M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
STT NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
1 MỤC LỤC 1<br />
2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 2<br />
3 1. Lí do chọn đề tài 2<br />
4 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3<br />
5 3. Đối tượng nghiên cứu 3<br />
6 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3<br />
7 5. Phương pháp nghiên cứu 4<br />
8 II. PHẦN NỘI DUNG 4<br />
9 1. Cơ sở lí luận 4<br />
10 2. Thực trạng 5<br />
11 2.1 Thuận lợi, khó khăn 5<br />
12 2.2 Thành công, hạn chế 6<br />
13 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu 6<br />
14 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 7<br />
15 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra. 8<br />
16 3.Giải pháp, biện pháp 8<br />
17 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 8<br />
18 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 9<br />
19 3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp biện pháp 23<br />
20 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 24<br />
21 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 24<br />
22 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 25<br />
nghiên cứu.<br />
23 III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 26<br />
24 1. Kết luận 26<br />
25 2. Kiến nghị 26<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN TRANG TRÍ VÀ SỬ <br />
DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ HỌC TẬP TRONG LỚP HỌC THEO<br />
MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN<br />
<br />
I. Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Như chúng ta đã biết, Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (Dự <br />
án GPEVNEN, Global Partnership for Education – Viet Nam Escuela Nueva) là <br />
1<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
một Dự án về sư phạm nhằm xây dựng và nhân rộng một kiểu mô hình nhà <br />
trường tiên tiến, hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo <br />
dục Việt Nam.<br />
Mô hình trường học mới khởi nguồn từ Côlômbia từ những năm 1995<br />
2000 để dạy học trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên <br />
tắc lấy học sinh làm trung tâm. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực <br />
của mô hình trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu <br />
đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy – học, cách <br />
đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học. <br />
<br />
Mô hình trường học mới Việt Nam tập trung vào các phương pháp dạy học <br />
lấy học sinh làm trung tâm, cho phép học sinh tương tác đến các yếu tố trong <br />
lớp học, đặc biệt là tương tác với các công cụ hỗ trợ học tập để tham gia các <br />
hoạt động do giáo viên tổ chức. Qua đó, các em được giải đáp những băn khoăn , <br />
thắc mắc, phát triển tiềm năng, đam mê, sáng tạo, được rèn luyện các kĩ năng <br />
hợp tác, các năng lực học tập, góp phần hình thành phát triển nhân cách con <br />
người đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện <br />
nay. <br />
Năm học 20152016, có trên 3700 trường tiểu học triển khai áp dụng mô <br />
hình Vnen trên cả nước; toàn tỉnh Đắk Lắk đã có 74 trường tiểu học tham gia <br />
dự án.<br />
Huyện Krông Ana đang thực hiện chương trình giáo dục VNEN năm thứ <br />
tư. Bước đầu thí điểm tại 4 trường, trong đó có TH Nguyễn Thị Minh Khai. <br />
Tính đến năm nay đã có thêm 4 trường nhân rộng. Điểm nổi bật của mô hình <br />
VNEN là đổi mới về các hoạt động sư phạm, một trong những hoạt động đó là <br />
đổi mới về cách thức tổ chức lớp học, đổi mới về phương pháp dạy học, đổi <br />
mới về cách trang trí và sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập. Theo mô hình này, <br />
quản lí lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh”, các “Ban” trong lớp do học sinh <br />
tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của <br />
các công cụ trong lớp học góp phần không nhỏ vào chất lượng giáo dục theo mô <br />
hình Vnen. <br />
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của việc sử dụng các <br />
công cụ học tập trong lớp học, Ban lãnh đạo đã thường xuyên hướng dẫn, chỉ <br />
đạo các lớp cố gắng trong việc xây dựng các công cụ, tổ chức cho học sinh sử <br />
dụng các công cụ hỗ trợ học tập dưới nhiều hình thức sáng tạo. Việc phát huy <br />
và sử dụng đúng từng loại công cụ với mục đích thích hợp của mỗi bài học đều <br />
đem lại hiệu quả nhất định cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo mô <br />
hình VNEN. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo, đổi mới trong công tác quản lí, chỉ <br />
2<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
đạo việc dạy học. Mặt khác, để nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới <br />
phương pháp theo mô hình mới, đòi hỏi người lãnh đạo phải là người nhận thức <br />
rõ về “bản chất” của VNEN, từ đó thổi luồng gió mới cho tất cả cán bộ, giáo <br />
viên trong trường để cùng thực hiện. Đặc biệt, người quản lí phải hết sức tâm <br />
huyết, phải tìm ra được những biện pháp tối ưu nhất để chỉ đạo công tác dạy <br />
học. Như vậy mới đưa chất lượng nhà trường ngày càng đi lên. Trong khuôn <br />
khổ của bài viết này, tôi chỉ muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp một số biện pháp <br />
về Công tác hướng dẫn giáo viên cách trang trí và sử dụng các Công cụ hỗ trợ <br />
học tập trong lớp theo mô hình trường học mới (VNEN), để góp phần nâng cao <br />
chất lượng dạy học của trường TH Nguyễn Thị Minh Khai.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Như chúng ta đã biết, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi <br />
mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến <br />
mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực <br />
hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt <br />
động quản trị của các cơ sở giáo dụcđào tạo và việc tham gia của gia đình, <br />
cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành <br />
học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển <br />
những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên <br />
quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm <br />
tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; <br />
các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, có lộ trình và bước đi phù <br />
hợp.<br />
Mục tiêu mà đề tài cần đề cập là mục đích và tác dụng của việc trang trí <br />
lớp học. Trang trí để làm gì? Vì sao phải trang trí và trang trí như thế nào? Thời <br />
điểm nào thì bắt đầu thực hiện? Quan trọng nhất là cách sử dụng. Nếu sử dụng <br />
không đúng mục đích, không phù hợp đối tượng thì kết quả sẽ không như mong <br />
muốn. Vì vậy, nhiệm vụ của đề tài là tìm ra các giải pháp giúp giáo viên năm rõ <br />
cách trang trí và biết vận dụng linh hoạt vào bài dạy. Điều đó phụ thuộc vào <br />
nhiều yếu tố: Giáo viên – học sinh – cha mẹ và cộng đồng. Tất cả phải có cùng <br />
quan điểm, có sự đồng thuận và nhất trí cao mới đem lại thành công.<br />
Thực tế lâu nay chúng ta chưa thật sự quan tâm nhiều đến vấn đề này, <br />
nhiều người vẫn nghĩ rằng các công cụ chỉ để trang trí cho đẹp, hoặc nếu có <br />
cũng chỉ dừng lại mức độ tự học sinh trao đổi với nhau cho vui, chưa phát huy <br />
hết tác dụng như Mô hình VNEN mong đợi. Qua quá trình ba năm thực hiện, từ <br />
thực tế giải quyết những khó khăn của học sinh, lớp nào ở tr ườ ng Tiểu học <br />
Nguyễn Thị Minh Khai cũng ch ọ n đ ượ c m ộ t s ố công c ụ phù h ợ p đ ể th ự c <br />
hi ệ n. Đó là Góc Cộng đồng, Góc Học tập, Góc Thư viện, Góc Thiên nhiên… <br />
3<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
Tất cả hiện ra dưới bàn tay khéo léo, cần cù, sáng tạo của thầy trò và cha mẹ <br />
học sinh. Các công cụ lớp học đã góp phần không nhỏ trong việc rèn kĩ năng <br />
sống và giáo dục đạo đức, phẩm chất, năng lực của các em.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên trang trí và sử d ụ ng các công c ụ <br />
h ỗ tr ợ h ọ c t ậ p trong l ớ p h ọ c.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Nghiên cứu về vai trò người quản lí trong công tác quản lí, chỉ đạo dạy <br />
học theo mô hình trường học mới (VNEN).<br />
Nghiên cứu về cách trang trí, tác dụng và cách sử d ụ ng các công c ụ <br />
h ỗ tr ợ h ọ c t ậ p.<br />
Nghiên cứu giáo viên và học sinh khối VNEN của trường TH Nguyễn <br />
Thị Minh Khai (về cách sử dụng các công cụ trong mỗi lớp học).<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu: Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách báo tài <br />
liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống hóa <br />
theo mục đích nghiên cứu.<br />
Điều tra, khảo sát thực tiễn: Tiến hành kiểm tra, khảo sát chất lượng và <br />
thiết lập một số câu hỏi dạng trắc nghiệm, qua đó nắm bắt được thực trạng <br />
chung.<br />
Tư vấn, so sánh: Dựa vào kết quả học tập của học sinh qua từng giai <br />
đoạn để so sánh chất lượng. Tư vấn, chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp cho từng <br />
giáo viên sau mỗi đợt kiểm tra.<br />
Tổng kết kinh nghiệm: Qua các cuộc họp đột xuất và định kì, đúc rút kinh <br />
nghiệm được hoặc chưa được để tổng hợp đi đến kết luận.<br />
II. Phần nội dung <br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Những năm qua ngành giáo dục nước ta có nhiều giải pháp nâng cao chất <br />
lượng nhằm đáp ứng mục tiêu mà Đảng đề ra: nâng cao dân trí, đào tạo nhân <br />
lực, bồi dưỡng nhân tài. Tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu mà Đảng ta <br />
đã chỉ ra. Nguyên nhân có nhiều, song vấn đề mấu chốt hiện nay vẫn là Phương <br />
pháp dạy học. Định hướng đổi mới giáo dục của Đảng được thể hiện trong luật <br />
giáo dục. Qua đó cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học không còn là vấn <br />
đề chung chung mà đã có định hướng rõ ràng, phải phát huy tính tích cực, chủ <br />
động, sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, cùng nhau thảo luận để làm <br />
sáng tỏ vấn đề đặt ra. Rèn kỹ năng, đem lại hứng thú học tập cho học sinh và <br />
khắc phục kiểu dạy lấy giáo viên làm trung tâm; Hạn chế tối đa lối dạy học <br />
truyền đạt một chiều . . . <br />
4<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
Bắt đầu từ năm học 2008 – 2009 ngành giáo dục phát động phong trào thi <br />
đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở Tiểu học” . Đây là tín <br />
hiệu đáng mừng cho những ai quan tâm đến giáo dục, là bước tiến vượt bậc <br />
của ngành. Tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh làm việc trong bầu không <br />
khí tích cực, thân thiện. Qua đó giáo dục tình cảm gia đình, tình yêu quê hương <br />
đất nước cho học sinh. Xây dựng nền giáo dục hiện đại giúp học sinh chủ <br />
động, thân thiện với bạn bè, thầy cô và với mọi người xung quanh hơn. Học <br />
sinh biết tích cực hoạt động trong học tập, bước đầu rèn luyện kĩ năng sống: <br />
“Học để biết. Học để làm. Học để tự khẳng định mình. Học để cùng chung <br />
sống”.<br />
Đối với mô hình trường học mới Việt Nam, việc tạo ra môi trường học <br />
tập thân thiện là vô cùng quan trọng. Vì mô hình này tập trung vào các phương <br />
pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, cho phép học sinh tương tác đến các <br />
yếu tố trong lớp học, đặc biệt là tương tác với các công cụ hỗ trợ học tập để <br />
phát huy các hoạt động học do GV tổ chức. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng <br />
của việc sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập trong lớp học, trường đã triển khai <br />
cho GV hoàn thành các góc công cụ trong lớp một cách sáng tạo, đa số giáo viên <br />
đã tạo điều kiện cho các em tương tác công cụ dưới nhiều hình thức phong phú, <br />
đa dạng, bước đầu đem lại hiệu quả nhất định.<br />
2.Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi khó khăn<br />
* Thuận lợi:<br />
Trường co hai phân hiêu đóng <br />
́ ̣ ở trung tâm ba thôn Hoa Tây – Hoa Trung –<br />
̀ ̀ <br />
Hoa Đông thu<br />
̀ ộc Xa EaBông. Tình hình an ninh tr<br />
̃ ật tự trong khu vực tương đối <br />
đảm bảo, người dân có mức sống tương đối ổn định.<br />
Nhà trường thường xuyên được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Chính <br />
quyền địa phương, của Phòng giáo dục và các ban ngành đoàn thể. Hội phụ <br />
huynh học sinh tích cực và có nhiều đóng góp hỗ trợ cho các hoạt động phong <br />
trào của nhà trường. Đặc biệt là việc trang trí lớp học theo mô hình VNEN.<br />
Đội ngũ CBGVNV có tinh thần đoàn kết và hướng phấn đấu tích cực để <br />
từng bước xây dựng đơn vị vững mạnh về mọi mặt. Được PGD&ĐT quan tâm <br />
tạo điều kiện trong mọi hoạt động như các đợt tập huấn các cấp và chuyên đề <br />
cấp trường. <br />
Cơ sở vật chất tương đôi đây đu, h<br />
́ ̀ ̉ ọc sinh được học 02 buổi/ngày. Hầu <br />
hết học sinh ngoan, chăm chỉ học tập; có 100% học sinh lớp 1 đã qua lớp Mẫu <br />
giáo 5 tuổi. <br />
<br />
<br />
5<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
Đại bộ phận giáo viên đã tích cực tìm hiểu, tham khảo để nâng cao nhận <br />
thức về chủ trương của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT Đắk Lắk, Phòng GD&ĐT <br />
Krông Ana trong việc dạy học theo mô hình VNEN.<br />
Bước đầu phụ huynh, học sinh hào hứng tham gia, đã có sự đồng thuận <br />
trong cộng đồng xã hội.<br />
* Khó khăn<br />
Đây là mô hình dạy học mới mẻ nên còn nhiều khó khăn trong công tác <br />
tuyên truyền. Một vài PHHS chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em, <br />
chưa quan tâm đến việc trang trí lớp học.<br />
Giáo viên chưa được trải nghiệm kĩ về phương pháp dạy học mới nên còn <br />
nhiều lúng túng. Đặc biệt là cách trang trí và sử dụng các Công cụ trong lớp học.<br />
Trong quá trình thực hiện kế hoạch đổi mới chương trình, một bộ phận <br />
nhỏ giáo viên vẫn chưa tích cực cải tiến phương pháp, còn nặng nề trong lối <br />
dạy cũ, chưa chịu khó học hỏi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt là việc <br />
sử dụng các Công cụ vào giảng dạy. Họ mới chỉ dừng lại ở hình thức, chưa đi <br />
sâu vào nội dung.<br />
Một số học sinh chưa quen cách học mới nên còn nhiều bỡ ngỡ.<br />
2.2. Thành công và hạn chế<br />
* Thành công:<br />
Sau ba năm thực hiện mô hình thí điểm VNEN, theo đánh giá khách quan <br />
đã đạt được kết quả bước đầu. Tất cả giáo viên trong trường đã biết cách trang <br />
trí và sử dụng công cụ vào dạy học. Hầu hết giáo viên đã hiểu rõ tác dụng của <br />
các Công cụ lớp học. Nó góp phần không nhỏ trong sự thành công của từng bài <br />
học. Học sinh mạnh dạn, tự tin, không khí học tập trong lớp tự nhiên, nhẹ <br />
nhàng, thân thiện, giáo viên và học sinh tương tác với nhau nhiều hơn và kết quả <br />
học tập, chất lượng giáo dục bước đầu được cải thiện. Cụ thể, giáo viên đã <br />
linh hoạt hơn trong việc tổ chức các hoạt động cho học sinh. Giáo viên không <br />
còn phải soạn bài nhưng có ý thức nghiên cứu tài liệu học tập, điều chỉnh một <br />
số hoạt động cho phù hợp với đối tượng học sinh; làm đồ dùng dạy học để giúp <br />
học sinh có phương tiện học tập tốt hơn. Còn với các em học sinh khi áp dụng <br />
mô hình thực nghiệm này, tại các lớp học đã thành lập hội đồng tự quản của <br />
lớp, bước đầu các em đã biết làm quen với nhiệm vụ của mình. Đáng ghi nhận <br />
là sự phát triển năng lực tự học của học sinh. Các em biết tương tác với các <br />
Công cụ hỗ trợ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giúp cho việc tiếp thu <br />
bài học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn (đây được coi là điểm mới của học sinh học <br />
lớp VNEN, hơn hẳn các lớp không học theo mô hình này). Nhiều em đã thể hiện <br />
được khả năng của mình khi điều khiển và có thể hướng dẫn các bạn khác học. <br />
<br />
6<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
Một điều dễ nhận thấy, đó là học sinh đã mạnh dạn, linh hoạt và sáng tạo hơn <br />
trong học tập, có tư duy độc lập khi phát hiện kiến thức mới. <br />
Mặt khác, phong trào trang trí lớp học phát triển rầm rộ, có chất lượng và <br />
được nhiều trường bạn đến tham quan.<br />
Đa số phụ huynh hài lòng với môi trường học tập của con em mình. <br />
* Hạn chế:<br />
Tuy nhiên, từ thực tế tại trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (mặc dù <br />
đã là trường chuẩn quốc gia) cho thấy, vẫn còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật <br />
chất không thể “một sớm, một chiều” mà khắc phục được ngay. Trước hết, <br />
diện tích lớp học nhỏ, sĩ số học sinh lại đông nên việc trang trí các góc học tập <br />
chưa được như mong muốn.<br />
Một vài giáo viên chưa biết cách phối hợp hài hòa giữa các công cụ trong <br />
lớp, còn trang trí lòe loẹt, rối mắt.<br />
Một số giáo viên sức khỏe yếu, tuổi cao và một số giáo viên nữ đang <br />
trong độ tuổi sinh đẻ nên có tác động không nhỏ đến việc thực hiện triển khai <br />
mô hình mới trong trường. <br />
Một số giáo viên chưa hiểu hết tác dụng của các Công cụ lớp học nên việc <br />
sử dụng chưa đạt hiệu quả cao. <br />
Việc chuyển đổi từ phương pháp truyền thống qua phương pháp dạy học <br />
tích cực còn mới mẻ nên không khỏi gây cho GV, HS và phụ huynh sự bỡ ngỡ.<br />
2.3. Mặt mạnh – mặt yếu<br />
* Mặt mạnh: <br />
Học sinh được trải nghiệm 3 năm với chương trình VNEN, đa số các em <br />
biết cách tự học, chủ động sáng tạo trong việc tham gia tương tác và sử dụng các <br />
công cụ tương đối thành thạo. Phụ huynh đồng thuận, tích cực tham gia trong <br />
việc trang trí lớp học. Họ đã biết được con mình học gì, học như thế nào, từ đó <br />
giúp con nhiều hơn trong việc liên hệ, ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc <br />
sống (cha mẹ là giáo viên thực hành khi ở nhà). Nhà trường được PHHS các lớp <br />
đồng tình ủng hộ, không còn băn khoăn, lo lắng; ban đại diện PHHS các lớp <br />
luôn tạo điều kiện tối đa để cùng phối hợp, kết hợp với nhà trường giáo dục <br />
học sinh, trong đó có việc tăng cường cơ sở vật chất để trang trí lớp học, tạo <br />
điều kiện thuận lợi để học sinh học tập.<br />
Trên thực tế, các lớp học thực nghiệm mô hình VNEN tại trường tiểu học <br />
Nguyễn Thị Minh Khai năm học vừa qua và năm học 20152016 được trang trí <br />
rất sinh động, đẹp và vui mắt; xây dựng góc học tập, góc thư viện, góc văn hóa <br />
địa phương, bản đồ dân cư, trưng bày các bài viết, vẽ... của học sinh nên các em <br />
rất yêu thích lớp học và có ý thức giữ gìn, trang trí lớp học của mình tốt hơn. <br />
* Mặt yếu:<br />
7<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
Học sinh vùng nông thôn một số kĩ năng còn nhiều hạn chế như: giao tiếp, <br />
hợp tác, lãnh đạo,…<br />
Chuyển đổi từ phương pháp truyền thống qua phương pháp học tích cực <br />
một cách đột ngột nên không khỏi gây cho GV, HS và phụ huynh tâm lý hoang <br />
mang, sợ học sinh không tiếp thu được kiến thức bài học, nhất là đối tượng học <br />
sinh còn hạn chế về năng lực.<br />
Một số PHHS chưa quan tâm tới việc học của con em, còn phó mặc cho <br />
giáo viên.<br />
Một số giáo viên còn lúng túng khi tổ chức hướng dẫn học sinh sủ dụng <br />
công cụ và sử dụng công cụ chưa đúng mục đích, chưa phù hợp với thời điểm <br />
nên công cụ chưa được phát huy tác dụng. Đồng thời một số giáo viên chưa có <br />
tinh thần trách nhiệm, chưa tích cực trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng công <br />
cụ hỗ trợ học tập nên hiệu quả chưa cao. Một vài giáo viên còn thụ động trong <br />
việc trang trí và sử dụng các Công cụ lớp học. Chưa có sự sáng tạo, linh hoạt để <br />
phát huy hết tác dụng của các Góc học tập.<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Thứ nhất, cơ sở vật chất phải đảm bảo chuẩn theo yêu cầu của mô hình <br />
Vnen.<br />
Thứ hai, nhận thức và sự cầu tiến của giáo viên rất quan trọng. Họ là nhân <br />
vật chính để thay đổi phương pháp dạy học.<br />
Thứ ba, sự tiếp thu và tiến bộ của học sinh, đây chính là ”sản phẩm” của <br />
quá trình dạy học. Chất lượng học sinh quyết định kết quả của việc đổi mới <br />
giáo dục.<br />
Thứ tư, sự nhiệt tình tham gia của cộng đồng, họ phải đồng thuận với <br />
chúng ta trên con đường giáo dục hiện nay.<br />
Một yếu tố tác động mà bất cứ trường tiểu học nào cũng sẽ gặp phải khi <br />
triển khai thực nghiệm mô hình VNEN, đó là học sinh từ lớp 1 lên lớp 2 khả <br />
năng điều hành của nhóm trưởng chưa tốt, chưa quen với việc tương tác với các <br />
công cụ lớp học nên phải mất nhiều thời gian để giáo viên hướng dẫn học sinh <br />
ở những tháng đầu năm học mới, cần có thời gian để các em làm quen. Bởi <br />
vậy, dù các học sinh trong lớp đã tự bầu ra được hội đồng học tập, các nhóm <br />
học tập nhưng cũng phải mất một vài tháng đầu năm học, các em học sinh trong <br />
mới có thể luân phiên đảm nhận trách nhiệm làm nhóm trưởng để giúp các em <br />
có được sự tự tin, hoạt bát như mục tiêu của mô hình VNEN đề ra.<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề của thực trạng trên<br />
Thực tế giáo dục nói chung và dạy học nói riêng của nước ta hiện nay còn <br />
nhiều biểu hiện hạn chế, thậm chí còn lạc hậu trước những yêu cầu của nền <br />
kinh tế xã hội đang đổi mới và yêu cầu phát triển của đất nước. Vì vậy việc <br />
8<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
quản lý hoạt động dạy học là nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học để thực <br />
hiện chiến lược con người nhân tố quyết định sự phát triển xã hội là bức thiết, <br />
là quan trọng.<br />
Trước đây, vì chưa có kinh nghiệm nên việc trang trí còn mang nặng tính <br />
hình thức, màu mè, rườm rà và dẫn đến phản tác dụng cho việc tích hợp giữa <br />
mục tiêu học tập, rèn luyện các kỹ năng của học sinh. Thông thường công việc <br />
này chỉ được khởi xướng rầm rộ vào đầu năm học. Nhưng sau đó không được <br />
cập nhật nên dần dần bộc lộ những hạn chế. Năm nay, chúng tôi định hướng <br />
cho giáo viên để việc trang trí lớp học có những nét chung mà vẫn đảm bảo đặc <br />
thù riêng của từng lớp. Mỗi giáo viên phải hiểu rõ ý nghĩa của việc trang trí. <br />
Phải thuyết phục được học sinh, phụ huynh cùng tham gia. Phải có kế hoạch sử <br />
dụng các Công cụ như thế nào cho đạt hiệu quả. Không được để các Công cụ <br />
chỉ là “cho đẹp, cho đúng với hình thức lớp VNEN” mà phải là một phần trong <br />
các tiết học nếu có nội dung phù hợp. Đó mới là cải đích mà VNEN momg <br />
muốn.<br />
Phải khẳng định rằng, công cụ để tổ chức hoạt động dạy học trong nhà <br />
trường VNEN là rất quan trọng, thông qua các công cụ này, giáo viên có thể phát <br />
hiện và nuôi dưỡng các tiềm năng; giải đáp những băn khoăn, lo lắng; giúp các <br />
em phát triển sự đam mê, sự sáng tạo và hình thành nhân cách cùng các kỹ năng <br />
hợp tác trong học tập. Học sinh sử dụng các công cụ để tham gia hoạt động dựa <br />
trên vốn từ vựng và năng lực của mình. Giáo viên có thể hỗ trợ để giúp các công <br />
cụ này phát huy được tác dụng trong quá trình học tập của học sinh. Vì vậy, <br />
giáo viên cần tận dụng tối đa những công cụ mà lớp lựa chọn để phục vụ cho <br />
học tập và các hoạt động của lớp. Các công cụ đã được chứng minh là hữu ích <br />
cho công tác quản lý các hoạt động ở lớp học, trường học.<br />
3. Giải pháp, biện pháp <br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Nhằm đề xuất các giải pháp giúp giáo viên biết cách trang trí và sử dụng <br />
các Công cụ hỗ trợ học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Qua đó, giúp <br />
các em chia sẻ, tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, tự tin… <br />
góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay <br />
trong thời kỳ hội nhập.<br />
Định hướng cho giáo viên xác định đúng mục đích của việc trang trí lớp: <br />
Lớp học có thân thiện thì học sinh mới tích cực.<br />
Giúp giáo viên biết cách sử dụng các công cụ như thế nào cho hợp lí và đạt <br />
hiệu quả cao.<br />
Đưa phong trào trang trí lớp vào thi đua, góp phần khơi dậy sự sáng tạo, <br />
linh hoạt, có trách nhiệm trong dạy học.<br />
9<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
Ban giám hiệu không để giáo viên đơn độc mà huy động cả công đồng <br />
cùng tham gia vào công tác giáo dục.<br />
Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai được nằm trong dự án của <br />
chương trình "Dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)”. Điều <br />
đó cho thấy, cơ hội cho trường cũng cao nhưng thách thức cũng không phải là <br />
nhỏ. Chính vì vậy chúng tôi luôn cố gắng để nâng cao chất lượng dạy và học <br />
trong nhà trường. Với xu hướng “Dạy thật học thật chất lượng thật”, việc <br />
dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) sẽ giúp cho việc nâng cao chất <br />
lượng giáo dục toàn diện học sinh, đồng thời giúp cho người giáo viên nhẹ <br />
nhàng hơn trong khâu soạn giảng, có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu bài dạy. <br />
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện không thể không gặp những khó <br />
khăn nhất định. Vì vậy, sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu là rất quan trọng, <br />
chính là đòn bẩy để giúp giáo viên vượt qua những khó khăn ban đầu. <br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Biện pháp 1: Công tác tuyên truyền<br />
Để thực hiện tốt chương trình VNEN, khâu đầu tiên là công tác tuyên <br />
truyền. Đặc biệt, người quản lí phải thực sự thấm nhuần bản chất của mô hình <br />
VNEN. Từ đó truyên truyền sâu rộng trong nhân dân, các ban ngành đoàn thể, <br />
đặc biệt là trong Hội đồng sư phạm. Tôi luôn xác định: mỗi giáo viên là một <br />
“tuyên truyền viên” xuất sắc để giúp phụ huynh và học sinh hiểu rõ về <br />
VNEN. Có như vậy mới tìm được sự đồng thuận của cả xã hội. Vì thế, khi <br />
được Phòng giáo dục phân công chọn trường dạy thí điểm của dự án, tôi đã <br />
không khỏi băn khoăn lo lắng. Chúng tôi tham gia các cuộc họp dân của cả ba <br />
thôn, giải thích cụ thể về cách dạy, cách học và đặc biệt là sự hợp tác của cha <br />
mẹ học sinh. Mới đầu thật là khó khăn vất vả, nhưng dần dần họ cũng hiểu và <br />
ủng hộ nhà trường.<br />
Về phía giáo viên và học sinh, sau khi được đi tập huấn tại Sở giáo dục, <br />
phòng giáo dục, tôi đã tổ chức chuyên đề cấp trường để tất cả giáo viên thấm <br />
nhuần việc dạy học theo mô hình Vnen. Đặc biệt, với công tác trang trí lớp, tôi <br />
luôn tìm hiểu, sưu tầm qua các tài liệu để định hướng cho giáo viên cách thực <br />
hiện tốt nhất.<br />
Những năm trước, chúng ta đã thực hiện trang trí “Trường học thân thiện <br />
học sinh tích cực” nhưng mới đạt ở mức độ hình thức. Với VNEN, việc trang <br />
phải xác định rõ: Trang trí cho ai ? Trang trí để làm gì ? Trang trí như thế nào? <br />
Bộ phận nào thực hiện ? Vì vậy, cần thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong phụ <br />
huynh học sinh, chia sẻ với phụ huynh những điều họ còn băn khoăn trong việc <br />
giảng dạy theo mô hình trường học mới (VNEN) nhất là vào buổi họp phụ <br />
huynh đầu năm học để từ đó họ hiểu và ủng hộ nhà trường, đăc biệt là trong <br />
10<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
công tác trang trí lớp học. Đồng thời, v iệc tạo ra một môi trường học tập tốt, để <br />
các em coi lớp học như gia đình của mình là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo. <br />
Từ đó các em sẽ thấy mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. <br />
Biện pháp 2: Công tác chỉ đạo<br />
Triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp; <br />
chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà trường.<br />
Ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch và đề ra những giải pháp <br />
cụ thể trong công tác quản lý nhằm khắc phục những khó khăn khi thực hiện <br />
việc dạy học theo mô hình trường học mới. Cử giáo viên tham gia tập huấn các <br />
chuyên đề do Sở giáo dục tổ chức. Phân công giáo viên theo tình hình thực tế <br />
của trường và chú ý đến việc phân công giáo viên giảng dạy theo mô hình <br />
trường học mới (VNEN). Tham khảo ý kiến trong Hội đồng trường, tổ chuyên <br />
môn và thống nhất trong Ban giám hiệu phân công giáo viên theo đúng trình độ <br />
chuyên môn, sở trường sở đoản của giáo viên nhằm tạo điều kiện cho họ phát <br />
huy hết khả năng của mình trong công tác giảng dạy. Lên kế hoạch thực hiện <br />
cụ thể theo từng khối lớp. Phân công thực hiện các chuyên đề, thường xuyên <br />
thăm lớp dự giờ để giúp đỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của giáo viên. <br />
Chỉ đạo cán bộ thư viện trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo và <br />
những tài liệu chuyên môn cần thiết cho công tác giảng dạy. <br />
* Về công tác chủ nhiệm lớp:<br />
Tôi thấy rằng để xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” là <br />
phải bắt đầu từ việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi lớp <br />
học thân thiện, mỗi học sinh tích cực là một viên gạch nền móng vững chắc cho <br />
một ngôi trường thân thiện. Vì thế, vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan <br />
trọng. Họ là người quyết định sự thành công và chất lượng của từng lớp. Nhiều <br />
lớp tốt sẽ có trường tốt. Họ là nhịp cầu nối giữa gia đình và nhà trường, là một <br />
“tuyên truyền viên” để cộng đồng ủng hộ chúng ta trong lĩnh vực giáo dục hiện <br />
nay.<br />
Yêu cầu giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Họp cha mẹ học sinh đầu <br />
năm để triển khai kế hoạch của nhà trường. Cùng cha mẹ học sinh thực hiện <br />
kế hoạch trang trí lớp học. Vận động họ phối hợp nhịp nhàng trong việc giáo <br />
dục các em.<br />
Đưa hoạt động trang trí lớp vào tiêu chuẩn thi đua và xếp loại GVCN. Đưa <br />
việc sử dụng các Công cụ vào tiêu chí đánh giá giờ dạy của mỗi giáo viên.<br />
* Về công tác trang trí lớp học:<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
Môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện là yếu tố rất quan <br />
trọng góp phần thu hút trẻ đến trường, đến lớp, góp thêm cho lớp học một <br />
luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động. <br />
Vì vậy, tôi đã hướng dẫn, tư vấn cho giáo viên cách trang trí để mỗi lớp mang <br />
một sắc màu riêng. Tổ chức chuyên đề cách sử dụng để tăng hiệu quả tiết dạy, <br />
phát huy tối đa hiệu quả của từng Công cụ. Từ đó, giúp giáo viên hiểu rõ về các <br />
Công cụ và tác dụng của nó. Không những thế, giáo viên phải hướng dẫn cho <br />
học sinh biết tương tác với các Công cụ, biết phối hợp với học sinh qua từng <br />
hoạt động. Quan trọng nhất, giáo viên phải hiểu được Công cụ lớp học là gì? Ai <br />
làm? Trang trí ở đâu? Sử dụng như thế nào? Vì vậy, ngay đầu năm học, tôi đã <br />
thực hiện chuyên đề về trang trí lớp và cách sử dụng các Công cụ lớp học. <br />
Chúng ta cần biết lựa chọn những Công cụ nào phù hợp với học sinh lớp mình, <br />
không nên lạm dụng vì sẽ gây tốn kém và lãng phí. Quan trọng nhất là bản thân <br />
mỗi giáo viên phải hiểu rõ tác dụng và mục đích của từng loại Công cụ. Có rất <br />
nhiều loại nhưng tôi hướng dẫn giáo viên lựa chọn như sau: <br />
Bảng 10 bước học tập<br />
Hòm thư cá nhân (Nhịp cầu bè bạn)<br />
Góc sinh nhật<br />
Bảng theo dõi Ngày em đến lớp<br />
Cây nội quy lớp học<br />
Bản đồ cộng đồng<br />
Góc địa phương<br />
Góc thiên nhiên<br />
Góc thi đua<br />
Góc học tập (góc Toán, góc Tiếng Việt, góc TNXH)<br />
Trong buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi hướng dẫn giáo viên quy trình thực <br />
hiện như sau: Sau khi được sự thống nhất chỉ đạo của Ban giám hiệu, các khối <br />
họp tổ bàn bạc, thảo luận và đề xuất phương án thực hiện để lãnh đạo nhà <br />
trường duyệt. Sau đó, họp cha mẹ học sinh, thông qua kế hoạch của nhà trường, <br />
của lớp và cùng thống nhất cách làm. Tôi luôn nhắc nhở giáo viên làm thể nào để <br />
có sự sáng tạo nhưng lại tiết kiệm trong việc lựa chọn nguyên vật liệu. Có thể <br />
tận dụng những vật dụng trong gia đình như hộp bánh để làm Hòm thư, bìa cát <br />
tông, tờ lịch cũ để làm bảng Ngày em đến lớp; giấy màu, ống hút hoặc báo để <br />
làm hoa, có thể tận dụng đũa tre, que kem, xốp để trang trí… <br />
Mỗi lớp đều có sự đầu tư, suy nghĩ để làm sao cho lớp mình trở nên vui <br />
tươi, nhiều màu sắc mà vẫn đạt thẩm mĩ, không bị rối mắt, giúp các em có cảm <br />
giác hưng phấn khi bước chân vào lớp học hàng ngày. <br />
<br />
12<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
Trong buổi chuyên đề, tôi giải thích rõ về mục đích, tác dụng, cách xây <br />
dựng và vận dụng từng loại công cụ vào dạy học. Việc này phải thực hiện ngay <br />
từ tháng tám.<br />
Sau đây là một vài ví dụ về cách xây dựng và sử dụng một số công cụ <br />
trong lớp học:<br />
* Hòm thư cá nhân hay Nhịp cầu bè bạn: <br />
Trước hết, giáo viên phải hiểu rằng: Hòm thư kết bạn tạo cơ hội cho GV <br />
và HS trong lớp được chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ, hình thành cho HS thói <br />
quen biết quan tâm, chia sẻ với mọi người; rèn luyện HS biết tôn trọng sự riêng <br />
tư của bạn, góp phần nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Việt cho các em. Công <br />
cụ này còn là cách để động viên, khích lệ HS hiểu nhau và thương yêu nhau hơn. <br />
Có thể vận dụng vào các bài học GD Đạo đức, môn Tiếng việt, các tiết SHTT <br />
hoặc NGLL...<br />
Cách th ự c hi ệ n nh ư sau:<br />
+ Bước 1: GV cho mỗi HS tự tạo một hộp thư nhỏ từ các vật dụng như <br />
hộp bánh nhỏ, giấy bìa, tranh ảnh, giấy màu, giấy trắng… GV để HS tự vẽ, cắt <br />
dán, trang trí những hình ảnh các em yêu thích. Trên mỗi hộp thư cá nhân có tên <br />
của HS. GV có thể hỗ trợ HS, HS có thể hỗ trợ lẫn nhau để tạo hộp thư. Công <br />
việc này cũng có thể thực hiện ở nhà với sự hỗ trợ của PHHS. GV lưu ý HS về <br />
kích cỡ tối đa cho mỗi hộp thư cá nhân.<br />
+ B ướ c 2: HS cùng gắn những hộp thư cá nhân của mình tại một vị trí <br />
trong lớp. Hộp thư bè bạn được trang trí đẹp mắt, được gắn ở vị trí đảm bảo <br />
tất cả các HS trong lớp đều có thể với tới được.<br />
Cách s ử d ụ ng : GV cùng trao đổi với HS về tác dụng của hộp thư bè <br />
bạn, giải thích cho HS thấy mỗi cá nhân trong lớp đều có một hộp thư riêng nên <br />
bất cứ điều gì các em muốn chia sẻ, trao đổi với bạn bè hoặc GV, các em có thể <br />
viết thư và bỏ vào hộp thư riêng của bạn, của Cô. Các em có thể đề tên của <br />
mình trong thư hoặc không. GV nên sử dụng hộp thư bè bạn để khích lệ, động <br />
viên, góp ý với HS mà không làm các em xấu hổ trước lớp. GV cũng có thể bỏ <br />
vào hộp thư cá nhân của các em những bài toán, câu đố để tăng thêm hứng thú <br />
học tập cho các em. GV nên mở hộp thư hàng ngày hoặc hàng tuần để ghi nhận, <br />
trả lời những ý kiến của HS cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp. <br />
Tốt nhất nên mở hộp thư hàng ngày để đảm bảo cập nhật và giải quyết kịp thời <br />
những vấn đề mới phát sinh. Tôi lưu ý GV, những vấn đề mang tính cá nhân thì <br />
cần trao đổi với cá nhân HS, những vấn đề mang tính tập thể thì cần có sự trao <br />
đổi, bàn bạc trước cả lớp để tìm ra phương án giải quyết. <br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nói chung, Hộp thư Bè bạn hay Hòm thư cá nhân đều là con đường dẫn <br />
dắt giáo dục học sinh hoàn thiện dần cái hay cái đẹp, giúp tình cảm bạn bè của <br />
học sinh ngày càng thắm thiết qua những lời tâm sự mộc mạc, ngây thơ của <br />
tuổi học trò; từ đó khơi dậy, thôi thúc các em thêm yêu trường, yêu lớp, yêu bạn <br />
bè… qua những lời tâm tư tình cảm, còn là chiếc cầu nối của các em với phụ <br />
huynh và thầy cô giáo trong những trường hợp cần thiết mà các em không thể <br />
nói trực tiếp.<br />
Nhiều giáo viên của trường cũng viết thư cho học sinh tâm sự như những <br />
người bạn thân, giúp cho các em chuyển biến từ nhận thức tiêu cực sang nhận <br />
thức tích cực. Có những lời tâm sự qua thư trở thành những kỉ niệm đẹp khó <br />
quên, in đậm mãi trong tâm hồn của trẻ, hơn hẳn những lời dạy bảo khác. Cũng <br />
có những bức thư làm cô giáo xúc động, thương các em nhiều hơn. Qua những lá <br />
thư, tình cảm giữa cô trò càng thêm gắn bó và có trách nhiệm hơn.<br />
<br />
14<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
Đăc biệt, có thể phối hợp với cha mẹ học sinh để khai thác tác dụng của <br />
Công cụ này trong việc rèn Kĩ năng sống hoặc giáo dục đạo đức cho các em. Đó <br />
cũng là một cách để tăng cường Tiếng việt cho học sinh. Ví dụ: Trước buổi họp <br />
CMHS, giáo viên tổ chức cho các em viết thư cho người thân, những điều mà <br />
các em không muốn nói trực tiếp, hãy nhờ hộp thư chia sẻ những tâm tư tình <br />
cảm để bố mẹ, ông bà hiểu mình hơn. Và điều không ngờ đã xảy ra. Học sinh <br />
hào hứng tham gia. Bố mẹ các em thì rất ngạc nhiên với hình thức mới mẻ này. <br />
Đọc thư của con, người thì cười tủm tỉm, có người lại quay đi giấu những giọt <br />
nước mắt. Giáo viên chủ nhiệm nhờ cây cầu tình cảm đó mà thắt chặt mối quan <br />
hệ nhà trường với cộng đồng. Một điều không thể thiếu trong việc giáo dục <br />
các em học sinh. <br />
Tôi vẫn nhớ một kỷ niệm khó quên ở lớp 5C, khi tôi dự giờ một tiết Sinh <br />
hoạt lớp. Cô giáo tổ chức cho học sinh kiểm tra Hộp thư bè bạn và Điều em <br />
muốn nói. Có một lá thư đã làm cả lớp xúc động, riêng tôi phải rơi nước mắt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một lá thư của HS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
<br />
<br />
<br />
Sau tiết học đó tôi và cô giáo chủ nhiệm đã tìm hiểu hoàn cảnh gia đình em <br />
và động viên để em có niềm vui trong học tập.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Em Hiếu nhận món quà nhỏ của tôi tại văn phòng<br />
Nh ư v ậ y, n ế u chúng ta bi ế t cách khai thác dù là nh ữ ng chuy ệ n nh ỏ <br />
nh ư ng hi ệ u qu ả giáo d ụ c đem l ạ i r ấ t l ớ n.<br />
*V ề Góc sinh nh ậ t:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
Giáo viên cần hiểu rõ ý nghĩa của Góc sinh nhật: Tạo sự vui tươi trong lớp <br />
học, giúp cho HS biết cách quan tâm đến bạn bè, biết cách tổ chức các buổi lễ kỉ <br />
niệm nho nhỏ tạo sự gắn kết các thành viên trong lớp.<br />
Ở lứa tuổi Tiểu học, nhiều em không nhớ mình sinh vào ngày, tháng, năm <br />
nào? Có những em chưa một lần được bố mẹ tổ chức sinh nhật cho. Thậm chí <br />
có em không biết “sinh nhật” là gì?. Cũng có em đã được bố mẹ tổ chức một, <br />
hai lần ở nhà nhưng cũng chỉ có những người thân, các anh, chị và bạn bè trong <br />
thôn, xóm mà thôi. Việc xây dựng “Góc sinh nhật” là một trong những điểm mới <br />
của mô hình “Lớp học VNEN”. Nó giúp các em hưởng trọn niềm vui, niềm <br />
hạnh phúc trong ngày kỷ niệm trọng đại đó bên thầy cô, bố mẹ và bạn bè cùng <br />
trang lứa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cách xây dựng: GV không nên tự làm mà nên trao đổi với HS trong lớp về <br />
cách xây dựng góc sinh nhật. Có thể là một cây với 12 bông hoa hoặc quả tương <br />
ứng với 12 tháng trong năm và trên mỗi bông hoa ghi tên các bạn có ngày sinh <br />
trong tháng. GV hãy để các em tự trao đổi và thống nhất cách thực hiện.<br />
Cũng có cách xây dựng khác nữa là GV chia lớp thành các nhóm có cùng <br />
tháng sinh. Nhóm đó sẽ cùng bàn bạc để tìm cách mừng sinh nhật mà các em thích <br />
nhất cho từng thành viên trong nhóm của mình. Có thể cả phụ huynh cùng tham <br />
gia.<br />
Cách sử dụng: GV và HS có thể lên kịch bản cho một chương trình văn <br />
nghệ, trò chơi... trong tiết Sinh hoạt lớp hoặc tiết SHTT. GV cần hướng dẫn cho <br />
HS trong lớp chúc mừng bạn mình và gợi ý HS sử dụng các công cụ khác (vd: <br />
17<br />
<br />
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Tâm PHT Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai<br />
M ột số biện pháp hướng dẫn GV trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình <br />
VNEN<br />
hộp thư bè bạn, những lời yêu thương...) để hiện tình cảm với bạn mình trong <br />
ngày sinh nhật của các em. GV nên tạo điều kiện cho HS được mừng sinh nhật <br />
nói về bản thân mình, về những thay đổi khi một tuổi mới đến với em hoặc <br />
những tâm tư tình cảm của các em. Như vậy, qua Công cụ này giúp học sinh <br />
được Tăng cường Tiếng việt và rèn kĩ năng tự tin, mạnh dạn trước tập thể.<br />
* Bảng theo dõi: Ngày em đến lớp.<br />
Mục đích: Bảng Ngày em đến lớp được thiết kế để theo dõi sĩ số hàng ngày <br />
của lớp. Công cụ này như một bảng đánh giá sự chuyên cần của HS. Giúp HS <br />
phát triển tính tự giác, đi học đúng giờ, có tinh thần trách nhiệm trong học tập. HS <br />
cảm thấy vui vẻ, hứng thú khi đến trường.<br />
Cách xây dựng: Làm một bảng chung cho cả lớp, ghi tên HS, ngà