UBND HUYỆN KRÔNG ANA<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP BẰNG <br />
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG MÔN KHOA HỌC <br />
LỚP 5<br />
TRƯỜNG TH NGUYỄN THỊ MINH KHAI CÓ HIỆU QUẢ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lĩnh vực: Chuyên môn <br />
Họ và tên: Phạm Thị Thanh Hoàng <br />
Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học<br />
<br />
Đơn vị: Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
PHẦN THỨ NHẤT 1: MỞ ĐẦU<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc <br />
đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc <br />
làm cấp bách và cần thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu <br />
cầu ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có <br />
năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với <br />
học sinh, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Giáo dục đóng vai trò <br />
quan trọng vì mọi kiến thức, hành vi và phẩm chất đạo đức được hình thành <br />
ở nhà trường đặc biệt là cấp tiểu học. <br />
Trong những năm qua Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện Krông Ana <br />
và Ban giám hiệu Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai rất quan tâm và thường <br />
xuyên chỉ đạo giáo viên trong công tác dạy và học. Giáo dục cho học sinh <br />
Tiểu học là phải giáo dục toàn diện, không coi trọng môn chính, môn phụ. <br />
Bởi vậy cùng với các môn học khác, môn Khoa học đã góp phần không nhỏ <br />
vào việc hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh. Để dạy tốt môn <br />
Khoa học, người giáo viên cần biết phối kết hợp các phương pháp dạy học <br />
như: Phương pháp quan sát; phương pháp thí nghiệm; phương pháp trò chơi <br />
học tập… Trong đó phương pháp Trò chơi học tập là một trong những <br />
phương pháp dạy học có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tò mò khoa học, <br />
thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế, <br />
qua đó các em dễ dàng ghi nhớ nội dung bài học. “Trò chơi học tập là một <br />
phương pháp dạy học giúp các em vui vẻ hẳn lên, thích hoạt động hơn… Khi <br />
bị khép vào luật chơi, các em dần có trật tự, kỷ luật hơn…”<br />
Trò chơi học tập còn có một vai trò rất lớn trong mỗi tiết học vì:<br />
+ Nó làm thay đổi không khí lớp học, tập thể có được bầu không khí vui <br />
vẻ, thân ái, thông cảm...<br />
+ Quá trình học tập còn trở thành 1 hình thức vui chơi hấp dẫn.<br />
+ Học sinh thấy nhanh nhẹn cởi mở hơn.<br />
+ Học sinh tiếp thu bài tự giác, tích cực hơn.<br />
+ Học sinh được hệ thống và củng cố kiến thức.<br />
Tôi thấy phương pháp Trò chơi học tập có nhiều ưu điểm, không <br />
những giúp học sinh tự khám phá, hình thành, hệ thống kiến thức mà nó còn <br />
tạo cho các em có sự thi đua, tính nhanh nhẹn, cởi mở, vui vẻ khi đến trường <br />
tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện ở học sinh Tiểu học.<br />
<br />
<br />
2<br />
Qua nhiều năm giảng dạy tại Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai, tôi thấy <br />
đa số học sinh rất muốn được tham gia trò chơi học tập nhưng vẫn còn không <br />
ít học sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động này. <br />
Mặt khác, trong môn Khoa học lớp 5 có rất nhiều tiết học cần sử dụng đến <br />
phương pháp Trò chơi học tập để phát hiện kiến thức mới hoặc để củng cố <br />
kiến thức.<br />
Với các lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu để nâng cao hiệu quả <br />
của phương pháp Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5.<br />
1.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp tổ chức trò chơi trong môn Khoa <br />
học lớp 5C năm học 2017 2018 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai.<br />
1.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu tập thể học sinh lớp 5C năm học <br />
2017 2018 Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai mà tôi chủ nhiệm. Nghiên <br />
cứu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp trò chơi <br />
trong môn Khoa học, thời gian nghiên cứu một năm.<br />
2. Mục đích nghiên cứu <br />
Góp phần nâng cao đổi mới phương pháp dạy học môn Khoa học ở <br />
tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học <br />
sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành <br />
và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Điều đó dẫn đến <br />
những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Chương trình mới chú <br />
ý đến phương pháp dạy học nhằm thúc đẩy quá trình tự học của học sinh, tạo <br />
cho học sinh những kỹ năng và thói quen tự học để có thể học tập lên những <br />
cấp học tiếp theo và học tập suốt đời.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi <br />
lứa tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học, lứa tuổi học mà chơi chơi mà học, nó <br />
<br />
3<br />
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này. Vì vậy Trò chơi học tập <br />
được đánh giá cao trong giảng dạy.<br />
Trò chơi học tập là gì? Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học <br />
mà nó còn là con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của học sinh. <br />
Phương pháp tổ chức trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và <br />
học của thầy và trò mà nó còn tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự <br />
sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy, tưởng tượng của học sinh. Trò chơi học tập <br />
là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn với kiến thức kĩ năng có <br />
được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai <br />
thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được <br />
vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào các tình huống trò chơi và do đó <br />
học sinh được luyện tập thực hành củng cố, mở rộng kiến thức, kĩ năng đã <br />
học. Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo ra <br />
bầu không khí dễ chịu thoải mái trong giờ học, giúp học sinh tiếp thu kiến <br />
thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức <br />
đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Trò <br />
chơi học tập rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử <br />
dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và <br />
hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.<br />
Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. <br />
Như Bác Hồ đã nói: “Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng <br />
cần cho chúng học”. Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc giáo viên <br />
hướng dẫn học sinh hoàn thành tốt phẩm chất của con người mới Xã hội chủ <br />
nghĩa.<br />
Tổ chức trò chơi là một phương pháp dạy học, chơi là một biện pháp <br />
học tập có hiệu quả của học sinh. Thông qua trò chơi, học sinh được tập <br />
luyện, làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm theo sự phân công với tinh thần <br />
hợp tác. Đó là những việc làm thuộc phương pháp học tập mới mà Trường <br />
Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai được hình thành ở các lớp học, và đặc biệt <br />
là các em học sinh lớp 5. Thông qua trò chơi, các em trong lớp sẽ được kết <br />
nối với nhau, tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm và <br />
trong lớp. Tạo niềm vui và sự phấn khởi trong học tập. Do đó tiết học sẽ đạt <br />
hiệu quả cao.<br />
2. Thực trạng <br />
Huyện Krông Ana là một trong những huyện đi đầu trong các phong <br />
trào, đặc biệt là các phong trào dạy và học. Phòng Giáo dục đã trang bị cơ sở <br />
vật chất như: bàn ghế, sách vở, bảng máy chiếu, tranh ảnh,… cho các trường <br />
trong địa bàn huyện. Phòng Giáo dục đã triển khai kịp thời những thông tư, <br />
văn bản chỉ đạo đúng theo sự đổi mới của Đảng và Nhà nước. Thành lập các <br />
4<br />
tổ tư vấn của mô hình trường học mới VNEN, tổ tư vấn về thông tư 30/2014 <br />
và 22/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp giáo viên giải quyết những <br />
vướng mắc trong quá trình dạy học.<br />
Ban giám hiệu nhà trường làm tốt công tác tham mưu với Phòng Giáo <br />
dục để đầu tư kịp thời về cơ sở vật chất, các tài liệu hướng dẫn xây dựng và <br />
thực hiện tốt các hình thức dạy học, trong đó có hình thức Trò chơi học tập, <br />
tổ chức chuyên đề, tập huấn cấp trường để giáo viên trao đổi học hỏi lẫn <br />
nhau nâng cao chất lượng giảng dạy. Ngoài ra tổ chuyên môn thường xuyên <br />
dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ kịp thời điều chỉnh những sai sót, chia sẻ kịp <br />
thời những vướng mắc mà giáo viên gặp phải trong quá trình xây dựng và <br />
thực hiện các hình thức dạy học, điều này giúp giáo viên và học sinh yên tâm <br />
trong công tác, hoàn thành nhiệm vụ được giao.<br />
Năm học 2016 2017 tôi được phân công dạy học lớp 5B, tôi đã <br />
dạy môn Khoa học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học nhưng do kinh <br />
nghiệm chưa được nhiều, khả năng tổ chức các hình thức dạy học cho học <br />
sinh còn nhiều hạn chế nên ít tổ chức trò chơi cho học sinh. Vì vậy khả năng <br />
tham gia chơi trò chơi học tập của học sinh không được cao. Cụ thể như sau:<br />
Tổng số HS : 29<br />
Số học sinh muốn được tham gia, hiểu mục đích và thu được kết quả sau <br />
trò chơi học tập: 60%<br />
Số học sinh muốn được tham gia, nhưng chỉ tham gia với mục đích vui <br />
chơi là chính mà chưa hiểu, chưa thu được kết quả sau trò chơi học tập: 20%.<br />
Số học sinh chưa muốn tham gia: 20%.<br />
Sở dĩ các em chưa muốn tham gia hoặc tham gia mà chưa thu được kết quả là <br />
do một số nguyên nhân sau:<br />
+ Các em chưa hiểu mục tiêu của trò chơi: chơi để làm gì? chơi nhằm <br />
mục đích gì?<br />
+ Các em chưa hiểu rõ cách chơi, luật chơi, sự thi đua “thưởng phạt”… <br />
giữa các đội chơi.<br />
+ Trò chơi giáo viên đưa ra chưa thú vị, chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn.<br />
+ Trò chơi quá khó, các các em không thể tham gia.<br />
+ Nhiều em còn hiếu thắng, tranh cãi, vi phạm luật chơi, dẫn đến giận <br />
hờn, buồn chán. Hiệu quả bài học không cao.<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
+ Giáo viên không chủ động về thời gian, về các tình huống xảy ra dẫn <br />
đến tình trạng trò chơi bỏ dở hoặc kết thúc trò chơi mà không thu hoạch <br />
được gì, học sinh không hứng thú với tiết học.<br />
Đầu năm học 2017 2018 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân <br />
công chủ nhiệm lớp 5C. Được nhà trường tạo điều kiện về mọi mặt và tôi <br />
luôn xác định được nhiệm vụ của mình trong công tác dạy học và tâm huyết <br />
với nghề mình đã chọn, quan tâm, thương yêu đến học sinh của mình. Từ đó <br />
luôn cố gắng rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi các đồng nghiệp đi <br />
trước, luôn biết lắng nghe sự góp ý của đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân. <br />
Tôi đã lựa chọn được một số biện pháp để nâng cao chất lượng học tập bằng <br />
phương pháp trò chơi môn Khoa học lớp 5. <br />
<br />
<br />
3. Những biệnpháp đề ra<br />
<br />
3.1. Giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài học<br />
Không phải tiết Khoa học nào cũng cần sử dụng đến phương pháp Trò <br />
chơi học tập. Nếu như vậy thì giáo viên đã quá lạm dụng phương pháp này. <br />
Vì thế, với mỗi tiết dạy, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học, lựa <br />
chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung từng phần, áp dụng <br />
linh hoạt các phương pháp dạy học trong tiết dạy sao cho tiết học trở nên nhẹ <br />
nhàng, học sinh tiếp thu bài tích cực, chủ động hơn. Tùy từng bài mà giáo viên <br />
sử dụng phương pháp Trò chơi học tập cho thích hợp. Khi đã lựa chọn được <br />
phương pháp dạy học cho mỗi hoạt động, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu <br />
để xây dựng hình thức tổ chức cho hoạt động đó.<br />
Một số đểm giáo viên cần chú ý:<br />
<br />
a. Các hình thức dạy học theo mô hình VNEN<br />
Trong dạy học môn Khoa học người giáo viên cần biết vận dụng linh <br />
hoạt và lựa chọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, <br />
để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học <br />
sinh thực hành hình thành và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn học sinh giảng <br />
giải kết hợp việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ <br />
nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học. <br />
Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động là mấu <br />
chốt của vấn đề đổi mới. Vì vậy khi giảng dạy giáo viên cần kết hợp các <br />
hình thức tổ chức dạy học: <br />
b. Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập<br />
<br />
6<br />
Tổ chức trò chơi học tập mỗi chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, <br />
điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù <br />
hợp, xong muốn tổ chức được trò chơi có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo <br />
viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu <br />
cầu sau:<br />
Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.<br />
Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.<br />
Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với <br />
khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.<br />
Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.<br />
Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo.<br />
Trò chơi phải gây hứng thú với học sinh.<br />
Trò chơi phải rèn luyện được cho học sinh một số kĩ năng.<br />
c. Cấu trúc của trò chơi học tập<br />
Tên trò chơi.<br />
Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến <br />
thức, kĩ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ qui định hành động chơi được <br />
thiết kế trong trò chơi.<br />
Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò <br />
chơi học tập.<br />
Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ qui tắc của hành động chơi qui định đối với <br />
người chơi, qui định thắng thua của trò chơi.<br />
Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia chơi<br />
d. Cách tổ chức chơi<br />
Thời gian tiến hành thường từ 57 phút. (tiến hành ngay đầu tiết học <br />
hoặc có thể lồng ghép trong mỗi bài tập, cuối bài học) nhằm thu hút sự chú ý <br />
và củng cố kiến thức một cách vững chắc hơn qua mỗi loại bài tập tương <br />
ứng với mỗi loại kiến thức.<br />
Đầu tiên là giới thiệu trò chơi: <br />
+ Nêu tên trò chơi.<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
+ Hướng dẫn trò chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ qui <br />
định chơi.<br />
Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi .<br />
Chơi thật.<br />
Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể <br />
nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.<br />
Thưởng phạt: phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp <br />
nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của <br />
học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn <br />
giản, vui như hát một bài, nhảy cò cò… Giáo viên cần khen ngợi, tặng thưởng <br />
cho những học sinh hoặc nhóm thắng cuộc (một tràng pháo tay, bông hoa thi <br />
đua,...) đồng thời cũng động viên, khích lệ những học sinh hoặc nhóm chưa <br />
dành thắng lợi để những lần chơi sau các em sẽ cố gắng hơn.<br />
3.2. Giúp học sinh xác định rõ mục đích của trò chơi<br />
Trước khi tổ chức cho học sinh tham gia chơi, giáo viên cần giúp học sinh <br />
hiểu: Qua trò chơi, các em sẽ tìm được những kiến thức gì, cũng cố hay khắc <br />
sâu, hệ thống được những kiến thức gì?<br />
Phần lớn Trò chơi học tập trong môn khoa học lớp 5 ở 2 dạng kiến thức: <br />
chơi để khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố, hệ thống <br />
hóa kiến thức đã học. Cụ thể như sau:<br />
+ Trò chơi để hình thành kiến thức mới<br />
<br />
<br />
<br />
Bài Tên trò chơi Mục đích trò chơi<br />
<br />
Bài 1: Sự sinh Bé là con ai? Học sinh nhận ra, mỗi trẻ em đều <br />
sản có những đặc điểm giống bố, mẹ <br />
mình.<br />
Bài 2: Nam và nữ Ai nhanh, ai đúng? Học sinh biết phân biệt đặc điểm <br />
về mặt sinh học và xã hội của nam <br />
và nữ.<br />
Bài 3: Các giai Ai nhanh, ai đúng? Học sinh hiểu 1 số đặc điểm <br />
đoạn của cuộc chung của trẻ ở từng giai đoạn từ <br />
đời 3 đến 10 tuổi.<br />
<br />
Bài 7: Phòng Ai nhanh, ai đúng? Học sinh biết tác nhân gây bệnh, <br />
8<br />
tránh các bệnh lây sự nguy hiểm của bệnh viêm não.<br />
truyền do muỗi <br />
đốt <br />
Bài 9: Phòng Ai nhanh, ai đúng? Học sinh giải thích được HIV, <br />
tránh HIV/AIDS AIDS là gì? các đường lây bệnh <br />
thái độ đối với HIV.<br />
người nhiễm <br />
HIV/AIDS<br />
Bài 19: Sự Ai nhanh, ai đúng? Học sinh biết đặc điểm của chất <br />
chuyển thể của rắn chất lỏng chất khí.<br />
chất <br />
Bài 20: Hỗn hợp Nhà khoa học trẻ Học sinh biết các phương pháp <br />
và dung dịch tách các chất ra khỏi hỗn hợp.<br />
Bài 21: Biến đổi Bức thư bí mật Học sinh biết vai trò của nhiệt <br />
hóa học trong biến đổi hóa học.<br />
Bài 30: Sinh sản Ghép chữ Học sinh biết đặc điểm bên ngoài <br />
và chu trình sinh của động vật đẻ con, động vật đẻ <br />
sản của động vật trứng.<br />
<br />
<br />
Bài 31: Sinh sản Bắt chước tiếng Học sinh biết thời gian, địa điểm <br />
và quá trình phát kêu sinh sản của ếch.<br />
triển của côn <br />
trùng, ếch.<br />
<br />
+ Trò chơi để củng cố hóa kiến thức<br />
<br />
<br />
<br />
Bài Tên trò chơi Mục đích của trò chơi<br />
<br />
<br />
<br />
Bài 3: Các Ai đang ở giai đoạn Củng cố hiểu biết về lứa tuổi vị <br />
giai đoạn của nào? thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi <br />
cuộc đời già.<br />
Bài 5: Thực Chiếc ghế nguy Thực hành để củng cố sự hiểu biết <br />
hành nói hiểm về tác hại của chất gây nghiện.<br />
không với <br />
chất gây <br />
9<br />
nghiện<br />
Bài 6: Dùng Ai nhanh, ai đúng? Củng cố về giá trị dinh dưỡng của <br />
thuốc an toàn thuốc và cách sử dụng thuốc an <br />
toàn.<br />
Bài 10: Phòng Ứng xử khôn khéo Học sinh biết cách ứng xử khi bị <br />
tránh bị xâm xâm hại.<br />
hại tình dục<br />
Bài 22: Năng Ai nhanh, ai đúng? Củng cố kiến thức về năng lượng.<br />
lượng<br />
Bài 27: Sinh Ghép chữ Củng cố kiến thức về thực vật có <br />
sản của thực hoa.<br />
vật có hoa<br />
Bài 32: Sinh Ai nhanh, ai đúng Củng cố kiến thức về sự sinh sản <br />
sản và chu của động vật.<br />
trình sinh sản <br />
của động vật.<br />
Bài 34: Môi Ô chữ kì diệu Củng cố về sự sinh sản ở thực vật <br />
trường tự có hoa.<br />
nhiên có vai <br />
trò gì đối với <br />
đời sống của <br />
cong người?<br />
<br />
<br />
Bài 35: Con Ai nhanh, ai đúng? Hệ thống 1 số nguồn tài nguyên và <br />
người tác tác dụng của chúng.<br />
động đến môi <br />
trường như <br />
thế nào?<br />
Bài 36: Chúng Ai nhanh,ai đúng? Hệ thống kiến thức về môi trường.<br />
ta cần làm gì <br />
để bảo vệ <br />
môi trường?<br />
Cách nêu mục tiêu của trò chơi, giáo viên cần đưa ra một cách khéo léo, <br />
hấp dẫn, có tính chất gợi mở để tạo sự tò mò khám phá cho học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Sau khi các em đã hiểu được mục đích của trò chơi, thấy được sự hấp dẫn <br />
của trò chơi các em sẽ chủ động tham gia chơi mà không cần giáo viên ép <br />
buộc. Để có được điều đó, giáo viên cần xây dựng trò chơi học tập sao cho <br />
hợp lý, hợp lý về thời gian, hợp lý về hình thức chơi, về luật chơi, về hình <br />
thức khen thưởng…<br />
3.3. Cách xây dựng trò chơi học tập<br />
Giáo viên có thể tổ chức một hoạt động học tập thành một trò chơi học tập <br />
khi đã có đủ các điều kiện sau:<br />
Về đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trò chơi.<br />
Về thời gian, thời điểm chơi, không gian chơi.<br />
Có cách chơi, luật chơi rõ ràng.<br />
Có cách tính điểm để phân định “thắng thua”, khen thưởng…<br />
Các yếu tố đó là sự chuẩn bị cụ thể chu đáo của giáo viên, góp phần quyết <br />
định sự thành công hay không của trò chơi.<br />
* Sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh tham gia trò chơi.<br />
Đối với mỗi tiết học nói chung hay với mỗi trò chơi học tập nói riêng, <br />
giáo viên cần xác định rõ: Để phục vụ cho trò chơi này cần đến những đồ <br />
dùng nào? dụng cụ nào? phương tiện nào?... từ đó, giáo viên dành thời gian <br />
để chuẩn bị. Đối với những đồ dùng dễ tìm kiếm, dễ chuẩn bị giáo viên cần <br />
cho học sinh chuẩn bị, vừa thể hiện nhiệm vụ và vừa tăng thêm sự thích thú, <br />
hưng phấn của học sinh. Học sinh sẽ cùng chuẩn bị hoặc cùng người thân ở <br />
nhà chuẩn bị, đây cũng chính là hoạt động ứng dụng ở mỗi bài (Ví dụ: Bài 12: <br />
Tre, mây, song), qua đó cha mẹ học sinh cũng cùng tham gia vào quá trình học <br />
tập của học sinh, làm cho việc học của các em trở nên nhẹ nhàng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Hình 1: Giáo viên chuẩn bị đồ dùng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Học sinh chuẩn bị đồ dùng ở nhà<br />
<br />
12<br />
VÍ DỤ:<br />
+ Thực hiện trò chơi tiếp sức “Ai nhanh ai đúng?’’ của Bài 22: Năng <br />
lượng (trang 16) cần chuẩn bị: 2 cột A và B, học sinh thi theo nhóm, <br />
nhóm nào nối nhanh và đúng hơn thì nhóm đó sẽ dành phần thắng.<br />
Cột A Cột B<br />
Hoạt động/biến đổi Nguồn năng lượng<br />
Chim bay Xăng<br />
Ô tô đồ chơi chạy Pin<br />
Nước được đun nóng lên Điện (lấy từ ổ điện)<br />
Xe máy chạy Mặt trời<br />
Ti vi phát hình ảnh, âm thanh Thức ăn<br />
Sưởi ấm cho Trái đất Than<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Học sinh các nhóm đang chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”<br />
13<br />
+ Chuẩn bị cho trò chơi “Ghép chữ” của Bài 27: Sinh sản của thực vật có <br />
hoa (trang 38).<br />
Giáo viên cần vẽ hoặc in 2 tranh câm: Sơ đồ cơ quan sinh sản ở thực vật có <br />
hoa:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4: Sơ đồ cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa<br />
2 bộ thẻ chữ có ghi tên các bộ phận của cơ quan sinh sản ở thực vật có <br />
hoa:<br />
<br />
<br />
Hạt phấn Đầu nhụy<br />
<br />
<br />
<br />
Vòi nhụy Ống phấn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bao phấn Bầu nhụy<br />
<br />
<br />
Noãn<br />
<br />
<br />
<br />
Với tranh câm giáo viên cần vẽ đúng các bộ phận của cơ quan sinh sản ở <br />
thực vật có hoa. Các bộ phận phải rõ nét, phân biệt bằng màu sắc cụ thể, <br />
đảm bảo tính khoa học và thẩm mỹ cho bức tranh.<br />
<br />
14<br />
Sự chuẩn bị chu đáo, hấp đẫn sẽ tạo niềm hứng khởi, thu hút học sinh <br />
tham gia. Sự rõ ràng, khoa học sẽ giúp các em dễ tìm hiểu, dễ nhận biết kiến <br />
thức, nhiệm vụ của bản thân trong quá trình tham gia chơi. Sự chuẩn bị cho <br />
một trò chơi không nhất thiết phải quá cầu kì, đôi khi còn dễ tìm, dễ kiếm.<br />
+ Để chuẩn bị cho trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm” của Bài 5: Thực hành <br />
nói không với chất gây nghiện (trang 15), giáo viên chỉ cần lấy luôn chiếc ghế <br />
của mình, phủ lên ghế một tấm vải tối màu để học sinh không phát hiện <br />
được bên trong ghế là cái gì? Sự chuẩn bị này tuy đơn giản nhưng vẫn tạo <br />
được sự tò mò, tâm trạng hồi hộp của học sinh khi đến gần chiếc ghế, chiếc <br />
ghế ấy sẽ thu hút học sinh tham gia vào trò chơi.<br />
Với sự chuẩn bị như vậy, giáo viên sẽ khuyến khích các em tham gia vào <br />
trò chơi. Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, giáo viên cần biết bố trí thời <br />
gian cho các hoạt động trong tiết học một cách hợp lý. Trò chơi học tập cũng <br />
là một hoạt động trong tiết học. Bởi vậy, giáo viên cần sắp xếp thời gian, <br />
thời điểm phù hợp cho mỗi trò chơi.<br />
* Xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi.<br />
Để xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi, giáo viên cần đọc kĩ mục <br />
tiêu tiết dạy, mục tiêu của trò chơi để phân bố thời gian cho hợp lý.<br />
Ở những trò chơi hình thành kiến thức mới, hoạt động này được diễn ra <br />
đầu tiết học hoặc đầu một phần nội dung bài học. Những trò chơi để củng <br />
cố nội dung kiến thức đã học thường diễn ra cuối tiết học hoặc cuối 1 phần <br />
nội dung vừa học. Tuy nhiên, trò chơi diễn ra vào thời điểm nào, giáo viên <br />
cũng cần xác định thời gian cho hợp lý, không để ảnh hưởng đến thời gian <br />
của tiết học hoặc thời gian của tiết học khác.<br />
VÍ DỤ:<br />
Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?” của Bài 7: Phòng tránh các bệnh lây truyền <br />
do muỗi đốt (trang 20), đây là hoạt động đầu tiên của tiết học, cũng là một <br />
hoạt động chính giúp học sinh hiểu được:<br />
+ Tác nhân gây bệnh viêm não.<br />
+ Tác hại của bệnh viên não.<br />
+ Lứa tuổi hay mắc bệnh viêm não.<br />
+ Đường lây truyền bệnh viêm não.<br />
Bởi vậy, giáo viên cần dành từ 4 5 phút để học sinh có đủ thời gian để đọc <br />
các thông tin trong sách Hướng dẫn học Khoa học, thảo luận rồi lựa chọn đáp <br />
<br />
15<br />
án đúng. Đáp án đúng chính là những kiến thức mới mà các em đã tự tìm hiểu, <br />
khám phá cho bản thân.<br />
Trò chơi: Ghép chữ của Bài 27: Sự sinh sản của thực vật có hoa (trang 38) <br />
đây là trò chơi có mục đích để củng cố kiến thức vừa học ở hoạt động trên, <br />
vì vậy giáo viên không cần quá nhiều thời gian cho trò chơi, sẽ gây ảnh <br />
hưởng đến các hoạt động khác, chỉ cần từ 3 4 phút, đủ để học sinh đọc <br />
nhanh nội dung ghi trên các tấm bìa rồi gắn vào: Sơ đồ nhị và nhuỵ của hoa. <br />
Việc chuẩn bị chu đáo sẽ giúp cho giáo viên tự tin, chủ động trong tiết dạy. <br />
Bởi vậy ngoài việc chuẩn bị về đồ dùng dụng cụ, xác định thời gian, thời <br />
điểm cho hợp lý giáo viên cần xác định địa đểm, số lượng học sinh tham gia <br />
chơi cho mỗi trò chơi để phù hợp cả về không gian, thời gian, phù hợp với tất <br />
cả đối tượng học sinh. <br />
* Địa điểm và đối tượng học sinh tham gia chơi.<br />
Phần lớn các trò chơi được diễn ra trong lớp học. Tuy vậy, với mỗi trò chơi <br />
cũng cần có khoảng không gian chơi cho phù hợp.<br />
*VÍ DỤ:<br />
Những trò chơi để hình thành kiến thức mới, thường tất cả các học sinh <br />
được tham gia chơi, do vậy các em có thể ngồi ngay trong bàn học theo từng <br />
nhóm chơi, như trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? của Bài 19: Sự chuyển thể của <br />
chất (trang 3). Hay trò chơi: Chiếc ghế nguy hiểm của Bài 5: Thực hành nói <br />
không với chất gây nghiện (trang 15), mặc dù đây là trò chơi để củng cố nội <br />
dung nhưng tất cả học sinh cần được tham gia, các em cần xếp thành hàng <br />
dọc để lần lượt đi qua chiếc ghế nguy hiểm. Bởi vậy, nếu trời không mưa, <br />
các em sẽ xếp hàng ngoài sân rồi lần lượt đi qua chiếc ghế vào lớp.<br />
Nếu trời mưa, giáo viên cần sắp xếp bàn ghế gọn gàng để học sinh xếp <br />
hàng trong lớp.<br />
Những chuẩn bị này, dù là rất nhỏ nhưng giáo viên cũng cần để ý tới để <br />
chủ động trong mọi tình huống.<br />
Khi sự chuẩn bị đã chu đáo, giáo viên sẽ tổ chức trò chơi học tập cho các em <br />
tham gia sao cho học sinh hào hứng làm việc và thu được kết quả tốt, đó là <br />
điều hết sức quan trọng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Hình 5: Học sinh cả lớp chơi trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”<br />
<br />
<br />
17<br />
3.4. Tiến hành tổ chức Trò chơi học tập<br />
Với mỗi trò chơi giáo viên cần tiến hành qua 3 bước sau:<br />
Bước1: Giáo viên nêu mục đích và hướng dẫn cách chơi, luật chơi.<br />
Tên trò chơi hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn các em tham gia chơi.<br />
+ VD: “Chiếc ghế nguy hiểm”; “Bức thư bí mật”; “Ô chữ kì diệu”…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6: Trò chơi “Ô chữ kì diệu”<br />
Mục đích trò chơi sẽ giúp các em định hình được mình tham gia chơi để <br />
làm gì? mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi này?...từ đó học sinh xác <br />
định nhiệm vụ của bản thân trong khi chơi.<br />
Hướng dẫn cách chơi cụ thể giúp các em hiểu được từng bước hoạt động <br />
mà mình phải tiến hành.<br />
Luật chơi rõ ràng giúp các em chơi tích cực, tự giác.<br />
Hình thức “thưởng phạt” sẽ là động cơ thúc đẩy sự cố gắng của mình.<br />
Bước2: HS tham gia chơi. (Học sinh có thể chơi thử nếu cần thiết).<br />
<br />
<br />
18<br />
Khi các em đã hiểu rõ mục đích, cách chơi và luật chơi, các em sẽ tham gia <br />
trò chơi một cách chủ động, tự tin, hào hứng ở bước này học sinh là người <br />
quyết định cho kết quả của trò chơi, do vậy các em phải làm việc tích cực, <br />
tuy nhiên ở 1 số trò chơi học sinh vẫn cần có sự giúp đỡ của giáo viên hoặc <br />
sự tán thưởng của bạn. Ở những trò chơi hình thành kiến thức mới, giáo viên <br />
cần quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ các em nếu các em còn lúng túng. Ở trò chơi <br />
củng cố nội dung vừa học, bè bạn cũng cần có sự động viên bằng những <br />
tràng vỗ tay…(nhưng không quá ồn ào tránh ảnh hưởng đến lớp khác).<br />
Bước 3: Nhận xét, đánh giá.<br />
Đây là bước thu hoạch của cả một quá trình chuẩn bị và làm việc ở trên. <br />
Bởi vậy, giáo viên không được coi nhẹ bước này.<br />
Sau khi các đội chơi đã hoàn thành, giáo viên hoặc Chủ tịch hội đồng tự quản <br />
sẽ là trọng tài để phân định “thắng thua” và quan trọng hơn là kết luận được <br />
rút ra để hình thành kiến thức mới hoặc để nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức <br />
đã học.<br />
Học sinh (hoặc đại diện của nhóm chơi) báo cáo kết quả.<br />
Đánh giá, phân định “thắng thua’’, tuyên dương khen thưởng đội thắng <br />
cuộc, nhưng đồng thời cũng động viên an ủi, khích lệ những nhóm chưa dành <br />
được chiến thắng để lần sau sẽ chơi tốt hơn. Tạo nên sự thi đua lành mạnh <br />
trong các nhóm.<br />
Em học tập được gì qua trò chơi?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Hình 7: Nhóm thắng cuộc được nhận bông hoa thi đua của lớp<br />
<br />
VÍ DỤ<br />
: <br />
Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?” Bài 7: Phòng tránh các bệnh lây truyền do <br />
muỗi đốt (trang 20)<br />
Bước 1: GV giới thiệu:<br />
Viêm não là một loại bệnh hết sức nguy hiểm. Nguyên nhân gây bệnh là <br />
gì? lứa tuổi nào hay mắc bệnh? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Các em sẽ <br />
khám phá qua trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng?”.<br />
Mỗi nhóm thành một đội chơi, các em sẽ cử đội trưởng cho đội mình.<br />
Các nhóm sẽ đọc thông tin trong sách Hướng dẫn học Khoa học, bàn bạc <br />
trong nhóm để chọn câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi. Sau khi cả nhóm <br />
thống nhất, nhóm trưởng sẽ ghi đáp án theo thứ tự câu hỏi vào bảng phụ.<br />
Sau 4 phút nhóm nào có đáp án gắn lên bảng lớp nhanh nhất và đúng nhất <br />
là thắng cuộc, nhóm thắng cuộc sẽ được nhận một phần thưởng xứng đáng.<br />
Bước 2: Học sinh hoạt động theo các yêu cầu trên.<br />
Giáo viên quan sát, nhắc nhở học sinh (nếu học sinh còn lúng túng).<br />
<br />
20<br />
Bước 3: Nhận xét, đánh giá.<br />
Nhóm trưởng báo cáo kết quả. Mỗi nhóm có thể trả lời thêm 1 số câu hỏi <br />
mà trọng tài đưa ra:<br />
+ Vì sao từ 3 5 tuổi hay mắc bệnh viêm não?<br />
+ Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?...<br />
Đánh giá, phân định “thắng thua’’, tuyên dương khen thưởng đội thắng <br />
cuộc, nhưng đồng thời cũng động viên an ủi, khích lệ những nhóm chưa dành <br />
được chiến thắng để lần sau sẽ chơi tốt hơn. Tạo nên sự thi đua lành mạnh <br />
trong các nhóm.<br />
Em rút ra được kiến thức gì qua trò chơi này?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8: Học sinh rất vui mừng khi dành chiến thắng<br />
Với cách tiến hành như trên, các em sẽ chủ động tìm tòi và phát hiện kiến <br />
thức mới cho bài học, hình thành kiến thức cho bản thân..<br />
Bài 27: Sinh sản của thực vật có hoa (trang 38)<br />
Bước 1: Giáo viên giới thiệu:<br />
Để thể hiện lại quá trình thụ phấn, thụ tinh ở thực vật có hoa, thầy sẽ tổ <br />
chức cho các em chơi trò: “Ghép chữ vào hình”.<br />
Có 2 nhóm chơi, mỗi nhóm 7 em, các em sẽ chọn tấm thẻ có ghi chú thích <br />
(hạt phấn; ống phấn; bao phấn; bầu nhuỵ; đầu nhuỵ; noãn; vòi nhuỵ ) để gắn <br />
vào sơ đồ câm: “Cơ quan sinh sản ở thực vật có hoa”. Mỗi em chỉ được gắn <br />
một lần, bạn sau có thể sửa lại cho bạn trước trong nhóm của mình, hết lượt <br />
21<br />
mình, sẽ xuống đứng vào cuối hàng của nhóm. Nhóm nào nhanh và đúng hơn <br />
là đội thắng cuộc, thời gian tối đa là 3 phút.<br />
Giáo viên cử HS tham gia chơi, (có đủ cả 3 đối tượng).<br />
Bước2: Học sinh chơi như đã hướng dẫn.<br />
Bước 3: Nhận xét, đánh giá.<br />
Nhóm trưởng báo cáo kết quả của đội. (chỉ vào từng bộ phận và nêu tên <br />
của bộ phận đó).<br />
Trọng tài nhận xét, phân định “ thắngthua”, tuyên dương nhóm thắng <br />
cuộc.<br />
Em học được gì qua trò chơi?<br />
Học sinh có thể học tập được về: nội dung, kiến thức của bài học; về sự <br />
cẩn thận khi làm việc; về sự nhanh nhẹn, khéo léo khi hoạt động…<br />
Với sự chuẩn bị chu đáo, từ khâu soạn bài, chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ đến <br />
khâu tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi và bước thu hoạch ở phần đánh <br />
giá, nhận xét rồi đi đến nội dung bài học cần rút ra, tôi thấy kết quả việc dạy <br />
và học ở lớp tôi đã có sự thay đổi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9: Nhóm thắng cuộc được giáo viên tặng thưởng<br />
<br />
22<br />
4. Tính mới của những giải pháp<br />
Giáo viên có thể lựa chọn được những trò chơi phù hợp với từng tiết <br />
học. Qua từng trò chơi giáo viên có thể nhận định được học sinh có tự khám <br />
phá, tìm tòi kiến thức được hay không. Mặt khác giáo viên cũng sẽ đánh giá <br />
được mức độ hiểu bài của học sinh thông qua trò chơi. Từ đó giáo viên sẽ xây <br />
dựng được kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh lớp mình. <br />
Qua những tiết học được tổ chức trò chơi học sinh sẽ cảm thấy thoải mái, <br />
vui vẻ tiếp thu kiến thức mới và ôn tập lại kiến thức cũ một cách tốt nhất. <br />
Những bài học sẽ không còn nặng nề về kiến thức thay vào đó là sự tiếp <br />
nhận kiến thức một cách tích cực, giữa học sinh với học sinh và giáo viên với <br />
học sinh có sự gắn bó, đoàn kết hơn nữa. Học sinh làm trung tâm, học sinh <br />
được học theo khả năng của riêng mình tự quản, hợp tác và tự giác cao trong <br />
học tập. Nội dung học gắn bó chặt chẽ với đời sống hằng ngày của học <br />
sinh. Từ đó góp phần hình thành nhân cách, giá trị dân chủ, ý thức tập thể theo <br />
xu hướng thời đại cho học sinh.<br />
Học sinh được tham gia các hoạt động học tập một cách tích cực, hứng <br />
thú, tự tin và tự nhiên. Tạo cho học sinh tính tự giác, tích cực trong học tập, <br />
tiết học trở nên nhẹ nhàng. Nhóm học sinh tự phát hiện, phân tích và tự giải <br />
quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức và có thể vận <br />
dụng được kiến thức đó vào luyện tập thực hành, giúp cho việc phát triển <br />
năng lực cá nhân học sinh. <br />
5. Hiệu quả của đề tài<br />
Trong thời gian qua, tôi đã cố gắng tìm các biện pháp để khắc phục <br />
những khó khăn mà học sinh và giáo viên còn mắc phải trong khi sử dụng <br />
phương pháp Trò chơi trong môn khoa học. Áp dụng những biện pháp mới đó <br />
vào việc giảng dạy cho học sinh lớp 5C Trường Tiểu học Nguyễn Th ị Minh <br />
Khai, tôi thấy các em đã có nhiều tiến bộ trong khi tham gia Trò chơi học tập <br />
ở môn Khoa học. Cụ thể là:<br />
Số học sinh muốn được tham gia chơi và chơi có hiệu quả giáo dục: 90% <br />
(tăng 30% so với năm học trước).<br />
Số học sinh muốn được tham gia chơi, nhưng kết quả chưa cao: 5% <br />
(giảm15% so với năm học trước).<br />
Số học sinh còn nhút nhát trong khi chơi dẫn đến việc tiếp nhận kiến thức <br />
khoa học còn hạn chế : 5% ( giảm 15% so với năm học trước).<br />
Về phía bản thân tôi, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn, không còn mệt mỏi <br />
khi truyền thụ kiến thức tới học sinh vì các em tiếp nhận kiến thức một cách <br />
chủ động, tích cực thông qua trò chơi. Kỹ năng vận dụng trò chơi của tôi linh <br />
<br />
23<br />
hoạt hơn, thành thạo hơn. Tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn và tổ <br />
chức trò chơi hơn, đảm bảo kiến thức và kỹ năng bài học cho học sinh.<br />
Tôi thấy rất vui, khi học sinh của mình có tiến bộ, không những về <br />
kiến thức mà các em còn trở nên vui vẻ, nhanh nhẹn, cởi mở, khéo léo… hình <br />
thành được rất nhiều kĩ năng như biết cách thành lập một đội chơi, cải thiện <br />
được kĩ năng giao tiếp, phát triển kĩ năng thuyết trình trước đám đông, rèn <br />
luyện trí nhớ, rèn luyện tính sáng tạo, học được những kĩ năng phán đoán, học <br />
và rèn luyện hành vi có luật, học cách làm chủ thái độ đối với thành công và <br />
thất bại, cải thiện được kĩ năng tự quản của lớp... đáp ứng đúng mục tiêu: <br />
Giáo dục toàn diện cho học sinh ngay từ bậc học đầu tiên mà Bộ GDĐT đã <br />
đề ra.<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN III: KẾT LUẬN<br />
1. Kết luận<br />
Đề tài có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân tôi, thông qua việc tổ chức <br />
trò chơi cho học sinh, tôi đã nắm bắt được khả năng khai thác kiến thức mới <br />
từ học sinh, hơn thế nữa là khả năng tổng hợp lại kiến thức của một bài, một <br />
chủ đề mà các em đã được học. Từ đó tôi tự điều chỉnh và xây dựng cho lớp <br />
mình chủ nhiệm kế hoạch dạy học phù hợp cho từng đối tượng học sinh. <br />
Thông qua trò chơi tôi thấy học sinh trong lớp thêm gắn bó, đoàn kết với <br />
nhau, biết hợp tác, có tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là sự nhanh nhẹn, khéo <br />
léo của các em được thể hiện một cách rõ ràng nhất, khả năng tiếp thu và nhớ <br />
kiến thức rất tốt. Tiết học trở nên nhẹ nhàng, dễ tiếp thu, tình cảm giữa học <br />
sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh thêm gắn bó, vui vẻ.<br />
Qua việc nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả của Phương <br />
pháp trò chơi trong môn khoa học lớp 5C Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh <br />
Khai, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:<br />
Giáo viên và học sinh cần xác định rõ mục đích của mỗi trò chơi trong mỗi <br />
tiết học, từ đó có hướng đi đúng đắn cho việc làm tiếp theo của mình.<br />
Giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng học tập để phục vụ trò <br />
chơi, đồ dùng cần đảm bảo tính khoa học, thẩm mĩ, phù hợp với đặc điểm <br />
tâm sinh lý của trẻ em; giáo viên cần có sự chuẩn bị về không gian, thời gian, <br />
thời điểm diễn ra trò chơi, không lạm dụng trò chơi biến cả tiết học thành <br />
tiết chơi hoặc tổ chức quá nhiều trò chơi trong tiết học tạo cho học sinh sự <br />
thái quá. Giáo viên cần chuẩn bị về hình thức tổ chức, có luật chơi rõ ràng, <br />
đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian dài cho việc huấn <br />
<br />
<br />
24<br />
luyện. Giáo viên cần xác định về số lượng học sinh tham gia sao cho đủ cả <br />
các đối tượng đều được hoạt động.<br />
Tổ chức trò chơi theo 3 bước:<br />
+ Bước 1: Giáo viên hướng dẫn.<br />
Giáo viên nêu tên và mục đích trò chơi.<br />
Giáo viên hướng dẫn cách chơi, luật chơi, thời gian chơi, hình thức khen <br />
thưởng…<br />
Cử số lượng thành viên trong mỗi nhóm chơi (đủ 3 đối tượng).<br />
Cử trọng tài.<br />
+ Bước2: Học sinh tham gia trò chơi. (Học sinh có thể chơi thử nếu giáo <br />
viên thấy cần thiết).<br />
Học sinh cần nỗ lực, tự giác thực hiện đúng cách chơi, luật chơi mà giáo <br />
viên đã nêu ra.<br />
+ Bước 3: Nhận xét, đánh giá.<br />
Các nhóm chơi tổng kết, báo cáo.<br />
Trọng tài nhận xét, phân định “thắng thua”, tuyên dương, khen thưởng…<br />
Học sinh rút ra điều cần ghi nhớ về nội dung bài học qua trò chơi.<br />
Nếu giáo viên thực hiện tốt những việc làm trên, có ý thức coi trọng <br />
phương pháp Trò chơi học tập, hiểu được tầm quan trọng của phương pháp <br />
này: không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức cho học sinh, phát huy tính <br />
tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức cho học sinh mà còn tạo cho <br />
các em niềm vui học tập mỗi khi đến trường… Chắc chắn chất lượng dạy và <br />
học môn khoa học nói riêng và các môn học khác nói chung sẽ được nâng cao. <br />
Xong để thực hiện được điều đó, tôi mạnh dạn có một số ý kiến đề xuất với <br />
các cấp lãnh đạo như sau.<br />
2. Kiến nghị<br />
Bản thân tôi cũng như các giáo viên trong khối mong muốn Ban giám <br />
hiệu nhà trường, Phòng GDĐT Huyện giúp đỡ:<br />
Một số thiết bị dạy học môn Khoa học như: tranh, một số tranh liên quan <br />
đến việc ô nhiễm môi trường; một số thẻ từ…<br />
Tổ chức hội thảo những sáng kiến kinh nghiệm hay có hiệu quả cho giáo <br />
viên học hỏi rút kinh nghiệm.<br />
25<br />
Trên đây là một vài biện pháp có thể coi là kinh nghiệm của bản thân <br />
tôi trong thời gian qua, đó cũng là những gì tôi rút ra từ thực tế giảng dạy. Tôi <br />
mong muốn nhận sự góp ý, bổ sung của Hội đồng khoa học giúp tôi có nhiều <br />
biện pháp tốt hơn để thực hiện tốt hơn Phương pháp trò chơi học tập, áp <br />
dụng trong thời gian tới, đáp ứng mục tiêu giáo dục đã đề ra.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
Ea Bông, ngày 1 tháng 4 năm 2019<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
Phạm Thị Thanh Hoàng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
...............................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
<br />
...............................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
27<br />
ST Tên tài liệu Tác giả<br />
T<br />
<br />
<br />
<br />
1 Sách hướng dẫn học Khoa học 5 (tập1 và tập Lương Việt Thái <br />
2) (chủ biên)<br />
<br />
<br />
<br />
Những điều giáo viên chủ nhiệm cần biết NXB Lao động<br />
2<br />
<br />
Trò chơi học tập Bùi Phương Nga<br />
3<br />
<br />
150 trò chơi thiếu nhi. Bùi Sĩ Tụng<br />
4 Trần Quang Đức.<br />
<br />
Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa VI về Ban chấp hành <br />
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào Trung ương<br />
5 tạo.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
28<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Nội dung Trang<br />
Phần thứ nhất: Mở đầu<br />
1. Đặt vấn đề 1<br />
1.1. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
1.2. Phạm vi nghiên cứu 2<br />
2. Mục đích nghiên cứu 2<br />
Phần thứ 2: Giải quyết vấn đề<br />
1. Cơ sở lí luận 3<br />
2. Thực trạng 4<br />
3. Những giải pháp đề ra 5<br />
4. Tính mới của giải pháp 18<br />
5. Hiệu quả của đề tài 18<br />
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận 20<br />
2. Kiến nghị 21<br />
Tài liệu tham khảo 24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
29<br />