MỤC LỤC<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
...........................................................................................................<br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
...........................................................................................................................<br />
<br />
1<br />
I. Đặt vấn đề....................................................................................................................... 1<br />
II. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................... 2<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề.................................................................................................. 3<br />
II. Thực trạng vấn đề:.......................................................................................................... 4<br />
V. Hiệu quả của SKKN.................................................................................................... 21<br />
<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ <br />
<br />
........................................................<br />
<br />
22<br />
I. Kết luận.......................................................................................................................... 22<br />
II. Kiến nghị:....................................................................................................................... 23<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
<br />
................................................................................<br />
<br />
26<br />
ĐỀ TÀI: <br />
<br />
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHAI THÁC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG <br />
TIN VÀO HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ 56 TUỔI TRƯỜNG <br />
MẦM NON SƠN CA”<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
<br />
I. Đặt vấn đề<br />
<br />
Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, giáo dục Mầm <br />
non được coi là một mắt xích quan trọng đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm <br />
vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Như chủ tịch Hồ Chí Minh từng ví: <br />
“Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên <br />
tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt…”. Đó chính là câu <br />
nói ý nghĩa trong công tác giáo dục trẻ nhỏ. Mục tiêu của giáo dục mầm non <br />
là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những <br />
yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, hình thành và <br />
phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang <br />
tính nền tảng, những kỹ năng sống phù hợp cần thiết với lứa tuổi, khơi dậy <br />
và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn đặt nền móng cho việc học tập <br />
ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Các lĩnh vực phát triển <br />
của trẻ có mối quan hệ và liên quan chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của trẻ <br />
ở lĩnh vực này có ảnh hưởng đến lĩnh vực phát triển khác và ngược lại. Chính <br />
vì vậy, những kiến thức mà nhà sư phạm mang đến cho trẻ là vô cùng quan <br />
trọng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ sau này. Hơn thế nữa trong nền kinh tế <br />
hội nhập nền kinh tế tri thức giáo dục giữ vai trò vô cùng to lớn và có vị trí <br />
quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và <br />
Việt Nam nói riêng. Khi con người bước vào kỉ nguyên của công nghệ thông <br />
tin thì cuộc cách mạng về ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất <br />
lượng dạy học đã phát triển mạnh mẽ.<br />
<br />
Từ chỉ thị 58CT/TW, ngày 17 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng <br />
dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, <br />
hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân <br />
lực về công nghệ thông tin và đẩy mạnh công nghệ thông tin trong công tác <br />
giáo dục và đào tạo, cũng như trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt <br />
động chăm sóc giáo dục trẻ. Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ đến <br />
sự phát triển xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Ứng dụng công nghệ <br />
thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ là nâng cao một bước cơ <br />
bản chất lượng học tập của trẻ tạo ra một môi trường giáo dục mang tính <br />
tương tác cao chứ không đơn thuần như kiểu dạy học truyền thống. Qua đó, <br />
1<br />
giáo viên không chỉ mang đến cho trẻ những kiến thức phong phú, hình ảnh <br />
sống động, hoặc có cả những video, clip minh họa giúp trẻ phát huy tính tích <br />
cực, say xưa và hứng thú trong học tập tránh lối học theo kiểu truyền thống <br />
một cách thụ động mà còn làm cho bài giảng của giáo viên luôn uyển chuyển, <br />
linh hoạt, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học.<br />
<br />
Trẻ ở độ tuổi mầm non với đặc điểm tư duy trực quan là chủ yếu, khả <br />
năng tập trung chủ yếu của trẻ còn ngắn và chưa bền vững nhưng trẻ lại rất <br />
dễ hứng thú với các hình ảnh trực quan minh họa gây ấn tượng, tác động đến <br />
mọi giác quan như: hình ảnh, âm thanh, hình ảnh sinh động… Vì thế, việc <br />
ứng dụng công nghệ thông tin sẽ kích thích sự tập trung, chú ý, ghi nhớ có <br />
chủ định… của trẻ vào bài giảng tạo cho trẻ cơ hội được giao lưu được chủ <br />
động hoạt động và sáng tạo, từ đó những kiến thức tiếp cận sẽ được khắc <br />
sâu hơn trong trí nhớ của trẻ. <br />
<br />
Với mục đích nhằm nâng cao chất l ượ ng giáo dục trong trườ ng mầm <br />
non. Tôi đã tiến hành khai thác các phần mềm giáo dục vào chươ ng trình <br />
chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Sau một thời gian tri ển khai ph ần <br />
mềm Kidsmart và ứng dụng các phần mềm tin học khác để khai thác thiết <br />
kế các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Tôi mạnh dạn đưa ra một số <br />
kinh nghiệm và những hiểu biết ít ỏi của mình về: “Một số biện pháp khai <br />
thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ <br />
5 6 tu ổi tr ườ ng M ầm non S ơn Ca”.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 56 tuổi trường Mầm non Sơn Ca, xã <br />
DraySap, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk.<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng một số biện pháp tác động nhằm hình <br />
thành và hoàn thiện việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tại <br />
trường Mầm non Sơn ca, huyện Krông Ana, tỉnh ĐakLak. Nghiên cứu thực <br />
trạng khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc giáo <br />
dục trẻ trong trường Mầm non Sơn Ca từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 9 năm <br />
2018.<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
“Một số biện pháp khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt <br />
động chăm sóc giáo dục trẻ 5 6 tuổi trường Mầm non Sơn Ca” sẽ tạo tiền <br />
đề cho trẻ lĩnh hội những kiến thức, những kinh nghiệm và vốn hiểu biết của <br />
mình về thế giới xung quanh mình. <br />
<br />
Nhằm tìm ra những phương pháp, những biện pháp mới nhằm nâng <br />
cao chất lượng, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục và <br />
chăm sóc trẻ trong trường Mầm non.<br />
<br />
2<br />
Giúp trẻ có kỹ năng sử dụng máy tính một cách sơ đẳng.<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề<br />
<br />
Trong thời kì mở cửa đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện <br />
đại hóa với sự thay đổi cơ cấu xã hội, để tiếp thu một nền văn minh phát <br />
triển cao đòi hỏi con người phải tìm hiểu trong phạm vi mở rộng. Mở rộng <br />
về khả năng tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh, đáp ứng yêu cầu <br />
phát triển của xã hội về mọi mặt. <br />
<br />
Tìm hiểu thế giới xung quanh là nhiệm vụ cơ bản của trẻ lứa tuổi <br />
mầm non. Khái niệm học tập, vui chơi, và tiếp thu tri thức mới chưa được <br />
định hình thành những khoảng rõ ràng như trẻ ở độ tuổi phổ thông. Việc cung <br />
cấp thông tin cho các bé để hài hòa giữa chơi và học và tiếp nhận tri thức là <br />
nhiệm vụ của giáo viên mầm non. Như vậy với mục tiêu nâng cao chất lượng <br />
đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy thì một trong các biện pháp khả thi <br />
là biết kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và không truyền thống <br />
trong đó có sử dụng công nghệ thông tin như một yếu tố không thể tách rời.<br />
<br />
Với sự ra đời của Internet đã thực sự mở ra một kỷ nguyên mới, ứng <br />
dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội và kinh <br />
tế…Trong khung cảnh đó đào tạo và giáo dục được coi là “Mảnh đất màu <br />
mỡ” để cho các ứng dụng của công nghệ thông tin phát triển, điều đó sẽ tạo <br />
ra những thay đổi sâu sắc trong đào tạo và giáo dục. Công nghệ thông tin đã <br />
ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương <br />
pháp dạy học, đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, <br />
vì nhờ vậy mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới: Học mọi <br />
nơi. Học mọi lúc, học suốt đời. Dạy cho mọi người và mọi trình độ tiếp thu <br />
khác nhau. Ngày nay, để nâng cao chất lượng bậc học mầm non, phục vụ cho <br />
mục tiêu của ngành học nhất là trong việc đổi mới hình thức tổ chức các hoạt <br />
động giáo dục trẻ, tiến tới đổi mới nội dung phương pháp trong bậc học <br />
mầm non thì việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm giúp giáo viên mầm <br />
non tự tin hơn trong việc sử dụng thiết bị hiện đại trong giảng dạy, tạo cơ <br />
hội giúp giáo viên phát huy những ý tưởng sáng tạo trong công tác chăm sóc, <br />
giáo dục các cháu. Cụm từ “ Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học” <br />
ngày càng được áp dụng rộng rãi trong xã hội, thường xuyên cập nhật kiến <br />
thức về chuyên môn trong tin học để nâng cao tay nghề sẽ làm cho giáo viên <br />
bị cuốn hút, thích thú nảy sinh thêm nhiều ý tưởng sáng tạo.<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Chủ trương của Đảng về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục <br />
đào tạo:<br />
<br />
Chỉ thị 19/2001/CTBGDĐT của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo đã <br />
nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh <br />
mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy học. Công nghệ thông tin là <br />
phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Công nghệ thông tin mở ra triển <br />
vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Việc <br />
ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục và đào tạo đã trở nên <br />
quen thuộc trong hầu hết các trường học và cơ sở giáo dục trên toàn quốc.<br />
<br />
Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi con người. Nó chính <br />
là phôi thai chính là cái nôi đầu tiên giúp trẻ hình thành và phát triển nhân <br />
cách, là nơi đặt nền móng đầu tiên cho sự nghiệp trồng người. Chính vì vậy, <br />
mà ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong <br />
ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết <br />
thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm <br />
non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin có thể cho trẻ cái nhìn trực <br />
quan, sinh động hơn về bài học.<br />
<br />
+ Ví dụ: Trẻ có thể xem các đoạn video, clip mô tả về những sự việc <br />
hiện tượng về chủ đề mà trẻ đang học.<br />
<br />
Bên cạnh đó soạn một giáo án điện tử cũng đòi hỏi những quy tắc nhất <br />
định nhằm tạo nên hiệu quả khi soạn giáo án điện tử. Không nên lạm dụng <br />
kỷ xảo và trình chiếu Power Point liên tục, dùng quá nhiều hiệu ứng có thể <br />
làm cho trẻ bối rối, khó tiếp thu.<br />
<br />
Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông <br />
tin trong giảng dạy ở trường mầm non được diễn ra rất linh hoạt theo hai <br />
hình thức chính: Hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. <br />
Việc lựa chọn hình thức cho trẻ tiếp cận và làm quen dựa trên đặc điểm tình <br />
hình của trẻ do đó buộc giáo viên phải chọn hình thức cho phù hợp với trẻ.<br />
<br />
Từ những lý luận trên tôi đưa ra một số biện pháp ứng dụng ứng dụng <br />
công nghệ thông tin chăm sóc và giáo dục trẻ 56 tuổi trường Mầm non Sơn <br />
Ca<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề:<br />
<br />
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự phấn đấu rèn luyện của <br />
mỗi cá nhân trong tập thể sư phạm nhà trường, được sự ủng hộ nhiệt tình <br />
của các bậc phụ huynh chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong những năm <br />
gần đây đã từng bước đi lên đáp ứng được mục tiêu giáo dục của nhà trường.<br />
<br />
4<br />
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục – Đào tạo Đăklak, <br />
Phòng giáo dục đào tạo Krông Ana, trường Mầm non Sơn Ca đã thực hiện <br />
100% chương trình giáo dục mầm non mới và đưa công nghệ thông tin vào <br />
giảng dạy. Việc khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động <br />
chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non không những thuận lợi gặt hái <br />
được những thành công đáng kể mà bên cạnh đó cũng gặp không ít những khó <br />
khăn nhất định.<br />
<br />
1. Thuận lợi:<br />
<br />
Trường Mầm non Sơn ca là trường được thành lập từ năm 2009. <br />
Trường mới được xây rộng rãi, khang trang. Có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ <br />
nên việc nắm bắt thực hiên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học khá <br />
dễ dàng.<br />
<br />
Nhà trường đã được trang bị khá đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết <br />
bị. máy móc phục vụ cho đổi mới phương pháp, các phòng học khang trang.<br />
<br />
Thường xuyên tập huấn một số phần mềm thông dụng cho giáo viên<br />
<br />
Tổ chức các tiết dạy, dự giờ, thao giảng sử dụng công nghệ thông tin <br />
được hầu hết các giáo viên nhiệt tình tham gia.<br />
<br />
Có một số giáo viên đã sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính, <br />
thuận lợi cho việc h ọc hỏi trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông <br />
tin vào dạy học.<br />
<br />
Nhà trường luôn chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, <br />
khuyến khích giáo viên tự học, tự nghiên cứu để ứng dụng công nghệ thông <br />
tin trong giảng dạy sao cho phù hợp và có hiệu quả khi sử dụng.<br />
<br />
Việc khai thác, ứng dụng phần mềm vui học kidmarts được giáo viên tổ <br />
chức và hướng dẫn cho trẻ thực hành tương đối có hiệu quả.<br />
<br />
2. Khó khăn:<br />
<br />
Kinh phí đầu tư các thiết bị công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho <br />
công tác giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường mầm non <br />
là rất lớn. Vì thế không phải trường Mầm non nào cũng đủ kinh phí để đầu <br />
tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên Mầm non.<br />
<br />
Trường Mầm non Sơn Ca với đặc thù nhiều phân hiệu trong đó có 2 <br />
buôn khó khăn 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất trang thiết <br />
bị công nghệ thông tin phục vụ cho việc giảng dạy còn rất hạn chế.<br />
<br />
<br />
5<br />
Đa số phụ huynh làm nông và buôn bán nhỏ nên ít có thời gian và điều <br />
kiện cho trẻ tiệp cận với công nghệ thông tin.<br />
<br />
Do tính chất của công việc, chuyên môn hằng ngày nên hầu hết thời <br />
gian học tập thêm chỉ rơi vào những lúc nghỉ trưa hay vào buổi chiều sau giờ <br />
làm việc nên kết quả học tập thêm cũng chưa đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
Nói đến bộ môn công nghệ thông tin thì luôn đi kèm với trình độ ngoại <br />
ngữ cụ thể là kiến thức môn anh văn, đòi hỏi người sử dụng phải hiểu ý <br />
nghĩa của các lệnh đó cũng là khó khăn khi tiếp cận với công nghệ thông tin <br />
do vốn kiến thức ngoại ngữ còn hạn chế.<br />
<br />
Việc kết nối và sử dụng khai thác tiện ích của công nghệ mạng máy <br />
tính và mạng Internet chưa được thực hiện một cách triệt để và có chiều sâu.<br />
<br />
Giáo viên chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc khai thác <br />
và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở <br />
trường mầm non<br />
<br />
Đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi của trẻ khác nhau nên sự tiếp thu của <br />
trẻ cũng khác nhau<br />
<br />
Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài 9/2015. Tổng số trẻ tham gia <br />
khảo sát 35 cháu: <br />
<br />
Nội dung Trẻ đạt Tỷ lệ<br />
<br />
<br />
<br />
Trẻ thường xuyên tỏ ra <br />
hứng thú, tích cực, sôi nổi 24/35 70%<br />
trong các hoạt động học.<br />
<br />
<br />
<br />
Trẻ đạt các chỉ số về phát 73%<br />
triển nhận thức. 25/35<br />
<br />
<br />
70%<br />
Trẻ đạt các chỉ số về phát 24/35<br />
triển ngôn ngữ.<br />
<br />
26/35<br />
<br />
<br />
6<br />
Trẻ đạt các chỉ số về phát 76%<br />
triển thẩm mĩ.<br />
<br />
<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
<br />
Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng <br />
các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống <br />
được chuyển tới các bé một cách nhẹ nhàng và sống động; góp phần hình <br />
thành ở các bé nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái <br />
đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm <br />
non. <br />
<br />
Biện pháp 1: Công tác bồi dưỡng giáo viên của nhà trường.<br />
<br />
+ Yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong việc ứng dụng công <br />
nghệ thông tin vào trong quản lý và giảng dạy là con người. Do đó, nhà <br />
trường đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, đặc <br />
biệt các kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên. <br />
<br />
+ Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên: Đẩy mạnh tuyên truyền <br />
cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng <br />
công nghệ thông tin trong giảng dạy.<br />
<br />
+Bố trí sắp xếp để cán bộ giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập <br />
huấn, bồi dưỡng công nghệ thông tin do ngành tổ chức để nâng cao trình độ <br />
tin học cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
+ Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin: Tổ chức các lớp <br />
bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm tin học với giảng viên <br />
là giáo viên công nghệ thông tin và những giáo viên có kỹ năng tốt về tin học <br />
của trường, theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẩn nhau, tập trung chủ yếu vào <br />
những kĩ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hằng ngày <br />
như lấy thông tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông <br />
dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ…tổ chức sinh hoạt chuyên môn, <br />
chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong <br />
giảng dạy. Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu liên quan <br />
đến công nghệ thông tin. Động viên giáo viên tích cực tự học, sẵn sàng chia <br />
sẻ những kinh nghiệm cho nhau. Luôn ứng hưởng các cuộc thi ứng dụng công <br />
nghệ thông tin do ngành tổ chức. (Như cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử e – <br />
learning do ngành tổ chức).<br />
<br />
Biện pháp 2: Tạo không gian hoạt động. <br />
7<br />
+Nhà trường cố gắng tạo mọi điều kiện để trang bị cho đội ngũ giáo <br />
viên những phương tiện cơ bản để ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt <br />
động chăm sóc và giáo dục trẻ. Luôn khuyến khích vận động đội ngũ cán bộ <br />
giáo viên tham gia các lớp tin học để nâng cao hơn nữa trình độ ứng dụng <br />
công nghệ thông tin của bản thân.<br />
<br />
+ Nhà trường luôn cố gắng bố trí sắp xếp khoa học để khai thác hiệu <br />
quả và sử dụng tối đa số trang thiết bị hiện có trong trường.<br />
<br />
+ Bố trí các phòng làm việc của Ban Giám Hiệu, các dãy lớp học đều <br />
có kết nối Internet để cán bộ, giáo viên được truy cập Internet thường xuyên.<br />
<br />
+Trong mỗi lớp học, nhà trường đã trang bị cho mỗi lớp một tivi và cpu <br />
có kết nối wifi để vào mạng nên rất thuận lợi cho mỗi giáo viên trong mỗi <br />
lớp.<br />
<br />
+Nhà trường luôn khuyến khích cán bộ giáo viên trong nhà trường kết <br />
nối Internet theo chương trình khuyến mại giành riêng cho giáo dục.<br />
<br />
+ Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả của việc ứng <br />
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy thông qua việc triển khai các văn <br />
bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng công nghệ thông tin.<br />
<br />
+ Bên cạnh đó, nhà trường nên tạo một trang web riêng để khuyến <br />
khích giáo viên truy cập, đăng tin, gửi bài hoặc là thành viên và xem đây như <br />
là một câu lạc bộ để trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin <br />
trong giảng dạy để giáo viên có thể chia sẽ, học hỏi lẫn nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Tivi, máy tính có kết nối mạng của từng lớp học<br />
<br />
8<br />
Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin trong vi ệc sưu t ầm <br />
tranh ảnh d ạy cho tr ẻ. <br />
<br />
+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong gi ảng d ạy, b ản thân tôi <br />
thấy rất có hiệu quả. Tôi tích cực truy cập internet, s ưu t ầm t ất c ả nh ững <br />
hình ảnh về thế giới xung quanh bé và soạn giáo án điện tử để dạy trẻ. <br />
Khi xem nh ững hình ảnh chiếu trên màn hình, trẻ rất hứng thú bởi những <br />
hình ảnh tôi sưu tầm cho tr ẻ xem đều rất gần gũi, sinh độ ng. Ngoài ra, <br />
việc ứng dụng công nghệ thông tin còn có rất nhiều điểm ưu việt như khi <br />
dạy về các con vật nuôi trong gia đình, ngoài việc xem tranh, tôi còn có <br />
thể đưa tiếng kêu các con vật vào để dạy cho tr ẻ.<br />
<br />
+ Ngoài việc chèn các hình ảnh, tôi đã học cách chèn nhạc và chèn <br />
đoạn video clip vào slide cho tr ẻ xem ho ặc chèn các âm thanh trong cu ộc <br />
sống như: tiếng m ưa r ơi, ti ếng gió, tiếng sóng biển… cho tr ẻ nghe và <br />
đoán.<br />
<br />
+Khi cho tr ẻ tham gia khám phá các chủ đề, tôi đều tích cực ứng <br />
dụng công nghệ thông tin cố gắng đưa những hình ảnh thật vào để dạy trẻ <br />
bằng cách sử dụng điện thoại hoặc máy chụp ảnh chụp lại những hình <br />
ảnh vui chơi, sinh ho ạt c ủa tr ẻ trong l ớp, nh ững đồ dùng, đồ chơ i quen <br />
thuộc cho tr ẻ xem. Điều này khiến trẻ rất hứng thú vì trẻ đượ c xem các <br />
hình ảnh thật c ủa mình và các bạn trong l ớp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Hình ảnh: Lưu giữ hình ảnh giờ vui chơi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Lưu giữ hình ảnh âm nhạc của tr ẻ<br />
<br />
Biện pháp 4: Sử dụng các phần mềm. <br />
<br />
+Sử dụng phần mềm powerpoint: Hiện nay, dạy học với giáo án điện <br />
tử đang trở thành một phong trào sôi nổi ở các trường học các cấp nói chung <br />
và mẫu giáo nói riêng, đây là loại giáo án được biên soạn trực tiếp trên máy <br />
tính bằng các phần mềm chuyên dụng, giúp giáo viên đơn giản hóa việc lập <br />
giáo án. Với phần mềm này cho phép chúng ta tạo dựng những slide thể hiện <br />
những chủ điểm, thông điệp đi kèm với những hiệu ứng giúp cho bài dạy của <br />
mình trở nên hấp dẫn và lôi cuốn hơn.<br />
<br />
Ví dụ: Giờ học cho trẻ tìm hiểu về quá trình phát triển của cây. <br />
<br />
+Với lối học truyền thống đây là một giờ hoạt động làm quen với môi <br />
trường xung quanh, như thường lệ giáo viên chỉ cho học thông qua các tranh <br />
ảnh để trẻ quan sát chứa không thể chuẩn bị những loại con vật thật để cho <br />
trẻ được cầm nắm hay quan sát trực tiếp. Chính vì vậy, mà tiết học sẽ trở <br />
nên nhàm chán đơn điệu sẽ không lôi cuốn thu hút trẻ được nên hiệu quả của <br />
giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng Tôi đã sử dụng phần mềm powerpoint <br />
cho trẻ quan sát một đoạn phim ngắn về quá trình phát triển của gà đang <br />
<br />
10<br />
chuyển động, với những hình ảnh “thật” thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú <br />
ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn.<br />
<br />
+ Mục đích của giờ học: Trẻ hiểu được quá trình phát triển của cây đậu từ <br />
hạt nảy mầm, cây non, cây trưởng thành.<br />
<br />
Chuẩn bị:<br />
<br />
+ Xây dựng bài giảng điện tử, các phương tiện đồ dùng cho trẻ khám <br />
phá.<br />
<br />
+ Đầu tiên ta vào google lựa chọn hình ảnh, gõ vào quá trình phát triển <br />
của cây, lựa chọn hình ảnh và copy về. Tiếp tục tìm một đoạn phim ngắn về <br />
quá trình phát triển của cây sau đó đưa về thư mục để lưu. Sau khi đã đủ các <br />
tư liệu thì ta sẽ vào phần mềm powerpoint chọn new slide để tạo một slide <br />
mới, insert( chèn) hình ảnh (âm thanh) tùy chỉnh để tạo ra các hiệu ứng cho <br />
từng slide, từng hình ảnh, đối tượng .<br />
<br />
Ví dụ: Cô cho trẻ xem đoạn phim về vòng đời phát triển của cây.<br />
<br />
Hỏi trẻ: <br />
<br />
+ Từ hạt giống phải trải qua quá trình như thế nào mới thành cây ?<br />
<br />
+ Cây cần gì để lớn lên và phát triển<br />
<br />
+ Qua quá trình chăm sóc của con người cây con phát triển như thế nào?<br />
<br />
+ Sự phát triển của cây như một vòng tuần hoàn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Hình ảnh: Qúa trình phát triển của cây<br />
<br />
Sử dụng giáo án điện tử hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình: <br />
<br />
+ Hoạt động tạo hình không chỉ nâng cao khả năng nhận thức của trẻ, <br />
phát triển khả năng ghi nhớ, khả năng định hướng trong không gian mà còn <br />
góp phần làm giàu trí tượng tượng, sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình còn <br />
là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng, khả năng sáng <br />
tạo… góp phần giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Qua đó phát triển <br />
khả năng cảm nhận cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống, trong nghệ <br />
thuật, khơi gợi ở trẻ những cảm xúc thẩm mĩ cũng như giúp trẻ có những <br />
kiến thức, kĩ năng tạo ra cái đẹp, là tiền đề để hình thành các phẩm chất, kĩ <br />
năng ban đầu của một con người.<br />
<br />
+ Việc tạo hứng thú cho trẻ bước vào bài là một vấn đề quan trọng, <br />
dẫn đến sự thành công và sáng tạo của trẻ trong suốt thời gian ho ạt động. <br />
Hoạt động này chiếm rất ít thời gian nhưng nó có vị trí không kém phần <br />
quan trọng, vừa lôi cuốn đượ c trẻ, vừa khéo léo giúp trẻ hình thành những <br />
vấn đề mà trẻ cần giải quyết.<br />
<br />
Ví dụ: Khi cho trẻ vẽ con gà, để sản phẩm của trẻ sáng tạo đòi hỏi <br />
giáo viên phải cung cấp đầy đủ các biểu tượng, hình ảnh về sự vật, không <br />
chỉ là tranh ảnh mà trẻ phải được trực tiếp quan sát con gà thật. Cô có thể cho <br />
trẻ quan sát qua phim ảnh, cho trẻ được trực tiếp xem video về con gà. Từ đó <br />
12<br />
làm giàu hình ảnh, biểu tượng trong sản phẩm của trẻ, vì vậy hiệu quả của <br />
tiết học sẽ tốt hơn.<br />
<br />
Ứng dụng phần mềm powerpoint thiết kế các trò chơi âm nhạc:<br />
<br />
Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể <br />
thiếu đối với con người. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì âm nhạc là một <br />
loại hình nghệ thuật hết sức gần gũi và nó phát triển năng lực cảm xúc, sáng <br />
tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự <br />
tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. Âm nhạc là phương tiện <br />
giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ tình cảm. Với trẻ <br />
âm nhạc là thể giới kì diệu đầy cảm xúc. Âm nhạc giúp trẻ trải nghiệm <br />
những xúc cảm, phát triển khả năng thể hiện âm nhạc, góp phần hình thành <br />
tính độc lập, sáng tạo và nhu cầu hát múa trong đời sống hằng ngày của trẻ. <br />
Hoạt động âm nhạc ở các trường mầm non luôn giữ vai trò quan trọng trong <br />
việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Vì vậy, âm nhạc là <br />
người bạn thân thiết của trẻ thơ. Từ lúc trẻ tới trường đến khi được đón về, <br />
âm nhạc cần xuất hiện thường xuyên để vừa tạo không khí vui vẻ, thoải mái <br />
vừa tạo hứng thú học tập cho trẻ như nhà văn M.Gooc ki đã nhận xét: Âm <br />
nhạc tác động một cách kì diệu đến tận đáy lòng, nó khám phá ra cái phẩm <br />
chất cao nhất của con người, chính vì vậy, người lớn cần quan tâm đặc biệt <br />
đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt. <br />
<br />
Công nghệ thông tin giúp âm nhạc đến gần với trẻ không những trẻ <br />
thuộc bài hát mà qua các hình ảnh có liên quan trẻ còn phát triển nhận thức, <br />
những hình ảnh trẻ khó có thể xem trực tiếp.<br />
<br />
+ Ví dụ: Ở chủ đề nghề nghiệp: Dạy bài hát: “Cháu yêu cô chú công <br />
nhân”, có thể kết hợp cho trẻ xem hình ảnh “Chú công nhân đang xây nhà, cô <br />
công nhân đang may quần áo” tương ứng với mỗi câu hát, đến câu nói về ai <br />
thì trẻ xem hình ảnh tương ứng với nghề nghiệp đó, trẻ có thể vừa hát vừa <br />
hưởng ứng theo bài hát bằng cách vỗ tay theo tiết tấu bài hát. Tiết học sẽ trở <br />
nên vui nhộn và hấp dẫn hơn.<br />
<br />
+ Với những bài nghe hát thuộc làn điệu dân ca cô có thể cho trẻ xem <br />
hình ảnh, clip về những cuộc thi hát dân ca, hát đối, hát quan hộ ở hội lim, khi <br />
trẻ được xem trực tiếp những đoạn video clip có biểu diễn bằng trang phục <br />
áo tứ thân trẻ sẽ hứng thú và có cảm xúc hơn với các làn điệu dân ca.<br />
<br />
+ Các trò chơi âm nhạc có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe <br />
nhạc, củng cố kĩ năng ca hát, cảm nhạc nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm <br />
nhạc, mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ <br />
có những phản xạ nhanh, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp nhận những <br />
nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng <br />
<br />
13<br />
nghe nhạc. Chính vì vậy tôi đã tìm tòi để ứng dụng các phần mềm tin học vào <br />
âm nhạc để thiết kế các trò chơi âm nhạc làm tăng thêm sự hấp dẫn cho bộ <br />
môn âm nhạc. Và tôi đã sử dụng phần mềm powerponit để thiết kế các trò <br />
chơi âm nhạc.<br />
<br />
Ví dụ: Trò chơi âm nhạc “Ô cửa bí mật”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Trò chơi “Ô cửa bí mật”<br />
<br />
+ Mục đích của trò chơi là nhìn hình đoán tên bài hát.<br />
<br />
+ Đầu tiên ta sẽ chọn các slide tương ứng.<br />
<br />
+ Chúng ta sẽ phải download những hình ảnh phù hợp với chủ đề với <br />
yêu cầu của trò chơi, tiếp theo tôi tạo các slide liên kết.<br />
<br />
+ Với slide ô sổ bí ẩn như trên để tạo được các bạn vào mục Shapes <br />
chọn một biểu tượng vẽ một ô cửa mà mình thích. Sau đó đến phần đổ màu <br />
các bạn nhấp vào chuột phải chọn Fromat ch ọn nh ững hi ệu ứng màu mà <br />
mình thích đổ màu và bấm Close. Để tạo hiệu ứng số các bạn kích chuột <br />
phải vào đối tượ ng và chọn Add text và chúng ta chỉ việc đặt số (nút <br />
home).sau đó, tạo màu cho số, tạo kích cỡ số tùy theo mình thích. nhiệm vụ <br />
của trò chơi này là khi trẻ kích vào một ổ số thì sẽ xuất hiện một hình ảnh. <br />
Sau khi trẻ đoán xong tên bài hát thì giai điệu của một bài hát sẽ cất lên. <br />
Vậy làm sao để đặt hiệu ứng liên kết cho một đối tượ ng?<br />
<br />
+ Chúng ta sẽ chọn đối tượng kích chuột phải vào Hyperlink → Pig in <br />
this Document → chọn slide cần dẫn đến. Chẳng hạn, ô số 1 cần dẫn đến <br />
slide 5, ô số 2 cần dẫn đến slide 4 … cho đến hết ô số với những hình ảnh <br />
của từng slide và với chiều ngược lại ở các slide tiếp theo các bạn phải đặt <br />
hiệu ứng Hyperlink để khi trẻ chọn xong bài hát sẽ quay lại phần ô số trẻ <br />
chọn lại, chúng ta sẽ vẽ một biểu tượng mũi tên và vẫn sẽ đặt Hyperlink về <br />
slide của ô số bí ẩn → ok và mỗi slide khi trẻ nhìn hình xong sẽ có một cái loa <br />
<br />
14<br />
nó chính là phần nhạc của hình ảnh đó. Vậy làm thế nào để tạo được cái loa <br />
âm nhạc như vậy thì các bạn trước tiên phải có bài hát → lên mạng tìm kiếm <br />
→ ( tìm bài hát bạn cần) → download bài hát về. Sau đó chúng ta sẽ bấm vào <br />
nút Insert → Audio chúng ta sẽ chèn bài hát vừa dowload vào biểu tượng cái <br />
loa và kéo cái loa về phía trên bài phù hợp, và thế là xong bây giờ chúng ta chỉ <br />
cần áp dụng vào chơi nữa thôi.<br />
<br />
Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với Toán:<br />
<br />
Đặc biệt là trong bộ môn dạy trẻ làm quen với toán, thì các hiệu ứng <br />
hình ảnh đã thu hút được trẻ tích cực hoạt động và tiếp thu kiến thức đạt <br />
hiệu quả cao. Qua các hình ảnh giúp trẻ phát triển tư duy hình tượng và bước <br />
đầu hình thành ở trẻ tư duy logic và tư duy trừu tượng được tốt hơn.<br />
<br />
Khi tổ chức hoạt động học cho trẻ làm quen với toán, bên cạnh sử <br />
dụng các đồ dùng trực quan gần gũi để hoạt động, giáo viên có thể ứng dụng <br />
CNTT vào tiết dạy.<br />
<br />
Ví dụ: Hoạt động dạy trẻ đếm các nhóm đối tượng trong phạm vi 6, <br />
nhận biết số 6. Cô cho trẻ cùng đếm số em bé và ngôi nhà.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Đếm các nhóm đối tượng trọng phạm vi 6<br />
<br />
Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với thơ, truyện:<br />
<br />
Trước đây để dạy 1 hoạt động kể truyện, thơ cho trẻ, cần sử dụng <br />
tranh ảnh minh hoạ cho câu truyện, bài thơ đó, nhưng không phải giáo viên <br />
nào cũng có năng khiếu vẽ, tô màu, vì vậy để chuẩn bị được một tiết dạy kể <br />
truyện, thơ là rất vất vả. Mặc dù vẽ đẹp, hình ảnh đẹp nhưng cho trẻ quan <br />
sát tranh thì sự thu hút và hấp dẫn cháu chưa được cao. Nhưng giờ đây nhờ có <br />
công nghệ thông tin, chỉ cần lên mạng doawload những hình ảnh sống động, <br />
15<br />
âm thanh thực hiện ra trước mắt trẻ, làm trẻ hứng thú hơn, hiệu quả giảng <br />
dạy sẽ đạt cao hơn.<br />
<br />
+ Mục đích: Trẻ được làm quen, tìm hiểu và khám phá các bài thơ, câu <br />
chuyện thông qua máy tính. Kết hợp với những âm thanh hình ảnh sống động <br />
kích thích trẻ tham gia vào hoạt động học một cách tốt nhất.<br />
<br />
+ Chuẩn bị: Xây dựng 1 tiết thơ.<br />
<br />
+ Tiến hành: Ví dụ hoạt động làm quen với văn học. Thơ: “Cái bát <br />
xinh xinh”.<br />
<br />
+ Giáo viên lựa chọn nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức sau <br />
đó kết hợp với phần mềm tin học đã được cài đặt sẵn trong máy cùng với <br />
khai thác tài liệu trên mạng Internet để lựa chọn hình ảnh về bài thơ cái bát <br />
xinh xinh, lựa chọn phông nền thích hợp, kiểu chữ cho phù hợp với chủ đề và <br />
nội dung bài dạy “Bác bầu bác bí”.<br />
<br />
+ Đầu tiên phải lựa chọn hình ảnh, ta vào google gõ hình ảnh cần tìm <br />
để làm sao những hình ảnh đó liên kết lại thành nội dung bài thơ: “ Bác bầu <br />
bác bí”. Sau khi, đã tìm được những hình ảnh thích hợp ta chỉ cần lưu về. Chỉ <br />
vậy ta đã có những hình ảnh vô cùng đẹp mắt để trình chiếu bài thơ rồi.<br />
<br />
+ Công việc tiếp theo chúng ta sẽ vào phần mềm powerponit để tạo các <br />
slide. Mỗi slide thì sẽ tương ứng với một hình ảnh. Ta chỉ việc copy các hình <br />
ảnh mà ta đã lưu vào từng slide theo thứ tự. Sau đó thiết kế các slide cho bài <br />
thơ bằng cách đặt các hình ảnh đã được lưu về vào các slide theo tiết tự bài <br />
thơ, đặt các hiệu ứng xuất hiện hay mất đi tùy vào từng hình ảnh của bài thơ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Tiết học thơ qua powerponit<br />
<br />
Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với chữ viết:<br />
<br />
Trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non, việc hình <br />
thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Làm <br />
16<br />
quen với chữ viết giúp trẻ hình thành và phát triển một số năng lực, thái độ <br />
cần thiết cho việc học tiếng việt ở phổ thông sau này.<br />
<br />
Ở trường mầm non trẻ được làm quen với 29 chữ cái của tiếng việt. <br />
Từ đó trẻ nhận biết mặt chữ, phát âm đúng chữ cái, nghe phát âm tìm được <br />
chữ cái, nhìn vào chữ cái đọc được âm tương ứng.<br />
<br />
Ví dụ:<br />
<br />
+ Cho trẻ tập tô chữ cái qua hình ảnh trên máy tính<br />
<br />
+ Khi tổ chức cho trẻ tập tô chữ cái, tôi đã dùng máy ảnh chụp lại các <br />
trang vở mà trẻ chuẩn bị tô, sau đó đưa lên màn hình để trẻ nhìn rõ hơn. Khi <br />
tô mẫu cho trẻ xem, tôi đã làm hiệu ứng với cây bút chì thông minh, điều <br />
khiển chuột của máy tính để cây bút tự tô chữ cái trên màn hình theo đúng quy <br />
định trình tự tô chữ. Như vậy, trẻ vừa dễ hiểu lại vừa thích thú do được tiếp <br />
cận một hoạt động quen thuộc nhưng bằng hình thức mới lạ và sống động <br />
hơn.<br />
<br />
Ví dụ: Tiết dạy làm quen chữ cái: h, k<br />
<br />
Đầu tiên giáo viên lựa chọn nội dung và phương pháp, hình thức tổ <br />
chức theo ý tưởng của mình.<br />
<br />
Tôi cho trẻ xem bức tranh về chú bộ đội trên màn hình. Hoa loa kèn. <br />
sau đó cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ: “Hoa Loa kèn”. Tiếp theo sẽ dạy <br />
vào chữ cái mới là chữ “h” <br />
<br />
Bật màn hình cho trẻ xem chữ cái h.<br />
<br />
Cô phát âm mẫu chữ cái “h”. Trẻ phát âm theo lớp, tổ, cá nhân.<br />
<br />
Cô nêu cấu tạo chữ “h”<br />
<br />
Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ.<br />
<br />
Khi miêu tả cấu tạo chữ xong, tôi click chuột tạo hiệu ứng để các nét <br />
của chữ cái “h” lần lượt hiện ra cho trẻ dễ hiểu.<br />
<br />
Củng cố lại cấu tạo chữ cái “h” và phân tích nét chữ. Tôi đã cho lần <br />
lượt từng nét chữ xuất hiện theo quy trình viết chữ .<br />
<br />
Giới thiệu thêm chữ cái “h” in hoa và chữ cái “h” viết thường. Tôi cho <br />
lần lượt từng chữ xuất hiện trên màng hình để trẻ quan sát và phát âm.<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Mở rộng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
hH<br />
Hình ảnh: Các kiểu chữ in thường, in hoa, viết thường<br />
<br />
Trẻ nêu nhận xét về điểm giống nhau và khác nhau của ba chữ cái “h” <br />
theo kiểu chữ in thường, viết thường, và in hoa (giống nhau ở cách phát âm, <br />
khác nhau ở nét chữ).<br />
<br />
Giới thiệu cách ghép chữ cái “h” bằng các nét móc lên và nét sổ thẳng <br />
bên phải trên màn hình. Tôi tạo hiệu ứng để các nét tách rời nhau. Sau đó tôi <br />
giới thiệu cách ghép hai nét lại để thành chữ “h”.<br />
<br />
(chữ cái “k” thực hiện tương tự chữ cái “ h”).<br />
<br />
So sánh chữ cái “h”, “k”.<br />
<br />
Câu hỏi: chữ cái “h”, “k” giống nhau ở điểm nào? <br />
<br />
Khi củng cố lại, tôi đã tạo hiệu ứng để hai nét móc lên của hai chữ <br />
xuất hiện cùng lúc, sau đó hai nét sổ thẳng bên trái lại xuất hiện và gắn vào <br />
hai nét móc lên tạo thành chữ cái “h”. Tôi làm hiệu ứng cho các nét chữ xuất <br />
hiện từ các hướng khác nhau.<br />
<br />
Hỏi trẻ: chữ cái “h”, “k” khác nhau ở điểm nào? <br />
<br />
Khi trẻ trả lời xong, tôi củng cố lại trên màn hình bằng cách làm hiệu <br />
ứng cho một móc nhỏ bên phải của chữ cái “k” xoay một vòng tròn để trẻ <br />
dễ hiểu. như vậy trẻ rất dễ nhận biết và cũng rất thích thú<br />
<br />
Phần luyện tập: Trẻ được cô giáo hướng dẫn theo nhóm sử dụng máy <br />
tính qua trò chơi, ghép nét chữ, tạo ra chữ cái và tìm chữ còn thiếu trong từ <br />
dưới tranh. <br />
<br />
<br />
18<br />
Biện pháp 5: Phát triển kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho <br />
Bé vui học Kidsmart . <br />
<br />
+ Các phần mềm trò chơi Kismart đã góp phần tạo ra các trò chơi <br />
sáng tạo, sinh động và hấp dẫn, phù hợp với trẻ. Qua đó, không chỉ giúp <br />
trẻ có cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin mà còn là hình thức vui ch ơi <br />
bổ ích giúp trẻ phát triển các kĩ năng cơ bản. Vi ệc t ổ ch ức cho tr ẻ vui h ọc <br />
Kismart là hoạt động giáo dục giúp trẻ có cơ hội đượ c làm quen kiến thức <br />
mới và củng cố ki ến th ức đã học một cách có hiệu quả.<br />
<br />
Ví dụ : Tôi đã ứng dụng “Ngôi nhà toán học của Mille” trong vi ệc <br />
hình thành các biểu tượ ng ban đầu về toán và tôi đã thấy đượ c mộ t số ưu <br />
điểm của trò chơi như sau:<br />
<br />
+ Trò chơi nào cũng có hai chế độ là khảo sát và yêu cầu, do đó trẻ <br />
có thể thử nghi ệm, tích lũy kiến thức sau đó tham gia ch ơi.<br />
<br />
+ Trẻ có thể lựa chọn trò chơi có mức độ dễ hay khó theo khả năng <br />
và kinh nghi ệm c ủa mình.<br />
<br />
+ Âm thanh và trò chơi được thiết kế cho các trò chơi Kismart rất hấp <br />
dẫn, thu hút trẻ cùng những câu nói, tên nhân vật ngộ nghĩnh kích thích trẻ <br />
hào hứng tham gia trò chơi. Không chỉ ứng dụng hiệu quả trong việc cho trẻ <br />
hình thành các biểu tượng ban đầu về toán, trò chơi Kismart còn cung cấp và <br />
ôn luyện cho trẻ kiến thức, kĩ năng về môi trường xung quanh, tạo hình, văn <br />
học.<br />
<br />
Trò chơi : Bạn biết gì về tôi? (sáng tạo từ “ Ngôi nhà sách của <br />
Bailey” trong ch ương trình vui học Kismart k ết h ợp v ới giáo án điện tử)<br />
<br />
Mục đích :<br />
<br />
Tăng thêm vốn từ cho tr ẻ, c ụ th ể là cho trẻ sử dụng từ để mô tả <br />
đặc điểm, hình dáng, kích thướ c con voi và nói lên cảm xúc của mình.<br />
<br />
Khi chơi với các từ, chữ cái, trẻ đượ c khám phá, tìm hiểu các biểu <br />
hiện của từ ngữ, tên gọi, đặ điểm của con vật bằng ngôn ngữ viết và <br />
thông qua bài thơ, tr ẻ hi ểu đượ c mối liên hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn <br />
ngữ viết.<br />
<br />
Giúp trẻ nhận bi ết các chữ cái đã học trong từ, trong câu.<br />
<br />
Cách chơi:<br />
<br />
Khi hình ảnh con v ật xu ất hi ện, tr ẻ s ẽ đọ c tên con vật, tìm và <br />
nhận biết các chữ cái đã học, làm quen các chữ cái chưa học, trẻ tập đặ t <br />
19<br />
câu có liên quan đến hoạt động, môi trườ ng sống của con v ật, sau đó cô <br />
mở bài thơ nói về con vật v ừa xu ất hi ện.<br />
<br />
Ví dụ: làm quen v ới ch ữ i,t,c qua tranh con voi, con tôm, con chim…<br />
<br />
+ Trên màn hình xuất hi ện t ừ “ Con voi”.<br />
<br />
+ Trẻ làm quen với từ “Con voi”. Đồng thời, nhận biết các chữ cái <br />
đã học có trong từ con voi.<br />
<br />
+ Trẻ tập đặt câu con voi có vòi dài, “Con voi có tai to”, “Bốn chân <br />
to như cái cột”…<br />
<br />
Sau đó cô cho tr ẻ làm quen với bài thơ “ Con voi”: <br />
<br />
Con vỏi, con coi<br />
<br />
Cái vòi đi trướ c<br />
<br />
Hai chân trướ c đi trướ c<br />
<br />
Hai chân sau đi sau<br />
<br />
Còn cái đuôi đi sau nốt<br />
<br />
Tôi xin kể n ốt<br />
<br />
Cái chuyện con voi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh: Bé vui học Kidsmart<br />
<br />
IV. Tình mới của giải pháp:<br />
<br />
Đất nước đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và <br />
luôn đòi hỏi con người năng động, sang tạo, tự lực, tự cường. Thế giới đang <br />
20<br />
đổi qua thời kì kinh tế tri thức, cho nên đầu tư vào chất xám sẽ là sự đầu tư <br />
hiệu quả nhất cho sự hưng thịnh của mỗi quốc gia. Cũng chính vì lý do đó <br />
nên việc đòi hỏi sự đổi mới về phương pháp giáo dục là vấn đề thiết yếu. <br />
Một số biện pháp khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động <br />
chăm sóc giáo dục trẻ 5 6 tuổi trường Mầm non Sơn Ca s ẽ t ạo ti ền đề cho <br />
trẻ lĩnh hội những kiến thức, những kinh nghiệm và vốn hiểu biết của mình <br />
về thế giới xung quanh mình. <br />
<br />
Việc thực hiện dạy học bằng công nghệ thông tin trong giáo dục <br />
Mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú <br />
và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ.<br />
<br />
Nội dung tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong <br />
phú với những hiện tương tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể bắt gặp trong thực <br />
tế.<br />
<br />
Nguồn tài nguyên giáo dục dồi dào giáo viên có thể chủ động khai <br />
thác.<br />
<br />
Tiết kiếm được thời gian cho giáo viên và nguồn kinh phí cho trường <br />
Mầm non.<br />
<br />
V. Hiệu quả của SKKN<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 56 tuổi trường Mầm non Sơn Ca, xã <br />
DraySap, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk.<br />
<br />
Kết quả:<br />
<br />
+ Chất lượng của việc sử dụng các bài tập, biện pháp thông qua công <br />
nghệ thông tin không chỉ trên giấy tờ, lời nói mang lại mà là những kế quả ta <br />
thấy được từ trẻ. <br />
<br />
+ Hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động thông qua công nghệ thông <br />
tin và sử dụng các biện pháp để khảo nghiệm mang lại một số kết quả nhất <br />
định <br />
<br />
Mức độ phát triển khám phá ở trẻ<br />
<br />
+ Mức độ 1: Trẻ thích khám phá trên máy tính, kiến thức được khắc sâu <br />
hơn.<br />
<br />
+ Mức độ 2: Trẻ nhận ra sự thay đổi của các sự vật hiện tượng qua bài <br />
giảng điện tử.<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
+ Mức độ 3: Giải thích được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả <br />
đơn giản trong tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế.<br />
<br />
Trên 95% trẻ đạt cả 3 mức độ trên. Thích tìm hiểu, khám phá với sự <br />
vật xung quanh hơn thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin<br />
<br />
Sau khi thực hiện khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt <br />
động chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non Sơn Ca từ tháng 9 năm <br />
2015 đến tháng 9 năm 2018, tồng số trẻ khảo sát 35 cháu đã cho thấy được <br />
những hiệu quả như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
Nội dung Trước khi thực Sau khi thực hiện<br />
hiện<br />
Tháng 9/2018<br />
Tháng 9/2015<br />
<br />
Trẻ thường xuyên tỏ ra <br />
hứng thú, tích cực, sôi nổi 24/35 =70% 34/35 = 97% (Tăng 27%)<br />
trong các hoạt động học.<br />
<br />
Trẻ đạt các chỉ số về phát <br />
25/35 = 73% 32/35 = 90% (Tăng 17%)<br />
triển nhận thức.<br />
<br />
Trẻ đạt các chỉ số về phát <br />
24/35 =70% 32/35 = 90% (Tăng 20%)<br />
triển ngôn ngữ.<br />
<br />
Trẻ đạt các chỉ số về phát <br />
26/35 = 76% 33/35 = 94% (Tăng 14%)<br />
triển thẩm mĩ.<br />
<br />
Qua bảng trên ta thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt <br />
động chăm sóc giáo dục trẻ 56 tuổi ở trường Mầm non Sơn Ca có hiệu quả <br />
tăng cao đáng kể, chính vì vậy chúng ta cần phải đẩy mạnh ứng dụng công <br />
nghệ thông tin hơn nữa để giúp trẻ có những bài học đáng nhớ, và ý nghĩa đối <br />
với trẻ, từ đó giúp trẻ hoàn thiện hơn về tâm sinh lí cũng nhận thức.<br />
<br />
Phần thứ ba: KẾT LU