PHÒNG GD& ĐT NGHĨA HƯNG<br />
TRƯỜNG THCS NGHĨA PHONG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH <br />
BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY CHANTS <br />
TRONG TIẾNG ANH 6<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Trần Thị Hiền<br />
Trình độ chuyên môn: ĐHSP Ngoại ngữ<br />
Chức vụ: Giáo viên Tiếng Anh<br />
Nơi công tác: Trường THCS Nghĩa Phong<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Nam Định , ngày 27 tháng 5 năm 2016<br />
<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
<br />
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Gây hứng thú học tập cho học sinh bằng <br />
phương pháp dạy Chants trong Tiếng Anh 6<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Học sinh khối 6<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: <br />
Từ ngày 25 tháng 8 năm 2015 đến ngày 21 tháng 5 năm 2016<br />
4. Tác giả:<br />
Họ và tên: Trần Thị Hiền<br />
Năm sinh: 1980<br />
Nơi thường trú: Đội 6 Nghĩa Phong Nghĩa Hưng Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn: ĐHSP Ngoại Ngữ<br />
Chức vụ công tác: Giáo viên Tiếng Anh<br />
Nơi làm việc: Trường THCS Nghĩa Phong<br />
Địa chỉ liên hệ: Trường THCS Nghĩa Phong<br />
Điện thoại: 0947228328<br />
5, Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:<br />
Tên đơn vị: Trường THCS Nghĩa Phong<br />
Địa chỉ: Xóm 7 Nghĩa Phong Nghĩa Hưng Nam Định<br />
Điện thoại: 03503872272<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT<br />
<br />
<br />
1. HS: Học sinh<br />
2. GDCD: Giáo dục công dân<br />
3. THCS: Trung học cơ sở<br />
4. CTHĐTQ: Chủ tịch hội đồng tự quản<br />
5. HK I: Học kì I<br />
6. HK II: Học kì II<br />
7. VD: Ví dụ<br />
8. K6: Khối 6<br />
9. TL %: Tỉ lệ phần trăm<br />
10. BQ: Bình quân<br />
11. T.bình: Trung bình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN <br />
<br />
<br />
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến: <br />
Ngày 4.11.2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị <br />
quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số <br />
29NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu <br />
cầu CNHHĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội <br />
nhập quốc tế. Điều này càng làm tăng thêm vị thế của bộ môn tiếng Anh <br />
trong các trường PTTH. Từ việc Tiếng Anh là môn học chính thức ở bậc <br />
THCS, THPT thì nay nó cũng đang dần trở thành môn học chính thức ở bậc <br />
tiểu học và khuyến khích trong các trường mần non. Một số trường THPT, <br />
tiếng Anh còn được dùng để giảng dạy các môn văn hóa. Bởi chúng ta cũng <br />
xác định thấy rõ vị trí của môn học đối với sự phát triển chung của toàn xã <br />
hội: nó là một công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng quốc tế và khu <br />
vực, là phương tiện để tiếp cận thông tin quốc tế và đón nhận sự chuyển <br />
giao công nghệ khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới; tiếp cận những nền <br />
văn hoá khác cũng như những sự kiện quốc tế quan trọng. Để giúp các em <br />
chủ động tích cực tiếp nhận kiến thức, phát triển trí tuệ, năng lực công dân, <br />
định hướng nghề nghiệp, rèn kỹ năng sống cho các em, bồi dưỡng hứng thú <br />
học tập bằng hoạt động theo nhóm và tự học dưới sự hướng dẫn của giáo <br />
viên tạo cho học sinh một môi trường học tập cởi mở, thân thiện, hiệu quả. <br />
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học: Dạy học theo chủ đề tích <br />
hợp liên môn nhằm gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, <br />
với thực tiễn đời sống xã hội, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu <br />
cuộc sống và có trách nhiệm với bản thân cũng như những người xung quanh. <br />
Đồng thời qua nghiên cứu tài liệu, học hỏi từ đồng nghiệp và đúc rút từ <br />
những kinh nghiệm của bản thân, tôi đã vận dụng cách sử dụng các bài <br />
CHANTS trong các tiết học để mang lại niềm vui và niềm say mê môn học <br />
<br />
4<br />
tiếng Anh cho HS . Với mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp chia <br />
sẻ từ đồng nghiệp để phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến hơn, thực <br />
sự trở thành công cụ sư phạm có giá trị.<br />
<br />
<br />
II. Mô tả giải pháp: <br />
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến<br />
Để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, vận hội mới mà Ban chấp <br />
hành TW khóa XI đặt ra cho ngành GD và ĐT, Bộ GD & ĐT đã chỉ đạo việc <br />
dạy học theo phương pháp đổi mới, căn bản toàn diện, đặc biệt lưu ý đến sự <br />
phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.<br />
Việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trong các trường Trung học hiện <br />
nay vẫn còn nặng về dạy ngữ pháp mà chưa phát triển kỹ năng nghe và nói, <br />
do đó khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế thậm trí với các bạn trong <br />
lớp, trong trường, chưa nói đến là giao lưu với các bạn nước ngoài trong các <br />
chuyến đi thực tế.<br />
Phương pháp giảng dạy của giáo viên ở các trường THCS vẫn còn <br />
mang tính cục bộ, chưa có sự gắn kết sâu chuỗi các môn học vì vậy mà các <br />
em còn coi nhẹ một số môn học, những kiến thức thức tế hay những sự kiện <br />
đã và đang diễn ra xung quanh chưa được các em nhìn nhận đúng.<br />
Bản thân năng lực nghe và nói của giáo viên THCS hiện nay còn hạn <br />
chế do ảnh hưởng của phương ngữ, môi trường rèn luyện nên giáo viên cũng <br />
dẫn đến ngại dạy hay chưa đổi mới phương pháp dạy các kỹ năng này. Điều <br />
đó ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy cũng như chưa tạo được môi <br />
trường học tập hứng khởi cho học sinh.<br />
Với học sinh tiểu học thì Chants là một phần trong tiến trình bài học, <br />
nhưng với học sinh THCS thì các em mới chỉ dùng lại ở phần Play with <br />
words do đó chưa khơi dậy được sức sáng tạo, khả năng tìm tòi và tự học ở <br />
các em.<br />
Việc dạy từ và cấu trúc câu còn nặng theo phương pháp cũ, nên chưa <br />
kích thích khơi dậy ý thức tự học ở các em. Hơn nữa số lượng từ vựng và <br />
mẫu câu ngày càng tăng lên và khó hơn theo từng đơn vị bài học, điều này dẫn <br />
đến tâm lý nhiều em ngại học, sợ học.<br />
Số lượng học sinh trong một lớp còn đông so với yêu cầu của một lớp <br />
học ngôn ngữ, điều này cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học, cũng như <br />
giúp giáo viên có thể theo dõi quá trình phát triển các kỹ năng của học sinh.<br />
Trang thiết bị đáp ứng cho mô hình trường học mới còn sơ sài, càng <br />
chưa đảm bảo điều kiện thuận lợi cho môi trường học ngoại ngữ. <br />
<br />
<br />
5<br />
Do đó việc sử dụng đa dạng các phương thức dạy học và sử dụng một <br />
cách linh hoạt sao cho phù hợp với nội dung của bài, phù hợp với đối tượng <br />
học sinh, đồng thời kết hợp với các thủ thuật sư phạm nhằm kích thích hứng <br />
thú học tập của các em, giúp các em học tập đạt kết quả là điều nhiều giáo <br />
viên đang trăn trở.<br />
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:<br />
2.1. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN<br />
Như chúng ta đã biết CHANTS nghĩa tiếng Anh động từ là hát, cầu <br />
kinh, còn danh từ có nghĩa là thánh ca, bài hát nhịp điệu đều, chính vì vậy nó <br />
cũng mang những đặc tính ưu việt của bài hát. Trong khi đó, bài hát đóng một <br />
vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ khi học một ngôn ngữ thứ hai. <br />
Một minh chứng cho điều này là tần số khá lớn các bài hát được sử dụng <br />
trong các lớp học tiếng Anh giảng dạy ngôn ngữ trên toàn thế giới. Do đó mà <br />
học sinh có ý thức và tích cực học tập, và yêu thích hơn môn Tiếng Anh, cũng <br />
như các môn Ngữ Văn, Giáo dục công dân (GDCD), Âm Nhạc....Tôi sẽ thảo <br />
luận về cách Chants có thể giúp các học sinh nâng cao kỹ năng nghe và phát <br />
âm, và làm thế nào để có thể tạo ra một Chants trong một tiết học, đồng thời <br />
cũng xin chỉ ra những đặc tính của Chants rất hữu ích trong việc giảng dạy từ <br />
vựng, cụm từ và cấu trúc câu. Đặc biệt nó thực sự phát huy được những ưu <br />
việt trong mô hình trường học mới được thể hiện thông qua các ví dụ thực tế <br />
mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học để các bạn có thể tham khảo và <br />
sửa đổi để đa dạng hơn với các chủ đề.<br />
Cũng như những bài hát, hầu hết trẻ em thích hát những bài Chants. Đối <br />
với giáo viên, sử dụng các Chants trong lớp học cũng có thể là một thời gian <br />
nghỉ ngơi tốt trong một chương trình đã được thiết lập. Chants có thể được <br />
giảng dạy cho bất kỳ số lượng HS nào và ngay cả những giáo viên với nguồn <br />
lực hạn chế nhất cũng có thể sử dụng chúng hiệu quả, điều này dựa trên bản <br />
thân tôi, bởi tôi là một giáo viên không có năng khiếu về ca hát, do đó vấn đề <br />
nhạc lý trong một bài hát là nguyên nhân luôn cản trở tôi mỗi khi muốn dạy <br />
tiếng Anh cho học sinh qua các bài hát, nhưng ở Chants tôi đã khắc phục được <br />
điểm này và đã biến nó thành một trong những công cụ sư phạm có giá trị. <br />
Khi bạn biết nhạc lý bạn có thể phổ nhạc cho bài Chants, điều này sẽ thu hút <br />
HS hơn, tuy nhiên với Chants ngoài cách phổ nhạc ta có thể dùng phách, hay <br />
đơn giản hơn có thể dùng tay vỗ vào các âm tiết có trọng âm, hay từ mà giáo <br />
viên muốn. Điều này cũng giúp học sinh có thể nắm được trọng âm trong một <br />
câu hay trong một từ. <br />
<br />
<br />
VD 1: Unit 10 – Staying healthy<br />
Apple, apple. I like apples<br />
Potato, potato. I like potatoes<br />
6<br />
Carrot, carrot, I eat carrots<br />
Tea, tea. I drink tea<br />
Milk, milk . I drink milk.<br />
Chicken, chicken I want chicken.<br />
Banana, banana. Bananas are yellow.<br />
Oranges, oranges. Oranges are orange.<br />
Tomato, tomato. Round, red tomatoes.<br />
Lettuce, lettuce. Light, green lettuce.<br />
Rice, rice. More rice, please.<br />
Fish, fish. More fish, please. <br />
Chants có thể giúp các em nâng cao kỹ năng nghe và cách phát âm, vì <br />
thế có thể giúp các em cải thiện kỹ năng nói. Chants cũng có thể là công cụ <br />
hữu ích trong việc học từ vựng, cấu trúc câu, và các mẫu câu, chưa kể đến <br />
phản xạ của các em về văn hóa tiếng mẹ đẻ. Có lẽ lợi ích lớn nhất để sử <br />
dụng các Chants trong lớp học là các em có thể được vui vẻ. Niềm vui vì <br />
chính nó là một phần quan trọng của việc học một ngôn ngữ, nó sẽ thúc đẩy <br />
các em có thêm động lực để học tập.<br />
a. NGHE và NÓI<br />
Học sinh có thể chán bằng cách liên tục nghe một bài tường thuật hoặc <br />
hội thoại khi các em cố gắng để hiểu ý nghĩa của những từ mới hoặc cụm từ <br />
trong ngữ cảnh. Ngược lại, nghe một Chants, dù nghe đi nghe lại cũng vẫn có <br />
vẻ ít đơn điệu, buồn chán hơn bởi vì nhịp điệu và giai điệu của nó. Chants <br />
cũng có thể giúp cải thiện kỹ năng lắng nghe bởi vì nó cung cấp cho HS thực <br />
hành nghe các hình thức khác nhau về ngữ điệu và nhịp điệu. Tiếng Anh có <br />
trọng âm,âm nhấn đúng lúc, đúng chỗ do đó Chants có thể giúp tạo ra một <br />
cảm giác. Âm nhạc có sức mạnh để khắc chính nó vào não của chúng ta, tạo <br />
cho chúng ta trí nhớ ngắn hạn và dài hạn, thì Chants cũng làm được việc đó và <br />
do đó nó trở thành công cụ thích hợp để sử dụng trong các lớp học Tiếng <br />
Anh.<br />
<br />
VD 2 : Unit 5: Thinhgs I do<br />
Do you read a book? Read a book? Read a book?<br />
<br />
Yes, I do . Yes, I do.<br />
<br />
Do you play volleyball ? volleyball? volleyball?<br />
<br />
<br />
7<br />
No, I don’t. No, I don’t.<br />
<br />
<br />
Does he play sports? Play sports? Play sports?<br />
<br />
<br />
Yes, yes, he does. No, no, he doesn’t.<br />
<br />
<br />
<br />
Qua ví dụ, bạn có thể thấy các từ có trọng âm, tôi đã gạch chân và ngữ <br />
điệu của các câu đã tạo nên nhịp điệu của bài Chants. Để dạy học sinh cách <br />
đánh trọng âm vào từ trong một câu theo cách thông thường đối với học sinh <br />
sẽ là hình thức phi khoa học vì các em sẽ rất khó để nhớ những loại từ nào <br />
trong câu cần đánh trọng âm, nhưng khi bạn chỉ cần làm mẫu một đến hai lần <br />
cách vỗ tay hay đánh phách vào những từ gạch chân, thì các em sẽ làm rất tốt <br />
và từ một bài Chant, đến các bài Chants khác bạn đã tạo nên phản xạ tự nhiên <br />
trong tư duy của các em về trọng âm của từ và ngữ điệu của câu. Đây là điểm <br />
khác biệt và cũng là nét đặc trưng của Tiếng Anh, khi các em có thể nói tiếng <br />
Anh có trọng âm và ngữ điệu thì các em sẽ nói tự nhiên hơn. Điều này có <br />
nghĩa là Chants đã giúp các em cải thiện hai kĩ năng quan trọng trong tiếng <br />
Anh đó là NGHE và NÓI. <br />
b. TỪ VỰNG CỤM TỪ MẪU CÂU<br />
Chants mang lại cơ hội tốt cho các em thực hành từ vựng. Mỗi bài <br />
Chants thường được dựa trên một chủ đề hoặc chủ điểm mà có thể cung cấp <br />
bối cảnh cho việc học từ vựng. Điểm đặc trưng của bài Chants là được tạo <br />
lên bởi đa số những từ đơn âm, nhiều trong số đó được lặp đi lặp lại. Sự lặp <br />
lại này cung cấp tiếp xúc nhiều hơn với những lời nói và có thể giúp cải <br />
thiện đáng kể khả năng tiếp thu từ vựng. <br />
Các cụm từ, mẫu câu trong các bài Chants có độ dài ngắn và thường sử <br />
dụng ngôn ngữ đàm thoại đơn giản, đây là điểm rất phù hợp với nhận thức <br />
cũng như trình độ của HS lớp 6. Hơn nữa thời điểm tốt nhất để dạy cho các <br />
em các bài Chants là khi giáo viên muốn củng cố lại bài cho các em. Chants sẽ <br />
giúp các em ghi nhớ từ, cụm từ và mẫu câu một cách nhẹ nhàng, không gò ép.<br />
Khi bạn muốn củng cố vào yếu tố nào: từ hay cụm từ hay mẫu câu, thì <br />
yếu tố đó trong bài Chants có thể sẽ được lặp lại nhiều hơn, hoặc sẽ được <br />
nhấn mạnh bằng cách đánh phách hay vỗ tay vào yếu tố đó, hay yếu tố đó sẽ <br />
được thể hiện bằng cử chỉ, hành động. Giáo viên nên thay đổi hình thức biểu <br />
đạt để hấp dẫn HS hơn<br />
Một bài Chants chúng ta vẫn có thể sử dụng nhiều lần ở các lớp học <br />
khác nhau, lứa tuổi khác nhau, nếu khi ta dạy cùng một loại từ, cụm từ. <br />
8<br />
Nhưng thay vì vỗ tay hay đánh phách chúng ta có thể cho các em đứng dậy và <br />
dùng hành động để biểu đạt các hình dáng, điệu bộ khác nhau, hay chia lớp <br />
thành hai nhóm và mỗi nhóm nói một vế. Hoạt động này tạo cho các em tâm <br />
thế thoải mái vì được vận động, và không nhàm chán do cách thức của bài <br />
Chants đã được thay đổi để phù hợp với tâm lý của các em. Hơn nữa Chants <br />
là hoạt động nhóm, tập thể do đó nó rất thích hợp cho tiết học Tiếng Anh vì <br />
nhóm trưởng hoặc bạn chủ tịch hội đồng tự quản (CTHĐTQ) có thể hướng <br />
dẫn tổ chức cho các bạn trong nhóm, trong lớp thực hiện<br />
<br />
VD 3: Unit 9 The body VD 4: Unit 9 The body<br />
When I say FAT . We say THIN . When I say BIG. We say SMALL.<br />
When I say TALL. We say SHORT. When I say SHORT. We say <br />
I am a FAT boy. He is a THIN man. LONG.<br />
I am a TALL boy. He is a SHORT I have a BIG bag. You have a <br />
man. SMALL bag<br />
FATTHIN, TALL SHORT. I have a SHORT pencil. You have a <br />
FAT, THIN, TALL, SHORT LONG pencil.<br />
BIGSMALL, SHORT LONG.<br />
BIG, SMALL, SHORT, LONG.<br />
<br />
c. SỰ VUI VẺ, THÍCH THÚ <br />
Có lẽ lợi thế rõ ràng nhất để sử dụng các Chants trong dạy Tiếng Anh <br />
là các em có được cảm giác thú vị. hầu hết các em thích hát, thích vận động <br />
và thường tiếp nhận khá tốt với những Chants sử dụng trong tiết học. Tuy <br />
nhiên có nhiều lợi ích đáng kể để sử dụng Chants trong các giờ học hơn là chỉ <br />
được thích thú. Điều đầu tiên đó là Chants có thể mang lại sự đa dạng cho <br />
quy trình một tiết học. kích thích sự quan tâm và chú ý, có thể giúp duy trì <br />
động lực học, qua đó giúp HS đạt được mức độ cao hơn về kiến thức. Thứ <br />
hai, Chants thuộc loại ca hát hợp xướng, do đó có thể giúp tạo ra một bầu <br />
không khí thoải mái và thân mật mà làm cho lớp học trở thành một môi <br />
trường thân thiện. Các em thường nghĩ rằng các Chants như vui chơi giải trí <br />
chứ không phải là nhiệm vụ phải học và do đó tìm thấy học tiếng Anh qua <br />
các Chants sự vui vẻ và thú vị. Như vậy, chúng ta đã giúp các em có thể phát <br />
triển toàn diện, bước đầu bồi dưỡng những năng lực cần thiết để các em tự <br />
xây dựng cho mình những kỹ năng sống. Đặc biệt với Chants giáo viên đã kết <br />
hợp rất nhẹ nhàng mối liên hệ giữa các môn học: Tiếng Anh, Âm nhạc, Ngữ <br />
<br />
9<br />
Văn và GDCD, bởi Chant có nhạc điệu của Âm nhạc, có các gieo vần của <br />
Ngữ Văn và cao hơn đó là hình thành nhân cách, ý thức tự học, sáng tạo của <br />
một công dân hiện đại.<br />
<br />
<br />
VD 5; Unit 5 Things I do.<br />
Tick, tock! tick, tock! Six o’clock.<br />
I have a big breakfast. <br />
Tick, tock! Tick, tock! seven o’clock.<br />
It's time for school . Don't be late. Don't be late.<br />
Tick, tock!Tick, tock! five o’clock.<br />
What do you do after school? <br />
What do you do after school? <br />
VD 6: Unit 8 Out and about<br />
* Play with words<br />
Bục, bục, chạt chạt.<br />
Crossing the road. <br />
Crossing the road.<br />
We must be careful.<br />
Crossing the road.<br />
Bục, bục, chạt, chạt.<br />
Look to the left.<br />
Look to the right.<br />
Bục, bục, chạt, chạt.<br />
If there is no traffic,<br />
Cross the road. Cross the road with care. Cross the road with care.<br />
Trong chương trình lớp 6 hiện hành có phần PLAY WITH WORDS, <br />
đây là phần nhằm mục đích giúp các em ôn lại bài đồng thời cũng tạo cho các <br />
em tâm thế thoải mái sau mỗi bài học. Ở phần này ngoài áp dụng phương <br />
pháp sử dụng băng đĩa để cho học sinh làm theo thì chúng ta cũng có thể sử <br />
dụng Chants để thay đổi hình thức học, cũng như phát huy khả năng sáng tạo <br />
của các em trong mỗi bài học. Với hai ví dụ trên tôi đã sử dụng các âm vọng : <br />
Tick, tock hay bục, bục, chạt, chạt để tạo nhịp điệu đồng thời chia lớp <br />
thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện một câu tạo cho các em cảm giác như <br />
10<br />
đang thi đua. Bên cạnh đó, các em có thể sử dụng các hoạt động khác nhau tùy <br />
theo khả năng tưởng tượng của các em để diễn tả câu Chants của mình. Lúc <br />
này lớp học đã tạm thoát ra khỏi cái khuôn khổ vốn dĩ của nó, tuy nhiên các <br />
em sẽ khó có thể quên được những câu Chants cùng với những động tác ngộ <br />
nghĩnh của mình.<br />
<br />
d. CÁC HÌNH THỨC SỬ DỤNG CHANTS<br />
Đầu giờ học khi ôn lại bài trước hay để làm ấm lại không khí của <br />
môn học.<br />
Trong quá trình luyện đọc cho HS.<br />
Củng cố bài học.<br />
Thay đổi không khí hay giúp HS vận động.<br />
Sử dụng trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. <br />
Thành lập nhóm mới hay đặt tên cho nhóm mới.<br />
Để kiểm tra lại kiếm thức của bài trước, Chants là hình thức kiểm tra <br />
sẽ khiến HS cảm thấy ít căng thẳng hơn, do đó mà hiệu quả sẽ cao hơn. Như <br />
đã đề cập ở trên, Chants có thể cải thiện khả năng nghe và nói của các em, <br />
dạy các em bài Chants thông qua đó chúng ta đã truyền đạt các kỹ năng nghe <br />
nói đọc – viết tiếng Anh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Với tôi, thì Chants <br />
được coi là một trong những bí quyết để quản lý HS trong giờ. Khi các em có <br />
vẻ trầm xuống, thì một bài Chant sẽ khuấy động các em lên. Đối với HS ngồi <br />
học liên tục trong 45 phút sẽ khiến các em cảm thấy mệt mỏi, sử dụng bài <br />
Chants giữa giờ học, là giải pháp tôi thấy rất hữu ích, các em trở nên phấn <br />
chấn hơn, cơ thể các em được vận động, vì vậy mà các em cũng trở nên <br />
nhanh nhẹn, năng động hơn. Không những thế, trong các giờ ngoại khóa, hay <br />
các giờ đầu tuần, với các bài Chants thì môn tiếng Anh ngày càng trở nên gần <br />
gũi với các em hơn. Đặc biệt tôi cũng đã sử dụng Chants để giúp các em thành <br />
lập một nhóm mới cũng như giúp các em có thể thay đổi tên nhóm của mình. <br />
Như các bạn đã biết mô hình trường học mới được xây dựng để giúp học <br />
sinh có thể phát triển toàn diện, lĩnh hội kiến thức và biết vận dụng kiến <br />
thức vào thực tế để có thể tự quản, tự phục vụ, nâng cao kỹ năng sống dưới <br />
hình thức học tập theo nhóm, tự học, tự nghiên cứu. Do đó việc thay đổi <br />
nhóm để giúp các em có cơ hội được làm việc với nhiều bạn với những năng <br />
lực khác nhau là điều rất cần thiết trong các tiết học Tiếng Anh.<br />
* VD 7: Đặt tên nhóm và thành lập nhóm<br />
CTHĐTQ đưa ra tên một số nhóm: Reading, Drawing, Eating, Cooking, <br />
Dancing, Singing và hướng dẫn lớp thành lập nhóm mới theo sở thích. Sau bài <br />
Chants những em có cùng sở thích sẽ tạo thành một nhóm mới. Hoạt động <br />
<br />
11<br />
này vừa giúp các em có được sự thoải mái trong một tiết học, vừa có thể <br />
nhanh chóng tạo ra một nhóm mới, với cái tên mới. <br />
Reading Cooking<br />
Reading Cooking<br />
I like reading. I like cooking.<br />
What about you, Lan ? What about you, Trang ?<br />
What about you, Lan ? What about you, Trang ?<br />
Drawing Dancing<br />
Drawing Dancing<br />
I like drawing. I like dancing.<br />
What about you, Phong ? What about you, Kien ?<br />
What about you, Phong ? What about you, Kien ?<br />
Eating Singing<br />
Eating Singing<br />
I like eating. I like singing. <br />
Giáo viên cũng có thể hướng dẫn bạn CTHĐTQ cách thành lập nhóm <br />
mới với những tên khác nhau như tên môn học, tên con vật hay tên nghề <br />
nghiệp mà các em đã được học trong chương trình và cũng có thể sử dụng <br />
những mẫu câu đã được học để thành lập lời Chant. Điều này cũng góp phần <br />
thức đẩy sự sáng tạo của bạn CTHĐTQ trong lớp, hay có thể là hoạt động: <br />
TÌM TÒI MỞ RỘNG mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện ở tiết học sau.<br />
2.2. CÁCH TH<br />
ỨC TẠO CHANTS .<br />
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều tài liệu về Chants như chương <br />
trình Let’s go với các ấn phẩm của nhà xuất bản OXFORD có đĩa CD đính <br />
kèm. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Với học sinh tiểu học, học chương trình tiếng Anh thực hiện 4 tiết trên <br />
một tuần của nhà xuất bản Giáo Dục, thì Chants là một phần trong quy trình <br />
của một đơn vị bài học, còn với học sinh Trung học đang học chương trình cũ <br />
thì mới chỉ dừng lại ở phần PLAY WITH WORDS. Mà yêu cầu của học sinh <br />
học Tiếng Anh theo lộ trình của Đề án dạy và học trong hệ thống giáo dục <br />
quốc dân giai đoạn 2008 2020 thì cần đa dạng các hình thức học tập và <br />
phong phú về nội dung để có thể phát huy 8 phẩm chất và 3 năng lực cơ bản. <br />
Do đó trong quá trình giảng dạy, đòi hỏi người giáo viên không ngừng đa <br />
dạng hóa các phương thức biểu đạt nhằm giúp HS lĩnh hội kiến thức tốt <br />
nhất. Bên cạnh đó, tùy từng hoàn cảnh thực tế của lớp học hay trình độ, tâm <br />
lý HS, giáo viên có thể linh hoạt khi sử dụng các bài Chants. Giả sử khi bạn <br />
thấy các em còn yếu về từ vựng, hay trọng âm của từ, ngữ điệu của câu bạn <br />
có thể tự tạo ra một Chant với mục đích ôn lại từ vựng, cụm từ, mẫu câu. Ở <br />
tiết học khác bạn lại muốn giúp các em lưu ý đến các từ có cách phát âm <br />
giống nhau, hay khuyến khích sức sáng tạo của các em. Vậy làm thế nào để <br />
có thể tạo ra Chants?<br />
a, Xây dựng bài Chants theo đơn vị từ nhỏ đến lớn: TỪ CỤM TỪ <br />
CÂU.<br />
Phương thức này nên được thực hiện ở gia đoạn đầu, hay ở những bài <br />
học đầu năm học, điều này rất phù hợp với tâm lý các em đi từ dễ đến khó, <br />
các em biết các từ đơn lẻ rồi dần dần đến câu. Thông qua phương thức này <br />
các em có thể biết cách cấu tạo của một câu tiếng Anh.<br />
Ở phương thức này giáo viên chỉ cần hướng dẫn HS dùng các từ thuộc <br />
cùng loại từ để thay thế là có thể tạo ra một Chant mới. Như vậy vừa kích <br />
thích tính sáng tạo của các em lại vừa có thể giúp các em học thêm được <br />
nhiều hơn. Giả sử như cũng trong Unit 2 At school các em có thể sử dụng <br />
các từ còn lại trong bài là: pencil, ruler, desk,waste basket, school bag…. Và <br />
có thể đóng vai mình là một trong những đồ vật đó, hoặc dùng các động tác <br />
để biểu đạt những đồ dùng này để thành lập một Chant mới. <br />
VD 7 :Unit 2 At school<br />
Phần Chant của giáo viên Phần Chant của HS<br />
Door Pencil<br />
Door Pencil<br />
It's a door . I am a pencil.<br />
What is this ? Who are you?<br />
What is this ? Who are you ?<br />
Window Ruler<br />
Window Ruler<br />
13<br />
It's a window I am a ruler.<br />
What is that ? What about you, ?<br />
What is that ? What about you, ?<br />
Board Desk<br />
Board Desk<br />
It's a board . I am a desk .<br />
<br />
<br />
b. Xây dựng Chants theo cách gieo vần<br />
Trong ngôn ngữ tiếng Việt chúng ta có một thể loại VĂN HỌC đó là <br />
đồng giao hay vè cũng được trẻ em rất yêu thích. Khi bắt đầu tiếp xúc với <br />
Chants tôi thấy nó có gì đó quen quen, và trong quá trình dạy Chants tôi đã phát <br />
hiện ra giữa Chants và đồng giao, vè của ngôn ngữ Việt có những đặc điểm <br />
giống nhau: Điểm thứ nhất đó là chúng đều có các câu văn ngắn gọn, lời văn <br />
gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Thứ hai chúng giống nhau ở cách gieo vần <br />
ở cuối câu, tạo nên nhịp điệu cho bài, đồng thời cũng làm cho bài Chants, bài <br />
đồng giao dễ nhớ hơn, vì vậy mà tình yêu cho môn Văn cũng trở nên sâu đậm <br />
hơn.Với đặc điểm này, thì khi dạy tiếng Anh cho học sinh thông qua bài <br />
Chants, chúng ta có thể dạy giúp các em cách phân biệt các từ có cách phát âm <br />
giống nhau, các em cũng hiểu rõ hơn về cách cấu tạo của một từ, một câu. <br />
<br />
VD 8: Unit 8 Out and about<br />
* Play with words<br />
Flying Man, Flying Man Over the mountains<br />
Up in the sky And over the sea<br />
Where are you flying, Flying Man, Flying Man<br />
Flying so high? Please take me.<br />
<br />
<br />
VD 9<br />
I have a dog.<br />
I like dogs.<br />
Do you like dogs?<br />
No, I like frogs.<br />
No, I like frogs.<br />
<br />
14<br />
Look at the log.<br />
Look at the log.<br />
The dog and the frog are on the log.<br />
<br />
<br />
VD 10: <br />
How many trees?<br />
Look and see.<br />
One, two, three<br />
One for you and two for me.<br />
Three, three trees.<br />
Loại Chants này có phần khó hơn cho HS khi các em muốn tự tạo ra <br />
cho riêng mình một bài Chant, bởi các em phải tìm các từ có cách phát âm <br />
giống nhau ở các bài học trước đó. Tuy nhiên thể loại này lại rất được các em <br />
yêu thích vì nó dễ nhớ hơn, vui hơn, do đó khi các bạn muốn khơi gợi sức <br />
sáng tạo của các em thì người giáo viên nên giúp các em, cung cấp cho các em <br />
những từ có cách phát âm giống nhau để các em lựa chọn. <br />
c. Lặp lại từ, cụm từ, mẫu câu để tạo Chants.<br />
Cách thức tạo Chants này khá giống như phần Play with words trong <br />
chủ điểm A Unit 4: Big or small?, hay trong Unit 7 Your house. đôi khi lại <br />
nằm ngay trong hai cách thức trên, hai cách thức trên có phần thiên về dạy từ, <br />
còn cách thức này tập trung nhiều vào dạy cụm từ, mẫu câu. Khi bạn muốn <br />
dạy hay khắc sâu cho HS cụm từ hay mẫu câu nào thì cụm từ, mẫu câu đó <br />
trong bài Chants sẽ được lặp đi lặp lại. Chính đặc điểm lặp đi lặp lại, tạo <br />
nên thế mạnh của phương thức này, giúp HS dễ nhớ bài học hơn.<br />
VD 10: Unit 10 Staying healthy<br />
What does she like? What do you like?<br />
What does she like? What do you like?<br />
Rice, rice Meat, meat<br />
She likes rice. I like meat.<br />
What does he like? What do they like?<br />
What does he like? What do they like?<br />
Milk, milk Cabbages, cabbages<br />
He likes milk They like cabbages.<br />
<br />
15<br />
<br />
2.3. CÁC BƯỚC DẠY BÀI CHANTS<br />
* Quy trình dạy một bài Chants gồm các bước sau: <br />
+ Nghe toàn bài Chants.<br />
+ Cho HS đọc các câu trong bài Chants.<br />
+ Giáo viên hát mẫu bài Chants.<br />
+ Hướng dẫn HS cách tạo nhịp điệu ( vỗ tay, hay đánh phách) <br />
+ Lặp đi lặp lại bài Chants vài lần<br />
+ Lắng nghe bài Chants nếu có trên đĩa CD hay băng đàì<br />
+ Sự lặp lại của bàì Chants cùng với các dụng cụ tạo nhịp điệu hỗ trợ.<br />
+ HS hát bài Chants với các hoạt động mô tả.<br />
Sau khi HS có thể hát bài Chants tốt, người giáo viên nên hướng dẫn <br />
các em tự tạo ra Chants riêng cho mình, hoạt động này có thể coi là giao <br />
nhiệm vụ về nhà cho HS, và người giáo viên có thể kiểm tra khả năng thực <br />
hiện nhiệm vụ của HS trong phần Warm up ở bài học sau hay khi người giáo <br />
viên muốn các em giải lao giữa giờ học. Các bài Chants này cũng sẽ làm <br />
phong phú, đa dạng loại hình thể hiện trong các giờ ngoại khóa.<br />
Qua các ví dụ trên tôi đã gợi ý một số cách tạo nhịp điệu cho bài <br />
Chants, đó là chúng ta có thể vỗ tay hay đánh phách vào các từ hay âm tiết mà <br />
tôi gạch chân, hay các chữ có phông chữ khác so vời các chữ trong bài Chants, <br />
các bạn cũng có thể tạo ra nhịp điệu khác bằng cách phổ nhạc sử dụng các <br />
loại nhạc cụ khác nhau hay vỗ tay vào các âm tiết khác để làm phong phú <br />
thêm sắc màu của bài Chants.<br />
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: <br />
1. Hiệu quả kinh tế<br />
Từ việc ban đầu tôi muốn thử tìm hiểu về Chants( bởi đây là một thể <br />
loại mới trong phương pháp giảng dạy tiếng Anh), và qua nghiên cứu tài liệu <br />
Let’s Chant, Let’s sing của nhà xuất bản Oxford, tôi đã mạnh dạn áp dụng vào <br />
đối tượng HS khối 6 và thấy hiệu quả đáng kể. HS đã có thể nắm được từ, <br />
cụm từ và mẫu câu ngay trên lớp, các em hào hứng, sôi nổi trong lớp học. Có <br />
những HS trước đây rất nhút nhát, ngại nói tiếng Anh trước lớp, giờ đã tự tin <br />
trong giao tiếp, các em trở nên hứng khởi hơn, yêu thích môn học hơn. Số <br />
lượng học sinh khá giỏi cuối năm học tăng lên rõ rệt so với số lượng khảo sát <br />
những tuần đầu năm học, trước khi áp dụng sáng kiến.<br />
<br />
Trước khi áp dụng sáng kiến Kết quả đạt được hiện nay<br />
<br />
16<br />
<br />
Học sinh giỏi 6> 11 % 18 > 22 %<br />
Học sinh khá 11>22 % 25 > 32 %<br />
Học sinh T.bình 38> 43 % 16 > 28 %<br />
Học sinh yếu 20 > 30% 13 > 18%<br />
<br />
Chất lượng giảng dạy cũng được nâng lên theo từng giai đoạn và đứng tốp <br />
đầu trong toàn huyện. Cụ thể chất lượng năm học 20152026 như sau:<br />
<br />
<br />
K6 Giữa HKI HKI Giữa HKII HKII<br />
Số Trên TL% BQ Trên TL% BQ Trên TL% BQ Trên TL% BQ<br />
5 5 5<br />
lượn 5<br />
g<br />
69/99 69,7 6,0 78/99 78,8 6,3 81/99 81,8 6,5 83/99 83,8 7,06<br />
3 8 9<br />
2. Hiệu quả về mặt xã hội<br />
Để rèn luyện các kỹ năng NGHE NÓI – ĐỌC – VIẾT của bộ môn <br />
Tiếng Anh là công việc lâu dài. bền bỉ, kiên trì và khó khăn đối với HS, do <br />
vậy mà người giáo viên không ngừng phấn đấu học hỏi, trau dồi nâng cao <br />
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy để <br />
làm cho mỗi giờ dạy trở nên hấp dẫn, thú vị lôi cuốn HS. Giúp các em tiếp <br />
nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng tạo cho các em niềm say mê môn học, <br />
biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. Đặc biệt là khả năng, tự tìm <br />
tòi sáng tạo, hình thành thói quen làm việc độc lập tự chủ, hướng đến mục <br />
đích giao tiếp của môn học, giúp các em phát triển toàn diện, biết sâu chuỗi, <br />
liên kết các môn học trong chương trình. Đó là giá trị vô giá mà mỗi người <br />
thầy mong đợi ở những thế hệ học trò của mình.<br />
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.<br />
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm trên đây của tôi không sao chép <br />
hoặc vi phạm bản quyền tác giả. Nếu tôi vi phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách <br />
nhiệm trước pháp luật.<br />
<br />
CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN<br />
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN <br />
<br />
.....................................................................<br />
.....................................................................<br />
..................................................................... Trần Thị Hiền <br />
<br />
17<br />
.....................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT<br />
<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1, Let's sing, Let's chant của nhà xuất bản OXFORD<br />
2. Sách giáo khoa English 6 của nhà xuất bản Giáo Dục.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN<br />
Kính gửi: Sở GD & ĐT tỉnh Nam Định<br />
<br />
Tôi:<br />
Trình <br />
Tỷ lệ (%) đóng <br />
Số ngày tháng Chức độ <br />
Họ và tên Nơi công tác góp vào việc <br />
TT năm sinh danh chuyên <br />
tạo ra sáng kiến<br />
môn<br />
1 Trần Thị 27/05/1980 Trường THCS Giáo Đại học<br />
Hiền Nghĩa Phong viên<br />
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Gây hứng thú học tập <br />
cho học sinh bằng phương pháp dạy Chants trong Tiếng Anh 6<br />
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được sử dụng trong giảng dạy <br />
và là một trong những phương pháp hiệu quả để giảng dạy Tiếng Anh cho <br />
học sinh khối 6 của trường THCS Nghĩa Phong<br />
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng: Ngày 18 tháng 9 <br />
năm 2015<br />
<br />
<br />
19<br />
Mô tả bản chất của sáng kiến: Sáng kiến được dựa trên cách thức hò, <br />
vè và đồng dao của Tiếng Việt kết hợp với cách đánh trọng âm, gieo vần <br />
trong Tiếng Anh để giúp học sinh học từ vựng và mẫu câu Tiếng Anh hiệu <br />
quả, đồng thời phương pháp cũng tạo một môi trường học Tiếng Anh thân <br />
thiện, vui vẻ từ đó xây dựng cho học sinh ý thức và tính tích cực học tập, giúp <br />
các em yêu thích hơn môn Tiếng Anh, cũng như các môn Ngữ Văn, Giáo dục <br />
công dân (GDCD), Âm Nhạc.....<br />
Những điều kiện cân thiết để áp dụng sáng kiến: Phách trong môn <br />
Âm nhạc, Từ và câu Tiếng Anh trong một đơn vị bài học.<br />
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng <br />
sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Phương pháp sử dụng Chants trong giảng <br />
dạy Tiếng Anh qua quá trình áp dụng trong năm học 20152016 vừa qua, tôi <br />
thấy thực sự mang lại hiệu quả cao: Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách <br />
nhẹ nhàng, phấn khích từ đó mà tình yêu dành cho môn học ngày càng tăng lên <br />
do đó mà chất lượng học tập được cải thiện rõ rệt.<br />
Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và <br />
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.<br />
Nghĩa Phong, ngày 28 tháng 5 năm 2016<br />
Người nộp đơn<br />
Trần Thị Hiền<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />