PHÒNG GIÁO GDĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG TH NGUYỄN THỊ MINH KHAI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG VIỆC<br />
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP 2 <br />
TRƯỜNG TH NGUYỄN THỊ MINH KHAI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lĩnh vực: Chủ nhiệm lớp<br />
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Thanh Hoàng<br />
Đơn vị: Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
PHẦN I: MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
<br />
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc <br />
đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm <br />
cấp bách và cần thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu <br />
ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có năng lực <br />
phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. <br />
Giáo dục đóng vai trò quan trọng vì mọi kiến thức, hành vi và phẩm chất đạo <br />
đức được hình thành ở nhà trường đặc biệt là cấp tiểu học. Hơn nữa giáo viên <br />
tiểu học là người đại diện cho nhà trường trực tiếp giảng dạy và giáo dục các <br />
em học sinh, ngoài việc cung cấp kiến thức, văn hoá còn dạy các em về nề nếp, <br />
cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước. <br />
<br />
Trong những năm qua Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Krông Ana rất <br />
quan tâm đến chất lượng giáo dục học sinh các cấp, đặc biệt là học sinh tiểu <br />
học, nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Phòng GD&ĐT đã tổ chức <br />
nhiều phong trào thi đua cho giáo viên và học sinh như: Cuộc thi viết chữ đẹp <br />
cho giáo viên và học sinh, thi tự làm đồ dùng dạy học, tổ chức thi giáo viên giỏi, <br />
tổ chức và mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên tham gia nhằm nâng cao chất lượng <br />
đội ngũ giáo viên. Học sinh được khuyến khích tham gia giao lưu Toán, Tiếng <br />
Việt và Tiếng Anh… nhằm giúp học sinh thể hiện năng khiếu, tài năng và phát <br />
triển toàn diện. <br />
<br />
Ban giám hiệu trường TH Nguyễn Thị Minh Khai rất quan tâm và <br />
thường xuyên chỉ đạo giáo viên trong công tác dạy và học, đặc biệt là công tác <br />
chủ nhiệm lớp. Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiêm lớp, tôi luôn xác định <br />
được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác dạy học và công tác chủ <br />
nhiệm có hiệu quả. Công tác chủ nhiệm lớp là khâu quan trọng giúp học sinh <br />
hoàn thành tốt các nhiệm vụ của quá trình học, quá trình hình thành phẩm chất, <br />
đạo đức. Từ những yêu cầu và thực tiễn trên, tôi luôn tìm tòi, chắt lọc, học hỏi <br />
các đồng nghiệp đi trước rút ra được một số kinh nghiệm của bản thân để áp <br />
dụng cho học sinh lớp mình. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp trong <br />
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp 2 trường Tiểu học <br />
Nguyễn Thị Minh Khai có hiệu quả”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Đề tài đã đưa ra một số kinh nghiệm giúp giáo viên xây dựng và thực hiện <br />
kế hoạch chủ nhiệm có hiệu quả.<br />
<br />
Giáo viên biết xây dựng, điều chỉnh và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm.<br />
<br />
Học sinh có ý thức thực hiện tốt quá trình học tập cũng như quá trình rèn <br />
luyện của bản thân.<br />
<br />
Kích thích sự phát triển mọi mặt, phát triển toàn diện học sinh lớp mình <br />
chủ nhiệm.<br />
<br />
Hình thành và phát triển một số năng lực và phẩm chất cho học sinh.<br />
<br />
Phát huy tối đa vai trò tự quản, tự học của từng học sinh và tập thể học <br />
sinh.<br />
<br />
Giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh.<br />
<br />
Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu một số biện pháp trong việc xây dựng và thực hiện kế <br />
hoạch chủ nhiệm lớp 2.<br />
<br />
4. Giới hạn nghiên cứu<br />
<br />
Thời gian thực hiện từ đầu năm học 2016 – 2017 đến cuối năm học 2016 <br />
– 2017.<br />
<br />
Nghiên cứu một số kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện kế <br />
hoạch chủ nhiệm lớp.<br />
<br />
Học sinh lớp 2A trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, huyện Krông <br />
Ana năm học 2016 – 2017.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các lí thuyết về việc <br />
xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp của trường, các văn bản, tài <br />
liệu, sách…<br />
<br />
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, điều tra, phiếu, trao <br />
đổi với học sinh và phụ huynh học sinh, tổng kết kinh nghiệm.<br />
Các phương pháp thống kê toán học. <br />
PHẦN II: NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay là phát triển giáo dục và đào tạo <br />
là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình <br />
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và <br />
phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục <br />
nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.<br />
<br />
Do vậy, trong quá trình đổi mới đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ <br />
chuyên môn, năng lực phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó người <br />
giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và xây dựng kế <br />
hoạch chủ nhiệm lớp sao cho có hiệu quả. <br />
<br />
Bộ GD&ĐT đã xác định được tầm quan trọng trong giáo dục học sinh phát <br />
triển về năng lực, phẩm chất. Vì vậy, Bộ đã ban hành thông tư 30/2014 về đánh <br />
giá học sinh tiểu học ngày 28 tháng 8 năm 2014 và thông tư 22/2016 ngày 22 <br />
tháng 9 năm 2016 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc sửa đổi bổ sung đánh giá <br />
học sinh tiểu học, hai thông tư trên mang tính nhân văn sâu sắc, không tạo áp lực <br />
cho giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, cha mẹ học sinh có cơ hội gần gũi và có <br />
kế hoạch giáo dục con em mình một cách hiệu quả.<br />
<br />
Để công tác chủ nhiệm lớp có hiệu quả thì trước hết, người giáo viên chủ <br />
nhiệm phải là một người quản lý tốt, là người cố vấn cho các hoạt động tự <br />
quản của tập thể học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học <br />
sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Đây là một việc không đơn <br />
giản, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm không những phải có trách nhiệm cao, say sưa <br />
với nghề, yêu thương học sinh mà còn phải có năng lực thuyết phục, có khả <br />
năng thiết lập quan hệ tốt đẹp với các lực lượng giáo dục, biết xây dựng và giữ <br />
gìn uy tín, có ý chí vượt khó, không ngại thử thách, đặc biệt trong những trường <br />
hợp cần đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh, kiên định thực <br />
hiện lý tưởng giáo dục thế hệ trẻ. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm là người tổ <br />
chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường. Hiệu quả giáo dục học <br />
sinh phụ thuộc không nhỏ vào khả năng phối hợp và phát huy tiềm năng của các <br />
lực lượng giáo dục ngoài nhà trường (gia đình, các đoàn thể xã hội,…) về mọi <br />
mặt nhằm thực hiện nội dung giáo dục đối với lớp chủ nhiệm. Dựa vào đặc <br />
điểm, điều kiện của nhà trường, gia đình học sinh mà giáo viên chủ nhiệm tổ <br />
chức phối hợp các lực lượng giáo dục trên.<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm không chỉ biết cách phối hợp tốt với gia đình học <br />
sinh mà còn là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức lý luận giáo dục cho các bậc <br />
cha mẹ khi cần thiết.<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
Đầu năm học 2016 2017 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công <br />
chủ nhiệm lớp 2A. Tuy trường nằm ở vùng dân cư phần lớn là người lao động <br />
chân tay, trình độ văn hóa của người dân chưa cao nhưng được sự quan tâm của <br />
Ban giám hiệu nên trường lớp khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ. Tổng số học <br />
sinh lớp là 29 em trong đó có 17 em nam, điều này cũng gặp khó khăn khi lớp <br />
học có nhiều em nam, các em nam hay hiếu động và chưa chăm học bằng các em <br />
nữa. Bên cạnh những em học tốt thì nhiều em ý thức học tập chưa cao, chưa <br />
biết tự phục vụ bản thân nên cần nhiều sự trợ giúp, kĩ năng đọc và viết của các <br />
em còn nhiều hạn chế như em Hoàng Thịnh chưa đọc được (bố mẹ bận buôn <br />
bán nên không ôn tập được cho em trong hè). Bên cạnh đó cũng có nhiều nhiều <br />
nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả của việc xây dựng và thực hiện kế <br />
hoạch chủ nhiệm lớp, có nguyên nhân chủ quan như điều kiện kinh tế gia đình <br />
học sinh, chất lượng học sinh chưa đồng đều, cũng có những nguyên nhân khách <br />
quan như: nhận thức của gia đình học sinh đối với việc học của con cái, tính <br />
cách ham chơi và nhận thức chậm của các đối tượng học sinh, địa bàn sinh sống <br />
luôn tiềm ẩn nhiều trò chơi, lôi kéo, cám dỗ các em… <br />
Tuy nhiên, đó chỉ là những nguyên nhân từ phía học sinh, còn để làm tốt <br />
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp thì chính người giáo viên <br />
mới thật sự là yếu tố có tính tác động quyết định nhất đến sự thành công hay <br />
thất bại của công tác này. Vì thế, người làm công tác chủ nhiệm phải là người <br />
luôn nhiệt huyết, năng động, chuyên cần và luôn có những thay đổi trong quá <br />
trình chủ nhiệm để có thể đạt được những kết quả tốt, hoàn thành xuất sắc <br />
công tác chủ nhiệm lớp.<br />
Huyện Krông Ana là một trong những huyện đi đầu trong các phong trào, <br />
đặc biệt là các phong trào dạy và học. Phòng Giáo dục đã trang bị cơ sở vật chất <br />
như: bàn ghế, sách vở, bảng máy chiếu, tranh ảnh,… cho các trường trong địa <br />
bàn huyện. Phòng Giáo dục đã triển khai kịp thời những thông tư, văn bản chỉ <br />
đạo đúng theo sự đổi mới của Đảng và Nhà nước. Thành lập các tổ tư vấn của <br />
mô hình trường học mới VNEN, tổ tư vấn về thông tư 30/2014 và 22/2016 của <br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp giáo viên giải quyết những vướng mắc trong quá <br />
trình dạy học.<br />
Ban giám hiệu nhà trường làm tốt công tác tham mưu với Phòng Giáo dục <br />
để đầu tư kịp thời về cơ sở vật chất, các tài liệu hướng dẫn xây dựng và thực <br />
hiện tốt kế hoạch chủ nhiệm lớp, tổ chức chuyên đề, tập huấn cấp trường để <br />
giáo viên trao đổi học hỏi lẫn nhau nâng cao chất lượng của công tác chủ <br />
nhiệm. Ngoài ra tổ chuyên môn thường xuyên dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ <br />
kịp thời điều chỉnh những sai sót, chia sẻ kịp thời những vướng mắc mà giáo <br />
viên gặp phải trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm, điều <br />
này giúp giáo viên và học sinh yên tâm trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ được <br />
giao.<br />
Giáo viên luôn xác định được nhiệm vụ của mình trong công tác dạy học <br />
và tâm huyết với nghề mình đã chọn. Từ đó luôn cố gắng rèn luyện chuyên môn <br />
nghiệp vụ, học hỏi các đồng nghiệp đi trước, luôn biết lắng nghe sự góp ý của <br />
đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên công tác dạy học, giáo viên không <br />
tốn nhiều thời gian cho việc tìm kiếm những biện pháp xây dựng và thực hiện <br />
kế hoạch chủ nhiệm lớp. Giáo viên sẽ nhẹ nhàng hơn trong việc giáo dục học <br />
sinh của mình và có những kế hoạch cụ thể trong công tác chủ nhiệm. Các biện <br />
pháp này có thể áp dụng hiệu quả cho các khối lớp khác nhau.<br />
Giúp học sinh học tập tốt hơn, biết cách rèn luyện bản thân trở thành <br />
những những học sinh giỏi và ngoan. Hình thành và phát triển được một số năng <br />
lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện<br />
Được Ban Giám hiệu giao trọng trách chủ nhiệm, tôi thấy rằng đó là trách <br />
nhiệm lớn, phải xem lớp chủ nhiệm là những người thân của mình, đó là con, là <br />
cháu trong gia đình. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi đã để hết tâm trí, tình cảm <br />
của mình vào công việc quan trọng này. Từ đó tôi xây dựng được những biện <br />
pháp chủ nhiệm có hiệu quả, áp dụng cho lớp học của mình.<br />
3.2.1. Biện pháp 1: Khảo sát thực trạng đầu năm học.<br />
<br />
a. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh<br />
<br />
Năm học 2016 – 2017 này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2A, sau khi <br />
nhận lớp xong, tôi tiến hành điều tra lí lịch của từng học sinh. Vì muốn hiểu kĩ <br />
học sinh, tôi phải biết rõ gia đình các em.<br />
<br />
Lớp 2A có 29 học sinh trong đó có 12 học sinh nữ, 17 học sinh nam. 1 em <br />
người dân tộc Tày. Không có học sinh lưu ban.<br />
<br />
* Trước tiên, tôi tìm hiểu sơ lược về thành phần gia đình từng cá nhân học <br />
sinh: <br />
<br />
Cha mẹ làm nông: 18/29<br />
<br />
Cha mẹ buôn bán: 5/29<br />
<br />
Cha mẹ làm thuê: 4/29<br />
<br />
Cha mẹ là viên chức nhà nước: 2/29<br />
<br />
* Hoàn cảnh gia đình:<br />
Số học sinh sống cùng với bố mẹ: 28/29<br />
<br />
Số học sinh được sống cùng mẹ hoặc cha: 1 (do cha mẹ đã li dị)<br />
<br />
* Sự quan tâm của mỗi gia đình đối với học sinh:<br />
<br />
14 em có góc học tập riêng, số còn lại không có góc học tập riêng. <br />
<br />
10 em được bố, mẹ hoặc anh chị kiểm tra, nhắc nhở việc học ở nhà.<br />
<br />
29 em có đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập.<br />
<br />
*Về tình trạng sức khỏe: <br />
<br />
Sức khỏe bình thường: 28/29 học sinh.<br />
<br />
Sức khỏe yếu: 1/ 29 học sinh.<br />
<br />
b. Tình hình học tập<br />
<br />
Với học sinh, sau ba tháng nghỉ hè, quả là một khoảng thời gian khá dài <br />
khiến các em quên đi kiến thức cũ. Chính vì lẽ đó mà tôi luôn phải có sự chắt <br />
lọc kiến thức đầu năm chính xác, để có phương pháp giáo dục thích hợp nhất <br />
với sự tiếp thu của từng học sinh. <br />
<br />
Kết hợp ngay trong tuần ổn định, tôi kiểm tra phần đọc và viết của học <br />
sinh bằng các bài viết chính tả, đọc văn. Qua đó tôi thấy chữ viết của các em <br />
phần lớn chưa đều và chưa đẹp, chữ viết chưa đúng độ cao, điểm bắt đầu và <br />
điểm kết thúc đặt chưa đúng, sai chính tả, nhiều em đọc bài còn chậm<br />
<br />
Sau một tuần ổn định, tôi tiếp tục tiến hành kiểm tra kiến thức về Toán <br />
học, dựa vào chương trình mà các em đã học ở lớp 1. Để nắm rõ tình hình học <br />
tập của các em như thế nào? Kết quả như sau:<br />
Kết quả khảo sát đầu năm học<br />
<br />
TSHS 9 10 7 8 5 6 Dưới 5<br />
<br />
TS % TS % TS % TS %<br />
29<br />
<br />
TV 1 3 8 28 16 55 4 14<br />
<br />
<br />
Toán 2 7 8 28 16 55 3 10<br />
<br />
Từ kết quả trên, tôi nhận thấy phần lớn các em đã quên kiến thức cũ, có <br />
những em không thực hiện được phép tính đơn giản, đặc biệt là phép cộng và <br />
trừ trong phạm vi 10. <br />
<br />
Bên cạnh đó, nề nếp lớp học chưa được ổn định, còn gây mất trật tự trong <br />
giờ học, còn tình trạng học sinh làm việc riêng trong giờ học. Hơn nữa các em <br />
chưa tự ý thức được các việc trong lớp cũng như nội quy ra vào lớp, nội quy của <br />
nhà trường đề ra. Để ổn định học sinh và đưa nề nếp của các em đi vào quỹ đạo <br />
của mình là điều rất khó và phải mất một thời gian dài mới ổn định được. <br />
<br />
Ngay trong tuần đầu, tôi đã gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm năm lớp 1, giáo <br />
viên bộ môn, xem lại kết quả học tập của các em qua học bạ, nghiên cứu sổ bàn <br />
giao của năm học trước, đặc biệt là phần nhận xét của giáo viên trong việc theo <br />
dõi quá trình học tập, nhằm có kế hoạch rèn luyện cho các em đạt kết quả cao <br />
hơn. Tôi đã thống kê và phân loại như sau:<br />
<br />
Về mặt hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất: Bản thân đã điều <br />
tra học sinh trong lớp xem em nào còn yếu về năng lực và phẩm chất nào. Để có <br />
kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục cho các em.<br />
<br />
Về tình hình học tập trong giờ học trên lớp: <br />
+ Học sinh Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (giỏi) hoạt bát, có ý thức xây <br />
dựng bài, ngoan ngoãn: (4 em ) <br />
<br />
+ Học có thành tích vượt trội (khen từng mặt) ngoan nhưng thụ động: <br />
(5em)<br />
<br />
+ Học trung bình, tiếp thu bài chậm, thụ động : (10 em)<br />
<br />
+ Học còn yếu tính toán khá chậm (10 em). Trong trường hợp này có 3 em <br />
hay nghỉ học không phép, đi học không chú ý theo dõi bài và làm bài, gây mất <br />
trật tự trong lớp, 5 em chữ viết sai lỗi chính tả nhiều lại rất ít chuẩn bị bài ở <br />
nhà.<br />
<br />
Biết được đặc điểm, tính cách, sức học của từng em, tôi đã tiến hành sắp <br />
xếp chỗ ngồi cho phù hợp cho các nhóm… Tôi sắp xen kẽ giữa những học sinh <br />
khá, giỏi là những học sinh trung bình, yếu. Đặc biệt là những em nghịch được <br />
tôi bố trí ở chỗ tôi dễ quan sát và ngồi cạnh những em hiền ngoan, lễ phép, <br />
chăm học để những em này có cơ hội học ở bạn những điều mình chưa có.<br />
<br />
Sau khi đã điều tra kĩ đối tượng học sinh, tôi bắt đầu xây dựng cho mình <br />
một kế hoạch chủ nhiệm theo đặc điểm của lớp. Trong năm học 2016 2017 <br />
không có Sổ công tác chủ nhiệm tiểu học mà thay vào đó là Sổ tổng hợp kết <br />
quả đánh giá học sinh nhưng tôi vẫn tự lập cho mình một quyển sổ chủ nhiệm <br />
riêng để thuận tiện cho việc theo dõi học sinh của lớp, nội dung quyển sổ cũng <br />
tương đối đầy đủ thông tin về học sinh, sơ đồ chỗ ngồi của các nhóm, danh <br />
sách học sinh có năng khiếu, học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn… <br />
Ngoài ra, tôi còn trang bị cho mình một quyển sổ nhật kí của giáo viên để ghi <br />
chép lại những vấn đề đáng chú ý của học sinh mình, cũng nhờ sổ nhật kí đã <br />
giúp tôi ghi nhớ lại được hết các vấn đề của học sinh từ đó có biện pháp hỗ trợ <br />
kịp thời và tôi đã thấy được sự tiến bộ rõ rệt của học sinh. <br />
Lập sổ theo dõi cho các nhóm trưởng để theo dõi các thành viên trong nhóm <br />
mình, theo dõi tình hình thực hiện nội quy của trường lớp, cuối tuần xếp loại thi <br />
đua giữa các nhóm.<br />
VD: Mẫu theo dõi hàng tuần của các nhóm trưởng.<br />
<br />
<br />
Thứ Nội dung theo dõi Xếp loại<br />
2,3,4,5,6 Chuyên cần: ……….................................... …………………..<br />
Vệ sinh: ……………………………………. …………………..<br />
Trang phục: ……………………………….. …………………..<br />
Xếp hàng: …………………………………. …………………..<br />
Học tập: …………………………………… …………………..<br />
Vui chơi: …………………………………… …………………..<br />
Sinh hoạt: …………………………………. …………………..<br />
Đánh giá ……………………………………………….. ……………………<br />
cuối ……………………………………………….. ……………………<br />
tuần<br />
<br />
<br />
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp.<br />
a. Xây dựng Hội đồng tự quản.<br />
<br />
Để được Hội đồng tự quản “Đầu tàu gương mẫu”, tôi đưa ra tiêu chuẩn <br />
lựa chọn là: những em học lực phải học tốt, có năng lực, phải nhanh nhẹn, năng <br />
nỗ, mạnh dạn, tự tin, có năng khiếu, có năng lực học tập tốt , hăng hái tham gia <br />
các hoạt động, các phong trào ở lớp, ở trường với tinh thần tự giác, có trách <br />
nhiệm cao và điều đặc biệt là những em này luôn được bạn bè tín nhiệm, yêu <br />
thương. Để xây dựng đội ngũ Hội đồng tự quản tôi đã tiến hành những công <br />
việc sau:<br />
<br />
Lựa chọn những học sinh có năng lực phân công vào các chức danh trong <br />
đội ngũ của ban tự quản. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong <br />
đội ngũ Hội đồng tự quản<br />
<br />
Làm rõ nội dung công tác của Hội đồng tự quản và hướng dẫn cụ thể về <br />
phương pháp công tác. Trong đó, cần lưu ý hướng dẫn các kỹ năng công tác cơ <br />
bản như: cách ghi chép trong sổ ghi chép công tác, kỹ năng điều hành lớp, nhóm <br />
kỹ năng trình bày thuyết phục, vận động, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, …<br />
<br />
Hướng dẫn cho Hội đồng tự quản lớp tổng kết, khái quát kinh nghiệm <br />
qua từng thành công hay thất bại trong hoạt động thực tiễn.<br />
<br />
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của Hội đồng tự quản, giúp <br />
các em khắc phục khó khăn, động viên kịp thời những cố gắng của các em.<br />
<br />
Xây dựng, củng cố và bảo vệ uy tín Hội đồng tự quản trước tập thể.<br />
<br />
Không bao che khuyết điểm. Tuyệt đối tránh tạo ra sự đối lập giữa Hội <br />
đồng tự quản với các thành viên trong lớp.<br />
<br />
Chủ tịch hội đồng tự quản và phó chủ tịch hội đồng tự quản theo dõi <br />
kiểm tra mọi hoạt động của lớp. Điểm danh và ghi sĩ số của lớp bảo bảng Ngày <br />
em đến lớp của lớp, điều khiển lớp xếp hàng tập thể dục, ra vào lớp. Quản lí <br />
lớp khi cần thiết khi cô vắng lớp. Tham gia các buổi hợp giao ban HĐTQ, <br />
truyền đạt lại nội dung, nhận xét và đề xuất của tổng phụ trách đến tập thể <br />
lớp.<br />
Hình 1: Hội đồng tự quản lớp 2A<br />
<br />
Các nhóm trưởng: Tôi chia lớp thành 5 nhóm, 4 nhóm mỗi nhóm có 6 học <br />
sinh, một nhóm có 5 học sinh và ở mỗi nhóm đều có một nhóm trưởng. Nhóm <br />
trưởng là linh hồn của nhóm học tập, là người điều hành, giám sát hoạt động <br />
học của mỗi thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng hỗ trợ tích cực cho tôi trong <br />
việc tổ chức, điều hành các hoạt động và báo cáo với kết quả học tập hay <br />
những vướng mắc trong học tập của nhóm cần hỗ trợ.<br />
Hình 2: Các nhóm đang tự thực hiện các hoạt động trong tài liệu<br />
<br />
Các ban tự quản trong lớp được hướng dẫn và giao nhiệm vụ cụ thể.<br />
+ Ban học tập: Có nhiệm vụ phát đồ dùng và mời các nhóm trưởng nhận tài <br />
liệu và đồ dùng học tập. Kiểm tra bài tập ứng dụng, kiến thức cũ của các bạn <br />
và báo cáo với cô giáo vào đầu giờ học. Điều hành lớp thực hiện các hoạt động <br />
học tập theo lô gô. Mời các bạn chia sẻ bài học.<br />
+ Ban vệ sinh – sức khỏe: Theo dõi vệ sinh chung của cả lớp. Theo dõi sức <br />
khỏe của cả lớp. Nhắc nhở cả lớp thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ.<br />
+ Ban thư viện: Cho các bạn mượn và thu truyện, sách. Sắp xếp thư viện <br />
ngăn nắp. Vận động các bạn cùng góp sách, truyện để đọc chung.<br />
+ Ban ngoại giao: Thực hiện việc ngoại giao của lớp. <br />
+ Ban văn nghệ TDTT: Tổ chức cho lớp hát, múa, chơi trò chơi vào đầu <br />
hoặc cuối tiết học. Tổ chức cho các bạn tập văn nghệ cho các phong trào của <br />
lớp. Phụ trách các phong trào về thể dục thể thao của lớp, hướng dẫn tổ chức <br />
cho các bạn tập luyện.<br />
Sau mỗi buổi học, Hội đồng tự quản ở lại về sau các bạn 5 phút để gặp <br />
giáo viên báo cáo những việc đã làm được những việc chưa làm được còn gặp <br />
khó khăn để giáo viên kịp thời tư vấn giúp đỡ và giao nhiệm vụ ngày mai cho <br />
các bạn.<br />
<br />
b. Xây dựng nề nếp lớp học và nề nếp xếp hàng ra vào lớp<br />
<br />
Trong học tập không những chỉ chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng <br />
nhiều hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm như <br />
kiểm tra hoạt động ứng dụng đầu giờ, trật tự nghe giảng trong giờ học, tự giác <br />
thực hiện các hoạt động học tập dưới sự điều hành của nhóm trưởng và của hội <br />
đồng tự quản. Vì nề nếp tốt là cực kì quan trọng, nó góp một phần lớn quyết <br />
định kết quả học tập của học sinh.<br />
<br />
Nề nếp lớp học phải được tiến hành thường xuyên theo từng buổi học. <br />
Đây là nề nếp mang tính trật tự, kỉ luật cần được duy trì suốt năm học.<br />
<br />
Cho cả lớp học nội quy trường lớp học.<br />
<br />
Giáo viên hướng dẫn các em làm quen với kí hiệu của giáo viên để tập <br />
trung sự chú ý của học sinh trong khi nghe giảng bài, các lôgô trong sách Hướng <br />
dẫn học.<br />
<br />
Ví dụ: Phía trên tay trái góc bảng ghi rõ lớp, sĩ số học sinh, dưới sĩ số là <br />
các kí hiệu ở góc bảng: +, B, V, S <br />
<br />
Chỉ vào + là cả lớp trật tự lắng nghe giáo viên giảng bài.<br />
<br />
Khi viết kí hiệu B là cả lớp lấy bảng con cá nhân làm bài.<br />
Khi viết kí hiệu S là học sinh mở sách, kí hiệu V là lấy vở ra để ghi hoặc <br />
làm bài tập tại lớp. Sau khi học sinh làm xong thì giáo viên xoá các kí hiệu đó đi, <br />
học sinh sẽ cất sách hoặc vở đi.<br />
<br />
Thường xuyên giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinh <br />
hoạt ngoài giờ.<br />
<br />
Ví dụ: Bắt đầu có trống báo là các em có mặt đầy đủ ở lớp, giữ trật tự, <br />
sinh hoạt đầu giờ, hội đồng tự quản kiểm tra việc thự hiện hoạt động ứng <br />
dụng của nhà, tổ chức cho các em đi vào nề nếp, tuy giáo viên không có mặt ở <br />
lớp các em vẫn làm tốt.<br />
<br />
Giao quyền tự quản cho HĐTQ lớp trong những hoạt động mà các em đã <br />
được hướng dẫn để phát huy tính năng động cho học sinh (thể dục giữa giờ, <br />
sinh hoạt đội, vệ sinh trường lớp,…)<br />
<br />
Tuyên dương, nhắc nhở kịp thời với những cá nhân tiến bộ và chưa tiến bộ <br />
trong việc thực hiện nề nếp chung của lớp. Ví dụ: Đi học đúng giờ, nghỉ học <br />
phải xin phép. Các em đi học mặc đồng phục, vệ sinh cá nhân, để dép đúng nơi <br />
quy định,… Từ đó tạo cho các em sự tự giác biết tự lo cho bản thân, tự giác học <br />
tập, thi đua để tạo thành tích giữa các thành viên trong lớp và thi đua giữa các <br />
khối lớp trong toàn trường. <br />
<br />
Khi kết hợp chặt chẽ những hoạt động trên thì nề nếp lớp học sẽ đi vào <br />
khuôn khổ và điều đó sẽ là một phần quan trọng giúp giáo viên tiến hành các <br />
hoạt động học tập dễ dàng hơn. <br />
<br />
Đưa quy định cụ thể khi các em xếp hàng, đứng thành 2 hàng và đánh số <br />
thứ tự, yêu cầu học sinh phải nhớ số thứ tự của mình. Điều này giúp các em có <br />
tính tự giác trong khi xếp hàng, không tốn thời gian và không gây mất trật tự. <br />
Hình 3: Học sinh lớp 2A thực hiện việc xếp hàng ra vào lớp<br />
c. Xây dựng nề nếp chuẩn bị sách vở <br />
Đầu năm học tôi quy đinh các loại vở, cách bao bọc, nhắc nhở các em thực <br />
hiện việc chuẩn bị sách vở. Ghi thời khóa biểu dán ngay góc học tập ở nhà, <br />
nhắc nhở học sinh để sách vở ngay ngắn, gọn gàng, bao và ghi nhãn vở đầy đủ. <br />
Yêu cầu các em thực hiện cùng cha mẹ, sau một vài lần sẽ hình thành nên thói <br />
quen soạn sách vở cho các em. Lâu dần các em sẽ không cần sự hỗ trợ của cha <br />
mẹ nữa, tạo nên tính tự giác, tự chủ cho các em.<br />
Hình 4: Em Uyển Như đang soạn sách vở theo thời khóa biểu.<br />
<br />
Cuối mỗi buổi học trước khi về nhà tôi dành vài phút để hướng dẫn các em <br />
đem theo sách, vở và đồ dùng học tập cho buổi học sau.<br />
<br />
Vào đầu buổi học các nhóm trưởng kiểm tra lại, nếu em nào thực hiện <br />
không đúng tôi sẽ hướng dẫn lại, sai phạm nhiều lần sẽ báo phụ huynh nhờ sự <br />
giúp đỡ. Với các bước thực hiện như trên cho đến học kì một thì các em đã có <br />
thói quen chuẩn bị sách vở đúng theo quy định, các em cảm thấy thoải mái không <br />
còn lo sợ khi đến lớp mà quên mang sách, vở nên việc học tập diễn ra nhẹ <br />
nhàng hơn.<br />
<br />
d. Xây dựng nề nếp học tập<br />
<br />
Tổ chức có kế hoạch hoạt động học tập cho học sinh nhằm nâng cao kết <br />
quả học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giáo viên <br />
chủ nhiệm. Kết quả hoạt động học tập không những thể hiện ở kết quả nắm <br />
tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn thể hiện ở kết quả phát triển năng lực của trí <br />
tuệ, năng lực tư duy sáng tạo ở học sinh.<br />
Tôi thường xuyên gần gũi với các em thì các em không còn e dè, các em đã <br />
biết hoạt động học tập ở trường là vì thích hơn là vì nghĩa vụ.<br />
Tôi yêu cầu các em viết cụ thể thời gian biểu ở nhà của mình. Kiểm tra sự <br />
chuẩn bị bài ở nhà của học sinh qua việc kiểm tra hoạt động ứng dụng. Hướng <br />
dẫn cha mẹ học sinh quản lý học sinh học tập ở nhà (có góc học tập ở nhà và <br />
thời gian biểu cho học sinh). Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học phù hợp <br />
với đối tượng học sinh mình phụ trách, để tăng cường tính tự học của học sinh, <br />
thường xuyên sử dụng tranh ảnh, đồ dùng học tập mang tính minh họa cao để <br />
tạo hứng thú học tập cho các em. Tạo cho học sinh có thói quen tự lực, không <br />
dựa dẫm vào bạn khi làm bài ở lớp, khi kiểm tra. Trong các kì kiểm tra học sinh <br />
làm bài nghiêm túc, không có hiện tượng quay cóp, gian lận. Phân loại học sinh <br />
để có kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5: Học sinh tự giác học bài ở nhà<br />
*Đối với học sinh có năng khiếu: Trong các tiết dạy, tôi đưa ra từ 1 đến 2 <br />
câu hỏi với yêu cầu cao hơn, dạng các câu hỏi sao ( * ) hoặc các bài tập nâng cao. <br />
Để ra các câu hỏi này, tôi luôn nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, tìm hiểu ở các tài <br />
liệu có liên quan nhằm mục đích hướng dẫn, kích thích học sinh (nhất là học <br />
sinh có năng khiếu) tự tìm ra kiến thức mới, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6 : GVCN đang hướng dẫn HS có năng khiếu làm thêm bài tập<br />
*Đối với học sinh yếu: Các em chán học do bị mất căn bản ở lớp dưới, <br />
học sinh cảm thấy việc học rất nặng nề. Qua tìm hiểu theo dõi trong quá trình <br />
giảng dạy tôi phân loại được từng đối tượng học sinh. Vì thế tôi đưa ra bài tập <br />
dễ, sử dụng câu hỏi nhỏ, đơn giản, phù hợp với sức học của mỗi em, gọi các <br />
em trả lời hoặc giải bài tập, đồng thời tuyên dương kịp thời cũng như động viên <br />
giúp đỡ các em trong quá trình thực hiện các bài tập. Từ các bài tập dễ tôi nâng <br />
dần lên theo sự tiến bộ của học sinh. Bên cạnh đó, thành lập các đôi bạn cùng <br />
tiến, xếp cho học sinh khá giỏi ngồi gần bạn yếu, kém. Qua một thời gian tôi <br />
thấy các em yếu kém tiến bộ hơn, biết tự giác học tập, các em không cần sự <br />
hướng dẫn quá nhiều từ giáo viên.<br />
<br />
e. Hình thành và phát triển về năng lực và phẩm chất cho học sinh<br />
Trong quá trình giáo dục, công tác lớn được đặt ra đó là hình thành và phát <br />
triển năng lực và phẩm chất cho học sinh theo mục tiêu giáo dục đã đề ra. Cụ <br />
thể, phải hình thành ở học sinh những năng lực như tự phục vụ tự quản, giao <br />
tiếp hợp tác, tự học và tự giải quyết vấn đề, các phẩm chất như chăm học <br />
chăm, làm tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, tự tin tự trọng tự chịu trách <br />
nhiệm, trung thực kỉ luật đoàn kết, yêu gia đình bạn bè yêu trường lớp. Kết quả <br />
giáo dục cần đạt được là học sinh tự giác biến những yêu cầu của xã hội thành <br />
hành vi và thói quen tương ứng. Vì vậy, việc rèn hình thành và phát triển về <br />
năng lực và phẩm chất cho học sinh là không thể thiếu trong công tác giáo dục <br />
học sinh mà giáo viên chủ nhiệm chính là người chịu trách nhiệm trước nhà <br />
trường.<br />
<br />
Giáo dục học sinh chấp hành nội quy trường, lớp, nghỉ học phải xin phép. <br />
Giáo dục học sinh hiểu ý nghĩa các ngày lễ lớn trong tháng, trong năm, có thái độ <br />
lễ phép với thầy cô, người lớn, gần gũi yêu mến bạn bè qua các buổi sinh hoạt <br />
tập thể, nghe kể chuyện (phối hợp với Đội, trong tiết dạy hàng ngày, hoạt động <br />
ngoài giờ lên lớp).<br />
Xây dựng một tập thể đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong lớp khi gặp <br />
khó khăn như tham gia phong trào “Khăn quàng tặng bạn”, “Lá lành đùm lá <br />
rách”. <br />
Phát huy năng lực của cán bộ lớp, xây dựng lớp tự quản bằng cách giao <br />
việc cho các nhóm trưởng, HĐTQ tự quản lý một số hoạt động của nhóm mình <br />
dưới sự theo dõi của giáo viên. Quan tâm giúp đỡ đến thành phần học sinh trong <br />
lớp đặc biệt là đối tượng học sinh ít được gia đình quan tâm, học sinh có hoàn <br />
cảnh khó khăn. Giáo viên luôn theo dõi, động viên kịp thời để các em phấn đấu <br />
vươn lên.<br />
Tóm lại, để việc giáo dục đạo đức cho các em không phải là giáo viên chỉ <br />
hướng dẫn, yêu cầu các em thực hiện mà chính giáo viên phải là tấm gương <br />
sáng cho các em noi theo. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn phải biết phối hợp <br />
chặt chẽ với đồng nghiệp, với Đội, với công tác đoàn,… để có kết quả giáo dục <br />
tốt hơn.<br />
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp kết hợp với <br />
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh<br />
Thường xuyên cho học sinh tham gia hoạt động ngoài giờ như: chăm sóc cây <br />
xanh trong và ngoài lớp học, tham gia Hội khỏe Phù Đổng, đi tham quan thực tế <br />
ở các địa điểm di tích lịch sử… Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí do nhà <br />
trường tổ chức như: thi làm lồng đèn ngày trung thu, diễn văn nghệ chào mừng <br />
ngày 20/11 và các ngày lễ lớn khác. Giúp các em rèn luyện thể lực, bảo vệ sức <br />
khỏe nhằm giúp học sinh mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, sảng khoái tinh <br />
thần nhằm bảo đảm thực hiện yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh đồng <br />
thời tạo ra những điều kiện thuận lợi để học tập, rèn luyện và tu dưỡng tốt. <br />
Hình 7: HS tham gia văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11<br />
Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng trường lớp “Xanh – Sạch – Đẹp” <br />
thường xuyên chăm sóc cây xanh trong trường học. Giáo dục học sinh biết lao <br />
động tự phục vụ, học sinh có ý thức rèn luyện thể dục thể thao như tập thể dục <br />
mỗi buổi sáng, thể dục giữa giờ ở trường.Tham gia các hoạt động y tế để bảo <br />
vệ sức khỏe như uống thuốc tẩy giun, phòng chống sốt xuất huyết, cúm, khám <br />
sức khỏe định kỳ,… Giáo dục học sinh giữ vệ sinh thân thể, trang phục đến lớp <br />
luôn gọn gàng sạch sẽ (rửa tay trước khi ăn trưa, đánh răng sau khi ăn ở trường,<br />
…)<br />
Hình 8: Học sinh tham gia vào hoạt động chăm sóc cây xanh<br />
<br />
Động viên các em tham gia những phong trào đoàn thể, phong trào do <br />
trường tổ chức để rèn luyện thêm sự nhanh nhẹn, bạo dạn như: Thi viết chữ <br />
đẹp (đạt giải nhất cấp trường, đạt giải Nhì cấp huyện), thu gom giấy vụ và vỏ <br />
long bia (đạt giải nhì)… <br />
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phòng chống các tệ nạn xã hội <br />
xâm nhập vào nhà trường, phòng chống các tai nạn hay xảy ra như phòng chống <br />
đuối nước, điện giật, thực hiện tốt ATGT, thực hành tiết kiệm các nguồn tài <br />
nguyên thiên nhiên, giáo dục các em biết yêu và biết bảo vệ biển đảo quê <br />
hương…<br />
Phối hợp với giáo viên bộ môn dạy cho các em bài hát quy định, trò chơi <br />
dân gian, múa hát sân trường… nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn.<br />
Tổ chức sân chơi cho học sinh ở lớp như: Ai là triệu phú, Rung chuông <br />
vàng,… trong các tiết học và hoạt động ngoài giờ lên lớp để phát huy và chọn <br />
lọc những học sinh có năng khiếu để tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức.<br />
3.2.4. Biện pháp 4: Công tác kết hợp giáo dục học sinh giữa gia đình, <br />
nhà trường và xã hội:<br />
a. Phối hợp với các giáo viên bộ môn<br />
Hàng ngày lên lớp, tôi luôn có sự trao đổi cùng các giáo viên bộ môn, giáo <br />
viên của các năm học trước để tạo thành một tập thể sư phạm có tác động đồng <br />
bộ tới từng học sinh và tập thể học sinh. Tôi luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến <br />
của giáo viên bộ môn về tình hình của lớp, đặc biệt là những học sinh có hoàn <br />
cảnh khó khăn, những em còn rụt rè trong giờ học cũng như những học sinh <br />
chưa ngoan trong giờ học bộ môn. Ví dụ: Với tiết Âm nhạc, tôi thường xuyên <br />
trao đổi với giáo viên để nắm được những em học tốt, đặc biệt những em học <br />
chưa tốt, tìm hiểu nguyên nhân để giúp học sinh đó tháo gỡ những vướng mắc, <br />
khó khăn. <br />
Qua việc làm đó tôi đã giúp những em này mạnh dạn hơn rất nhiều trong <br />
tiết Âm nhạc. Trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi thường xuyên cho <br />
những tiết mục văn nghệ xen kẽ, để tạo cho các em sự tự tin hơn trong môn Âm <br />
nhạc. <br />
b. Phối hợp với Ban giám hiệu của trường<br />
Được giao nhiệm vụ quản lý học sinh lớp 2, tôi thường xuyên trao đổi với <br />
Ban giám hiệu về tình hình học tập, kết quả học tập, nguyện vọng của học sinh <br />
để tìm ra những biện pháp thích hợp để giáo dục các em một cách tốt hơn. Tổ <br />
chuyên môn kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên hoàn thành các nhiệm vụ, <br />
có kế hoạch giáo dục cụ thể cho học sinh. <br />
c. Phối hợp với gia đình học sinh<br />
Tôi thường xuyên trao đổi và nêu rõ tình hình học tập, rèn luyện của học <br />
sinh. Từ đó giúp phụ huynh quan tâm và có kế hoạch để giáo dục con em mình <br />
có hiệu quả. <br />
Thường xuyên liên lạc, thăm hỏi gia đình học sinh cá biệt, học sinh có hoàn <br />
cảnh khó khăn để kịp thời động viên, giúp đỡ tạo điều kiện cho các em đến lớp <br />
học đều đặn. Để sĩ số không bị giảm tôi thường động viên các em đến lớp đều, <br />
nếu thấy em nào vắng học tôi tìm hiểu nguyên nhân và động viên em đến lớp, <br />
thường xuyên tạo không khí vui vẻ, hòa nhập cho các em trong giờ học.<br />
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp và biện pháp nêu ra trong đề tài luôn có mối quan hệ chặt <br />
chẽ với nhau, thống nhất trong khâu thực hiện. Biện pháp 1 giúp giáo viên phân <br />
loại được từng đối tượng học sinh, hiểu rõ về hoàn cảnh từng học để giáo viên <br />
có kế hoạch giáo dục tốt nhất. Biện pháp thứ 2 và 3 nhằm giúp giáo viên quản <br />
lý và thực hiện tốt công tác chủ nhiệm, giúp học sinh tự giác thực hiện các <br />
nhiệm vụ trong quá trình học tập cũng như hình thành và phát triển một số năng <br />
lực, phẩm chất. Biện pháp 4 mang lại hiệu quả giáo dục toàn diện, đó là sự kết <br />
hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã hội. <br />
3.4. Kết quả khảo nghiệm, giái trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Sau một năm áp dụng các biện pháp trên, kết quả thu được của lớp 2A rất <br />
khả quan, các em học tập ngày càng tiến bộ rõ rệt và chăm ngoan. Điều đó làm <br />
tôi rất vui lòng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Tình cảm thầy trò, bạn bè <br />
ngày càng gắn bó thân thiết. Kết quả đạt được của lớp cuối năm học như sau:<br />
+ Kết quả học tập của đa số học sinh có nhiều tiến bộ và cao hơn so với <br />
đầu năm học.<br />
Về học tập:<br />
Trước khi thực hiện đề tài<br />
<br />
LỚP 2A ĐIỂM KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC<br />
Điểm 9 10 Điểm 7 8 Điểm 5 6 Dưới 5<br />
(Sĩ số 29 HS) SL % SL % SL % SL %<br />
MônToán 2 7 8 28 16 55 3 10<br />
<br />
Môn Tiếng 1 3 8 28 16 55 4 14<br />
Việt<br />
Sau khi thực hiện đề tài<br />
LỚP 2A ĐIỂM THI CUỐI NĂM HỌC<br />
Điểm 9 10 Điểm 7 8 Điểm 5 6<br />
(Sĩ số 29 HS)<br />
SL % SL % SL %<br />
Môn Toán 11 38 12 41 6 21<br />
Môn Tiếng Việt 10 35 12 41 7 24<br />
<br />
+ 100% HS hoàn thành chương trình lớp học.<br />
+ Hoàn thành xuất sắc chương trình: 10 em<br />
+ Hoàn thành tốt chương trình: 12 em<br />
Về năng lực <br />
SL Tốt Đạt Cần cố gắng<br />
SL % SL % SL %<br />
29<br />
10 35 19 75 0 0<br />
<br />
<br />
Về phẩm chất<br />
SL Tốt Đạt Cần cố gắng<br />
SL % SL % SL %<br />
29<br />
10 35 19 75 0 0<br />
+ Tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt 100%.<br />
+ Việc chấp hành nội quy trường lớp khá tốt, đạt 98%.<br />
+ Học sinh: hứng thú học tập, các em có nhiều tiến bộ rõ rệt trong học tập <br />
cũng như rèn luyện đạo đức như không có học sinh đi học muộn, nề nếp lớp <br />
tốt, xếp giày dép gọn gàng trước khi vào lớp. Các em thi đua nhau thực hiện tốt <br />
các hoạt động mà giáo viên đưa ra.<br />
Về phong trào nhà trường<br />
+ Lớp đã đạt được nhiều thành tích trong các mặt học tập, phong trào nhà <br />
trường:<br />
+ Phong trào thi Violympic Toán qua mạng : Có 16 em thi Violympic Toán <br />
cấp trường (02 gải Nhất, 03 giải Nhì, 03 giải Ba, 04 khuyến khích). Có 10 em <br />
thi Violympic Toán cấp huyện, gồm 02 giải Ba em Nguyễn Thị Uyển Như và <br />
Đồng Thị Diệu Ly, 02 được khuyến khích em Đậu Thùy An và em Nguyễn Thị <br />
Lan Ninh, 03 em được công nhận, có 06 em dự thi cấp tỉnh và đạt được 01 giải <br />
Nhì em Nguyễn Thị Uyển Như.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Đạt lớp Vở sạch Chữ đẹp cả học kì I và học kì II. Có 06 em dự thi Chữ <br />
viết đẹp cấp huyện. Trong đó có em Nguyễn Thị Uyển Như đạt giải Nhì và 5 <br />
em được công nhận. <br />
+ Đạt giải Ba văn nghệ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11.<br />
+ Đạt lớp Xuất sắc trong học kì I và học kì II.<br />
+ Đạt lớp Sao Nhi đồng cấp trường.<br />
Lớp luôn đứng đầu khối về phong trào thi đua.<br />
+ Ủng hộ mua tăm tre cho hội người mù, mua lịch tết…<br />
+ Phong trào kế hoạch nhỏ: Lớp thu gom được 82kg giấy vụn, 300 vỏ lon <br />
bia.<br />
Phụ huynh: tin tưởng, yên tâm đối với việc dạy bảo của giáo viên. Bên <br />
cạnh đó, phụ huynh cũng thường xuyên theo dõi và nắm được việc học hành, <br />
rèn luyện của con em và có nhiều sự hỗ trợ đối với giáo viên. Phụ huynh cũng <br />
cảm thấy phấn khởi khi thấy con em mình được giáo viên quan tâm, các em có <br />
nhiều tiến bộ, các em ngày càng hoàn thiện và thành những đứa trẻ ngoan, học <br />
tốt.<br />
<br />
PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Để trở thành một người chủ nhiệm lớp có đầy đủ khả năng thì mỗi giáo <br />
viên chủ nhiệm lớp cần được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về chuyên môn <br />
nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật thông tin để phục vụ cho giảng dạy và điều <br />
cần thiết hơn cả là mỗi giáo viên chúng ta cần có lòng nhân ái lòng vị tha, tấm <br />
lòng yêu trẻ, tâm huyết với nghề.<br />
Thành công của người giáo viên chủ nhiệm lớp phần lớn đòi hỏi người <br />
giáo viên phải hiểu được những động cơ thúc đẩy cùng những hành vi của các <br />
em. Ngoài việc dạy học, người giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải tìm hiểu xem <br />
học sinh của mình có cuộc sống như thế nào, những hứng thú của các em ra sao, <br />
đặc điểm cùng ý chí, kết hợp với những nét thuộc về tính cách của các em. Qua <br />
đó mới có thể có những biện pháp sư phạm hợp lý nhất tác động vào các em thì <br />
việc giáo dục mới có hiệu quả. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần kịp thời <br />
giúp đỡ học sinh khi các em gặp khó khăn, không hiểu điều gì đó. Khen thưởng <br />
động viên kịp thời, nhằm phát huy tác dụng trực tiếp đến tinh thần tự học của <br />
các em.<br />
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường xã hội trong công <br />
tác giáo dục học sinh.<br />
2. Kiến nghị<br />
Đối với Phòng giáo dục: Tổ chức các cuộc thi, các buổi chuyên đề, tập <br />
huấn về cách xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp, giúp giáo viên có <br />
cơ hội trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm hay trong công tác giáo dục.<br />
Về phía nhà trường: Cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên <br />
đề về cách xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm lớp, thảo luận và đưa ra <br />
những biện pháp quản lí học sinh phù hợp. Nhân rộng các biện pháp chủ nhiệm <br />
đạt kết quả cao của giáo viên trong trường. Khen thưởng, động viên kịp thời <br />
giáo viên và lớp có thành tích cao trong công tác dạy và học.<br />
Về phía giáo viên không ngừng học hỏi, tiếp thu những mô hình giáo dục <br />
học sinh có hiệu quả. Thực hiện tốt các chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên.<br />
Ea Bông, ngày 30 tháng 3 năm 2018<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Phạm Thị Thanh Hoàng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
................................................................................................................................…<br />
................................................................................................................................…<br />
................................................................................................................................…<br />
................................................................................................................................…<br />
................................................................................................................................…<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
<br />
<br />
................................................................................................................................…<br />
................................................................................................................................…<br />
................................................................................................................................…<br />
................................................................................................................................…<br />
................................................................................................................................…<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
1 Tài liệu tập huấn công tác chủ nhiệm lớp Hoàng Đức Minh (chủ <br />
cho cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học biên)<br />
2 Những điều giáo viên chủ nhiệm cần biết NXB Lao động<br />
3 Sổ chủ nhiệm Bộ GD&ĐT<br />
4 Sổ tổng hợp kết quả đánh giá Bộ GD&ĐT<br />
5 Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa VI Ban chấp hành Trung <br />
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và ương<br />
đào tạo.<br />
MỤC LỤC<br />
NỘI DUNG Trang<br />
Phần I: Mở đầu 1<br />
1. Lý do chọn đề tài 1<br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4. Giới hạn nghiên cứu 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
Phần II: Nội dung 4<br />
1. Cơ sở lý luận 4<br />
2. Thực trạng 5<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 7<br />
Phần III. Kết luận Kiến nghị 28<br />
1. Kết luận 28<br />
2. Kiến nghị 28<br />
T