MỤC LỤC.<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU: <br />
Trang<br />
1. Lí do để chọn đề tài: <br />
02 <br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:<br />
02<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: 03 <br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 03<br />
5. Phương pháp nghiên cứu: 03 <br />
II. PHẦN NỘI DUNG: <br />
1. Cơ sở lý luận: 03 <br />
2 Thực trạng của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS:<br />
04<br />
2.1 Thuận lợi Khó khăn: 04<br />
2.2 Thành công Hạn Chế: 05<br />
2.3 Mặt mạnh Mặt Yếu: 05<br />
2.4 Các nguyên nhân và yếu tố tác động:<br />
06<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạngmà đề tài đặt ra:<br />
07<br />
3. Giải pháp và biện pháp: 08<br />
a.Giai đoạn chuẩn bị : 08<br />
b. Giai đoạn đọc : 11<br />
c.Các bài tập củng cố (Post reading) : 17<br />
<br />
<br />
1<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học: 18<br />
III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NỘI DUNG ĐỀ TÀI<br />
Tên đề tài:<br />
<br />
“PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC MÔN TIẾNG ANH.”<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU: <br />
1. Lí do để chọn đề tài:<br />
Ngày nay khi Tiếng Anh đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó trong <br />
trường học, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề quan trọng hàng <br />
đầu. Chương trình thay sách được áp dụng hàng loạt vấn đề về phương pháp dạy <br />
học Tiếng Anh lại nảy sinh. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để học sinh có thể <br />
lĩnh hội được toàn bộ kiến thức và sử dụng nó một cách thành thạo ? <br />
Chúng ta đều biết rằng học Tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ, <br />
muốn sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó thì người học phải rèn luyện bốn kỹ năng <br />
cơ bản: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Trong đó, kỹ năng đọc giữ vai trò quyết định <br />
xem người học có hiểu nội dung của bài hay không. Ngay từ năm lớp 6 học sinh <br />
đã được làm quen với bài học ngắn dễ hiểu. Khi chương trình được nâng cao kỹ <br />
<br />
2<br />
năng đọc càng được yêu cầu khắt khe hơn. Nếu giáo viên không có phương pháp <br />
giảng dạy tốt, sẽ không truyền đạt hết nội dung của bài dạy hơn nữa những bài <br />
đọc ở chương trình lớp 8,9 thường dài hơn và nhiều từ mới, nên rất khó cho học <br />
sinh khi học và giáo viên khi chuẩn bị bài trước khi dạy.<br />
Nhận thấy kết quả, hiệu quả của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường <br />
THCSlà một vấn đề, là một thực trạng cần thiết để bổ sung thêm vào các phương <br />
pháp dạy học Tiếng Anh ở trường THCS nên tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung <br />
phương pháp cho đề tài của mình đó là: "Phương pháp dạy đọc môn Tiếng Anh ".<br />
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm tìm hiểu tầm quan trọng <br />
của kỹ năng đọc Tiếng Anh. Từ thực trạng của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở <br />
trường THCS, cải tiến phương phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với từng <br />
bài, từng đối tượng học sinh.<br />
2.Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài: <br />
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh. <br />
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường <br />
THCS. Từ đó có thể so sánh với kết quả đạt được sau khi áp dụng phương pháp <br />
mới. <br />
Rút ra một số bài học bổ ích sau khi nghiên cứu.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: <br />
Vì thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ áp dụng phương pháp dạy kỹ <br />
năng đọc môn Tiếng Anh tại Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: <br />
Phương pháp dạy kĩ năng đọc môn Tiếng Anh tại trường THCS <br />
Tháng 9 2015 đăng ký đề tài <br />
Tháng 112015 tìm tư liệu cho đề tài, khảo sát đối tượng học sinh qua bài <br />
giảng, phiếu điều tra bài kiểm tra. .<br />
Tháng 2 2016 hoàn thành đề tài. <br />
<br />
<br />
3<br />
5. Phương pháp nghiên cứu: <br />
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã phải nghiên cứu trong một <br />
thời gian khá dài và đã lựa chọn ra một số phương pháp sau: <br />
Đọc tài liệu những vấn đề nghiên cứu liên quan.<br />
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp vấn đề .<br />
Sử dụng phương pháp điều tra lấy ý kiến.<br />
Phương pháp quan sát sư phạm.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG: <br />
1. Cơ sở lý luận: <br />
Đọc là một kỹ năng quan trọng nhất, cần thiết trong việc dạy và học ngôn <br />
ngữ ở trường THCS. Trong lớp học ngắn học sinh đọc để lấy thông tin, để kiểm tra <br />
lại các dữ kiện để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một số vấn <br />
đề nào đó …., nếu không đọc được thì học sinh sẽ khó tiếp thu và ghi nhớ những dữ <br />
kiện thông tin lâu dài.<br />
Trong cuộc sống hàng ngày học sinh lưu trữ những quan trọng qua việc dạy <br />
chữ viết, từ việc học theo sách vở trong trường đến việc đọc những thông tin nhắn <br />
qua quảng cáo, tiếp thị hướng dẫn sử dụng thông tin máy móc ….. Dạy đọc có nghĩa <br />
là người dạy phải làm thế nào để đưa người học nhận ra ý nghĩa và nội dung của <br />
thông tin.<br />
2 Thực trạng của việc dạy kỹ năng đọc Tiếng Anh ở trường THCS: <br />
Mặc dù tiếng Anh đã trở thành môn học chính thức ở trong trường học. <br />
Nhưng việc phát huy lợi ích của nó vẫn chưa được quan tâm nhiều. Một phần do <br />
hạn chế về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường phổ thông nhưng mặt quan <br />
trọng nữa là do chất lượng dạy học chưa cao, chưa thu hút được sự đam mê học tập <br />
của học sinh điều này càng được thể hiện rõ trong các giờ dạy đọc Tiếng Anh học <br />
sinh luôn tìm cách lẩn tránh việc phải đọc các bài văn dài với những dòng chữ dày <br />
đặc từ mới. Mặt khác học sinh chỉ quan tâm đến nghĩa của từ mà không đi sâu tìm <br />
<br />
<br />
4<br />
hiểu nội dung của bài đọc , đặc biệt là các trọng âm lên xuống của bài đọc kết quả <br />
các em không thể trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi về bài đọc. Chất lượng dạy học vì <br />
thế giảm xuống, không đáp ứng được yêu cầu mà mình đã đặt ra. Trong trường hợp <br />
này giáo viên cần phải dạy cho các em học sinh kỹ năng đọc phân tích lấy thông tin <br />
từ đó học sinh mới có thể áp dụng làm bài tập nhanh được. <br />
Bên cạnh đó, vai trò của giáo viên không thể không kể đến chất lượng dạy <br />
học được nâng cao, phương pháp dạy học có đổi mới phù hợp với từng bài học, <br />
từng đối tượng học sinh. <br />
2.1 –Thuận lợi Khó khăn <br />
* Thuận lợi: <br />
` Điều đáng mừng là người Việt Nam học Tiếng Anh thuận lợi hơn một số <br />
dân tộc khác như người Hoa, người Thái, người Ả Rập ….. Bởi lẽ hệ thống chữ <br />
viết của Tiếng Việt và Tiếng Anh gần giống nhau, chỉ một số rất ít chữ cái khác <br />
nhau như W, J, Z…. Tuỳ theo mục đích của bài học giáo viên có thể dạy đọc theo <br />
một vài cách khác nhau. <br />
Người đọc thay phiên nhau đọc lớn (thường áp dụng cho những lớp mới bắt <br />
đầu học hoặc cho những người nhỏ tuổi )<br />
Giáo viên đọc cho học sinh đọc giò theo trong sách.<br />
Học sinh đọc thầm. <br />
Ở các lớp mới vừa học Tiếng Anh giáo viên cần cho học sinh làm quen với <br />
sự kết hợp các chữ cái cho hệ thống chữ viết dựa vào thông tin cho sẵn để hiểu <br />
được ngữ nghĩa của từ, cụm từ, mệnh đề và câu Tiếng Anh.<br />
* Khó Khăn: <br />
Việc dạy đọc thành thạo một câu hoặc một bài văn Tiếng Anh là một việc <br />
khó đối với nhiều giáo viên khi mà đối tượng học sinh của chúng ta không đồng đều <br />
vì từ Tiếng Anh không thể đánh vần như Tiếng Việt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Ngoài ra giáo viên nên đưa ra những hoạt động đọc thường được tổ chức <br />
nhằm củng cố những hoạt động rèn luyện trước đó như các hoạt động nghe nói <br />
chẳng hạn. <br />
2.2 Thành công – Hạn Chế: <br />
*Thành công: <br />
Sau một thời gian băn khoăn trăn trở với phương pháp mình đã chọn, liệu <br />
học sinh có hiểu bài tốt không. Bằng việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh tôi <br />
đã thu được kết quả khả quan hơn nhiều so với chất lượng trước khi áp dụng <br />
phương pháp mới.<br />
* Hạn chế: <br />
Việc dạy đọc ở trong lớp theo phương pháp cũ thường mang tính ép buộc vì <br />
giáo viên thường ra bài tập để học sinh thực hiện để việc dạy đọc có hiệu quả và <br />
mang tính giao tiếp hơn giáo viên cần phải chuẩn bị tốt bài dạy áp dụng ngay vào <br />
việc thực hành các bài học cần phải chuẩn xác về ngôn ngữ, phong phú và đa dạng <br />
về thể loại có nội dung liên quan và làm phong phú thêm về kinh nghiệm sống của <br />
học sinh, gây hứng thú để việc đọc không bị nhàm chán. Lời hướng dẫn thực hiện <br />
các bài tập đọc cần chú ý nhấn mạnh hướng dạy các kỹ thuật đọc và thảo luận mở <br />
rộng đề tài của bài đọc. <br />
2.3 Mặt mạnh– Mặt Yếu: <br />
* Mặt mạnh: <br />
Được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường, tổ <br />
chuyên môn và các đồng nghiệp trong quá trình thực hiện đề tài. <br />
Học sinh có hứng thúvà tham gia tích cực trong bài học cũng như trong các <br />
phương pháp học mới của giáo viên. <br />
* Mặt Yếu: <br />
Việc học ngoại ngữ luôn là một việc vô cùng khó khăn cho bất cứ một học <br />
sinh nào doTiếng Việt là đơn âm còn Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm.<br />
<br />
<br />
6<br />
Ngữ pháp Tiếng Anh hoàn toàn khác với tiếng mẹ đẻ của học sinh nên gây <br />
khó khăn cho học sinh trong việc học.<br />
Một số học sinh còn không tập trung trong việc học, chưa thật sự cố gắng <br />
để cải thiện kết qủa học tập.<br />
2.4 Các nguyên nhân và yếu tố tác động: <br />
Theo một số chuyên gia như Colvin & Root (1981), Haverson & Haynes (1982), <br />
MeGee (1977), Thonis (1970) ……Giáo viên cần phải chú ý đến các yếu tố ảnh <br />
hưởng đến sự thành công của việc dạy đọc cho những người mới bắt đầu học như:<br />
Khả năng tập trung của học sinh trong thời gian tối thiểu. <br />
Khả năng đọc hiểu lời hướng dẫn.<br />
Khả năng đọc một mình và với người khác. <br />
Khả năng quan hệ với những người cùng học.<br />
Khả năng nêu tên từng mục trong hình. <br />
Khả năng đọc tư trái sang phải và đọc từ trên xuống dưới.<br />
Khả năng sắp xếp phân loại (giống nhau, khác nhau).<br />
Khả năng thể hiện các kỹ năng vận động như sự khéo léo, vụng về.<br />
Khả năng theo dõi một dòng chữ in dài.<br />
Khả năng hiểu và hình thành các ký hiệu.<br />
Khả năng theo dõi những biểu hiện qua cử chỉ, nét mặt, thân mình. <br />
Khả năng nhận ra ý tưởng do tranh thể hiện một vật thực nào đó. <br />
Khả năng nhận ra các ký hiệu âm thanh và hình ảnh.vv…..<br />
Các khả năng này có thể đạt được trong quá trình rèn luyện trong các hoạt <br />
động đọc và viết mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh.<br />
Ngoài ra còn có 8 yếu tố khác tác động đến việc dạy đọc Tiếng Anh như:<br />
a. Học sinh có một trình độ học vấn phổ thông nhất định thường gặp khó <br />
khăn trong việc chuyển đi và khái quát hóa kiến thức do đó họ cần phải được <br />
hướng dẫn kỹ trong việc đọc các trang in để từ đó có thể tăng thêm sự quan tâm <br />
đến các trang in.<br />
7<br />
b. Học sinh thường có phản ứng không tích cực đối với nhiều trang, chữ in <br />
dày đặc. <br />
c. Học sinh có khuynh hướng tập trung các nỗ lực giải mã từng ngôn ngữ <br />
mới trong khi lại hạn chế đến việc giải mã một bài văn.<br />
d. Giáo viên có thể đoán trước rằng học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc đọc <br />
hiểu bài văn nếu nội dung bài văn không quen thuộc với họ. <br />
e. Kinh nghiệm nói của học sinh được sử dụng vào việc giải mã một bài văn <br />
thay đổi tuỳ theo lứa tuổi và kinh nghiệm sống của học sinh đối với thứ tiếng đang <br />
học <br />
f. Khả năng suy luận,,nói và sự hiểu biết về các khái niệm như cụm từ,câu, <br />
âm và các khái niệm khác có tác động tích cực đến sự thành công của việc đọc ban <br />
đầu.<br />
g. Mức độ hiểu các loại văn bản tuỳ theo lứa tuổi và kinh nghiệm của học <br />
sinh đối với văn hoá và của dân tộc nói thứ tiếng đang được học. <br />
h. Học sinh học ngoại ngữ có nhu cầu về các giải thích liên quan đến phép <br />
ẩn dụ trong văn viết,, các thành ngữ và những thông tin về văn hoá có thứ tiếng <br />
được học nhiều hơn so với học sinh học tiếng mẹ đẻ của mình. <br />
2.5 – Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạngmà đề tài đặt ra: <br />
Để đáp ứng được yêu cầu thực tế, mỗi giáo viên cần phải tìm cho mình một <br />
phương pháp dạy học tối ưu, phù hợp với từng đối tượng thực tế của từng học sinh <br />
để đạt kết quả cao đó mới là vấn đề, là mục đích mà mỗi giáo viên đang đứng lớp <br />
phải trăn trở, phải suy nghĩ. Vì vậy cải tiến phương pháp và nội dung dạy học luôn <br />
được nghành giáo dục quan tâm đúng mức. Ngành luôn động viên khuyến khích <br />
những giáo viên có những cải tiến mới về phương pháp dạy học và có những đề tài <br />
sáng kiến kinh nghiệm hay, thiết thực áp dụng thực tế ngay cho việc dạy hoặc là <br />
cải tiến về đồ dùng dạy học.v.v….<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Trong chương trình sách giáo khoa cũ, kỹ năng đọc được rèn luyện đồng thời <br />
với kỹ năng Nghe Nói và Viết. Từ mới trong mỗi bài đọc thường ít hoặc là những <br />
chủ đề quen thuộc học sinh đã biết qua, giáo viên chỉ cần đặt câu hỏi và yêu cầu <br />
học sinh trả lời ép buộc, và gượng gạo và như vậy chất lượng học tập của các em <br />
sẽ không bao giờ cao. <br />
Sau khi chương trình Tiếng Anh được biên soạn lại kỹ năng đọc được rèn <br />
luyện riêng rẽ, đổi mới phương pháp trong dạy học càng cao, càng bắt buộc phải <br />
thực hiện theo. Nhiều đề tài mới lạ được đề cập đến, số lượng từ vựng cũng <br />
nhiều lên. Học sinh cảm thấy quá tải, phương pháp cũ không còn phù hợp. Chính vì <br />
vậy trong việc này giáo viên đóng vai trò chủ đạo dạy như thế nào để vừa đáp ứng <br />
được yêu cầu thực tế, vừa nâng cao chất lượng học tập của các em.<br />
3. Giải pháp và biện pháp. <br />
Trong việc thực hành giảng dạy có thể chia làm các giai đoạn sau:<br />
a.Giai đoạn chuẩn bị :<br />
Trong giai đoạn này giáo viên cần giới thiệu tổng quát về đề tài sắp đọc, <br />
dùng các dữ kiện có liên quan đến kinh nghiệm sống của học sinh đoán trước nội <br />
dung của bài đọc. Nếu bài đọc là một đoạn hội thoại giáo viên có thể nói đến địa <br />
điểm diễn ra hội thoại, số người tham gia, và nếu có thể về mối quan hệ giữa <br />
những người thân …. Nếu là một trích đoạn trong một truyện ngắn giáo viên có thể <br />
cho một hoặc vài em học sinh điểm lại những sự kiện chính trước đó.<br />
Trong một số sách giáo khoa thường có ít tranh ảnh kèm với bài đọc. Giáo <br />
viên nên sử dụng những tranh ảnh này để hướng sự chú ý của học sinh vào một nội <br />
dung bài đọc bằng cách giúp các em đoán trước những ý tưởng và ngôn ngữ sẽ được <br />
thể hiện trong bài. <br />
+ Theo tôi giáo viên chỉ cần nêu vài câu hỏi gợi mở trong giai đoạn này các <br />
câu hỏi cần theo sát trình tự lí luận trong bài đọc. Các câu hỏi này thể hiện cấu trúc <br />
cơ bản của bài đọc và là phương tiện để giúp học sinh quan tâm đến chủ đề sắp <br />
được đọc, từ đó chuyển sang một bài văn một cách tự nhiên hơn.<br />
<br />
9<br />
+ Đôi khi giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc lướt qua bài để có một số ý <br />
niệm tổng quát về thông tin trong bài đọc. Bằng một số hoạt động như thế giáo <br />
viên mới có thể gây hứng thú cho học sinh trong khi đọc và làm cho học sinh quan <br />
tâm về chủ đề sắp được học.<br />
+ Các hoạt động trong giai đoạn này có thể thay đổi tuỳ theo tình hình thực tế <br />
của lớp học và trình độ học sinh. Giáo viên có thể thực hiện một hay hai hoạt động <br />
trong giai đoạn này. <br />
Ví dụ1: Tiếng Anh 8. <br />
Unit 9 : A First Aid Course.<br />
Giáo viên: You are going to read a text about first aid. Look at the pictures <br />
(Hang the illustrative pictures on the board ) <br />
Can you guess what happened to the objects in each picture?<br />
What do you call these cases in English?<br />
Can you give first aid instructions for each case?If not, ask your teacher to <br />
explain it to you then have a class discussion about it. <br />
Ví dụ 2: Tiếng Anh 8:<br />
Unit 10: Recycling <br />
Lesson 3 : Read <br />
Giáo viên: You are going to read a text about recycling. Imagine that there are <br />
millions of tons of rubbish eliminating our environment each day. How can they <br />
damage to our lives if they aren't recycled?<br />
What kind of rubbish can we recycle?<br />
What kind of rubbish can we reuse or reduce?<br />
*The following words may help you:<br />
Car tires, bottles, glass, drink cans, compost, refill, break up, melt. Use a <br />
dictionary or ask your teacher about new words. <br />
Ví dụ 3: Tiếng Anh 8:<br />
<br />
<br />
10<br />
Unit11: Traveling a round Viet Nam <br />
+ Học sinh đánh dấu vào cột đúng sai, một số thông tin cho sẵn.<br />
( Read the statements and tick True or False.) TRUE FALSE<br />
A Nha Trang is the seaside resort. …… .. ……..<br />
B Da Lat is recognised as a world Heritage Site by UNESS. …… .……<br />
C You can visit tribal village in Sa Pa. ….. ……<br />
D There are flights from Da Lat to Ha Noi veryday. …… …….<br />
E Ha Long Bay is known as the city of internal spring. ………. ……..<br />
+ Hoặc một ví dụ khác nữa ở Tiếng Anh 8 <br />
Unit 2: Making arrangements<br />
Lesson 4: Read <br />
Giáo viên có thể vào đề như sau: <br />
What do you know about AlexanderGraham Bell?<br />
Students can answer many ways: <br />
He is a scientist.<br />
He is tall and thin.<br />
He is sociable & generous.<br />
He is from U S A.<br />
He was born in Scostland.<br />
He inveted the Telephone. <br />
+Teacher sums up students' questions and gives the answer: <br />
He invented the Telephone<br />
+And then teacher begins the text.<br />
+Học sinh đoán và điền một số từ ngữ thích hợp vào chỗ trống của một đoạn văn <br />
cho sẵn .<br />
Ví dụ: Tiếng Anh 8 <br />
Unit 4 : Our past<br />
<br />
<br />
11<br />
Lesson 4: Read <br />
Little Pea 's father is…….After his wife ……. He married again. The step mother <br />
was very ……….to Little Pea. She had to do chores all day. Her farther was very <br />
upset. He soon …..of a broken heart. In the fall, the village held its harvest …….The <br />
prince wanted to ……his wife from the village. Little Pea didn't have new clothes. A <br />
fairy appeared and magically changed Little Pea's rags into ………. As running to the <br />
festival, she dropped her ……The prince found her shoe and he wanted to………..her. <br />
+ Học sinh thảo luận và cho ý kiến cá nhân về đề tài của bài đọc.<br />
Ví dụ: <br />
You are going to read a text about the way to learn language. Look at the pictures. <br />
How do people learn about language?<br />
Which way is the best to learn? <br />
+ Dự đoán nghĩa của một số từ hoặc tra nghĩa của một số từ điển.<br />
Ví dụ: Tiếng Anh 6<br />
Unit 16 : Man and The environment<br />
These words are necessary for your understanding of the text on “ Environment” <br />
Are they familiar to you?<br />
If not, look up their meaning in a good dictionary.<br />
Destroy Coal Gas Pollute <br />
Burn Oil Trash Waste<br />
Giáo viên có thể tổ chức trò chơi ( Dùng các từ có liên quan đến bài đọc theo <br />
kiểu Bingo, Questionaires ……)<br />
b. Giai đoạn đọc :<br />
Trong quá trình này hoạt động được tổ chức nhằm giúp cho học sinh rèn <br />
luyện kỹ năng đọc hiểu, bên cạnh đó một số kỹ năng học khác được kết hợp trong <br />
kỹ năng đọc hiểu. Các kỹ năng thường dùng trong giai đoạn này là đọc tập trung và <br />
đọc mở rộng. Đọc tập trung có nghĩa là người đọc phải hiểu tất cả những gì đã đọc <br />
<br />
<br />
12<br />
và có thể trả lời các câu hỏi chi tiết về từ ngữ và ý tưởng được diễn đạt qua bài <br />
văn. <br />
Đọc mở rộng có nghĩa là học sinh hiểu một cách tổng quát về bài khóa mà <br />
không cần thiết phải hiểu từng từ hoặc từng ý việc đọc tập trung sẽ giúp cho học <br />
sinh đọc mở rộng tốt hơn. Đồng thời việc đọc mở rộng sẽ giúp cho học sinh tự tin <br />
hơn khi tiếp xúc với những tài liệu khó hơn. <br />
Đối với một bài đọc dài, giáo viên có thể áp dụng cách đọc mở rộng một vài <br />
đoạn và cho học sinh đọc ở một bài đọc khác. Nếu để học sinh đọc một bài văn quá <br />
dài các em sẽ mất hứng thú và cũng không đủ thời gian rèn luyện kỹ năng đọc <br />
nhanh.<br />
Bài đọc trong sách giáo khoa cũ thường được chuẩn bị kỹ, có chọn lọc và <br />
giới hạn về ngôn ngữ để học sinh áp dụng lối đọc tập trung. Nhưng trong các sách <br />
giáo khoa mới hình thức bài học phong phú, đa dạng và chuẩn xác. Với cách đọc mở <br />
rộng học sinh sẽ cảm thấy dù trình độ ngôn ngữ của các em còn hạn chế, các em <br />
vẫn có thể hiểu một cách khái quát những gì được thông tin qua ngôn ngữ được <br />
dùng trong cuộc sống.<br />
Ở các lớp lớn, nên hạn chế việc cho học sinh đọc lớn các bài văn vì việc <br />
đọc như thế rất khó đối với họ. Bài văn có thể có nhiều từ mà học sinh chưa biết <br />
cách phát âm, các bài hội thoại có thể đòi hỏi sự thấu hiểu các cấu trúc, ngữ điệu <br />
đặc biệt mà học sinh chưa biết. Việc đọc một bài văn không chuẩn bị trước sẽ làm <br />
cho học sinh đọc kém tự nhiên, ngập ngừng hoặc phát âm sai làm ảnh hưởng đến <br />
những học sinh khác trong khi đọc thành tiếng học sinh sẽ tập trung nhiều vào phần <br />
phát âm hơn là phần ý nghĩa của văn bản, do đó có thể học sinh đọc thành tiếng tốt <br />
nhưng lại hiểu ít hoặc không hiểu gì về điều đã đọc.<br />
Trước hết, tôi nhận thấy giáo viên đọc cả bài qua một lượt hoặc cho học <br />
sinh nghe băng sau đó giáo viên cho học sinh đọc thầm. Sau đó giáo viên sẽ giúp <br />
những em mà gặp khó khăn trong khi đọc. Việc cho học sinh đọc lớn bài đọc cần có <br />
sự chuẩn bị trước về việc đọc không để mất thời gian và kém hiệu quả.<br />
<br />
13<br />
Giáo viên cũng cần thay đổi cách đọc. Trong việc dạy đọc mở rộng, hình <br />
thức đọc thầm rất thích hợp và mang lại hiệu quả cao. Giáo viên có thể giới hạn <br />
thời gian đọc và sau đấy cho một số câu hỏi và mức độ đọc hiểu của học sinh. <br />
Phần lớn những bài đọc dài tốt nhất giáo viên nên cho học sinh đọc thầm tuy <br />
nhiên cũng cần phải nói rằng chuẩn bị bài dạy trước khi lên lớp là điều quan trọng <br />
nhất và có thể thay đổi theo một số cách như sau:<br />
1 Đối với những lớp mới bắt đầu học, giáo viên đọc mẫu cả lớp đọc theo lặp lại <br />
từng câu.<br />
2 Ở những lớp có trình độ thấp ngoài việc lặp lại theo giáo viên,học sinh có thể<br />
nghe băng đọc qua một vài lần để làm quen với các giọng đọc của người bản ngữ.<br />
3 Giáo viên đọc cả đoạn. <br />
4 Một học sinh đọc cả đoạn theo giáo viên.<br />
Bên cạnh đó lớp nên chia làm nhiều nhóm: bốn người hoặc nhiều người. Mỗi <br />
nhóm chuẩn bị một đoạn sau đấy một đại diện của một nhóm sẽ đọc một đoạn. <br />
Trong trường hợp bài đọc là một đoạn hội thoại, nhóm sẽ phân vai và chuẩn bị. <br />
Giáo viên thảo luận với những nhóm có khó khăn về phát âm (trọng âm, tiết tấu, <br />
ngữ điệu ..). Sau đó một nhóm nào đấy sẽ được chọn để cả lớp theo dõi. <br />
Trong khi dạy đọc giáo viên sẽ nên xen kẽ một số câu hỏi nhằm hướng dẫn <br />
học sinh đọc hiểu nội dung thông tin của bài đồng thời cũng có thể biết được chất <br />
lượng học tập của học sinh mình phụ trách từ đó giáo viên cũng có thể giải thích <br />
thêm về các chi tiết còn chưa rõ. Vì vậy nội dung các câu hỏi cần phải hướng đến <br />
sự chú ý của học sinh, đến những ý tưởng chính trong bài và giúp học sinh hiểu <br />
nghĩa của bài đọc không nên đặt các câu hỏi quá dài và quá khó để đánh đố học sinh <br />
mà nên nêu các câu hỏi ngắn gọn vì mục đích là để giúp học sinh hiểu bài. Giáo viên <br />
cần khuyến khích và tổ chức sao cho cả lớp cùng tham gia hoạt động trả lời các câu <br />
hỏi. Sau đó hướng dẫn học sinh trả lời các câu đúng sai.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Trong giai đoạn này, giáo viên có thể tổ chức lớp thành nhiều hoạt động theo <br />
nhóm từ 2 học sinh trở lên thảo luận câu trả lời, bằng cách này tất cả mọi người <br />
trong lớp phải tham gia hoạt động trả lời và hoạt động này sẽ có cơ hội làm việc <br />
chung giúp đỡ lẫn nhau. <br />
Hình thức trả lời có thể viết hay nói. Việc trả lời sẽ ít mất thời gian hơn và <br />
được nhiều giáo viên áp dụng. Nhưng trong một lớp đông, giáo viên gặp nhiều khó <br />
khăn trong việc kiểm soát học sinh xem liệu tất cả các em có hiểu bài hay không. <br />
Hình thức viết câu trả lời sẽ giúp học sinh có nhiều thì giờ để suy nghĩ, đễ tổ chức <br />
và kiểm tra, dùng từ có hiệu quả trong một lớp có đông học sinh hay không nhưng <br />
hình thức này rất mất nhiều thời gian. Giáo viên cần khuyến khích học sinh viết <br />
những câu trả lời ngắn vì mục đích của bài tập này chỉ nhằm kiểm tra mức độ hiểu <br />
bài đọc. <br />
Một trong số hoạt động này có thể là: <br />
*Dạng một: <br />
Hỏi và trả lời <br />
* Dạng hai: <br />
Đọc và điền vào chỗ trống thông tin trong một bảng. <br />
Ví dụ : Tiếng Anh 8 .<br />
Unit 13: Fastivals<br />
Lesson 3: Read<br />
Christmas is an important fastival in many countries around the world. <br />
There are four things which are special in Chirstmas Eve. Use the information the <br />
reading to complete the tabble. <br />
Special Christmas Place of orign Date <br />
Riga <br />
Mid 19 th century<br />
Christmas Carols<br />
U S A <br />
* Dạng ba: <br />
<br />
15<br />
Đọc và sắp xếp Tranh theo đúng trật tự được mô tả trong bài đọc hay sắp xếp <br />
thep thứ tự những lời hướng dẫn thực hành các bước trong một quy trình thực <br />
nghiệm thao tác sử dụng một thiết bị điện hay điện tử …..<br />
Ví dụ : Tiếng Anh 8 <br />
Unit 10 : Leson 5: Language focus <br />
Here are instructions to recycle glass. Read the instructions.<br />
Put the pictrures in the corect order.<br />
a. Break the glass into small pieces.<br />
b. Then wash the glass with a detergent liquid .<br />
c. Dry the glass pieces completely.<br />
d. Mix them with certains pecific chemicals.<br />
e. Melt the mixture until it become a liquid.<br />
f. Use a long pipe, dip it into the liquid, then blow the liquid into intended shapes. <br />
Note: ( The teacher can draw the pictures and hang on the board then riquire students <br />
to combine the sentences).<br />
* Dạng bốn:<br />
Đọc và vẽ tranh thể hiện nội dung hướng dẫn. <br />
Ví dụ : Tiếng Anh lớp 6<br />
Unit 9: The Body<br />
Part B : Faces<br />
Exercise3: Draw the boy and the girl. <br />
a.Ba has a round face. <br />
He has short brown hair.<br />
He has brown eyes. <br />
He has a big nose. <br />
He has thin lips. <br />
b. Lan has an oval face. <br />
<br />
16<br />
She has long black hair. <br />
She has brown eyes. <br />
She has a small nose. <br />
She has full lips.<br />
(Sau khi đưa ra những thông tin xong giáo viên yêu cầu học sinh làm theo những <br />
thông tin vừa hướng dẫn, yêu cầu hai em học sinh lên bảng vẽ lại bức tranh theo <br />
thông tin vừa cho).<br />
* Dạng năm: <br />
Đọc và ghi lại những thông tin chính dưới một hình thức khác. Đọc tóm lại ý <br />
chính của bài đọc ….<br />
Ngoài ra trong quá trình dạy học giáo viên và học sinh có thể gặp những bài <br />
đọc dài nhưng dung lượng thời gian có hạn chỉ trong một tiết học 45 phút làm thế <br />
nào để truyền thụ tất cả những kiến thức đến học sinh vì vậy trong trường hợp <br />
này giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc lướt để lấy thông tin trong bài đọc (tất <br />
nhiên cần phải giải thích từ mới cho học sinh). Nhưng có khi bài đọc quá nhiều từ <br />
mới mà học sinh chưa bao giờ biết thì khi ấy giáo viên cần phải dạy cho học sinh <br />
cách đoán nghĩa của từ đó trong từng ngữ cảnh. Đặc biệt nếu gặp bài quá dài một <br />
kinh nghiệm nữa mà tôi muốn trình bày ở đây là giáo viên nên hướng dẫn học sinh <br />
đọc câu trả lời trước, sau đó mới đối chiếu vào bài đọc để tìm thông tin trả lời. Đây <br />
là phương pháp nhanh nhất giúp giáo viên tận dụng hết thời gian mà vẫn đảm bảo <br />
yêu cầu của bài học. (Chỉ áp dụng cho những bài đọc quá dài )<br />
Chẳng hạn ở lóp 8: Unit 11: Travelling Around Viet Nam <br />
Lesson 4: Read<br />
Ví dụ : <br />
Check (v) the topics mentioned in the brochures about the resorts.<br />
Nha Trang Da Lat Sa Pa Ha Long Bay<br />
Caves … …………………………………………………………………….<br />
<br />
<br />
17<br />
Flights … ……………………………………………………………………..<br />
Ha Noi …………………………………………………………………………<br />
Hotels ………………………………………………………………………..<br />
Hoặc một bài khác nữa <br />
Unit15: Computers<br />
Lesson 3: Read<br />
Đây cũng là bài đọc khá dài nên giáo viên cần cho học sinh đọc câu hỏi trước<br />
sau đó tìm thông tin trong bài đọc.<br />
True or False ? Check ( V) the boxes T F <br />
a. There is a new university without a librar in ……… ……. <br />
the U S A recently. ……… ……..<br />
b. User can send and receive message by using compters. ……… ……<br />
c. First year students in many universities are required to …… …….<br />
have access to a computer. ……. …….. <br />
d. Students have to go to computer rooms to connect theỉ …… ……<br />
computer to the computer jacks. ……. …….. <br />
e. Computer bulletin boards are the same as the traditionnal ones. …… …….<br />
f. Not all people think positively about the new method …… …….<br />
of study off campus. <br />
Cách đọc lấy thông tin này cũng là một phương pháp mới mà tôi đã áp dụng <br />
thực hiện dạy được hai năm trở lại đây và đạt hiệu quả rất tốt trong khi dạy. Một <br />
phần giúp học sinh hiểu bài, một phần giúp giáo viên có đủ thời gian để dạy hết bài <br />
học mặt khác nếu chúng ta gặp những tài liệu dài, khó đọc thì giáo viên nên hướng <br />
dẫn học sinh đọc yêu cầu của bài đọc trước sau đó mới tìm vào bài để lấy thông tin. <br />
c.Các bài tập củng cố (Post reading:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Trong giai đoạn này học sinh sẽ tham gia một số hoạt động nhằm mở rộng <br />
việc khai thác bài đọc và phát triển một số kĩ năng khác ngoài kĩ năng đọc. Bài tập <br />
có thể là:<br />
*Dạng một:<br />
Điền vào một bảng cho sẵn để giúp học sinh tập trung vào những điểm chính <br />
của bài đọc, đặc biệt là đối với những bài đọc có nhiều số thống kê và và dữ kiện. <br />
Ví dụ : Tiếng Anh 7 <br />
Unit 16 : People and places in Asia <br />
Sau khi học sinh đọc và trả lời câu hỏi, giáo viên có thể yêu cầu học sinh lập <br />
bảng thống kê. <br />
Kinds of tourist attraction Things to see Places<br />
<br />
<br />
<br />
* Dạng hai:<br />
Trả lời một số câu hỏi có liên quan đến kinh nghiệm, ý kiến tình cảm, thái độ của <br />
cá nhân hoặc kèm theo giải thích lí do. <br />
Ví dụ : Tiếng Anh 8<br />
Unit 5 : Study habits <br />
Lesson 3,4: Read.<br />
Sau khi học xong bài học đọc giáo viên có thể nêu ra một số câu hỏi về kinh <br />
nghiệm học từ vựng của học sinh và yêu cầu các en trả lời:<br />
Do you often learn words in one way?<br />
Do you have any other ways to learn better?<br />
In your opinion, what is the best way to learn words?<br />
* Dạng ba: <br />
Viết bài tóm tắt, bài phê bình có liên quan những thông tin của bài học. <br />
Giáo viên có thể hướng dẫn các em học sinh làm bài viết tóm tắt tuỳ theo <br />
từng nội dung của bài học.<br />
<br />
19<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu: <br />
Sau đây là chất lượng khảo sát kết quả tại trường THCS Lê Đình Chinh năm <br />
học 2015 2016. Tôi đã lấy thí điểm bốn lớp tôi dạy để đối chứng và so sánh kết <br />
qủa :<br />
1. Đầu năm:<br />
Lớp Sĩ Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém<br />
SL % SL % SL % SL % SL %<br />
số<br />
7A2 31 2 6 % 7 22% 19 56 % 3 9 % 0 0%<br />
7A3 32 4 12% 12 37% 15 46% 1 3% 0 0%<br />
9A1 30 4 13% 7 23% 15 50% 4 14% 0 0%<br />
9A4 28 2 7% 5 17% 16 57% 5 19% 0 0<br />
2. Cuối học kì một:<br />
Lớp Sĩ Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém<br />
SL % SL % SL % SL % SL %<br />
số<br />
7A2 31 4 12% 10 32% 15 48% 2 6% 0 %<br />
7A3 32 6 18% 15 46% 10 32% 1 3% 0 0%<br />
9A1 30 6 20% 10 33% 12 40% 2 7% 0 0%<br />
9A4 28 4 14% 9 32% 14 50% 1 4% 0 0%<br />
<br />
Có thể thấy việc áp dụng phương pháp dạy kỹ năng đọc như đã từng áp <br />
dụng vào thực tế giảng dạy thì kết qủa đạt cao hơn nhiều so với lúc tôi chưa cải <br />
tiến phương pháp dạy. Điều đó đã thúc đẩy tôi không ngừng phấn đấu để đạt được <br />
kết quả cao hơn nữa, cùng với việc áp dụng phương pháp này vào các tiết dạy cụ <br />
thể, tôi đã góp phần nhỏ bé của mình vào thành tích chung của nhà trường đưa chỉ <br />
tiêu phấn đấu của nhà trường cao hơn như đại hội công nhân viên chức đầu năm đã <br />
đề ra. <br />
Nói tóm lại để thành công trong giờ dạy Tiếng Anh nói chung và dạy kĩ năng <br />
đọc nói riêng, đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp hài hoà, khéo léo giữa các <br />
bước lên lớp với với lượng kiến thức trong sách giáo khoa.<br />
<br />
<br />
20<br />
Để làm cho giờ dạy thêm sinh động, ngoài những phương pháp giảng dạy cụ <br />
thể giáo viên nên sử dụng các bức tranh mimh hoạ, các giáo cụ trực quan và bằng <br />
các bài tập thực tế. Nên triệt để vận dụng các bài tập tạo cơ hội cho học sinh có <br />
thể hiểu bài một cách dễ dàng. <br />
Ngoài ra, để gây hứng thú học tập cho học hinh, gáo viên nên kể các mẩu <br />
chuyện liên quan đến bài học gợi mở cho học sinh những nội dung chính trước khi <br />
đọc bài.<br />
Tôi cố gắng duy trì phương pháp đã nêu trên và không ngừng học hỏi, trao <br />
đổi với đồng nghiệp để đưa giờ dạy hiệu quả lên cao hơn. Trong đề tài này tôi đã <br />
cố gắng khai thác và tìm hiểu phương pháp dạy kỹ năng đọc ở trường THCS từ đó <br />
đi sâu vào phân tích nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp dạy đọc từ <br />
đó đưa ra các phương pháp cụ thể với từng đối tượng học sinh. Vì thời gian và sách <br />
tài liệu tham khảo có hạn, nên trong đề tài này còn có nhiều hạn chế mà tôi chưa <br />
phân tích hết. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp và hội <br />
đồng khoa học của nhà trường và hội đồng khoa học của cấp huyện.<br />
III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: <br />
Qua đề tài này tôi có một số đề xuất và kiến nghị như sau:<br />
+ Về phía Phòng Giáo Dục và Nhà trường:<br />
+ Phòng Giáo Dục: <br />
Cần hỗ trợ kinh phí cho nhà trường để mua sắm thêm máy chiếu, sách tài <br />
lỉệu, sách tham khảo bổ sung thêm vào thư viện nhà trường để giáo viên có <br />
thêm tư liệu tham khảo. <br />
+ Về phía Nhà trường: Cần quan tâm hơn nữa đến điều kiện dạy và học của <br />
giáo viên và học sinh: Như mua thêm băng đài và các đồ dùng dạy học khác. vv…<br />
+ Về phía cha mẹ học sinh:<br />
Các bậc cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc học của con em mình <br />
nhưdành thời gian cho các em học bài và làm bài tập, kiểm tra xem sau khi đi học về <br />
các em có làm bài tập ở nhà hay không, có chép bài hay không. <br />
<br />
21<br />
+ Về phía chính quyền địa phương: <br />
Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường như bàn, nghế, phòng học, <br />
mở rộng đất đai để học sinh có sân chơi bãi tập riêng và các công trình công cộng <br />
khác. vv..<br />
Tôi thiết nghĩ nếu các em học sinh được quan tâm từ nhiều phía như vậy, thì <br />
chất lượng dạy và học sẽ cao hơn nhiều.<br />
<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quảng Điền , ngày 12 tháng 2 năm 2016. <br />
Người viết đề tài <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Phan Hiếu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………….<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP HUYỆN<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………..<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO.<br />
<br />
23<br />
1. Sổ tay người dạy Tiếng Anh. Nhà xuất bản Giáo Dục.<br />
2. Sách giáo khoa, sách giáo viên sách bài tập 6, 7, 8, 9 của Bộ Giáo Dục Và Đào <br />
Tạo.<br />
3. Sách bài tập bổ trợ nâng cao Tiếng Anh 6,7,8,9 Nhà xuất bản Giáo Dục. <br />
4. Ngữ pháp Tiếng Anh của Nguyễn Khuê Nhà xuất bản Đà Nẵng. <br />
5. Một số vấn đề đổi mới phương pháp ở trường T H C S. Bộ Giáo Dục Và Đào <br />
Tạo.<br />
6. Tạp chí báo giáo dục và thời đại.<br />
7. Britain Nhà xuất bản Oxford.<br />
8.Toefl Reading Nhà xuất bản trẻ 2004.<br />
9. Cause & Effect Heinle & Heinle Publishers.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
25<br />