Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
MỤC LỤC<br />
Tên nội dung Trang<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4. Phạm vi nghiên cứu 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 2<br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
1. Cơ sở lí luận 2<br />
2. Thực trạng 3<br />
2.1 Thuận lợi, khó khăn 3<br />
2.2 Thành công, hạn chế 4<br />
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu 5<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 5<br />
2.5 Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt 5<br />
ra<br />
3. Giải pháp, biện pháp 6<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. 6<br />
3.2 Nội dung, điều kiện và cách thực hiện biện pháp, giải pháp 6<br />
3.2.1 Giáo viên cần nắm vững vai trò, nguyên tắc sử dụng 6<br />
ĐDDH<br />
3.2.2. Chuẩn bị các đồ dùng và phương tiện dạy học phù hợp 8<br />
<br />
3.2.3 Quy trình khai thác kênh hình và sử dụng đồ dùng dạy học 9<br />
<br />
3.2.4 Cách thức khai thác, sử dụng kênh hình và các loại ĐDDH 9<br />
<br />
3.3 Điều kiện để thực hiện các biện pháp, giải pháp 23<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 23<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm. 23<br />
4. Kết quả 24<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận 25<br />
2. Kiến nghị 25<br />
Tài liệu tham khảo 27<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 1<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Tiếng Anh từ lâu đã được coi là ngôn ngữ chung của thế giới. Ngày nay nó <br />
là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, Tiếng <br />
Anh là một ngôn ngữ đẹp, gắn liền với nhiều nét văn hóa đặc sắc từ những <br />
quốc gia sử dụng nó. Việt Nam đang trong thời kì hội nhập, đổi mới đất nước, <br />
Nhà nước đã có những chính sách thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Nhiều <br />
công ty liên doanh, hợp tác giữa Việt Nam với các công ty nước ngoài cũng rất <br />
phát triển. Điều đó làm cho Tiếng Anh càng trở nên quan trọng, đặc biệt là trong <br />
giao tiếp. Hiểu được tầm quan trọng đó, nhà nước ta đã đưa Tiếng Anh vào <br />
giảng dạy như môn học chính thức ở các cấp học, ngành học trong đó có cấp <br />
Tiểu học nhằm giúp các em bước đầu được tiếp xúc, lĩnh hội và phát triển một <br />
số kĩ năng cơ bản, tạo tiền đề tốt cho tương lai. <br />
Để đạt được mục tiêu trên, trước hết người giáo viên cần có kiến thức và <br />
các kĩ năng sư phạm tốt. Và để có một tiết dạy thành công thì giáo viên phải biết <br />
tìm ra nhiều phương pháp dạy học mới, biết kết hợp nhiều yếu tố, trong đó yếu <br />
tố về sách giáo khoa, đồ dùng dạy học đóng một vai trò hết sức quan trọng. <br />
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã thay đổi chương trình, <br />
sách giáo khoa cho học sinh cấp Tiểu học. Nếu so sánh bộ sách giáo khoa lớp 4 <br />
trước đây thì dễ dàng nhận thấy sách giáo khoa Tiếng Anh 4 mới được thiết kế <br />
với khổ sách to hơn, chất lượng giấy tốt hơn, kênh chữ rõ ràng, hình ảnh đa <br />
dạng, màu sắc đẹp, bắt mắt. Bên cạnh đó đồ dùng, thiết bị dạy học cũng được <br />
quan tâm đầu tư hơn. Một số bộ tranh, đồ dùng thiết bị dạy học như đài, mày <br />
chiếu, bảng tương tác... được khuyến khích sử dụng.<br />
Qua thực tế giảng dạy, bộ sách Tiếng Anh 4 mới kết hợp với sử dụng các <br />
thiết bị dạy học, tôi thấy nó góp phần quan trọng trong việc thu hút sự chú ý <br />
cũng như việc tiếp thu bài của các em. Giáo viên dễ dàng truyền thụ kiến thức <br />
cho học sinh, giúp các em hiểu và nắm được bài nhanh hơn. Đối với học sinh, <br />
các em tỏ ra rất hứng thú, dễ hiểu nghĩa của từ, nội dung bài cũng như hoàn <br />
thành các dạng bài tập một cách nhanh hơn, chính xác hơn. Nhưng làm thế nào <br />
để khai thác kênh hình trong sách giáo khoa và kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học <br />
có hiệu quả là một vấn đề mà bản thân tôi cũng như một số giáo viên khác rất <br />
quan tâm. Chính vì điều đó mà tôi mạnh dạn chọn đề tài Một số kinh nghiệm <br />
khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng đồ dùng dạy học môn Tiếng Anh <br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 2<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
lớp 4 để nghiên cứu. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm <br />
mà bản thân đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
Đề tài giúp góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên có thể tự <br />
tin, mạnh dạn và thành thạo trong việc khai thác kênh hình sách giáo khoa kết <br />
hợp sử dụng đồ dùng dạy học. Giúp các em hứng thú, chủ động và sáng tạo <br />
trong học tập, nhớ lâu các từ mới, hiểu sâu các cấu trúc ngữ pháp, hình thành <br />
khả năng phán đoán, phản xạ trong quá trình học và đồng thời biết vận dụng <br />
chúng trong giao tiếp.<br />
Nêu được vai trò và tầm quan trọng của kênh hình sách giáo khoa cũng <br />
như các đồ dùng, thiết bị dạy học; Nghiên cứu thực trạng học sinh khối lớp 4 <br />
trường Tiểu học Trần phú và chỉ ra các cách thức khai thác kênh hình sách giáo <br />
khoa kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học vào các tiết dạy một cách có hiệu quả.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Phương pháp khai thác kênh hình sách giáo khoa kết hợp sử dụng đồ dùng <br />
dạy học trong môn Tiếng Anh.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Môn Tiếng Anh lớp 4, trường Tiểu học Trần Phú năm học 2014 2015 đến <br />
nay.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế.<br />
Phương pháp quan sát, khảo sát, thống kê.<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Trong thời kì đổi mới đất nước, mối quan hệ giữa Việt Nam với các quốc <br />
gia trên thế giới ngày càng mở rộng nên Tiếng Anh có vai trò cực kì quan trọng ở <br />
mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong giao tiếp. Chính vì vậy, trong những năm gần <br />
đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa chương trình Tiếng Anh vào giảng dạy <br />
ngay từ các lớp 3, 4, 5 cấp Tiểu học, thậm chí ở những trường có điều kiện, <br />
môn Tiếng Anh được thực hiện từ lớp 1. Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ <br />
đã kí quyết định số 1400/QĐTTg, phê duyệt Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong <br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 3<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
hệ thống giáo dục quốc dân (Đề án 2020) với mục tiêu: “Đổi mới toàn diện <br />
việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương <br />
trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm <br />
2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ <br />
của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa <br />
số thanh niên Việt Nam tôt nghiêp trung câp, cao đăng va đai hoc có đ<br />
́ ̣ ́ ̉ ̀ ̣ ̣ ủ năng lực <br />
ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi <br />
trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh <br />
của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất <br />
nước”. Vì thế vai trò của giáo viên Tiếng Anh thực sự rất quan trọng, vừa giúp <br />
các em nắm vững vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, những dạng bài, kiểu bài, vừa <br />
phải tìm tòi những phương pháp hay, phù hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học <br />
để giúp các em tiếp thu bài học một cách có hiệu quả. <br />
Trong quan điểm mới về dạy học hiện nay, người thầy không phải là <br />
người truyền thụ, nhồi nhét kiến thức, mà là người tổ chức, điều khiển và <br />
hướng dẫn học sinh tự khám phá ra kiến thức. Không khí thoải mái và thư giãn <br />
sẽ được tạo ra bằng cách cho học sinh vừa học vừa chơi, cho các em tự đoán <br />
nghĩa của từ của bài học qua tranh ảnh, các mẩu chuyện… mà không ép buộc <br />
các em học theo một khuôn mẫu cụ thể nào. Khai thác và sử dụng hiệu quả tranh <br />
ảnh minh họa sách giáo khoa kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học sẽ giúp giáo viên <br />
và học sinh tốn ít thời gian, công sức mà chất lượng dạy học trong từng bài có <br />
tính chiều sâu, đạt hiệu quả cao về mục tiêu của môn học. Pêxtalôzi nhà giáo <br />
dục Thụy Sĩ đã khẳng định rằng “Nhận thức sự vật bằng nhiều giác quan bao <br />
nhiêu thì những phán đoán của chúng ta càng đúng bấy nhiêu”. Chính vì thế, <br />
việc áp dụng đề tài của bản thân vào việc giảng dạy là một việc làm rất cần <br />
thiết và đúng đắn. <br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn<br />
* Thuận lợi:<br />
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc dạy <br />
học ngoại ngữ và đã đưa môn Tiếng Anh trở thành môn học chính thức trong nhà <br />
trường. Bên cạnh đó Ngành Giáo dục cũng đã tổ chức nhiều cuộc thi Tiếng Anh <br />
bổ ích như: Tiếng Anh qua mạng Internet, Giao lưu học sinh nói Tiếng Anh, <br />
Toán Tiếng Anh qua mạng Internet,… thu hút rất đông đảo các em học sinh tham <br />
gia từ cấp Tiểu học đến THCS, THPT.<br />
Phòng Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm đến việc dạy và học môn Tiếng <br />
Anh tại các nhà trường, vì thế đã có nhiều chương trình bồi dưỡng cũng như tổ <br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 4<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
chức các buổi tập huấn phương pháp giảng dạy cho giáo viên và tổ chức nhiều <br />
cuộc thi, các đợt giao lưu để các em học hỏi lẫn nhau. <br />
Lãnh đạo nhà trường quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tinh <br />
thần cho cả giáo viên và học sinh trong việc dạy học môn Tiếng Anh.<br />
Bản thân đã trải qua gần 7 năm công tác và luôn có ý thức cao trong công <br />
tác tự học, tự rèn nên nên việc giảng dạy có nhiều thuận lợi.<br />
100% học sinh khối 3,4,5 đều được học môn Tiếng Anh, tất cả học 2 <br />
buổi/ ngày và 2 tiết/tuần. Bắt đầu năm học 2014 2015, nhà trường tổ chức dạy <br />
chương trình Tiếng Anh làm quen cho học sinh khối 1, 2. Hầu hết các em có đầy <br />
đủ sách giáo khoa, ý thức học tập tốt và có hứng thú với bộ môn Tiếng Anh.<br />
Đa số Cha mẹ học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học môn <br />
Tiếng Anh nên đã phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn nhằm quan tâm, hỗ <br />
trợ các em kịp thời trong quá trình học tập cũng như tham gia các kỳ thi do <br />
trường và cấp trên tổ chức.<br />
* Khó khăn:<br />
Trong quá trình giảng dạy, mặc dù giáo viên đã nắm được quy trình, <br />
phương pháp và kiến thức kĩ năng của bài dạy nhưng vẫn chưa phân bố hợp lý <br />
thời gian vào việc dạy những kĩ năng quan trọng, cơ bản mà còn quá chú trọng <br />
cho việc dạy ngữ pháp, kĩ năng đọc và chữa bài tập nên đôi lúc làm cho học sinh <br />
căng thẳng và mất nhiều thời gian trong một tiết học.<br />
Kiến thức ở khối lớp 4 tương đối nhiều và khó, chưa thật phù hợp với lứa <br />
tuổi của các em, trong khi đó thời gian cho một bài học là khá ngắn.<br />
Giáo viên chưa chủ động trong việc khai thác hết các kênh hình trong sách <br />
giáo khoa hoặc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy để giúp các em hứng <br />
thú hơn.<br />
Các em chưa có thói quen đưa ra ý kiến của mình về nghĩa của từ, của <br />
một mẩu chuyện hay cách sử dụng một mẫu câu mà chỉ học theo một khuôn <br />
mẫu do giáo viên tạo ra. <br />
Học sinh đồng bào khả năng tiếp thu còn chậm, cùng một lúc các em phải <br />
học ba thứ tiếng (tiếng Êđê tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt và tiếng Anh). Mặt khác, <br />
kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ các em thường đi làm nương rẫy xa nhà, chưa <br />
thật sự quan tâm tới việc học của các con nên kết quả học tập của học sinh <br />
chưa cao.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 5<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
Nguồn đồ dùng dạy học về tranh, ảnh màu, thiết bị đồ dùng dạy học tự <br />
làm, máy chiếu… để phục vụ dạy học còn hạn chế. Đơn vị chưa có phòng học <br />
riêng cho môn Tiếng Anh.<br />
2.2. Thành công, hạn chế<br />
* Thành công:<br />
Giáo viên chủ động tìm tòi tranh ảnh, đồ dùng dạy học khi lên lớp; tự tin <br />
trong việc khai thác kênh hình kênh chữ sách giáo khoa, sử dụng các thiết bị dạy <br />
học thành thạo, thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng. <br />
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú cho <br />
học sinh, giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn.<br />
Đa số các em rất tích cực và hứng thú trong việc thảo luận, tự tin đưa ra ý <br />
kiến của mình nhằm chia sẻ với bạn bè trong tiết học. Các em nhớ các từ mới, <br />
hiểu sâu hơn cấu trúc ngữ pháp, biết tự đặt câu và sử dụng một số mẫu câu vào <br />
giao tiếp, kĩ năng phản xạ của các em tốt, … vì thế kết quả các giờ học tiếng <br />
Anh được nâng lên.<br />
* Hạn chế:<br />
Đôi khi giáo viên chưa hiểu hết ý tưởng của tác giả nên chưa khai thác <br />
triệt<br />
để các nội dung kênh hình trong sách giáo khoa hoặc hiểu rõ giá trị ý nghĩa của <br />
kênh hình song ngại sử dụng, sợ mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiết học.<br />
Trong quá trình khai thác bài giảng, phần lớn giáo viên chỉ huy động một <br />
số học sinh năng khiếu tham gia phát biểu ý kiến, chưa quan tâm đều số học <br />
sinh còn lại, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và cảm <br />
thấy chán nản.<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
* Mặt mạnh:<br />
Giáo viên khắc phục được cách dạy theo khuôn mẫu truyền thống, không <br />
áp đặt học sinh học theo một cách học cứng nhắc, một chiều. <br />
Khai thác hình ảnh trong sách giáo khoa kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học <br />
phù hợp với tâm lý và lứa tuổi của học sinh tiểu học nên các em tỏ ra rất hứng <br />
thú, hăng say và cảm thấy không nhàm chán, các em hiểu và nhớ lâu các từ vựng. <br />
Học sinh dần khắc phục được lối học thụ động, tự mình khám phá và lĩnh hội <br />
kiến thức, đồng thời tăng cường mối quan hệ tương tác giữa các em với giáo <br />
viên.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 6<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
* Mặt yếu:<br />
Cách tổ chức dạy học của một số ít giáo viên vẫn còn mang tính hình <br />
thức, rập khuôn. Phương pháp này tốn khá nhiều thời gian chuẩn bị nên đòi hỏi <br />
giáo viên phải biết sáng tạo, kiên trì và cẩn thận. <br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến đề tài<br />
Sử dụng nhiều tranh ảnh, đồ dùng dạy học tự tạo kết hợp với việc sử <br />
dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy tạo cho không khí lớp học thêm sinh <br />
động, ít căng thẳng và đạt hiệu quả cao.<br />
Sử dụng nhiều tranh ảnh, giáo cụ trực quan, quen thuộc với học sinh tiểu <br />
học phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh. Học sinh có thể ôn từ vựng mọi lúc, <br />
mọi nơi.<br />
Các em học và nhớ được nhiều từ, nắm được nghĩa và cách sử dụng vốn <br />
từ vựng trong thực hành giao tiếp. Điều này sẽ giúp các em có được động cơ <br />
học tập và niềm say mê đối với môn học này.<br />
Trong quá trình dạy học có thể nói người giáo viên còn chưa có sự chú ý <br />
đúng mức tới việc làm thế nào để các đối tượng học sinh nắm vững được lượng <br />
kiến thức. Tuy nhiên, có một số học sinh ý thức tự giác chưa cao nên kể cả khi <br />
giáo viên tổ chức nhiều hoạt động thì học sinh đó vẫn tỏ ra không hợp tác.<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra<br />
Trường Tiểu học Trần Phú nằm ngay trung tâm thị trấn Buôn Trấp, trình <br />
độ dân trí tương đối cao. Cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ, đáp <br />
ứng cho việc tổ chức các hình thức học tập phát huy tính tích cực của học sinh. <br />
Bên cạnh đó, trong địa bàn vẫn còn nhiều gia đình học sinh thuộc diện hộ nghèo, <br />
đời sống kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa ít quan tâm theo dõi đến việc học <br />
của con em mình. Đơn vị có 2 điểm trường, trong đó phân hiệu Buôn Trấp 100% <br />
số học sinh là người dân tộc Êđê, phần lớn các em đọc chưa thông, viết chưa <br />
thạo tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp hạn chế, một số em ý thức tự học, tự rèn chưa <br />
cao, khả năng tiếp thu chậm, do vậy việc tiếp thu bài cũng như khả năng phân <br />
tích tranh ảnh còn hạn chế.<br />
Bản thân giáo viên dạy tiếng Anh trẻ, năng động, luôn tìm tòi, sáng tạo và <br />
tự học hỏi để nâng cao năng lực, nghiệp vụ sư phạm của mình. Trong quá trình <br />
giảng dạy, giáo viên đã thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học để kích thích sự <br />
hứng thú, phát huy tối đa năng lực của người học giúp tiết học thành công hơn. <br />
Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” và theo <br />
hướng giao tiếp là chính nên áp dụng đề tài vào giảng dạy là một việc làm đúng <br />
đắn và rất bổ ích.<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 7<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
Tuy nhiên, một số phụ huynh và học sinh vẫn còn tâm lí coi môn Tiếng <br />
Anh là môn phụ nên chưa quan tâm tới việc học của con cái, các em học còn lơ <br />
là. Vì thế, đầu năm ngay sau khi nhận lớp, tôi đã phối hợp trao đổi với các giáo <br />
viên chủ nhiệm làm tốt công tác tuyên truyền về vai trò của môn học đối với <br />
phụ huynh. Mặc dù nhà trường chưa có phòng học Tiếng Anh riêng, chưa trang <br />
bị đầy đủ thiết bị dạy học nhưng bằng kinh nghiệm vốn có của bản thân, tôi đã <br />
nghiên cứu tự làm một số đồ dùng và thiết kế lồng ghép các trò chơi, cập nhật <br />
nhiều hình ảnh minh họa phù hợp nhằm hỗ trợ bài giảng qua các phần mềm <br />
trình chiếu.<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Làm rõ vai trò, tầm quan trọng và cách thức khai thác kênh hình trong sách <br />
giáo khoa kết hợp với sử dụng đồ dùng dạy học để tiết dạy đạt hiệu quả cao <br />
nhất.<br />
Đưa ra một số giải pháp về cách khai thác kênh hình trong sách giáo khoa <br />
và sử dụng đồ dùng dạy học giúp học sinh thích thú, lôi cuốn các em vào các <br />
hoạt động học góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn môn Tiếng Anh.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
3.2.1. Giáo viên cần nắm vững vai trò, nguyên tắc sử dụng của kênh <br />
hình và đồ dùng dạy học<br />
* Vai trò của kênh hình và đồ dùng dạy học:<br />
Việc khai thác kênh hình sách giáo khoa và kết hợp thêm đồ dùng dạy học <br />
là những hoạt động luôn tạo sự mới mẻ, hứng thú, không gây căng thẳng, nhàm <br />
chán đối với người học. Trong thực tế có rất nhiều phương pháp khai thác đồ <br />
dùng dạy học, tùy vào đối tượng học sinh và kiến thức của từng bài để khai thác <br />
sao cho phù hợp, triệt để và có hiệu quả. Thông thường các kênh hình bắt mắt, <br />
các video ngộ nghĩnh hay một tiết học bằng máy chiếu sẽ làm sống động tiết <br />
dạy và khích lệ sự tò mò trong quá trình học của học sinh, đồng thời chúng tạo <br />
điều kiện cho học sinh phát huy trí tuệ, tính sáng tạo, tích cực và thể hiện tính <br />
cách, cảm xúc rõ nét.<br />
Bộ sách sách giáo khoa lớp 4 hiện nay được biên soạn nội dung hướng về <br />
kĩ năng giao tiếp, thiết kế rõ ràng về mục tiêu kiến thức, kĩ năng cần đạt được <br />
trong một tiết học. Kênh chữ to, kênh hình sinh động, nhiều màu sắc, rõ ràng, <br />
thể hiện rõ nội dung bài học, kích thích sự tò mò, sáng tạo, tích cực từ các em <br />
học sinh, giúp giáo viên rất nhiều trong quá trình chuẩn bị bài dạy. <br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 8<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
Muốn khai thác tốt kênh hình trong sách giáo khoa, trước hết ta cần nghiên <br />
cứu kĩ nội dung bài dạy để hiểu rõ những vai trò của chúng. Cụ thể:<br />
Hỗ trợ làm rõ nghĩa của từ hoặc khái niệm mới. <br />
VD: Giới thiệu các hoạt động, các môn thể thao, thời gian, các loại thức <br />
ăn, đồ uống v.v…<br />
Hỗ trợ tạo tình huống, ngữ cảnh để giới thiệu ngữ liệu mới, chủ đề, nội <br />
dung bài học hoặc ngữ cảnh giúp cho việc thực hành trở nên có nghĩa.<br />
Tạo tiền đề, làm cơ sở cho các bài tập thực hành. <br />
VD: Thảo luận qua tranh, ảnh… trước khi thực hành kĩ năng nghe, nói, <br />
đọc, viết .<br />
Phản ánh, cung cấp các thông tin nội dung giúp học sinh mở mang kiến <br />
thức và hiểu biết hơn về thế giới quanh mình.<br />
Gây hứng thú, làm cho bài học trở nên thú vị và gần gũi với cuộc sống <br />
đời thường của các em. <br />
Ngoài ra, để bài học thêm phần sinh động, mới mẻ và đạt hiệu quả cao <br />
hơn giáo viên thường kết hợp sử dụng thêm các đồ dùng dạy học vào bài dạy để <br />
kích thích sự tò mò, sáng tạo và rèn luyện kĩ năng phản xạ tốt ở các em. <br />
* Nguyên tắc khai thác kênh hình và đồ dùng dạy học<br />
Kênh hình, đồ dùng dạy học phải phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận <br />
thức của học sinh; Đồ dùng phải đơn giản, hấp dẫn và giúp học sinh hiểu ra <br />
ngay vấn đề, đồng thời mang tính chất tổng hợp, gợi mở, tạo tình huống và giúp <br />
học sinh suy nghĩ sáng tạo.<br />
Đồ dùng trực quan phải mang tính khoa học, sư phạm, tránh làm một <br />
cách hình thức; Phải cẩn thận, chu đáo có sự đầu tư kỹ cả về hình thức và nội <br />
dung. Cách bố trí, tạo hình dáng của đồ dùng trực quan phải đẹp, rõ ràng và nêu <br />
được vấn đề cụ thể, kênh hình, kênh chữ phải to, rõ ràng. Tránh dùng nhiều màu <br />
sắc lòe loẹt, khó nhìn.<br />
Xác định vị trí đặt đồ dùng cho cân đối, đúng tầm nhìn của học sinh. <br />
Sử dụng vào thời điểm cần thiết nhất để cung cấp kiến thức và khai thác <br />
thông tin. Sự xuất hiện đúng lúc làm tăng thêm thế mạnh của kênh hình, nhất là<br />
trong sự háo hức chờ đợi của học sinh. <br />
Tìm vị trí để giới thiệu các kênh hình một cách hợp lý nhất. Có như vậy <br />
học sinh mới huy động được nhiều giác quan nhất. Khi thấy không cần thiết thì <br />
cất ngay để không làm học sinh mất tập trung. <br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 9<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
Muốn đạt hiệu quả cao chúng ta cần nhớ phải sử dụng đúng cường độ, <br />
hiệu quả của kênh hình sẽ giảm sút nếu kéo dài việc sử dụng một loại phương <br />
tiện hoặc hình ảnh cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu.<br />
Đồ dùng trực quan phải mang tính chất thông dụng có nghĩa là phải dễ <br />
làm, dễ sử dụng, rẻ tiền, dễ kiếm và sử dụng được lâu dài. <br />
Nếu trong một bài học giáo viên muốn sử dụng nhiều đồ dùng dạy học <br />
thì trước tiết dạy đó giáo viên phải chuẩn bị bài thật kĩ, lên ý tưởng, sắp xếp đồ <br />
dùng một cách hợp lý và đặc biệt phải biết phối hợp sử dụng các loại đồ dùng <br />
một cách hợp lý và phải đảm bảo chúng luôn hỗ trợ tương tác với nhau và tránh <br />
việc quá lạm dụng đồ dùng dạy học trong một tiết học làm cho tiết học không <br />
đúng trọng tâm.<br />
3.2.2. Chuẩn bị các đồ dùng và phương tiện dạy học phù hợp<br />
Đồ dùng và phương tiện dạy học được coi là công cụ để thực hiện <br />
phương pháp dạy học. Chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có phương <br />
pháp dạy học và hoạt động dạy học. <br />
Sử dụng tốt đồ dùng và phương tiện dạy học sẽ giúp cho giáo viên có thể <br />
thu hút sự chú ý, say mê và phát huy tối đa tính tích cực, năng động, sáng tạo hơn <br />
của học sinh trong học tập. Học sinh có thể tự khám phá, lĩnh hội kiến thức và <br />
phát triển kỹ năng thực hành. Tôi cho rằng tiết dạy của giáo viên sẽ không đạt <br />
được kết quả tốt nếu như không có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học bởi vì giáo <br />
viên lên lớp mà không có bất cứ phương tiện dạy học nào thì chẳng khác nào <br />
một người lính ra trận mà không có vũ khí. Việc sử dụng tốt phương tiện dạy <br />
học là một sự hỗ trợ đắc lực thể hiện một phần nội dung chính của sách giáo <br />
khoa, đáp ứng nhu cầu học tập theo hướng tích cực và gây hứng thú hơn trong <br />
học tập của học sinh.<br />
Đối với môn Tiếng Anh lớp 4, thông thường giáo viên cần chuẩn bị các đồ <br />
dùng, phương tiện dạy học sau:<br />
Phương tiện nhìn gồm: tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, các vật thật, các đồ <br />
dùng tự làm, bộ con rối về các nhân vật trong sách giáo khoa...<br />
Phương tiện nghe: đài, đĩa, băng ghi âm…<br />
Phương tiện nghe nhìn: máy đèn chiếu, bảng tương tác, máy tính.<br />
Tùy từng dạng bài tập hoặc nội dung từng hoạt động, giáo viên hướng <br />
dẫn<br />
học sinh khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng đồ dùng, phương tiện <br />
dạy học phù hợp, triệt để và hiệu quả. Nếu sử dụng tốt những đồ dùng trực <br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 10<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
quan trong giờ tiếng Anh, học sinh sẽ nắm bắt ngữ liệu, cấu trúc nhanh hơn, <br />
đặc biệt những tranh ảnh đẹp, các đồ dùng trực quan được chọn lọc hấp dẫn sẽ <br />
nâng cao tính thẩm mỹ và khả năng tiếp thu bài cho học sinh.<br />
3.2.3. Quy trình khai thác kênh hình và sử dụng đồ dùng, phương tiện <br />
dạy học<br />
Trong quá trình lên lớp, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:<br />
Nắm vững mục tiêu cần đạt của bài học, xây dựng hệ thống hình ảnh, <br />
đồ dùng dạy học cần sử dụng và chú ý sắp sếp chúng theo từng hoạt động của <br />
bài dạy trong thiết kế bài dạy của mình.<br />
Nói rõ mục đích, yêu cầu cách thức tìm kiếm thông tin trên kênh hình, đồ <br />
dùng dạy học để học sinh không bị phân tán sự chú ý sang nội dung khác.<br />
Đưa ra hệ thống câu hỏi để khai thác hết các khía cạnh tích cực của hình <br />
ảnh. Hệ thống câu hỏi và các “góc” khai thác của giáo viên có tác dụng định <br />
hướng để học sinh tư duy, làm việc tích cực với các hình ảnh, chủ động nắm <br />
bắt và ghi nhớ kiến thức theo đúng mục đích cần đạt của bài học. Đặc biệt phải <br />
luôn có phương án điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp với các đối tượng học sinh <br />
trong lớp.<br />
Dựa trên hệ thống câu hỏi, tổ chức để học sinh được trình bày ý kiến <br />
của mình với nhóm bạn hoặc với lớp trước khi giáo viên đưa ra kết luận cuối <br />
cùng. Điều này hết sức quan trọng trong việc tạo niềm tin cho học sinh, giúp <br />
học sinh mạnh dạn trong việc trình bày những kiến thức mà mình nắm được. Từ <br />
đó giúp giáo viên có được những điều chỉnh phù hợp với đối tượng học sinh.<br />
Sắp xếp các tranh ảnh minh họa, đồ dùng dạy học trong bài theo một <br />
trình tự phù hợp và dạy học sinh theo trình tự đó.<br />
Cuối cùng giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt lại phương án trả lời đúng <br />
nhất.<br />
3.2.4. Cách thức khai thác, sử dụng kênh hình và các loại đồ dùng dạy <br />
học vào các hoạt động dạy học<br />
Giới thiệu ngữ liệu mới: Ở giai đoạn giới thiệu ngữ liệu mới có những <br />
từ chỉ cần thông qua tranh hoặc ảnh là nghĩa của chúng được thể hiện một cách <br />
dễ hiểu và đầy đủ. Một số trường hợp giáo viên có thể mang vật thật để tăng <br />
hứng thú cho học sinh. (Giới thiệu những từ chỉ đồ vật, đồ chơi, đồ dùng, đồ ăn, <br />
thực phẩm, rau quả, đồ uống, các môn thể thao, các danh lam thắng cảnh….); <br />
Bên cạnh đó giáo viên có thể cho các em xem một đoạn phim liên quan đến chủ <br />
đề của bài học để giới thiệu bài (xem một bản tin dự báo thời tiết ngắn khi dạy <br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 11<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
bài “The weather”, một đoạn phim về các môn thể thao khi dạy bài “Sports and <br />
Games” hay các hoạt động của các em trong giờ ra chơi khi dạy bài “Activities in <br />
your break time”…). Đôi khi giáo viên sẽ thiết kế một trò chơi để học sinh tìm ra <br />
từ khóa của bài học…. Mỗi bài học luôn luôn gắn liền với một chủ đề, một tình <br />
huống, dùng tranh ảnh, video để giới thiệu chủ đề, nội dung hoặc tình huống sẽ <br />
làm cho học sinh hứng thú và nhanh chóng nắm bắt điều sẽ được học.<br />
Ví dụ: Khi dạy Unit 16 Let’s go to the bookshop (Tiếng Anh 4)<br />
Mục tiêu của bài là học sinh nắm được tên của một số địa điểm, sau đó <br />
có thể đưa ra gợi ý và lý do tới đó.<br />
Tôi tổ chức trò chơi ô chữ và từ khóa của ô chữ sẽ là “PLACES”. Trò <br />
chơi này sẽ có 6 từ hàng ngang, trả lời được mỗi hàng ngang học sinh sẽ mở <br />
được một từ khóa. Để tìm ra được từ hàng ngang học sinh sẽ trả lời dựa theo <br />
gợi ý của tôi. Cuối cùng, học sinh nào tìm được từ khóa học sinh đó sẽ giành <br />
được chiến thắng. Khi học sinh mở được từ khóa, tôi sẽ hỏi học sinh nghĩa của <br />
từ khóa, nếu học sinh biết tôi sẽ dẫn vào bài ngay lúc đó. Nếu học sinh không <br />
biết tôi sẽ giải thích cho các em và dẫn vào bài mới.<br />
Để chơi trò chơi này phải có sự chuẩn bị chu đáo về tranh ảnh hoặc nếu <br />
dạy bằng máy chiếu, tôi cần thiết kế trò chơi với những hình ảnh và gợi ý rõ <br />
ràng.<br />
<br />
<br />
<br />
CROSS WORDS!<br />
<br />
<br />
1 J A P A N<br />
<br />
2 M A L A Y S I A<br />
<br />
3 V I E T N A M<br />
<br />
4 C H I N A<br />
<br />
5<br />
E N G L A N D<br />
<br />
6<br />
A U S T R A L I A<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 12<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
Các từ hàng ngang tương ứng với tên các quốc gia các em đã được học vì <br />
vậy tôi sẽ cho các em các gợi ý về các quốc gia đó:<br />
<br />
1: 5 letters<br />
This is the flag of …………………………..<br />
<br />
<br />
2: 8 letters<br />
Kuala Lumpur is the capital of……………….. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3: 7 letters<br />
This is the name of our country.<br />
<br />
<br />
4: 4 letters<br />
Beijing is the capital of…………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6: 9 letters<br />
This is a famous place of ………………..<br />
<br />
<br />
5: 7 letters<br />
We are learning the language of this country.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sau khi học sinh tìm ra từ khóa, tôi sẽ dẫn dắt vào bài mới.<br />
Dạy từ mới và kiểm tra từ mới: Trong một tiết dạy, việc dạy từ và kiểm <br />
tra từ là giai đoạn mà giáo viên cần sử dụng đến kênh hình và đồ dùng dạy học <br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 13<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
nhiều nhất để giúp các em đoán được nhanh nghĩa của từ và nhớ từ lâu hơn. <br />
Đầu tiên, giáo viên cho học sinh xem tranh hoặc những vật thật (tùy vào bài dạy <br />
để chuẩn bị), giáo viên hỏi học sinh bức tranh về nội dung của tranh (như: con <br />
gì, môn thể thao gì, hoạt động gì, cái gì,…), khi học sinh trả lời đúng bằng tiếng <br />
Việt, giáo viên không nhắc lại nghĩa tiếng Việt mà đọc to cách phát âm từ đó <br />
bằng tiếng Anh rồi yêu cầu học sinh nhắc lại 2 3 lần, giáo viên gắn hình ảnh <br />
hoặc vật thật và viết từ lên bảng. Giáo viên không nhất thiết lúc nào cũng đưa ra <br />
nghĩa tiếng Việt, có thể chỉ viết nghĩa tiếng Việt đối với những từ khó nhớ. Sau <br />
đó giáo viên cho học sinh đọc lại theo nhóm, cá nhân.<br />
Khi kiểm tra lại mức độ nhớ từ của học sinh, giáo viên nên thiết kế các <br />
trò chơi để tạo hứng thú cho các em. Tùy vào từng dạng bài tập và nội dung của <br />
từ, giáo viên có thể cho các em chơi các trò như: Matching, Slap the board, <br />
Crossword puzzle, Jumbled letters, Word square. Để tổ chức thành công các trò <br />
chơi, giáo viên chuẩn bị các bức tranh, vật thật, kênh chữ hay thiết kế bằng công <br />
nghệ thông tin.<br />
Ví dụ: Khi dạy Unit 5 “Can you swim?” (Lesson 1 Part 2, Point and say <br />
Tiếng Anh 4) <br />
Để tránh lặp đi lặp lại việc sử dụng một bức tranh cho phần dạy từ và <br />
kiểm tra từ, tôi dạy từ mới như sau: <br />
Tôi cho học sinh quan sát lần lượt bốn bức tranh a, b, c, d trong sách giáo <br />
khoa:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 14<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lần lượt hỏi các em: Bức tranh a vẽ bạn gái đang làm gì? Học sinh trả <br />
lời: bạn gái đang chơi nhảy dây. Tôi nói “skip”, yêu cầu cả lớp nhắc lại 2 3 <br />
lần, từng nhóm đọc và gọi một số em đọc cá nhân. Sau đó tôi viết từ lên bảng và <br />
viết nghĩa tiếng Việt. <br />
Tôi thực hiện tương tự với ba tranh còn lại để rút ra 3 từ mới. Sau khi giới <br />
thiệu xong bốn từ mới, tôi cho cả lớp đọc lại, đọc theo nhóm và gọi một số em <br />
đọc trước lớp.<br />
Sau phần dạy từ mới, tôi kiểm tra từ mới các em bằng trò chơi “Word <br />
square”. Tôi sẽ chuẩn bị 4 bản phô tô “Word square” cho học sinh và 1 bản đã in <br />
sẵn đáp án. Tôi chia lớp thành 4 đội, giải thích cách chơi cho các em và sau đó <br />
cho các em chơi.<br />
GROUP 1 GROUP 2<br />
Circle the activities of the people in the picture Circle the activities of the people in the picture<br />
A R L M J G F V C S A R L M J G F V C S<br />
D E S X S O G H O I D E S X S O G H O I<br />
B W Z O I T R A O V B W Z O I T R A O V<br />
D E A T N Z O F K B D E A T N Z O F K B<br />
G A B U G I O A O E G A B U G I O A O E<br />
H C N O A Z S J I B H C N O A Z S J I B<br />
F E A C N O X K V M F E A C N O X K V M<br />
G A F J E B V C I K G A F J E B V C I K<br />
T S K A T E D Q S P T S K A T E D Q S P<br />
Q E E S W I M O X R Q E E S W I M O X R<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 15<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
<br />
GROUP 3 GROUP 4<br />
Circle the activities of the people in the picture Circle the activities of the people in the picture<br />
A R L M J G F V C S A R L M J G F V C S<br />
D E S X S O G H O I D E S X S O G H O I<br />
B W Z O I T R A O V B W Z O I T R A O V<br />
D E A T N Z O F K B D E A T N Z O F K B<br />
G A B U G I O A O E G A B U G I O A O E<br />
H C N O A Z S J I B H C N O A Z S J I B<br />
F E A C N O X K V M F E A C N O X K V M<br />
G A F J E B V C I K G A F J E B V C I K<br />
T S K A T E D Q S P T S K A T E D Q S P<br />
Q E E S W I M O X R Q E E S W I M O X R<br />
<br />
Đội nào tìm ra các từ nhanh nhất, đúng nhất đội đó sẽ chiến thắng.<br />
ANSWER KEY<br />
Circle the activities of the people in the picture<br />
A R L M J G F V C S<br />
D E S X S O G H O I<br />
B W Z O I T R A O V<br />
D E A T N Z O F K B<br />
G A B U G I O A O E<br />
H C N O A Z S J I B<br />
F E A C N O X K V M<br />
G A F J E B V C I K<br />
T S K A T E D Q S P<br />
Q E E S W I M O X R<br />
<br />
Khi soạn giảng bằng trình chiếu tôi sẽ thiết kế trò chơi “ Matching” như <br />
sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 16<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
Tuesday, December 8th , 2015<br />
Unit 5 : Can you swim?<br />
Lesson 1 – Part 1,2,3<br />
2. Point and say.<br />
a: swim<br />
4<br />
1<br />
b: dance<br />
<br />
c: sing<br />
5<br />
2<br />
d: skate<br />
<br />
e: cook<br />
3 6<br />
f: skip<br />
<br />
<br />
<br />
Dạy kĩ năng nghe: Đối với bài tập nghe có rất nhiều dạng, mỗi dạng có <br />
một cách khai thác khác nhau. Trước tiên, giáo viên phải giúp học sinh nắm được <br />
các dạng nghe cơ bản như: nghe và đánh dấu (Listen and tick), nghe và đánh số <br />
(Listen and number), nghe và viết (Listen and write), nghe, chọn đáp án và viết <br />
(Listen, circle and write)… Khi dạy kỹ năng nghe, tranh ảnh được dùng để giới <br />
thiệu chủ đề, tình huống, nội dung trước khi nghe hoặc dùng tranh trong các bài <br />
tập nghe hiểu, nghe viết. Giáo viên sẽ hướng các em theo chủ đề cần dạy, cho <br />
các em mô tả bức tranh theo đúng chủ đề đó và sử dụng những từ ngữ, mẫu câu <br />
gần với nội dung các em sẽ được nghe. Tiếp theo giáo viên sẽ sử dụng đài hoặc <br />
máy tính cho các em nghe trực tiếp qua băng, đĩa thay vì giáo viên sẽ trực tiếp <br />
đọc. Giáo viên chỉ tổ chức cho học sinh nghe khi các em đã hiểu mục tiêu, nhiệm <br />
vụ mình cần làm và tinh thần sẵn sàng tập trung cho bài nghe. Trong quá trình <br />
nghe, giáo viên phải xác định được sẽ cho các em nghe mấy lần, khoảng cách <br />
giữa các lần nghe và thời gian dừng lại giữa các câu sau mỗi lần nghe là bao lâu.<br />
Ví dụ: Khi dạy Phần 3 Listen and tick Unit 5 “Can you swim?” (Lesson 1 <br />
Tiếng Anh 4). <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 17<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Tôi tiến hành như sau:<br />
Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập. + nghe và đánh dấu V <br />
Hướng dẫn HS khai thác các bức <br />
tranh ở từng câu.<br />
Câu 1. + Who is this ? + This is Tony. (Hoặc: Tony)<br />
=> Nhận xét, bổ sung.<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 18<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
Yêu cầu HS thảo luận các tranh a, b, c Trao đổi cặp đôi (2’ nói hoạt động <br />
về bạn Tony đang làm gì ? của bạn Tony bằng tiếng Việt rồi dịch <br />
sang tiếng Anh)<br />
Gọi đại diện các cặp học sinh trình Nối tiếp trình bày trước lớp<br />
bày, kết hợp giải thích vì sao tìm được +Tranh a: draw, vì bạn Tony đang vẽ <br />
từ đó. Tranh b: sing, bạn Tony đang hát<br />
Tranh c: dance, vì bạn Tony đang <br />
nhảy<br />
Nhận xét, chốt và ghi bảng các từ: Dưới lớp nhận xét, bổ sung.<br />
draw, sing, dance Đọc lại các từ: CN ĐT<br />
* Tương tự: Câu 2 và 3.<br />
<br />
Sau khi khai thác hết các nội dung bức tranh, tôi hướng dẫn và mở đài cho <br />
các em nghe. Tôi sẽ cho các em nghe 3 lần: <br />
+ Lần 1: nghe cả bài<br />
Sau khi nghe tôi cho các em thời gian đánh dấu vào các bức tranh các em <br />
cho là đúng (bằng bút chì), có thể gọi 1 vài học sinh năng khiếu nêu đáp án và <br />
viết lên bảng. <br />
+ Lần 2: nghe từng câu một để chọn đáp án. Tôi cho học sinh thảo luận <br />
nhóm và đưa ra đáp án, tôi viết đáp án lên bảng. <br />
+ Lần 3: cho các em nghe lại và chốt đáp án đúng. Sau khi nghe xong, tổ <br />
chức cho học sinh luyện nói bằng cách hỏi một số câu hỏi liên qua đến bài nghe <br />
như: “What is Tony doing?, What can Mai do?...”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Dạy kĩ năng nói: Trong chương trình lớp 4 có hai dạng bài nói: nói có <br />
kiểm soát (nói theo tranh, mẫu sách giáo khoa hoặc giáo viên cho sẵn) và nói tự <br />
do (nói theo cách hiểu của các em về chủ đề được học). Đầu tiên, giáo viên cho <br />
các em quan sát tranh, ảnh hay các vật thật, các video liên quan đến bài nói, sau <br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 19<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
đó yêu cầu học sinh khai thác bức tranh, ảnh… bằng cách nêu một số câu hỏi để <br />
học sinh trả lời. Giáo viên nên cho các em thời gian thảo luận cùng các bạn trong <br />
nhóm trước khi trình bày cá nhân. Sau khi thực hành luyện nói theo yêu cầu, giáo <br />
viên tổ chức cho các em nói tự do (free talk) theo ý của mình với chủ đề của bài <br />
học.<br />
Ví dụ: Sau khi dạy xong Lesson 1,2 Unit 13 : Would you like some milk? <br />
(Tiếng Anh 4), tôi hướng dẫn luyện nói phần 3: Let’s talk cho học sinh.<br />
Đầu tiên, tôi trình chiếu các hình ảnh lên màn hình, cho học sinh nói tên các <br />
món ăn, thức uống và hướng dẫn các em nói theo gợi ý sau: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tôi cho học sinh hỏi và trả lời mẫu câu đã học:<br />
* What’s your favourite food/ drink ? My favourite food/ drink is………….<br />
* Would you like some ……………? Yes, please/ No, thanks<br />
Sau đó tôi hướng dẫn các em nói về các loại thức ăn và đồ uống yêu thích <br />
của các em, hướng dẫn các em cách liệt kê các loại thức ăn, đồ uống yêu thích <br />
(I like/ My favourite food/ drink are ………., ………., ………. and………).<br />
Tôi có thể giúp các em nói về các món ăn, đồ uống vào các bữa ăn. Sau đó gọi <br />
một số em lên bảng và nói trước lớp.<br />
Kĩ năng đọc: Trước khi đọc bài và thực hiện nhiệm vụ mà bài đọc yêu <br />
cầu giáo viên cho học sinh biết yêu cầu của bài đọc là gì? (Read and answer, <br />
Read and complete, Read and tick, Read and number hay Read and write…). Giáo <br />
<br />
Giáo viên: Trần Thị Hương Trà – Trường TH Trần Phú 20<br />
Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng ĐDDH trong môn Tiếng Anh <br />
lớp 4<br />
viên cho học sinh quan sát tranh (quan sát trực tiếp sách giáo khoa, tranh đã in sẵn <br />
để gắn lên bảng hoặc chiếu bằng máy chiếu) và yêu cầu các em mô tả bức <br />
tranh. Giáo viên gợi ý cho học sinh mô tả bức tranh sát với nội dung bài đọc yêu <br />
cầu. Sau đó giáo viên chốt nội dung, nhắc lại cho các em nhiệm vụ các em cần <br />
làm trong bài là gì (đọc điền từ, đọc chọn đáp án đúng, đọc trả lời câu hỏi…) và <br />
hướng dẫn các em đọc thầm, hoàn thành bài đọc (theo cặp hoặc nhóm 4). Giáo <br />
viên lấy kết quả của học sinh theo cặp / nhóm, sau đó kiểm tra kết quả và cho <br />
các em luyện nói về thông tin bài đọc. <br />
Ví dụ: Khi dạy Unit 16: Let’s go to the bookshop Lesson 3, Part 4: Read <br />
and number. Tôi yêu cầu học sinh nêu nhiệm vụ của bài. Sau khi nêu được <br />
nhiệm vụ của bài là đọc