SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC <br />
<br />
Trang <br />
<br />
I. MỞ ĐÂU………………...………………………………….............. 2<br />
<br />
1. Đặt vấn đề………………. 2<br />
<br />
………………………………….............. 3<br />
<br />
2. Mục mục đích ngiên cứu….……………………. 3<br />
……………..........<br />
3<br />
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. ………..…………………………. 4<br />
…………………2<br />
6<br />
1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu..<br />
6<br />
………………………......................<br />
6<br />
2. Thực trạng vấn đề…………...……..<br />
6<br />
………………………….........<br />
<br />
3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.<br />
………………… 7<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện 7<br />
<br />
pháp....................................................... 3.2 Nội dung và cách thức thực 7<br />
<br />
hiện giải pháp, biện pháp........................ <br />
<br />
3.2.1 Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của học 9<br />
<br />
sinh .................................... 11<br />
<br />
3.2.2. Giúp học sinh nắm vững vai trò, tác dụng của các đồ dùng dạy 12<br />
học trong môn Thể 13<br />
dục...............................................................................<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 1 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
3.2.3. Lựa chọn và sử sụng đồ dùng dạy học hợp lý đối với nội dung 14<br />
<br />
bài dạy và đối tượng học sinh <br />
………………............................................ ... 3.2.4. Tăng cường sử <br />
<br />
dụng trang thiết bị nhằm đổi mới PPDH................ 3.2.5 Phối hợp <br />
chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên Tổng phụ trách <br />
Đội .....................................................................................................<br />
<br />
4. Tính mới của giải <br />
pháp......................................................................<br />
<br />
5. Hiệu quả <br />
<br />
SKKN.....................................................................................<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……………………………….. <br />
1. Kết luận …………………………………………………………… <br />
2. Kiến nghị…………………………………………………………15<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
<br />
Mục tiêu của giáo dục và đào tạo hiện nay là: “Nâng cao dân trí, đào <br />
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,...”. Giáo dục trí tuệ phải đi đôi với giáo dục <br />
thể chất, hai mặt này phải tiến hành song song và quan hệ chặt chẽ với nhau <br />
tạo nên sự phát triển toàn diện cho học sinh. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước <br />
ta rất quan tâm đến việc giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ ngay trong ghế nhà <br />
trường vì giáo dục thể chất nói chung, môn học Thể dục nói riêng hình thành ở <br />
người học những nhân cách sống của con người lao động mới trong thời đại <br />
mới và đào tạo con người "phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, <br />
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Thông qua giảng dạy thể dục <br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 2 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
nhằm trang bị kiến thức, hình thành kỹ năng vận động để các em học tập, sinh <br />
hoạt có hiệu quả. Trên cơ sở đó, phát triển các tố chất thể lực, tạo điều kiện <br />
cho cơ thể phát triển bình thường theo quy luật tâm lý lứa tuổi, giới tính; đồng <br />
thời rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, ý thức tổ chức kỷ luật cao, tự giác rèn <br />
luyện thể thao và tạo cho trẻ có cuộc sống vui tươi, lành mạnh, tinh thần tập <br />
thể tốt,... Đó chính là tiền đề hình thành nhân cách sống cho trẻ. <br />
<br />
Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học, các em rất hồn nhiên, hiếu động, <br />
tâm lý của các em có nhiều thay đổi theo độ tuổi. Vì thế, khi dạy môn Thể dục <br />
không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự <br />
mệt mỏi, căng thẳng mà người giáo viên cần sử dụng nhiều đồ dùng, dụng cụ <br />
để minh họa, bổ trợ cho các hoạt động trong bài giảng sinh động và nâng cao <br />
thành tích tập luyện của học sinh.<br />
<br />
Thực tế cho thấy việc dạy học nói chung và dạy học ở tiểu học nói <br />
riêng đã có sự đổi mới nhiều về phương pháp, đòi hỏi sự tư duy của học sinh <br />
được đặc biệt chú ý. Song để cho giờ học được thực sự đổi mới, việc sử dụng <br />
thiết bị đồ dùng dạy học là hết sức cần thiết.<br />
<br />
Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo <br />
viên và học sinh tổ chức hợp lý có hiệu quả, trong quá trình đổi mới phương <br />
pháp dạy học,thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản <br />
không thể thiếu để giáo viên, học sinh thể hiện mục têu dạy học.<br />
<br />
Thực tế, bộ đồ dùng môn Thể dục được cấp chỉ có một số loại, chất <br />
lượng kém, số lượng ít không đủ đáp ứng cho 2 3 lớp học cùng một lúc cũng <br />
như chưa đáp ứng yêu cầu tất cả các bài dạy. Mặt khác, đa số vấn đề sân bãi, <br />
vị trí học tập môn Thể dục của các trường chưa đúng quy định, chưa phù hợp <br />
với một số tiết dạy, thời tiết thay đổi đôi lúc không thuận lợi, giáo viên và học <br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 3 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
sinh chưa có trang phục đúng theo yêu cầu của môn học,... nên khi dạy các nội <br />
dung giáo viên thường dạy chay làm cho học sinh khó hiểu, khó nhớ động tác, <br />
không đạt mục tiêu yêu cầu của bài học. Đối với các đồ dùng, dụng cụ đã có <br />
thì giáo viên sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao cho tiết học ? Điều đó <br />
khiến tôi luôn trăn trở và suy nghĩ tìm ra những biện pháp, giải pháp hữu hiện <br />
nhất, phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao sức khỏe để học tập tốt <br />
và giúp các em tham gia hoạt động giáo dục khác đạt hiệu quả. Xuất phát từ lí <br />
do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử <br />
dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp 5 để trao đổi, chia sẻ kinh <br />
nghiệm với đồng chí đồng nghiệp.<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
Nâng cao chất lượng giờ học thể dục thông qua việc sử dụng đồ dùng <br />
dạy học phù hợp với điều kiện hiện có của các trường hiện nay.<br />
<br />
Tìm hiểu đặc điểm tình hình và tâm sinh lý của học sinh để đưa ra nội <br />
dung hình thức, biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để nâng lại <br />
hiệu quả cao cho tiết học.<br />
<br />
Phát huy được thế mạnh sẵn có của đơn vị cũng như tạo điều kiện cho <br />
các em học sinh thể hiện năng khiếu, thế mạnh của bản thân, từ đó đề ra <br />
những giải pháp cụ thể hơn, sát thực hơn cho từng năm học góp phần nâng cao <br />
chất lượng giảng dạy môn Thể dục. <br />
<br />
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận của nghiên cứu<br />
<br />
Như Bác Hồ đã dạy: “Sức khỏe là vàng, lao động là vinh quang”.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 4 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
Thật vậy, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Có sức khỏe thì con <br />
người có thể làm bất cứ việc gì mình muốn. Với phương châm “Khỏe để xây <br />
dựng và bảo vệ Tổ quốc, mỗi người dân khỏe mạnh là Tổ quốc khỏe mạnh”. <br />
Vì thế, cùng với sự phát triển chung của xã hội ngày nay, thể dục thể thao cũng <br />
đang trên đà phát triển không ngừng, nó trở thành một bộ phận không thể thiếu <br />
trong đời sống tinh thần của nhân dân và còn thể hiện sự khát vọng vươn lên <br />
chiếm lĩnh mọi đỉnh cao của con người trong đó có vấn đề thể dục thể thao và <br />
thể lực với tư cách là một giá trị của con người.<br />
<br />
Thể dục là một môn học nhằm giáo dục và rèn luyện kỹ năng nâng cao <br />
chất lượng về thể lực, từ đó làm nền tảng cho việc phát triển về tư duy cho <br />
học sinh. Trong quá trình giáo dục, những tư tưởng chỉ đạo phương hướng cơ <br />
bản quy định nội dung phương pháp và cách tổ chức quy trình giáo dục nhằm <br />
thực hiện mục tiêu đào tạo là vô cùng quan trọng. Đối với bộ môn Thể dục ở <br />
trường tiểu học thì vừa phải thực hiện mục tiêu trên nhưng đồng thời cũng <br />
phải thực hiện nhiệm vụ quan trọng không kém là góp phần vào việc phát triển <br />
con người toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ. <br />
<br />
Ngày nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và coi nhiệm vụ giáo dục là <br />
một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, nên các môn học trong nhà trường <br />
luôn được trang bị đầy đủ các thiết bị đồ dùng giảng dạy như tranh, ảnh, mô <br />
hình, bóng, dây... nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục. Đối với nhà trường tiểu <br />
học nói chung, môn Thể dục nói riêng cũng được quan tâm với nhiều dụng cụ <br />
thể dục thể thao và các phương tiện dạy học khác. <br />
<br />
Tuy nhiên cho dù các phương tiện dạy học có hiện đại đến đâu chăng <br />
nữa thì vai trò của người giáo viên cũng hết sức quan trọng. Vì vậy giáo viên <br />
phải vận dụng sử dụng các phương tiện dạy học một cách linh hoạt trong mọi <br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 5 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
hoàn cảnh thì bài dạy mới đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo chất lượng giáo dục <br />
một giờ học, vừa mang tính khoa học phù hợp với hoàn cảnh. Trong quá trình <br />
dạy học môn Thể dục, việc sử dụng phương pháp dạy học không thể tách rời <br />
với việc sử dụng các phương tiện dạy học. Các phương tiện dạy học sẽ giúp <br />
cho học sinh lĩnh hội các tri thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo giúp cơ thể phát <br />
triển cân đối toàn diện. Do đó đồ dùng dạy học và các phương pháp khi sử <br />
dụng đồ dùng dạy học góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả của quá <br />
trình dạy học.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Trường Tiểu học Y Ngông đóng trên địa bàn đặc biệt khó khăn của xã <br />
Dur Kmăl, hơn nưa trường lại có ba điểm trường cách xa nhau, nhất là phân <br />
hiệu Buôn Krông cách điểm trường chính đến gần 15 cây số, đường đi lại khó <br />
khăn chính vì vậy việc đi lại gây rất nhiều khó khăn. Trong năm học 2017<br />
2018, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số khối lớp 5 chiếm gần 99% tổng số học <br />
sinh toàn khối. Hầu hết các em là con em đồng bào dân tộc Ê Đê thuộc diện gia <br />
đình có hoàn cảnh khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhận thức về giáo dục và <br />
chăm lo việc học hành của cha mẹ học sinh đối với con em còn nhiều hạn chế. <br />
Vì vậy việc phối hợp với cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng học tập cho <br />
các em gặp không ít khó khăn.<br />
<br />
Trong những năm học vừa qua, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của <br />
lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh <br />
đạo nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp giáo viên được bồi dưỡng <br />
nâng cao tay nghề bằng nhiều hình thức khác nhau. Chính sự quan tâm đó đã <br />
giúp giáo viên vững vàng hơn về chuyên môn nghiệp vụ, góp phần không nhỏ <br />
vào việc nâng cao chất lượng dạy học. Giáo viên bộ môn luôn xác định đúng <br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 6 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học môn Thể dục, nên đã <br />
tìm các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm tạo hứng thú cho các em trong học tập, <br />
góp phần nâng cao chất lượng dạy học.<br />
<br />
Trường có ba phân hiệu, phòng Thiết bị đặt tại điểm chính nên việc <br />
mượn, trả đồ dùng dạy học chưa thuận tiện . Giáo viên bộ môn Thể dục dạy <br />
nhiều khối lớp/buổi, mỗi lớp sử dụng các đồ dùng, thiết bị khác nhau, giáo <br />
viên ngại mang ra mang vào nên ít khi vào phòng Thiết bị mượn đồ dùng để <br />
hướng dẫn cho học sinh thực hiện các trò chơi cũng như các nội dung học tập. <br />
Việc sử dụng đồ dùng dạy học, tranh ảnh và bài dạy gần như chưa được quan <br />
tâm. Khi lên lớp, giáo viên mới chỉ chú trọng dạy các động tác của bài thể dục <br />
phát triển chung dưới hình thức giáo viên làm mẫu cho học sinh làm theo. Các <br />
trò chơi vận động, trò chơi nào dễ, đơn giản thì thực hiện, trò chơi nào khó thì <br />
bỏ qua nên giờ học rất đơn điệu, chưa lôi cuốn và phát huy năng lực học tập <br />
của các em, dẫn đến hiệu quả tiết học chưa cao.<br />
<br />
Bên cạnh sân chơi, bãi tập có vai trò quan trọng, quyết định sự thành <br />
công<br />
<br />
khi diễn ra những trò chơi học tập thì trang phục học thể dục cũng góp phần <br />
nâng cao hiệu quả của tiết học. Thực tế ở các trường tiểu học, trang phục của <br />
học sinh học môn Thể dục chưa thực hiện đại trà nên chưa tạo sự thoải mái <br />
trong tập luyện cũng như trong sử dụng các dụng cụ để tham gia trò chơi vận <br />
động. Hơn nữa sau giờ học thể dục, mồ hôi ngấm vào quần áo làm cho các em <br />
có cảm giác khó chịu khi vào lớp tiếp tục học các môn học khác, điều đó cũng <br />
ảnh hưởng đến tinh thần học tập của các em. <br />
<br />
3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 7 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Thể dục trong nhà <br />
trường nói chung, hiệu quả cách sử dụng đồ dùng dạy học nói riêng.<br />
<br />
Giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân, qua đó giúp <br />
các em biết cách bảo vệ, rèn luyện sức khỏe của bản thân, phát triển cơ thể <br />
một cách toàn diện.<br />
<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp <br />
<br />
3.2.1. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của học sinh<br />
<br />
Đầu năm, sau khi nhận lớp, bản thân tôi đã gần gũi quan tâm trò chuyện <br />
với từng học sinh trong lớp để nắm bắt tâm tư nguyện vọng cũng như hoàn <br />
cảnh, thể lực của các em.<br />
<br />
Phân loại học sinh theo từng nhóm có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn hay sức <br />
khỏe chưa tốt, bệnh tật,… để có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau. <br />
Trường hợp này, giáo viên lập kế hoạch dạy học theo phân hóa đối tượng học <br />
sinh đảm bảo tính vừa sức và an toàn về sức khỏe trong rèn luyện.<br />
<br />
Ví dụ: Khi tổ chức trò chơi “Chạy tiếp sức”, dựa vào đặc điểm tâm sinh <br />
lí học sinh, tôi sẽ giảm yêu cầu cho những trường hợp có bệnh về tim mạch, dị <br />
tật về chân, mắt,… tôi tổ chức riêng cho các em tập luyện bằng các hình thức <br />
sau:<br />
<br />
+ Tập luyện với cường độ nhẹ ( trò chơi nhóm ba nhóm bảy, đá cầu,…) <br />
hoặc các bạn có sức khỏe tốt giúp đỡ.<br />
<br />
+ Cho các em này làm trọng tài trong phần trò chơi, các hoạt động thi đua<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 8 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
+ Áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách “phục hồi chức năng” với <br />
hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo cho <br />
các em một tình thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khỏe <br />
cùng các bạn.<br />
<br />
3.2.2. Giúp học sinh nắm vững vai trò, tác dụng của các đồ dùng dạy <br />
học trong môn Thể dục<br />
<br />
Trong chương trình Thể dục lớp 5, ngoài việc giúp các em nắm được 8 <br />
động tác của bài thể dục phát triển chung, giáo viên còn cho học sinh củng cố, <br />
ôn luyện các động tác về đội hình đội ngũ, rèn luyện các kĩ năng vận động cơ <br />
bản (bật xa, nhảy dây), nắm được cách chơi các trò chơi (như: Ai nhanh và <br />
khéo hơn, Chạy nhanh theo số, Chạy tiếp sức theo vòng tròn, Bóng chuyền sáu, <br />
Qua cầu tiếp sức, Dẫn bóng, Chuyền và bắt bóng tiếp sức, Chạy theo hình tam <br />
giá,…) và thực hiện các bài tập thể thao tự chọn. Để thực hiện hiệu quả các <br />
nội dung trên, ngoài việc giáo viên linh hoạt tổ chức hình thức và vận dụng <br />
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh <br />
thì đòi hỏi giáo viên cần phải thường xuyên chủ động sử dụng các phương <br />
tiện, đồ dùng dạy học trong các hoạt động cũng như từng trò chơi vận động. <br />
Để làm được điều đó, giáo viên cần cho các em hiểu được tên các loại đồ dùng <br />
có liên quan đến môn học; vai trò, tác dụng của từng loại phương tiện, đồ dùng <br />
đó giúp các em sử dụng thành thạo, không bỡ ngỡ và an toàn tuyệt đối. Cụ thể:<br />
<br />
Nhảy dây cá nhân: rèn tính dẻo dai, khéo léo và có lợi cho sức khỏe.<br />
<br />
Tung và bắt bóng : rèn tính bền bỉ, khéo léo <br />
<br />
Cầu đá: phối kết hợp khéo léo, nhịp nhàng giữa mắt, chân, vai .<br />
<br />
..................<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 9 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
Qua đó, các em sẽ chủ động, tự giác, tự tin trước khi tham gia trò chơi.<br />
<br />
3.3.3. Lựa chọn và sử sụng đồ dùng dạy học hợp lý đối với nội dung bài <br />
dạy và đối tượng học sinh <br />
<br />
Việc sử dụng đồ dùng dạy học cũng rất quan trọng vì nhờ có các đồ <br />
dùng, dụng cụ học tập đó sẽ quyết định đến sự thành công của một tiết dạy. <br />
Vì vậy, đầu năm, sau khi nhận lớp, tôi vào thư viện kiểm tra các dụng cụ liên <br />
quan đến môn Thể dục xem thừa thiếu loại nào, chất lượng ra sao. Đồ dùng <br />
nào dùng được để riêng một chỗ, đồ dùng nào không đảm bảo chất lượng, hư <br />
hỏng ghi chép lại đề nghị với đồng chí cán bộ phụ trách thiết bị thanh lí và bổ <br />
sung kịp thời. Đồ dùng nào thiếu, lập tờ trình đề xuất mua mới. Trong quá trình <br />
sử dụng hằng ngày, thường xuyên kiểm tra, bảo quản cẩn thận. Cuối học kì I <br />
và cuối năm học, tôi báo cáo hiệu quả sử dụng các đồ dùng, dụng cụ của bộ <br />
môn và tiếp tục đưa ra ý kiến đề xuất cho năm học tới (nếu có). <br />
<br />
Trong các giờ học, giáo viên có thể sử dụng những dụng cụ sẵn có của <br />
trường để đảm bảo mục tiêu và chất lượng dạy thể dục. Khi sử dụng, giáo <br />
viên thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch đề nghị nhà trường bổ sung những <br />
dụng cụ mau hỏng, đảm bảo về số lượng và chất lượng cho học sinh tập <br />
luyện. <br />
<br />
Trong quá trình lựa chọn và sử dụng, giáo viên cần:<br />
<br />
Tránh lạm dụng việc sử dụng các đồ dùng dạy học hiện đại: Trong các <br />
giờ học mới, ôn tập hay tập luyện cho học sinh, giáo viên có thể sử dụng băng <br />
hình, băng tiếng , phát huy tác dụng của các phương tiện, thiết bị có sẵn và <br />
tranh ảnh để phục vụ, nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên cũng cần <br />
tránh lạm dụng phương tiện dạy học hiện đại, không thực hiện thị phạm, làm <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 10 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
mẫu cho học sinh hoặc chỉ cho HS xem băng hình động tác kỹ thuật mà không <br />
được tập luyện. Điều đó làm các em yêu thích môn học hơn, lại vừa đảm bảo <br />
hiệu quả giờ học qua đó phát hiện các em có năng khiếu để bồi dưỡng và phát <br />
triển.<br />
<br />
Ví dụ: Khi tổ chức cho các em học nội dung “tâng cầu bằng mu bàn <br />
chân” (Bài 53, lớp 5). Ngoài việc hướng dẫn lựa chọn cầu, làm mẫu kĩ thuật <br />
động tác tung và đá cầu, tiết học đầu tiên tôi tổ chức cho các em học tập trong <br />
lớp, sử dụng phương tiện dạy học “máy chiếu” cho các em xem các đoạn Vi<br />
deo về kĩ thuật tung cầu, đá cầu và giới thiệu một số thành tích tiêu biểu của <br />
các cầu thủ trong và ngoài nước để giúp các em nắm vững kĩ thuật trước khi <br />
luyện tập, đồng thời tạo hứng thú ngay từ đầu đến học sinh bộ môn đá cầu. <br />
Từ đó, sang các tiết học sau, thầy và trò sẽ phối hợp nhịp nhàng kể cả về kĩ <br />
thuật cũng như nâng cao số lần tâng và đá cầu. <br />
<br />
Cần thay đổi nội dung rèn luyện phù hợp với giới tính: Khi sử dụng đồ <br />
dùng luyện tập, giáo viên có thể thay đổi nội dung học tập phù hợp với giới <br />
tính<br />
<br />
Ví dụ 1: Có thể tổ chức các học sinh nam chơi bóng rổ, các em nữ chơi <br />
nhẩy dây…<br />
<br />
Đảm bảo an toàn cho học sinh trong việc sử dụng đồ dùng dạy học:<br />
<br />
Các em có thể thực hiện và sử dụng khá tốt những bài tập có tính chất <br />
rèn luyện cơ bản, các em có thể tập luyện những bài tập đã trở thành kĩ năng, <br />
kĩ xảo. Trong chương trình đã sử dụng một số bài tập thể hiện tính khéo léo… <br />
như: Nhảy dây ném, bóng trúng đích…Đòi hỏi ở người giáo viên phải chú ý <br />
hơn khi sử dụng đồ dùng dạy học sao cho đạt hiệu quả, đặc biệt phải đảm <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 11 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
bảo an toàn cho học sinh khi thực hiện. Bởi lúc này, các em rất có hứng thú với <br />
việc tập luyện các môn mới và ở lứa tuổi này các em rất ham chơi và hiếu <br />
động nếu không chú ý sẽ rất dễ xảy ra những tai nạn ảnh hưởng lớn đến kết <br />
quả giờ học. Do đó khi sử dụng đồ dùng dạy học, giáo viên luôn đảm bảo sự <br />
an toàn ở mưc cao nhất, đồng thời phải luôn quan sát hướng dẫn các em tập <br />
luyện, tránh những sai lệch khi các em sử dụng đồ dùng. <br />
<br />
Ví dụ: Với nhẩy dây kiểu chụm 2 chân. Giáo viên phải nắm bắt được rõ <br />
ràng tình hình sức khỏe của học sinh cũng như tình hình sân bãi dụng cụ nơi <br />
tập luyện…sau đó mới đi vào quy trình giảng dạy.Trong quá trình cho học sinh <br />
luyện tập giáo viên phải luôn theo dõi những động tác của học sinh khi thực <br />
hiện cũng như ý thức kỷ luật vì ở lứa tuổi này các em rất hiếu động lấy dây <br />
đùa nghịch nhau thậm chí quăng dây vào mặt nhau rất nguy hiểm ảnh hưởng <br />
tới bản thân học sinh cũng như hiệu quả giờ học.<br />
<br />
3.2.4. Tăng cường sử dụng trang thiết bị nhằm đổi mới PPDH<br />
<br />
Trường tôi chưa có sân tập tách khỏi sân chơi, đồ dùng dạy học chưa <br />
đáp ứng đầy đủ với thực tế làm cho hiệu quả dạy môn thể dục bị hạn chế rất <br />
nhiều. Qua nghiên cứu kỹ chương trình, kết hợp cùng với chuyên môn của <br />
trường đề xuất nhà trường mua sắm một số thiết bị bổ sung phục vụ cho tiết <br />
dạy thể dục. Cụ thể vừa qua trường đã mua được 5 quả bóng rổ, 50 quả cầu <br />
50 dây nhảy, đồng thời kết hợp vớ i Đoàn Đội xin được hơn 200 cái dây <br />
nhảy và đã phát cho học sinh khối 3, 4, 5. Nhà trường đã phát cho giáo viên đủ <br />
trang phục thể thao như: Giày thể thao, còi để dạy môn thể dục. <br />
<br />
Trong quá trình sử dụng các tranh ảnh để dạy các kỹ thuật, động tác, tôi <br />
đã thực hiện bằng hình thức vừa cho học sinh xem vừa hướng dẫn, giải thích <br />
và nhấn mạnh trọng tâm của động tác hay kỹ thuật, để các em nhanh chóng <br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 12 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
nắm bắt được điểm then chốt của động tác hay bài tập, từ đó giúp các em dễ <br />
hình thành tư thế và kĩ thuật đúng ngay từ đầu. Những ngày thời tiết không <br />
thuận lợi (mưa, gió to, nắng gắt) không thể tập ngoài trời được, tôi vẫn có thể <br />
sử dụng tranh, ảnh treo trong lớp để học sinh quan sát, tập luyện theo các tư <br />
thế mẫu của tranh.<br />
<br />
Ví dụ: Ở bài 38 lớp 5 có trò chơi “Bóng chuyền sáu”. Đây là một trò <br />
chơi tôi thấy rất phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp.<br />
<br />
Mục đích của trò chơi là rèn luyện sự khéo léo, chính xác và kĩ năng <br />
chuyền bóng và nhận bóng . Ngoài việc chuẩn bị quả bóng, tôi kẻ sân chơi và <br />
nêu luật chơi, hướng dẫn cách chơi. Quả thật khi tôi cho học sinh chơi trò chơi <br />
này thì giờ học sôi nổi hẳn lên học sinh rất thích thú, tỷ lệ xung phong tham gia <br />
trò chơi khá cao (khoảng 92%) có những em từ trước đến nay chậm chạp, nhút <br />
nhát thì nay cũng tích cực và hào hứng tham gia trò chơi. Tôi nghĩ ngoài những <br />
trò chơi trong chương trình nếu chịu khó suy nghĩ tìm tòi sáng tạo thì ngay bản <br />
thân mình cũng có thể nghĩ ra những trò chơi đơn giản dễ thực hiện và đem lại <br />
hiệu quả cao, đó là điều tôi hằng ấp ủ và mong muốn.<br />
<br />
<br />
<br />
Ngoài sử dụng những đồ dùng mượn của thư viện trường, tôi còn huy <br />
động từ phía học sinh tự chuẩn bị một số đồ dùng (nếu có) để làm tăng số <br />
lượng đồ dùng đảm bảo cho tất cả các học sinh ai cũng được sử dụng, tham <br />
gia tập luyện.<br />
<br />
Ví dụ 1: Khi tổ chức cho học sinh trò chơi “Bóng chuyền sáu”, bài 38. <br />
Tôi đã yêu cầu học sinh có thể mang lên lớp 2 hoặc 3 quả bóng chuyền hoặc <br />
bóng đá để chơi, các em đã đồng ý và đã mang bóng đến lớp khi đến tiết Thể <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 13 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
dục mà tôi yêu cầu (vì ở nhà một số em vẫn được ba mẹ mua bóng cho chơi). <br />
Ngoài ra ta cũng có thể tự làm một số đồ dùng để phục vụ trò chơi cho học <br />
sinh, chẳng hạn làm những quả bóng từ giấy vụn,…hoặc tận dụng những phế <br />
liệu trong cuộc sống để làm đồ dùng (như: tận dụng những thùng giấy đóng <br />
hàng để làm đồ dùng trong trò chơi “Dẫn bóng” ở bài 16). <br />
<br />
Ví dụ 2: Khi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Chuyển đồ vật” (Bài 11 <br />
lớp 5) yêu cầu học sinh cần phải chuẩn bị các đồ vật gọn nhẹ để thực hiện trò <br />
chơi (Như: Bóng, các hộp xốp, các thùng giấy nhỏ...) <br />
<br />
3.2.5. Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên Tổng phụ <br />
trách Đội <br />
<br />
Do đặc trưng của bộ môn với phương pháp yêu cầu tổ chức cho học sinh <br />
theo kiểu “Học mà chơi, chơi mà học”. Việc lồng ghép trò chơi hấp dẫn phù <br />
hợp gây hứng thú học tập cho các môn học khác đạt kết quả thực là quan trọng <br />
là cần thiết điều này phụ thuộc vào khả năng, năng khiếu của từng giáo viên. <br />
Thực tế, chuyên môn của một số đồng chí không chuyên ngành thể dục, năng <br />
khiếu tổ chức về luyện tập cho học sinh còn hạn chế. Do đó những tiết dạy <br />
đầu tuần còn khó khăn nhưng với ý thức nghề nghiệp, lòng yêu nghề mến trẻ, <br />
bản thân đã phối hợp, trao đổi với Tổng phụ trách (Nguyễn Quang Cường) và <br />
giáo viên chủ nhiệm ( Nguyễn Thị Hoài Sự lớp 5A, Nguyễn Thị Hồng Hạnh <br />
lớp 5B) thống nhất các nội dung thực hành hoặc học hỏi ở họ những bí quyết, <br />
nghệ thuật tổ chức trò chơi và phương pháp sử dụng đồ dùng như thế nào để <br />
có hiệu quả. Ngoài ra, bản thân thường xuyên học hỏi, trao đổi chuyên môn với <br />
các đồng nghiệp dạy môn Thể dục tại các đơn vị bạn nhằm tìm cách tháo gỡ <br />
một số khó khăn, vướng mắc trong dạy học.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 14 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ <br />
với nhau, có thống nhất liên kết và hỗ trợ cho nhau. Giáo viên cần có kế hoạch <br />
tăng cường sử dụng thiết bị đồ dùng trong từng tiết học cụ thể; tận dụng đồ <br />
dùng sẵn có hoặc làm thêm đồ dùng dạy học đơn giản nhằm bổ trợ bài dạy <br />
hiệu quả. <br />
<br />
Tôi đã tiến hành khảo sát hiệu quả trước khi chưa sử dụng đồ dùng dạy <br />
học trên hai lớp 5A và 5B năm học 2017 2018 kết quả cụ thể:<br />
<br />
Hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học<br />
Có chuẩn Nắm được Sử dụng Yêu thích môn <br />
Thời gian TSHS<br />
bị ĐDHT kĩ thuật thành thạo học, tự giác <br />
động tác các ĐDHT tập luyện<br />
<br />
<br />
10<br />
Trước khi thực 12 10 18<br />
30 33,3%<br />
hiện đề tài 40,0% 33,3% 60,0%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4 Tính mới của giải pháp<br />
<br />
Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp giáo viên <br />
và học sinh tổ chức có hiệu quả trong quá trình giáo dục. Trong quá trình đổi <br />
mới phương pháp dạy học thiết bị đồ dùng là những phương tiện cơ bản <br />
không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện dạy và học. Hơn nữa thiết bị <br />
đồ dùng dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh phát huy tối đa được tính <br />
năng động khi tiếp cận thực tiễn nâng ccao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng <br />
học tập và thực hành. Nếu việc ''Dạy chay, dạy suông'' làm cho người học <br />
không phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo thì tính hỗ trợ đắc lực <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 15 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
của thiết bị dạy học sẽ là cầu nối giữa người dạy và người học, làm cho hai <br />
nhân tố này gắn kết với nhau.<br />
<br />
Thông qua giải pháp này giúp giáo viên cũng như học sinh hiểu rõ hơn về <br />
hiệu quả và tác dụng của việc sử dụng đồ dùng dạy học. Nhưng không vì vậy <br />
mà giáo viên quá lạm dụng đồ dùng dạy học mà phải biết lựa chọn đồ dùng <br />
cho thích hợp với từng môn, từng bài học cũng như từng đối tượng học sinh.<br />
<br />
5. Hiệu quả SKKN<br />
<br />
Đổi mới được nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực <br />
hóa học tập học sinh.<br />
<br />
Chất lượng giờ học sôi nổi, đạt hiệu quả hơn trước. Học sinh yêu thích <br />
môn học, tự giác tập luyện với tinh thần thoải mái<br />
<br />
Đa số học sinh nắm vững cách sử dụng và sử dụng thành thạo các đồ <br />
dùng, dụng cụ học tập, góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học nói chung và <br />
chất lượng môn Thể dục nói riêng.<br />
<br />
Đề tài thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng môn Thể dục nói <br />
riêng và các môn học khác trong chương trình nói chung cho học sinh lớp 5 tại <br />
trường Tiểu học Y Ngông , đồng thời đẩy mạnh phong trào“Xây dựng trường <br />
học thân thiện, học sinh tích cực”. thu được những kết quả đáng khích lệ. Kết <br />
quả khảo nghiệm về chất lượng môn Thể dục lớp 5 trong năm học 2017 <br />
2018 cụ thể như sau:<br />
<br />
Hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học<br />
<br />
Thời gian TSHS Có chuẩn Nắm được Sử dụng Yêu thích môn <br />
bị ĐDHT kĩ thuật thành thạo học, tự giác <br />
động tác các ĐDHT tập luyện<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 16 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trước khi thực 10 12 10 18<br />
30<br />
hiện đề tài 33,3% 40,0% 33,3% 60,0%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trước khi thực 22 27 25 28<br />
30<br />
hiện đề tài 73,3% 90,0% 83,3% 93,3%<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Qua kết quả khảo nghiệm, tôi nhận thấy rằng: Đa số các em đều yêu <br />
thích môn học, ý thức tập luyện tự giác, tích cực, biết sử dụng thành thạo các <br />
dụng cụ học tập và nắm chắc kĩ thuật động tác khi sử dụng các dụng cụ đó. <br />
Các giáo viên chuyên biệt, giáo viên dạy kiêm nhiệm bộ môn Thể dục lên lớp <br />
chủ động vào thư viện mượn, trả đồ dùng, dụng cụ dạy học sau từng mỗi tiết; <br />
nắm chắc cách sử dụng sao cho đạt hiệu quả. Đồng thời qua các giờ học, giáo <br />
viên đã phát hiện được nhiều học sinh có năng khiếu tham gia các kì thi Học <br />
sinh giỏi thể dục thể thao, Hội khỏe Phù Đổng các cấp đạt nhiều thành tích <br />
cao.<br />
<br />
Cuối năm học 20172018, 100% học sinh lớp 5 được đánh giá hoàn thành <br />
chương trình môn học, trong đó 30% số học sinh được đánh giá hoàn thành tốt <br />
môn học.<br />
<br />
Các giải pháp trên tiếp tục được áp dụng cho học sinh lớp 4, lớp 5 <br />
trường Tiểu học Y Ngông trong năm học 20182019 và đang thu được những <br />
kết quả rất đáng khích lệ.<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 17 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
1. Kết luận <br />
<br />
Giáo dục thể chất nói chung và môn Thể dục nói riêng đóng vai trò quan <br />
trọng trong việc đào tạo con người mới. Nâng cao chất lượng môn Thể dục <br />
cũng góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh <br />
trong nhà trường. Để thực hiện tốt các giải pháp trên giáo viên cần thực hiện <br />
tốt các nội dung sau:<br />
<br />
Cần nghiên cứu kỹ nội dung chương trình dạy học; không ngừng học <br />
tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện tốt đổi <br />
mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh <br />
nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập ; tránh <br />
áp đặt, rập khuôn, máy móc khiến học sinh chán nản trong học tập ; động viên <br />
khuyến khích các em kịp thời nhằm gây hứng thú cho học trong học tập.<br />
<br />
Thực hiện tốt các phương pháp dạy học nhằm tạo cho các em tích cực <br />
hơn khi học môn Thể dục lớp 5, bởi đó là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao <br />
chất lượng dạy học. Cần kết hợp chặt chẽ giữa gia đình học sinh, các đoàn thể <br />
trong nhà trường, chính quyền địa phương, tạo môi trường giáo dục tốt nhất <br />
cho các em.<br />
<br />
Đưa học sinh đến với các hoạt động thể dục, thể thao giúp các em có <br />
cơ hội được giao lưu học hỏi lẫn nhau tạo môi trường học tập thân thiện, góp <br />
phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và nâng cao hiệu quả phong trào <br />
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.<br />
<br />
2. Kiến nghị.<br />
<br />
Với nhà trường: Tiếp tục tổ chức hiệu quả các hoạt động thể dục thể <br />
thao trong nhà trường, tạo sân chơi bổ ích cho các em.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 18 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
Với giáo viên: Cần xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục <br />
thể <br />
<br />
chất trong nhà trường thông qua môn Thể dục và vận dụng sao cho hợp lý với <br />
đối tượng và điều kiện nhà trường.<br />
<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân về gây hứng thú cho học <br />
sinh lớp 5 khi học môn thể dục tại trường Tiểu học Y Ngông. Rất mong nhận <br />
được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để những kinh nghiệm trên được <br />
đầy đủ và hoàn thiện hơn.<br />
<br />
Xin chân thành cảm ơn ! <br />
<br />
Dur Kmăn, ngày 06 tháng 02 năm 2019<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Đức Minh<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
<br />
................................................................................................................................<br />
<br />
................................................................................................................................<br />
<br />
……………………………………………………………………………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 19 <br />
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp <br />
5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
2 Sách giáo viên môn Thể dục lớp 5 Nhà xuất bản giáo dục<br />
<br />
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ <br />
3 Nhà xuất bản giáo dục<br />
năng lớp 5<br />
<br />
Công văn số: 5842/BGDĐTVP Hướng <br />
5 dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy Bộ giáo dục<br />
học GDPT.<br />
<br />
Thông tư số 30/2014/TTBGDĐT và Thông <br />
6 Bộ giáo dục<br />
tư số 22/2016/TTBGDĐT<br />
<br />
7 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Bộ giáo dục<br />
<br />
Trần Đồng Lâm<br />
8 Trò chơi vận động<br />
Đinh Mạnh Cường<br />
<br />
Trần Hòa Bình<br />
9 Trò chơi dân gian trẻ em<br />
Bùi Lương Việt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Đức Minh Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông 20 <br />