intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bằng phương pháp học tập theo tổ, nhóm phần Văn học dân gian Việt Nam

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

439
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bằng phương pháp học tập theo tổ, nhóm phần Văn học dân gian Việt Nam” trình bày về việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bằng phương pháp học tập theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng dạy học, đưa giờ học thoát khỏi sự nhàm chán, đơn điệu và khô khan, nhất là các tiết ôn tập, cụ thể là phần Văn học dân gian Việt Nam, Chương trình Lớp 10 –THPT. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bằng phương pháp học tập theo tổ, nhóm phần Văn học dân gian Việt Nam

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP THEO TỔ, NHÓM PHẦN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
  2. SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : Nguyễn Thị Hà 2. Ngày tháng năm sinh : 15 /02 /1978 3. Nam, nữ : nữ 4. Địa chỉ : 57A/1/ KP9, P. Tân Phong. TP Biên Hòa tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại : 0613913181 (CQ) 0613997515 (NR) 6. Fax : E-mail : 7. Chức vụ : Giáo viên 8. Đơn vị công tác : Trường THPT Trấn Biên II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : - Học vị ( hoặc trình dộ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất) : Cử nhân khoa học. - Năm nhận bằng : 2001 - Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy bộ môn Văn - Số năm có kinh nghiệm : 11 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : Dạy và học văn học dân gian bằng phương pháp học tập theo tổ, nhóm.
  3. LỜI MỞ ĐẦU Nâng cao chất lượng dạy và học văn trong nhà trường phổ thông không chỉ là điều trăn trở của những giáo viên bộ môn mà còn là sự băn khoăn của toàn xã hội. Hiệu quả của vấn đề được thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh, lượng kiến thức, kỹ năng nói - viết, sự hứng thú trong học tập, khả năng gắn kết với thế giới, thực tế xung quanh. Để đạt được điều đó, người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp khác nhau và trong thực tế giảng dạy, các phương pháp phải luôn được đổi mới, cải tiến cho phù hợp và đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập. Xu hướng dạy và học hiện nay đặc biệt chú trọng đến đối tượng học sinh, xem học sinh là chủ thể, trung tâm của quá trình dạy va học. Các phương pháp được sử dụng đều phải chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Bên cạnh phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học (một phương pháp mới, hiện đại đang được nhiều nơi, nhiều người ưa chuộng), thì cách thức tổ chức cho học sinh học tập theo tổ nhóm, tự thảo luận, trao đổi cũng là một phương pháp tỏ ra rất hiệu quả. Tổ chức cho học sinh học tập theo tổ, nhóm đến nay không còn là phương pháp quá mới mẻ.Vấn đề đặt ra ở đây là thực hiện như thế nào để tiết học đạt hiệu quả, phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin phép trình bày vài ý kiến (chưa thể gọi là sáng kiến) về việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bằng phương pháp học tập theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng dạy học, đưa giờ học thoát khỏi sự nhàm chán, đơn điệu và khô khan, nhất là các tiết ôn tập, cụ thể là phần Văn học dân gian Việt Nam, Chương trình Lớp 10 –THPT. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp.
  4. NỘI DUNG Theo phương pháp dạy học mới, mục đích cao nhất là làm sao để học sinh (dưới sư hướng dẫn của giáo viên) tự cảm nhận, tự khám phá, chiếm lĩnh nội dung bài học. Từ đó, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách và năng lực của học sinh. Con đường tốt nhất để thực hiện điều đó là sự hoạt động, làm việc của bản thân từng học sinh. Khi lựa chọn hay sử dụng một phương thức thiết kế giờ học, điều quan trọng đặt ra cho người thầy là phải khơi gợi và phát huy được tính tích cực của học sinh; tạo điều kiện để tất cả học sinh thực sự làm việc và có hứng thú với bài học. A. TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO TỔ, NHÓM BẰNG HÌNH THỨC SƯU TẦM TƯ LIỆU : I. Sự cần thiết của việc sưu tầm tư liệu : Văn học dân gian (VHDG) là những sáng tác vô danh (mang tính tập thể trong sáng tác) và truyền miệng.Vì thế, nó có những đặc điểm quan trọng sau đây: - Khi miêu tả và thể hiện cuộc sống, VHDG chỉ giữ lại những cái chung cho cả cộng đồng, là tiếng nói chung của cộng đồng - Có tính truyền thống và tính dị bản Như vậy, khi tìm hiểu một thể loại VHDG, nếu chỉ dừng lại ở việc cho học sinh tiếp cận một hoặc một số ít tác phẩm cụ thể trong sách giáo khoa thì e rằng lượng kiến thức chưa thoả đáng, và rất khó trong việc gợi tìm để học sinh tự rút ra kết luận chung về nội dung, đặc điểm của từng thể loại, từng kiểu truyện. Nếu giáo viên tự nêu, đọc cho học sinh thì điều này có thể mang tính áp đặt, còn nếu tự đưa thêm một số tác phẩm khác để minh hoạ, có thể sẽ vi phạm quy định về giảm tải và không đủ thời gian. Giải quyết vấn đề này như thế nào nếu không là yêu cầu các em học sinh tự tìm tòi thu thập tư liệu từ sách báo, từ người thân, bè bạn và thực tế cuộc sống?
  5. Tất nhiên, công việc này phải được giáo viên định hướng và hướng dẫn cụ thể về đề tài, về cách thực hiện, cách xử lý thông tin, tư liệu tìm được… II. Lợi ích của công việc : Thực tế cho thấy việc yêu cầu học sinh tìm đọc thêm tác phẩm ngoài sách giáo khoa đem lại nhiều lợi ích. Vốn tư liệu được làm giàu thêm nên học sinh có điều kiện tham gia xây dựng bài, tiếp thu bài tốt hơn, nhớ bài lâu hơn, lựa chọn hiệu quả hơn khi làm văn. Ví dụ: Ở bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam, sách giáo khoa có đoạn viết: “ …Văn học dân gian được chắt lọc, mài giũa qua không gian và thời gian, khi đến với chúng ta, đã trở thành những viên ngọc sáng. Nhiều tác phẩm đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật để ta học tập. Những truyện kể dân gian làm cho “ từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ già tóc bạc đều truyền tụng và yêu dấu” ( tựa sách Lĩnh Nam chích quái). Những lời ca tiếng hát ân tình ngày xưa vẫn còn làm say đắm lòng người hôm nay và cả mai sau”. Nhưng số lượng tác phẩm được giới thiệu trong chương trình quá ít, có khi lặp lại ( Tấm Cám), có khi chỉ là trích đoạn,… Thực tế cho thấy: Không phải tất cả học sinh đều biết được một số tác phẩm tiêu biểu. Nếu có biết thì số học sinh nắm được trọn vẹn tác phẩm cũng không nhiều. Do đó, để tham gia xây dựng bài, các em chưa đủ tự tin. Tất nhiên sẽ có vài học sinh khá, giỏi tham gia phát biểu ý kiến, nhưng xét về lâu dài, hiện tượng này sẽ làm giờ học đơn điệu, nhàm chán, không phát huy được tính tích cực của số đông học sinh. Nếu giáo viên hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị trước, tìm tòi, trao đổi tư liệu với nhau trước, và nếu công việc được thực hiện nghiêm túc, chắc chắn vấn đề trên sẽ được cải thiện đáng kể. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần gợi ý để học sinh phát hiện ra những điểm giống nhau giữa các tác phẩm, từ đó hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về tính truyền thống, về những giá trị nhân bản, thấy được VHDG là tài sản, là tiếng nói chung của cả cộng đồng, và rộng hơn là của cả nhân loại. Việc sưu tầm tư liệu có thể sẽ chiếm không ít thời gian của học sinh trong khi các em còn phải dành thời gian để đảm bảo yêu cầu của các môn học khác. Vì thế, định hướng của giáo viên trong việc tổ chức cho học sinh học nhóm là hết sức quan trọng. Không làm thay công việc của học sinh,
  6. nhưng giáo viên cần định hướng, giới thiệu các nguồn cung cấp tư liệu, các cách thức xử lý tư liệu làm sao cho hiệu quả nhất, ít tốn thời gian nhất. Đồng thời các tổ, nhóm phải phân công trách nhiệm cho từng thành viên, đảm bảo công bằng cả tổ cùng làm việc. Được như vậy, ngoài tác dụng bổ sung vốn tư liệu, theo tôi, những nét đẹp của truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, cũng sẽ được các em nhận rõ hơn, ý thức hơn trong việc giữ gìn và phát huy nó. Tình yêu văn chương nghệ thuật nói chung và VHDG nói riêng cũng có phần được bồi đắp trong tâm hồn các em. III. Vận dụng tư liệu sưu tầm vào giờ học : Như đã nói ở trên, sau khi yêu cầu học sinh sưu tầm theo tổ nhóm, giáo viên cần có những định hướng, gợi ý cho học sinh thực hiện. Trên lớp, cần cố gắng thu xếp một khoảng thời gian hợp lý để từng tổ, nhóm nói về những gì mình làm được, trao đổi ý kiến với nhau để có thể bổ sung cho nhau, thống nhất ý kiến với nhau, và tích cực góp phần xây dựng bài học. Bên cạnh sự làm việc độc lập đó, giáo viên cần có những nhận xét thỏa đáng, khích lệ, động viên đúng mức đối với những gì học sinh thực hiện được. Ví dụ: Ở tiết 21 - 22, Truyện cổ tích thần kỳ, giáo viên có thể yêu cầu học sinh đại diện tổ, nhóm kể một truyện mà mình thích nhất (hoặc sưu tầm được, và lưu ý thời gian cho phép). Sau đó gợi ý để học sinh chỉ ra được: - Những đặc điểm về cốt truyện, nhân vật. - Sự thể hiện ước mơ, khát vọng của người bình dân trong tác phẩm.v.v… Với cách làm việc này, học sinh sẽ tự mình khám phá tác phẩm, nêu được ý kiến cảm nhận riêng của mình và chủ động trong việc chiếm lĩnh, tiếp thu nội dung bài học. Giờ học sẽ sinh động, hào hứng hơn, học sinh thực sự chủ động hơn. Lưu ý: Công việc sưu tầm cũng có thể được thưc hiện sau khi đã học bài. Công việc lúc này không chỉ đơn thuần là tìm tư liệu mà còn viết bài văn nêu lên cảm nhận, suy nghĩ của học sinh về những gì các em sưu tầm
  7. được. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm hiểu thêm những câu, những truyện có cùng chủ đề, cùng đặc điểm truyền thống để viết bài nhận xét về một khía cạnh nào đó do giáo viên định hướng. Ví dụ: Khi dạy bài Những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa, tôi thấy học sinh rất thích và có cảm nhận khá hay về câu ca dao có hình ảnh muối mặn – gừng cay . Tôi đã cho học sinh tìm thêm những câu ca dao có hình ảnh trên và viết bài nhận xét về: 1- Hình ảnh muối mặn – gừng cay trong đời sống xã hội xưa và trong ca dao dân ca. (Nhóm 1). 2- Hình ảnh muối mặn – gừng cay trong những câu ca thể hiện tình nghĩa thủy chung, mặn nồng của người dân lao động. (Nhóm 2). 3- Hình ảnh muối mặn – gừng cay trong những câu ca thể hiện tình yêu quê hương đất nước. ( Nhóm 3). Sau thời gian quy định một tuần, các em nộp bài viết. Tôi nhận thấy các em có sự cảm thụ rất sáng tạo, bài viết công phu. Để khuyến khích, tôi cộng thêm điểm (1-2 điểm tuỳ theo nội dung bài viết) vào cột kiểm tra 15 phút. Các em rất phấn khởi, hứng thú. B. TỔ CHỨC HỌC TẬP THEO TỔ, NHÓM BẰNG HÌNH THỨC THUYẾT TRÌNH : Văn học dân gian (VHDG) là bộ phận văn học rất gần gũi với mọi người, trong đó có học sinh. Ở cấp I và II các em đã được học về VHDG, riêng ở lớp 10, học kỳ I, thì phần trọng tâm cũng là VHDG. Mỗi học sinh, ít nhiều đều đã có một số kiến thức, vốn liếng nhất định và hầu hết, các em đều tỏ ra rất thích thú khi học VHDG. Trong thực tế, nguồn tư liệu về bộ phận văn chương này rất phong phú. Do đó, nếu giáo viên định hướng, tổ chức tốt, chắc chắn hình thức học tập này sẽ mang lại hiệu quả cao, nhất là đối với các bài học về thể loại quen thuộc như truyện cổ tích, ca dao dân ca và bài ôn tập. Qua thực tế giảng dạy của cá nhân và tham khảo ý kiến của một số đồng nghiệp đã tổ chức hình thức học tập này, tôi xin được nêu ra một số
  8. ưu, khuyết điểm và cách thức tiến hành tổ chức cho học sinh học tập theo hình thức tổ, nhóm . I. NHẬN XÉT CHUNG : 1 - Ưu điểm : + Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. + Rèn luyện phương pháp tư duy, kỹ năng nói, viết, phát biểu thảo luận. + Phát huy tinh thần tập thể, đoàn kết, tương trợ trong học tập của học sinh. 2 - Nhược điểm : Có một số cá nhân học sinh không làm việc, đùn đẩy công việc cho bạn hoặc làm lấy lệ, không có chất lượng. II. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : 1. Chuẩn bị: a) Giáo viên: - Chọn trong chương trình bài thích hợp, đặt ra những đề tài, nội dung cụ thể cho từng tổ, nhóm. Cũng có thể đưa một đề tài chung cho cả 6 tổ cùng thực hiện và gợi ý cần thiết để học sinh thực hiện tốt. (Giáo viên có thể đánh máy đề tài và những gợi ý cần thiết để phát cho học sinh) - Nói rõ cách thực hiện và những quy định về hình thức trình bày : Khổ giấy A4 , in 1 mặt. Quy định về font, kiểu chữ, cỡ chữ. Cách trình bày các đề mục, tiêu đề.
  9. Có ô điểm, lời phê. Mục lục, danh sách các thành viên. - Sau khi giao đề tài cho từng tổ, nhóm với thời gian quy định hợp lý, học sinh sẽ nộp bài để giáo viên xem và nhận xét, đánh giá bước đầu. Giáo viên có thể sửa chữa và dặn dò thêm đối với học sinh sẽ thuyết trình để giờ học hiệu quả hơn. Nếu thời gian hạn chế có thể chọn một hai bài tiêu biểu, viết tốt để trình bày trước lớp. - Dự kiến tình huống nảy sinh trong quá trình làm việc để có hướng giải quyết kịp thời, hợp lý. b) Học sinh: Học sinh tự bàn bạc, trao đổi và phân công cho nhau cùng thực hiện bài thu hoạch chung. Để tránh tình trạng một số cá nhân không làm việc thực sự, tổ trưởng sẽ phân công cụ thể từng phần việc cho các thành viên và ghi lại bảng phân công. Khi nộp bài thuyết trình sẽ kèm theo cả phần đóng góp của các cá nhân (bản viết thô) c) Phân bố thời gian: Mỗi giáo viên tùy đặc điểm, tình hình lớp, nội dung bài học, thời gian dành cho bài học và theo chủ ý riêng, hoàn toàn có thể linh động phân bố thời gian sao cho hợp lý. Nhưng nhìn chung, cần đảm bảo thời gian để: - Học sinh thuyết trình đề tài và trả lời thắc mắc. - Giáo viên nêu nhận xét, tổng kết. 2. Lên lớp: a - Ổn định trật tự. b - Kiểm tra bài cũ. c - Giới thiệu bài ôn tập và cách thức làm việc. d - Bài mới. * Hoạt động của học sinh : - Thuyết trình : Người được cử thuyết trình sẽ giới thiệu đề tài cùng các vấn đề được trình bày trong công trình mà tổ, nhóm mình đã thực hiện. Chú ý đến tính
  10. hệ thống và nếu có thể thì kết hợp với trình bày bảng để các bạn theo dõi, ghi chép. (Tổ, nhóm cử thêm một học sinh khác lên bảng ghi tóm lược những nội dung trọng tâm của bài thu hoạch như một dàn bài ôn tập). - Thảo luận: Những học sinh khác (hoặc giáo viên) có thể nêu những thắc mắc của mình về những nội dung kiến thức được trình bày. Người trình bày hoặc một thành viên khác ở tổ, nhóm sẽ giải đáp. Tất cả học sinh trong lớp đều có thể đóng góp cho bài thuyết trình những khám phá tìm tòi, ý kiến bổ sung để cho công trình được phong phú và hoàn thiện hơn. * Hoạt động của giáo viên : - Tổ chức, điều khiển tiết học để vừa tạo sự hứng thú, sôi nổi vừa đảm bảo trật tự và bài học được tiến hành đúng hướng. - Xử lý các tình huống phát sinh (nếu có); giúp đỡ người trình bày khi cần thiết. - Đánh giá tổng kết: + Nêu những ưu, khuyết điểm của công trình và cả của người trình bày. + Nhắc lại những kiến thức quan trọng, bổ sung những thiếu sót cho học sinh (nếu có) + Giải đáp những thắc mắc chưa có câu trả lời thoả đáng. + Đánh giá chung. * Để khuyến khích học sinh hào hứng với cách học tổ, nhóm, giáo viên có thể chấm điểm để cộng thêm vào cột 15 phút hoặc lấy vào cột điểm 15 phút nếu thấy các em thực hiện tốt. Đây là một công trình tập thể nên cả tổ sẽ có cùng điểm số. Tuy nhiên học sinh thuyết trình sinh động và học sinh có câu trả lời xuất sắc, ý kiến đóng góp hay sẽ được điểm thưởng, và học sinh làm lấy lệ, không tham gia đóng góp cho bài thu hoạch chung sẽ bị điểm kém hoặc không có điểm. Việc đánh giá bằng điểm số cũng nên công khai trước lớp.
  11. Khi đánh giá, chú ý khuyến khích sự sáng tạo của học sinh bởi trong thực tế, nhiều học sinh tỏ ra rất sáng tạo, có nhiều ý tưởng độc đáo, đáng trân trọng. d) Củng cố dặn dò: - Nhắc nhở học sinh tự ôn tập để củng cố kiến thức. - Chuẩn bị cho bài kiểm tra (nếu có) và bài tiếp theo trong chương trình. C. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG KHI DẠY VĂN HỌC DÂN GIAN Để chuẩn bị bài mới, mỗi học sinh bên cạnh việc soạn bài theo phần hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa, còn phải tích cực cùng tổ, nhóm, thực hiện các công việc khác mà giáo viên yêu cầu. Trong phần văn học dân gian, có sáu bài có thể áp dụng hình thức học tập theo tổ, nhóm. Sau đây là một số đề xuất ứng dụng ở từng bài cụ thể: Bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam Các tổ, nhóm sẽ: - Sưu tầm những văn bản khác nhau của cùng một bài ca dao hoặc một truyện kể dân gian. - Sưu tầm những truyện kể, ca dao dân ca, thành ngữ, tục ngữ,…… thể hiện niềm tin bất diệt vào chính nghĩa, cái thiện,lòng yêu quê hương đất nước. - Sưu tầm và kể tác phẩm cụ thể của từng thể loại văn học dân gian. Bài: Truyện cổ tích Các tổ, nhóm sẽ: - Sưu tầm và kể lại chi tiết một truyện cổ tích thần kỳ mà em thấy hay nhất (tổ cử một HS đại diện kể). -Viết bài thuyết trình cho biết: Trong truyện em vừa kể nhân vật chính có số phận như thế nào? Liên hệ với các truyện khác mà em biết; cách kết thúc có hậu của câu chuyện đã nêu lên ước mơ gì của người bình dân? Truyện Tấm Cám
  12. Các tổ, nhóm: · Kể lại truyện mà không nhìn sách. · Tìm hiểu truyện : Điền vào ô trống theo mẫu( bảng hệ thống đối sánh) Chặng 1: Tấm Cám, dì ghẻ Yếu tố thần kì, hình tranh đoạt ảnh chi tiết tiêu biểu trong gia đình Ví dụ : Chặng 1 : Kể về quá trình diễn tiến của mâu thuẫn – xung đột theo các chặng để khái quát phẩm chất, tính cách các nhân vật và chủ đề của truyện. - Chi tiết : Đi bắt tép - Nhân vật: Tấm chăm chỉ, được giỏ tép đầy, khóc khi mất tép. Cám lười biếng chẳng được gì, lừa chị đổ tép sang giỏ mình về trước lĩnh thưởng - Yếu tố thần kì, hình ảnh chi tiết tiu biểu: ci yếm đỏ - Đánh giá : Cám đã cướp công lao và quyền lợi vật chất của Tấm . · Sưu tầm dị bản của truyện Tấm Cám Bài: Truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày. Tổ nhóm sẽ: -Tìm hiểu truyện bằng cách trả lời các câu hỏi sau: - Phân tích mối quan hệ giữa lí trưởng và Cải thể hiện trong cử chỉ, hành động của từng người. - Định hướng: Nhân vật/ quan hệ Lí trưởng Cải
  13. Người xử kiện, Dân lao động người cầm quyền nghèo, từng lo Quan hệ xã hội, địa phương, đại tiền lót quan, pháp luật diện thực thi luật mong được xử pháp, nổi tiếng xử thắng kiện. kiện giỏi. xòe 5 ngón tay Vội xòe 5 ngón trái úp lên 5 ngón tay, ngẩng mặt Hành động, cử chỉ tay mặt( chủ nhìn thầy lí ( bị động) động) Tao biết mày Xin xét lại! lẽ phải… nhưng nó Lời nói phải về con mà! lại phải bằng hai ( bị động) mày!( chủ động) Cải đã phản ứng như thế nào khi bị kết tội? Tại sao Cải không nói trước công đường? Quan có hiểu ẩn ý đó không? Quan giải thích ẩn ý ấy như thế nào? Thầy lí xử kiện dựa trên tiêu chuẩn nào? Vậy cái sự giỏi của thầy ở đây là giỏi về vấn đề gì? - Qua truyện này chúng ta thấy được gì ở chốn công đường ngày xưa? - Kết quả của Cải? bài học cần rút ra? - Nghệ thuật kể chuyện có gì đặc sắc? · Sưu tầm một số tác phẩm cùng kiểu truyện về thầy lí xử kiện . Bài: Ca dao. Tổ, nhóm sẽ sưu tầm những câu ca dao: - Những câu hát than thân, tình nghĩa. - Ca dao hài hước - Mở đầu bằng miêu tả cảnh thiên nhiên, miêu tả khung cảnh sinh hoạt. - Có hình ảnh so sánh ẩn du. Ứng dụng cụ thể: Bài dạy: Ôn tập Văn học dân gian Thời gian PPCT: tiết 29
  14. Thực hiện ở lớp: 10D4 Năm học: 2011-2012 I- Lý do ứng dụng Sáng kiến kinh nghiệm : Đây là bài ôn tập nhằm củng cố, hệ thống hoá kiến thức Văn học dân gian nên học sinh dễ rơi vào tình trạng nhàm chán nhưng lại là phần hết sức quan trọng bởi trọng tâm ở HK I của chương trình văn 10 – THPT là Văn học dân gian. Căn cứ vào tính chất bài học, nhằm bảo đảm bình diện rộng về mặt kiến thức và thời gian hạn chế trong 1 tiết, tôi đã chọn hình thức cho các tổ thuyết trình và thảo luận để ôn tập. II- Giáo án bài học : 1.Mục tiêu cần đạt: - Củng cố, hệ thống hóa kiến thức về văn học dân gian Việt Nam cho học sinh, nhấn mạnh những vấn đề cần thiết phục vụ kiểm tra, thi cử. - Rèn luyện phương pháp tư duy, kỹ năng nói, viết, phát biểu thảo luận. - Bồi dưỡng tình yêu đối với văn học dân gian. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 2- Chuẩn bị: a) Giáo viên: - Đưa đề tài: gồm 2 phần + Câu hỏi chung: (bắt buộc các tổ cùng thực hiện) Hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học dân gian Việt Nam. + Câu hỏi riêng cho từng tổ: Nêu lên điều tâm đắc của em khi học: Tổ 1: đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” Tổ 2: Truyền thuyết “ An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy Tổ 3: Truyện cổ tích “Tấm Cám” Tổ 4: Truyện cười “Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày” Tổ 5: Những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa Tổ 6: Ca dao hài hước - Hướng dẫn gợi ý: Học sinh cần đọc lại SGK và những bài đã học để thực hiện 2 công việc:
  15. + Hệ thống hóa những kiến thức chung về VHDG, các kiến thức về từng thể loại, đặc biệt là các kiến thức về tác phẩm (hoặc đoạn trích) đã học. có thể dùng hình thức kẻ khung. + Thực hành phân tích tác phẩm VHDG: viết bài văn, nêu cảm xúc suy. nghĩ về những bài được học trong chương trình - Quy định cụ thể về: + Thời gian thuyết trình và trả lời thắc mắc:10 pht/tổ (để các em chủ động viết bài phù hợp) + Đánh giá: sẽ có chấm điểm – lấy vào cột điểm 15 phút. Việc đánh giá chấm điểm sẽ căn cứ vào: Nội dung bài viết (điểm tối đa: 7, giáo viên chọn 3/6 bài để thuyết trình) Thuyết trình sinh động và trả lời thắc mắc tốt (điểm tối đa cho phần nầy là 3 điểm) - Tư vấn nếu học sinh nhờ giúp đỡ. - In sẵn nội dung bài ôn tập để phát cho học sinh vào cuối giờ. b) Học sinh: Chuẩn bị trong thời gian 1 tuần - Tổ trưởng chịu trách nhiệm chung - Tổ trưởng cùng các thành viên bàn bạc thảo luận về những nội dung, những việc phải thực hiện và phân chia công việc cụ thể sẽ góp ý cùng nhau hoàn thành bài thu hoạch chung (tổ trưởng ghi lại bảng phân công để giáo viên có thể kiểm tra đột xuất, tránh tình trạng đùn đẩy cho bạn làm) - Khi học sinh nộp bài thu hoạch, giáo viên đọc chọn ra 3 tổ thuyết trình, các tổ được chọn sẽ cử người thuyết trình. Giáo viên dặn dò thêm những học sinh đại diện tổ thuyết trình (về nội dung bài nói, cách nói, giọng điệu….) để phần trình bày của các em tốt hơn, đồng thời cũng dự trù những tình huống phát sinh để có cách xử lý nhanh chóng phù hợp
  16. c) Phân bố thời gian: - Ổn định trật tự: 1 phút. - Giới thiệu bài ôn tập, cách thức làm việc: 2 phút. - Học sinh trình bày và trả lời thắc mắc: 30 phút. - Giáo viên đánh giá tổng kết: 10 phút - Thời gian co giãn: 2 phút. 3) Tiến hành trên lớp - 3 tổ được chọn lần lượt cử học sinh đại diện lên trình bày và trả lời thắc mắc. Mỗi nhóm sẽ có quỹ thời gian là10 phút. - Giáo viên quản lý, điều khiển quá trình làm việc để giờ học trật tự nhưng hào hứng, có tinh thần xây dựng, vừa phát huy sự tích cực, dân chủ của các em vừa bảo đảm thời gian cho phép và nội dung sư phạm của tiết học. Bên cạnh đó giáo viên sẽ xử lý những tình huống phát sinh (nếu có), nhắc nhở về thời gian, giọng điệu … (khi học sinh thảo luận) - Giáo viên đánh giá, tổng kết, dặn dò và phát cho học sinh bài ôn tập đã in sẵn. 4) Kết quả: - Tiết học đạt 4 mục đích trên (II1) - Học sinh phấn khởi, hào hứng, muốn có thêm nhiều tiết học tương tự. 5) Nội dung bài học phát cho học sinh (giáo viên soạn và in sẵn). ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM I. NỘI DUNG ƠN TẬP: 1. Định nghĩa. 2. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian ( minh họa bằng tác phẩm đã học) -Tính chất truyền miệng. -Tính tập thể hay tính vô danh. -Tính biểu diễn.
  17. 3. Những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam . 4. Hệ thống thể loại. a. Khái quát về các thể loại tác phẩm ( đoạn trích) cụ thể: Truyện dân Câu nói dân Thơ ca dân Sân khấu dân gian gian gian gian ( Học sinh điền thêm vào ô trống ) b. Tác phẩm hoặc đoạn trích tiêu biểu: b1. Truyện dân gian: Tựa đề Tóm tắt Nội dung Nghệ thuật Chiến thắng Mtao Mxây Truyện An Dương và Mị Châu – Trọng Thủy Tấm Cám Tam đại con gà Nhưng nó phải bằng hai mày ( Học sinh điền thêm vào ô trống ).
  18. b2.Thơ ca dân gian: Những câu hát than than, yêu thương tình nghĩa: - Nội dung: + Lời thở than ngậm ngùi, chua xót về thân phận bị phụ thuộc của người phu nữ. + Nỗi niềm thương nhớ người yêu. + Ca ngợi lối sống tình nghĩa, thủy chung của ngưới bình dân xưa. - Nghệ thuật: + Thể thơ. + Cách diễn ý bằng hình ảnh so sánh và ẩn dụ. + Hình thức câu hỏi tu từ. + Cách thể hiện tình cảm kín đáo, sâu sắc; hình ảnh thơ đậm đà màu sắc dân gian, lối nói bóng gió duyên dáng, ý nhị. II. BÀI TẬP ỨNG DỤNG 1.Căn cứ vào tấn bi kịch của Mị Châu – Trọng Thủy trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy , hãy lập bảng và ghi nội dung theo mẫu: Cốt lõi sự Bi kịch được Những chi Kết cục của Bài học rút thật lịch sử hư cấu tiết hoang bi kịch ra đường, kì ảo (Học sinh điền vào ô trống) 2.Trình bày một số câu ca dao nói về : - Chiếc khăn, chiếc áo.
  19. - Nỗi nhớ của những đôi lứa đang yêu. - Biểu tượng cây đa, bến nước – con thuyền, gừng cay – muối mặn. 3. Hãy trình bày một vài bài thơ ( hoặc câu thơ ) của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử dụng chất liệu văn học dân gian để thấy được vai trò của văn học VHDG đối với văn học viết. Ví dụ: - Truyện Kiều (Nguyễn Du). - Thơ HXH (Bánh trôi nước…) - Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm). - Việt Bắc (Tố Hữu). - Truyện cổ nước mình ( Lâm Thị Mỹ Dạ ) 3. “ Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm: từ yếu đuối , thủ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình” ( phần ghi nhớ truyện Tấm Cám). Em hãy phân tích truyện Tấm Cám để làm sáng tỏ điều đó.
  20. KẾT LUẬN Kính thưa quý đồng nghiệp ! Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi rút ra từ thực tế giảng dạy và tham khảo ý kiến của một số đồng nghiệp đi trước. Chưa dám gọi là sáng kiến, kinh nghiệm và cũng vì thời gian có hạn nên chắc chắn việc trình bày còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân tình của quý đồng nghiệp để vấn đề được hoàn thiện và mang tính khả thi hơn. Trân trọng cảm ơn. NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Hà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0