PHẦN I . ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Như chúng ta đã biết học sinh tiểu học luôn hiếu động, tò mò, muốn tìm hiểu, <br />
khám phá. Do vậy, việc tổ chức cho học sinh học tập, tự chiếm lĩnh tri thức thông <br />
qua các hoạt động vui chơi hay trò chơi là phù hợp với học sinh tiểu học. Trò chơi <br />
toán học giúp học sinh luyện tập, củng cố kiến thức, phát hiện kiến thức mới của <br />
bài học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, có thể <br />
tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn và gây hứng thú cho học sinh học tập, đồng thời <br />
kích thích sự tìm tòi, khám phá, ham hiểu biết, tạo cơ hội để các em thể hiện mình. <br />
Bên cạnh đó trong giờ học Toán, thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức <br />
linh hoạt và kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ của mình. từ đó học sinh phát triển <br />
tư duy, học tập cách xử lý nhanh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả <br />
năng vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Mặt khác, trò chơi học tập <br />
còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân <br />
ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng, trách nhiệm. trẻ em sẽ hình thành và phát <br />
triển năng lực, phẩm chất, nhân cách thông qua hoạt động. Vì vậy, đến khi bắt đầu <br />
học Tiểu học, các em bắt đầu công việc học tập qua các môn học gắn liền với các <br />
hoạt động. Nhờ thế, các em sẽ được lĩnh hội những tri thức trong thế giới xung <br />
quanh mình, đồng thời phát triển nhân cách. Trong quá trình học tập ở trường, các <br />
em còn được tham gia vào các trò chơi nhằm tạo hứng thú và và khơi gợi sử dụng <br />
những kiến thức đã học hoặc dẫn dắt tới những kiến thức mới. Các hoạt đông vui <br />
chơi trong quá trình dạy học đã tạo điều kiện để học sinh được phát triển trí tuệ, <br />
làm cho tâm hồn các em phong phú hơn, cuộc sống vui tươi lành mạnh hơn và đồng <br />
thời giúp các em tự tin hơn trong học tập và cuộc sống. Đặc biệt, thông qua các trò <br />
chơi, học sinh không bị ức chế, không khí lớp học sôi nổi, học sinh học tập với khí <br />
thế hào hứng, ham muốn học tập. <br />
Trò chơi trong toán học luôn làm cho học sinh thích thú và chú ý nhất. Để các <br />
trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò <br />
chơi phải đảm bảo các nguyên tắc“chơi mà học, học mà chơi". Trò chơi học tập <br />
loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong giờ học đối với học sinh tiểu <br />
học. Trò chơi tạo không khí vui tươi hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Không <br />
một ai có thể phủ nhận được những mặt tích cực mà việc tổ chức trò chơi học tập <br />
đã mang lại sau mỗi tiết học. Nhưng tổ chức trò chơi như thế nào? Làm thế nào để <br />
học sinh của mình năng động sáng tạo hơn, tạo được hứng thú trong học tập, giờ <br />
học diễn ra một cách " Nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả" Theo thông tư 22 ra ngày <br />
229 2016 và có hiệu lực từ ngày 6 11 2016 thực chất là nhằm làm bớt căng <br />
thẳng, mong muốn đưa các em với tâm lý thoải mái hứng khởi, không vì điểm số <br />
gây áp lực cho học sinh mà Bộ giáo dục hướng tới.<br />
Đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng các em có tính <br />
hiếu động, ít chịu ngồi yên. Nếu các em tham gia các trò chơi bổ ích và lý thú thì đó <br />
là điều kì diệu đối với các em. Như chúng ta đã biết trò chơi luôn là khâu kết nối <br />
1<br />
quan trọng trong quá trình tổ chức giờ học. Nếu sử dụng trò chơi học tập một cách <br />
đúng mục đích thì sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Vậy giáo viên phải sử dụng trò <br />
chơi như thế nào và tổ chức ra sao để mang lại hiệu quả trong giờ học toán. Thì đó <br />
là vấn đề mà tôi băn khoăn trăn trở nên tôi đã mạnh dạn đưa ra nghiên cứu đề tài: <br />
"Một số biện pháp tổ chức trò chơi toán học lớp 1 nhằm gây hứng thú học <br />
tập cho học sinh" <br />
PHẦN II: NỘI DUNG <br />
A.THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN :<br />
1 .Thực trạng <br />
a. Thuận lợi:<br />
Trong năm học 2016 2017, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1D với tổng số <br />
là 32 em. Các em ngoan ngoãn, đoàn kết yêu thương nhau, biết vâng lời thầy cô <br />
giáo.Đồ dùng học tập, sách, vở được bố mẹ mua đầy đủ. Bên cạnh được sự chỉ <br />
đạo kịp thời của Bộ Giáo dục & Đào tạo về đánh giá học sinh Tiểu học ban hành <br />
kèm theo TT số 22/ 2016/ TT – BGDĐT sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám <br />
hiệu nhà trường, sự kết hợp của phụ huynh học sinh, sự nhiệt tình giảng dạy của <br />
giáo viên.<br />
b.Khó khăn: <br />
Học sinh lớp 1D đều là con em trên địa bàn nông thôn, một số học sinh gia đình <br />
còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nên chưa thực sự quan tâm đến việc học của <br />
con cái.Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều và mức độ giao tiếp của các <br />
em còn hạn chế, học sinh còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong cách" Học mà <br />
chơi, chơi mà học". Bởi vậy, trong các giờ học toán học sinh thường tiếp thu thụ <br />
động, nhất là những học sinh trầm, ít nói, ít phát biểu, tiếp thu chậm như em Cao <br />
Thị Thanh Hà, Nguyễn Sĩ Anh, Nguyễn Tuấn Tú,...Mặt khác, gần cuối tiết học, <br />
học sinh thường uể oải, ít tập trung chú ý nghe giảng, vì đặc điểm của học sinh <br />
Tiểu học là dễ nhớ nhưng cũng mau quên, chóng chán như: Trần Đình Công, Tăng <br />
Tiến Tấn, Phạm Thục An,Trần Đình Hưng...Bên cạnh đó còn có một số em thiếu <br />
mạnh dạn trước tập thể, ít gần gũi bạn bè, cô giáo.<br />
Trước hết, để nắm được chất lượng học tập cũng như sự yêu thích môn học. <br />
Sau khi tiến hành dạy học 5 tuần, tôi tiến hành kiểm tra chất lượng của lớp và cho <br />
kết quả như sau:<br />
Học sinh Học sinh Về khả năng tiếp thu kiến thức <br />
Tổn hứng thú chưa tự giác <br />
g học bài học bài Tiếp thu Tiếp thu Tiếp Tiếp <br />
Số tốt tương đối thu thu <br />
tốt bình chậm<br />
thường<br />
<br />
2<br />
SL % SL % SL % SL % SL % SL %<br />
32 20 12 7 7 13 5<br />
<br />
2. Nguyên nhân của hạn chế trên:<br />
Với kinh nghiệm sau thời gian giảng dạy lớp 1, cùng với tìm hiểu thực tế điều <br />
kiện của học sinh trong lớp tôi đã xác định được các nguyên nhân của những hạn <br />
chế nêu trên đó là: <br />
a.Về phía giáo viên :<br />
Giáo viên tổ chức trò chơi với hình thức chưa hấp dẫn học sinh dẫn đến chưa <br />
thực sự duy trì được sự chú ý của học sinh đến bài học .<br />
Giáo viên tổ chức trò chơi học tập nhưng chưa thay đổi được bản chất của <br />
hình thức học tập phải là hình thức học tập vừa chơi vừa học mới giảm được <br />
tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học lý thuyết, kiến thức mới .<br />
Giáo viên tổ chức trò chơi còn để học sinh vui chơi quá đà dẫn đến học sinh <br />
chưa chú ý tính chất học tập của trò chơi .<br />
b. Về phía học sinh :<br />
Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều và mức độ giao tiếp của các <br />
em còn hạn chế .<br />
Một số học sinh còn rụt rè, nhút nhát chưa mạnh dạn, tích cực trong tiết học <br />
toán . Một số học sinh học còn trầm, ít nói, ít phát biểu, tiếp thu chậm, thiếu <br />
mạnh dạn trước tập thể, ít gần gũi bạn bè và cô giáo .<br />
B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI GIÚP CHO HỌC <br />
SINH LỚP 1 HỌC TỐT MÔN TOÁN.<br />
1.Một số yêu cầu khi tổ chức trò chơi toán học cho học sinh: <br />
Đảm bảo yêu cầu giáo dục mang tính vừa sức, tức là trò chơi có mức độ khó <br />
vừa phải để tất cả các em học sinh có thể tham gia được.<br />
Gắn với việc học tập, xác định rõ mục đích hình thành kiến thức mới hay <br />
củng cố kiến thức đã học, hoặc rèn kĩ năng gì liên quan đến bài học.<br />
Sử dụng các đồ dùng, phương tiện dạy học sáng tạo, không rập khuôn.<br />
Đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh.<br />
Có luật chơi và luật chơi phải được giới thiệu rõ ràng trước khi chơi. Luật <br />
chơi cần ghi rõ nội dung trò chơi, cách chơi cách đánh giá người chơi một cách <br />
công bằng chính xác.<br />
Giáo viên nghiên cứu, chuẩn bị chu đáo, lôgic để dẫn dắt học sinh theo đúng <br />
trình tự nội dung mà mình hướng đến.<br />
Giáo viên áp dụng các trò chơi một cách linh hoạt để học sinh có thể tiếp <br />
thu đạt hiệu quả cao nhất. <br />
2. Tác dụng khi sử dụng trò chơi toán học cho học sinh.<br />
<br />
<br />
3<br />
Làm cho không khí học tập trong giờ học sôi nổi, bớt căng thẳng; tạo cảm <br />
giác thoải mái, dễ chịu gây hứng thú học tập kích thích sự tìm tòi, khám phá cho <br />
học sinh; tạo niềm tin và các cơ hội để các em thể hiện mình.<br />
Giúp học sinh củng cố và biết vận dụng các kiến thức đã học.<br />
Góp phần phát triển trí tuệ, rèn luyện trí thông minh, hình thành tác phong <br />
nhanh nhẹn, vận dụng kiến thức linh hoạt, kích thích trí tưởng tượng, rèn trí <br />
nhớ, phát triển tư duy mềm dẻo, tăng khả năng mềm dẻo, tăng khả năng ứng <br />
xử thông minh trong các tình huống khác nhau để các em thích nghi với sự phát <br />
triển của xã hội.<br />
Giúp học sinh hình thành, phát triển được nhiều năng lực và phẩm chất như: <br />
mạnh dạn, tự tin, đoàn kết, tương thân, tương ái, tính trung thực, tinh thần trách <br />
nhiệm,...<br />
3 .Những nguyên tắc khi tổ chức trò chơi .<br />
Giáo viên cần lựa chọn nội dung bài dạy phù hợp với nội dung trò chơi .<br />
Trò chơi mang ý nghiã giáo dục , phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội <br />
dung bài học . Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 1, phù hợp với <br />
người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường .<br />
Biện pháp 2 : Cách tổ chức trò chơi : <br />
Bước 1 : Nêu tên trò chơi : giải thích qua ý nghĩa trò chơi <br />
Bước 2 : Chuẩn bị chia nhóm : đặt tên cho nhóm và ấn định số lượng thành viên <br />
cho mỗi nhóm .<br />
Bước 3 : Phổ biến luật chơi ; nêu rõ cách chơi ; hiệu lệnh chơi ; phân việc và <br />
cách thức làm việc. Hướng dẫn cách đánh giá .Trọng tài có thể giáo viên và các <br />
bạn học sinh còn lại trong lớp . <br />
Bước 4 : Tiến hành chơi khi chơi giáo viên hô hiệu lệnh dứt khoát rõ ràng các <br />
nhóm đồng loạt tiến hành . Nên tổ chức trò chơi dưới dạng tiếp sức .<br />
Bước 5 : Kết thúc .<br />
Trọng tài kiểm tra kết quả để đánh giá . <br />
Có thể rút ra câu hỏi phụ để rút ra kết luận nào đó từ .<br />
Tuyên dương học sinh, đặc biệt khuyến khích nhóm thua cuộc để các em cố <br />
gắng trong lần khác . (Không nên chê học sinh trong lúc tiến hành chơi )<br />
Trao phần thưởng ( nếu có ) <br />
4. Một số trò chơi được áp dụng trong quá trình dạy học môn toán lớp <br />
1.<br />
Trò chơi thứ nhất: <br />
Trò chơi : “Tên em là gì ” (Khi dạy bài Luyện tập tiết 9 SGK toán1 trang <br />
16)<br />
a , Mục đích : Củng cố về nhận biết số lượng các nhóm có không quá 5 đồ vật <br />
đồng thời bước đầu rèn luyện trí nhớ và khả năng suy luận cho học sinh.<br />
<br />
4<br />
b, Chuẩn bị : 5 băng giấy có in 1,2,3,4,5 chú thỏ. <br />
c , Cách chơi :Chọn 2 đội chơi , mỗi đội 5 em, các em trong đội xếp thành một <br />
hàng dọc. Khi bắt đầu trò chơi cô giáo đội lên đầu mỗi em một băng giấy.Trong <br />
thời gian ngắn nhất các em phải đếm số thỏ trên băng giấy của 4 bạn kia và nhanh <br />
chóng đoán ra trên băng giấy của mình có mấy chú thỏ.<br />
Chẳng hạn: Trên mũ có 3 chú thỏ em nói "Tôi là chú thỏ thứ 3" <br />
Tính điểm: + Người đoán đầu tiên được 3 bông hoa màu đỏ.<br />
+Người đoán đầu tiên được 2 bông hoa màu đỏ.<br />
+Người đoán đầu tiên được 1 bông hoa màu đỏ.<br />
+Hai người còn lại không được điểm nào<br />
d, Luật chơi : Chơi trong 5 phút . Đội nói nhanh, nói đúng được nhiều thì đội <br />
đó thắng cuộc .<br />
Như vậy qua trò chơi này tôi đã kiểm tra được kết quả học tập của học sinh ở tiết <br />
học trước để có kế hoạch cho tiết sắp tới và học sinh lại được củng cố một lần <br />
nữa kiến thức đã học. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trò ch<br />
ơi thứ hai: <br />
Trò chơi : “Tiếp sức ”(Khi dạy bài Luyện tập tiết 78 SGK toán 1 Trang 109)<br />
5<br />
a , Mục đích : Củng cố kĩ năng tính cộng nhẩm phép tính có dạng 14 + 3 <br />
b, Chuẩn bị : Giáo viên viết các phép tính vào bảng phụ<br />
<br />
+8 13 + 5 11 + 8 12 + 3 13 + 4 <br />
<br />
19 18 19 15 <br />
<br />
<br />
c , Cách chơi :Chọn 2 đội chơi , mỗi đội 5 em, các em trong đội xếp thành một <br />
hàng dọc. Khi nghe giáo viên hô “bắt đầu ” thì bạn đầu tiên lên nối một phép tính <br />
với số thích hợp, sau đó nhanh chóng chạy về đưa bút cho bạn kế tiếp lên nối và <br />
về đứng cuối hàng . Cứ như vậy cho đến hết . <br />
d, Luật chơi : Chơi trong 3 phút . Đội nào nối nhanh, nối đúng được nhiều phép <br />
tính thì đội đó thắng cuộc .<br />
Như vậy qua trò chơi này tôi đã kiểm tra được kết quả học tập của học sinh ở tiết <br />
học trước để có kế hoạch cho tiết sắp tới và học sinh lại được củng cố một lần <br />
nữa kiến thức đã học. <br />
Trò chơi thứ ba<br />
Trò chơi" Tìm nhà"(Khi dạy bài Luyện tập tiết 93 SGK trang 128)<br />
a , Mục đích : Rèn luyện cho học sinh trí nhớ về cách đọc các số tròn chục . <br />
b, Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bi 18 tờ miếng bìa trong đó 9 miếng bìa ghi các <br />
số <br />
<br />
10 20 30 40 50 60 70 80 90<br />
9 miếng còn lại ghi các đọc các số tròn chục<br />
Mười hai mươi ba mươi bốn mươi năm mươi <br />
<br />
sáu mươi bảy mươi tám mươi chín mươi <br />
<br />
c , Cách chơi : Chọn ra 18 em, 9 em đeo vào trước ngực cách đọc số và cho đứng <br />
ở các vị trí khác nhau trong lớp để làm nhà . 9 em còn lại đeo vào sau lưng mỗ em <br />
một tờ bìa có ghi các số tròn chục (Các em này chỉ nhìn được các số mà bạn mình <br />
đeo, không nhìn được số của mình ). Cho các em đeo số quan sát nhau nhìn số của <br />
bạn để đoán được số đeo của mình .<br />
d, Luật chơi : Chơi trong 3 phút . Giáo viên hô “ Về nhà ” các em đeo số phải <br />
tìm được về đúng nhà có ghi cách đọc số của mình đeo.<br />
Tổng kết : Ba em về nhà đầu tiên là người đoạt giải nhất, nhì,ba.<br />
Trò chơi thứ tư:<br />
<br />
6<br />
Trò chơi : “Tìm nhanh số liền trước ,số liền sau của một số ”" (Khi dạy bài <br />
Luyện tập tiết 106 – SGK toán 1 trang146)<br />
a, Mục đích : Củng cố về tìm số liền trước, liền sau của của một số . <br />
b, Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị bảng số từ 1 đến 100 ở bảng phụ <br />
<br />
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10<br />
1 12 13 14 15 16 17 18 19 20<br />
1<br />
2 22 23 24 25 26 27 28 29 30<br />
1<br />
3 32 33 34 35 36 37 38 39 40<br />
1<br />
4 42 43 44 45 46 47 48 49 50<br />
1<br />
5 52 53 54 55 56 57 58 59 60<br />
1<br />
6 62 63 64 65 66 67 68 69 70<br />
1<br />
7 72 73 74 75 76 77 78 79 80<br />
1<br />
8 82 83 84 85 86 87 88 89 90<br />
1<br />
9 92 93 94 95 96 97 98 99 100<br />
1<br />
<br />
c, Cách chơi : Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 em sau đó cử từng đôi học sinh, mỗi <br />
tổ một học sinh, học sinh tổ này nêu yêu cầu tìm số liền trước hoặc liền sau của <br />
một số thì học sinh của tổ kia phải chỉ thật nhanh và ngược lại. <br />
d ,Luật chơi : Chơi trong 5 phút . Mỗi đội được đưa ra yêu cầu chỉ 5 lần, trong <br />
một đội, bạn nào nhanh và đúng nhiều hơn đội đó được cộng thêm “Rất tốt ” . Kết <br />
quả đội nào có tổng số điểm nhiều hơn là đội thắng cuộc.<br />
Sau khi chơi xong củng cố một lần nữa các kiến thức đã học các em sẽ khắc sâu <br />
hơn khi gặp dạng bài :<br />
Số liền trước Số đã biết Số liền sau <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Trò chơi thứ sáu : <br />
Trò chơi“ Tìm đội vô địch’’(Khi dạy bài luyện tập tiết 110 SGK toán 1 trang <br />
151) <br />
a , Mục đích : Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn . <br />
b, Chuẩn bị : Giáo viên viết sẵn tóm tắt lên tờ giấy kẻ ô li 3 bài toán có lời văn, <br />
phô tô làm hai bản hai đội, đặt úp xuống theo hàng ngang (để học sinh không nhìn <br />
thấy được khi tính giờ )<br />
Ví dụ :<br />
1, Có : 16 búp bê <br />
Đã bán : 4 búp bê <br />
Còn lại : … búp bê?<br />
2, Tổ Hai có: 10 bạn <br />
<br />
8<br />
Số bạn nam: 4 bạn <br />
Số bạn nữ: ... bạn?<br />
3, Có: 15 quả cam <br />
Biếu bà: 5 quả cam<br />
Còn lại : …quả cam? <br />
c , Cách chơi : Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 em, học sinh còn lại làm cổ động <br />
viên các em trong đội xếp thành một hàng ngang theo các bài đã xếp thú tự . <br />
d, Luật chơi : Khi giáo viên hô “ Bắt đầu ” thì 3 học sinh của mỗi đội lật tờ <br />
giấy lên, đọc kỹ và giải nhanh chóng theo yêu câù đặt ra . Học sinh xong, nộp bài <br />
giáo viên rôi về chỗ ngồi, giáo viên đánh dấu những bài nộp trước thời gian quy <br />
định . Hết giờ nếu học sinh của đội nào còn viết tiếp là phạm quy không được tính <br />
điểm . Mỗi bài giải đúng được điểm tốt Mỗi bài nộp trước thời gian cho phép và <br />
đúng thì được cộng thêm “Rất tốt ” Chơi trong 5 phút . Đội nào có tổng điểm <br />
nhiều hơn là đội vô địch .<br />
Trò chơi thứ bảy:<br />
Trò chơi " Tìm bạn"(Khi dạy bài: phép trừ trong phạm vi 100 tiết 116 trang <br />
159)<br />
a , Mục đích : Giúp học sinh luyện tập về tính nhẩm , tính nhanh phép trừ không <br />
nhớ trong phạm vi 100 kết hợp luyện tinh mắt. <br />
b, Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị 9 chiếc thẻ hình chữ nhật, kích thước 10 x 15 <br />
(cm ) có đeo dây . Trên thẻ có ghi các phép tính chia làm 3 nhóm, các phép tính cùng <br />
nhóm là các phép tính có kết quả như nhau . Chẳng hạn : trong đó 9 miếng bìa ghi <br />
các số như nhau :<br />
Chẳng hạn : <br />
<br />
89 45 62 42 47 26 <br />
<br />
<br />
36 – 15 40 20 28 7 <br />
<br />
<br />
76 32 57 13 88 68 <br />
<br />
<br />
c, Cách chơi : Giáo viên gọi 9 học sinh lên bảng theo tinh thần xung phong. <br />
Phát cho mỗi học sinh một thẻ . Học sinh đeo thẻ của mình trước ngực, mặt có <br />
phép tính quay ra ngoài . Mỗi em tính nhẩm các phép tính trên thẻ của mình để tìm <br />
ra kết quả , rồi tìm người nào có kết quả giống mình rủ nhau đứng thành một <br />
<br />
9<br />
nhóm . Nhóm nào tập hợp nhanh và đúng được khen.Cá nhân nào tính sai và đứng <br />
sai nhóm thì phải hát tặng lớp một bài .<br />
Trò chơi thứ tám : <br />
Khi dạy bài : Luyện tập bài tập 2 tiết 123 SGK toán 1 trang 167) có thể tổ <br />
chức trò chơi “Quay giờ đúng’’ <br />
a , Mục đích : Giúp học sinh củng cố về xác định vị trí của các kim ứng với <br />
giờ đúng trên mặt đồng hồ. <br />
b, Chuẩn bị : 3 đồng hồ có sẵn ở bộ đồ dùng .<br />
c , Cách chơi : Giáo viên chọn 3 đội chơi, mỗi đội 3 học sinh. <br />
các em trong đội xếp thành một hàng dọc. Khi nghe giáo viên hô quay mấy giờ ( ví <br />
dụ: 7 giờ) “bắt đầu ” thì bạn đầu tiên lên quay, sau đó nhanh chóng chạy về đưa <br />
đồng hồ cho bạn kế tiếp lên quay và về đứng cuối hàng . Cứ như vậy cho đến hết <br />
. <br />
d, Luật chơi : Sau thời gian 5 phút. Đội nào quay nhanh hơn thì đội đó thăng <br />
cuộc. cả lớp thưởng cho mộ tràng vỗ tay thật to.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trò chơi thứ chín :<br />
Trò chơi: "Ai cộng giỏi hơn" Khi dạy bài: Ôn tập các số đến 10 tiết 127 <br />
SGK toán 1 trang 172)<br />
a , Mục đích : Giúp học sinh rèn kĩ năng cộng nhanh , chính xác .<br />
<br />
<br />
10<br />
b, Chuẩn bị : Giáo viên có thể vẽ trên bảng phụ hoặc trên giấy các dãy ô <br />
vuông như sau :<br />
<br />
2 5 5<br />
<br />
5 3 3<br />
<br />
7 2 1 2<br />
<br />
c, Cách chơi :Chia lớp thành 3 đội chơi . Mỗi đội 5 em, thảo luận với nhau để <br />
tìm ra cách điền số vào các ô vuông trong các dãy số mà đội mình nhận được sao <br />
cho tổng các số trong 3 ô liền nhau bằng 10 .<br />
d, Luật chơi : Khi giáo viên hô “ Bắt đầu ” thì học sinh của mỗi đội lật tờ giấy <br />
lên, đọc kỹ đề toán và giải nhanh chóng theo yêu câù đặt ra. Sau 5 phút đội nào <br />
xong trước là đội thắng cuộc.<br />
Trò chơi thứ mười : <br />
Trò chơi “Vòng quay kì diệu”(Áp dụng cho những tiết toán ôn tập cuối năm )<br />
Mục đích : Rèn các kĩ năng tính nhẩm cộng, trừ, kĩ năng giải toán .<br />
Chuẩn bị : Vòng quay kì diệu ( có sẵn ở nhà trường ). Giáo viên chuẩn bị các <br />
thăm được cắt bằng băng giấy màu xanh trong đó có các đề toán . <br />
Chẳng hạn :<br />
Em hãy đọc bảng cộng trong phạm vi 6? <br />
Em hãy đọc bảng trừ trong phạm vi 8? <br />
Tính xem tổ em có bao nhiêu bạn biết rằng có 4 bạn nữ và 6 bạn nam?<br />
Kim ngắn chỉ số 9, kim dài chỉ số 12. Hỏi là mấy giờ?<br />
Một tuần lễ có mấy ngày? Đó là những ngày nào?<br />
Câu đố : Vừa trống vừa mái.<br />
Đếm đi đếm lại <br />
Tất cả là mười<br />
Mái hơn tám con<br />
Còn là gà trống<br />
Đố em tính được <br />
Trống, mái bao nhiêu?<br />
<br />
Cách chơi :<br />
Cho các em chơi trong lớp. Lấy 9 em đại diện cho 3 tổ lên quay.Cứ mỗi lần giáo <br />
viên hô "bắt đầu" thì học sinh quay vòng tròn(ngược chiều kim đồng hồ) kim dừng <br />
lại thăm nào thì học sinh trả lời thăm đó . Nhưng trước hết em nào hái được thăm <br />
<br />
11<br />
nào thì đọc to cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ 30 giây rồi trình bày câu trả lời <br />
trước lớp. <br />
Luật chơi: Sau thời gian 5 phút. Tổ nào trả lời đúng và thì được thưởng một <br />
bông hoa .Nếu cả ba em trong một tổ trả lời đúng cả thì tổ đó được thưởng một <br />
tràng pháo tay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Qua trò chơi (thứ 10) Vòng quay kì diệu giáo viên có thể thâu tóm lại kiến <br />
thức từ đầu năm học đến nay bằng cách cho học sinh chơi trò chơi( thông qua <br />
các tiết học ôn tập cuối năm) giáo viên có thể đưa ra nhiều bài toán khác nhau <br />
để học sinh tư duy, chẳng hạn: <br />
Bài toán: Một đàn gà mà bươi trong bếp, ông bắt được 3 con.Hỏi còn lại <br />
mấy con?<br />
Giáo viên yêu cầu học sinh phát hiện cách nói lái số lượng đàn gà" mà bươi" <br />
là" mười ba". Có nghĩa là đàn gà có 13 con.<br />
Có một sợi dây cỉ dài 8 cm. Không cần dùng thước hãy nghĩ cách để cắt <br />
được các đoạn chỉ dài 4cm, 2 cm, 1cm.<br />
Hoặc khi học bài ôn tập các số đén 100( tiết 133)có thể mở rộng:<br />
Hãy nêu các số có một chữ số? <br />
Hãy nêu các số tròn chục? <br />
Hãy nêu các số có hai chữ số giống nhau?<br />
Số bé nhất có một chữ số là số nào? <br />
Số bé nhất có hai chữ số là số nào? <br />
Số lớn nhất có một chữ số là số nào? <br />
Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?<br />
<br />
PHẦN III: KẾT LUẬN <br />
A. Kết quả sau khi áp dụng:<br />
Trong quá trình thử nghiệm tại lớp 1D của mình tôi đã áp dụng trò chơi học tập <br />
vào các tiết dạy học toán tôi nhận thấy rất phù hợp. Qua thời gian áp dụng và thực <br />
hiện.Tôi thấy các em hào hứng, tích cực hơn trong việc tiếp thu kiến thức và kết <br />
quả tăng lên rõ rệt. Các giờ học Toán của lớp tôi diễn ra nhẹ nhàng, tất cả các em <br />
đều" học được và được học". Các em mong đến giờ toán để được chơi, được thi <br />
tài, học hỏi lẫn nhau. Không chỉ có kiến thức mà các kĩ năng sống cũng từ các trò <br />
chơi đến với các em tự nhiên và có hiệu quả giáo dục hơn. Thông qua các trò chơi <br />
hầu như tất cả học sinh trong lớp đều phát triển được các mặt ưu của từng em. <br />
Đặc biệt học sinh khá giỏi được phát triển một cách toàn diện cả về kiến thức, kỹ <br />
năng và năng khiếu. Còn học sinh trung bình đã dần khắc phục những điểm yếu, <br />
học sinh yếu đã có nhiều tiến bộ và đã có kết quả khả quan. Tôi nghĩ khi dạy toán <br />
giáo viên có thể lồng ghép một số trò chơi vào giảng dạy. Không những giáo dục <br />
cho học sinh những kiến thức về môn toán mà còn giúp các em phát triển về các kĩ <br />
năng sống nhiều hơn như học sinh phát triển được trí thông minh, nhanh tay, nhanh <br />
mắt, nhanh trí. Tròchơi tạo được tình cảm bạn bè,cô trò gần gũi gắn bó hơn. Đặc <br />
biệt giúp cho học sinh yếu, học sinh cá biệt dễ hòa đồng vào cuộc sống tập <br />
thể.trong các tiết học toán nếu sử dụng trò chơi tôi không cho điểm giữa các tổ <br />
bằng điểm số mà tôi động viên các em bằng các bông hoa màu đỏ, xanh, vàng ( mà <br />
<br />
13<br />
giáo viên đã chuẩn bị sẵn). Tôi không chê bai học sinh, không gây áp lực mà đánh <br />
giá vì sự tiến bộ của học sinh giúp học sinh yêu thích môn Toán, giờ học toán trở <br />
nên nhẹ nhàng hiệu quả, học sinh dễ tiếp thu. Chính điều đó đã làm cho học sinh <br />
lớp tôi có sự tiến bộ vượt bậc về môn Toán so với đầu năm. Cụ thể: Kết quả học <br />
tập môn Toán của học sinh lớp 1D mà tôi phụ trách ở tuần 31 như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh Học sinh Về khả năng tiếp thu kiến thức<br />
Tổn hứng thú chưa tự giác <br />
g học bài học bài Tiếp thu Tiếp thu Tiếp Tiếp thu <br />
Số tố t tương đối thu chậm<br />
tố t bình <br />
thường<br />
SL % SL % SL % SL % SL % SL %<br />
32 20 12 12 9 9 2<br />
<br />
B.Một số bài học kinh nghiệm :<br />
Qua nghiên cứu bản thân tôi nhận thấy khi giảng dạy lồng ghép một số trò <br />
chơi trong một số tiết học toán cho học sinh là rất hiệu quả. Để đạt được kết quả <br />
cao hơn chúng ta cần thực hiện tốt các vấn đề sau:<br />
Giáo viên nghiên cứu kĩ tài liệu ,chuẩn bị kĩ nội dung bài dạy, kế hoạch dạy học <br />
trước khi lên lớp, sao cho tất cả học sinh đều được làm việc, thiết kế các đồ dùng <br />
dạy học cho học sinh tham gia trò chơi phải khoa học và sáng tạo. Cố gắng tìm <br />
hiểu và nghiên cứu các tài liệu để tìm ra những trò chơi học tập phù hợp với từng <br />
bài học .<br />
̉ ́ ̣<br />
Phai xac đinh tô ch ̉ ưc tro ch<br />
́ ̀ ơi Toán cho hoc sinh ḷ ơp 1 la vô cung cân thiêt. Song<br />
́ ̀ ̀ ̀ ́ <br />
giao viên cung không nên qua lam dung nh<br />
́ ̃ ́ ̣ ̣ ững trò chơi. Ở môi gi ̃ ờ hoc ta chi nên tô<br />
̣ ̉ ̉ <br />
chưc cho cac em ch<br />
́ ́ ơi từ 1 2 tro ch ̀ ơi trong khoang 5 7 phut. Do vây, ng<br />
̉ ́ ̣ ười giao<br />
́ <br />
viên cân co ki năng tô ch<br />
̀ ́ ̃ ̉ ức, hương dân cac em th<br />
́ ̃ ́ ực hiên tro ch<br />
̣ ̀ ơi thât h ̣ ợp ly va<br />
́ ̀ <br />
̣ ̀ ̣ ̣<br />
đông bô, phat huy tôi đa vai tro hoc tâp cua hoc sinh.<br />
̀ ́ ́ ̉ ̣<br />
Khi tô ch ̉ ưc tro ch<br />
́ ̀ ơi hoc tâp noi chung va tro ch<br />
̣ ̣ ́ ̀ ̀ ơi môn Toán lớp 1 noi riêng, ́ <br />
giao viên cân phai d<br />
́ ̀ ̉ ựa va nôi dung bai hoc, điêu kiên c<br />
̀ ̣ ̀ ̣ ̀ ̣ ơ sở vât chât cua nha tr<br />
̣ ́ ̉ ̀ ương,̀ <br />
dựa vao th̀ ơi gian trong t<br />
̀ ưng tiêt hoc ma l<br />
̀ ́ ̣ ̀ ựa chon hoăc thiêt kê cac tro ch<br />
̣ ̣ ́ ́ ́ ̀ ơi cho phù <br />
hợp. Giao viên cân chuân bi kê hoach tô ch<br />
́ ̀ ̉ ̣ ́ ̣ ̉ ức tro ch ̀ ơi môt cach chu đao đê đat hiêu<br />
̣ ́ ́ ̉ ̣ ̣ <br />
̉<br />
qua cao.<br />
Bên canh ṣ ự nô l<br />
̃ ực cua giao viên, phai co s<br />
̉ ́ ̉ ́ ự chỉ đạo sâu sát cua Ban giam hiêu ̉ ́ ̣ <br />
nha tr ̀ ương tranh thu s<br />
̀ ̉ ự hô tr ̃ ợ cân thiêt cua cac l<br />
̀ ́ ̉ ́ ực lượng giao duc trong va ngoai<br />
́ ̣ ̀ ̀ <br />
nha tr ̀ ương nhăm phuc vu t<br />
̀ ̀ ̣ ̣ ốt nhât cho công tac giang day cua minh. <br />
́ ́ ̉ ̣ ̉ ̀ Thường xuyên <br />
14<br />
thăm lớp, dự giờ học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để có thể xây dựng kế <br />
hoạch bài học cho mình một cách khoa học và đạt hiệu quả cao.<br />
C. Đề xuất <br />
Năm học 2016 – 2017 là năm mà cả ngành giáo dục thực hiện theo thông tư 22 của <br />
BGD & ĐT. Tổ chức trò chơi học tập là thiết thực giáo viên đánh giá học sinh <br />
thường xuyên không bằng điểm số mà luôn biểu dương khích lệ, giúp học sinh <br />
vươn lên trong học tập. Vì vậy tôi mong muốn Ban giám hiệu nhà trường, phòng <br />
giáo dục thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên môn, đúc rút kinh nghiệm <br />
qua mỗi tiết dạy đưa ra một bộ sưu tập trò chơi toán học phong phú đa dạng cho <br />
học sinh Tiểu học nói chung, lớp Một nói riêng để giáo viên có thể áp dụng giúp <br />
học sinh hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao hơn trong giảng dạy. <br />
Trên đây là một số kinh nghiệm tổ chức và một số trò chơi nhỏ đã được tôi <br />
sử dụng hàng ngày trong các tiết dạy học toán. Nó đã mang lại những hiệu quả <br />
nhất định trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở trường chúng <br />
tôi, lớp tôi chủ nhiệm. Mặc dù chưa phong phú song đã góp phần mang lại niềm <br />
vui trong học tập và nâng cao chất lượng môn toán cho học sinh thật có hiệu quả. <br />
Do điều kiện và thời gian có hạn, đề tài không tránh những khiếm khuyết và hạn <br />
chế. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của Hội đồng khoa học <br />
nhà trường và Hội đồng chuyên môn Phòng, Huyện để đề tài kinh nghiệm tổ chức <br />
trò chơi trong môn học toán lớp 1 của tôi ngày càng phong phú và áp dụng rộng rãi <br />
trong toàn huyện Yên Thành nói riêng và Tỉnh Nghệ An nói chung. <br />
Tôi xin chân thành cảm ơn! <br />
Ngày 10 tháng 01 năm 2017<br />
<br />
<br />
Trò chơi thứ 1. Trò chơi “Tô hình đúng, màu đẹp”:<br />
Để dạy bài “luyện tập” (bài 5 trang 10 – SGK toán 1) về: nhận dạng tam giác, <br />
hình vuông, hình tròn giáo viên cho học sinh chơi trò chơi sau:<br />
*. Muc đích:<br />
+ Củng cố khả năng nhận dạng tam giác, hình vuông, hình tròn, rèn luyện sự khéo <br />
tay, óc thẩm mĩ.<br />
*. Chuẩn bị:<br />
+ GV chuẩn bị sẵn lên giấy khổ lớn 2 nhóm hình như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
*. Cách chơi:<br />
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 bạn đại diện lên chơi. GV phát cho mỗi đội 3 <br />
bút màu (xanh, đỏ,vàng). Yêu cầu quan sát kĩ các hình vẽ. Khi GV hô: ‘Tô màu đỏ <br />
vào hình tam giác, tô màu xanh vào hình vuông, tô màu vàng vào hình tròn”. <br />
*. Luật chơi: Trong 3 phút đội nào tô đúng, đẹp (không bị nhoè màu ra ngoài hình, <br />
không tô màu nọ chồng lên màu kia hoặc do nhầm hình) thì đội đó thắng cuộc.<br />
Trò chơi thứ 2. Trò chơi “Xếp hình theo mẫu”:<br />
Để dạy bài “luyện tập” (bài 5 trang 10 – SGK toán 1) về: nhận dạng tam giác, <br />
hình vuông, hình tròn giáo viên cũng có thể cho học sinh chơi trò chơi sau:<br />
*Mục đích :<br />
+ Củng cố về nhận dạng hình tam giác, hình tròn.<br />
+ Rèn khả năng quan sát, nhận xét quy luật của dãy hình.<br />
* Chuẩn bị:<br />
+ Mỗi HS lấy sẵn các hình tròn, hình tam giác (trong bộ đồ dùng học toán 1) đặt <br />
trên bàn.<br />
+ GV chuẩn bị dãy hình mẫu sau (có thể vẽ hoặc đính sẵn trên bảng phụ):<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*. Cách chơi: Cả lớp cùng chơi.<br />
+ GV đưa dãy hình mẫu ra cho cả lớp quan sát trong một thời gian ngắn ( có thể <br />
đếm từ 1 đến 10), sau đo cất đi.<br />
+ Khi GV ra hiệu lệnh, HS dùng các hình đã chuẩn bị sẵn của mình để xếp thành <br />
dãy hình theo đúng mẫu của GV đưa ra.<br />
*. Luật chơi: Trong khoảng thời gian định trước là 2 phút, những HS nào xếp <br />
đúng, đẹp sẽ được thưởng.<br />
16<br />
Trò chơi tiếp theo ( trang 4 hằng).<br />
Trò chơi thứ 3. Trò chơi: “ Tiếp sức ”. <br />
Dạy bài: “Luyện tập chung toán 1 trang 63”<br />
*. Mục đích<br />
Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 5.<br />
*. Chuẩn bị<br />
Giáo viên chuẩn bị sẵn hai hình như sau:<br />
<br />
+ 2 1 + 0 + 1 3<br />
3<br />
<br />
<br />
*. Cách chơi<br />
Hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Khi giáo viên ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu <br />
tiên của mỗi đội lên điền kết quả phép tính đầu tiên vào hình tam giác rồi nhanh <br />
chóng trao lại bút viết cho bạn thứ hai. Cứ tiếp tục như vậy, bạn thứ năm lên điền <br />
kết quả phép tính cuối cùng vào ngôi sao.<br />
* Luật chơi: Đội nào làm đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.<br />
Trò chơi thứ 4. Trò chơi: Tam giác kỳ lạ.<br />
Dạy bài: “ phép cộng trong phạm vi 6, toán 1 trang 65” <br />
*. Mục đích<br />
Luyện tập làm tính cộng trong phạm vi 6.<br />
*. Chuẩn bị<br />
Giáo viên vẽ sẵn hình vẽ như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Và 6 tấm bìa ghi các số: 0; 1; 2; 3; 4; 5.<br />
Bao nhiêu bạn (nhóm) chơi thì cần bấy nhiêu tranh vẽ và bộ số nêu trên.<br />
*. Cách chơi<br />
Có thể chơi theo cá nhân hoặc theo nhóm.<br />
Mỗi bạn (nhóm) phải dùng 6 tấm bìa ghi số đặt vào các hình tròn trong hình vẽ nêu <br />
trên sao cho khi cộng 3 số trên mỗi cạnh đều được kết quả là 6. <br />
*. Luật chơi: GV quy định thời gian 2 3 phút. Bạn (hoặc nhóm) nào làm xong <br />
trước sẽ thắng cuộc.<br />
Chẳng hạn: <br />
1<br />
<br />
3 5<br />
17<br />
2 4 0<br />
Trò chơi thứ 5. Trò chơi nêu đúng kết quả<br />
*. Mục đích<br />
Củng cố ý nghĩa của phép cộng, phép trừ.<br />
Rèn kĩ năng cộng, trừ trong phạm vi 6.<br />
*. Chuẩn bị<br />
Mỗi học sinh bày sẵn 7 tấm bìa ghi các số từ 0 đến 6 trên bàn.<br />
<br />
<br />
0 1 2 3 4 5 6<br />
*. Cách chơi<br />
Cả lớp cùng chơi. Giáo viên nói, chẳng hạn: “1 cộng 5”, “3 thêm 2”, “6 trừ 4”, “5 <br />
bớt 2”,…. Học sinh thi đua giơ các tấm bìa ghi kết quả tương ứng (6, 5, 2, 3,…).<br />
*. Luật chơi: Học sinh nào làm sai sẽ bị phạt (nhảy lò cò, hát,…)<br />
Trò chơi thứ 6.Trò chơi “Ong đi tìm nhụy”: <br />
Trò chơi có thể áp dụng các bảng cộng , trừ trong phạm vi 10. Các tiết: “ Luyện <br />
tập chung toán 1 – trang 91, 92”<br />
*. Mục đích :<br />
+ Rèn tính tập thể.<br />
+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng cộng, trừ trong phaïm vi 10<br />
*. Chuẩn bị:<br />
+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt <br />
sau gắn nam châm.<br />
5<br />
7<br />
8<br />
9<br />
4<br />
<br />
+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm.<br />
<br />
2 + 3 10 – 3 10 – 1 <br />
18<br />
8 – 2 4 + 4 <br />
+ Phấn màu<br />
*. Cách chơi :<br />
+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em.<br />
+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên <br />
dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.<br />
Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú <br />
Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết <br />
phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không?<br />
Hai đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối <br />
các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao <br />
phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. <br />
*. Luật chơi: Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến <br />
thắng.<br />
* Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi <br />
sau để khắc sâu bài học<br />
+ Tại sao chú Ong 8 – 2 không tìm được đường về nhà ?<br />
+ Phép tính " 8 – 2 " có kết quả bằng bao nhiêu ?<br />
+ Muốn chú Ong này tìm được về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />