó, tôi đặt vấn đề tình hình dẫn đến việc Mỹ phải kí kết Hiệp <br />
định Pari, cho học sinh thảo luận và tìm nguyên nhân vì sao Mỹ phải <br />
chấp nhận ký hiệp định Pari (ngày 27/1/1973)<br />
<br />
Dạy hoạt động 2 : tìm hiểu nội dung Hiệp định Pari, tôi cho học <br />
sinh xem đoạn phim tư liệu về lễ kí hiệp định, sau đó yêu cầu học sinh <br />
thảo luận :<br />
<br />
Mô tả sơ lược khung cảnh lễ kí hiệp định Pari<br />
<br />
<br />
<br />
17 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
Những ai đã tham gia trong lễ kí hiệp định Pari? (Bộ trưởng <br />
Nguyễn Duy Trinh và Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đại diện cho cách <br />
mạng Việt Nam)<br />
<br />
Nội dung chủ yếu nhất của hiệp định Pari là gì? (Mỹ phải tôn <br />
trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam ; <br />
phải rút toàn bộ quân Mỹ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam ; phải <br />
chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam ; phải có trách nhiệm trong việc <br />
hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam). Chắc chắn học sinh sẽ ti ếp <br />
thu kiến thức nhanh, nhớ kiến thức một cách bền vững. <br />
<br />
Ví dụ khi dạy bài 26 : “Tiến vào Dinh Độc Lập”, ở hoạt động củng <br />
cố bài, tôi cho các em xem đoạn phim Tổng tiến công và nổi dậy mùa <br />
xuân năm 1975. Tôi giới thiệu xuất xứ đoạn phim này trích trong bộ phim <br />
“Giải phóng Miền Nam” ; nội dung của đoạn phim tái hiện lại diễn biến <br />
3 chiến dịch lớn : Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế Đà Nẵng và <br />
Chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau khi xem, các em sẽ hiểu vì sao Đảng ta lại <br />
quyết định chọn Tây Nguyên là nơi mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và <br />
nổi dậy mùa xuân năm 1975 ; cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân <br />
năm1975 diễn ra như thế nào? cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân <br />
năm 1975 có ý nghĩa lịch sử như thế nào? <br />
<br />
Tôi thường sưu tầm những tư liệu, hình ảnh hoặc các đoạn phim tư <br />
liệu có nội dung minh họa cho bài học rồi soạn trên bài trình chiếu <br />
PowerPoint. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên lạm dụng quá mức hiệu <br />
quả về hình ảnh và âm thanh vì sẽ gây mất tập trung cho học sinh.<br />
<br />
Theo tôi dạy học lịch sử cần kết hợp giáo dục học sinh về tấm <br />
gương đạo đức Bác Hồ, lồng ghép tích hợp giáo dục học sinh học tập và <br />
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Khi dạy những bài nói Quyết <br />
chí ra đi tìm đường cứu nước ; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ; Bác Hồ <br />
đọc Tuyên ngôn Độc lập, tôi kết hợp giáo dục tình yêu nước thương dân <br />
và lối sống giản dị của Bác Hồ. <br />
<br />
Vào các dịp lễ lớn, tôi tổ chức cho các em trao đổi về ý nghĩa ngày <br />
lễ, hiểu được đó là ngày gì ? Ngày đó có ý nghĩa như thế nào? Các em cần <br />
phải làm gì để xứng đáng với những cống hiến của những người đi <br />
trước? Khuyến khích học sinh đón xem phim lịch sử trong nước thường <br />
<br />
18 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
chiếu trên kênh VTV1 như Lý Công Uẩn, Đừng đốt, Nguyễn Ái Quốc ở <br />
Hồng Kông…<br />
<br />
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Để thực hiện giải pháp, biện pháp này mỗi giáo viên cần xác định <br />
vai trò chủ đạo của mình trong đổi mới phương pháp dạy học, trước hết <br />
phải tìm tòi phương pháp truyền đạt có hiệu quả, kích thích tích tư duy, <br />
sáng tạo của học sinh. Chủ động bồi dưỡng chuyên môn, tìm tài liệu <br />
chuẩn phù hợp với nhận thức của học sinh. Thường xuyên theo dõi cập <br />
nhật những thông tin, những số liệu, sự kiện lịch sử qua các phương tiện <br />
thông tin để có tư liệu giảng dạy. Sử dụng được các phần mềm để thiết <br />
kế bài giảng điện tử ; tranh ảnh, lược đồ có thể in màu và sử dụng cho <br />
nhiều năm.<br />
<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp tôi trình bày trên đây có quan hệ với nhau : sử dụng <br />
thiết bị dạy học vào dạy học lịch sử lớp 5 đạt hiệu quả tùy vào sự thể <br />
hiện sáng tạo của mỗi giáo viên trong dạy học. Tuỳ theo nội dung từng <br />
bài, điều kiện đồ dùng dạy học hiện có ở trường mà giáo viên có thể <br />
thiết kế bài giảng điện tử để dạy cả một tiết hoặc một hoạt động dạy <br />
học có sử dụng máy chiếu để chiếu tranh ảnh, lược đồ, phim cho học <br />
sinh khai thác thông sử liệu.<br />
<br />
Khi khai thác bài thì sử dụng đồ dùng đúng lúc, khi treo tranh ảnh, <br />
bản đồ cần chọn vị trí cho phù hợp, thường góc trái của bảng, tránh đi lại <br />
nhiều làm che khuất phần ghi bảng. Hết phần khai thác phải tắt máy <br />
chiếu, cất đồ dùng kịp thời tránh phân tán sự chú ý của học sinh.<br />
<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Qua việc sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, học sinh lớp tôi có kỹ <br />
năng thu thập thông tin, tư liệu có sẵn từ sách giáo khoa và qua các <br />
phương tiện truyền thông khác.<br />
<br />
Gợi cho học sinh lòng yêu thương đất nước, cộng đồng xã hội Việt <br />
Nam với mong muốn bảo vệ toàn vẹn đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc <br />
và sống chung hoà bình cùng các dân tộc trên thế giới ; có sự hiểu biết và <br />
<br />
19 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
lòng tự hào về cội nguồn của dân tộc, lịch sử nước nhà, lịch sử địa <br />
phương nơi mình đang sinh sống.<br />
<br />
Tranh ảnh bản đồ lược đồ không chỉ có tác dụng cho nội dung, mà <br />
còn là nguồn tri thức không thể thiếu đựợc trong bài học. Nếu bản đồ, <br />
lược đồ, tranh ảnh được sử dụng tốt, sẽ huy động được sự tham gia của <br />
nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ hai hệ thống tín hiệu với nhau : tai <br />
nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu nhớ lâu, gây được <br />
mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát huy đựơc năng lực <br />
chú ý quan sát, hứng thú của học sinh.<br />
<br />
4. Kết quả<br />
<br />
Qua nhiều năm liên tục dạy lớp 5, với cách sử dụng đồ dùng trong <br />
dạy học lịch sử như trên, chất lượng phân môn lịch sử lớp tôi nâng cao <br />
lên rõ rệt. Với sự tự tin, từ năng lực chủ động, phát huy tính tích cực của <br />
mình trong giờ Lịch sử, các em đã coi mỗi tiết Lịch sử là một ngày hội <br />
nhỏ, một cuộc thi để tìm ra kiến thức mới, được trở lại khí thế hào hùng <br />
của dân tộc. Học sinh hứng thú học tập, hoạt động tích cực hơn, các em <br />
mạnh dạn tự tin khi trình bày một nội dung lịch sử. Từ đó làm cho các em <br />
thêm yêu quê hương, yêu đất nước. <br />
<br />
Việc sử dụng phong phú đồ dùng dạy học giúp học sinh gần gũi với <br />
các sự kiện, nhân vật lịch sử hơn, gây cho các em ấn tượng sâu sắc, hứng <br />
thú tìm tòi, học tập. Giáo viên dễ truyền thụ kiến thức, tiết dạy học lịch <br />
sử nhẹ nhàng sôi nổi, các em tiếp thu bài nhanh, nhớ kiến thức một cách <br />
bền vững. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
<br />
<br />
20 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
Sử dụng đồ dùng dạy học là yêu cầu bắt buộc trong đổi mới <br />
phương pháp dạy học vì đồ dùng là một trong các nguồn cung cấp kiến <br />
thức quan trọng. Giáo viên cần xác định rõ mục đích sử dụng cho từng <br />
loại bài cụ thể, phải chuẩn bị trước ; tránh tham lam làm cho tiết học như <br />
một giờ xem băng hình, tranh ảnh. Vì vậy, giáo viên phải nắm toàn bộ <br />
chương trình phân môn Lịch sử ; nắm vững nội dung cần dạy theo Chuẩn <br />
kiến thức ; sưu tầm tài liệu liên quan đến bài giảng. Biết chuyển từ kiến <br />
thức cũ giúp học sinh khai thác kiến thức mới một cách khoa học, hấp dẫn <br />
; xây dựng bài tập thực hành với hình ảnh, lược đồ, mô hình trong sách <br />
giáo khoa. Giúp học sinh mô tả, trình bày hoặc kể lại những sự kiện lịch <br />
sử, nhân vật lịch sử một cách chính xác. Đây cũng là cách giúp các em ghi <br />
nhớ sâu sắc những sự kiện lịch sử để khi nhắc tới những sự kiện đó là <br />
các em hình dung và tái hiện được ngay.<br />
Giáo viên phải nhận thức đúng vai trò của việc sử dụng thiết bị <br />
vào đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên cần mạnh dạn, không <br />
ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp rèn <br />
luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích <br />
cực khác.<br />
2. Kiến nghị<br />
Giáo viên cần đối chiếu với những đồ dùng dạy học mà nhà trường <br />
đã trang bị để cùng học sinh chủ động trong bài dạy, cùng phối kết hợp <br />
với cha mẹ học sinh trong việc sưu tầm, đóng góp cho nhà trường. Chủ <br />
động đề nghị với Lãnh đạo nhà trường cho học sinh khối lớp 5 được đi <br />
tham quan di tích lịch sử hoặc bảo tàng lịch sử ở địa phương, ở gần địa <br />
phương hoặc yêu cầu phụ huynh học sinh tạo điều kiện tự đưa con em <br />
mình đi tham quan những nơi đó.<br />
Giáo viên khuyến khích học sinh sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, đọc <br />
nhiều sách báo về lịch sử.<br />
Trên đây là một số “Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học lịch <br />
sử lớp 5” mà tôi đã thực hiện. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các <br />
đồng nghiệp, của Ban giám hiệu nhà trường và của cấp trên.<br />
Buôn Trấp, ngày 15 tháng 3 năm 2016<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
21 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm <br />
Ana<br />
<br />
Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5<br />
<br />
<br />
Trương Thị Thanh Tâm<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
..........................................................................................................................................................................<br />
<br />
...........................................................................................................................................................................<br />
<br />
............................................................................................................................................................................<br />
<br />
.............................................................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG <br />
<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22 Trường Tiểu học Krông <br />
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm