SKKN: Một số biện pháp chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ ở trường mầm non
lượt xem 68
download
Với sự phát triển của xã hội hiện nay, đời sống nhân dân ngày càng cao. Vì vậy, trẻ em không dừng lại ở việc ăn no, mà trẻ phải được ăn ngon, ăn đủ chất dinh dưỡng hợp lý. Việc cải tiến món ăn cho trẻ ở trường mầm non cần phải ngon, hấp dẫn với trẻ, hợp vệ sinh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ ở trường mầm non giúp giáo viên có thêm nhiều tư liệu chế biến món ăn cho trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ ở trường mầm non
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHẾ BIẾN CÁC MÓN ĂN TỪ TÔM CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 1
- I. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI: A. Tóm tắt: Như Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan” Vì vậy, công việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu của trẻ là nhiệm vụ của toàn dân, từ nhà trường đến toàn xã hội. Trong thực tế, ở tuổi mầm non, đây là giai đoạn phát triển mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ, đặc biệt sự phát triển về thể lực nếu chăm sóc sức khoẻ không đầy đủ, dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ giúp trẻ khoẻ mạnh và phát triển hoàn chỉnh là vấn đề cấp bách hàng đầu trong thực tế ở tuổi mầm non giai đoạn này, trẻ chưa có kinh nghiệm hiểu biết ý thức đầy đủ về chăm sóc sức khoẻ vệ sinh dinh dưỡng nên trẻ chỉ ăn theo nhu cầu sở thích của bản thân, còn ăn gì? ăn như thế nào? hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình và nhà trường. Với sự phát triển của xã hội hiện nay, đời sống nhân dân ngày càng cao. Vì vậy, trẻ em không dừng lại ở việc ăn no, mà trẻ phải được ăn ngon, ăn đủ chất dinh dưỡng hợp lý. Việc cải tiến món ăn cho trẻ ở trường mầm non cần phải ngon, hấp dẫn với trẻ, hợp vệ sinh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ ở trường mầm non”. Để thực hiện được các biện pháp chế biến món ăn từ tôm cho trẻ ở trường mầm non cho đạt kết quả thì cô nuôi phải xây dựng thực đơn, biết lựa chọn, phối hợp các loại thực phẩm sao cho cân đối, phù hợp, thực phẩm phải tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm phải biết rõ nguồn gốc, ký kết an toàn thực phẩm có tính pháp lý. Chế biến món ăn từ tôm phải đảm bảo đủ lượng, đủ chất. Không những thế, trẻ còn được phải ăn đảm bảo đủ 3 ngon: “Ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng”. Từ đó, giúp trẻ ăn hết suất, trẻ tăng cân, giúp trẻ có cơ thể khoẻ mạnh và phát triển toàn diện. Trong thực tế, quan sát trẻ ăn tôi thấy cùng một món ăn khi chế biến nếu vị quá nhạt hoặc quá mặn không có mùi vị đặc trưng, bữa ăn đó trẻ ăn rất ít. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu tìm ra một số biện phápgiải pháp chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ ở trường mầm non. Nghiên cứu này được tiến hành trên 2 lớp: 5A3 và 5A2 ở trường Mầm non Cát Bi, quận Hải An, Hải Phòng. Hai lớp này có số lượng cháu tương đương nhau về số lượng, giới tính, sức khỏe. Nhóm 1 (Lớp 5A3) : lớp này là lớp thực nghiệm gồm có 7 cháu nam và 8 cháu nữ. 1. Nguyễn Hoàng An 1. Bùi Duy Cường 2
- 2. Nguyễn Hà Linh 2. Trần Gia Bảo 3. Đỗ Mai Linh 3. Nguyễn Dương Lân 4. Vũ Thu Thảo. 4. Bùi Công Minh 5. Phạm Minh Phương 5. Đặng Thái Nam 6. Nguyễn Mai Vy 6. Nguyễn Văn Nam 7. Lê Hà Vy 7. Lê Văn Sơn 8. Nguyễn Mai Vinh * Nhóm 2 (Lớp 5A2) : lớp này là lớp đối chứng gồm 8 cháu nam và 7 cháu nữ: 1. Phạm Bảo An 1. Đỗ Quang Anh 2. Nguyễn Lan Anh 2. Nguyễn Việt Anh 3. Bùi Phương Anh 3. Lê Tuấn Hưng 4. Lê Mai Hoa 4. Đỗ Việt Hoàng 5. Hoàng Thu Hà 5. Hoàng Duy Minh 6. Phạm Hà My 6. Lê Minh Tuấn 7. Vũ Diệu Kha 7. Hoàng Tuấn Nam 8. Bùi Mạnh Vinh Nhóm thực nghiệm được thực hiện biện pháp thay thế khi chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ mầm non. Kết quả cho ta thấy hầu hết trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, nhiều trẻ tăng cân, thích ăn món ăn chế biến từ tôm. Từ đó chứng minh rằng việc chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ mầm non là một điều cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ mầm non. B. Giới thiệu. 1. Tìm hiểu hiện trạng. Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của dinh dưỡng, đó là nhu cầu cần thiết không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. Ở trẻ, cơ thể đang phát triển mạnh cần nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Vì vậy, là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, tôi luôn có ý thức trong công việc phải đảm bảo VSATTP, biết phối hợp các loại thực phẩm nắm chắc khẩu phần ăn và định lượng thức ăn của trẻ trong từng độ tuổi đảm bảo an toàn tuyệt đối với trẻ trong quá trình thực hiện tôi còn gặp không ít khó khăn sau: 3
- a. Tiền ăn của trẻ còn thấp do đó việc phối kết hợp các loại thực phẩm chưa đáp ứng đủ yêu cầu. b. Chế biến các món ăn còn đơn điệu chưa sáng tạo màu sắc chưa hấp dẫn c. Một số trẻ chưa thích món ăn chế biến từ tôm. Chính vì khó khăn trên thì phần “b” là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả việc chế biến các món ăn từ tôm hiệu quả chưa cao. Vì vậy chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cũng bị ảnh hưởng, tôi tìm ra giải pháp để giải quyết phần b như sau 2. Giải pháp thay thế. Lựa chọn các giải pháp thay thế cho giải pháp hện tại đã thành công Ví dụ 1 : Thực đơn tôm thịt sốt cà chua Tôi đã xây dựng thực đơn phối hợp nhiều loại thực phẩm, cân đối lượng đạm thực và đạm động vật như sau: Tôm + thịt + đậu phụ+ trứng ( gồm có 4 nhóm thực phẩm kết hợp) Rau củ: Cà chua + giá đỗ + đỗ côve + gia vị Lựa chọn tôm tươi sống to không dịch bệnh. Chế biến theo quy trình: Tôm rửa sạch mang vào nồi hấp cách thuỷ 15 phút mang ra bóc vỏ nhân mang xay. Thịt lợn luộc xay nhỏ. Trứng đập ra bát tráng mỏng thái hạt lựu. Đậu phụ trắng thái hạt lựu, cà chua, đỗ côve thái nhỏ. Cách chế biến: Cho dầu + hành vào phi thơm, cho cà chua + súp, cho thịt tôm + thịt lợn vào xào đảo đều đổ đủ lượng nước so với lượng thực phẩm trong ngày. Tiếp theo cho đậu phụ đỗ côve, trứng giá đỗ vào đun sôi 10 phút cho hành mùi bắc ra Thành phẩm: Đảm bảo thức ăn có màu sắc đỏ trắng vàng xanh mùi vị kích thích trẻ ăn ngon miệng. Thức ăn kết hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật đảm bảo cho trẻ 3 ngon : ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng. Ví dụ 2: canh tôm củ Tôm tươi to ngon không dịch bệnh, giá cả vừa với tiền cháu đóng góp. Củ canh to không dập nát, chế biến theo đúng quy trình tạo ra món canh củ có màu sắc hấp dẫn. màu trắng của củ, màu đỏ của cà rốt, màu hồng của tôm, màu xanh của gia vị. Món ăn này trẻ rất thích ăn. Trong các tài liệu hướng dẫn các món ăn trong trường mầm non phải thực hiện các bước sau: 4
- Bước 1: Xây dựng thực đơn theo mùa, tuần. Phối hợp các loại thực phẩm hợp lý Bước 2 : Ký kết vệ sinh an toàn thực phẩm với các đại lý có tính pháp lý. Bước 3 : Lựa chọn thực phẩm tươi ngon rẻ. Bước 4 : Chế biến hợp lý theo đúng bếp một chiều Bước 5 : Tạo ra thành phẩm thức ăn đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng, đảm bảo 3 ngon hợp vệ sinh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo cách này nhóm thực nghiệm trẻ rất thích ăn, ăn ngon, ăn hết xuất. Những trẻ biếng ăn lười ăn cũng đã ăn theo cùng với bạn 3. Một số nghiên cứu gần đây. a/ Nâng cao chất lượng chế biến món ăn từ món súp bò tổng hợp. b/ Cải tiến chế biến món ăn nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. c/ Một số biện pháp lựa chọn thực phẩm cho trẻ mầm non. 4. Xác định đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu này nhằm tìm ra giải pháp chế biến món ăn từ tôm trong công tác nuôi dưỡng cho trẻ mầm non. - Việc xây dựng thực đơn, phối hợp thực phẩm phù hợp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Chế biến đảm bảo đúng quy trình đã giúp trẻ ăn ngon ăn hết xuất, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trong trường mầm non. 5. Giả thuyết nghiên cứu. “Một số biện pháp chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ ở trường mầm non” sẽ thu hút hầu hết trẻ thích ăn, ăn ngon miệng, ăn hết xuất sẽ làm cho công tác nuôi dưỡng có hiệu quả, trẻ khoẻ mạnh tăng cân, cơ thể phát triển toàn diện. C. Phương pháp: 1. Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu này tôi lựa chọn trẻ ở 2 lớp 5A3 và 5A2, tôi đã nắm chắc được tâm sinh lý của trẻ, nhu cầu ăn, tình trạng sức khoẻ của trẻ. Tôi chọn mỗi lớp 15 cháu tương đương nhau về giới tính, cân nặng, chiều cao, sở thích ăn của trẻ. Bảng thiết kế nghiên cứu: Bảng 1 5
- Giới tính Nhu cầu ăn và sức khoẻ trẻ Nhóm Nam Nữ Tốt Khá TB Yếu Lớp thưc nghiệm 8 7 3 5 4 3 Lớp đối chứng 8 7 4 5 3 3 2. Thiết kế Thời gian tiến hành cháu ăn vào thứ 2 và thứ 5 hàng tuần.Thời gian bắt đầu từ 1 tháng 10 năm 2013 đến 25 tháng 5 năm 2014. Lớp Kiểm tra trước tác động Tác động Sau tác động Tốt = 4 cháu = 27% => Tốt = 8 cháu = 53% Khá = 5 cháu = 33% => Khá = 5 cháu = 33% Nhóm TB = 3 cháu = 20% => TB = 2 cháu = 14% đối chứng Yếu = 3 cháu = 20% => Yếu = 0 cháu Tốt = 3 cháu = 20% => Tốt = 10 cháu = 67% Nhóm Khá = 5 cháu = 33% => Khá = 5 cháu = 33% thực nghiệm TB = 4 cháu = 27% => TB = 0 cháu Yếu = 3 cháu = 20% => Yếu = 0 cháu 3. Quy trình nghiên cứu. a. Chuẩn bị của cô. * Lớp 5A2: Nhóm đối chứng. Chuẩn bị: - Xây dựng thực đơn theo mùa, tuần. - Lựa chọn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Quy trình chế biến. - Thành phẩm đủ định lượng. * Lớp 5A3: Nhóm thực nghiệm. - Xây dựng thực đơn theo mùa, tuần. - Lựa chọn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Phối hợp thực phẩm phù hợp, cân đối. - Chế biến hợp lý, đúng theo quy trình. 6
- - Thành phần đủ định lượng, đủ dinh dưỡng và đảm bảo 3 ngon. b. Tiến hành thực nghiệm. Xây dựng 2 thực đơn cho 2 nhóm lớp như sau, thời gian cho trẻ ăn theo đúng thực đơn, chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Chế biến món ăn từ tôm đảm bảo đủ lượng đủ dinh dưỡng, trẻ thích ăn và đảm bảo 3 ngon, trẻ ăn hết xuất. 4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả. a. Phân tích lập bảng so sánh 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. Nhóm Kiểm tra trước tác động Sau tác động Chỉ số so sánh Lớp Tốt: 4 cháu = 12% Tốt: 8 cháu = 24% Tốt: tăng 4 cháu = 12% 5A2 Khá: 5 cháu = 15% Khá: 5 cháu = 15% Khá: ổn định Nhóm TB: 3 cháu = 9% TB: 2 cháu = 6% TB: giảm 1 cháu = 3% đối chứng Yếu: 3 cháu = 9% Yếu: 0 cháu Yếu: giảm 3 cháu = 9% Lớp Tốt: 3 cháu = 9% Tốt: 10 cháu = 30% Tốt : tăng 7 cháu = 21% 5A3 Khá: 5 cháu = 15% Khá: 5 cháu = 15% Khá: ổn định Nhóm TB: 4 cháu = 12% TB: 0 cháu TB: Giảm 4 cháu = 12% thực nghiệm Yếu: 3 cháu = 9% Yếu: 0 cháu Yếu giảm 3 cháu = 9% Qua kết quả phân tích trên cho ta thấy trước tác 2động ở 2 lớp các chỉ số tương đương nhau, còn sau tác động thì chỉ số cho ta thấy lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng. Như vậy giả thuyết đề tài “Một số biện pháp chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ ở trường mầm non” đã nâng cao hiệu quả của việc chăm sóc nuôi dưỡng, giúp trẻ thích ăn, ăn ngon miệng, ăn hết xuất góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ. b. Bàn luận: Kết quả sau tác động cho ta thấy trẻ thích ăn các món ăn được chế biến từ tôm, trẻ ăn ngon miệng ăn hết xuất, ăn nhanh và nhiều trẻ tăng cân. Kết quả của nhóm được tác động cho kết quả cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng. Điều đó chứng minh rằng việc chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ trong trường mầm non không phải là ngẫu nhiên mà do tác động. Trong quá trình nghiên cứu đề tài trên tôi gặp một số khó khăn sau: 7
- Cô phải chuẩn bị nhiều thời gian cho việc xây dựng thực đơn, phối hợp thực phẩm sao cho cân đối các chất dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo về giá cả vệ sinh an toàn thực phẩm. Cô phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, tìm hiểu sở thích của trẻ, tìn tòi chế biến món ăn sáng tạo phù hợp với nhu cầu của trẻ gặp nhiều khó khăn. II. Kết luận và khuyến nghị. 1.Kết luận. Việc chế biến các món ăn từ tôm trong trường mầm non đã thu hút hầu hết trẻ ăn ngon miệng, thích ăn, ăn hết xuất, trẻ nhanh nhẹn khoẻ mạnh tăng cân, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng của trẻ trong trường mầm non Cát Bi, quận Hải An, TP Hải Phòng. 2. Khuyến nghị: - Tôi xin được đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường phân công cho cô nuôi được làm cố định ở bếp, hưởng mức lương ổn định để các cô yên tâm công tác. - Ban giám hiệu tạo mọi cơ hội và điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở vật chất, các tài liệu chế biến món ăn cũng như thời gian để cô nuôi có điều kiện tập chung nghiên cứu cách chế biến món ăn và xây dựng thực đơn phù hợp kết hợp được nhiều loại thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tổ chức hội thi nữ công gia chánh, thi cô nuôi giỏi để tìm những món ăn ngon cách lựa chọn thực phẩm, phối hợp thực phẩm và chế biến món ăn ngon phù hợp với nhu cầu của trẻ. Trên đây là nghiên cứu khọc sư phạm ứng dụng giáo dục mầm non với đề tài “Một số biện pháp chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ mầm non”. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, hội đồng khoa học các cấp, các chị em đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu của tôi đạt kết quả tốt. Xin trân trọng cảm ơn ! Cát Bi, ngày 18 tháng 1 năm 2014 Nhận xét của HĐKHSP Người nghiên cứu ....................................................................... ....................................................................... ........................................................................ ....................................................... ................ Trần Đức Hạnh 8
- III. Tài liệu tham khảo. 1. Tài liệu giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ cho trẻ mầm non (NXDGD). 2. Tài liệu hướng dẫn VSATTP. 3. Tài liệu giáo trình dinh dưỡng trẻ em ( ĐHSP) 9
- A. Thực đơn tôm thịt sốt cà chua I/ Chuẩn bị thực phẩm: 1. Tôm 7. Giá đỗ 2. Thịt vai sấn 8. Dầu ăn 3. Trứng gà 9. Nước mắm- bột nêm 4. Đậu phụ trắng 10. Hành mùi 5. Cà chua 11. Hành khô 6. Đỗ côve II/ Cách chế biến: Tôm rửa sạch để ráo nước cho vào nồi hấp, vớt tôm ra bóc lấy nhân xay nhỏ Thịt luộc qua nước sôi, vớt ra xay nhỏ, trứng tráng + đậu phụ trắng thái nhỏ hạt lựu. Cà chua , đỗ côve, giá đỗ, rau thơm thái nhỏ Phi hành khô cùng dầu, sau đó cho cà chua và một ít mắm + tôm + thịt xào đảo đều. Cho đủ lượng nước với lượng thực phẩm trong ngày, tiếp theo cho đậu phụ, đỗ côve, giá đỗ, trứng vào đun 10 phút. Cho hành mùi gia vị rồi bắc ra. III/ Thành phẩm: Thành phẩm : Đảm bảo thức ăn có màu sắc đỏ trắng vàng xanh mùi vị kích thích trẻ ăn ngon miệng. Thức ăn kết hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật đảm bảo cho trẻ 3 ngon : ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng. 10
- B. Thực đơn canh tôm củ rau các loại I/ Chuẩn bị thực phẩm: 1.Tôm 6. Dầu 2.Củ 7. Mắm 3.Cà rốt 8. Bột nêm 4.Rau cải cúc 9. Hành mùi 5. Hành khô II/ Cách chế biến: Tôm tươi to ngon không dịch bệnh, giá cả vừa với tiền cháu đóng góp. Củ canh to không dập nát. Tôm rửa sạch cho vào nồi hấp 10 phút, vớt tôm ra bóc lấy nhân xay nhỏ. lấy đầu tôm giã kỹ lọc lấy nước. Cho dầu và hành khô phi vàng + nhân tôm + cà rốt + nước mắm đảo đều. Cho nước lọc tôm vào tương ứng với số cháu + củ nguấy đều tay đến khi canh sôi 10 phút, cho rau cúc + hành mùi + gia vị và bắc ra. III/ Thành phẩm: Món canh củ có màu sắc hấp dẫn. màu trắng của củ, màu đỏ của cà rốt, màu hồng của tôm, màu xanh của gia vị. Món ăn này trẻ rất thích ăn. 11
- Phụ lục Trang I/ Cấu trúc đề tài: 1 A. Tóm tắt 1 B. Giới thiệu 2 1. Tìm hiểu hiện trạng 2 2. Giải pháp thay thế 3 3. Một số nghiên cứu gần đây 4 4. Xác định vấn đề nghiên cứu 4 5. Giả thuyết nghiên cứu 4 C. Phương pháp 4 1. Khách thể nghiên cứu 4 2. Thiết kế 5 3. Quy trình nghiên cứu 5 4. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả 6 II/ Kết luận và khuyến nghị 7 1. Kết luận 7 2. Khuyến nghị 7 III/ Tài liệu tham khảo 8 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt giải Toán có lời văn bằng sơ đồ tư duy
11 p | 2371 | 479
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non
15 p | 1805 | 226
-
SKKN: Một số biện pháp xây dựng thực đơn đảm bảo lượng can xi, sắt - vitamin B1, A trong khẩu phần ăn của trẻ tại trường Mầm non
27 p | 598 | 144
-
SKKN: Một số biện pháp chế biến các món ăn từ cá cho trẻ ở trường mầm non
12 p | 1270 | 111
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên ở trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
26 p | 807 | 76
-
SKKN: Một số biện pháp quản lí và chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ khối chuyên môn
14 p | 307 | 75
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp góp phần hạn chế học sinh bỏ học tại trường THCS 1 Sông Đốc
10 p | 338 | 51
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại trường Mầm non Bình Minh
28 p | 192 | 28
-
SKKN: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt biểu cảm cho trẻ qua trò chơi đóng kịch.
11 p | 217 | 26
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Họa Mi
26 p | 588 | 25
-
SKKN: Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5
50 p | 241 | 25
-
SKKN: Một số biện pháp nhằm hạn chế lỗi trong bài làm văn của học sinh lớp 11A4 trường THPT số 1 Bảo Yên
24 p | 200 | 25
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng nâng cao chất lượng món ăn cho trẻ mầm non
20 p | 117 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 3
19 p | 67 | 6
-
SKKN: Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học tại trường THCS Lê Quý Đôn
30 p | 64 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4
27 p | 70 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt môn Hoạt động tạo hình tại lớp Lá 4 Trường mầm non Krông Ana
17 p | 65 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn