SKKN: Sáng kiến cải tiến việc dạy học diện tích các hình trong chương trình Toán 5 nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập của học sinh
lượt xem 41
download
Mục đích của đổi mới phương pháp là làm thế nào để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động tự giác, luôn trăn trở, tìm tòi, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Dạy học về diện tích các hình trong chương trình Toán 5 cũng cần đạt được mục đích trên. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Sáng kiến cải tiến việc dạy học diện tích các hình trong chương trình Toán 5 nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập của học sinh”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Sáng kiến cải tiến việc dạy học diện tích các hình trong chương trình Toán 5 nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập của học sinh
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SÁNG KIẾN CẢI TIẾN VIỆC DẠY HỌC DIỆN TÍCH CÁC HÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 5 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
- A/ Đặt vấn đề: lí do chọn đề tài: Dạy - học là hai hoạt động có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Cả hai hoạt động này được tiến hành nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Dạy học là một quá trình, dưới tác động chủ đạo của giáo viên, người học tự giác học, tích cực, độc lập nắm vững những tri thức và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng, phát triển năng lức hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy, đồng thời hình thành được những phẩm chất hoạt động trí tuệ, trên cơ sở đó hình thành và phát triển thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức của người công dân, người lao động. Thông qua hoạt động dạy và học, với các vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học, giáo viên và học sinh là các nhân tố trung tâm. Trong đó giáo viên là người giữ vai trò chủ đạo, người tổ chức , điều khiển quá trình dạy học, còn học sinh là người chủ động trong quá trình lĩnh hội những tri thức mới. Giáo viên đóng vai trò là chủ thể tác động của quá trình dạy học, học sinh vừa là khách thể vừa là chủ của quá trình dạy học. Là khách thể nhận thức, học sinh chịu sự tác động của giáo viên trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức; là chủ thể của quá trình nhận thức, học sinh tiếp thu, lĩnh hội tri thức một cách linh hoạt, chủ động, sáng tạo.
- Hoạt động học của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh tích cực hoạt động học tập, chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức đúng đắn. Kết quả học tập của học sinh là thước đo kết quả hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong quá trình dạy học, điểm tập trung là bản thân người học chứ không phải là người dạy, tức là hoạt động dạy học cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, thói quen và năng lực của người học ở các lứa tuổi khác nhau. Trong dạy học nói chung và dạy học môn Toán 5 nói riêng, cần thực sự coi trọng quá trình học của học sinh, tức là coi trọng việc hình thành, phát triển kĩ năng tự học, chủ động tìm ra kiến thức, đáp ứng yêu cầu của thời đại bùng nổ thông tin, tiếp cận kho tàng tri thức ngày càng phong phú của nhân loại. Để đạt được mục đích trên, giáo viên dạy lớp 5 phải nắm được một số đặc điểm của nội dung dạy học Toán lớp 5 đó là: Môn Toán lớp 5 là môn học thống nhất tích hợp các nội dung giáo dục toán học và các nội dung giáo dục khác, với hình học là nội dung trọng tâm, là hạt nhận của môn Toán lớp 5. Nói hình học là nội dung trọng tâm của môn toán lớp 5 vì : + Hình học góp phần chủ yếu vào việc hình thành và phát triển kĩ năng tính toán, một trong những kĩ năng cơ bản của người lao động trong giai đoạn hội nhập hiện nay. + Thời lượng dạy học hình học 30/175 tiết, chiếm 17,1% tổng thời lượng dạy học toán lớp 5.
- Phát huy các kết quả của đổi mới phương pháp dạy học Toán 5 cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp theo định hướng chung là dạy học Toán trên cơ sở giáo viên tổ chức và hướng dẫn, học sinh tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, khuyến khích học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học để vận dụng rồi chiếm lĩnh kiến thức mới góp phần tạo lập hứng thú và tự tin trong học tập toán của các đối tượng học sinh. B/ nội dung: I/ cơ sở lí luận: 1. Vị trí môn Toán ở Tiểu học: Mục tiêu của dạy học Toán ở bậc Tiểu học nhằm giúp học sinh có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các kĩ năng tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng kiến thức trong đời sống. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (nói và viết), cách phát hiện và cách giải quyết các vấv đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập, góp phần bước đầu hình thành phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. 2. Tính tích cực trong học tập: Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Con người không chỉ hưởng thụ những gì sẵn có trong thiên nhiên mà còn chủ động sản xuất ra những của cải vật
- chất cần thiết cho sự sống, sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Từ đây, con người bộc lộ năng lực sáng tạo, khả năng khám phá, tạo ra các nền văn minh ở mỗi thời đại, chủ động cải tiến môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội. Tính tích cực được biểu hiện trong hoạt động của mỗi người 2. Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học: Mục đích của đổi mới phương pháp là làm thế nào để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động tự giác, luôn trăn trở, tìm tòi, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Dạy học về diện tích các hình trong chương trình Toán 5 cũng cần đạt được mục đích trên. Khi đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, những phương pháp đã và đang sử dụng sẽ không đáp ứng với yêu cầu đào tạo nếu không có sự đổi mới về cách thức tiến hành phương pháp. Đổi mới phương pháp không phải là thay thế các phương pháp dạy học cũ bằng một loạt phương pháp dạy học mới. Đổi mới phương pháp là cách thức tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. 3. Nội dung về dạy học diện tích các hình ở lớp 5: - Hình tam giác - Diện tích hình tam giác.
- - Hình thang - Diện tích hình thang. - Hình tròn, đường tròn - Chu vi, diện tích hình tròn. - Hình hộp chữ nhật- Hình lập phương. - Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Tính diện tích của một số hình bằng cách chia hình đã cho thành các hình đã biết cách tính diện tích. II/ Cơ sở thực tiễn: Trong nội dung chương trình môn Toán ở bậc Trung học, học sinh được làm quen với nhiều loại Toán, với nhiều kĩ thuật tính và giải khác nhau, trong đó mạch nội dung về diện tích là kiến thức khó và rất quan trọng. Cái khó của bài học này là hình thành quy tắc tính và rèn luyện kĩ năng thực hành tính. Do đó trong quá trình dạy học, học sinh còn lúng túng trong việc áp dụng từ quy tắc tính vào bài toán cụ thể với các dạng khác nhau. Dạy học sinh về diện tích trong chương trình toán lớp 5 có những đặc điểm khó vì nó đòi hỏi năng lực tổ chức tiếp cận tri thức và rèn luyện kĩ năng một cách linh hoạt, sáng tạo của học sinh trên lớp sao cho phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh. Thực tiễn qua dự giờ, khi dạy học về diện tích, hiện tượng giáo viên áp đặt kiến thức, bắt học sinh ghi nhớ máy móc về kĩ thuật tính, ghi nhớ quy tắc. Kĩ năng vận dụng, kĩ năng tính toán của học sinh phần nào vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. III/ Thực trạng và tình hình:
- 1. Thực trạng: - Thực trạng dạy học nội dung về diện tích các hình trong chương trình Toán 5 năm học qua và năm học 2009 - 2010 ở trường TH số 2 Kiến Giang: + Giáo viên đẫ chú ý giáo dục tính tích cực tự giác và tạo điều kiện cho học sinh cố gắng vươn tới nhưng vẫn chưa đồng đều, chỉ tập trung ở một số đối tượng. + Giáo viên đã kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các PPDH khác nhau, nhưng khi dạy học phần này vẫn chưa kết hợp được hoặc kết hợp chưa nhuần nhuyễn dẫn đến hiệu quả chưa cao. + Phần nào đã biến yêu cầu của dạy học thành nhu cầu nhận thức của người học, song các tình huống nhận thức mà giáo viên đưa ra đôi lúc chưa thật hợp lí và thiếu tính sáng tạo. + Về phát triển khả năng tự học của học sinh, khi dạy nội dung trên, giáo viên đã chú ý song vẫn chưa đưa ra được biện pháp hợp lí để giúp học sinh xây dựng biện pháp tự học, tăng cường các hoạt động tự tìm kiếm tri thức hay ứng dụng tri thức vào cuộc sống. + Dạy học về diện tích các hình trong chương trình Toán lớp 5 hầu hết giáo viên đã chú ý kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân, tuy vậy vẫn còn mang tính hình thức, hiệu quả các hoạt động chưa cao.
- + Các tiết dạy đã chú trọng kĩ năng thực hành, song biện pháp tổ chức thực hành thiếu linh hoạt, nhiều khi lúng túng hoặc rập khuôn máy móc. + Sử dụng thiết bị dạy học trong thiết kế bài dạy và lập kế hoạch bài học còn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh và định hướng cụ thể hơn vì giáo viên sử dụng thiết bị dạy học, học sinh sử dụng dụng cụ học toán còn lúng túng. + Trong kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh đã được chú trong nhưng việc tổ chức đánh giá và tự đánh giá vẫn còn lúng túng. 2. Kết quả đánh giá thông qua dự giờ và sử dụng phiếu điều tra giáo viên trực tiếp dạy lớp 5: * Về nhận thức: + Tìm hiểu về nội dung diện tích các hình trong chương trình SGK Toán 5 và nội dung chương trình trong phạm vi Toán 5: Số người được lấy ý kiến: 2 Số người có nhận thức tốt: 1 đ/c - đạt 50% + Điều tra nhận thức về những định hướng về đổi mới phương pháp dạy học về diện tích các hình nói chung và vận dụng vào việc đổi mới phương pháp dạy học phần kiến thức trong chương trình toán lớp 5: Số người được lấy ý kiến: 2 Số người có nhận thức tốt: 1 Số còn lại nhận thức chưa đầy đủ.
- + Điều tra qua dự giờ giáo viên dạy nội dung về diện tích các hình ở lớp 5 năm học 2009-2010: Số tiết đã dự giờ: 9 tiết/2 giáo viên Xếp loại tốt: 3 tiết đạt 33,3% Xếp loại khá: 4 tiết đạt 44,4% Xếp loại trung bình: 2 tiết đạt 22.2% Chưa đạt yêu cầu: 1 tiết đạt 11,1% + Điều tra học sinh lớp 5 qua khảo sát chất lượng học nội dung về diện tích các hình: Số học sinh dự khảo sát: 67 học sinh Đạt điểm 9-10: 13 em chiếm 19,4 % Đạt điểm 7-8: 32 em chiếm 47,7% Đạt điểm 5-6 : 18 em chiếm 26,9 % Đạt điểm dưới 5: 4 em chiếm 6% Các số liệu điều tra trên cho thấy cần có những giải pháp tích cực trong việc đổi mới cách dạy và đổi mới cách học nhằm nâng cao chất lượng dạy học về diện tích các hình trong chương trình Toán lớp 5 góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán. IV/ Các giải pháp cụ thể: 1. Tập trung chuẩn bị tốt bài dạy: - Tìm hiểu sách giáo khảo Toán 5, sách tham khảo và một số tài liệu có liên quan để xác định mục tiêu dạy cho từng bài học, tiết học. - Xác định nội dung trọng tâm và mức độ dạy học nội dung trọng tâm của tiết học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của Toán 5.
- - Các hoạt động học tập chủ yếu của học sinh và các phương pháp, phương tiện tổ chức dạy để giúp học sinh đạt được mục tiêu của bài học theo năng lực từng đối tượng học sinh. - Tự lập được kế hoạch môn Toán nói chung và kế hoạch dạy học phần diện tích nói riêng. Cái cốt lõi là kế hoạch từng bài phải ngắn gọn, cụ thể và trọng tâm định rõ việc làm của thầy và trò. - Xác định rõ đồ dùng dạy học và hình thức, thời điểm, thời gian sử dụng của giáo viên và học sinh. - Đặc biệt chú ý hoạt động của thầy và trò trong tiết học đó. Chọn và sử dụng các hình thức tổ chức dạy học như thế nào để vừa nhẹ nhàng, vừa mang lại hiệu quả. - Thiết kế bài dạy phải định rõ những kiến thức, những hoạt động và đồng thời định được thời gian của những công việc để hoàn thành mục tiêu. - Trong quá trình thiết kế bài dạy giáo viên cần lưu ý đúng mức đến hệ thống câu hỏi. Câu hỏi phải có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ học sinh, Câu hỏi phải liên quan đến nội dung bài học, tránh những câu hỏi không ăn nhập với nội dung và tiến trình bài học. Cần có những câu hỏi ở những mức độ nhận thức khác nhau. Câu hỏi yêu cầu học sinh hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức. Câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học. Các câu hỏi trên yêu cầu phải sắp xếp từ dễ đến khó. Ví dụ: Thiết kế bài dạy diện tích hình thang I, Mục tiêu: - Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- - Nhớ và vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan. - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tìm tòi, sáng tạo trong học hình học. II, Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng Toán 5 (giáo viên và học sinh). - Bìa ghi sẵn BT1 của tiết trước. - Phiếu học tập khổ to ghi sẵn BT2 (4 phiếu- 4 nhóm) - Máy chiếu đa năng. III, Các hoạt động dạy họcchủ yếu: Kiến thức Hoạt động Hoạt động của giáo viên Thời gian của học sinh 1. Bài cũ: - GV đính bài tập 1 ghi sẵn ở phiếu (3’- 4’) lên bảng.Gọi 1 H thực hiện bài tập, cả lớp theo dõi. - H thực hiện. Gọi H nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét chung, ghi điểm. Gọi 1 H nêu quy tắc tính diện tích - 1 H nêu, lớp hình tam giác. nhận xét. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài- Ghi đề bài - Lấy hộp đồ a/Hình thành dùng.
- công thức * Y/c H chọn hình thang trong hộp đồ - Thực hiện tính diện tích dùng. theo y/c. hình - Theo dõi. thang:(15’- - GV thực hiện chọn hình thang, đính 16’) lên bảng lớp, viết kí hiệu (hình thang nguyên). - Lắng nghe, GV: Cô chia đôi cạnh BC, M là trung theo dõi. điểm của cạnh BC. Nối AM, cắt rời hình tam giác ABM. Ta có hình tứ giác AMCD. A B M D H C - GV đính hình tứ giácAMCD và đính tiếp hình tam giác ABM lên bảng. Y/c - Theo dõi. H chọn hai hình (tứ giác và tam giác)ghép thành hình thang như giáo viên vừa thao tác. GVy/c H từ hình thang này hãy ghép - Ghép hình tam thành hình tam giác giác. A M
- K D H C (B) (A) - GV theo dõi, nhận xét. - GV thực hiện trên bảng lớp, ghi kí hiệu-gọi tên hình tam giác vừa tạo thành. GV: Em có nhận xét gì về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK? (Diện tích bằng nhau) - 1-2 H trả lời GV: Em hãy so sánh chiều cao của hai hình? (chiều cao bằng nhau) GV: Em hãy nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK? - HS suy nghĩ, ( Diện tích hình tam giác ADK = DK AH trả lời. ) 2 -1-2 HS trả lời GV: Mà DK là tổng của hai đoạn thẳng nào?
- (DK là tổng của DC và CK) GV trình chiếu: diện tích hình tam giác DK AH - HS trả lời. ADK là: Mà 2 DK AH ( DC CK ) AH ( DC AB) AH 2 2 2 - GV : CK cũng là đoạn thẳng nào? ( GV trình chiếu tiếp) - Trả lời. - GV: DK là gì của hình thang? (DK là đáy lớn) - Học sinh nêu - GV: Còn AB? (AB là đáy bé) - Vậy ai có thể nêu được cách tính diện tích hình thang ABCD? - GV trình chiếu: Vậy diện tích hình ( DC AB) AH - 1-2 học sinh thang ABCD = 2 nêu - GV: Dựa vào công thức vừa lập em nào có thể nêu được cách tính diện tích hình thang - Học sinh lấy SGK - GV nhận xét - Yêu cầu học sinh lấy SGK – Cho vài học sinh đọc quy tắc, đồng thời GV vẽ hình lên bảng
- b h a - GV trình chiếu: Nếu gọi S là diện tích hình thang; a, b là độ dài các - Học sinh: cạnh đáy; h là chiều cao; em hãy nêu S (a b ) h 2 - Một số học b/ Thực hành công thức tính diện tích hình thang sinh nhắc lại Bài 1: ( 6’) công thức - GV trình chiếu: S (a b) h 2 ( S là diện tích; a, b là độ dài các cạch đáy; h là chiều cao) - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập - GV trình chiếu yêu cầu và phần a) - GV: Em vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang để làm - Học sinh; a là bài tập 1 12 cm, b là 8 Bài 2 ( 5--6’) - GV trình chiếu: a) S (a b ) h cm, h là 5 cm 2 - Thực hiện - GV: Độ dài hai đáy lần lượt là bao theo y/c. nhiêu? (chỉ vào hình), chiều cao là bao nhiêu? - GV trình chiếu các số liệu lên hình
- thang - Học sinh làm - GV: Em thay số liệu vào công thức trên giấy nháp - GV ghi bài tập học sinh vừa nêu - 1 học sinh làm * Yêu cầu học sinh lên làm bài tiếp ở bảng lớp bài tập 2 trên giấy nháp - Nhóm 6 - Đối chiếu, chữa bài -HS: Có 1 cạnh - Học sinh hoạt động nhóm bên vuông góc + Lưu ý học sinh: phần b) là hình với 2 đáy thang vuông - Chiều cao - GV: hình thang vuông có đặc điểm chính là cạnh gì? bên vuông góc với 2 đáy - GV: Em nào có nhận xét gì về chiều cao của hình vuông? - Học sinh nhận - GV: Khi hoạt động nhóm, nhóm nhiệm vụ trưởng cần lưu ý cho các bạn nêu - Học sinh làm được, chỉ được độ dài cạnh đáy và bài chiều cao - GV giao nhiệm vụ cho hai nhóm
- - GV chốt thời gian Bài 3 (8-10’) - GV đính 2 bài đại diện lên bảng - Gọi học sinh nhận xét (chữa bài a - Đáy lớn = trước) 110m, đáy bé = 90,2m, - GV chốt chiều cao = * Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập TBC của đáy - GV: Bài toán cho biết gì? lớn và đáy bé. - Tính diện tích thửa ruộng - Đáy lớn, đáy bé, chiều cao - GV: Bài toán yêu gì? - GV: Muốn tính được diện tích thửa - Lấy đáy lớn ruộng hình thang này ta phải biết cộng đáy bé những yếu tố nào? chia 2 - GV: Chiều cao của hình thang này - Học sinh làm là bao nhiêu? vở - GV: Làm thế nào để tính được chiều - 1 học sinh làm cao? ( Ghi tóm tắt) bảng phụ - Yêu cầu học sinh làm vở - 1 Học sinh làm bảng phụ - Đối chiếu, chữa bài tập
- Bài giải Chiều cao của hình thang là: (110 + 90,2 ) : 2 = 100,1 (m) Diện tích thửa ruộng hình thang là: - Học sinh trả 3. Củng cố, (110 +90,2) X 100,1 : 2 = 10020,01 lời dặn dò (m2) - Học sinh nêu Đáp số: 10020,01 m2 - Học sinh trả - GV: Chúng ta vừa học xong bài gì? lời - GV: Ai có thể nêu lại công thức tính diện tích hình thang - GV: Muốn tính diện tích hình thang - Học sinh lắng ta làm thế nào? nghe - (GV đọc bài thơ tính diện tích hình thang) 2. Nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học trong dạy diện tích các hình: Thật vậy, các phương tiện dạy học hỗ trợ không nhỏ đến hiệu quả khi sử dụng phương pháp dạy học tiểu học. Điều này phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất và các đồ dùng dạy học ở mỗi nhà trường. Giáo viên cần chú ý sử dụng tối đa các phương tiện dạy học hiện có để giờ học đạt hiệu quả cao về chất lượng. Đồ dùng trực quan luôn
- gắn liền với phương pháp dạy học ở tiểu học. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học trong dạy diện tích các hình trrong chương trình Toán 5, GV cần lưu ý những vấn đề sau; - Giáo viên cần khai thác triệt để bộ đồ dùng dạy học dùng cho toán 5. Nghiên cứu và sử dụng tối đa hiệu quả bộ đồ dùng dành cho giáo viên và học sinh. Qua các tiết thao giảng, sinh hoạt chuyên môn, giáo viên cùng nhau trao đổi, vận dụng các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với hoạt động sử dụng đồ dùng Toán 5. - Vận dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng một cách nhạy bén, linh động, song không quá lạm dụng trong các tiết lên lớp; qua sử dụng đồ dùng, hình thành cho học sinh kĩ năng tự học, phát huy tính sáng tạo, tìm tòi qua việc sử dụng đồ dùng. 3. Nâng cao hiệu quả, chất lượng các hình thức hoạt động học tập trên lớp: Chọn và tổ chức các hình thức học tập trên lớp phù hợp với điều kiện và phương tiện dạy học là một trong những giải pháp thực hiện nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập; ngoài ra, khi các hình thức tổ chức dạy học thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các phương pháp dạy học . Nếu như hình thức tổ chức dạy học chủ yếu hiện nay là hình thức lớp-bài, gắn liền với hình thức này giáo viên thường sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau trong giờ lên lớp như thuyết trình, trực quan, vấn đáp, thực hành, nêu vấn đề, kiểm tra.....thì khi hình thức dạy học thay đổi, như thảo luận nhóm, tự học cá nhân lúc đó phương pháp dạy học phù hợp là luyện tập, làm việc độc lập với sách.
- Hình thức tổ chức thường được sử dụng khi dạy về diện tích các hình trong chương trình Toán 5 là hình thức tổ chức dạy học theo nhóm: * Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm: - Dạy học theo nhóm là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được khuyến khích thảo luận và hướng dẫn làm việc hợp tác với nhau. - Hoạt động nhóm là hoạt động tích cực đem lại cho học sinh cơ hội được sử dụng các kiến thức và kĩ năng mà các em được lĩnh hội và rèn luyện, hoạt động nhóm giúp các em luyện và phát triển năng lực làm việc. - Dạy học theo nhóm giáo viên sẽ có dịp tập trung các kinh nghiệm và sự sáng tạo của học sinh trong học tập. Để tổ chức có hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học về diện tích các hình ở chương trình Toán lớp 5, giáo viên cần căn cứ vào nội dung kiến thức của bài để chọn số lượng học sinh trong một nhóm. Ví dụ: Khi dạy bài Diện tích hình tam giác + Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm 4 để thực hiện thao tác cắt ghép hình tam giác thành hình chữ nhật. + Học sinh dựa theo cách tính diện tích hình chữ nhật để hình thành cách tính diện tích hình tam giác. Sau khi hoạt động nhóm, giáo viên gọi đại diện nhóm trình bày kết quả, lớp nhận xét bổ sung để rút ra cách tính diện tích hình tam giác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu Tiếng Anh ở trường THCS
13 p | 2289 | 383
-
SKKN: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái
18 p | 1431 | 160
-
SKKN: Sử dụng hình ảnh động vào giảng dạy phần nguyên lí làm việc của một số hệ thống trong phần động cơ đốt trong, môn Công nghệ 11
15 p | 386 | 74
-
SKKN: Một số biện pháp chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ ở trường mầm non
12 p | 575 | 68
-
SKKN: Cải tiến một số ký thuật để thực hiện thành công các thí nghiệm trong bảy bài thực hành bắt buộc của môn Hóa học lớp 9
24 p | 385 | 52
-
SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng đặt câu cho học sinh lớp 2 trong phân môn Luyện từ và câu
20 p | 633 | 37
-
SKKN: Truyện cười và việc phân tích truyện cười trong trường phổ thông
22 p | 335 | 35
-
SKKN: Nâng cao công tác quản lý, chỉ đạo ở trường Tiểu học số 1 Sen Thuỷ
14 p | 371 | 34
-
SKKN: Hiệu trưởng với công tác xây dựng kế hoạch năm học ở trường Trung học Phổ thông Hòa Hưng
13 p | 180 | 22
-
SKKN: Góp phần rèn luyện sự sáng tạo cho học sinh lớp 12 trường THPT Số 2 TP Lào Cai trong giờ đọc - hiểu tác phẩm Văn học
15 p | 225 | 16
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xây dựng kế hoạch năm học ở Trung tâm GDTX huyện Bảo Yên-Lào Cai
14 p | 170 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp cải tiến tổ chức thao giảng, chuyên đề, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường để nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên
29 p | 138 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn