YOMEDIA
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
SKKN: Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình
63
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Nội dung của đề tài gồm Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình. Cách thức cải tiến bằng việc sử dụng Niên biểu trong đổi mới kiểm tra. Một số dạng câu hỏi khai thác Niên biểu lịch sử trong kiểm tra, đánh giá.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình
- Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình PHẦN I/ ĐẶT VẤN ĐỀ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, trong những năm qua, Bộ GD & ĐT đã tập trung chỉ đạo đổi mới các hoạt động này nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường trung học. Thực hiện chủ trương chung của Bộ GD &ĐT và những hướng dẫn của Sở GD &ĐT Thanh Hóa về đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử. Trong những năm qua ở trường THPT Ba Đình tôi đã mạnh dạn áp dụng các cách thức đổi mới kiểm tra, đánh giá để nhằm thúc đẩy chất lượng dạy học bộ môn. Một trong những cách thức đó là chúng tôi sử dụng Niên biểu lịch sử với các sự kiện có sẵn để học sinh tự tra, dò tìm, từ đó có rút ra những nhận xét, đánh giá về một sự kiện, hiện tượng lịch sử, quy luật lịch sử, hoặc một nhân vật lịch sử... Qua quá trình sử dụng Niên biểu lịch sử, tôi đã đúc rút được những kinh nghiệm khi áp dụng vào kiểm tra, đánh giá cũng như quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm tôi xin nêu ra những kinh nghiệm đó, với mong muốn được trao đổi nhiều hơn nữa với đồng nghiệp và bạn đọc. 1
- Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình PHẦN II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình. Xuất phát từ thực tế dạy học và kiểm tra môn lịch sử ở trường THPT Ba Đình, tôi nhận thấy trong các tiết kiểm tra định kỳ, mặc dù tôi quy định học sinh không được sử dụng tài liệu trong khi làm bài. Nhưng số học sinh vi phạm rất nhiều. Bên cạnh đó, tôi tiến hành điều tra 526 học sinh lớp 12 ở trường THPT Ba Đình, có tới 90% học sinh trả lời việc các em ngại học môn lịch sử là do môn lịch sử khó học, khó nhớ và nhiều số liệu, ngày tháng, thi cử nặng nề. Đặc biệt việc học sinh lựa chọn môn lịch sử để thi THPT Quốc gia là rất ít: 19/526 học sinh (chiếm 3%). Tình trạng đó, xuất phát từ những nguyên nhân sau: Trước hết, từ hoạt động đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông chưa mang lại hiệu quả cao. Truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết, số liệu, sự kiện, giáo viên chưa có cách truyền thụ kiến thức sinh động, thường là yêu cầu học sinh ghi nhớ các con số khô khan, mà chưa biết làm cho học sinh thấy được mối quan hệ logic của các con số, các sự kiện lịch sử trong một không gian, thời gian lịch sử nhất định. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng, việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức, ghi nhớ do đó học sinh nhàm chán, ngại học. 2
- Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình Khâu biên soạn đề kiểm tra chưa được giáo viên vận dụng đúng quy trình, còn nặng về kiến thức hàn lâm, sách vở, áp đặt tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Từ những hạn chế đó dẫn đến tâm lý học sinh, phụ huynh rất “sợ” môn lịch sử, do đó cảm tình về bộ môn bị suy giảm theo, vị thế môn lịch sử ở các nhà trường không được chú trọng. 2. Cách thức cải tiến bằng việc sử dụng Niên biểu trong đổi mới kiểm tra, đánh giá môn lịch sử. 2.1. Thay đổi tư duy, nhận thức của giáo viên về đổi mới kiểm tra, đánh giá môn lịch sử. Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay “đổi mới kiểm tra, đánh giá được xác định là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục”. Đối với môn lịch sử giáo viên phải nắm vững quan điểm việc kiểm tra, đánh giá học sinh để đảm bảo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Do đó, đòi hỏi giáo viên đầu tư biên soạn đề kiểm tra phải chú ý đến tỉ lệ % các mức độ trong đề ra, (VD: 30% nhận biết, 30% thông hiểu, 20% vận dụng thấp, 20% vận dụng cao). Trong đó, cần chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh, kiểm tra xem các em đã đạt được kĩ năng gì trong quá trình học tập cũng như năng lực ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống ra sao. Tạo điều kiện để học sinh được bày tỏ quan điểm, nhận thức, thái độ, tình cảm của bản thân trước những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử...Bên cạnh đó, đưa ra các giải pháp để giải quyết những vấn đề của thực tiễn xã hội và cuộc sống hàng ngày. Mặt khác, một trong những yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá môn lịch sử đang được quan tâm đó là thay đổi dần cách thức kiểm tra theo hướng “đóng”, áp đặt một chiều (chỉ quan tâm đến kiến thức trong sách giáo khoa, đòi hỏi học sinh nắm vững kiến thức sách vở) như trước đây sang cách thức ra đề kiểm tra, đánh giá theo hướng “mở” (chú ý nhiều hơn đến kiểm tra, đánh giá năng lực của học sinh). 3
- Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình 2. 2. Các bước tiến hành. Bước 1: Lập Niên biểu lịch sử Tôi lựa chọn các sự kiện chính, tiêu biểu, cơ bản trong SGK để tiến hành lập một Niên biểu lịch sử về các sự kiện tương ứng với các mốc thời gian (phụ lục kèm theo). Sau đó, đầu năm học tôi poto cho mỗi học sinh một bản và coi đây là một trong những tài liệu học tập, cho phép các em sử dụng trong kiểm tra, đánh giá như tập Atlat của môn Địa lý hoặc Bảng tuần hoàn các nguyên tố của môn Hóa học. Khi học sinh có được Niên biểu lịch sử trong tay các em không còn lo sợ phải học thuộc, ghi nhớ các sự kiện, ngày tháng nữa. Nhiệm vụ này đã có trong Niên biểu lịch sử, khi cần đến các sự kiện, ngày tháng các em có thể đem ra tra cứu. Như vậy, ở đây chúng tôi đã giải quyết được một vấn đề then chốt mà học sinh “ngại” học môn lịch sử. Bước 2: Tổ chức ra đề kiểm tra, đánh giá dựa trên Niên biểu lịch sử Về nguyên tắc: Mặc dù học sinh đã có bảng Niên biểu lịch sử trong tay, nhưng giáo viên phải giữ vững nguyên tắc khi biên soạn câu hỏi đảm bảo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Tuy nhiên, trật tự các mức độ trong câu hỏi có thể không tuân thủ theo quy luật nào. Đồng thời phải tương ứng với tỉ lệ điểm ở các mức độ, trên cơ sở đó xây dựng ma trận phù hợp. Về kĩ thuật ra đề: Có thể ở mỗi câu hỏi là một mức độ yêu cầu kiến thức. Nhưng cũng có thể trong một câu có nhiều yêu cầu mức độ kiến thức khác nhau. Việc sử dụng Niên biểu lịch sử phải có hiệu quả, tránh việc tra cứu sự kiện, ngày tháng nhàm chán, khô khan. Mà từ những sự kiện, ngày tháng đó, giáo viên phải yêu cầu học sinh tìm thấy được mối quan hệ, tính logic, hoặc liên quan đến nhân vật lịch sử, hiện tượng lịch sử, sự phát triển của lịch sử, để kích thích tư duy phân tích, so sánh, khám phá và khả năng vận dụng của các em... Về tiến hành kiểm tra: Học sinh được phép sử dụng Niên biểu lịch sử trong quá trình làm bài. Chúng ta cần lưu ý cho học sinh là: bảng Niên biểu 4
- Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình lịch sử do giáo viên cung cấp đầu năm, không có sự sửa chữa, tẩy xóa, hoặc điền thêm, viết thêm các ký hiệu, ký tự khác. 3. Một số dạng câu hỏi khai thác Niên biểu lịch sử trong kiểm tra, đánh giá. 3.1. Dạng câu hỏi điền sự kiện tương ứng với các mốc thời gian: Đây là dạng câu hỏi: +Vế 1: Yêu cầu học sinh tìm trong Niên biểu lịch sử sự kiện tương ứng với các mốc thời gian. +Vế 2: Yêu cầu học sinh tìm ra quy luật, hiện tượng, nhân vật lịch sử... gắn liền với các sự kiện đó. +Vế 3: Yêu cầu học sinh vận dụng. Ví dụ: Về Lịch sử Việt Nam a. Hoàn thành sự kiện tương ứng với các mốc thời gian sau: Thời gian Sự kiện Tháng 6/1925 Từ ngày 6/1 đến 8/2/1930 Từ ngày 10 đến 19/5/1941 b. Những sự kiện lịch sử trên có liên quan trực tiếp đến nhân vật lịch sử nào? Hiện nay ở các trường THPT có những phong trào thi đua gì liên quan đến nhân vật lịch sử đó? Với trách nhiệm của một học sinh, bản thân em đã có những hành động gì để hưởng ứng phong trào thi đua đó? 3.2. Dạng câu hỏi điền các mốc thời gian tương ứng với sự kiện Đây là dạng câu hỏi: +Vế 1: Yêu cầu học sinh tìm trong Niên biểu lịch sử các mốc thời gian tương ứng với sự kiện. +Vế 2: Yêu cầu học sinh tìm ra mối quan hệ logic giữa các sự kiện đó. +Vế 3: Yêu cầu học sinh thông hiểu một sự kiện tiêu biểu. Ví dụ: Cho bảng thống kê sau: Thời gian Sự kiện Nhật đầu hàng Đồng minh Hội nghị toàn quốc của Đảng Đại hội quốc dân Tân Trào 5
- Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình Cách mạng tháng Tám thành công Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa thành lập a. Sử dụng bảng Niên biểu lịch sử để điền thời gian tương ứng với các sự kiện lịch sử trên. b. Làm rõ mối quan hệ của các sự kiện lịch sử đó. c. Theo em đâu là sự kiện nhân dân ta góp phần vào thắng lợi chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nêu ý nghĩa của sự kiện đó. 3.3. Dạng câu hỏi sắp xếp lại các mốc thời gian tương ứng với các sự kiện Đây là dạng câu hỏi: Giáo viên cung cấp một bảng biểu, trong đó các mốc thời gian và sự kiện sắp xếp lộn xộn. +Vế 1: Yêu cầu học sinh tìm trong Niên biểu lịch sử để sắp xếp lại cho đúng. +Vế 2: Yêu cầu học sinh tìm ra nội dung (hoặc hiện tượng lịch sử, quy luật lịch sử...) gắn liền với các sự kiện đó. +Vế 3: Yêu cầu học sinh thông hiểu về 1 sự kiện nào đó. Ví dụ 1: a. Dựa vào Niên biểu lịch sử hãy sắp xếp lại các sự kiện lịch sử sao cho đúng với các mốc thời gian: Thời gian Sự kiện Ngày 4/4/1949 Mở đầu chiến tranh lạnh Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945 Thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava Tháng 5/1955 Thành lập khối quân sự NATO Ngày 12/3/1947 Chiến tranh lạnh kết thúc Tháng 12/1989 Hội nghị Ianta b. Những sự kiện lịch sử trên thể hiện về nội dung gì của lịch sử thế giới hiện đại. Trình bày hoàn cảnh, nội dung của sự kiện thiết lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Ví dụ 2: a. Dựa vào Niên biểu lịch sử hãy sắp xếp lại các sự kiện lịch sử sao cho đúng với các mốc thời gian: Thời gian Sự kiện Ngày 17/8/1945 Lào tuyên bố độc lập Ngày 2/9/1945 Indonexia tuyên bố độc lập 6
- Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình Ngày 12/10/1945 Việt Nam tuyên bố độc lập Ngày 1/10/1949 Cách mạng Trung Quốc thắng lợi Ngày 26/1/1950 Ấn Độ giành độc lập hoàn toàn b. Những sự kiện lịch sử trên có điểm gì giống nhau? Sự kiện nào đánh dấu ra đời nhà nước côngnông đầu tiên ở Đông Nam Á? Trình bày một số nét về sự ra đời của nhà nước đó. 3.4. Dạng câu hỏi tìm trong Niên biểu lịch sử để quy các sự kiện lịch sử về các nhóm sự kiện sắp xếp lại các mốc thời gian tương ứng với các sự kiện Đây là dạng câu hỏi: +Vế 1: Yêu cầu học sinh tìm trong Niên biểu lịch sử những sự kiện, nhóm sự kiện liên quan với nhau để quy về một chủ đề +Vế 2: Yêu cầu học sinh thông hiểu và vận dụng 1 sự kiện nào đó. VD: Dựa vào Niêu biểu lịch sử a. Tìm ra các sự kiện thể hiện thắng lợi về ngoại giao của nhân dân ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. b. Đâu là sự kiện thể hiện thắng lợi to lớn của nhân dân 2 miền Nam – Bắc? Nêu ý nghĩa của sự kiện đó. 4. Tiến hành thực nghiệm. Qua quá trình dạy học, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 12A và lấy lớp 12D làm đối chứng. Đây là hai lớp có sĩ số ngang nhau, đều là những lớp không theo định hướng khối C. Cách thức thực nghiệm: + Lớp 12A: Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá bằng cách sử dụng Niên biểu lịch sử. +Lớp 12D: Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra theo lối truyền thống (không sử dụng Niên biểu lịch sử, câu hỏi ra chủ yếu theo hướng “luận” ở mức độ nhận biết và thông hiểu). Kết quả thực nghiệm: +Kết quả lấy phiếu điều tra: 90% học sinh của lớp 12A trả lời hài lòng với cách kiểm tra mới và không còn ngại học môn lịch sử. Ngược lại 70% học 7
- Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình sinh lớp 12D trả lời ngại học môn lịch sử và không hài lòng với cách kiểm tra truyền thống. + Bảng kết quả điểm số/1 bài kiểm tra 1 tiết: Đối tượng Lớ Sĩ Điểm p số 0 > 3.5 3.5 > 5 5 > 6.5 6.5 > 8.0 8.0 10 SL % SL % SL % SL % SL % Thực 12A 45 2 4.4 5 11.2 6 13.4 18 40.0 14 31.0 nghiệm Đối chứng 12D 45 5 11.2 7 15.5 16 35.5 12 26.6 5 11.2 +Kết quả thể hiện bằng biểu đồ: 45 40 40% 35 35.5% 30 31% 26.6% 25 12A 20 12D 15 15.5% 13.4% 11.2% 11.2% 11.2% 10 5 4.4% 0 3.5 5 6.5 8 10 Điểm Từ kết quả trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: + Phổ điểm của lớp 12A tăng dần và tập trung nhiều nhất ở học sinh đạt điểm khá (chiếm 40%), giảm ở học sinh giỏi (31%). + Phổ điểm của lớp 12D tăng dần và tập trung nhiều nhất ở tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình (35.5%) và giảm dần ở học sinh khá (26.6), giỏi (11.2). 8
- Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình > Như vậy, sử dụng Niên biểu lịch sử trong đổi mới kiểm tra, đánh giá là có tính khả thi. PHẦN III/ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Trước thực trạng dạy và học lịch sử hiện nay, thì việc đổi mới kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng, góp phần thúc đẩy chất lượng bộ môn, nâng cao vị thế của môn lịch sử trong hệ thống giáo dục phổ thông. Trong đó quá trình thực hiện đổi mới về kiểm tra, đánh giá bằng cách sử dụng Niên biểu lịch sử, tôi nhận thấy đây là cách làm có nhiều tác dụng. Đặc biệt, nó thúc đẩy giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng các phương pháp dạy học mới, tiến bộ, sử dụng phương tiện hiện đại, tăng cường vận dụng, liên hệ thực tiễn, phát hiện, bồi dưỡng các kĩ năng của học sinh...Bên cạnh đó, đối với học sinh sẽ góp phần làm giảm áp lực của việc ghi nhớ một cách máy móc, tăng khả năng sáng tạo, khả năng phân tích, tư duy logic, kĩ năng vận dụng... Qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin mạnh dạn đề xuất với Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT Thanh Hóa cần tổ chức biên soạn Niên biểu lịch sử để phát hành thống nhất trong cả nước, coi đây là tài liệu học tập của học sinh, cho phép học sinh được sử dụng Niên biểu lịch sử trong các kỳ thi có tính chất Quốc gia. Trong quá trình áp dụng sáng kiến cũng như trình bày sáng kiến, tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, hoặc chưa nhìn nhận hết các góc cạnh của vấn đề. Rất mong sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc. 9
- Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình Xin chân thành cảm ơn! Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2015 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, ĐƠN VỊ không sao chép nội dung của người khác. Tác giả Nguyễn Tuấn Anh Lê Hoàng Tuấn PHỤ LỤC NIÊN BIỂU LỊCH SỬ VIỆT NAM Thời gian Sự kiện 18/6/1919 Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến Hội nghị Véc xai 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương của Lênin 12/1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp 6/1925 Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thành lập 25/12/1927 Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập 17/6/1929 Tân Việt Cách mạng Đảng thành lập 8/1929 Đông Dương Cộng sản Đảng thành lập 9/1929 An Nam Cộng sản Đảng thành lập Từ 6/1>8/2/1930 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 9/2/1930 Khởi nghĩa Yên Bái 12/9/1930 Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên Nghệ An 10/1930 Hội nghị lần thứ nhất BCHTW lâm thời của Đảng 3/1935 Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương 7/1936 Hội nghị BCH TW Đảng cộng sản Đông Dương 11/1939 Hội nghị BCH TW Đảng cộng sản Đông Dương 11/1940 Hội nghị BCH TW Đảng cộng sản Đông Dương Từ 10>19/5/1941 Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 8 10
- Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình 19/5/1945 Mặt trận Việt Minh thành lập 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp 15/8/1945 Nhật đầu hành Đồng minh 14, 15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng 16, 17/8/1945 Đại hội quốc dân Tân Trào 19/8/1945 Hà Nội giành chính quyền 23/8/1945 Huế giành chính quyền 25/8/1945 Sài Gòn giành chính quyền 2/9/1945 Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa thành lập 6/3/1946 Ký kết Hiệp định Sơ bộ 14/9/1946 Ký kết bản Tạm ước 19/12/1946 Kháng chiến toàn quốc bùng nổ 19/12/1947 Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi 16/9/1950 Mở đầu Chiến dịch Biên giới 7/5/1953 Pháp và Mĩ thông qua kế hoạch Nava 7/5/1954 Chiến thắng Điện Biên Phủ 21/7/1954 Ký kết Hiệp định Giơnevơ 17/1/1960 Phong trào Đồng khởi 20/12/1960 Mặt trận DTGP miền Nam thành lập 2/1/1963 Chiến thắng Ấp Bắc 18/8/1965 Chiến thắng Vạn Tường 31/1/1968 Mở đầu Cuộc tiến công chiến lược Xuân Mậu Thân 1968 5/8/1964 Mĩ gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ lấy cớ ném bom miền Bắc 1/11/1968 Mĩ ngừng ném bom phá hoại miền Bắc lần thứ nhất 13/5/1968 Mở đầu Hội nghị Pari 6/6/1969 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam thành lậ p 21/2>23/3/1970 Việt Nam và Lào mở chiến dịch Đường 9 Nam Lào 30/3/1972 Cuộc tiến công chiến lược 1972 18 >29/12/1972 Mĩ tập kích bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng 27/1/1973 Ký kết Hiệp định Pari 10/3/1975 Giải phóng Tây Nguyên 25/3/1975 Huế giải phóng 29/3/1975 Đà Nẵng giải phóng 30/4/1975 Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 11
- Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình NIÊN BIỂU LỊCH SỬ THẾ GIỚI Thời gian Sự kiện 4 đến 11/2/1945 Hội nghị Ianta 24/5 đến 26/6/1945 Hội nghị thành lập Liên Hợp Quốc 24/10/1945 Hiến Chương LHQ có hiệu lực 17/8/1945 Indonexia tuyên bố độc lập 12/10/1945 Lào tuyên bố độc lập 12/3/1947 Mĩ phát động chiến tranh lạnh 6/1947 Mĩ đề ra kế hoạch Mác san 15/8/1947 Ấn Độ bị chia làm 2 quốc gia 4/1949 Mĩ thành lập khối NATO 8/1/1949 Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế SEV 1/10/1949 Cách mạng Trung Quốc thắng lợi 26/1/1950 Ấn Độ tuyên bố độc lập 8/9/1951 Ký kết Hiệp ước An ninh Mĩ Nhật 25/6/1950 Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ 27/7/1953 Hiệp ước đình chiến 2 miền Triều Tiên 9/11/1953 Pháp ký hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia 14/5/1955 Thành lập khối quân sự Vacsava 25/3/1957 Thành lập khối thị trường chung châu Âu 1/1/1959 Cách mạng Cuba thắng lợi “Năm 1960” Năm châu Phi 8/8/1967 Thành lập tổ chức ASEAN 18/3/1970 Mĩ tiến hành đảo chính ở Campuchia 21/2/1973 Mĩ và tay sai buộc phải ký Hiệp định Viêng Chăn 2/12/1975 Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thành lập 17/4/1975 Thủ đô Phnompenh giải phóng 7/1/1979 Chế độ Khơme đỏ sụp đổ 2/1976 Hội nghị cấp cao Bali 12
- Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình Tháng 12/1978 Trung Quốc thực hiện đường lối cải cách Tháng 7/1984 Brunây gia nhập ASEAN Tháng 3/1985 Liên Xô thực hiện đường lối cải tổ 12/1989 Chiến tranh lạnh chấm dứt 23/10/1991 Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết. 21/12/1991 Thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập SNG 25/12/1991 Liên bang Xô viết sụp đổ 28/7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN 23/7/1997 Lào và Miama gia nhập ASEAN 30/4/1999 Campuchia gia nhập ASEAN 1/1/1999 Phát hành đồng Ê RÔ 20/5/2002 Đông Timo tuyên bố độc lập 11/2007 Ký kết Hiến chương ASEAN 20/9/1977 Việt Nam gia nhập LHQ 13
- Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình MỤC LỤC Trang I/ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1. Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường 2 THPT Ba Đình 2. Cách thức cải tiến bằng việc sử dụng Niên biểu trong đổi mới kiểm 3 tra 2.1. Thay đổi tư duy, nhận thức của giáo viên về đổi mới kiểm tra, 3 đánh giá môn lịch sử 2. 2. Các bước tiến hành. 3 3. Một số dạng câu hỏi khai thác Niên biểu lịch sử trong kiểm tra, đánh 4 giá 4. Tiến hành thực nghiệm. 7 PHẦN III/ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 9 PHỤ LỤC 14
![](images/graphics/blank.gif)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
![](images/icons/closefanbox.gif)
Báo xấu
![](images/icons/closefanbox.gif)
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)